Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

các bài hán văn trong chương trình ngữ văn ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.45 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


CÁC BÀI HÁN VĂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Giáo viên hướng dẫn: THẦY HUỲNH VĂN MINH

NĂM HỌC 2015 – 2016 MỤC

LỤC


1. TĨNH DẠ TƯ
1.1.

Giới thiệu chung

1.1.1.
Tác giả
Lí Bạch ( 701 – 762 ) , nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường, tự Thái
Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới 5 tuổi, gia đình về định cư ở
làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ
vẫn thường coi Tứ Xuyên cũng là quê hương của mình.
Lý Bạch là người có tài uống rượu làm thơ bẩm sinh.15 tuổi ông đã có bài
phú ngạo Tư Mã Tương Như, bài thơ gửi Hàn Kinh Châu, khá nổi tiếng. Lúc 16
tuổi danh tiếng đã nổi khắp Tứ Xuyên, thì ông lại phát chán, bèn lên núi Đái Thiên
Sơn học đạo, bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.
Hai năm sau, Lý Bạch hạ sơn và bắt đầu con đường viễn du cảu mình. Ông đi


nhiều nơi, kết giao với nhiều nhân vật nổi tiếng, danh tiếng ngày càng được lan
rộng.
Năm Thiên Bảo nguyên niên, ông được triệu vào cung làm Hàn Lâm cung
phụng, được đối đãi rất tử tế.Nhưng Hàn Lâm chỉ là cái tên chứ không có thực
quyền.Đối với ông, đây như một chiếc lồng chim cảnh, một người có chí phò tá
thiên hạ như ông ở đây tất không thể thực hiện được hoài bão của mình.Ở cung vua
được 2 năm, ông được “thưởng vàng rồi cho về”
Sau khi rời Trường An, Lý Bạch sống cuộc đời trôi nổi, lang bạc trong một
thời gian dài. Năm 61 tuổi, Lý Quang Bật làm đông trấn ở Lâm Hoài, Lý Bạch
nghe tin bèn ra mắt xin đi đánh giặc hy vọng những năm tuổi sẽ sẽ trả thù được cho
đất nước, nhưng bệnh nên pahir về. Năm sau ông mất ở nhà Lý Dương Băng ở
huyện Đương Đồ.


1.1.2.

Tác phẩm
Tĩnh dạ tư là một trong số rất nhiều tác phẩm của Lý Bạch có hình ảnh

ánh trăng. Chủ đề bài thơ rất quen thuộc “Vọng nguyệt hoài hương” ( Trông
trăng nhớ quê), cách thể hiện mộc mạc, độc đáo. Thuở nhỏ ông thường lên
núi Nga Mi ngắm trăng, từ năm 25 tuổi ông đã xa quê và không bao giờ trở
lại, cho nên cứ mỗi lần thấy trăng là ông lại nhớ quê nhà.
Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn có 20 chữ nhưng
đã tạo nên một bức tranh thủy mặc về cảnh mộng đêm trăng gợi lên vẻ đẹp
tâm hồn của thi nhân với bút pháp lãng mạn thần tình.
1.1.3.

Văn bản


靜靜靜
靜靜
靜靜靜靜靜
靜靜靜靜靜
靜靜靜靜靜
靜靜靜靜靜
1.2.

Bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ trong Sách giáo khoa

1.2.1. Phiên âm

Tĩnh dạ tư


Sàng
tiền
minh
Nghi
thị
địa
Cử
đầu
vọng
Đê đầu tư cố hương.

nguyệt
quang,
thượng
sương.

minh
nguyệt,

1.2.2. Dịch nghĩa
Ánh
trăng
sáng
Ngỡ

sương
trên
Ngẩng
đầu
ngắm
vầng
Cúi đầu nhớ quê cũ.

đầu
mặt
trăng

giường
đất
sang

1.2.3. Dịch thơ
Đầu
giường
Ngỡ
mặt

Ngẩng
đầu
Cúi đầu nhớ cố hương.
1.3.

ánh
đất
nhìn

trăng
phủ
trăng

rọi,
sương.
sáng,

Lí giải văn bản

1.3.1. Xác định ngữ trong câu thơ (dòng)
Nhan đề:

靜靜靜



Nhan đề:






靜靜靜



Tĩnh: trái với động/ yên tĩnh/ yên ổn/mưu/ trinh tĩnh/ thanh sạch/ nói ra
sức
 Dạ: ban đêm/ đi đêm



 Tư/ Tứ : nghĩ ngợi/ nghĩ đến / mến nhớ / thương/ tiếng dứt câu.
Tứ : ý tứ/ cảm nghĩ
Chọn phiên âm là Tứ bởi vì:
o + Cấu trúc nhan đề thường là một ngữ danh từ
+ Nói lên được cảm nghĩ, sự suy tư của nhân vật trữ tình







Kết cấu nhan đề là 1 ngữ danh từ:
Danh từ trung tâm là Tứ, một bổ ngữ danh từ là “ tĩnh dạ”
Trong ngữ danh từ tĩnh dạ, tĩnh làm bổ ngữ cho danh từ dạ.
TĨNH DẠ TỨ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh



Câu 1:

靜靜靜靜靜




靜 Sàng: cái giường/ cái giá gác đồ/ cái sàn bắt trên giếng
靜 Tiền: trước/ cái trước/ sớm trước/ tiến lên -> Phía trước
靜 Minh:sáng/ sáng suốt, trong sạch/phát minh to rõ/ mắt sáng/ mới
sáng/ thần minh/ nhà Minh




靜 Nguyệt: mặt trăng/ tháng
靜 Quang: ánh sáng/ rõ ràng/ trơn bóng/ vẻ vang/ hết sạch. Chọn nghĩa là

rõ ràng bởi lẽ minh nguyệt đã diễn tả ánh trăng, thì quang để đặc tả sáng rõ
ràng, đang chiếu sáng.
Câu 1 có kết cấu là một cụm chủvị :



Nghi thị là trạng ngữ bổ cho cụm chủ vị phía sau


Trong cụm chủ vị : Minh nguyệt quang, minh nguyệt là chủ ngữ, quang là
vị ngữ
 Sàng tiền minh nguyệt quang:Trước giường ánh trăng đang chiếu sáng






Câu 2:

靜靜靜靜靜
− 靜 Nghi: ngờ (ngờ vực)/ giống như/ lạ, lấy làm lạ/ sợ
− 靜 Thị: ấy là/ phải/ cái ấy/ như thế
− 靜 Địa: đất ( chứa đựng muôn vật cõi đời)/ địa

vị/chất, nền/khu

đất/chỗ nào ý chí của mình( tâm địa)/ những/ dùng làm tiếng giúp
lời.


靜 Thượng/ Thướng:

trên ( ở trên)/ ngày xưa gọi vua là Chủ thượng/

thướng: lên/ dâng lên


靜 Sương: hơi sương/ hàng năm,năm/ thuốc nghiện

Câu 2 là một ngữ động từ:

Nghi thị là động từ trung tâm

Trong cụm địa thượng sương: địa làm bổngữ cho thượng
− Địa thượng làm bổ ngữ cho danh từsương
− Cụm địa thượng sương bổ cho động từ nghi thị
 Nghi thị địa thượng sương: Cứ ngỡ là phủ sương trên mặt đất





Câu 3:


靜靜靜靜靜
− 靜 Cử: cất lên/ nổi dậy/ đẩy lên/ đưa lên/ tiến/ dẫn/ biên chép/ khen
ngợi/ bay cao/ thi đỗ/ sinh đẻ-> Ngẩng đầu


靜 Đầu: phần trên của thân mình/ phần ở trên hết/ bậc cao nhất/
đứng trước hết/ mỗi một con súc vật gọi là đầu.



靜 Vọng: trông xa/ được người ta ngửa trông/ trông mong/ ngày rằm
tháng âm lịch



靜 Minh:sáng/ sáng suốt, trong sạch/phát minh to rõ/ mắt sáng/ mới
sáng/ thần minh/ nhà Minh






靜 Nguyệt: mặt trăng/ tháng

Câu 3 có hình thức cú pháp là ngữ động từ, trong đó “cử” là động từ trung
tâm, “đầu” và “vọng minh nguyệt” là hai bổ ngữ: “vọng minh nguyệt” có
“vọng” là động từ trung tâm, “minh nguyệt” là bổ ngữ; “minh nguyệt” có
nguyệt là danh từ trung tâm, “minh” là định ngữ
 Cử đầu vọng minh nguyệt:Ngẩng đầu thì (ta) ngắm vầng trăng như
thế


Câu 4:

靜靜靜靜靜
− 靜 Đê: thấp/ cúi (xuống)/ khẽ
o

Chọn nghĩa là cuối thấp sẽ phù hợp vì thấp sẽ không rõ nghĩa hành
động cúi đầu xuống




靜 Đầu: phần trên của thân mình/ phần ở trên hết/ bậc cao nhất/
đứng trước hết/ mỗi một con súc vật gọi là đầu.





靜 Tư/ Tứ : nghĩ ngợi/ nghĩ đến/mến nhớ/thương/tiếng dứt câu. Tứ : ý tứ
靜 Cố: việc-cớ/ nguyên nhân/ cũ/ chết/ gốc ( quê hương)/ cố tình/ cho



nên ( nối cho câu trên)
Vì Cố hương: là quê hương cũ, nên mình được sinh ra nên nghĩa gốc quê
hương sẽ phù hợp



靜 Hương: làng/ một khu vực/ nhà quê/ hướng ( phương hướng)

Câu 4 có hình thức cú pháp là ngữ động từ, trong đó “đê” là động từ trung
tâm, “tư cố hương” và “đầu” là hai bổ ngữ: “tư cố hương” có “tư” là động từ trung
tâm, “cố hương” là bổ ngữ, “cố hương” có hương là danh từ trung tâm, “cố” là
định ngữ
 Đê đầu tư cố hương: Cúi đầu thì (ta) cũng nhớ quê hương như thế
 *Nỗi nhớ quê hương da diết hiện lên qua mỗi hành vi, cử chỉ, suy nghĩ đều
hướng về, nhìn gì thấy gì cũng trăn trở về nó
1.3.2. So sánh với bản dịch trong Sách giáo khoa
Bản dịch sách giáo khoa
Bản dịch của nhóm
Tiêu đề: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tiêu đề: Tâm tư trong đêm thanh tĩnh
Dịch nghĩa:
Dịch nghĩa:
Ánh trăng sáng đầu giường
Ngỡ là sương trên mặt đất

Ngẩng đầu thì (ta) ngắm vầng trăng như
thế

Trước giường, ánh trăng chiếu sáng
Ngỡ là phủ sương trên mặt đất
Ngẩng đầu, ngắm vầng trăng sáng
Cúi đầu, nhớ làng của mình trước đây.


Cúi đầu thì (ta) cũng nhớ quê hương
như thế
So với bản dịch trong sách giáo khoa bản dịch của nhóm có một sốkhác
biệt.Trước hết, là ở nhan đề bài thơ. Sách giáo khoa phiên âm là “ tĩnh dạ tứ” và
dịch là “ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Nhưng trong phần dịch của nhóm, nhóm
dịch là “tĩnh dạ tư” bởi nếu dịch là “tứ” thì nghĩa của từ chỉ có một, đó là ý tứ, và
từ ý tứ mà dịch ra là cảm nghĩ thì thiết nghĩ không được hợp lí. Nhưng nếu dịch là
“tư” thì vừa phù hợp với âm “tư cố hương” ở cuối bài, lại vừa toát lên được tâm tư,
tình cảm của tác giả trong đêm thanh tĩnh ấy.
Thứ hai, trong câu thơ đầu tiên, nhóm dịch là “trước giường” mà không
dịch thì “đầu giường” như sách giáo khoa bởi hai lí do. Thứ nhất là sát với nghĩa
từHán- Việt, “tiền” – “phía trước”, thứ hai, nếu dịch là đầu giường thì hầu như ánh
trăng chỉ chiếu vào một điểm cố định và không được rộng ra, ta không thấy được
tâm thế để chuẩn bị sang câu thơ thứ hai, bởi điểm nhìn ở câu thứ 2 có tầm nhìn
rộng hơn nhiều. Vì vậy, thiết nghĩ dịch là “trước giường” sẽ hợp lí hơn.
Thứ ba, ở câu cuối cùng, nhóm dịch từ “cố” với ý nghĩa là gốc, cái mình có
trước đây, chứ không dịch với nghĩa là cũ, bởi vì như thế cái nơi được nhớ đến sẽ
rõ ràng cụ thể hơn là một quê cũ chung chung.

Nhận xét
Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ

tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh
vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên
mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của
ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một
đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ
chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.
“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương”
Chữ "sàng tiền" trong câu đầu tiên của bài thơ được nhiều dịch giả dịch là đầu
giường. Đầu giường chữ Hán là "sàng đầu".Thay "tiền" bằng "đầu" không phạm
luật thơ nào cả, nên thiết tưởng nếu Lý Bạch muốn nói "đầu giường trăng sáng soi"


thì hẳn ông đã viết "sàng đầu minh nguyệt quang"... "Sàng tiền" nghĩa là trước
giường. Ánh trăng rọi qua cửa thành một vùng trăng trắng trước giường, nhà thơ có
lẽ vừa tỉnh dậy, còn mơ màng, nên ngỡ là sương...
Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả
có thể thấy.Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh
như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng
len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất
phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm
giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng.
Ngỡ thoáng thôi, rồi biết là ánh trăng, rồi ông ngồi dậy ngẩng đầu nhìn trăng,
rồi cúi đầu nhìn vào... lòng mình !
“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hượng”
Hai tư thế: “ngẩng đầu” và “cúi đầu” chính là hai tâm trạng: “nhìn” và “nhớ”.
Hai đối tượng làm xúc động và trĩu lòng kẻ xa quê đó là ‘trăng sáng’ và ‘cố
hương’. Hai hình ảnh “trăng sáng” và “cố hương” sóng đôi với nhau biểu hiện một
tâm hồn giàu tình yêu thiên nhiên, một tấm lòng yêu quê hương thiết tha sâu nặng.

“Cố hương” là quê cũ thân yêu. Vậy nên “nhớ cố hương” là nhớ tới gia đình, nhớ
tới người thân thương ruột thịt, nhớ tới thời thơ ấu với bao mộng tưởng và kỉ niệm
đẹp, nhớ lại những thăng trầm một đời người...
Lí Bạch quê ở Ba Thục, thuở nho thường leo len núi Nga - Mi để ngắm trăng
và múa kiếm. Lớn lên, ông mang theo bầu rượu, túi thơ và thanh kiếm hiệp khách
đi chu du mọi phía chân trời góc bể, chan hòa với gió trăng và tình bằng hữu... Vì
thế, ánh trăng trong đêm ấy có thể là ánh trăng gợi nhớ, gợi sầu, vấn vương một


hoài niệm, làm sống dậy bao bâng khuâng của một hồn thơ và một tình quê man
mác.
Ánh trăng’và ‘cố hương’ gắn bó với nhau trong mạch cảm hứng trữ tình, hòa
quyện thành một liên tưởng thấm thía, cảm động, nâng cánh cho hồn thơ bay
lên.Trăng lênh láng tràn ngập.Cảm xúc thơ dâng lên dào dạt. Lí Bạch rất tinh tế đã
lấy ngoại cảnh ‘ánh trăng’ miền đất lạ để biểu hiện tâm tình: nổi buồn nhớ cố
hương.
Tuy chỉ vẻn vẹn hai mươi con chữ giản dị ấy vậy mà âm vang của “Tĩnh dạ
tư” vẫn cứ lan mãi từ thế hệ này đến thế hệ khác và xứng đáng là một trong những
thi phẩm đời Đường được ngàn đời xưng tụng. Ai đã từng trải qua nhiều năm tháng
li hương, ai đã từng mang một tâm hồn yêu trăng, chắc sẽ bồi hồi xúc động khi đọc
bài thơ này của Thi tiên Lí Bạch.

2.

NGUYÊN TIÊU
2.1.

Giới thiệu chung

2.1.1. Tác giả

Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất ngày 2 tháng 9 năm
1969, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thưở sinh thời , Người xuất thân trong một
gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước khi tham
gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế,
có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết). Ngày 5 tháng 6 năm 1911,
Người ra đi tìm đường cứu nước.Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An
Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920 dự
Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.Từ


năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan. Năm 1941
trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau CMT8 1945 thành công, Người
được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng
lợi vẻ vang.Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân
tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế
cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di
sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Tác phẩm
tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật
ký trong tù.
2.1.2. Tác phẩm
Thất ngôn tứ tuyệtlà thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó
các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28
chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa củathất ngôn bát cú. Được ra
đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Nguyên tiêu là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, mang phong vị Đường thi. Bài thơ
có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng...
điệu thơ thanh nhẹ. Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm.Bài thơ như
một đoá hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh.Nguyên
tiêu được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau

chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông 1947 sang Xuân Hè 1948 quân ta lại thắng lớn
trên đường số 4. Niềm vui thắng lợi tràn ngập tiền tuyến, hậu phương.Trong không
khí sôi động và phấn chấn ấy bài thơ Nguyền tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo
Cứu quốc như một đoá hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.
2.1.3. Văn bản

靜靜
靜靜靜
靜靜靜靜靜靜靜


靜靜靜靜靜靜靜
靜靜靜靜靜靜靜
靜靜靜靜靜靜靜
2.2.

Bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ trong Sách giáo khoa

2.2.1. Phiên âm
Nguyên tiêu
Kim
dạ
nguyên
tiêu
nguyệt
chính
viên,
Xuân
giang,
xuân

thuỷ
tiếp
xuân
thiên.
Yên
ba
thâm
xứ
đàm
quân
sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
2.2.2. Dịch nghĩa
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân, nước xuân, tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

2.2.3. Dịch thơ
Rằm
xuân
lồng
lộng
trăng
Sông
xuân
nước
lẫn
mầu
trời

thêm
Giữa
dòng
bàn
bạc
việc
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
2.3.

Lí giải văn bản

2.3.1. Xác định ngữ trong câu thơ (dòng)


Câu 1:

soi,
xuân;
quân,


靜靜靜靜靜靜靜






靜: Kim: nay, hiện nay
靜: Dạ: ban đêm / đi đêm

靜: Nguyệt: mặt trăng / tháng
靜 : +Chánh, chính : phải, chính đáng / ngay ở giữa / ngay thẳng / chức
quan / đủ / ngay ngắn / phần chính / đúng giữa
+Chinh: tháng đầu năm / cái đích tập bắn







靜:Viên: tròn / trộn / đầy đủ / đồng bạc
Dòng thơ đầu tiên có hình thức cú pháp là một câu có kim dạ nguyên tiêu
là trạng ngữ, nguyệt là chủ ngữ, chính viên là vị ngữ
Trong cụm Kim dạ thì dạ là danh từ chính, kim làm định ngữ cho dạ.
Kim dạ nguyên tiêu có kim dạ và nguyên tiêu là hai ngữ danh từ đẳng lập.
Trong cụm chính viên thì chính bổ ngữ cho tính từ viên
 Kim dạ Nguyên Tiêu nguyệt chính viên: Đêm nay, nguyên tiêu, trăng
đúng lúc tròn



Câu 2:

靜靜靜靜靜靜靜
− 靜: Xuân: mùa xuân / tuổi trẻ / rượu xuân
− 靜: Giang: sông Giang / sông lớn, sông cái
− 靜: Thủy: nước / sông, ngòi, khe, suối / bạc đúc





靜 : Tiếp: liền / hội họp / nối tiếp / tiếp đãi / thấy / gần / nhận được / trói
tay / chóng vội







靜: Thiên: bầu trời / tự nhiên / chỗở thần linh / ngày / tiết trời / thứ cần thiết
/ ông trời / một loại hình phạt ngày xưa
Trong cụm Xuân giang, xuân bổ ngữ cho danh từ chính là giang.
Tương tự, xuân bổ ngữ cho thủy trong xuân thủy, xuân bổ ngữ cho thiên
trong xuân thiên.
Xuân giang và xuân thủy là hai cụm đẳng lập.
Trong cụm từtiếp xuân thiên,xuân thiên là cụm phụ bổ ngữ cho động từ
chính là tiếp.
=>Xuân giang xuân thủy là chủ ngữ, tiếp xuân thiên là vị ngữ của câu.
 Sông xuân cùng với làn nước hòa vào với trời xuân



Câu 3:

靜靜靜靜靜靜靜




靜: Yên: khói / mây mờ / mù mịt / thuốc hút, thuốc lào, thuốc phiện / nhọ
nồi, than muội




靜: Ba: song nhỏ / những thứ còn dư / dần đến / tia sáng của con mắt
靜 : Thâm: bề sâu / cách xa / sâu kín / lâu dài / tiến thủ / bắt bẻ nghiêm
ngặt / tệ lắm



靜: +Xử:ở / phân biệt phải trái / xử án / vị trí / về thường
o

+Xứ: nơi, chỗ / nơi nào đó












靜: Đàm: bàn bạc
靜: Quân: quân lính / chỗ đóng binh / tội đày đi xa /sự phân chia đất đai

靜: Sự: việc / làm việc / thờ
Đàm là động từ chính của câu
Yên ba là cụm đẳng lập.
Trong cụm thâm xứ,thâm là từ phụ bổ ngữ cho xứ.
Trong cụm quân sự,quân bổ ngữ cho danh từ chính là sự.
Trong cụm yên ba thâm xứ thì yên ba bổ ngữ cho cụm thâm xứ.
Trong cụm đàm quân sự, cụm quân sự bổ ngữ cho động từđàm.
=>Yên ba thâm xứ là cụm phụ bổ ngữ cho cụm đàm quân sự là cụm chính.
 Nơi sâu thẳm của khói sóng, ta tiến hành bàn việc quân



Câu 4:

靜靜靜靜靜靜靜
− 靜: Dạ: ban đêm / đi đêm
− 靜: Bán: nửa
− 靜: Quy: về / trả / đưa về / đưa làm quà / kết cục / thẹn / gộp lại
− 靜: +Lai: lại / về sau
+Lãi: anủi / vỗ về












靜:Nguyệt: mặt trăng / tháng
靜:Mãn: đầy đủ, đầy tràn, thừa / tên riêng (Châu Mãn, giống Mãn)
靜:Thuyền: cái thuyền
Trong cụm Dạ bán,dạ bổ ngữ cho bán.
Trong cụm quy lai,lai bổ ngữ cho quy.
Trong cụm mãn thuyền,thuyền bổ ngữ cho tính từ chính là mãn.
Trong cụm Dạ bán quy lai, dạ bán là cụm phụ bổ ngữ cho cụm chính là
quy lai.
Trong cụm nguyệt mãn thuyền,nguyệt là chủ ngữ, mãn thuyền là vị ngữ.
=>Dạ bán quy lai là cụm phụ bổ ngữ cho cụm nguyệt mãn thuyền.



Nửa đêm quay trở về, ánh trăng đã dát đầy cả thuyền
2.3.2. So sánh với bản dịch trong Sách giáo khoa
Bản dịch sách giáo khoa
Bản dịch của nhóm
Tiêu đề: Rằm tháng giêng
Tiêu đề: Nguyên tiêu
Dịch thơ:
Dịch thơ:
Đêm nay, nguyên tiêu, trăng đúng lúc
tròn,
Sông xuân cùng làn nước xuân hòa vào
với trời xuân.
Nơi sâu thẳm của khói sóng tiến hành
bàn bạc việc quân,
Nửa đêm quay trở về, ánh trăng đã dát
đầy cả con thuyền.


Đêm nay, nguyên tiêu trăng đúng lúc
tròn đầy.
Sông xuân,nước xuân như tiếp liền với
trời xuân.
Ở nơi khuất sâu đầy khói sóng (ta) bàn
bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh
trăng.


Vì “Nguyên tiêu” là danh từ riêng nên nhóm quyết định vẫn giữ nguyên mà
không dịch. So sánh hai bản dịch ta thấy một sự khác biệt rất rõ ràng, bởi vì hướng
nhìn của nhóm là hướng nhìn theo chiều ngang. Nghĩa là từ điểm nhìn, nhìn ra xa
chứ không phải nhìn theo bề sâu như bản dịch trong sách giáo khoa, nên ở câu 3,
nhóm dịch là: “ Ở nơi khuất sâu ” chứ không dịch là “Nơi sâu thẳm” như trong
sách giáo khoa. Điểm này, xuất phát từ câu 2 “Sông xuân, nước xuân như tếp liền
với trời xuân”, vì nhìn từ điểm nhìn nhìn ra xa cho nên mới thấy bầu trời như tiếp
liền với sông xuân và nước xuân như vậy.
Ở câu 3, vì đây là một câu khuyết chủ ngữ nên nhóm đã khôi phục lại ta
bằng cách cho thêm chữ “ta” “ta” ở đây là chỉ những người đang bàn bạc việc quân
trên chiếc thuyền ở chốn khuất sâu đầy khói sóng ấy, làm cho câu thơ thêm cụ thể
và rõ nghĩa hơn.
Ở câu cuối, nhóm dịch là “ Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy trăng” nhằm
mục đích làm tăng thêm sự thi vị cho bài thơ , khi nói trăng đầy thuyền nghĩa là
trăng trên thuyền là một sự cố định và dường như không thấy được sự di chuyển
của con thuyền. Nhưng khi dịch là thuyền chở đầy ánh trăng thì ta không những
thấy được sự di chuyển “ trở về” của chiếc thuyền đó mà còn cảm nhận được ánh
trăng như dày đặc phủ sáng khắp mọi nơi. Hơn nữa, ở bài dịch của nhóm “thuyền”
ở đây mới là chủ thể và ở thế chủ động,”thuyền chở trăng”. Lấy cái cụ thể để làm

vật chứa cái vô hình chứ không phải ở thế bị động khi mà thuyền bị ánh trăng bao
phủ.
Như thế mới thấy được cái thật và cái đẹp như hòa vào làm một, người làm
việc quân không phải là người chỉ biết đến chính trị khô khan mà còn là người thi
sĩ vô cùng tinh tế biết rung động, biết yêu và biết cảm cái đẹp.
Nhận xét


Nguyên tiêu là bài thơ xuân, thơ trăng hay nhất của Bác Hồ. Nguyên tiêu là
bài thơ tiêu biểu mang phong cách thơ Hồ Chí Minh lấp lánh ánh thép và ngời sáng
chất tình; hài hòa giữa tính thi sỹ và chiến sỹ.
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”
Câu đầu là câu khai, cũng gọi là câu phá, câu mở đầu bài thơ.Câu khai quả đã
tài tình mở ngay ra toàn cảnh một bức tranh trăng đêm rằm tháng giêng đặc
biệt.Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên).Đêm rằm, trăng sáng
ánh trăng lồng lộng dát vàng trên nền trời, phủ khắp chốn trần gian, ánh trăng tràn
mọi nẻo...đêm trăng đẹp của mùa xuân, gợi đến con người yêu trăng, đến tinh thần
dân tộc trong nếp cảm, nếp nghĩ của vị lãnh tụ kháng chiến. Mỗi chữ có một sức
gợi cảm rất lớn, câu thơ mở ra một bình diện bát ngát vô cùng, với một chiều sâu
thăm thẳm, gợi cho người đọc cảm giác viên mãn về một đêm trăng tuyệt vời.
“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”
Câu thứ hai là câu thừa, cũng gọi là câu thực, là nói về nội dung thực của bài
thơ.Câu thơ đã vẽ ra một bức tranh trăng tuyệt vời, tiếp nối đúng ý gợi mở của câu
khai.Dòng sông trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn, sông xuân “xuân giang”cùng với
dòng nước xuân “xuân thủy” tiếp nối với màu xanh của “xuân thiên”. Xuân giang,
xuân thủy, tiếp xuân thiên, thì sông xuân, nước xuân, trời xuân hòa làm một.Nó cứ
từng lớp, từng lớp - mà nhân lên.Sông xuân lại có nước xuân và trời xuân.Cả ba
cảnh sông xuân, nước xuân, trời xuân làm thành bức tranh xuân.Cái hữu hạn của
sông xuân, nước xuân đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời xuân làm cho không
gian trở nên bát ngát như tấm lòng và tâm thế nhà thơ vậy.Khí xuân tràn ngập sự

sống, ba từ xuân làm nổi bật cái thần của cảnh vật, sông nước và bầu trời.
“Yên ba thâm xứ đàm quân sự”
Câu thứ ba là câu chuyển, cũng gọi là câu luận, mở rộng vấn đề.Yên ba thâm
xứ đàm quân sự.Yên ba là khói sóng, thâm xứ là nơi khuất sâu, “yên ba khói sóng”
là nơi sâu kín đầy khói sóng giữa dòng sông.Đàm quân sự là bàn việc quân.Yên ba


là cái bản lề mở ra giữa hai cõi mộng và thực.Thi vị cũng đó, mà gian khổ cũng
đó.Cái giá lạnh u uẩn của khói sóng bỗng tan đi khi chốn thâm nghiêm tĩnh mịch
ấy được Bác chọn làm địa điểm lý tưởng cho việc "đàm quân sự". Con thuyền thơ
đang chênh vênh trên miệng vực giữa cõi mộng và thực, không bị trôi tuột xuống
vực truyền thống ngàn xưa, về một bến hoang sơ hay đến một nơi tiên cảnh, mà đi
thẳng vào cõi thực, đi làm việc cõi đời, việc dân việc nước. Thì ra tác giả đi thuyền
vào nơi khuất sâu đâu phải để thưởng trăng, mà để bàn việc quân, việc kháng
chiến.
“Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”
Câu thứ tư là câu hợp, cũng gọi là câu kết.Sự lạc quan phơi phới chính là vẻ
đẹp của bài thơ đầy chất thép trong hồn thơ xuân của Bác.Khi công việc đã bàn
xong, có thời gian tạm rỗi, và tâm tư tạm thảnh thơi đã liền vui vẻ nhìn ra cảnh
vật.Họ đã thấy trăng, thích thú thưởng trăng và nhận ra rằng con thuyền khi ấy như
chở đầy trăng, ánh trăng bao trùm lên khắp mọi cảnh vật.
Cấu trúc bài thơ còn có một sự độc đáo, là gắn kết được câu khai và câu hợp
một cách tài tình. Nguyễn Đức Quyền nhận thấy: Cấu trúc bài thơ độc đáo. Từ
“viên” trong phần khai kết hợp với từ “mãn” trong phần hợp, tạo thành kết cấu
“viên mãn” (tròn đầy). Đấy là vẻ đẹp của trăng rằm, mà cũng là vẻ đẹp của ước
vọng, niềm tin, và sự nghiệp đại nghĩa.Một bài thơ Đường luật cổ điển, mẫu mực
mà độc đáo, hiện đại. Đêm trăng tròn và sáng đầu tiên của mùa xuân mới, tự nó đã
là một niềm tin yêu, một niềm vui, niềm hứa hẹn.



3. HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG
3.1.

Giới thiệu chung

3.1.1. Tác giả
Lý Bạch (701 – 762) Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, sinh ở Tứ Xuyên (làng
Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam
Túc (huyện Thiên Thuỷ – tức Lũng Tây ngày xưa).Lý Bạch xuất thân trong một gia
đình thương nhân giàu có.Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa. Lớn lên thích
giang hồ ngao du sơn thụy 25 tuổi “chống kiếm viễn du”, đến núi Nga My ngắm
trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua Hồ Động Đình, lên Sơn Tây Sơn Đông
cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn “ẩm tửu hàm ca” (uống rượu ca hát), người
đời gọi là Trúc khê lục dật (sáu người ẩn dật trong khe trúc). Sau đó được người
bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Tràng An ba năm, nhưng nhà
vua chỉ dùng ông như một “văn nhân ngự dụng” nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn
thủy. Đến Lạc Dương, gặp Đỗ Phủ kết làm bạn “vong niên” (bạn “quên tuổi tác”,
không coi trọng tuổi tác – Đỗ Phủ nhỏ hơn Lý Bạch 11 tuổi).Họ cùng Cao Thích
vui chôi, thưởng trăng ngắm hoa, san bắn được nửa năm. Rồi ông lại tiếp tục chia
tay Đỗ Phủ viễn du về phương Nam. Những năm cuối đời ông ẩn cư ở Lô Sơn.
Tương truyền năm 61 tuổi ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch, tỉnh An Huy,
uống say, thấy trăng lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết. Nay còn
Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng) ở huyện Đăng Đồ (An Huy) là địa điểm du lịch nổi
tiếng. Người đời phong danh hiệu cho ông là Thi tiên (ông tiên trong làng thơ),
Trích tiên (tiên giáng trần), Tửu trung tiên (ông tiên trong làng rượu)…
3.1.2. Tác phẩm
Thất ngôn tứ tuyệtlà thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các
câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ



trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa củathất ngôn bát cú. Được ra đời
vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” là một
trong những tuyệt tác về thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lí Bạch. Vừa cụ thể vừa phổ
quát cho muôn đời về nỗi buồn tống biệt và ức hữu. Cấu trúc không gian xa - gần
(cận - viễn), lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữtrang nhã, gợi cảm,
hàm xúc... đó là những yếu tố nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp văn chương và cốt cách
của bài thơ này. Bài thơ đã phản ánh một tâm hồn đẹp, một tình bạn của Lí Bạch,
cũng là cùa những tao nhân mặc khách đời Đường.
3.1.3. Văn bản







3.2.

Bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ trong Sách giáo khoa

3.2.1. Phiên âm
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Cố

nhân

tây

từ


Yên

hoa

tam

nguyệt

Hoàng



Hạc
Dương

lâu,
Châu.




phàm

viễn

ảnh

bích


không

tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
3.2.2. Dịch nghĩa
Bạn

giã
từ
lầu
Hoàng
Hạc,

phía
tây,
Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói.
Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc,
Chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời.
3.2.3. Dịch thơ
Bạn
từ
lầu
Hạc
lên
đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.
Bóng
buồm
đã

khuất
bầu
không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
3.3.

Lí giải văn bản

3.3.1. Xác định ngữ trong câu thơ (dòng)
Nhan đề:









: Hoàng Hạc: danh từ riêng
: Lâu: nhà lầu (phàm vật gì có từng trên đều gọi là lâu)
: Tống: đưa đi / tiễn đi / đưa làm quà / vận tải đi, áp tải
: Mạnh Hạo Nhiên: danh từ riêng
: Chi: chưng / đi / đến / đấy / ấy
: Quảng Lăng: danh từ riêng

Nhan đề có kết cấu là một ngữ động từ








Động từ trung tâm là tống, có 1 bổ ngữ là Mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng
Bổ ngữ đó là 1 cụm chủ vị, Mạnh Hạo Nhiên là chủ ngữ, chi Quảng
Lăng là vị ngữ
Trong cụm chi Quảng Lăng, chi là trung tâm
Hoàng Hạc lâu là trạng ngữ, trong đó lâu là trung tâm

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng: Tại lầu Hoàng Hạc,
(ta) tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng


Câu 1:







: Cố: việc / cớ, nguyên nhân / cũ / gốc / chết / cố tình / cho nên
: Nhân: người
: Tây: phương Tây / chỉ về châu Âu, châu Mỹ / đất Phật
 : Từ: nói ra thành văn / lời cung của kẻ bị kiện cung ra, những lời
của dân trình bày cáo tố với quan / từ giã / từ, khước đi không nhận /
thỉnh, xin / trách, móc / sai đi, khiến đi


Câu 1 có kết cấu là cụm chủ vị






Cố nhân là chủ ngữ, tây từ là vị ngữ, Hoàng Hạc lâu là trạng ngữ
Trong cụm cố nhân, nhân là trung tâm
Trong cụm tây từ, từlà trung tâm



Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu: Bạn cũ giã biệt phía Tây tại lầu Hoàng
Hạc



Câu 2:





: Yên: khói / chất hơi nhiều / thuốc hút / nhọ nồi, than muội
 : Hoa: hoa / các vật lang lổ sặc sỡ như vẽ vời thuê thùa / danh sắc phiền
phức / nốt đậu / hao phí / nhà trò, con hát / năm đồng tiền gọi là một hoa




: +Tam: ba (tên số đếm)
+Tám: hai ba lần, đọc đi đọc lại




: Nguyệt: mặt trăng / tháng
:+ Há: động từ: xuống, cuốn ⇒ xuôi dòng
+ Hạ: danh từ: dưới / bề dưới, lời nói nhún mình với người trên



: Dương Châu: danh từ riêng

Câu 2 có kết cấu là một ngữ động từ:


×