Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Cảm quan phi lý trong tác phẫm kẻ xa lạ của albert camus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.97 KB, 31 trang )

Dàn bài
Dẫn nhập
Chương I: Khái niệm phi lý
1.1 Khái niệm phi lý trong triết học
1.2 Khái niệm phi lý trong văn học
1.3 Cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế kỷ XX
Chương II: Cảm quan phi lý trong tác phẫm “Kẻ xa lạ” của Albert Camus
2.1 Tác giả Albert Camus
2.2 Tóm tắt tác phẩm “Kẻ xa lạ”
2.3 Cảm quan phi lý trong tác phẩm “Kẻ xa lạ”
2.3.1 Phi lý bên trong
2.3.2 Phi lý bên ngoài
Tổng kết


DẪN NHẬP
Albert Camus, trong chùm bài tiểu luận triết học mang tên Một lập luận
triết học in trong tập Huyền thoại Sisyphus đã viết: “Cũng có khi cái quy trình định
sẵn từng bước sụp đổ. Sáng dậy, lên xe đi làm, bốn giờ trong văn phòng hoặc nhà
máy, ăn trưa, lên xe về chỗ làm, bốn giờ công việc chiều, ăn tối, ngủ nghỉ, và Thư
Hai Thư Ba Thư Tư Thư Năm Thư Sáu và Thư Bảy cùng theo nhịp điệu này – cái
lối mòn ta vẫn thường dễ dàng tuân theo. Nhưng một ngày nào đó, câu hỏi “tại
sao” xuất hiện, thế là mọi sự bắt đầu trong cái mệt mỏi nhuốm màu kinh ngạc.
“Bắt đầu” – đây là điều quan trọng.


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM PHI LY
Trong những thập niên đầu thế kỳ XX ở phương Tây đã xuất hiện hiện
tượng văn học phi lý với những tên tuổi quen thuộc của nhân loại như Franz
Kafka, Albert Camus, Samuel Beckett, Eugene Ionesco… trong đó có hai người
được nhận giải Nobel văn học là Camus (1957) và Beckett (1969), và Ionesco trở


thành viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp (1970). Hiện tượng văn học này đã gây rất nhiều
tranh cãi và tuy chỉ tồn tại đến cuối những năm 60 nhưng những đóng góp của văn
học phi lý vẫn còn sưc ảnh hưởng mạnh mẽ đến tận bây giờ.

1.1

Khái niệm phi lý trong triết học:

Khái niệm về cái phi lý đã xuất hiện từ thời cổ đại. Các nhà triết học Hy Lạp
cổ đại như Zenon và Aristote hay nhà toán học Euclide đã áp dụng phương pháp
ngụy biện cho suy lý lôgic, nghĩa là phương pháp lập luận dựa vào giả thuyết phi
lý.
Đến thời trung đại, nhà bác học La Mã Tertullianus (155-220) đã có một câu
nói nổi tiếng: “Tôi tin vì nó phi lý”.
Thế kỷ XVI, XVII cũng xuất hiện một vài nhà triết học đề cập đến cái phi
lý. Nhưng chung quy lại, trên phương diện lôgic học thì cái gì đi ngược lại những
quy tắc logic nghĩa là phi lý.
Tuy nhiên, triết học phương Tây hiện đại còn quan niệm rằng tất cả những
gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lý trí, không thể lý giải được bằng tư
duy, thì đều được coi là phi lý, cái phi lý là cái phản lý tính. Định nghĩa này xuất
hiện từ cuối thế kỷ XVIII và phát triển thành chủ nghĩa phi lý tính kéo dài suốt hơn
một thế kỷ sau đó. Đặc điểm của chủ nghĩa phi lý tính là sự mất lòng tin vào khả
năng tư duy, dùng ý chí thay cho lý trí, dùng trực giác thay cho tư duy. Các nhà
triết học phi lý tính nhấn mạnh đặc biệt đến cái không thể chưng minh được, đề
xuất việc tự nhận thưc cái riêng để chống lại việc nhận thưc cái chung mà lý trí
muốn hướng tới. Họ coi trọng thực tiễn và khả năng trực giác mà không cần thông
qua tư duy. Chủ nghĩa phi lý tính xuất hiện khi lý trí tỏ ra bất lực khi thâm nhập
vào bản chất sâu kín cuối cùng của sự việc. Vậy nên họ tin rằng thế giới này tồn tại
là nhờ vào những điều phi lý. Xét cho cùng, bản thân sự tồn tại của vật chất đã là
một điều không thể giải thích được. Chẳng phải cái hạt nhỏ nhất mà các nhà khoa

học phát hiện ra lại được đặt tên là hạt của Chúa đó sao?! Bởi lẽ họ không thể nào
giải thích được cho sự tồn tại của cái hạt vật chất nhỏ bé đó. Và các nhà khoa học,


ngoài việc tìm ra và đặt tên thì họ hoàn toàn bất lực trong việc giải thích sự vận
hành của vũ trụ. Lý tính đã tỏ ra “bất khả tri”.
Khái niệm triết học phi lý là quan điểm cơ bản chủ nghĩa hiện sinh mà
những triết gia đại diện là Soren Kierkegaard (Đan Mạch, 1813-1855), M.
Heidegger (Đưc, 1889- 1976), Karl Jaspers (Đưc, 1883-1969), Nietzche (18441900), Ortega (Tây Ban Nha, 1883-1955)… Các triết gia hiện sinh đều có tư tưởng
chống hệ thống. Hệ thống (system) là một khuôn khổ trừu tượng gói ghém toàn bộ
chân lý cuộc đời mà người tạo hệ thống tuyên bố với thế giới. Bản chất của hệ
thống là sự phục tùng, từ Plato cho đến Hegel đều có một hệ thống triết lý được
cho là chân lý mà ở đó buộc mọi người phải tuân theo. (Ở phương Đông thì đặc
biệt có nho giáo với khái niệm “trung quân”, có đạo hồi Islam mà bản chất của cái
tên Islam có nghĩa là phục tùng.) Các nhà hiện sinh chủ nghĩa cho rằng chân lý
không phải là cái chung, mà chân lý mang chủ thể tính, không ai có quyền được áp
đặt bất cư một hệ thống chân lý nào lên người khác và buộc người khác phải tuân
theo.
Đặc biệt, họ chống lại chủ nghĩa duy lý Dercartes, bởi lẽ họ cho rằng chủ
nghĩa duy lý chỉ đề cập đến con người trừu tượng chư không xác định được con
người cụ thể, con người cá nhân. Descartes có một câu nói nổi tiếng: “Tôi nghi
ngờ tưc là tôi tư duy, tôi tư duy tưc là tôi tồn tại”. Thế nhưng Ortega cho rằng hòn
đá không tư duy nhưng nó vẫn hiện hữu, tôi tư duy nghĩa là tôi tư duy, không thể
có cái “tưc là” mà phải là “Tôi tư duy bởi vì tôi sống”. Đời sống là đời sống, mà tư
duy là tư duy, cái tư duy không thể nào nắm bắt được cái hiện sinh, vì tư duy
không thể nào chạm được đến sự bí ẩn của cuộc đời. Ông còn có quan niệm rằng
tôi hoài nghi tới cùng, cho đến khi hoài nghi cái hoài nghi của tôi, nhưng tôi phải
tin rằng tôi đang hoài nghi.
Như vậy, hiện sinh chủ nghĩa coi trọng con người như là một hữu thể hoàn
cảnh, tôi là tôi phối kết với hoàn cảnh của riêng tôi, nên không thể có một chân lý

chung nào giữa cái tôi này và cái tôi khác, đồng thời sinh ra những mâu thuẫn lẫn
nhau và tự mâu thuẫn với chính mình. Và vì thế nên ta không thể nào tách rời khái
niệm phi lý ra khỏi triết học hiện sinh chủ nghĩa.
Quay lại với khái niệm phi lý, Albert Camus cho rằng phi lý là “sự giao tiếp
bất hòa hợp” giữa khát vọng của lý tính muốn tìm hiểu thế giới với cái thực tại u
tối khó hiểu của thế giới đó. Từ sự bất hòa hợp này nảy sinh ra cái cảm giác về phi
lý. Chính vì vậy mà cái phi lý của Camus là cái phi lý âm thầm day dưt trong nội
tâm con người mà chúng tôi sẽ đề cập đến khi phân tích tác phẩm “Kẻ xa lạ” ở


phần sau. Người ta cho rằng Franz Kafka và Albert Camus là sự thống nhất giữa
hai mặt đối lập bởi lẽ: Kafka viết về cái phi lý như là một thực thể tồn tại khách
quan mà nhà văn tuyệt vọng tìm hiểu suốt cuộc đời, Camus bổ sung thêm cho cái
phi lý đó bình diện chủ quan. Không có Camus, cái phi lý của Kafka sẽ tỏ ra đơn
độc, mất cân đối. Nếu không có Kafka, chắc chắn sẽ không thể nào xuất hiện
Camus.
Tuy Albert Camus không bao giờ tự nhận mình là triết gia, nhưng các tác
phẩm và những tiểu luận của mình đã hình thành khái niệm triết học phi lý đạt đến
đỉnh cao mà sau ông, không còn nhà triết học nào bàn đến nữa.

1.2

Khái niệm phi lý trong văn học:

Triết học quan niệm rằng phi lý sinh ra từ cái “bất khả tri” của lý tính, thế
nhưng các nhà văn thông qua các sáng tác của mình cho rằng thế giới này “khả
tri”, có thể nhận thưc được. Tuy nhiên kết quả của cái nhận thưc được đó là sự phi
lý. Một bên là vì không nhận thưc được nên phi lý (triết học), một bên thì vì nhận
thưc được cho nên thấy phi lý (văn học). Có thể thấy, bản chất của cái phi lý vẫn là
phi lý, tuy nhiên triết học và văn học là hai lĩnh vực khác nhau nên tiếp cận cái phi

lý theo hai cách khác nhau. Triết học đi tìm cái bản chất sâu thẳm nhất của mọi
thư, văn học là kể lại quá trình đó.
E. Ionesco, một đại diện đặc trưng của văn học phi lý, khi nói về cái phi lý
đã công nhận rằng cái phi lý là sự tồn tại vô nghĩa của con người, là sự suy giảm
giá trị của mọi lý tưởng của con người, thường nhận thấy được trong thế giới hiện
đại. Nhà phê bình người Anh Martin Esslin cho rằng thế giới của cái phi lý là thế
giới “không thể giải thích được và không có một ý nghĩa trọng tâm”. Nhưng ở
Ionesco còn có một tình trạng mâu thuẫn của nhận thưc. Ông viết trong nhật ký:
“Tất nhiên không thể tưởng tượng được rằng mọi cái sẽ không tồn tại, rằng không
có cái gì tồn tại. Tôi cố gắng muốn hiểu cái không thể hiểu được: Bỗng nhiên tôi
có một hình ảnh về điều gì đó vô cùng chắc nịch và phi lý. Sự không tồn tại là một
điều không thể có được và tỏ ra phi lý, sự tồn tại cũng là một điều phi lý không
kém mặc dù nó là việc có thể có được.”
Như vậy khái niệm phi lý trong văn học được dùng để chỉ loại hình văn học
phi lý có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic, phi lý
tính, trái với năng lực nhận thức của con người. Mặc dù vậy, nhìn chung khái


niệm phi lý nói đến nhiều nhất vẫn là những gì trái với các quy tắc lôgic, trái với
năng lực nhận thưc là phi lý.
Có rất nhiều loại hình văn học nghệ thuật khác có đề cập đến cái phi lý ở
thời xa xưa, từ những sáng tác dân gian sử dụng các thủ pháp trào phúng và hài
hước vô nghĩa, chơi chữ loạn nghĩa, hay những sáng tác phiêu lưu hoang tưởng
như Cuộc phiêu lưu của Giulliver (J. Swift- nhà văn Ailen) hay Alice ở xư sở diệu
kỳ (Lewis Carrol- nhà văn Anh)… cho đến truyện “chưởng” của Trung Hoa… Thế
nhưng, cái phi lý trong những sáng tác trên dựa vào nguyên tắc tạm thời quên đi
thế giới thực tại rồi trở về lại với thế giới thực tại. Theo cái logic riêng của thế giới
tưởng tượng đó thì không có gì là phi lý cả. Văn học phi lý khác với những sáng
tác trên ở quan điểm nghệ thuật chư không phải ở thủ pháp nghệ thuật.
Như vậy, văn học phi lý là văn học phản ánh những hiện tượng và sự việc

trái với sự phát triển của tư duy lôgic thông thường, hoặc nói đúng hơn là trái với
lôgic nhân văn tiến bộ của loài người. Theo định nghĩa này thì chỉ bắt đầu từ Franz
Kafka, nhà văn gốc Do Thái. Về mặt xã hội thì văn học phi lý là kết quả của chủ
nghĩa phi lý tính triết học, cho nên nó cũng là kết quả của cuộc khủng hoảng của
thực tế xã hội thế kỷ XX.
Khái niệm phi lý nói chung đã xuất hiện từ thời xa xưa, nhưng khái niệm phi
lý hiện đại mới chỉ xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX với chủ nghĩa phi lý tính và
sau đó là với chủ nghĩa hiện sinh, và nó chỉ được thể hiện thành một loại hình văn
học rõ rệt từ đầu thế kỷ XX với người mở đường là Kafka. Cho nên khi nói đến
văn học phi lý thì chúng ta phải hiểu rằng đó là văn học con đẻ của thế kỷ XX, là
một phản ưng của thời đại lịch sử.

1.3

Cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế kỷ XX:

Nền văn minh vật chất mới, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp con
người phát hiện ra những bí mật của đời sống, của tự nhiên, của vũ trụ. Sự xuất
hiện các thuyết lượng tử, phân tử, thuyết tương đối, những phát hiện y học về thân
thể con người... đã làm người ta thấy rõ hơn những vấn đề có tính chất khám phá,
những phát hiện về thế giới mà triết học duy lý trước đó đã không thể giải quyết
được. Từ lâu, các nhà khoa học cổ điển đã tuyệt đối hóa cái tất yếu, tính nhân quả
triệt để, thế nhưng các nhà khoa học hiện đại đã đề cao cái ngẫu nhiên. Ðiều này
kéo theo sự lung lay, sự nghi ngờ nền tảng tinh thần cũ và yêu cầu xem xét lại
những giá trị đó sau khi người ta thấy rằng có một số những chân lý khoa học và tư


tưởng của thế kỷ trước thực sự không còn chính xác nữa. Con người bắt đầu đối
diện với sự hoài nghi.
Xã hội phương Tây nhanh chóng đi vào kỷ nguyên văn minh vật chất và

nhiều kỳ vọng về tương lai. Nhưng con người cũng đã sớm nhận ra rằng họ đã
hoàn toàn thất vọng, khi nền văn minh vật chất đã phản bội lại con người, là kẻ
sáng tạo ra nó. Mặt khác nó trở thành chủ nhân của con người, biến con người
thành nô lệ của xã hội mày móc văn minh. Xã hội tiền tài vật chất chi phối và
quyết định cuộc sống cũng như hành động của con người. Ở đây có hai yếu tố đó
là lịch sử và xã hội đã quyết định đến văn học phi lý: hiện tượng tha hóa và hiện
tượng vật thể hóa, đặc trưng của xã hội chủ nghĩa tư bản hàng hóa hiện đại. Các
nhà trí thưc đã nhận thấy một điều phi lý là trong khi sự phát triển của các phương
tiện thông tin đại chúng đang ngày càng làm cho con người dễ dàng giao tiếp với
nhau bao nhiêu, thì các mối quan hệ đạo lý - nhân văn lại càng bị gián đoạn bấy
nhiêu, như nhà văn Thụy Sĩ Durrenmatt đã nhận xét: “bộ phận không hợp nhất
được với tổng thể, cá nhân không hợp nhất được với tập thể, con người không hợp
nhất được với nhân loại”.
Bối cảnh xã hội thời bấy giờ là bối cảnh của sự mâu thuẫn nảy sinh do có sự
áp đặt phi lý của một quan điểm cực đoan, của một thể chế xã hội độc đoán, của
một tham vọng chính trị “phi lý”. Cuộc khủng hoảng đó còn được tích lũy lâu dài
của một hiện tượng tha hóa. Sự tha hóa làm con người trở nên xa lạ trong cái xã
hội của chính mình, tạo ra một hố sâu ngăn cách con người với thế giới, làm cho
con người cảm thấy mọi sự trở nên phi lý, thậm chí còn cảm thấy chính sự tồn tại
của mình cũng trở nên phi lý trước cuộc đời.
Ðối diện với sự hoài nghi về cái cũ lẫn cái mới, đối diện với nhận thư cái phi
lý, bầu không khí văn hóa tinh thần của tây phương đi vào khủng hoảng sâu sắc.
Ðây là thời kỳ người ta luôn bị ám ảnh bởi khái niệm "cuối thế kỷ": suy đồi, mệt
mỏi, một tình trạng mà nhà nghiên cưu Albérès viết ". Thối nát suy vong và già
nua lẩm cẩm với mầm non hăng hái đâm chồi trộn lẫn nhau. Không ai biết tương
lai ra sao. Lòng tin tưởng tôn giáo đã mất, lòng tin tưởng khoa học cưu thế đã đem
lại ảo tưởng cho con người trong suốt một thế kỷ nay cũng không còn. Quan niệm
duy tâm mới chưa cấu thành. Ðó mới còn là một ước vọng mờ mịt và vì thế nó
càng làm cho con người hoang mang rối loạn trước thực tại phũ phàng của đời
sống". Triết học duy lý lung lay và hậu quả của sự thất vọng ấy là con người bắt

đầu hướng về những giá trị đặc dị và bất thuận lý về thị dục, về lòng nhiệt thành,
bản năng, tình cảm, đưc tin ... Nó bắt đầu từ sự sụp đổ của các nền tảng tư tưởng
duy lý, khi "vũ trụ duy lý đã biến thành vũ trụ phi lý".
Đầu thế kỷ XX, thế giới phương Tây được chưng kiến một phong trào phủ
định về mọi mặt của xã hội, trong đó có sự phủ định đối với nghệ thuật truyền
thống: nghệ thuật phản nghệ thuật. Các văn nghệ sĩ không chỉ phủ định về mặt nội


dung mà còn phủ định về mặt hình thưc. Họ tìm sự ẩn náu ở những miền hoang dã,
ở nơi cách xa văn minh loài người, họ quay về với nghệ thuật thời nguyên thủy,
chuộng lạ. Cái khát vọng phá tan những ước lệ khuôn sáo truyền thống mạnh mẽ
đến mưc họ thử nghiệm hết tất thảy mọi hình thưc phản nghệ thuật từ đột phá đến
cực đoan. Văn học phi lý nằm trong xu hướng đó.
Văn học phi lý với chủ đề bao trùm là thân phận con người sẽ chi phối mạnh
mẽ văn học phương tây trong giai đoạn tiếp theo, với các khuynh hướng của các
thời kỳ trước và sau hai cuộc chiến tranh thế giới, từ văn học phi lý thời Kafka ,
kịch phi lý trước và sau chiến tranh thế giới thư hai, đến chủ nghĩa hiện sinh rồi
hiện sinh phi lý phát triển mạnh vào những thập niên 50, 60 ở Pháp. Nói chung
trào lưu văn học phi lý có những đặc điểm như sau: Thái độ không chấp nhận xã
hội tư sản và nền văn minh tư sản, tố cáo những khủng hoảng, bế tắc, tha hóa về
mặt tinh thần, là nền văn học của những nạn nhân viết về những nạn nhân, thường
nêu lên những quan niệm bi đát về thân phận con người, phủ nhận lý trí, gạt bỏ lý
tính trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.


CHƯƠNG 2: CẢM QUAN PHI LY TRONG “KẺ XA LẠ”- ALBERT
CAMUS
2.1 Tác giả Albert Camus

Cuộc đời:

Albert Camus (sinh ngày 7-11-1913, Mondovi, Algeria – mất ngày 4-11960, gần Sens, Pháp) là nhà văn người Pháp, nhà viết kịch, nhà báo, đạo đưc và lý
luận chính trị. Cha là người Pháp, mẹ là người Tây Ban Nha. Sau khi cha mất năm
ông một tuổi vì đi lính, Camus được bà ngoại và người mẹ mù chữ nuôi dạy trong
cảnh nghèo khó, thậm chí trong nhà không có một cuốn sách hay tờ báo nào. Hai
mẹ con ông rất ít khi tâm sự với nhau. Sau này lớn lên, Camus giải thích sự lặng lẽ
của mẹ anh là dấu hiệu của phẩm cách và danh dự.
Năm 1918 Camus vào học tiểu học và đã may mắn được giảng dạy bởi một
giáo viên xuất sắc là Louis Germain, người đã giúp anh giành được một suất học
bổng cho các trường trung học Algiers (trung học) vào năm 1923. Ông học triết và
văn chương ở đại học, làm báo và chơi thể thao, và có vẻ như ông sống một cuộc
đời tích cực, hạnh phúc.
Tại trường đại học, Camus đã đặc biệt bị ảnh hưởng bởi một trong những
giáo viên của mình là Jean Grenier, người đã giúp anh phát triển những ý tưởng
văn học và triết học của mình. Ông đã trở thành một người khổng lồ của văn học
Pháp và một giọng nói hàng đầu của triết học hiện sinh lúc bấy giờ.
Ông đã nhận được giải thưởng Nobel cho văn học năm 1957, là người trẻ
nhất đạt giải Nobel cho đến nay. Ba năm sau đó ông đã mất trong một vụ tai giao
thông.

Các tác phẩm tiêu biểu:
-

Tiểu thuyết:

L'Etranger (Người xa lạ, 1942, còn được dịch Kẻ xa lạ, Người dưng)
La Peste (Dịch hạch, 1947)
La Chute (Sa đọa, 1956)


-


Tiểu luận triết học:

L’envers et l’endroit (Mặt trái mặt phải, 1937)
Le mythe de Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe, 1942)
L'homme révolté (Người nổi loạn, 1951)
Ngoài ra, Albert Camus còn viết nhiều kịch và truyện ngắn. Camus cầm bút
từ rất sớm, những bài viết đầu tiên của ông xuất hiện trên tạp chí Sud vào năm
1932. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học triết học ở Đại học Alger. Camus định
sẽ học tiếp cao học, nhưng bệnh lao phổi đã cản trở ý định của ông. Căn bệnh trầm
trọng này khiến ông nằm liệt giường suốt một thời gian dài. Trải nghiệm bệnh tật
khiến ông nhận thưc sâu sắc về cái chết, về khả năng cái chết có thể đến bất cư lúc
nào. Có thể nói, trong sáng tác của Albert Camus, cái chết là một nỗi ám ảnh.
Trong khoảng thời gian 1934-1935 ông là một thành viên của Đảng Cộng sản
Algeria.
Albert Camus cho rằng lý trí sẽ không bao giờ đi đến cuối đường trong lãnh
địa siêu hình học hay những vấn đề của cái ác và số phận con người. Đối với ông,
hoặc là lý trí, dựa trên kinh nghiệm nhân sinh, trả lời được những câu đố của số
phận con người, hoặc là không có gì cả. Và Camus đã nói rõ: “Lý trí là vô ích và
không có cái gì ở bên ngoài lý trí cả”. Với Camus, lý tính chỉ có giá trị hiệu lực khi
nó được kết nối với kinh nghiệm con người.
Trước tình thế nghịch lý này, Camus đã đề ra lý thuyết về sự phi lý trong
khảo luận Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe) và được tiểu thuyết hóa
trong L'Étranger (Người xa lạ). Năm 1943, ông làm việc cho nhà xuất bản
Gallimard rồi làm chủ biên tập báo Combat. Những tác phẩm tiếp theo của Camus
thuộc "thời kỳ nổi loạn" (cycle de la révolte), trong đó nổi tiếng hơn cả phải kể đến
La Peste (Dịch hạch, 1947) và L'Homme révolté (Người nổi loạn, 1951). Trong
quyển tiểu luận triết học Người nổi loạn, ông đã trình bày tất cả các hình thưc nổi
loạn (siêu hình, chính trị và nghệ thuật...) qua mọi thời đại. Ông miêu tả con người
cảm nhận sâu sắc sự phi lý của cuộc sống, luôn muốn nổi dậy, chống lại nỗi khốn

khổ của kiếp người, nhưng cuối cùng vẫn không có lối thoát, mọi cố gắng đều
hoàn toàn vô ích.
Camus là trường hợp điển hình văn học của chủ nghĩa hiện sinh. Ở ông cái
phi lý được lĩnh hội sâu sắc trong ý thưc chủ quan của con người. Trong quan niệm
chủ nghĩa hiện sinh, sự tồn tại (hay là cái hiện sinh), không còn là một thực tại
khách quan, độc lập với ý thưc và phương thưc tồn tại của con người. Léon


Chestov (1866-1938, người Pháp gốc Ukraina), là người đã bàn đến cái phi lý và
rất có ảnh hưởng đến Camus. Có thể nói lời tuyên bố sau đây của Chestov đã làm
thành một trong những ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng về cái phi lý của
Camus: “thật sai lầm nếu tin rằng cái phi lý có nghĩa là sự kết thúc của tư duy.
Không chỉ có điều là tư duy được duy trì trong cái phi lý, mà nó còn có được một
thế năng mà trước đó người ta không ngờ tới.”
Là nhà văn, nhà viết kịch, đạo đưc và lý luận chính trị, Albert Camus sau
Thế chiến II đã trở thành phát ngôn viên thế hệ của mình và của người cố vấn tiếp
theo, không chỉ ở Pháp mà còn ở châu Âu và cuối cùng trên thế giới. Tác phẩm của
ông, trong đó đề cập chủ yếu đến bản thân, đến việc cô lập của con người trong
một vũ trụ ngoài hành tinh, những sự ghẻ lạnh của cá nhân từ bản thân, phản ánh
chính xác sự tha hóa và sự vỡ mộng của người trí thưc sau chiến tranh. Mặc dù
Ông đã hiểu được chủ nghĩa hư vô của nhiều người đương thời, Camus cũng lập
luận sự cần thiết phải bảo vệ các giá trị như sự thật, điều độ, và công lý. Trong các
tác phẩm cuối cùng của ông, ông đã phác thảo về một chủ nghĩa nhân văn tự do mà
từ chối những khía cạnh giáo điều của cả Kitô giáo và chủ nghĩa Mác.

2.2 Tóm tắt tác phẩm “Kẻ xa lạ”
Meursault là một viên chưc nghèo sống cuộc sống bình thường ở thành phố
Alger, thủ đô Angiêri. Nhận được điện báo mẹ mất, anh đến viện dưỡng lão chịu
tang mẹ. Anh tỏ thái độ dửng dưng đối với cái chết của mẹ, anh không nhìn mẹ lần
cuối, anh bình thản hút thuốc và uống cà phê bên linh cữu mẹ. Trên đường đến

nghĩa trang, anh chỉ cảm thấy khó chịu vì trời nóng bưc. Anh về nhà ngay hôm ấy
và sáng hôm sau anh đi ra bãi tắm, anh gặp cô bạn Marie và hai người cùng nhau
đi xem phim hài, rồi về nhà và làm tình với nhau. Sau một thời gian, Marie muốn
anh cưới nàng, nhưng Meursault không quan tâm lắm, nếu nàng muốn thì anh chấp
thuận.
Meursault có hai người hàng xóm là lão Salamano và chàng trai Raymond.
Lão Salamano có nuôi một con chó già ghẻ lở và suốt ngày đánh mắng nó mặc dù
ông hết mực thương yêu chăm sóc cho nó. Một hôm nó bị tụt khỏi xích và đi mất,
lão ra sưc đi tìm và than khóc. Raymond là một tên ma cô, anh ta bao một cô gái
người Ả Rập, nhưng cô ta chỉ biết tiêu tiền của anh ta mà không chịu làm việc. Vì


cho rằng cô ta lợi dụng, anh đã đánh đập cô ta và bị cảnh sát bắt. Meursault đồng ý
đến sở cảnh sát làm chưng cho việc cô ả “không tôn trọng” Raymond.
Một hôm, Meursault cùng Raymond đi chơi trên bãi biển thì gặp một toán
người Ả Rập gây sự và Raymond bị thương nhẹ. Trưa hôm đó, Meursault gặp lại
một người Ả Rập trên bãi biển và anh ta giơ dao dọa. Ánh dao lóe sáng cùng với
ánh nắng mặt trời gay gắt khiến Meursault choáng váng và anh rút súng bắn năm
phát vào anh chàng kia. Khi bị bắt giam, anh cũng vẫn tỏ thái độ dửng dưng, anh
chỉ ngạc nhiên khi ở phiên tòa, anh nhận bản án tử hình không phải vì tội giết
người mà vì thái độ vô cảm của anh ở đám tang mẹ. Anh khước từ nói dối và chấp
nhận cái chết cũng với thái độ thản nhiên.

2.3 Cảm quan phi lý trong “Kẻ xa lạ”
Như đã nói đến ở trên, khái niệm phi lý trong triết học bàn đến cái “bất khả
tri” đối với thế giới, còn phi lý trong văn học lại “khả tri” nhưng kết quả của quá
trình nhận thưc đó là sự phi lý. Ở thế giới khách quan trong những tác phẩm của
Kafka, mọi sự việc diễn ra hết sưc phi lý, nằm ngoài kiểm soát của nhân vật. Kafka
trong Lâu đài hay Kafka trong Vụ án đều bị những điều phi lý điều khiển, bị mất
kiểm soát đối với cuộc đời mình, chạy lanh quanh, chạy tiệm cận để đến một cái

đích phi lý nào đó mà không bao giờ Kafka có thể chạm tới được. Những sáng tác
của Franz Kafka là một sự soi bóng hoàn hảo của triết học phi lý về tính chất “bất
khả tri”. Thế nhưng thế giới phi lý của Albert Camus lại thiên về phi lý bên trong
chủ thể, những câu hỏi “tại sao” liên tục được đặt ra, và khi nhận thưc được sự phi
lý đó, nhân vật vùng lên để chống lại với cái phi lý bên ngoài, chống lại đám đông,
chống lại sự khủng hoảng lúc bấy giờ của xã hội.
Nếu thế giới khách quan phi lý của Kafka khiến cả thế giới ngơ ngác và đặt
một dấu chấm hỏi to đùng về sự tồn tại của bản thể trong vũ trụ thì hành động vượt
lên trên phi lý trong những sáng tác của Camus là lời giải đáp cho câu hỏi đó.

2.3.1 Phi lý bên ngoài:
Như ta đã biết, thế kỷ XX là thế kỷ của khủng hoảng tinh thần về mọi mặt
của nhân loại, là thế kỷ của sự hoài nghi, thế kỷ phi lý tính. Anh chàng Meursault
là một nhân viên văn phòng sống một cuộc đời tẻ nhạt ở thời đại đó. Mẹ anh ta
mất, điều này làm thay đổi chút ít thời gian biểu thường nhật của Meursault. Albert


Camus mở đầu tác phẩm bằng những dòng văn lạnh như băng: “Hôm nay má chết.
Hoặc có thể là hôm qua, tôi không biết nữa. Tôi nhận được một bưc điện của trại
dưỡng lão: “Mẹ mất. An táng ngày mai. Chào trân trọng”. Điều đó chẳng có nghĩa
gì cả. Có thể là mất hôm qua.” Từ những dòng đầu tiên của tác phẩm, Camus đã
đặt một khối băng lạnh lùng của sự “bất khả tri” ngăn cách giữa người đọc và trang
sách.
Nhận được tin mẹ mất, Meursault không hề tỏ ra đau xót hay buồn rầu. Điều
duy nhất anh ta quan tâm bây giờ là thái độ của ông chủ nếu anh ta xin nghỉ phép
để đến viện dưỡng lão đưa tang mẹ. “Đó không phải lỗi tại tôi”. Anh ta trả lời như
vậy để biện bạch với ông chủ, để thuyết phục ông ta rằng đó là một sự việc bất khả
kháng, một lý do nghe thật … có lý! Như vậy, ngày mẹ mất Meursault cũng không
được biết, anh xin nghỉ để đưa tang nhưng vẫn phải tỏ ra như thể là mình có lỗi.
Thế giới đó thật lạ lùng, cách đối phó với thế giới đó của anh chàng Meursault

cũng thật lạ lùng!
Sau này, khi trở về đi làm, ông chủ đã tỏ ra tử tế và hỏi thăm tuổi mẹ
Meursault. Mặc dù nhận được một câu trả lời theo lối ước chừng “khoảng sáu
mươi”, ông chủ vẫn có vẻ “như trút được một gánh nặng và coi đó là xong một
việc”. Rõ ràng, nhân vật ông chủ này là một điển hình cho kiểu nhân vật bị xã hội
kim tiền làm cho tha hóa. Mẹ của nhân viên mình chết nhưng ông ta chỉ bực bội vì
bị gián đoạn công việc hơn là tỏ ra thương tiếc, nhưng có một điều phi lý ở đây, là
ông ta vẫn còn sót lại một chút ít cái gọi là “tử tế”, hay nói đúng hơn là “tỏ ra tử
tế”. Thế nên ông ta mới có vẻ như trút được một gánh nặng sau câu hỏi tuổi của
mẹ Meursault. Một câu hỏi không phải để hỏi, và một câu trả lời không phải để trả
lời.
Trong bề trái của nhân vật Meursault, anh ta là một con người xa lạ với xã
hội, một kẻ thờ ơ, sống một cuộc sống máy móc, đơn điệu, buồn chán. Tưởng như
anh ta hoàn toàn vô cảm, dửng dưng với cả sự sống của mình. Nhưng hoàn toàn
không phải thế. Anh ta vẫn khao khát được tự do, vẫn mong được sống. Thậm chí,
ngay cả khi anh ta bình thản chấp nhận cái chết, thì đó hoàn toàn không phải là do
anh ta chán sống. “Có lòng háo sống nào mà không kèm theo một mối tuyệt vọng”.
Meursault thật là một nhân vật phi lí, sống trong một xã hội cũng thật là phi lí.
Chính sự phi lí đã khiến cuộc sống quanh anh ta biến thành một nhà tù rộng lớn và
sự giao tiếp giữa những người tù lại bị ngăn trở bởi một tấm kính cách âm trong
suốt. Trong cái nhà tù vô hình đó, mỗi tù nhân sống, làm việc, yêu đương… một
cách máy móc với sự ngột ngạt, u mê, dồn nén. Nhân vật Meursault cũng phải
sống trong không gian tù túng đó, hơn thế nữa, anh ta cùng lúc phải chịu đựng sự


giam cầm của cả hai loại nhà tù: một nhà tù ảo giam hãm nhận thưc của anh ta và
một nhà tù thật giam hãm thân xác nhưng lại trả tự do cho nhận thưc của anh ta.
Anh ta chịu sự ngột ngạt, tù túng của không gian sống. Nhưng Meursault đã không
hoàn toàn ngã gục và cũng không hẳn đã bị chìm sâu trong sự máy móc hay vô
nghĩa của cuộc đời. Bên cạnh những sưc nặng muốn đè bẹp anh ta, muốn huỷ diệt

anh ta, vẫn còn có những cái nâng đỡ anh ta, giải phóng anh ta khỏi sự đơn điệu.
Đó chính là những người bạn, những người láng giềng của anh ta, anh ta không hề
bị coi là xa lạ, hơn thế nữa, được coi là một con người. Meursault khẳng định anh
ta hoàn toàn giống như mọi người khác, Meursault cũng có những ham thích, thói
quen, mối quan tâm giống họ. Anh ta cũng từng có lúc “có một thèm muốn ngu
xuẩn là được khóc, bởi vì tôi cảm thấy tất cả những người ngồi đây sao mà ghét
mình đến thế”. Dưới cái nhìn của một số người về Meursault, trong đó có lão
Salamano thì Meursault là một con người lương thiện, tử tế, một người con có hiếu
và một nhân viên tốt. Nếu không có những phát súng oan nghiệt trên bãi biển, có
lẽ Meursault vẫn sống như bao người bình thường khác. Anh ta sẽ làm việc tại
Pari, và sẽ làm việc chăm chỉ như trước nay vẫn thế, anh ta sẽ cưới Marie - dù anh
ta cảm thấy gắn bó với cô vì những ham muốn thể xác chư không phải vì một thư
tình yêu mà với anh ta thật vô nghĩa lí. Anh ta sẽ vẫn là bạn của Raymond và
Céleste, vẫn quan tâm đến lão Salamano và con chó .v.v. Nói tóm lại, anh ta vẫn
sống, vẫn làm việc, vẫn yêu đương. Và sẽ chẳng thể bị kết tội vì đã không khóc
trong đám tang của mẹ.
Ông lão Salamano và con chó
Nhân vật thư hai trong tác phẩm đại diện cho sự phi lý khách quan đó là lão
Salamano và con chó. Ở nhân vật này có tồn tại phi lý chủ quan bên trong nội tâm,
nhưng chúng tôi đặt nhân vật Meursault làm trung tâm tác phẩm, nên những nhân
vật hoặc sự việc phi lý nằm ngoài Meursault là phi lý khách quan.
Lão Salamano là hàng xóm của anh chàng Meursault, lão có vợ muộn, mặc
dù cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc nhưng lão quá quen với sự có mặt của vợ
nên khi vợ lão chết, lão hết sưc cô đơn. Lão xin một con chó con từ người bạn và
dành toàn bộ quãng thời gian cuối đời của mình để chăm sóc cho nó. Nhưng vì đời
chó ngắn hơn đời người nên cuối cùng cả hai cùng già như nhau. Con chó mắc
chưng bệnh ngoài da nên rụng hết lông, mình đầy vẩy. Lão Salamano sống thui
thủi với con chó suốt tám năm nay nên cuối cùng lão cũng trở nên giống nó ở căn
bệnh ngoài da, nó trở nên giống lão ở cái dàng đi còng còng. Cảnh quen thuộc đối
với những người sống trong cùng khu nhà này đó là lão dắt con chó đi dạo và vừa

đi vừa chửi rủa “Đồ chết tiệt! Đồ chó chết!” Lão kéo nó, nó kéo lão, lão đánh nó,


nó vì khiếp sợ nên lại tiếp tục vừa kéo lão vừa rên rỉ… con chó già và lão
Salamano già cư thế tạo lập một mối quan hệ kỳ cục bao năm nay. Mối quan hệ
này đối với ông Céleste thì thật bất hạnh, nhưng với Meursault, chàng nghĩ “thực
ra ai mà biết được có đúng là hai kẻ đó bất hạnh hay không”. Con chó vì quá gầy
ốm nên cuối cùng trong một lần đi chợ phiên đông người, nó bị tụt ra khỏi cái
vòng cổ và đi đâu mất. Lão Salamano vô cùng đau khổ, và lão tìm mọi cách để đi
tìm con chó nhưng cuối cùng vẫn không thấy. Nghe tiếng lão khóc chó ở phòng
bên, Meursault nhớ tới mẹ.
Tình cảm giữa lão Salamano và con chó là một thư tình cảm rất khó lý giải
theo cách thông thường. Có lẽ, thông qua mối quan hệ giữa lão Salamano và con
chó, Camus gián tiếp giải thích cho sự phi lý trong mối quan hệ giữa Meursault và
người mẹ của mình. Meursault yêu mẹ, nhưng chàng ta dửng dưng khi nghe tin mẹ
chết. Lão Salamano yêu con chó của lão, nhưng lão suốt ngày chửi rủa và đánh
đập nó. Vậy, đâu là cái có lý, đâu là cái phi lý? Chúng ta không thể nào biết được,
và không thể dùng con mắt đạo đưc bình thường để đánh giá tình yêu của một con
người.
Đồng thời lão Salamano cũng là một trong số ít những người có thể hiểu
được tâm trạng của Meursault "Lão bèn nói rất nhanh và một vẻ ngượng nghịu
rằng lão biết trong phường, người ta nhận định sai về tôi bởi lẽ tôi đưa mẹ vào trại
dưỡng lão, nhưng lão thì lão hiểu tôi và biết rằng tôi rất yêu mẹ. Tôi trả lời - đến
giờ tôi vẫn không biết tại sao tôi lại trả lời thế - rằng trước nay tôi không hề biết là
người ta đánh giá tôi sai về chuyện ấy, nhưng tôi thấy trại dưỡng lão là một điều tự
nhiên bởi chúng tôi không có đủ tiền để thuê người trông nom mẹ. Vả lại - tôi nói
thêm, - đã từ lâu mẹ tôi chả biết nói chuyện gì với tôi và đâm buồn chán vì cư thui
thủi một mình. Phải, lão nói, mà ở trại dưỡng lão, chí ít cũng có người để kết
bạn...". Bên cạnh đó lão còn là người khẳng định Meursault là một người tốt, trong
khi nhiều người coi Meursault là một người vô tâm. Ngay trong phiên tòa xử

Meursault, khi lão Salamano được hỏi với tư cách nhân chưng, "... nhắc tôi đã đối
xử tốt với con chó của lão, đến khi hỏi một câu hỏi về mẹ tôi và về tôi, lão bảo
rằng tôi chẳng biết nói gì với mẹ tôi và vì thế tôi đã gửi bà vào trại dưỡng lão. Phải
thông cảm, - Salamano nói, - Phải thông cảm với anh ấy. Nhưng chẳng ai tỏ vẻ
thông cảm...". Tình cảm của hai mẹ con Meursault là một thư tình cảm câm lặng,
đã hình thành nên một loại “hòn đảo im lặng" giữa hai mẹ con và hình thành nên
một cách sống theo thói quen. Đưa mẹ vào viện dưỡng lão, đối với cả Meursault
và mẹ anh ta, chỉ là một hành động xóa bỏ một số thói quen cũ để thiết lập nên


những thói quen mới. Một khi đã quen với những cái mới đó rồi thì những thói
quen cũ lại trở thành vô nghĩa.

Nhân vật Raymond
Raymond cũng là hàng xóm của Meursault, sau ngày mẹ mất vài ngày thì
đột nhiên Raymond bắt chuyện với Meursault và chính cuộc gặp gỡ tình cờ này là
khởi đầu cho chuỗi ngày dài tăm tối của Meursault, dẫn dắt anh trở thành một tội
phạm giết người và đã đẩy anh vào ngõ cụt không lối thoát. Theo lời đồn của
những người trong phường nơi Meursault sinh sống thì Raymond là một tay ma cô
chuyên dắt gái. Thế nhưng theo lời kể của anh ta thì anh chàng này có nghề nghiệp
ổn định: người coi kho. Anh ta có một cô người yêu và chu cấp cho cô ta “Mỗi
tháng ba trăm phrăng tiền phòng, sáu trăm phrăng tiền ăn, thỉnh thoảng lại một
chút đôi tất dài, vị chi là một nghìn phrăng. Và quí nương của tôi lại không chịu
làm việc. Thế nhưng ả lại bảo tôi thế là phải, rằng ả không sống nổi với những gì
tôi cho ả”. Anh đã chiều chuộng và chu cấp cho cô tất cả mọi thư cô cần thế nhưng
việc này đã quá sưc chịu đựng của anh bởi cô ta luôn đòi hỏi ở anh quá nhiều và
dần anh nhận ra có một sự lừa dối đang hiện hữu. Anh kể lại mọi chuyện với
Meursault với một thái độ bực dọc, anh cho rằng tình yêu của anh chỉ là sự lợi
dụng của đối phương để thỏa mãn bản thân về vật chất. Nhận ra được điều tồi tệ đó
anh đã chia tay và đánh cô gái ấy đến chảy máu “tôi đã thấy được sự lừa gạt. Thế

là tôi bỏ ả. Nhưng trước hết tôi đã nện ả”. Dù vậy anh ta vẫn không ngại ngần thổ
lộ với Meursault ý muốn làm tình với cô ấy. Anh đã lên kế hoạch trả thù cô người
yêu mình bằng cách anh nhờ Meursault viết hộ anh một bưc thư “với lời lẽ sỉ nhục,
đồng thời với những điều làm cho ả phải hối tiếc”. Những hành động của
Raymond đã thể hiện rõ hai điều phi lý như sau: thư nhất Raymond hoặc là có yêu
cô ta hoặc là cần đươc đáp ưng nhu cầu sinh dục, thư hai anh căm giận người yêu
vì cô ta đã lừa gạt anh và muốn trả thù. Chính vì thế mà khi cả hai điều này cùng
tồn tại thì sinh ra một mâu thuẫn lớn dẫn đến việc anh ta vừa muốn trừng phạt vừa
muốn làm tình với người yêu mình. Điều đáng nói là chi tiết này có một sự tương
đồng với hành động của Meursault ở chỗ cả hai phần nhiều đều làm theo bản năng
của mình. Meursault gặp gỡ bạn gái, đi ăn, đi chơi và làm tình mặc dù ở trong anh
không tồn tại tình yêu. Raymond muốn trừng phạt người yêu của mình “nhưng đó
không phải là đều anh muốn”. Raymond đã không tin vào chính cảm nhận của
mình, anh đã lưỡng lự khi quyết định trừng phạt người yêu của mình. Mọi hành
động của anh ta đều thể hiện sự vô nghĩ lý bởi anh ta chỉ làm theo suy nghĩ chủ
quan của mình mặc dù việc làm đó chẳng đem lại lợi ích gì, thậm chí còn gây tổn
thương cho anh bởi anh vẫn muốn chiếm hữu cô ả. Raymond là một kiểu người bị
thế giới vật chất làm cho tha hóa. Vì tiền mà anh ta chọn một cái nghề chăn dắt
gái, rồi cũng vì tiền mà anh đâm ra căm phẫn người yêu của mình. Những mâu


thuẫn sinh ra từ con người Raymond đều xoay quanh những đồng tiền nhơ nhớp
mà anh ta kiếm được từ xã hội.

Đám đông trong phiên tòa
Một điểm đáng chú ý ở trong tác phẩm, đó là hình tượng đám đông trong
phiên tòa của Meursault. Họ gồm những người tham gia phiên tòa, bồi thẩm tòa,
nhà báo, vệ binh, công tố viên, luật sư và các người bạn, những nhân chưng. Albert
Camus đã thành công trong việc cô lập Meursault khỏi cái thế giới này. Hình
tượng đám đông đã khiến cho Meursault cảm thấy “có vẻ như người ta đang xử lý

vụ này mà không có sự tham gia của tôi”. Đám đông xuất hiện ở phiên tòa thật tình
cờ. Thật tình cờ, họ rất giống nhau (về quan điểm vụ án của Meursault). Thật tình
cờ, họ lại phản ưng rất giống nhau. Thật tình cờ, họ chống lại Meursault. Mọi thư
tình cờ đến nỗi phi lý. Sự tồn tại của một tập thể đồng lòng với nhau tất cả mọi thư
mà chẳng có bất cư một bất đồng nào là không thể. Ấy thế mà nó tồn tại trong tác
phẩm của Albert Camus. Khi lão Salamano kêu gọi mọi người phải thông cảm cho
Meursault, “nhưng chẳng ai tỏ vẻ thông cảm”. Khi luật sư của bị cáo không thể
chịu được cảnh phiên tòa liên tục hỏi về đám tang của mẹ Meursault, ông đã thốt
lên hỏi: “Vậy thù anh ta bị kết tội vì đã chôn mẹ mình hay là vì đã giết người?” thì
tất cả mọi người “cười ồ”. Công tố viên đã gào lên khẳng định rằng: “Phải, tôi kết
tội con người này là đã chôn mẹ mình với trái tim của kẻ tội phạm”. Một tuyên bố”
không có mối quan hệ sâu sắc, thống thiết và cốt yếu” thế nhưng lại “gây hiệu quả
lớn đối với công chúng”. Khi Meursault minh oan cho chính mình, anh bảo tại trời
nắng quá nên đã hành động ngu ngốc, “có nhiều tiếng cười trong phòng”. Họ
giống nhau đến nỗi, họ phe phẩy cái quạt theo cùng một hướng. Tại sao lại có sự
trùng hợp đến thế? Đơn giản đám đông ở phiên tòa là đại diện cho xã hội, đại diện
cho những chuẩn mực đạo đưc mà mọi người nên noi theo. Những hành động của
Meursault là không thể chấp nhận được, “đám đông”, “công chúng” là đa số, còn
Meursault chỉ là một cá thể, họ không thể hủy bỏ tất cả luật lệ xã hội chỉ để cho
một người được. họ khiến cho cái cá thể dửng dung ấy “muốn khóc”, lần đầu tiên
hắn ta xúc động đến thế bởi vì “tất cả những người ngồi đây sao mà ghét mình đến
thế”. Họ làm Meursault choáng váng bởi “tất cả mọi người chen nhau cốt để nhìn
tôi”, nhìn kẻ giết người với năm viên đạn. Họ chính là chất xúc tác khiến cho tội
lỗi của Meursault ngày càng chồng chất. Họ chỉ thể hiện những cảm xúc nhất thời
của họ, cũng giống như Meursault, họ làm theo trái tim mách bảo. Nhưng họ có sự
ảnh hưởng bởi họ đông hơn, họ là xã hội.


Ở Camus, “cái phi lý là sự ngăn cách giữa một bên là ý nguyện muốn tìm hiểu thế
giới thực tại với một bên là sự u tối của thế giới đó. Tưc là cái phi lý nảy sinh ở sự

tuyệt giao giữa lí trí với thực tại khách quan”. Meursault rất muốn thấu hiểu thế
giới này, anh rất muốn trở thành một phần của thế giới và xã hội, thế nhưng, càng
tiến vào sâu, thế giới lại càng xa lánh anh. Bởi anh không giống bọn họ, họ từ chối
anh với những lí do đã nhắc đến. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết rằng cái phi
lý cũng tồn tại một tính chất tương đối, một vật tỏ ra phi lý trên phương diện này
thì vẫn có thể logic trên một phương diện khác. Thế giới và xã hội không sai, họ
chưa từng sai, đơn giản Meursault đã quá cô đơn. Anh tồn tại lạc lõng trên cõi đời
chỉ mong muốn được chấp nhận. Giữa anh và xã hội đã tồn tại một khoảng cách
mà không một bất kì ai có thể kéo chúng lại gần hơn. Nếu như xã hội ấy có rất
nhiều người cảm thấy rằng: việc mẹ mình chết là chuyện đương nhiên, “ai rồi cũng
phải chết”, hành xử như Meursault thì có thể anh đã được đồng cảm.

2.3.2 Cảm quan phi lý bên trong:
Trước hàng loạt những sự việc xảy ra kể từ khi nhận được điện từ viện
dưỡng lão. Anh chàng Meursault đã tỏ một thái độ dửng dưng xuyên suốt cho đến
lúc nhận bản án tử hình. Anh cảm thấy thế giới thật xa lạ, và anh cũng cảm thấy xa
lạ với chính bản thân mình. Trong lời đề tựa cho lần tái bản cuốn sách ở Mỹ,
Camus viết: «Nhân vật của cuốn sách bị kết án bởi anh không chịu nhập cuộc».
Meursault khước từ nói dối, đó là câu trả lời cho câu hỏi tại sao anh không chịu
nhập cuộc. Và vì cái đám đông xa lạ kia không thể bắt ép anh ráp vào những cái
khuôn được đúc sẵn, họ cảm thấy bị đe dọa, Meursault biến thành một tên giết
người nguy hiểm và cần bị loại ra khỏi xã hội. Chúng tôi đã bàn đến sự phi lý
khách quan ở phần trên, nếu dừng lại ở đó, thì chỉ là một sự soi bóng của khái
niệm «bất khả tri» trong triết học phi lý. Ở quan điểm của Camus, phi lý không chỉ
tồn tại ở thế giới vật chất mà nằm ở chính bản thể con người mà trong tác phẩm
này, Meursault là hiện thân của quá trình nhận thưc đó.
Chúng tôi sẽ phân tích quá trình nhận thưc cái phi lý đó ở nhân vật
Meursault qua ba giai đoạn: vô thưc, tỉnh thưc và nổi loạn.

Vô thức



Meursault yêu mẹ. Điều này được thể hiện qua lời khẳng định của lão hàng
xóm Salamano ở phiên tòa, thể hiện qua việc Meursault nhớ đến mẹ của mình khi
nghe lão khóc thương con chó mất, và thể hiện qua cuộc nói chuyện với luật sư,
anh khẳng định rằng: «Điều tôi có thể nói chắc chắn là tôi muốn mẹ tôi đừng chết
thì hơn». Thế nhưng khi nghe tin mẹ chết, Meursalt đến viện dưỡng lão canh linh
cữu và đưa tang với một thái độ hết sưc dửng dưng và điều này thực quá bất
thường đối với những người chưng kiến.
Anh không muốn nhìn mặt mẹ lần cuối khi ông giám đốc viện dưỡng lão
hỏi. Thậm chí anh còn ngăn ông gác cổng đến tháo ốc mở áo quan để anh nhìn mẹ.
Ông ta tỏ ra hết sưc ngạc nhiên và khi hỏi, anh chỉ biết trả lời: «Tôi không biết».
Câu trả lời này được Meursault lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong tác phẩm khi bị ai
đó chất vấn về hành vi lạ thường của mình. Anh không biết, vì anh không biết thật.
Làm sao mà giải thích cho một hành vi mang tính bột phát? Meursault chìu chuộng
cảm xúc tưc thời của mình, vì anh cho rằng đâu có lý do gì để làm khác đi. Và ở
mối quan hệ sau này với anh bạn Raymond và cô người yêu Marie, anh cũng chìu
theo những ý muốn của họ vì anh nghĩ anh chẳng có lý do gì để từ chối.
Meursault ngồi trực linh cữu mẹ trong căn nhà xác nhỏ bé, anh cảm thấy
khó chịu vì ánh đèn chói quá. Anh muốn hút thuốc, anh mời ông gác cổng hút
thuốc. Ông ta mời anh cà phê, anh vui vẻ nhận lời. Những người bạn già của mẹ
đến khóc thương, anh ta chỉ cảm thấy khó chịu và nặng nề. Anh không khóc, rồi
anh ngủ gật. Khi anh mở mắt ra thì những người già trân trân nhìn anh, nhưng anh
vẫn tiếp tục ngủ… Lúc đưa tang, anh chỉ thấy mệt mỏi vì ánh nắng khiến anh thấy
nóng bưc trong bộ đồ tang màu tối. Ánh nắng tiếp tục thiêu đốt anh và suốt đoạn
đường đưa tang, Meursault không nghĩ đến gì khác ngoài nắng. Anh về nhà ngay
hôm đó và sáng hôm sau, Meursault đi bơi ở bãi tắm và gặp cô bạn cũ của mình,
cả hai dắt nhau đi xem phim hài, âu yếm nhau rồi về nhà và làm tình, và từ đó bắt
đầu một mối quan hệ yêu đương. Tất cả những hành động trong vô thưc này của
Meursault đã được ông bồi thẩm khai thác triệt để để kết tội anh ở phiên tòa.

Meursault chưa nhận ra sự phi lý trong chính con người mình bởi lẽ anh cư hành
động theo bản năng, theo trực giác,.. và bởi lẽ anh chưa ý thưc việc đặt câu hỏi «tại
sao» cho những hành động của mình.
Mặc dù Meursault tỏ ra xa lạ với mọi người xung quanh, thế nhưng việc
hành xử của anh hoàn toàn có lý đối với chính mình, Camus gọi đó là «logic của
phi lý». Với Camus, mặc dù thế giới này là một tập hợp phi lý, thì mỗi một tập hợp
đó có một logic riêng, điều này phi lý ở chỗ này nhưng lại có lý ở chỗ kia, và
ngược lại. Một ví dụ điển hình là tổng ba góc của một tam giác trên một mặt phẳng


là 180 độ, nhưng nếu tam giác đó nằm trên một hình cầu thì tổng 3 góc của nó
không còn là 180 độ nữa. Điều có lý ở mặt phẳng lại phi lý trên mặt cầu, và ngược
lại. Thế nên, anh chàng Meursault hành động theo logic riêng của con người anh
ta, mặc dù logic đó thật phi lý. Thế nên câu hỏi «tại sao» của mọi người đặt cho
anh luôn nhận được câu trả lời là: «Tôi không biết». Tấm kính trong suốt mang tên
«bất khả tri» án ngữ Meursault cùng đồng loại, anh không nằm trong logic chung
của nhân loại, thế nên anh không có câu trả lời cho thế giới đó.
Tâm lí của con người là luôn luôn mong muốn tìm thấy cho mình những người bạn
có nhân phẩm tốt, cốt cách tốt thế nhưng với Meursaul anh dường như hoàn toàn
không hề quan tâm đến những điều đó. Anh sống một cuộc sống đầy thụ động với
những điều đang diễn ra ở thế giới xung quanh, Meursault cư để mọi việc chủ
động trôi qua theo thời gian chư không chủ động sắp xếp nó như cách mà mọi
người bình thường trong xã hội vẫn thường làm. Mối quan hệ bạn bè của
Meursault và Raymond được thiết lập một cách đầy “ngẫu hưng”. Trong khi,
Raymond luôn luôn nghĩ Meursault sẽ trở thành một người bạn thân của mình thì
Meursaul lại chẳng hề quan tâm đến điều đó. Mặc dù là không quan tâm đến mối
quan hệ bạn bè này thế nhưng khi được Raymond nhờ vả viết bưc thư gửi cho cô
người yêu hay làm chưng với cảnh sát thì Meursaul vẫn dễ dàng chấp nhận. Điều
này có thể bộc lộ được cái bản chất phi lí ngay từ bên trong suy nghĩ của
Meursault, anh không quan tâm người đang cần anh giúp là ai mà chỉ cần có người

lên tiếng nhờ vả thì anh sẽ giúp. Có thể nhận định rằng với sự phi lý này nó thuộc
vào phần vô thưc trong suy nghĩ của mỗi con người, anh đã cùng một con người
đầy bạo lực và thù hận song hành với nhau như những người bạn thật sự. Anh chấp
nhận những điều phiền phưc mà Raymond mang đến và chẳng hề có một lời than
vãn hay e ngại cho mối quan hệ này. Khi Raymond bị những kẻ thù người Ả Rập
tấn công anh sẵn sàng cùng Raymond chống lại bọn chúng dù anh chẳng có thù
hằn hay xích mích. Meursaul không bày tỏ thái độ bất mãn với những phiền phưc
mà anh bị ảnh hưởng, mọi thư với anh vẫn hoàn toàn bình thường. Sự phi lí ở đây
chính là Meursault đã không ý thưc được cuộc đời mình cần gì chính điều đó đã đi
trái ngược hoàn toàn với xã hội thực tại. Con người vốn dĩ không muốn để số phận
an bày cuộc sống của mình, họ luôn luôn đấu tranh, tìm mọi cách để thay đổi cuộc
sống theo ý của họ mong muốn, họ muốn cuộc sống của họ là tốt đẹp, là may mắn,
là hạnh phúc,… thế nhưng Meursaul lại hoàn toàn trái ngược với những điều đó,
cuộc sống của anh chỉ đơn giản là để thoả mãn các nhu cầu của bản thân như ăn,
ngủ, uống rượu, hút thuốc,… và để mọi thư trôi qua tự nhiên nhất, anh ta chỉ cần
sống vì anh ta chư không để ý đến những điều gì đang diễn ra xung quanh, dù cho
bất cư điều gì xảy ra thì anh ta sẽ nhẹ nhàng mà đón nhận. Chính vì cách sống lạ


lùng như thế mà Meursaul trở thành một con người hoàn toàn cách biệt với xã hội,
dưới con mắt của mọi người hay của chính bản thân Meursault thì anh ta là một kẻ
xa lạ với xã hội thực tại.

Sự ngơ ngác của anh đối với cuộc đời còn được thể hiện rõ trong mối quan
hệ với Marie. Nàng là đồng nghiệp cũ với Meursault, một ngày sau tang mẹ, hai
người gặp nhau ở bãi tắm rồi bắt đầu mối quan hệ yêu đương từ đó. Sau này, khi
Marie ngỏ lời muốn anh cưới cô thì anh đáp rằng anh không quan tâm và rằng “họ
có thể làm lễ cưới nếu cô muốn”. Sau đó cô còn hỏi thế anh có yêu cô không, anh
bảo chuyện đó “chẳng có gì quan trọng cả nhưng chắc là anh không yêu”. Nàng lại
hỏi vậy tại sao anh nhận lời cưới nàng. Anh lại bảo chuyện đó chẳng có gì quan

trọng và rằng nếu nàng muốn thì họ vẫn có thể lấy nhau. Ngay cả khi Marie hỏi
nếu không phải là nàng mà một cô gái khác cũng có mối quan hệ với anh như nàng
và đề nghị anh cưới anh có cưới không. Meursault thản nhiên đáp “Tất nhiên”.
Marie tự hỏi không biết nàng có yêu anh không, và anh bảo anh không hề biết gì
về điểm này. Anh không biết anh có yêu Marie hay không, và anh cũng không biết
Marie liệu có yêu anh không. Mối quan hệ giữa hai người cư thế tiến triển một
cách ngẫu nhiên. Rõ ràng, hai người gặp nhau ở bãi tắm một ngày sau tang mẹ là
một điều tình cờ, nếu không có sự tình cờ đó, thì có lẽ sẽ xảy ra một sự tình cờ
khác ở một thời điểm khác. Với Meursault, sao cũng được, không người này thì
người khác, không điều này thì điều khác, chả có gì khác nhau cả, cuộc đời anh
vẫn sẽ diễn ra bình thường.
Sự tình cờ, hay cái ngẫu nhiên, là một luận điểm hết sưc quan trọng trong
triết học hiện sinh mà mặc dù Camus khẳng định mình không phải là triết gia, ông
cũng đã đề cập đến trong tập tiểu luận “Huyền thoại Sisyphe” của mình. (Đầu thế
kỷ XX, lý thuyết về cái hỗn độn và đề cao cái ngẫu nhiên cũng được các nhà khoa
học công nhận, thay thế cho chủ nghĩa quyết định của cái tất yếu). Camus đã trích
dẫn trong “Và Zarathustra đã nói như thế” của Nietzsche: “Sự ngẫu nhiên là điều
cao quý lâu đời nhất thế gian. Ta gán đặc tính này cho vạn vật khi tuyên bố rằng ở
trên vạn vật không có ý chí bất diệt nào được thực thi cả”, và Camus tuyên bố “đã
kiên trì ngăn chặn đại lộ hoàng kim của lý trí và khơi lại những nẻo đường trực
tiếp dẫn đến sự thật”. Meursault có mối quan hệ yêu đương với Marie là do họ tình
cờ gặp nhau ở bãi tắm, nếu không gặp Marie thì có lẽ lời buộc tội của tay công tố
viên ở phiên tòa cũng không đến mưc dẫn đến án tử hình cho Meursault. Và tìm
đến nguồn gốc vấn đề thì nếu Raymond không mang theo súng thì Meursault đã
chẳng nhét nó vào túi quần, sâu xa hơn nữa thì nếu Meursault sinh ra ở nơi khác


thì anh đã không gặp tay hàng xóm Raymond và sẽ không bị lôi vào cuộc ẩu đả
với những người Ả Rập… Như vậy, dù lý tính đến như thế nào thì bản thân của sự
thật vẫn là những sự tình cờ, những cái ngẫu nhiên.


Hành động giết người, kết liễu sinh mạng của một ai đó xem chừng rất ghê tởm
đối với một vài loại người, nhưng cũng có người sinh ra là để giết người và cũng
tồn tại kẻ không có cảm xúc về việc giết người.Đó là Meursault trong “Kẻ xa lạ”
của Albert Camus. Anh ta không phải là kẻ sát nhân máu lạnh, cũng chẳng phải tên
hành quyết tử tù, chỉ là một tên nhân viên văn phòng “sáng dậy, lên xe về chỗ làm,
bốn giờ công việc chiều, ăn tối, ngủ nghỉ, và Thư Hai Thư Ba Thư Tư Thư Năm
Thư Sáu và Thư Bảy cùng theo nhịp điệu này”, anh ta chỉ cảm thấy buồn vì chuyện
đã xảy ra chư không thấy hối hận vì đã giết người.
Meursault, nếu không đọc kĩ lưỡng, khó ai nhớ đến cái tên này, nhân vật chính của
câu truyện, người mà chúng tôi cảm nhận rằng, anh ta đang chìm trong tấn bi kịch
mà xã hội dành cho anh. Chỉ là cái tên của anh thôi nhưng Albert Camus cũng lười
nhắc, ông chỉ nhắc đến từ “Meursault” chỉ có 9 lần trong 10 chương, trong đó có 2
lần đề cập đến để chỉ mẹ của anh ta. Albert Camus chỉ nhắc tên nhân vật chính 7
lần, đây là ý đồ của tác giả. Chúng tôi nghĩ nhà văn đoạt giải Nobel văn học năm
1957 đã cố tình giấu đi tên của nhân vật để khi đọc tác phẩm, khi ông sử dụng ngôi
thư nhất để trần thuật câu chuyện sẽ tào điều kiện cho người đọc thật sự đặt bản
thân mình vào trong tác phẩm. Bởi nhân vật ấy đang chìm trong trạng thái vô thưc.
Đôi khi chúng ta đọc nhưng không biết anh ta là ai, anh ta tên gì, anh ta như thế
nào, tóc tai mặt mũi ra sao? Albert Camus đã giấu đi tất cả bản thân anh ta, hay
đơn giản, đó là tất cả những gì của Meursault. Một con người không có gì cả,
không nhân dạng, không mục đích sống, một con người lưng chừng chỉ biết sống
theo những gì mà xã hội đã áp đặt sẵn, một cuộc sống “bầy đàn”, sống vô vị không
ý nghĩa nhưng cũng chẳng màn tìm đến sự thiếu sót ấy.
Con người ấy đã không có một lựa chọn nào khác, trong cơn vô thưc anh ấy đã
quyết định số phận của mình theo một cách khắc nghiệt nhất. Nhưng anh ấy vẫn
không hề quan tâm. Một câu nói phi lý bắt nguồn từ hành động phi lý duy nhất,
hành động ấy đã bẻ cong cốt truyện trở thành vở bi kịch của Meursault. Đó là anh
ấy đã giết người, một hành động vô thưc. Nếu xem xét toàn bộ truyện Kẻ Xa Lạ là
một mạch theo chiều ngang thì hành động bóp cò súng giết chết tên A Rập, sau đó

còn bắn thêm bốn phát vào cơ thể bất động ấy chắc chắn là một điểm xuyết, một
nút thắt thay đổi hiện tại, tương lai và cả quá khư. Nếu Meusault không giết người,


đây có thể chỉ là một câu truyện về một chàng trai chán ngán cuộc sống bầy đàn,
tìm mọi cách để thoát ly ra khỏi xã hội. Nhưng chính giây phút vô thưc mà tác giả
đã gán ghép cho anh ta khiến câu truyện đi theo một chiều hướng phi lý. Anh đã bị
xã hội áp đặt một cách độc đoán cách phải cư xử của anh đối với mẹ của mình,
những hành động của anh là không thể chấp nhận được, họ thấy anh là một kẻ
nguy hiểm. Không phải chỉ vì duy nhất hành động ấy, việc anh từ chối nói dối, từ
chối nói quá những cảm xúc của mình cũng khiến cho xã hội cảm thấy bị đe dọa.
Đó là lúc khi anh được hỏi về việc có hối hận khi giết người không, anh đã nói
rằng anh thấy buồn nhiều hơn. Những hành động vô thưc ấy đã biến anh thành một
kẻ xa lạ, không phù hợp ở xã hội bây giờ nên việc tự đào thải là chuyện tất yếu.
Cái phi lý của anh là phi lý của xã hội tạo ra, họ không chấp nhận một cá thể như
anh. Chính Camus đã viết rằng: “Nhân vật của cuốn sách bị kết án vì anh không
chịu nhập cuộc”.
Chúng tôi thật sự không thể phân tích được hành động giết người của Meursault,
đơn giản vì chúng tôi không phải là Albert Camus, chúng tôi lại càng không phải là
Meursault. Điều đó không có nghĩa chúng tôi không thể phân tích bất cư một tác
phẩm nào khác mà bởi vì hai người ấy đã từ chối cho chúng tôi tìm hiểu. Họ đã tạo
ra một thế giới cho chính họ, sau đó tự nhốt bản thân mình, giấu đi bản ngã của tất
cả. Họ chôn vùi mình trong vô thưc, cái cảm thưc mà chẳng ai có thể “trải nghiệm”
được. Nhiều người gọi hành động giết người của nhân vật Meursault là hành động
phi lý. Dùng chính phi lý để chống lại cái thế giới phi lý mà anh đang sống. Anh ấy
đã bắn một tên A Rập 5 viên đạn, bắn một người mà anh không hề biết tên, anh chỉ
biết hắn ta đang có xích mích với bạn anh Raymond. Nhưng chỉ vì giọt mồ hôi rơi
vào mắt, ánh sáng phản chiếu từ con dao của tên kia mà Meursault đã bóp cò.
Chúng tôi và quan tòa cũng đã đặt câu hỏi này đối với Albert Camus và Meursault:
tại sao anh lại bóp cò? Tại sao anh giết người đàn ông không quen biết ấy? “Tôi

nói liến láu, lộn cả câu chữ và ý thưc rõ sự khôi hài của mình khi nói rằng đó là tại
trời nắng quá”. Đó chính là câu trả lời của Meursault. Anh ta từ chối nói dối, anh
vẫn có thể viện cho mình lý do rằng tên Ả Rập đang de dọa mạng sống của anh
nhưng không, anh đã không làm thế. Bởi sự thật là anh đã giết người trong vô
thưc. Anh không sợ chết, kể cả tử hình, tự sát hay một nhát dao chí mạng từ tên A
Rập kia,… anh giết hắn ta vì đấy là đỉnh điểm của vô thưc, là đỉnh điểm của sự
trốn thoát, sử chuyển thể từ tâm thưc này sang một tâm thưc khác.

Tỉnh thức


Hành động giết người của Meursault là đỉnh điểm của sự vô thưc và đồng
thời mở ra một quá trình mới, quá trình nhận thưc. Ngay khi anh ta bắn thêm bốn
phát nữa vào tấm thân bất động của người Ả Rập, Meursault nhận ra rằng “Và việc
đó tựa như tôi vừa gõ bốn tiếng gọi cửa gãy gọn để bước vào cõi bất hạnh vậy.”
Gần một năm trước khi được đưa ra xét xử, Meursault sống trong nhà giam,
lần giở cuộc đời phi lý của mình và đọc nó với sự tỉnh thưc. Meursault nhận thấy
một vực sâu ngăn cách mình và cuộc đời. Vị luật sư và ông thẩm phán dù đã hết
sưc khai thác những khía cạnh tốt đẹp nhất của anh để có thể đưa ra những lý lẽ
giúp anh thoát tội nhưng anh không thể nào hiểu nổi tại sao người ta lại bắt anh nói
những điều mà anh không có. Nếu như ở giai đoạn trước, anh cư để cuộc đời mình
cuốn theo ý muốn của người khác thì ở nhà giam, anh tự chủ được con người mình
dù anh biết điều đó bất lợi trong phiên tòa. Mối quan hệ với Marie là mối quan hệ
đối với anh là sao cũng được, anh không quan tâm lắm. Còn với Raymond, anh
cảm thấy không có lý do gì để từ chối lời kết bạn của tay hàng xóm, không có lý
do gì để từ chối viết thư, cũng không có lý do gì để từ chối làm chưng cho một
việc mà anh không hề biết rõ. Nhưng ở nhà giam, anh không nói những điều mà
người ta muốn, anh trả lời thành thật mọi câu hỏi, từ chối lời cầu xin Chúa tha tội
mà ông dự thẩm đã “đưa tay qua bàn chìa tượng Chúa Giêxu vào mặt tôi và kêu
lên một cách phi lý: “Ta, ta là con chiên Cơ Đốc giáo. Ta xin Chúa tha tội cho mi.

Làm sao mi có thể không tin rằng Chúa đã đau khổ vì mi?”
Ngoài chi tiết trên, trong phần này còn có một đoạn văn mà nội dung lẫn
hình thưc của nó đậm màu phi lý, chúng tôi xin trích nguyên văn: “Ông giục tôi
thuật lại sự việc ngày hôm ấy. Tôi thuật lại những gì tôi đã kể cho ông nghe từ
trước rồi: Raymond, bãi biển, buổi đi tắm, cuộc xô xát, rồi lại bãi biển, dòng suối
nhỏ, nắng và năm phát súng lục. Hết mỗi câu, ông lại điểm: “Tốt, tốt”. Khi tôi kể
đến cái xác nằm sóng sượt, ông phê: “Được”.” Rõ ràng, chính ông dự thẩm cũng
không quan tâm mấy đến việc một người bị giết mà ông chỉ quan tâm đến công
việc của mình có tiến triển tốt hay không. Mỗi một câu nói miêu tả lại quá trình
giết người thì ông lại khen ngợi “Tốt, tốt”. Khi được hỏi nguyên nhân tại sao anh
bắn một phát rồi dừng lại một lúc rồi mới bắn bốn phát tiếp theo, Meursault không
trả lời. Meursault biết nguyên nhân là do nắng, nhưng lần này Meursault lựa chọn
không trả lời. Thế rồi ngay sau đó, ông lôi cây thánh giá giơ lên và gào lên xin
Chúa tha tội cho kẻ giết người một cách hết sưc khôi hài.
Meursautl chấp nhận sự phi lý ngự trị trong tâm hồn mình. Và mặc dù bằng
một sự phi lý nào đó anh đã giết người, nhưng cũng bằng sự phi lý đó, anh đã vượt
qua được quãng thời gian chán nản ở nhà giam và còn có phần cảm thấy tự do ở


bốn bưc tường ấy. Người ta giam được thể xác anh nhưng lại giải phóng tinh thần
của anh. Meursault tập thói quen ngủ nhiều hơn, anh tính là nếu ngủ một ngày
mười tám tiếng thì chỉ còn có sáu tiếng để giết mà thôi. Ban đầu Meursault lôi hết
những chuyện trong ký ưc ra để nhớ lại, và sau này, anh lật lại từng việc, nhớ lại
một cách chậm rãi, kỹ lưỡng, thậm chí nhớ đến những hình chạm khảm, vết rạn
hoặc chỗ mép bị mẻ, nhớ cả màu sắc của những chi tiết đó. Meursault du ngoạn về
quá khư, lần giở những thư chưa từng được nhận thưc rõ và bị lãng quên. “Thế là
tôi hiểu ra rằng một người dù chỉ sống một ngày cũng có thể dễ dàng sống cả trăm
năm ở trong tù.” Anh mất luôn khái niệm về thời gian, ngày này tràn cả sang ngày
kia và với anh chỉ có “hôm qua” và “ngày mai”, ngoài ra không còn khái niệm thời
gian nào khác. Thời gian trong tù khác hoàn toàn thời gian ở ngoài, logic trong tù

cũng khác với logic ngoài xã hội. Khi người gác ngục bảo với Meursault rằng anh
đã ở nhà giam được năm tháng thì anh tin nhưng anh không hiểu. “Đối với tôi, cái
ban ngày ùa dồn dập vào xà lim của tôi bao giờ cũng vẫn là một, và cái công việc
tôi đeo đuổi cũng vẫn là một.” Một con người, nhưng khái niệm thời gian lúc thì
thế này lúc thì thế khác, thì thử hỏi, liệu có tồn tại một logic nào trên đời?
Trước phiên tòa, khi được một hiến binh hỏi có sợ không, Meursault đã trả
lời là không, và thậm chí anh ta còn muốn được dự một phiên tòa, vì trong đời
chưa có dịp nào được xem xử án. Thật không khỏi bất ngờ trước câu trả lời của
Meursault, anh không hề hồi hợp hay chí ít cũng phải có một cảm giác gì đó. Suy
nghĩ của một phạm nhân như anh cũng như suy nghĩ của bao người dân bình
thường khác là muốn đi xem xử án xem nó huyên náo và kẻ thủ ác sẽ bị xử ra sao.
Ý muốn này đối với người bình thường thì không có gì đáng nói, nhưng anh lại tỏ
ra giống người bình thường trong tư thế của một tên tội phạm. Càng phân tích sâu
tác phẩm này, chúng tôi càng hoang mang về việc phân định các ranh giới cho các
hệ logic, không còn biết điều gì là có lý và điều gì là vô lý nữa.
Meursault đưa ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, trong cái xã hội
mà anh đang sống những suy nghĩ, hành động đó là đi ngược lại với chủ nghĩa
nhân văn, cái chủ nghĩa do chính con người đặt ra, mà ở đó anh ta nhìn thấy những
phi lí sâu xa. Xin được trích lời của Albert Camus, ông nói: “Cái phi lý sinh ra từ
sự mâu thuẫn của nhu cầu con người và sự im lặng khôn dò của thế giới”. Trong
phiên tòa xử mình, như chúng tôi đã phân tích trong phần phi lý khách quan bên
trên, Meursault nhận thưc rõ rệt vực sâu ngăn cách giữa anh ta và xã hội, sự bất lực
muốn tìm hiểu con người mình cũng như hiểu được thế giới và thực tại u tối của
thế giới đó. Nhưng sự chính trực và phẩm giá đòi hỏi con người phải đối mặt và
chấp nhận thân phận con người như vốn có và tìm những giải pháp thuần túy nhân


×