Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Chủ nghĩa hậu hiện đai tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.51 KB, 27 trang )

Mục Lục.
1. Cơ sở hình thành của chủ nghĩa hậu hiện đại và tư tưởng của nó.
1.1. Điền kiện Kinh tế - Xã Hội.
1.2. Tiền đề khoa học, công nghệ.
1.3. Các nhà tư tưởng đặt nền móng.
1.4. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại.

2. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học.
2.1. Cảm quan hậu hiện đại.
2.2. Đặc trưng nghệ thuật.
2.3. Một số tác Giả - tác phẩm.
2.3.1. Paul Auster với tiểu thuyết “Trần trụi với văn chương”.
2.3.2. Donald Bartheiman với truyện ngắn “Trường học”.
2.3.3. Nhật Chiêu với tác phẩm “Lời tiên tri của giọt sương”.

3. Chủ nghĩa hậu hiện đai tại Việt Nam.

Tổng kết.


1. Cơ sở hình thành của chủ nghĩa hậu hiện đại và tư tưởng của nó.

1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Bối cảnh Tây Âu, sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến thập niên 70 của thế kỷ
XX là thời kỳ hồi phục và phát triển tăng tốc của chủ nghĩa tư bản với sự hỗ trợ mạnh mẽ
của những thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học – công nghệ. Sức mạnh kinh tế và
chính trị của chủ nghĩa tư bản ngày càng trở thành nguồn lực chủ yếu của đối với sự phát
triển của khoa học – công nghệ, và ngược lại, những thành tựu của khoa học – công nghệ
cũng được chủ nghĩa tư bản áp dụng triệt để để phục vụ cho mục đích kinh tế - chính trị.
Dòng chu chuyển của tư bản chủ nghĩa ngày càng thâm nhập sâu rộng vào mọi lĩnh
vực trên thế giới với sự đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia, quá trình công nghiệp


hóa, … khoa học – công nghệ trở thành một thị trường thống nhất, trong đó những yếu tố
chủ yếu là sản xuất, tiêu dùng, hưởng thụ.
Những thành tích đạt được về mặt lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này
đã làm tăng thêm những mâu thuẫn và bất công xã hội. Các phong trào đấu tranh nhân
quyền, nữ quyền, chống phân biệt chủng tộc diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào sinh
viên vào tháng 5 năm 1968 ở Pháp.
Công nghệ thực tại ảo, Internet thâm nhập vào các hoạt động văn hóa, chính sự đa
dạng về nội dung và hình thức truyền tải của các phương tiện truyền thông đã làm biến
đổi cảm thức không gian, thời gian và những cảm nghiệm về cuộc sống nơi mỗi cá nhân,
làm gia tăng phân mảng, đa dạng về văn hóa. Tính đồng nhất, cứng nhắc, hàn lâm, đơn
điệu trước đây của những hoạt động văn hóa nghệ thuật nhường chỗ cho sự sáng tạo cá
nhân, tính giải trí như nhạc pop, rock, văn hóa điện ảnh, sân khấu biểu diễn, hội họa, kiến
trúc, điêu khắc, văn học…
Những biến đổi căn bản trên nhiều lĩnh vực của xã hội Tây Âu ở thời kỳ này đã tạo
ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của nó, chuyển từ thời kỳ hiện đại sang thời kỳ
hậu hiện đại.
Thời kỳ hiện đại đi từ phong trào Khai sáng ở thế kỷ XVIII, đặt nền móng trên lý
tính, chủ thể tính và sự hợp lý hóa. Sự xuất hiện của thời kỳ hiện đại là một bước ngoặt
lịch sử nối tiếp thời kỳ trung cổ, là sự đoạn tuyệt với xã hội phong kiến cùng những
khuôn mẫu văn hóa của nó. Ở thời kỳ hiện đại, tinh thần phê phán trở thành một nền tảng


chủ yếu, mọi hình thức của đời sống xã hội đều được xem xét dưới ánh sáng lý trí. Những
ý tưởng của chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa duy lý và những bức tranh về sự tiến bộ của
lịch sử được đề cao. Thời hiện đại còn được nuôi dưỡng từ lý tưởng của thời Phục Hưng,
xã hội được xây dựng trên sự tự chủ cá nhân và các quy tắc hợp lý trong từng bộ phận
của nó, những thành tựu của lý trí là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại.
Song, theo các nhà hậu hiện đại, bên cạnh những thành tựu lớn lao mà thời kỳ hiện
đại đạt được thì nó cũng chứa đựng những mặt trái như việc xuất hiện chủ nghĩa đế quốc
thực dân, sự tàn sát lẫn nhau vì lợi ích kinh tế chính trị… do đó, những niềm tin và lý

tưởng thời kỳ hiện đại đưa đến sự tự mâu thuẫn và khủng hoảng, mở đường cho giai đoạn
tiếp nối – thời kỳ hậu hiện đại.
Thời kỳ hậu hiện đại phủ định việc sử dụng lý trí làm công cụ trong các lĩnh vực
văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, chính trị… vì cho rằng điều đó sẽ dẫn tới sự chia cắt hoàn
toàn thế giới văn hóa và thế giới kỹ thuật. Thời kỳ hậu hiện đại đã thay đổi nhiều khuôn
mẫu của ý thức hiện đại và đồng thời mở ra hướng tìm kiếm những nhãn quan tích cực
trong tương lai. Theo Daniel Bell: “thời kỳ hậu hiện đại là sản phẩm của việc áp dụng
những cuộc phản kháng lại thời kỳ hiện đại vào cuộc sống đời thường, là sự mổ rộng của
lối sống phản loạn, siêu cá nhân và hưởng thụ”.
Điều kiện kinh tế - xã hội thời kỳ này, là bệ đỡ cho sự bùng phát, nở rộ của tâm
thức hay tinh thần hậu hiện đại được thể hiện trên hầu hết mọi lĩnh vực.

1.2. Tiền đề khoa học – công nghệ.
Thế kỷ XX, là giai đoạn diễn ra cuộc cách mạng khoa học thứ hai trên thế giới với
những sự đột phá, những phát minh khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đạt được
nhiều thành tựu to lớn và gần như làm thay đổi hoàn toàn nhận thức cơ bản về giới tự
nhiên, xã hội và tư duy con người.
Đầu tiên là sự ra đời của thuyết tương đối và cơ học lượng tử vào thập niên 20, làm
đảo lộn nhận thức về thực tại khách quan vốn đang chịu ảnh hưởng của các lý thuyết cổ
điển. Cũng từ đó mà một số nhà triết học và khoa học phương Tây cho rằng thực tại
khách quan không còn được xem là đối lập hoàn toàn với ý thức chủ thể.
Thuyết tương đối và cơ học lượng tử đem lại những hệ quả quan trọng về mặt nhận
thức luận, nó bác bỏ cách nhìn thế giới như hệ thống tuyến tính, tất định, trật tự, đồng
nhất, thay vào đó, nó khẳng định sự tồn tại phi tuyến, bất định, xác suất, đa tầng của thực


tại khách quan, cũng vì vậy mà vai trò của ngôn ngữ trong việc mô tả thực tại được quan
tâm đáng kể.
Gắn liền với những phát minh có tính chất cách mạng là sự hình thành những cách
tiếp cận mới đối với các vấn đề của tự nhiên. Có thể nói bên cạnh phương pháp thực

nghiệm luôn luôn giữ vị trí trung tâm trong nghiên cứu khoa học, Kurt Gudel đã đưa ra
định lý bất toàn trong nhằm chứng minh luôn luôn có nhiều cái đúng hơn là cái bạn có
thể chứng minh. Định lý bất toàn không chỉ áp dụng cho toán học mà nó áp dụng cho mọi
đối tượng tuân thủ các định luật của logic. Bất toàn đúng trong toán học, cũng đúng trong
khoa học, ngôn ngữ và triết học.
Từ cách tiếp nhận mới đã xuất hiện cái nhìn mới về thế giới. Thứ nhất, sự cho rằng
tự nhiên diễn ra theo một dây chuyền chặt chẽ của các biến cố từ nguyên nhân đến hậu
quả, cấu hình của các nguyên nhân vào một thời điểm nào đó hoàn toàn xác định các biến
cố trong thời điểm tiếp theo, và cứ như thế mãi. Đó là nguyên lý tất định, nhân quả, nó
không tồn tại sự bất định trong tự nhiên. Và sự bất định mà ta nhân thấy được phản ánh
của sự không hiểu biết, nếu có được sự hiểu biết đầy đủ thì luôn luôn có thể tiên đoán
tương lại một cách chính xác.
Thứ hai là một tinh thần khoa học chính xác, gắn bó với nguyên lý về tính tất định
của Lord Rayleigh. Theo quan niệm này thì tự nhiên cuối cùng phải được mô tả bằng
những con số, những tọa độ trong không gian, những thời điểm của các biến cố và những
hệ số mô tả các tính chất vật lý. Sự phát triển của kiến thức về tự nhiên là trên cơ sở xử lý
các mối quan hệ giữa các con số đó.
Thứ ba là quan niệm về sự chuyển của tự nhiên từ trạng thái này sang trạng thái
khác được xem là liên tục. Quan niệm này được gọi là nguyên lý liên tục thể hiện sự nhận
biết của giác quan về sự diễn biến dần dần của các chuyển động trong tự nhiên. Các
chuyển động có thể là đột ngột hay chớp nhoáng.
Thứ tư, với các nguyên lý đã nêu trên, các nhà khoa học giai đoạn này nhìn vào bản thân
mình không như một người mà chỉ là mọt dụng cụ, không có định kiến, tình cảm và phần
nào là hơn con người. Nhà khoa học không phát minh mà phải nhìn, không sử dụng trí
tưởng tượng mà phải quan sát. Đó là nội dung của một quan niệm, một nguyên lý đã chi
phối tư duy khoa học thế kỷ XIX – XX : nguyên lý phi cá tính con người.
Có thể nói, những thành tựu mới trong khoa học – công nghệ từ thập niên 20 cho
đến thập niên 70 của thế kỷ XX đã đem lại nhiều chất liệu cần thiết cho sự hình thành
nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại.



1.3. Các nhà tư tưởng đặt nền móng.
Chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời trong bối cảnh nền triết học Pháp và Tây Âu đang
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học, hiện tượng
luận, chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa thực chứng-logic... Với sự đa dạng đó, chủ nghĩa hậu
hiện đại kế thừa truyền thống phi duy lý Đức xuất phát từ ý chí luận Schopenhauer đến
chủ nghĩa hư vô Nietzsche, hiện tượng luận Husserl, và siêu hình học Heidegger .Trong
quá trình hình thành phát triển, tư tưởng của Nietzsche, Husserl và Heidegger cũng góp
phần quan trọng tạo nên diện mạo của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Bên cạnh đó, để góp phần hình thành chủ nghĩa hậu hiện đại, sự tác động của chủ
nghĩa cấu trúc, triết học Marx, phân tâm học Freud và triết học ngôn ngữ Wittgenstein cô
cùng quan trọng, đóng vai trò là các điều kiện lý luận nền tảng. Ngoài ra, triết học Kant
(1724 – 1804) với chủ nghĩa tiên nghiệm cũng ảnh hưởng tới nhận thức luận và phong
cách tư duy hậu hiện đại.
Nền móng tư tưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại là do Lyotard, Derrida và Foucault xây
dựng, đề ra. Sau đó, lại được tiếp tục bổ sung, triển khai theo nhiều hướng khác nhau với
nhiều nhà triết gia khác nhau như: Baudrillard với lý luận thực tại ảo, Feyerabend với lý
luận khoa học, Rorty với lý luận nhận thức, Jameson với lý luận biện chứng xã hội,
Deluze và Guattari với cách tiếp cận sinh học tiến hóa, Irigaray với lý thuyết nữ quyền...
Ở đây, nhóm thuyết trình trong giới khả năng và thời gian cho phép xin được giới
thiệu qua một số nhà tư tưởng có đóng góp chủ yếu cho hình thành của chủ nghĩa hậu
hiện đại.
-

Jean Francois Lyotard (1928 – 1998)
Là triết gia, nhà phê bình văn học người Pháp, được xem là người sáng lập chủ

nghĩa hậu hiện đại về phương diện triết học.



Quan điểm triết học – chính trị của Lyotard coi chủ nghĩa hậu hiện đại là sự nỗ lực
chống lại các lý thuyết phổ biến/ lý thuyết toàn trị của chủ nghĩa duy lý thời thế kỷ ánh
sáng cùng các di sản của nó. Ngoài ra, Lyotard còn phê phán chủ nghĩa Marx chính
thống, vì chủ nghĩa Marx không thể lý giải các động cơ dục năng đa dạng trong mỗi cá
nhân (trong Kinh tế dục năng – 1974). Ông rất có niềm tin vào tính chất không thể tiên
đoán, không thể kiểm soát nơi bản chất con người và tiến trình lịch sử.
Chủ nghĩa hậu hiện đại, được dùng để chỉ sự khước từ về mặt triết học việc biểu hiện sự
vật mà trên bình diện mĩ học đó là sự khước từ âm sắc và hình thể, hậu hiện đại là ý chí
tuyệt vọng với lý tính và với sự biểu hiện, là việc phải “ám chỉ cái không thể diễn đạt
được thông qua những điều diễn đạt bằng thị giác” là “phải làm cho người ta thấy rằng
có một cái gì đó mà người ta có thể quan niệm được nhưng không thể nhìn thấy được”.
Theo ông, cái hiện đại là cái che đậy sự “cách tân”; cái hậu hiện đại mang tính “hiện đại
chủ nghĩa” hơn “nghệ thuật hiện đại”. Hậu hiện đại (trong nghệ thuật) là đỉnh cao của chủ
nghĩa hiện đại. Và sở dĩ nó được gọi là hậu hiện đại là để chỉ sự đoạn tuyệt với tính hiện
đại duy lý của thời đại Khai sáng.
Nhìn chung, triết học Lyotard trong sự phê phán mạnh mẽ tính chất giáo điều, độc
quyền, đàn áp nơi các hệ thống tư duy phổ quát, các thiết chế chính trị, xã hội, khoa học,
thể hiện một tinh thần yêu chuộng tự do, sáng tạo, bình đẳng, công bằng sâu sắc, đầy tính
nhân văn. Đây vốn là hệ giá trị của thời đại Khai sáng, chúng đã bị bóp méo, xuyên tạc
trong hành trình lịch sử. Chủ nghĩa hậu hiện đại của Lyotard, về thực chất, vừa là sự phản
ứng, tố cáo, vạch trần các nguyên nhân làm nên sự biến dạng này, và đồng thời là sự khai
mở các lối đi mới khả dĩ nhằm khắc phục sự biến dạng, tha hóa đó. Toàn bộ tầm vóc và
sức mạnh tư tưởng của Lyotard khiến cho ông xứng đáng là nhà sáng lập chủ nghĩa hậu
hiện đại. Học thuyết của ông là sự gợi mở cho các lý thuyết hậu hiện đại về xã hội, chính
trị, khoa học sau này.
-

Jacques Derrida (1930 – 2004)



Triết gia Pháp, người sáng lập trường phái giải cấu trúc. Tư tưởng Derrida là niềm
cảm hứng cho các lý thuyết hậu hiện đại trong phê bình văn học, ngôn ngữ học, văn hóa
học.
Nếu Lyotard vạch ra ý chí quyền lực, đàn áp, cai trị, áp đặt, kiểm soát bằng sự phân
tích trực tiếp nội dung các đại tự sự thì Derrida tiến tới tinh thần đó bằng sự phân tích bản
chất hiện tượng ngôn ngữ, vai trò của nó đối với tư duy con người. Lý thuyết giải cấu
trúc thủ tiêu tính tất yếu, khách quan của ý chí quyền lực được mặc nhiên thừa nhận đằng
sau hệ thống ý nghĩa ngôn ngữ. Nó mở ra khả năng sáng tạo mới trong việc nhận thức,
chú giải văn bản, đây chính là nguyên nhân của sự thâm nhập ngày càng sâu rộng lý
thuyết giải cấu trúc vào các lĩnh vực ngôn ngữ, lịch sử nhân học, văn hóa, văn chương.
Từ những điểm xuất phát khác nhau, Lyotard và Derrida đã gặp nhau trong tinh thần phản
kháng ảnh hưởng bao trùm của ý chí quyền lực khai mở lối đi mới cho sự sáng tạo tự do
trong lĩnh vực khoa học, ngôn ngữ; văn chương, cung cấp thêm sức mạnh cho hành trình
đấu tranh vì sự công bằng, bình đẳng, tự do. Chính trong tinh thần này, Derrida trở thành
người góp phần sáng lập chủ nghĩa hậu hiện đại.
-

Michel Foucault (1926 – 1984)
Là nhà tư tưởng lớn nhất trong bước chuyển từ chủ nghĩa cấu trúc sang chủ nghĩa

hậu hiện đại. Mục tiêu nghiên cứu của Foucault là truy tầm các mẫu thức quyền lực trong
xã hội, các phương thức gắn liền với bản ngã. Những nghiên cứu của ông về quyền lực và
các mẫu thức biến hóa của nó là một trong các tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện
đại.
Phương pháp “phân tích diễn ngôn” của Foucault ảnh hưởng lớn đến các triết gia
khoa học, giới phê bình văn học, xã hội học, lịch sử văn hóa. Khái niệm “diễn ngôn” theo
Foucault, là ma trận văn bản, gồm các ngôn ngữ chuyên biệt và mạng lưới các quan hệ
quyền lực định hình, vận hành trong một lĩnh vực nhất định. Vấn đề quan hệ giữa tri thức
và quyền lực là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự nghiệp tư tưởng của ông.



Khác với Lyotard và Derrida, bằng phương pháp phân tích diễn ngôn, Foucault lột
tả một cách sâu sắc, thuyết phục cội nguồn lịch sử của ý chí quyền lực, đàn áp xã hội thể
hiện nơi các thân phận bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề, về giới tính. Trên bình diện triết học,
Foucault là nhà tư tưởng chống lại phương pháp hệ thống và các khuynh hướng loại trừ
cái khác biệt của chủ nghĩa cấu trúc. Với những đóng góp mang tính khai phá, ông là một
trong những nhà sáng lập chủ nghĩa hậu hiện đại.
-

Richard Rorty (1931 – 2007)
Là triết gia người Mỹ nổi tiếng, ông khởi đầu sự nghiệp với tư cách người theo

trường phái triết học thực dụng Mỹ, chịu ảnh hưởng của J.Dewey và C.S.Peirce. Chủ
nghĩa thực dụng được thể hiện nổi bật trong hai công trình nghiên cứu của ông là:
“Philosophy and the Mirror of Nature” (Triết học và Tấm gương Tự nhiên – 1980),
“Consequences of Pragmatism” (Những Hậu quả của Chủ nghĩa thực dụng – 1982).
Trong đó, ông thách thức sự gắn kết của triết học phương Tây với các khái niệm tuyệt đối
về chân lý, cái thiện,... Rorty cho rằng các khái niệm như thế là ảo tưởng và tất cả vấn đề
kéo theo của chúng trong thực tế không tồn tại. Ông khẳng định vai trò chủ nghĩa thực
dụng như sự phân giải các vấn đề triết học gây tranh cãi triền miên trong triết học, nhà
thực dụng không quan tâm đứng về phe nào đối với những lập luận như thế, thay vào đó
“thay đổi chủ đề” thành cái gì đó lợi ích hơn.
Trong tác phẩm “Contingency Irony and Solidarity” (Cái ngẫu nhiên, Sự châm
biếm và Sự liên đới – 1988), ông đề xướng lập trường hậu – triết học, ông cho rằng triết
học giống như một thói quen xấu mà chúng ta nên cố gắng vượt qua, đôi khi ông còn hoài
nghi về tính cần thiết của việc hình thành triết học như một lĩnh vực nghiên cứu chuyên
biệt, ông cho rằng các môn như văn học, lý thuyết xã hội còn có nhiều giá trị đối với
chúng ta ở chỗ chúng giúp định hướng hành vi và sự phát triển nhân cách hơn là triết học.
Trong sự giác ngộ ra khỏi các tự sự chuẩn mực của triết học phương tây, Rorty đã
thể hiện tinh thần của một triết gia hậu hiện đại, phủ nhận các lý thuyết tuyệt đối và phổ

quát, bác bỏ sự tuyệt đối hóa, sự thiên vị triết học, khẳng định tính hiệu quả, có ích của tri


thức, phê phán nhận thức luận thực chứng, chủ trương thực hiện đối thoại mở về triết
học.
1.4. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại.
-

Về bản thể luận:
Bản thể luận hậu hiện đại nhấn mạnh tính chống nền tảng luận, đề cao tính phân

mảnh của tồn tại, mở ra khả năng khám phá mới về thực tại ngôn ngữ - văn hóa, về cảm
thức hiện sinh, hệ giá trị nhân văn nơi con người hậu hiện đại. Tính đột phá, gợi mở của
bản thể luận hậu hiện đại là ngọn cờ tiên phong mở đường cho sự nở rộ sáng tạo trong
văn hóa, nghệ thuật, mỹ học, văn học, và tinh thần phản kháng quyền lực nơi các trào lưu
chính trị, xã hội, đạo đức.
-

Vấn đề nhận thức luận:
Nhận thức luận hậu hiện đại nhấn mạnh tính kiến thiết xã hội của chủ thể, chủ

trương đa nguyên luận khoa học, cùng phương pháp giải cấu trúc thách thức bản chất
quyền lực và tính khách quan, phổ quát, tuyệt đối tồn tại cố hữu trong khoa học hiện đại,
mở ra sự bùng nổ cách tiếp cận mới trong khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội, từ toán
học, vật lý học, hóa học, sinh học, công nghệ thông tin đến kinh tế học, xã hội học, giáo
dục học, nhân học, sử học, văn hóa học, văn học, chính trị học.
-

Về con người:
Chủ nghĩa hậu hiện đại phê bình tính đồng hiện của chủ thể ở thời kỳ hiện đại, thay


vào đó nhấn mạnh tính phi trung tâm của chủ thể, tính phân mảnh trong toàn bộ sự phong
phú của nó.
Chủ nghĩa hậu hiện đại thừa nhận sự tồn tại nhiều bản ngã, do vậy, có nhiều bản sắc,
nhiều âm thanh trong sự thể hiện các bản ngã.
Chủ nghĩa hậu hiện đại cho rằng, con người ngày nay đang tồn tại trong một thế
giới bất định, chủ thể người và sự phân giải các thực thể tâm lý đang đối mặt với tính
phân mảnh ngày càng tăng của tồn tại. Chủ thể đang “quá tải”, “ngập tràn” bởi hình ảnh,


sự kiện, quan hệ xã hội vốn là kết quả của sự gia tăng, bành trướng công nghệ truyền
thông toàn cầu.
Theo chủ nghĩa hậu hiện đại, sự xuất hiện chủ thể phi trung tâm tạo nên biến đổi
đáng kể lên vai trò và bản chất tri thức trong điều kiện xã hội hậu hiện đại, chủ thể có thể
sỡ hữu nhiều quan điểm khác nhau nên khả năng xuất hiện loại tri thức ổn định, luôn
tương thích rất ít.
Cách tiếp cận hậu hiện đại về con người, về chủ thể như tồn tại phân mảnh, không
có trung tâm phản ánh một tồn tại xã hội phức tạp, đa dạng chịu sự chi phối của văn hóa
truyền thông và chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Quan niệm hậu hiện đại về con người thể hiện phong phú trong tâm lý học, giáo dục
học, xã hội học, văn học, nghệ thuật, văn hóa, mỹ học.
-

Về chính trị:
Việc tư duy hậu hiện đại nhấn mạnh tính tương đối, ngẫu nhiên, bất định của tri

thức đã mở ra nhu cầu chất vấn lại tính khách quan trong các khoa học xã hội. Chủ nghĩa
hậu hiện đại cho rằng các vấn đề quan tâm của triết học truyền thống và các khoa học xã
hội không còn phù hợp với một cấu trúc văn hóa – xã hội mới đang hình thành. Chủ
nghĩa hậu hiện đại về chính trị chống lại chiến lược tư duy và hành động phổ quát, ủng hộ

các chiến lược tư duy và hành động ở mức độ ngữ cảnh, địa phương, tiếp cận chính trị
học bằng quan điểm hiệu quả, thực tế. Tư duy chính trị hậu hiện đại hình thành không
hoàn toàn tách rời lập trường của các trào lưu tự do đương đại, vì thế nó đang gây ảnh
hưởng đáng kể nơi các xã hội dân chủ tự do.
Cốt lõi của tư duy chính trị hậu hiện đại là não trạng đa nguyên, chống lại các ý
tưởng phổ quát, duy nhất, như chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, các đại tự sự như hai
thái độ chính trị nền tảng, bị thay thế bởi thái độ ủng hộ yếu tố ngẫu nhiên, địa phương,
hiệu quả thực tế. Tư duy chính trị hậu hiện đại thúc đẩy sự triển khai hành động chính trị
trên quy mô địa phương vì con người ý thức hơn các vấn đề xung quanh cuộc sống riêng
biệt của họ.


Tư duy chính trị hậu hiện đại không phủ nhận mọi ý thức hệ, khác hơn, nó chỉ thừa
nhận tính đặc thù lịch sử của ý thức hệ, nó không dựa trên một lập trường ý thức hệ đặc
thù nào ngoài việc nhấn mạnh tính lịch sử và hiệu quả thực tế nơi các ý thức hệ.
-

Về xã hội, văn hóa:
Tư duy hậu hiện đại về xã hội, văn hóa tiếp nối tinh thần phê bình chống nền tảng

luận hiện đại, chủ trương khai mở đa dạng cách tiếp cận các vấn đề văn hóa, xã hội trên
lập trường tôn trọng sự vật, tôn trọng con người. Bức tranh xã hội và văn hóa dưới nhãn
quan hậu hiện đại là sự bùng phát kịch tính bắt nguồn từ động cơ tối đa hóa lợi nhuận của
chủ nghĩa tư bản và nền khoa học phục vụ nó. Con người tha hóa trong tiêu dùng, ngày
càng lún sâu vào mê lộ tối đa hóa vật chất được dẫn dắt bởi ngọn đuốc khoa học thắp
bằng lợi nhuận.

2. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học.
2.1. Cảm quan hậu hiện đại .
Trước hết, chủ nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng văn hóa có nguyên nhân sâu xa

từ cơ sở xã hội và ý thức thời đại. Đặt biệt là sau thế chiến thứ hai không khí hoài nghi bi
quan trùm lên cả thời đại. Cộng thêm việc khoa học kĩ thuật đặt biệt là công nghệ thông
tin phát triển con người ngày càng tránh xa thế giới và tiến gần hơn đối với màn hình
máy tính. Từ đó, tư tưởng, tình cảm kết cấu tâm lý con người không thể không thay đổi.
Cảm quan hậu hiện đại là một lối cảm nhận về thế giới như là một điều hỗn độn, vô
nghĩa, bất khả nhận thức; nơi mọi giá trị đều đổ vỡ, mọi định hướng ý nghĩa đều trở vô
ích. Con người không còn mang niềm tin vào những gì lâu nay họ từng tin: Thượng đế
hay Nhà nước, Tổ quốc hay Con người, Chân lí hay Lịch sử,…. Mọi "nỗ lực khôi phục
trật tự đẳng cấp, hoặc những hệ thống ưu tiên nào đó trong cuộc sống, đều vô ích và
không thể thực hiện được” (I.P. Ilin). Nhận thức về thế giới của con người luôn là nhận
thức đầy thiếu khuyết. Nói cách khác, tri thức chỉ là một hiện tượng, được diễn dịch một
cách chủ quan bằng giải trình ngôn ngữ các kí hiệu, hoàn toàn phụ thuộc vào kinh


nghiệm cá nhân. Nó không gì hơn một trò chơi ngôn ngữ. Trong lúc ngôn ngữ như một
phương tiện đạt đến "chân lí” cũng không đáng tin cậy nữa…
Nên có thể nói, cái đặc trưng nhất của lối viết hư cấu hậu hiện đại là sự phá vỡ trật
tự thời gian, sự phân mảnh, tính lỏng lẻo trong liên kết ý tưởng, sự sáng tạo những cặp
vòng tương tác,.. thể hiện trong sự rối loạn ngôn từ của kẻ mang chứng bệnh thần kinh
phân liệt.
Nói về chủ nghĩa hậu hiện đai đó là một thời đại của sự lựa chọn không ngừng, một
thời đại không có sự chính thống nào có thể được tiếp nhận mà không có sự tự ý thức và
châm biếm.
Con người ngày càng đánh mất niềm tin vào những gì đang diễn ra và người thứ
nhất là F Nietzsche đã từng dự báo đây là thời đại “ kỉ nguyên của chủ nghĩa hư vô”. Và
Hansan nhận xét: “ Đa số chúng ta phải cay đắng mà thừa nhận rằng những khái niệm
như Thượng Đế, Vua Chúa, Con Người, Trí Tuệ, Lịch Sử và nhà nước giống như những
nguyên tắc của thứ uy tính tưởng như không thể phá vỡ, đã từng xuất hiện và sau đó vĩnh
viễn biến mất….”
Thực ra trên bình diện kết cấu, “ cái nhìn thế giới” kiểu hậu hiện đại được thể hiện

ở ý muốn tái tạo lại sự hỗn độn của cuộc sống bằng sự hỗn độn của nhân tạo theo nguyên
tắt cắt mảnh rời rạc. Đặc điểm của chủ nghĩa này là ở chổ tạo cho người đọc cảm giác
không tin tưởng vào bước phát triển của câu chuyện. Một số cách nhìn nhận về thẩm mỹ
của các nhà văn hậu hiện đại đáng lưu ý như:
Sự bất tính nhận thức: đây là một phạm trù thế giới quan tiêu biểu cho ý thức hậu
hiện đại. Trong các công trình của các nhà lý luận hậu hiện đại thì sự nảy sinh phạm trù
này gắn với quá trình khủng hoảng niềm tin vào tất cả những giá trị tồn tại trước đó. Tư
tưởng hậu hiện đại đã đi đến kết luận rằng tất cả những gì coi là hiện thực đều xuất phát
từ chính sự hình dung về nó và sự hình dung phụ thuộc vào người quan sát và việc lựa
chọn điểm nhìn dẫn đến việc thay đổi cơ bản chính sự hình dung ấy. Vì vậy mà cảm quan
của chủ nghĩa hậu hiện đại buộc phải có sự tiếp nhận “ đa viễn cảnh” không cho con
người nắm cái bản chất, quy luật và những dâu hiện cơ bản của nó.
Sự giải nhân cách hóa: là sự xác định chung về những hiện tượng khủng hoảng
nguyên tắc cá nhân trong triết học mỹ học và phê bình văn học của chủ nghĩa cấu trúc,
chủ nghĩa hậu cấu trúc và chủ nghĩa hiện đại những hiện tượng này được gọi bằng nhiều
cá tên như “ cái chết của chủ thể”, “ cái chết của tác giả”, “ khủng hoảng cá tính”… Vấn
đề thủ tiêu về phương diện lí thuyết nguyên tắc chủ thể là vấn đề đặc biệt cấp thiết trong
chủ nghĩa hậu hiện đại. Văn chương chủ nghĩa hậu hiện đại là thực tiễn nghệ thuật của
những lý thuyết tương tự, phản ánh sự thất vọng trong việc sùng bái chủ nghĩa cá nhân


Sự ngụy tạo: là một trong những khái niệm then chốt của mĩ học hậu hiện đại,
trong đó nó chiếm vị trí tương tự như hình tượng nghệ thuật trong các hện thống mĩ học
cổ điển. Ngụy tạo là một thực không tồn tại, là bản copy không có bản gốc, tức là hìn ảnh
bề mặt. Đó là hình thức trống rỗng, một kí hiệu tự thân, nghệ thuật tự tạo chỉ dựa trên bản
thân của mình. Mĩ học ngụy tạo là sự chiến thắng cái ảo tưởng đối với ẩn dụ, sự hỗn độn
thái quá của năng lượng văn hóa .
Sự phi lựa chọn: Một trong những dấu hiệu chủ yếu của lối tiếp nhận hậu hiện đại
là sự phủ nhận mọi khả năng tồn tại. Đối với tác giả văn bản hậu hiện đại nguyên tắc này
có nghĩa là sự khước từ sự lựa chọn có chủ định những yếu tố ngôn ngữ trong lúc làm

nên tác phẩm. Đối với người đọc, nếu như anh ta sẵn sàng đọc văn bản bằng phương thức
hậu hiện đại thì chính nguyên tắc này đòi hỏi phải khước từ mọi ý đồ tạo dựng trong ý
niệm của mình như một sự diễn dãi mạch lạc văn bản.

2.2. Đặc trưng nghệ thuật.
Chủ nghĩa hậu hiện đại, là khuynh hướng tiếp nối chủ nghĩa hậu hiện đại, gắn với cuộc
bùng nổ cách mạng công nghệ thông tin của sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật vượt
bật, của thành tựu đô thị hóa… được thể hiện ở ba phương diện thơ, kịch và văn xuôi
( chủ yếu là văn xuôi hư cấu) với một số đặc điểm như: huyền ảo, lắp ghép, mãnh vở, cực
hạn, độ căn; hạn chế tối đa vai trò thống trị của người kể chuyện; không quan tâm đến cốt
truyện, kịch và văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ.
Để hiểu rõ hơn về tính chất của văn học hậu hiện đại cách dễ dàng nhất là đối sánh tính
chất giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại.
Bảng so sánh của Ihab Hassan:
Chủ nghĩa Hiện đại

Chủ nghĩa Hậu hiện đại

Chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng

Chủ nghĩa siêu vật lí/Chủ nghĩa đa đa

Hình thức ( liên kết, đóng)

Phản hình thức ( không liên kết , mở)

Mục đích

Trò chơi


Sắp đặt

Tình cờ


Trung tâm

Phân tán

Gốc, sâu

Rễ, bề mặt

Tự sự/ đại tự sự

Phản tự sự/ tiểu tự sự ( tiểu thuyết mất dần)

Hoang tưởng ( khủng hoảng)

Tâm thần phân liệt ( là căn bệnh của sự bất
tin, thiếu động lực sống, vô cảm)

Đức chúa cha

Chúa thánh thần

Lập luận thái quá diễn giải sự việc đếm Mỉa mai
mức hoang tưởng.
Xác đinh rõ


Không xác đinh rõ

Tính siêu việt

Phẩm chất vốn có

-

Chủ đề của văn chương:

Quan niệm hiện thực không theo mô thức chiều sâu, không có trung tâm, không
mang bản chất gì cả. Vì thế sáng tác cụ thể không thể mà cũng không cần thiết phải tập
trung vào bất cứ một vấn đề nào. Nhà văn hậu hiện đại sáng tác theo ngẫu hứng, lắp ghép
tùy tiện.
-

Cốt truyện nhòe mờ .

Thường thì cốt truyện sẽ không có gì rõ ràng, nói theo cách khác thì văn học hậu
hiện đại cốt truyện có tính chất mờ hồ, rối rắm gây cảm giác bất an, hoang mang cho
người đọc. Vì mỗi câu truyện chỉ là các mảnh ghép rời rạc theo kiểu dòng ý thức hỗn độn
vô thức, không theo một trật tự trung tâm nào, và các tác phẩm không nhằm mục đích là
kể một câu chuyện hay tái hiện lại điều gì đó, mà cái quan trọng nhất mà tác phẩm hướng
tới đó là sự diễn đạt qua “trò chơi ngôn ngữ”
-

Không gian huyền ảo .

Hiện thực trong tác phẩm hậu hiện đại là một hiện thực không đáng tin cậy, làm
lung lay thế giới bên trong và bên ngoài tiểu thuyết, tức là giữa hiện thực và hư cấu.



Không gian nghệ thuật các tác phẩm là một thế giới hỗn độn, ảo giác, có quá nhiều chỗ
trống, đó là thế giới của máu, của đen và trắng không thể tách biệt, của những căn bệnh
tâm lý, thế giới nơi mà con người không tin vào chính bản thân của mình… Từ đó khắc
họa một môi trường sống bất thường, đầy ám ảnh của những biến thái con người.
-

Sự phá vỡ cấu trật tự thời gian:

Văn chương hư cấu hậu hiện đại không chỉ xáo trộn trật tự thời gian quá khứ, mà
còn làm sai lệnh cả hiện tại nữa. Nó làm rối loạn sự mạch lạc theo tuyến tính của tự sự
bằng cách làm cong ý niệm về thời gian trọng yếu, hay dòng trôi tẻ nhạt của thời gian
bình thường.
-

Sự nhại lại:

Là một loại hoán vị, một cách xáo trộn những kiểu viết đã cũ thành thói. Các nhà
văn hậu hiện đại có khuynh hướng lượm nhắt từ những văn phong đang hiện hữu bừa bãi
trong cái hố chứa lịch sử văn chương, và ráp chúng lại với một chút khéo léo.
-

Bành trướng ngôn từ:

Nếu như ngôn có hai mặt “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt” thì đối với chủ nghĩa
hậu hiện đại, “cái biểu đạt” đóng vai trò thiết yếu. Cái biểu đạt được sùng bái và phóng to
vai trò của nó đến vô hạn dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc ghép từ trong câu và bất
kể đến sự trống rỗng trong nội dung.
-


Hình tượng mơ hồ

Các hình tượng nhân vật trong chủ nghĩa hậu hiện đại bị tẩy trắng, không được xác
đinh về mặt tính cách, tâm lý xã hội cũng không được chú trong về mặt hoàn cảnh nghề
nghiệp, thậm chí còn vô danh tính. Một số ý kiến cho rằng: “nhân vật hậu hiện đại có
sáu không “ vô lý, vô bản, vô ngã, vô căn vô hội và vô dụ”. Bởi vì họ quan niệm bên
trong hiện tượng, hình tượng không chứa đựng bất cứ một ý nghĩa nào cả để mà khám
phá.
-

Thể loại bức phá

Chủ nghĩa hậu hiện đại có xu hướng sáng tác theo lối phản thể loại. Họ cho rằng “
Văn học ngày nay đã cạn kiệt”, “ hình thức cũng đã cạn kiệt” nên họ tha hồ tìm ra bằng
cách cho ra đời như tiểu thuyết mới, tiểu thuyết mới mới, tiểu thuyết phi lí, tiểu thuyết rời
trang…Nhưng có đặc diểm chung là không hề có chất tiểu thuyết.
-

Tình tiết chồng chéo lên nhau.


Chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ trương tiển khai sự xen kẻ ước mơ và hồi ức, làm xáo
trộn hiện tại, quá khứ và tương lai. Thời gian được triển khai theo kiểu phi tuyến tính nên
tất yếu sẽ kéo theo sự chia tách và đảo lộn không gian tạo nên nhiều kiểu trong việc đan
dệt tình tiết câu chuyện.
-

Lối trần thuật phi trung tâm.


Chối bỏ đại tự sự, hậu hiện đại đã khước từ vai trò toàn tri của người kể chuyện,
người kể chuyện không còn đáng tin cậy nữa. Hay có thể nói tác giả đã “chết” như cách
diễn đạt của Roland Barthes về vai trò của tác giả trong trần thuật hậu hiện đại. Điểm
nhìn trần thuật thì phân tán khắp câu chuyện, luân chuyển từ nhân vật này sang nhân vật
khác. Người kể chuyện lúc ở ngôi ba, lúc là những cái tôi đồng đẳng (những cái tôi tự
thuật, tự bạch).

2.3. Một số tác giả - tác phẩm.
2.3.1. Paul Auster với tiểu thuyết New York Trilogy.
Tác giả Paul Auster.
Paul Auster, sinh năm 1947 tại Hoa kỳ, một trong những cái tên nổi bật của văn chương
đương đại Mỹ. Ông cũng là đại diện xuất sắc của văn học hậu hiện đại, tên tuổi của ông
đã được công nhận trong nền văn học hậu hiện đại thế giới. Đồng thời, hậu hiện đại
không phải là cái nhãn để gắn vào phong cách của Paul mà chính từ những tác tiểu thuyết
của mình Paul Auster đã góp phần tô vẽ vào bức tranh văn học hậu hiện đại Mỹ cũng như
thế giới. Bên cạnh là một nhà văn Paul Auster còn là nhà thơ, nhà phê bình, viết kịch
bản… Nhưng lĩnh vực thành công nhất, ghi dấu ấn của ông nhiều nhất là lĩnh vực văn
chương.
Khởi đầu của ông đã gây ra tiếng vang lớn với bộ 3 tiểu thuyết “The New York Trilogy”
(bộ 3 tác phẩm về New York, 1987) được Trịnh Lữ dịch sang tiếng Việt với tên là Trần
trụi với văn chương. Tiếp theo thành công của bộ 3 tiểu thuyết đầu tay, Paul Auter cho ra
thêm nhiều tác phẩm xuất sắc như: Moon Place (Cung điện mặt trăng, 1989), The music
of chance (Nhạc đời may rủi, 1990), The book of Illusions (Sách của những ảo tưởng,
2002), Man in the dark ( Người trong bóng tối,2008)… quyển sách gần đây nhất của ông
có tên là Sunset Part viết vào năm 2010. Các tiểu thuyết của ông thống nhất trong chủ đề
và phong cách, định hình Paul Auster như một tác giả hậu hiện đại luôn trăn trở đi tìm
câu trả lời cho nghi vấn về bản thể và nghi vấn về sáng tạo văn học và có một cảm quan
hết sức ngẫu nhiên.



Tác phẩm Trần trụi với văn chương.
Tác phẩm Trần trụi với văn chương được đánh giá là một trong ba tác phẩm hư cấu trinh
thám hậu hiện đại phổ biến nhất bên cạnh là tác phẩm Danh tính của hoa hồng ( Umberto
Eco) và Thám tử Hawksmoor (Peter Ackroy). Trần trụi với văn chương là sự tập hợp của
của ba tiểu thuyết nhỏ khác nhau: Thành phố thủy tinh, Những bóng ma, căn phòng được
khóa kín. Từ khi mới ra mắt tại Mỹ tác phẩm đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều độc
giả và các nhà phê bình, trong phần dịch tác phẩm này sang tiếng Việt Trịnh Lữ , có ghi
tại phần lời giới thiệu của mình rằng:“ Giới phê bình phương Tây gọi New York Trilogy
là “tiểu thuyết trinh thám siêu hình”, là “giả tưởng phản trinh thám”, là “một biến tấu
lạ lùng của thể loại trinh thám”, “một hỗn hợp của trinh thám và tân lãng mạn”, “một
trò chơi chắp hình bằng thủy tinh”. Chỉ bấy nhiêu thôi chúng ta cũng có thể thấy được sự
đặc biệt của tác phẩm này.
Trước tiên, ta có thể hiểu đơn giản tiểu thuyết trinh thám là các câu chuyện điều
tra. Về cốt truyện, thường tồn tại một điều bí ẩn, các tác phẩm có cấu trúc theo lối truyền
thống là có phần mở đầu, phần thắt nút và mở nút. Nhân vật, đối với loại tiểu thuyết trinh
thám cổ điển bắt buộc phải có các nhân vật là: thám tử, kẻ phạm tội, và ít nhất là một
người bị hại, mà trong đó mối quan hệ cặp đôi giữa thám tử và tội phạm làm khung cho
câu chuyện từ đó sẽ xuất hiện ra thêm nhiều mối quan hệ cặp đôi giữa các nhân vật như:
thám tử - người nhà nạn nhân, thám tử - người đồng hành, tội phạm – người nhà nạn
nhân, thám tử - cơ quan thẩm án… Còn điểm nhìn trần thuật thì các tiểu thuyết trinh thám
mở đầu bằng một điểm nhìn ngoại quan rồi trên hành trình đi diễn giải các bí ẩn điểm
nhìn dịch chuyển vào nhân vật thám tử, từ đó thám tử có thể đi tìm hết các câu trả lời của
những vấn đề bí ẩn. Vậy phản trinh thám là gì? Nói một cách nôm na và dễ hiểu nhất đó
là sự phá vỡ hết tất cả những vấn đề thuộc nên tảng thể loại. Như kiểu con người lý trí
không những bị phủ nhận mà còn là đối tượng của sự giễu nhại. Thám tử trong tiểu
thuyết trinh thám cổ điển và truyện trinh thám hậu hiện đại đi tìm kiếm những câu trả lời
khác nhau xuất phát từ những quan niệm nhận thức khác nhau do tác động của thời đại họ
sống, một bên đi triệt tiêu những giá trị mang tính nhất thời trong một thế giới trật tự, một
bên lại đi tìm những cái có tính đột phát, ngẫu nhiên nhưng không phải tìm ra để loại trừ
mà tìm để thích ứng với nó. Hơn thế trong tiểu thuyết trinh thám hậu hiện đại thám tử

không còn là một nhân vật bất bại nữa, mà hành trình của anh ta chỉ mang tính là một mã
biểu đạt. Người ta không còn chú ý đến sự thành công hay thất bại mà chỉ chú ý đến sự
dõi theo quá trình để tìm ra những điều được biểu đạt tiếp theo.
Trần trụi với văn chương có các “phẩm chất” đặc trưng của văn phẩm hậu hiện đại
đó là yếu tố giả tưởng siêu hình, yếu tố phản khán. Khi đi sâu vào nội dung tác phẩm ta
còn thấy được Paul Auster có một cách nhìn tân hiện thực, và bộc lộ trong tác phẩm là


nỗi ưu tư của ông về các vấn đề bản thể con người, xã hôi và đạo đức. Nhưng trong giới
hạn bài thuyết trình, nhóm xin được phép trình bày các yếu tố mang tính chất phản trinh
thám của tác phẩm thông qua một số phương diện như tình tiết, cốt truyện, hình thức
văng bản...
Chủ đề của Trần trụi với văn chương, cũng là đề tài đề cập đến các vấn đề của thể
loại tiểu thuyết trinh thám với yêu cầu là phải tìm ra một manh mối. một điểm mấu chốt
của vấn đề cũng như việc đưa ra đáp án cho điều bí ẩn nhưng thay vì làm như những tiểu
thuyết trinh thám cũ vẫn hay làm thì cốt truyện của tác phẩm lại làm điều ngược lại. Cả
ba tác phẩm đều mở đầu tình huống trinh thám bằng những tình huống hết sức ngẫu
nhiên mà ngay cả nhân vật và người đọc đều không biết được tính chất phức tạp của nó.
Trong Thành phố thủy tinh, vào một đêm Quinn nhận được cú điện thoại tìm gặp thám tử
Paul Auster nhờ thám tử bảo vệ cho một người tên là Peter Stillman trước sự báo thù của
người cha có tâm lý bất thường cũng tên là Peter Stillman. Còn trong truyện Những bóng
ma, vào một ngày nọ Trắng đến tìm Lam thuê Lam đi theo dõi một người tên Đen, và hãy
cứ theo dõi cho đến khi không cần thiết nữa thì thôi. Hay truyện Căn phòng khóa kín, vào
một ngày của tháng 11, nhân vật “tôi” nhận được một lá thư của một phụ nữ tên Sophie
và biết rằng người bạn thân thưỡ nhỏ của anh là Fanshawe đã biến mất và vợ Fanshawe
cần sự giúp đỡ. Sự phức tạp của các tình huống không nhằm mục đích gia tăng tính gây
cấn của sự kiện mà các tình huống phức tạp đó dẫn người đọc vào trạng thái lạc vào mê
cung của câu chuyện, đến hồi kết, tất cả những điều là bí ẩn ban đầu đều trở thành không
có gì. Vợ chồng Peter Stillman con biến mất, lão Peter Still cha tự tử, Quinn trở nên vô
hình giữa không gian New York hỗn loạn. Hay nhân vật Lam đứng lên khỏi chiếc ghế,

đội mũ, bước qua cửa sau khi đã đọc một mạch hết tập bản thảo của Đen, một câu chuyện
mà chính Lam đã biết đến độ thuộc lòng, bởi Trắng người đã thuê Lam theo dõi Đen
không ai khác mà chính là Đen, lí do Đen làm vậy cũng hết sức “hư vô” vì đơn giản anh
ta cần cảm giác có người theo dõi mình. Trong căn phòng khóa kín nhân vật “tôi” lặng lẽ
trở về New York, hoàn toàn mất phương hướng không tìm ra được lí do gì đã khiến cuộc
đời anh ta phải buộc chặt vào với người bạn Fanshawe, anh mù tịt ngay cả khi anh vừa
đọc quyển sổ mà Fanshawe viết lại như một lời giải thích về tất cả những gì đã xảy ra.
Các sự kiện khi đến hồi kết thúc đã phá vỡ triệt để nguyên tắc sự thật trong tiểu thuyết
trinh thám cổ điển, các tình huống luôn làm chệch hướng câu chuyện, đưa người đọc vào
một trạng thái mơ hồ. Những sự kiện càng lúc lại càng trở nên tối nghĩa, các nhân vật
được xây dựng trong các trang viết chẳng có nhiệm vụ giải thích nào, và cả câu truyện kể
hằng mấy trăm trang cuối cùng lại hóa ra không có gì.
Như đã nói ở phần đầu, kiểu nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám là kiểu nhân vật
cặp đôi, thám tử - tội phạm là hệ thống nhân vật cơ bản tạo nên khung cho câu chuyện,


diễn biến là cuộc truy đuổi của thám tử với tội phạm từ đó mới nảy sinh ra nhiều mối
quan hệ khác. Vậy, hình tượng thám tử chính là linh hồn của tiểu thuyết trinh thám. Trong
Trần trụi với văn chương, Paul Auster vẫn xây dựng trong bộ ba tiểu thuyết của mình
kiểu nhân vật cặp đôi nhưng ở đây nhà văn đã làm trái với nguyên tắc của tiểu thuyết
trinh thám cổ điển, ông đã xóa nhòa vị trí, quyền lực, thậm trí ranh giới giữa thám tử và
tội phạm cũng không còn. Từ hành trình ban đầu là theo dõi tội phạm nhưng cuối cùng đó
lại là con đường để thám tử tự khám phá ra chính bản thân mình. Mỗi lần trên hành trình
theo dõi đối tượng, thám tử chuẩn bị tìm ra lời giải thích cho những bí mật thì ngay lập
tức, một tình huống mới xuất hiện nó bẻ cong hoặc khiến cho sự việc không thể giải
thích. Cứ như vậy hành trình theo dấu tội phạm cứ kéo dài lê thê, vô định. Trong quá
trình theo dõi đối tượng Quinn quên mất mình đã được thuê để theo dõi Stillman mà thám
tử lại cảm thấy mình bị buộc vào Stillman bởi một sợi dây vô hình. Theo dõi một người
đọc và viết đồng nghĩa chẳng làm gì hết, Lam hiểu ra chính anh đã trở thành mục tiêu cho
những ý định của Đen. Nhân vật “tôi” nghĩ rằng mình đang đi đúng hướng nhưng càng

dấn thân vào con đường truy đuổi Fanshawe, nhân vật “tôi” càng “lạc lối”, mất khả năng
kiểm soát cuộc đời mình. Dần dần, hành trình đi truy đuổi tội phạm của thám tử lại hóa
thành hành trình con người đo tìm bản ngã.
Trong Trần trụi với văn chương, ranh giới giữa văn bản các tập truyện dần mở nhạt,
các nhân vật trong truyện này mơ về các nhân vật trong truyện khác hay xuất hiện lại với
một lớp áo mới. Thành phố thủy tinh, thám tử Paul Auster được vợ chồng Peter thuê để
theo dõi cha của Peter nhưng không có tồn tại một thám tử Paul Auster nào mà chỉ có
Quinn một nhà văn viết truyện trinh thám đã vào vai thám tử Auster. Đến căn phòng khóa
kín thì người đọc lại gặp một thám tử Quinn được Sophie thuê đi tìm Fanshawe người
chồng đã vô cớ bỏ đi khỏi cuộc đời chị và con gái, gặp lại một thanh niên tên Peter
Stillman hốt hoảng bỏ chạy giữa đêm tối Paris. Còn ở Những bóng ma, thám tử Lam
được Trắng thuê theo dõi một người tên Đen. Những cái tên này đã xuất hiện một lần nữa
trong Căn phòng khóa kín khi người kể chuyện hồi tưởng lại kinh nghiệm điều tra án…
Nhân vật trong truyện kể thừa nhận anh ta là tác giả của chính tập truyện đang kể về
mình, về cái sự biết của mình đối với câu chuyện mở mỗi giai đoạn khác nhau. Và mỗi
tập truyện đi từ thực tế tới hư cấu lại là sự mã hóa qua nhiều cách thức như các vật trong
ba tập truyện này đã làm. Người kể chuyện trong Thành phố thủy tinh kể lại câu chuyện
trong cuốn vở màu đỏ bằng chính cái nhìn của Quinn, Lam cố gắng viết lại câu chuyện về
Đen nhưng rốt cuộc Những bóng ma lại chính là câu chuyện đời của Lam, câu chuyện mà
Lam đã có lúc muốn gán ghép cái nhìn chủ quan của mình cho người khác, người kể
chuyện xưng tôi trong căn phòng khóa kín trở thành tác giả của cả ba tác phẩm với cùng
phong cách của nhân vật Fanshawe. Tác giả Paul Auster để cho độc giả của mình tự hoàn
thiện những cái kết mà ông còn bỏ ngỏ.


Người đọc phải tự tìm đáp án cho câu hỏi: Quinn và Lam sẽ đi đâu sau những đổ vỡ
mà đi đến hết đời họ cũng không thể làm lại được. Fanshawe đã nói gì trong cuốn vở viết
kín 200 trang mà anh coi đó như một lời giải thích về việc khiến cho cuộc đời “tôi” biến
đổi như thế, và “tôi” sẽ tiếp tục sống thế nào khi đã thay đổi như thế. Điều đó vừa thể
hiện sự bất toàn tri thức, sự phủ nhận vai trò của người kể chuyện cũng như tác giả trong

văn học hậu hiện đại. Giống như một từ ngữ có khả năng tỏa ra biết bao nhiêu nghĩa tác
phẩm của Paul Auster cũng kết thúc ở điểm mở ra nhiều cách hiểu. Tác giả, nhân vật và
người đọc đồng đẳng với nhau trên con đường đi tìm điều bí ẩn phía sau tác phẩm.
Phía sau tập truyện trinh thám, ám ảnh về ngôn ngữ đó là một trong những tâm
điểm liên kết ba tiểu thuyết thành một bộ thống nhất. Nhân vật Quinn trong thành phố
thủy tinh đã có nghĩ “Không biết Peter có nhìn thấy cùng những thứ mà hắn thấy không,
hay thế giới lại là một nới nào khác đối với anh ta. Và nếu cái cây lại không phải là một
cái cây, thì không biết thực sự nó là cái gì”, do đó cái gì thực cũng không nhất thiết được
phản ánh y nguyên trong thế giới mà đó chỉ là những hình ảnh được tạo nên thông qua
ngôn ngữ. Nhà văn làm việc trên chữ nghĩa, nhưng không phải lúc nào nhà văn cũng có
thể làm chủ được chữ nghĩa. Như nhân vật Lam tự hào mình chưa bao giờ gặp khó khăn
trong việc sử dụng ngôn ngữ nhưng từ khi vướng vào vụ việc của Trắng, Lam cảm thấy
chữ nghĩa của mình đang tuột khỏi tầm kiểm soát, thậm chí chính chúng làm mờ mịt cả
những điều chúng định diễn đạt. Dần dần, Lam nhận ra mình là đối tượng chứ không phải
là đối tượng của câu chuyện mình đang kể, hay người kể chuyện không tên khi tham dự
vào cuộc đời Fanshawe cùng dần hiểu ra, trái ngược với những gì mà anh ta dự tính từ
đầu, chính anh ta đã bị Fanshawe quan sát và điều khiển, chính nhờ có Fanshawe mà anh
ta mới biết mình là ai… Paul Auster đã ám gợi tới cái mục đích văn chương của mình
không phải phản ánh hiện thực. Điều mà tác giả quan tâm, cũng là điều mà độc giả cần
lưu tâm, ấy là từ ngữ và khái niệm. Xét rộng ra hơn thì đó là hành trình tìm ra bản chất
của sự sáng tạo, như người kể chuyện xưng “tôi” trong căn phòng khóa kín đã phát biểu
về hành vi viết lách của mình rằng: “Rốt cuộc thì tôi đang là thám tử, việc của tôi là phải
săn lùng đầu mối. Đối diện với hành triệu mẫu thông tin hú họa, bị dẫn theo hàng triệu
nẻo truy cập sai lầm, tôi phải tìm cho ra một con đường sẽ dẫn tôi đến chỗ muốn đến”.
Nói tóm lại, câu truyện đã phá vỡ hết tất cả những nguyên tắc của truyện trinh thám
cổ điển. Các nhân vật đã thoát ra khỏi thế giới mà tác giả đã tạo ra để viết câu truyện cho
chính mình. Nhà văn không đem lại cho độc giả một câu truyện với cốt truyện, cao trào
hay giải thích các vấn đề thay vào đó “chữ” cuối của tác phẩm lại mở ra một khả năng
mới để vấn đề được giải quyết nhưng không phải do nhà văn hay nhân vật mà người giải
mã là độc giả



2.3.2. Donald Bartheiman với truyện ngắn “Trường học”.
Tác giả Donald Barthelme
Donald Barthelme, sinh ngày 07/04/1931 mất 23/7/1989 cũng là một trong những
đại biểu của văn chương hậu hiện đại Hoa Kỳ. Ông đã xuất bản 19 cuốn sách, trong đó có
3 tiểu thuyết, 1 kịch bản, và hầu hết là những tập truyện ngắn. Donald Barthelme được
xem như là một đại diện tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn hậu hiện đại, đặc biệt là theo
khuynh hướng “mảnh vỡ”. Ông từng tuyên bố “truyện ngắn hay hiện nay phải là truyện
được xây dựng từ những mảnh vỡ hiện thực” Các truyện ngắn của ông tạo ra những phản
ứng trái ngược trong người đọc và giới nghiên cứu phê bình, và cho đến nay vẫn vậy. Có
lẽ đó là tình hình chung đối với tất cả những tác phẩm xuất sắc của chủ nghĩa hậu hiện
đại khi biên giới giữa thực và phi thực đã trở nên vô cùng mỏng manh hay là không có
biên giới
Nhà phê bình Richard Gilman nhận định rằng “Donald Barthelme là một trong số ít nhà
văn Hoa Kỳ, với lối viết hậu hiện đại, đã làm cho nghệ thuật văn chương hư cấu trở nên
phong dật và mở rộng, thay vì cố gắng làm đầy thêm cái kho chứa càng ngày tràn ngập
những tác phẩm để tiêu khiển, để trình bày quan điểm, hay để ghi nhận những sự kiện
của đời sống”. Quả thật là như vậy, Barthelme đã viết hàng trăm truyện ngắn, nhưng hầu
như mỗi truyện đều rất khác nhau về nhiều phương diện, từ cấu trúc đến ngôn ngữ. Đọc
những tập truyện ngắn của ông, chúng ta như rơi vào một thế giới đầy hương sắc với
nhiều biểu đạt đầy bất ngờ và thú vị. Ông đã đem vào thể loại truyện ngắn một sức sống
mới, khiến nó trở thành một nghệ thuật văn chương hứa hẹn những tiềm năng vô hạn.

Truyện ngắn Trường học.
Xét trên tiêu chí hình thức thể hiện thì kiểu truyện “phân mảnh” hay “mảnh vỡ” là
sử dụng các mô-típ đồng dạng để xếp cạnh nhau nhưng các nhà văn hậu hiện đại không
hướng đến một chủ đề nhất định mà bằng cách “ghép các mảnh” lại với nhau họ thể hiện
nhiều chủ đề khác nhau. Trường học, truyện ngắn độc đáo của Bertheima, tiêu biểu cho
khuynh hướng “mãnh vỡ” này. Trong truyện ngắn xảy ra hàng loạt cái chết , các em học

sinh trong một lớp học được dạy thực hành: trồng cây thì cây chết, nuôi rắn rắn chết,
trồng vườn rau vườn rau chết, nuôi cá cá chết, nuôi chó chó chết, nhận bảo trợ một em bé
Đại Hàn thì em bé chết, hai bạn học sinh trong lớp học tên là Matthew và Tony bị cây đè
chết, cuối cùng là cha của một học sinh trong lớp bị đâm chết, trước đó nữa thì có “lũ
chuột sa mạc đã chết ngắc, và con chuột bạch đã chết ngắc, và con thằn lằn nước . . .”
câu truyện là một không gian thực “trường học” nhưng Donald Bertheima đã mở ra cho


câu truyện của mình một khởi đầu hết sức mơ hồ với cách lắp ghép hành loạt các cái chết.
Nếu người đọc đợi chờ một sự giải thích hay câu trả lời cho các sự việc kia thì câu trả lời
sẽ là không có.
Vào một ngày nọ bọn trẻ hỏi nhân vật “tôi” (người kể chuyện cũng chính là thầy
giáo) “ Tất cả đã đi đâu? Đám cây, con kì nhông, cá nhiệt đới, cún Edgar, ba và mẹ,
Tony và Matthew? Và tôi nói tôi không biết, tôi không biết. Và chúng nói, ai biết? Và tôi
nói, chẳng ai biết. Và chúng nói, có phải cái chết mang lại ý nghĩa cho sự sống? Và tôi
nói, không chính cuộc sống mang lại ý nghĩa để sống” Và sau đó, thì bọn trẻ yêu cầu
thầy giáo của mình hãy làm tình với người trợ giảng của mình vì bọn chúng chỉ mới nghe
chứ bao giờ thấy. Thầy giáo đã không đồng ý vì việc đó “không bao giờ được làm như
một sự biểu diễn” và bọn trẻ buộc thầy giáo mình phải làm chuyện đó vì bọn chúng muốn
“xác định những giá trị” nhưng khi thầy giáo mới bắt đầu hôn cô trợ giảng thì có một
con chuột chạy vào bọn trẻ “hò reo man dại”.
Chúng ta có thể thấy, mượn cách nhìn nhận của trẻ em, nhà văn đã đặt các vấn
không cùng bình diện như: trò chơi, cái chết, tình dục… ngang bằng nhau. Việc bình
đẳng các vấn đề này như vậy đã góp phần hạ bệ hoặc tôn vinh những yếu tố đã được xác
định giá trị. Tất cả những thứ bọn trẻ được dạy đối với chúng đều là những điều mơ hồ,
đáng hoài nghi. Chính “tôi” nhân vật thầy giáo cũng thể hiện sự bất khả tri của mình khi
không thể trả lời cho bất kì câu hỏi nào của lũ trẻ, hay việc có trả lời cũng đều là chủ
quan, phiến diện. Đó cũng là một đặc trưng của văn học hậu hiện đại khi tác giả muốn để
cho nhân vật và độc giả hãy tham gia vào và tự đi tìm câu trả lời. Chủ nghĩa hậu hiện đại
chỉ mở ra những cánh cửa cho độc giả tự đi vào văn bản.

Mặc dù, là đi ghép các mảnh sự kiện lại với nhau nhưng tác phẩm tạo được độ căng
khi tác giả đã biết chộp lấy đúng cơ hội, biết cách sắp xếp từ các mảnh vỡ đa dạng của
cuộc sống, của con người để đề xuất việc hãy xác định lại các giá trị. Hành động xác định
lại các giá trị này cũng chính là một trong những cảm quan chủ đạo của chủ nghĩa hậu
hiện đại. Có một chi tiết cũng đáng chú ý đó là hành động làm tình của thầy giáo với cô
giáo trợ giảng nhưng vừa diễn ra thì cắt ngang bởi sự xuất hiện của con chuột sa mạc.
Yếu tố tình dục vẫn thường hay xuất hiện trong khuynh hướng truyện ngắn mảnh vỡ này
hoặc cái khuynh hướng văn học khác nhưng ở đây các tác giả theo khuynh hướng “mảnh
vỡ” không đi sâu vào miêu tả hành động hay tâm lí các nhân vật mà hướng đến kiểu tình
dục bất lực (mảnh vỡ tâm lí) để cho thấy sự trống vắng, cằn cỗi, không tái sinh của đời
sống tình cảm, vật chất con người.
2.3.3. Nhật Chiêu với tác phẩm “Lời tiên tri của giọt sương”.


Tác giả Nhật Chiêu.
Nhật Chiêu, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học. Tên đầy đủ là Phan Nhật Chiêu, Sinh
ngày 04/03/1951 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nguyên quán ở Vĩnh Long. Là một người
có lòng say mê và tích cực trong con đường nghiên cứu văn học, ông có đóng góp không
hề nhỏ trong việc giúp Việt Nam tiếp cận với nền Văn học thế giới, đặc biệt là ở phương
Đông, ông là một tấm gương, là một “con người lớn” để các thế hệ các nhà văn, nhà
nghiên cứu văn học Việt Nam sau này noi theo. Ông có tất cả 19 tác phẩm đã được xuất
bản như: Con lừa vàng, Lucius Apuleius (dịch). Tình trong bóng tối, Tanizaki (dịch).
Những kiệt tác văn chương thế giới, viết chung. Văn học Nhật Bản, biên khảo. Ba nghìn
thế giới thơm, biên khảo... Trong một số các sáng tác của ông nếu chúng ta đi vào tìm
hiểu và nghiên thể thấy được trong đó là tinh thần và kỹ thuật viết của văn chương hậu
hiện đại. Trong bài “Nhật Chiêu với những thao thức mới” Lê Tâm đã đánh giá Nhật
Chiêu là nhà văn sáng tác theo tinh thần hậu hiện đại khá mẫu mực và rõ nét: “Trong tác
phẩm của ông, những ý tường thay vì trở thành tư tưởng kinh điển thì ngay lập tức trở
thành cái gì đó rất hoang mang, rất phũ phàng. Đó là sự “thư giản” về những đại tự sự,
là sự trộn lẫn mọi biến cố tinh thần, trộn lẫn với ký ức văn hóa”.

Tác phẩm Lời tiên tri của giọt sương.
Là tác phẩm gần đây của Nhật Chiêu, xuất bản vào năm 2008. Lời tiên tri của giọt
sương là tập hợp của 109 câu truyện ngắn cực hạn, có những chuyện chỉ vọn vẹn một
câu, thậm chí là một chữ. Khi vừa mới xuất hiện tác phẩm đã gây xôn xao cho cả văn
đàng Việt Nam, và chúng ta có thể khẳng định tác phẩm là một hiện tượng độc đáo và
không bị trùng lặp trong văn học Việt Nam từ trước đến nay.
Sử dụng thủ pháp liên văn bản một thủ pháp phổ biến trong sáng tác hậu hiện đại. Ở
văn học Việt Nam, Nhật Chiêu được đánh giá là người sử dụng thủ pháp này một cách
nhuần nhuyễn nhất. Các câu truyện trong Lời tiên tri của giọt sương khởi đầu từ văn bản,
từ vô số văn bản có trước nó. Từ các tác phẩm trước đó qua bàn tay, đôi mắt và khối óc
của Nhật Chiêu đã trở thành một văn bản mới, và khác. Nó là một thứ liên văn bản đúng
nghĩa hậu hiện đại. Với điều kiện phải có một kiến thức nền thì chỉ cần xuất phát điểm
của mọi câu chuyện, người đọc đều có thể tìm ra “địa chỉ” của văn bản gốc hay các
“chứng từ”. Đôi lúc chỉ có một chữ như Đạo, Được, Nhại… hay một cả một cuốn thiểu
thuyết Người lạ hay kẻ xa lạ của Camus, Buồn nôn của Sartre… một tập thơ hay một bài
thơ như tập thơ Lá cỏ của Whitman, bài thơ Con Ếch của thiền sư Basho… cũng có thể
chỉ là từ các câu truyện nhân gian Việt Nam như Tấm Cám, Thạch Sanh Lý Thông, Sơn
Tinh Thủy Tinh… đều có thể làm nên những câu truyện tuyệt ngắn của tập truyện Lời tiên
tri của giọt sương.


Ngắn như một bài thơ Haiku Nhật Bản, câu truyện chỉ chớp nhoáng những đem lại
cả một ý nghĩa khác với bản gốc, phản lại ý nghĩa của truyện gốc, khiến người đọc hiểu
sái nghĩa hoặc mở ra một nghĩa khác mới lạ hơn cho tác phẩm trước đó. Người đọc
không cần chú ý đến diễn giải, hay lời giải thích nào mà chỉ cần có một chút kiến thức
nền tảng, một sức liên tưởng thì từ đó có thể diễn ngôn các câu truyện của Nhật Chiêu.
Với thủ pháp phân mảnh, các truyện ngắn của Nhật Chiêu đã phá vỡ cấu trúc của các
kiểu truyện cổ điển, như “LÓC THỊT CÁM LÀM MẮM XONG, Tấm chợt nhìn thấy Bụt
bèn hỏi, “tại sao bụt dám khóc trước mặt TA” (Truyện Tấm khóc, Bụt hiện ra) với những
tình tiết hết sức ngẫu nhiên “chợt thấy”, mạch truyện bị bỏ trống, không có lời giải nào

cho có cái kết nhưng nó lại hàm chứa một lượng văn chương dồi dào, đan xen giữa thực
và phi thực, khiến cho câu truyện giống như một bức tranh vừa với nhiều vệt màu vừa rõ
vừa mờ, một bức tranh đan xen giữa thực và ảo. Đây cũng chính là tinh thần của các nhà
văn hậu hiện đại trên thế giới họ nghi ngờ vào những điều được cho là cố định là chân lý,
tác giả Nhật Chiêu qua truyện ngắn Tấm khóc, Bụt hiện ra đặt cho chúng ta một vấn đề
trên đời này liệu có điều gì là hoàn thiện (lòng tốt của cô Tấm) hay những thứ xã hội
xung quang một ngày nào đó rồi sẽ thay đổi con người ta, hay liệu phải chăng trong quá
trình chiến đấu với các ác thì chính cái thiện kia cùng sẽ trở nên xấu xa…
Giọng điệu trong tác phẩm Lời tiên tri của giọt sương độc đáo ở chỗ, như
không cần gì chỉnh chu hay nghiêm chỉnh, các chuyện cứ ngỡ như tâm phào nhưng tất cả
lại trộn lẫn lại thành một chất keo bám dính vào tâm trí người đọc “Biển cạn dần, Ngư
nữ lên bờ tìm thủ phạm, mỗi bước đi đau nhói” (truyện Lên bờ). Về ngôn ngữ ề ngôn ngữ
tác giả Nhật Chiêu với lối chơi chữ độc đáo như: Chết – “CHỜ HẾT”; Chúa đánh vần
–“TÔI NẶNG TÔI”. Hay tác giả còn sử dụng thiền ngữ, thiền tự như trong tác phẩm
Vong – “Là người cuối cùng được phóng vào vũ trụ, anh nhìn trái đất nổ tan”.Tác giả để
người đọc tự bóc các lớp ngôn từ để tự tìm hiểu và chiêm nghiệm triết lý trong truyện của
mình. Điểm đặc biệt hơn là làm cho tác phẩm có thể hiểu được theo nhiều nghĩa, nhiều
chiều, không bị gò bó hay giới hạn trong một phạm vi nhất định.

3. Chủ nghĩa hậu hiện đai tại Việt Nam.
Có thể nói cảm thức hậu hiện đại ở Việt Nam xuất hiện khi chiến tranh kết thúc và
hòa bình được mở ra. Nhưng hòa bình đầy biến động và náo loạn. Sự khủng hoảng kinh
tế sau chiến tranh, niềm tin lí tưởng cũng như sự lạc quan bị phá vỡ. Con người rơi vào
sự khủng hoảng niềm tin, các mâu thuẫn xã hội nảy sinh ngày càng nhiều nhưng không


phải xử lí như thế nào. Cộng thêm việc công nghệ máy tính đang ngày càng chiếm ưu thế
là cơ hội để cảm thức hậu hiện đại lên ngôi.
Xét về tình hình chung của văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, có thể nói tiếp thu từ
những lí thuyết hậu hiện đại của thế giới cộng vào đó là sự phát sinh nội tại đã làm nên

nền hậu hiện đại đặc trưng riêng ở Việt Nam.
Có thể nhắc đến một số tên tuổi như Nguyễn Khải,Nguyễn Minh Châu ( Chiếc
thuyền ngoài xa), Lê Đạt ( Bóng chữ). Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài,Lưu
Quang Vũ. Cao Duy Sơn, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư.
Sau đổi mới đất nước ta gặp rất nhiều những vấn đề khó khăn giải quyết hậu chiến
tranh, vấn đề về con người, sự khủng hoảng về niềm tin của con người, sống trong một xã
hội nhiều thang bảng giá trị, cái đẹp bị đỗ vỡ, con người hậu hiện đại bị méo mó, biến
dạng và văn học hậu hiện đại đã phản ánh được điều đó và góp phần thức tỉnh con người
trong xã hội.
Hậu hiện đại ở Việt Nam có những bước đi đầu tiên vào đầu thế kỉ XXI có những
bài nghiên cứu đan xen giữa cảm quan và kỹ thuật ở thời hậu hiện đại. Đặc trưng hậu
hiện đại, trong sáng tác là siêu hư cấu lịch sử, thủ pháp lạ hóa, yếu tố kì ảo, thủ pháp giễu
nhại, truyện ngắn mảnh vỡ, liên văn bản, văn học phi lý, ngụ ngôn hậu hiện đại xuất hiện
trong sáng tác của nhà văn như Đặng Thân,Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nhật Chiêu,
Nguyễn Huy Thiệp, Phan Lưu Vũ.
Tiêu biểu, có thể nói đến Phạm Thị Hoài với tác phẩm Chín bỏ làm mười, trong
sáng tác của Phạm Thị Hoài có bóng dáng của Kafka hay Camus, hay Nhật Chiêu trong
tập truyện ngắn Lời tiên tri của giọt sương. Các nhà văn Việt Nam đã học hỏi và kế thừa
chủ nghĩa hậu hiện đại từ các cây đại thụ trên thế giới tuy nhiên chủ nghĩa hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam vấp phải một trở lực lớn. Ấy là đội ngũ sáng tác của ta chưa đủ
mạnh, chưa tìm được cây bút sắc sảo để tái hiện lại chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn
chương Việt Nam. Nhưng dẫu sao thì đương thời, văn chương hậu hiện đại Việt Nam có
một nền văn chương hậu hiện đại rất Việt Nam.
Hậu hiện đại là khuynh hướng sáng tác mới với thủ pháp đa dạng, vừa khó hiểu,
truyện ngắn hậu hiện đại phá hủy các trật tự thời gian, cấu trúc nhân vật không tên không
tuổi, rất khó đọc nên rất kén chọn độc giả. Nhiều bản dịch nghiên cứu của các nhà triết
học, nghiên cứu văn học nổi tiếng của phương Tây: J. Derrida; M.Foucault về các vấn đề
khái niệm, thuật ngữ, đặc trưng hậu hiện đại được tổng hợp thành sách với số lượng
không nhiều nhưng giúp ích khá nhiều cho nghiên cứu.



×