Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

con đường nghệ thuật, những điểm mới trong văn học của nguyễn minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.57 KB, 28 trang )

I. ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ
VĂN NGUYỄN MINH CHÂU
1.1. Cuộc đời nhà văn Nguyễn Minh Châu:
Nguyễn Minh Châu sinh ngày 23 tháng 10 năm 1930 trong một gia đình
nông dân khá giả ở làng Thơi thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Là
con út trong một gia đình có sáu anh chị em, Nguyễn Minh Châu được tạo
điều kiện học hành khá chu đáo. Học ở quê rồi vào Huế, học tiếp đến năm
1945 khi Nhật đảo chính Pháp thì trở về quê thi đỗ bằng Thành Chung.
Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Minh Châu tiếp tục
học trung học trong vùng kháng chiến. Đầu năm 1950, khi đang là học sinh
chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ An, Nguyễn Minh Châu
tình nguyện vào quân đội. Sau một khoá đào tạo ngắn của trường Lục quân,
Nguyễn Minh Châu về sư đoàn 320 làm cán bộ trung đội. Trong những năm
từ 1950 đến 1954, Nguyễn Minh Châu cùng đơn vị chiến đấu và hoạt động ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Sau 1954, Nguyễn Minh Châu tiếp tục phục vụ trong quân đội làm cán bộ
tuyên huấn tiểu đoàn. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa quân đội ở
Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ
quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào
Hội nhà văn Việt Nam năm 1972. Ông mất ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà
Nội.
Chiến trường là nơi vẫy gọi ngòi bút và trái tim của những nhà văn mặc áo
lính. Nguyễn Minh Châu học khóa 6 Võ bị Trần Quốc Tuấn. Ông từng là cán
bộ tham mưu cấp tiểu đoàn của đại đoàn 320. Ông cùng chiến sĩ đại đoàn
320 ngược xuôi dặm lý qua nhiều tỉnh đồng bằng. Rồi lên chiến khu, tham
gia các chiến dịch lớn nhỏ trong kháng chiến chín năm với biết bao gian khổ.
Và cũng từ cuộc sống đó đã khơi dậy trong ông nguồn cảm hứng sáng tác
dạt dào, để lại nhiều tác phẩm sâu sắc cho ngày nay. Khi hòa bình lập lại,
ông cũng đi nhiều nơi, vào thành phố Hồ Chí Minh rồi trở ra Hà Nội, nhưng
có lẽ dải đất miền Trung mới là miền đất để lại cho ông nhiều thương, nhiều
nhớ nhất. Hình ảnh cái làng quê nghèo ven biển miền Trung cứ trở đi trở lại


trong nhiều tác phẩm của ông như một nỗi ám ảnh khôn nguôi. Những năm
cuối đời, ông còn ấp ủ dự định viết một cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến ở
thành cổ Quảng Trị, rất tiếc nó không thể hoàn thành vì ông đã đột ngột ra đi
khi đang ở giai đoạn tài năng chín muồi nhất. Sau hơn một năm trời vật lộn
với cơn bệnh ung thư máu hiểm nghèo, ông đã vĩnh viễn chia tay với cuộc
đời vào ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Viện Quân y 108 Hà Nội.
Nguyễn Minh Châu ra đi để lại cho văn học nước nhà một khối lượng tác
phẩm đồ sộ.

1


1.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu là nhà văn thuộc thế hệ sau, nhưng qua những
sáng tác văn chương của ông, người đọc sẽ không quên nhắc đến một nhà
văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nói như nhà văn Nguyễn
Khải: “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền
văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ
tài năng sau này”.
Hành trình văn học của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn Sau
một buổi tập (1960) và khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát (1989). Ba
thập kỷ – một hành trình không phải là dài so với những đồng nghiệp, đồng
lứa như: Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Hồ Phương,… song với mười ba tập
văn xuôi, một tập tiểu luận phê bình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã để lại
một sự nghiệp văn chương đủ sức vượt qua thời gian. Trong đó, đặc biệt
phải kể đến các tác phẩm như: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng
trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu
thuyết,1972), Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, 1974), Miền
cháy (tiểu thuyết,1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Những
ngày lưu lạc (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, 1981), Những người đi từ trong

rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập
truyện ngắn, 1983), Đảo đá kì lạ (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, 1985), Bến
quê ( tập truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu ( tiểu thuyết,1987), Cỏ lau
(tập truyện, 1989), tập tiểu luận phê bình Trang giâý trước đèn... Là một nhà
văn quân đội, tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết nhiều
về đề tài chiến tranh như là một điều tất yếu. Tác phẩm “Dấu chân người
lính” của ông từ lúc mới ra đời đã được bạn đọc và giới nghiên cứu đánh giá
cao, được xem như là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến
tranh chống Mĩ. Bám sát hiện thực đời sống những năm chiến tranh, các
sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975 (Cửa sông, Những vùng trời
khác nhau, Dấu chân người lính,…) đã cho chúng ta một cái nhìn tương đối
trọn vẹn về một thời kì hào hùng của cả dân tộc.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã dành trọn
vẹn nửa đời văn của mình đi sâu, khám phá, phản ánh những “đề tài sinh tử”
trong mảng hiện thực chiến tranh và người lính cách mạng. Đó là những con
người ngập tràn tình cảm lãng mạn, trẻ trung, tươi tắn như Lãm, Nguyệt
(trong Mảnh trăng cuối rừng), cô gái mang “niềm tin mãnh liệt vào cuộc
sống”, niềm tin ấy “như sợi chỉ xanh óng ánh, bao nhiêu bom đạn dội
xuống, cũng không đứt, không thể nào tàn phá nổi”. Đó là Kinh, Lữ, Khuê,
Cận, Lượng v.v… (trong Dấu chân người lính) – những viên ngọc, sáng đẹp
một cách rực rỡ, không có tỳ vết. Khó có thể tìm thấy một khiếm khuyết
trong phẩm chất của họ. “Mảnh trăng cuối rừng” là truyện ngắn hay nhất
2


của Nguyễn Minh Châu trong những năm chống Mỹ. Truyện khá tiêu biểu
cho những đặc điểm bút pháp của nhà văn trong giai đoạn trước 1975 và
cũng mang những đặc điểm chung của văn học ta giai đoạn ấy. Truyện ngắn
này đã được đưa vào nhiều tuyển tập truyện ngắn Việt Nam và được nhà phê
bình N.I. Niculin giới thiệu trong “Cuộc chiến tranh giải phóng và truyện

ngắn Việt Nam hiện đại” và nhận xét: “Niềm tin vào tính bất khả chiến
thắng của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh đã tắm
rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một
bầu không khí vô trùng…”.
Sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ được ghi dấu ở phần
sáng tác, mà ngay trong địa hạt phê bình, người ta cũng nhớ đến ông ở tư
cách là người đầu tiên khuấy động sự tĩnh lặng hàng bao nhiêu năm của một
nền văn học thời chiến bằng những bài tiểu luận của mình và làm xôn xao dư
luận một thời. Và văn học thời kỳ đổi mới đã ghi nhận bài viết “Hãy đọc lời
ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” của ông là hiện tượng đặc sắc
của một nhân cách dũng cảm và trung thực. Đó là cảm quan nhạy bén của
một nghệ sỹ đã nhận thức được sự tất yếu của tiến trình văn học.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã được các giải thưởng văn chương: giải
thưởng Bộ Quốc phòng năm (1984- 1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết
về chiến tranh và người lính, giải thưởng Hội nhà văn 1988-1989 cho tập
truyện “Cỏ lau” và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II
năm 2000 cho cụm tác phẩm: Dấu chân người lính, Cửa sông, Cỏ lau,
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Người con làng Thơi đã đi trọn con
đường đời của mình với những ngẫm ngợi riêng, đóng góp riêng vào ngôi
đền văn học. Cuộc đời cầm súng, cầm bút của ông, của thế hệ ông là một
cuộc đời nhiều gian nan, thử thách và vô cùng đẹp đẽ. Mồ hôi, xương máu
và nước mắt thế hệ ấy đã đổ xuống cho tươi xanh hôm nay, cho nụ và hoa,
cho trái ngọt của buổi bình minh mới.
II. CON ĐƯƠNG NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN MINH
CHÂU
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn lớn trong nên văn học Việt Nam. Hành
trình sáng tác của ông là liền mạch, trải dài suốt 30 năm từ kháng chiến
chống Mỹ đến sau chiến tranh. Nhập ngũ và cầm bút vào những năm khỏi
đầu sự nghiệp chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã gánh vác tốt cả nhiệm vụ
của nhà và và người lính. Bước ra khỏi khói lửa chiến tranh, Nguyễn Minh

Châu viết về những âm vang của trận chiến và cả những vấn đề dân sự qua
ngòi bút của một người lính đầy trải nghiệm. Như vậy, con đường nghệ thuật
của Nguyễn Minh Châu nhìn chung có hai chặng đường nhỏ: trước và sau
1975.
3


2.1. Chặng đường trước năm 1975:
2.1.1. Tình hình xã hội và văn học trước năm 1975:
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, nước ta bị chia cắt thành hai
miền, miền Bắc tập trung xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, miền Nam tiếp tục
đấu tranh chống Mỹ thống nhất đất nước. Những năm 1965-1975, cuộc
chiến chống Mỹ bắt đầu đi vào giai đoạn khốc liệt nhất, cả nước là một chiến
trường lớn, mọi người dân đều là chiến sĩ.
Trước trong bối cảnh đó, văn học cũng trở thành một vũ khí phục vụ cách
mạng, cổ vũ chiến đấu. Như Nam Cao đã viết rằng trong giai đoạn này “cả
dân tộc đã dồn vào một con đường: ấy là con đường ra mặt trận, con đường
cứu nước”. Chính trong cuộc chiến ác liệt ấy, cả người cầm bút và người
đọc đều có một mối quan tâm thường trực về vận mệnh dân tộc, về số phận
và khát vọng của nhân dân. Vì vậy, giai đoạn này sản sinh ra nhiều nhà văn –
chiến sĩ, đó là yêu cầu của Đảng, của cách mạng và cũng là ý thức công dân
tự nguyện của các tác giả. Văn học giai đoạn này phản ánh kịp thời hiện thực
kháng chiến và những con người kháng chiến để tuyên truyền, động viên,
khích lệ, cổ vũ chiến đấu, trở thành một vũ khí đắc lực phục vụ cho cuộc
chiến toàn dân.
Vì lẽ đó, văn học thời kì này thường đề cập đến những vấn đề lớn lao, có ý
nghĩa lịch sử liên quan đến vận mệnh của cả cộng đồng với ý đồ xây dựng
những tượng đài thiêng liêng, đại diện cho sức mạnh của dân tộc. Nhân vật
chính trong các tác phẩm thường mang tính lí tưởng, đại diện cho ý chí,
phẩm chất của cả cộng đồng. Lúc này, cái “tôi” cá nhân trong văn học cũng

như trong đời sống đã hoà vào tập thể, trở thành cái “ta” chung của toàn dân
tộc. Đồng thời, văn học giai đoạn này còn lấy cảm hứng về tương lai tốt đẹp,
tươi sáng, đề cao sức mạnh tinh thần và sự lạc quan cách mạng trong khói
lửa chiến tranh.
2.1.2. Sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu trước năm 1975:
Đến với văn học vào một thời điểm lịch sử đặc biệt, Nguyễn Minh Châu
càng nhận thức sâu sắc hơn về lương tri, trách nhiệm và sứ mệnh thiêng
liêng của ngòi bút mình. Ông luôn nghiêm túc đòi hỏi người nghệ sĩ phải là
người chiến sĩ trên mặt trận của Đảng. Người nghệ sĩ mỗi khi sáng tác không
thể chơi vơi mà phải hình dung ra tác phẩm của mình, đem “ướm” nó vào
cuộc sống, “thử nhìn xem nó có nằm trong cái mạch chính của cuộc sống
hay không, thử nhìn xem nó có lạc hậu hoặc trước quá xa bước tiến triển
của xã hội không? Thử nhìn xem tác phẩm có mang đến cho xã hội một
tiếng nói bổ ích không?”. Chỉ trên cơ sở mối liên hệ giữa người nghệ sĩ với
thế giới hiện thực, với cuộc sống chung của mọi người và những suy tư, khát
vọng của họ, người nghệ sĩ mới mong tìm thấy chỗ dựa cho những tư tưởng
tiến bộ của mình. Ý thức nghệ thuật đó, lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ
4


đó đã quán xuyến toàn bộ sáng tác của nhà văn.
Con đường nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn
“Sau một buổi tập” đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1960. Suốt
những năm chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã dành trọn vẹn nửa đời văn của
mình để đi sâu, khám phá những đề tài sinh tử trong mảnh hiện thực chiến
tranh và người lính cách mạng. Sau một số truyện ngắn đăng trên tạp chí
Văn nghệ Quân đội, hằng loạt những tác phẩm lớn khác ra đời. Năm 1966,
ông xuất bản tiểu thuyết “Cửa sông”, năm 1970, tập truyện ngắn “Những
vùng trời khác nhau” ra đời và năm 1972 là tiểu thuyết “Dấu chân người
lính”. Tất cả đều là những tác phẩm nóng hổi hơi thở sống, như còn sặc mùi

thuốc súng, khói bom. Tất cả đều phản ánh được khát vọng tinh thần cháy
bỏng – khát vọng độc lập, tự do, và góp phần tái hiện bức tranh lịch sử
hoành tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nói đến nền
văn học chống Mỹ không thể nào không nhắc đến “Cửa sông” với nhịp
sống vừa bình thản vừa quả cảm của ngôi làng nhỏ ven sông bước vào cuộc
đối đầu quyết liệt với sự hung tàn của giặc, không thể không nói tới “Dấu
chân người lính” với cái không khí hào sảng, rùng rùng “xẻ dọc Trường Sơn
đi cứu nước”, với những trận đánh rung trời và sự quả cảm hy sinh. Nguyễn
Minh Châu đã từng tâm đắc chia sẻ rằng: Viết về chiến tranh không chỉ làm
rung động những người từng đi qua nó mà còn phải làm rung động cả
những thế hệ không hề trải chiến tranh. Thật vậy, phần lớn những sáng tác
của Nguyễn Minh Châu vẫn còn làm xúc động bao thế hệ người đọc trong
những năm tháng chiến tranh đã lùi xa.
“Cửa sông” là tác phẩm in đậm dấu ấn thời sự của những ngày đầu cả
nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đó là câu chuyện về một làng
quê ở một vùng cửa sông ven biển Bắc Trung Bộ vào những ngày đầu chống
chiến tranh phá hoại của Mỹ. Hiện thực bao trùm trong tác phẩm là tư thế
vừa bình tĩnh chủ động vừa khẩn trương trong cuộc sống của một làng quê
và cuộc chiến đấu anh hùng của một đơn vị hải quân ta khi chiến tranh vừa
xảy đến. Sức mạnh của lòng yêu nước và mối quan hệ mới giữa con người
với con người trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là hai nhân tố cơ bản được
Nguyễn Minh châu chú ý khai thác để chứng minh sự vững vàng của nhân
dân miền Bắc trước thử thách của chiến tranh. Cuộc sống đang đi vào thời
chiến nhưng không khí ở làng Kiều Sơn quanh cửa sông Kiều là một không
khí đầy lạc quan. Ý thức làm chủ tập thể làm chủ cuộc đời là nét nổi bật
trong phẩm chất của mỗi người. Thanh niên nô nức tòng quân. Phụ nữ địa
phương đảm đương việc đồng áng việc gia đình cũng như tham gia chiến
đấu và phục vụ chiến đấu hết sức mình phù hợp với từng cương vị và hoàn
cảnh. Bộ mặt nông thôn với mối quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tốt đẹp
đã tạo cho miền Bắc một tư thế vững vàng để chống lại cuộc chiến tranh phá

5


hoại của giặc Mỹ đồng thời sẵn sàng chi viện sức người sức của cho tiền
tuyến lớn miền Nam.
Trong cái làng nhỏ này ta bắt gặp đủ loại người: một cô giáo trẻ - cô giáo
Thuỳ - mơ mộng dịu dàng đang “ba cùng” với nhân dân; một phóng viên
nhà báo nữ trẻ; những chiến sĩ trẻ mới trên đường ra trận tuyến hoặc bước
vào cuộc chiến đấu đầu tiên; những người lính từng cầm súng thời kháng
chiến chống Pháp giờ vẫn tiếp tục cầm súng chống Mỹ (trung tá Quang)
hoặc về tham gia công tác hợp tác xã chi bộ Đảng hoặc chính quyền địa
phương các cấp (ông Lâm, ông Vàng); một người phụ nữ nông dân - bà
Thỉnh - lam lũ tất bật và có cuộc đời riêng nhiều thua thiệt nhưng “tâm hồn
là một viên ngọc trai ngời sáng”; đến cả một cụ ông ngót tám mươi tuổi mà
tuổi bước vào đời đầy cực nhục bây giờ tiếc không còn sức để cầm súng diệt
thù;… Mỗi người đều có một hoàn cảnh và một nỗi niềm riêng. Thế nhưng
khi bước vào cuộc chiến tranh mọi người đã nhanh chóng thích ứng với hoàn
cảnh mới. Không phải chỉ ở những người ra đi cầm súng trong các đơn vị
chính quy (Bân Lân) mới biết lo lắng về trách nhiệm của mình bởi “Hiện
nay thằng giặc Mĩ đang giày xéo lên nửa đất nước ta có mảnh đất nào mà
người chiến sĩ không phải đặt chân tới?”. Những người ở lại gánh vác cả
những công việc nặng nhọc mà trước đây phần lớn do cánh đàn ông đảm
nhiệm. Ngoài ra còn có nhiều công việc chỉ xuất hiện trong thời chiến. Toàn
là những việc khẩn trương cấp bách cả. Hoàn cảnh chiến tranh khiến họ
không thể làm việc trọn vẹn vào ban ngày họ làm việc vào ban đêm. Việc
cày việc bừa việc cấy việc gặt đào mương xẻ lạch,… làm ngày không đủ họ
tranh thủ làm đêm. Lại còn thêm nghề muối lại đào hầm đào hào khiêng
súng khiêng máy… Công việc nhiều lên gấp mấy lần nhưng cũng chính vì
thế nhiều vấn đề mắc mứu trong đời sống tư tưởng tâm lí lại được giải quyết
thật trọn vẹn.

“Cửa sông” đã thể hiện rất chân thực cuộc sống của dân ta trong giai đoạn
đầu của của kháng chiến ác liệt. Vì thế, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận
xét rằng: “Cửa sông chính là hình ảnh quê hương ta trong chiến tranh”.
Năm 1972, vào giai đoạn cuộc chiến đang đến hồi ác liệt nhất, Nguyễn
Minh Châu cho ra đời tiểu thuyết “Dấu chân người lính”. Trong tác phẩm
này, nhà văn đã dựng lên những khung cảnh rộng lớn và hào hùng của hành
trình “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của các binh đoàn chủ lực và những
chiến dịch Khe Sanh - Tà Cơn long trời lở đất với những trận đánh ác liệt
trên vùng đất Quảng Trị - địa đầu giới tuyến. Cùng với việc tái hiện bối cảnh
và không khí lịch sử ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tập trung khắc hoạ
người lính cách mạng với hàng chục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau
đến với quân đội từ những vùng miền những hoàn cảnh xuất thân khác nhau
nhưng họ đều mang những phẩm chất chung là lòng yêu nước, ý thức trách
6


nhiệm với Tổ quốc niềm say mê chiến đấu và tâm hồn trong sáng. Đông đúc
và sinh động nhất là thế hệ trẻ thế hệ trưởng thành trong chế độ mới ưu việt.
Với “Dấu chân người lính” Nguyễn Minh Châu đã cố gắng dựng lại không
khí dữ dội của chiến tranh chống Mĩ từ những cuộc hành quân chiến dịch
bao vây đánh lấn trên từng mét chiến hào từng mỏm đồi cho đến khi kết thúc
chiến dịch vùng Khe Sanh - Tà Cơn được giải phóng. Ở cuộc chiến đấu
giằng co dai dẳng và đầy thử thách này, quá khứ hiện tại cùng xen kẽ vào
nhau để lí giải cội nguồn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam lí giải
nguyên nhân sâu xa làm nên những chiến thắng trước cuộc đụng đầu lịch sử
khốc liệt bậc nhất trên hành tinh ở thời điểm bấy giờ - ở cái thời điểm mà
một nhà thơ phải ngỡ ngàng “Việt Nam - người là ai mà trở thành nhân
loại”.
Với cốt truyện phát triển từ nhiều điểm nhìn, tác giả lần lượt miêu tả những
nhân vật như Kinh, Lữ, Nhẫn, Lượng, Khê, Cận,… xoay quanh chiến dịch

tại mặt trận Khê Sanh. Khuê là một chiến sĩ cần vụ thông minh khéo léo, là
cấp dưới của Kinh, một cán bộ đầy lý tưởng, hoạt bát, đức độ và tình cảm.
Nhẫn là trung đoàn trưởng trung đoàn 5, một con người thanh lịch nhưng
nghiêm khắc, xuất thân từ tiểu tư sản đã được rèn luyện khắc khổ, là cấp trên
của Lượng, đại đội trưởng đại dội trinh sát. Kinh, Khuê, Nhẫn, Lượng cùng
làm việc với nhau, mỗi người một tính cách nhưng có chung một điểm đó là
những con người tràn trề nhiệt huyết, chiến đấu kiên cường và tin tưởng
mãnh liệt vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc. Mỗi bước đường họ đi là
biết bao nhiêu kỉ niệm, câu chuyện cảm động về tình người, tình anh em,
tình đồng đội và tình yêu đôi lứa. Trên đường chiến đấu, Kinh gặp lại con
trai mình là Lữ. Ông yêu con trai mình hơn ai hết và tin tưởng vào anh với tư
thế của một người cha và một người đồng đội. Về phần Lữ, đây là một chàng
thanh niên bản tính nghệ sĩ nhưng đứng trước sự nghiệp kháng chiến vĩ đại
của dân tộc đã đốt hết sách vở, xếp bút nghiêng cầm sung ra chiến trường.
Lữ hy sinh trong một lần chiến đấu với địch, mang theo tình yêu còn ấp ủ
với Hiền. Sự ra đi của Lữ để lại trong chính uỷ Kinh một nỗi đau xé lòng.
Nhưng phía trước vẫn còn là những ngày dài chiến đấu, bỏ qua những tình
cảm riêng tư chỉ dám gói gọn trong lòng, Kinh vẫn tiếp tục nhiệm vụ của
một thủ trưởng kiên cường, là điểm tựa vững chắc cho những người lính
khác. Sự thắng lợi ở thung lũng Khe Sanh và hình ảnh những người lính
đang chuẩn bị bước vào những trận đánh mới đã củng cố tinh thần để hướng
đến những ngày dài trên trận địa.
Như vậy có thể nói, nếu “Cửa sông” là hình ảnh quê hương làng xóm
những năm đầu cuộc chiến thì “Dấu chân người lính” chính là thước phim
sống động, chân thực cuộc sống của người lính ở chiến trường. Ở đó, ta bắt
gặp những mảnh đời, những câu chuyện khác nhau nhưng tựu trung là một
7


điểm là sự say mê chiến đấu và niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Những tác

phẩm của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh thường nghiêng về vẻ đẹp
hào hùng vào tươi tắn của cả cộng đồng, nghiêng về những sự kiện vĩ đại,
những người anh hùng và được thể hiện dưới bút pháp trữ tình đậm chất thơ.
Là người nghệ sĩ mẫn cảm, cũng chính trong sự gắn bó máu thịt với cuộc
sống, Nguyễn Minh Châu đã sớm cảm nhận được sự bất cập, cái khoảng
cách khó tránh và khó vượt của văn học và cuộc đời. Hiện thực cuộc sống,
hiện thực chiến tranh với ông như một “cánh rừng chưa khai phá” với biết
bao vấn đề còn ẩn náo trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, những vấn đề
con người của chúng ta. Ngay từ trong chiến tranh, ông đã mong mỏi làm
sao để người viết có thể “ôm cho hết vòng tay của mình hiện thực bộn bề
của cuộc sống”, để mỗi tác phẩm viết ra đừng nhạt nhẽo và người đọc có thể
bắt gặp những dáng dấp và nhịp sống thực cửa họ trên trang sách. Có những
điều trong hoàn cảnh chiến tranh, người cầm bút phải đành lòng nén lại
nhưng không được phép né tránh và tuyệt nhiên không được biết “trái núi”
cuộc đời thành hòn “non bộ” xinh xẻo. Ý thức ấy ít nhiều cũng để lại dấu ấn
trên những sáng tác của Nguyền Minh Châu trong chiến tranh. Bởi vậy ngay
trong sự hoà âm với bản “đại hợp xướng anh hùng ca”, ta vẫn có thể cảm
nhận những nét trầm lắng suy tư, những “âm trầm nốt lặng” vốn là sắc điệu
riêng của cây bút Nguyễn Minh Châu. Cùng với việc tập trung khám phá
những vẻ đẹp có thực dễ nắm bắt trên bề mặt cuộc sống, ở một chừng mực
nhất định, ông đã gắng khơi vào phần chìm khuất của đời sống, những vẻ
đẹp tìm ẩn trong mỗi con người. Qua sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai
đoạn này ta có thể thấy khá rõ xu hướng không chỉ nắm bắt mà còn muốn đi
vào cắt nghĩa, lí giải chiều sâu, vẻ đẹp tinh thần độc đáo của dân tộc. Vẻ đẹp
ấy thể hiện trong vẻ đẹp của mỗi con người đang sẵn sàng xả thân cho cuộc
chiến đấu hào hùng. Ông quan niệm: “Mỗi con người đều chứa đựng trong
lòng những nét đẹp đẽ kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để
nhận thức, khám phá tất cả những cái đó”. Chủ đích nghệ thuật này đã
thành một định hướng nhất quán trong suốt hành trình nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu: hướng về vẻ đẹp của cuộc đời, của con người.

Mặt khác, tuy chưa có điều kiện đi sâu vào những éo le, ngang trái khôn
lường và khó tránh trong số phận mỗi người, nhưng ngay giữ những trang
viết đầy hào sảng của “Cửa sông” hay “Dấn chân người lính”, người đọc
đã mong manh cảm nhận được dường như nỗi đau vẫn song hành tồn tại
cùng niềm vinh quang, ngay dưới chân tượng đài chiến thắng. Những nỗi éo
le, ngang trái trong đời tư, sự vênh lệch giữ số phận cá nhân với số phận
cộng đồng là điều có thực, là điều không tránh khỏi. Đó là những nhánh rẽ
có sức ám ảnh trong mạch đi hào hùng của văn học chống Mỹ nói chung và
sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong chiến tranh nói riêng. Có điều, chính
8


Nguyễn Minh Châu cũng từng nói: “Bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền
sống của cả dân tộc. Sau này, ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng
con người, làm sau cho mỗi con người ngày một tốt đẹp. Chính cuộc chiến
đấu ấy mới lâu dài.” Như vậy, ta càng thấy được sự nhạy cảm, càng trân
trọng ý thức trách nhiệm và bản lĩnh của nhà văn – chiến sĩ Nguyễn Minh
Châu, càng thấy quuý những vẻ đẹp nhân văn tiềm ẩn trong những trang viết
và thái độ ứng xử chân thành của nhà văn. Và đáng trân trọng hơn cả là sau
này, khi đất nước đã hoà bình, thống nhất, ông thật sự đã “chiến đấu cho
quyền sống của từng con người”.
2.2. Chặng đường sau năm 1975:
2.2.1. Tình hình xã hội và Văn học sau năm 1975:
Mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, mở
ra kỉ nguyên hoà bình, thống nhất, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Cuộc
sống từ bất bình thường thời chiến chuyển sang cuộc sống đời thường thời
bình với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, và những khát vọng tự do,
hạnh phúc muôn thuở của con người cá nhân.
Từ đó, quan điểm, đường lối văn nghệ của Đảng cũng có sự đổi mới, mở ra
một cái nhìn mới về vị trí, chức năng của văn nghệ. Bản thân văn nghệ trong

hoàn cảnh mới cũng tự ý thức, giác ngộ vai trò của nó trong xã hội, quan hệ
của nó với chính trị và ý nghĩa của nó với con người. Những năm đầu sau
năm 1975, Văn học đang chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến
tranh sang nền văn học thời hậu chiến, thời bình. Một mặt, Văn học vẫn vận
động theo quán tính của Văn học thời chiến, mặt khác đã xuất hiện một xu
hướng mới trong đời sống Văn học. Xu hướng mới thể hiện những trăn trở,
vật vã, tìm tòi một cách thầm lặng của một số nhà văn mẫn cảm với đòi hỏi
cuộc sống và có ý thức trách nhiệm với ngòi bút của mình. Đại hội Đảng
năm 1986 đã quyết định “cởi trói” cho văn nghệ sĩ, khơi dậy một bầu không
khí dân chủ trong sinh hoạt nghệ thuật. Nhà văn được tự do hơn trong sáng
tác, đời sống Văn học trở nên sôi động hẳn lên.
Chính vì thế, Văn học giai đoạn này không chỉ tập trung vào hiện thực cách
mạng mà còn tập trung và hiện thực đời sống hàng ngày với các quan hệ
phức tạp, với những vấn đề riêng tư, về số phận, nhân cách, khát vọng nhân
bản của con người. Giai đoạn này, Văn học là phương tiện biểu hiện tư
tưởng, chính kiến riêng của nhà văn, không còn mình hoạ cho một tư tưởng
có sẵn như thời kì trước. Mỗi nhà văn đều có một ý thức về chân lí trong
quan niệm của mình. Các nhà văn thường từ bỏ lối viết theo cảm hứng lãng
mạn, mạnh dạn tìm tòi, mở ra những lối đi mới cho nghệ thuật. Văn học lúc
này không chỉ là những sự lạc quan, phấn khởi nữa mà còn chứa đựng trong
đó những nỗi buồn, sự ưu tư gắn liền với thực tại rối ren, phức tạp, với
những bi kích nhân sinh trong đời sống. Con người cũng từ đó xuất hiện
9


trong Văn học như một thực thể phức tạp, đa chiều, đa diện và xu hướng tự
vấn, tự sám hối ngày càng nổi trội. Như vậy, Văn học giai đoạn này đã
không còn là một bản hợp xướng anh hùng ca nữa. Dù mỗi nhà văn đã chọn
cho mình một hướng đi riêng, một phong cách riêng nhưng tất cả đều nhìn
vào hiện thực cuộc sống, vẽ nên bức tranh cuộc sống chân thực và rõ ràng.

2.2.2. Sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975:
Năm 1975, chiến tranh kết thúc, nhưng những hậu quả nnặng nề nó để lại
thì không dễ gì vượt qua. Đối với con người, chiến tranh như “một lưỡi dao
phạt ngang” biết bao cuộc đời, biết bao số phận mà hai nửa cuộc đời ấy thật
khó để gắn liền lại như cũ. Đối với đất nước là ngỗn ngang biết bao vấn đề:
xoá bỏ hận thù, hoà hợp dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh… Và
Nguyễn Minh Châu đã từng viết “bước ra khỏi cuộc chiến tranh cũng cần
thiết phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực như bước vào một cuộc chiến tranh”.
Trong ý thức thường trực gắn bó với đời sống, Nguyễn Minh Châu đã kịp
thời bắt vào nhịp sống mới và sớm phát hiện những vấn đề “sinh tử” mới của
đất nước ngay giữa thời điểm chuyển giao giữa chiến tranh vào hoà bình. Và
như đã hứa hẹn, Nguyễn Minh Châu đã nhanh chóng cùng dân tộc bước vào
“cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người”. Từ đó, Nguyễn Minh
Châu lấy con người làm cốt lõi cho sáng tác của mình, đã khẳng định một
lần nữa nhận định của Gorki “Văn học là nhân học”. Đó cũng là những
chuyển đổi chung của văn học sau năm 1975 và Nguyễn Minh Châu đã góp
một phần không nhỏ vào chuyển đổi đúng hướng đó. Khi trình bày những
vấn đề đạo đức xã hội, ông thường tập trung sự chú ý vào những diễn biến
sâu kín trong tâm hồn con người. Đó là cơ sở cho những chuyển đổi căn bản
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm1975, đặc biệt là những năm
80.
Sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu vẫn tiếp tục viết về chiến tranh và
người lính nhưng ông là một trong những người đầu tiên đưa ra cách nhìn
nhận mới về chiến tranh. Sống qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, lăn lộn khắp
các chiến trường chống Pháp và chống Mỹ, hơn ai hết, Nguyễn Minh Châu
biết rõ rằng chiến tranh không chỉ có những chiến công, không chỉ có anh
hùng và quả cảm mà ở đó còn chìm khuất biết bao nõi đa sự đa đoan của
cuộc đời, của con người, biết bao sự hy sinh, mất mát, dở dang con người
phải kìm lòng mình lại. Và trong những năm tháng hoà bình, trở lại với đề
tài ấy nghĩa là Nguyễn Minh Châu đã trở lại với những nỗi niềm chìm khuất

đó trong chiến tranh. Ông viết: “Ngời bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội
người chiến sĩ nếu chỉ biết cái lúc họ vác sung ra mặt trận với một tâm hồn
phơi phới mà không biết những lúc buồn bã, đau đớn, những lúc đói rét,
những lúc nằm giữa đồng đội chết và bị thương trong bùn lầy, trong mưa
bom bão đạn… Ngòi bút của chúng ta sẽ phản bội mọi người nếu nói rằng
10


những người dân của chúng ta ở hậu phương hoàn toàn no ấm đầy đủ,
những người mẹ tiễn con, những người vợ tiễn chồng ra chiến trường với
một nụ cười trên môi và trong lòng họ chẳng có điều gì buồn bã”. Và ông
viết tất cả những thứ đấy với kinh nghiệm từng trải của một người nghệ sĩ –
chiến sĩ vừa bước ra khỏi chiến trường với biết bao vết thương mà chiến
tranh để lại. Trong trang viết của ông giai đoạn sau này, những số phận cá
nhân trước kia bị chìm khuất trong số phận cộng đồng đã được khơi dậy làm
trung tâm, là khỏi điểm, là mục tiêu mà nghệ thuật hướng tới.
Hàng loạt những tác phẩm liên tiếp ra đời trong giai đoạn này: Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Cơn giông, Cỏ lau… Không ở đâu
trong những tác phẩn đó ta không thấy được cái hiện thực khốc liệt của
chiến tranh. Có lẽ không ai có thể nói về những di chứng của chiến tranh,
những mất mát, éo le, những bi kịch hằn sâu trong số phận con người một
cách da diết và đau đớn như Nguyễn Minh Châu. Có thể nào quên được cảnh
tượng ám ảnh này trong “Cỏ lau”: “Khắp bốn phía trời những hòn vọng phu
đứng nhan nhản. Thật là đủ hình, đủ dáng, đủ tư thế của một thế giới đàn bà
đã sống trải bao nổi can qua, chiến chinh dường như đang tụ hội về đây,
mỗi người một ngọn núi đang đứng một mình vò võ chon von trên các núi đá
cao ngất, người ôm con bên nách, người bế con trước ngực, người cõng con
sau lưng, hai tay buông thõng quay mặt về đủ các hướng, các ngã chân trời
có sung nổ, có lửa cháy.”. Ông đã viết những điều này bằng tiếng nói cảm
thông, chia sẻ của người trong cuộc, bằng chính nỗi lo âu lớn lao và khắc

khoải về con người mà ông hết lòng yêu thương, gắn bó. Có thể nói, sáng tác
của Nguyễn Minh Châu giai đoạn này đã rơi trúng nguồn mạch nhân văn,
đáp ứng nhu cầu nhân bản cấp thiết đặt ra đối với nền văn học dân tộc sau
chiến tranh. Và vì thế, tác phẩm của ông đã tạo được sự đồng cảm lớn từ
người đọc.
Viết về chiến tranh, Nguyễn Minh Châu không chỉ nhìn về những số phận
bị ẩn chìm mà còn nhìn thẳng vào cả sự tha hoá về nhân cách và đạo đức nảy
sinh trong chiến tranh. Đó là sự tha hoá của Bàng trong “Miền cháy”, những
suy nghĩ lệch lạc của Phong trong “Lửa từ những ngôi nhà”, sự phản bội
đớn hèn của Quang trong “Cơn giông”,… tất cả góp phần tạo nên một bức
tranh chân thực về những cuộc chiến. Bởi lẽ ai đã từng đi qua nó đều biết
rằng về căn bản, không một cuộc chiến nào chỉ có những vinh quang, dẫu
cho đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa, dẫu cho ta nắm được phần thắng
cuối cùng.
Bên cạnh đề tài chiến tranh, Nguyễn Minh Châu còn quay lại với đề tài
quen thuộc của mình là nông thôn và người nông dân với hai tuyệt bút liên
hoàn là “Khách ở quê ra” và “Phiên chợ giát”. Cả hai đều được viết trước
khi ông qua đời vì thế, Đỗ Đức Hiểu đã nhận định rằng đây là “một di chúc
11


nghệ thuật hoà quyện máu và nước mắt” của nhà văn. Có thể nói, nếu Chí
Phèo là phát hiện mới của Nam Cao về người nông dân trước cách mạng thì
Khúng trong “Phiên chợ Giát” là điển hình cho người nông dân bước ra từ
khói lửa chiến tranh. “Phiên chợ Giát” và hình tượng Khúng là sự kết tinh,
chín mùi của một quá trình dài trăn trở, đổi mới của Nguyễn Minh Châu.
Tóm lại, con đường nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu cũng luôn gắn liền
với con đường nghệ thuật của van học dân tộc. Trước năm 1975, ngòi bút
của Nguyễn Minh Châu tập trung vào sự hào hùng của chiến tranh và người
lính. Sau năm 1975, ông xoay ngòi bút của mình lại nhìn thẳng vào những

vấn đề còn chìm khuất trong chiến tranh, xoáy sâu vào từng số phận, từng
con người. Nhưng có thể khẳng định rằng, dù ở trong giai đoạn sáng tác nào,
tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng là một hành trình đi tìm “những hạt
ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.

12


III. NHỮNG TÌM TÒI ĐỔI MỚI TRONG VĂN HỌC CỦA NHÀ VĂN
NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975
3.1. Đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về đời sống và con người:
Ở từng thời kì, sự kiện nào xảy ra đều có thể trở thành đề tài cho các nhà
văn sáng tác, với Nguyễn Minh Châu cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ông
có ý thức đưa những sự kiện ấy vào những tác phẩm của mình, cốt để làm
nổi bật lên những vấn đề của đời sống và con người. Theo ông, đó mới chính
là những gì mà người đọc quan tâm. Chính ông trong Viết về chiến tranh
cũng đã khẳng định điều đó: ''Đừng bao giờ nên coi nhẹ tầm quan trọng của
thị hiếu người đọc, vì chính đó là cái nôi để cho tác phẩm thế này hoặc thế
khác ra đời và sống được''. Thị hiếu người đọc ở đây, theo tôi, đó chính là
cái mà người đọc cần khi tiếp cận một tác phẩm văn học. Người đọc cần đọc
được những vấn đề nhức nhối của hiện thực đời sống mà họ quan tâm, chứ
không phải là thứ ''văn chương minh họa'' mà sau này ông đã đề cập trong
Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa. Theo đó, ông
nhấn mạnh tính chất hiện thực trong văn chương, một cái hiện thực thật sự
chứ không phải những ngôn từ, nội dung sáo rỗng, nó phải xuất phát từ trái
tim và lương tri của người cầm bút. Cũng chính từ đó, Nguyễn Minh Châu
đã tìm tòi đổi mới tính hiện thực trong quan niệm nghệ thuật của mình về
đời sống và con người, dù hiện thực đó có nhiều cái không dễ nghe.
Con người sau chiến tranh, cần phải có một đường hướng đúng đắn để sống
và làm việc. Đó cũng chính là điều khiến Nguyễn Minh Châu nhiều lần suy

tư, trăn trở. Ông hy vọng và đề cao vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc
định hướng đúng con đường cho nhân dân đi, sao cho đời sống được cải
thiện, đất nước đi lên, hội nhập. Song song đó, ông cũng đưa ra lời cảnh báo,
cảnh tỉnh cho những cá nhân chưa có lối sống đúng đắn, chưa có được
những quan sát tinh tế về cuộc sống chung quanh, để góp phần hoàn thiện
con người mình hơn.
Trong ''Chiếc thuyền ngoài xa'', nhân vật nghệ sĩ Phùng, một con người say
mê cái đẹp, vui mừng vì chụp được chiếc thuyền có ''một vẻ đẹp thực đơn
giản và toàn bích'', ''một cảnh đắt trời cho''. Tuy nhiên, chính những con
người sống trên chiếc thuyền mà anh vừa chụp ấy, đã đưa đến cho anh một
cái nhìn khác hơn, tinh tế hơn về sự cơ cực của người dân miền biển, một
trong những lí do khiến lão chồng đánh vợ tàn bạo. Từ đó kéo theo những
13


cái nhìn mới mẻ khác về cuộc sống mà rõ nhất là sự nhẫn nhục, đức hy sinh
của người đàn bà hàng chài vì quá thương con. Ở chiều ngược lại, đứa con
cũng vì thương mẹ mà đánh cha, khiến cho anh bàng hoàng chứng kiến hình
ảnh một cậu bé vừa hiếu thảo lại vừa bất hiếu. Sự đối lập, thuận - nghịch lí
đan xen của tình huống truyện mà Nguyễn Minh Châu đã đặt ra, khiến cho
người đọc có cảm giác nhân vật Phùng đang được dẫn dắt để đi vào những
khía cạnh khác của thực tế đời sống, cho anh, mà cũng là cho người đọc có
được những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, rằng bên cạnh cái đẹp, cái
xấu vẫn tồn tại, bên cạnh cái đạo đức, cái chưa đạo đức vẫn hiện hữu. Thiết
nghĩ đây là cách Nguyễn Minh Châu khéo léo đập tan những suy nghĩ mơ
mộng hão huyền, tưởng cuộc đời bao giờ cũng toàn những điều tốt đẹp, hoặc
bằng lí do nào đó, không muốn nhìn thẳng vào sự thật rằng cái xấu vẫn tồn
tại, con người bên cạnh phần ''người'' thì vẫn có phần ''con''.
Trong truyện ngắn Bến quê, nhân vật Nhĩ của chúng ta cả đời ''đã từng đi
tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất'', lại ngậm ngùi khi chưa bao giờ

đặt chân qua bờ bên kia sông Hồng trước cửa sổ nhà mình. Thậm chí, ngay
cả những người gần gũi, thân thương hằng ngày gặp mặt, anh cũng chưa khi
nào nhìn cho kỹ. Với Liên, vợ mình, buổi sáng hôm đó, lần đầu tiên ''Nhĩ để
ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá''. Với thằng con trai, cũng là lần đầu tiên
anh ''ngắm kỹ'', để rồi chợt nhận ra càng lớn nó càng có nét giống anh. Ta dễ
dàng nhận thấy, Nguyễn Minh Châu thông qua nhân vật Nhĩ của mình, muốn
thức tỉnh những cá nhân suốt đời chạy tìm những điều xa xôi, đôi lúc còn xa
cả tầm với, để mong chờ cái gọi là hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc không ở
đâu xa, mà là những gương mặt thân thương vẫn lo lắng, chăm chút cho
cuộc sống của chúng ta hằng ngày. Vậy mà nỡ nào ta lại quên đi họ như một
cách gián tiếp phủ nhận công lao và tình yêu thương mà họ dành cho ta vô
điều kiện, như vậy liệu có nhẫn tâm quá không? Và cả quê hương của mình
nữa, sống gần hết đời người, chưa nơi nào chưa từng đến, ấy vậy mà có một
nơi gần thôi, lại rộn rịp người qua lại, vẫn không giúp ta mở mắt đủ to để
thấy, mở tai đủ lớn để nghe, và đủ hấp dẫn để ta bước tới một lần. Để rồi khi
không còn đủ sức để đi, như Nhĩ trong truyện, anh hối hận, nhờ con mình
thay mình hoàn thành tâm nguyện. Nhưng đời không như ý, vì mải chơi, con
Nhĩ quên mất nhiệm vụ bố giao, khiến anh càng thêm hụt hẫng, nuối tiếc. Về
điều này, tôi hoàn toàn đồng cảm với nhà văn Nguyễn Minh Châu, xem đó
như một lời nhắc nhớ chính bản thân mình về tình yêu quê hương và những
14


người trong gia đình, sống trọn vẹn nghĩa tình để cuối đời không ân hận.
Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhân vật Quỳ cũng có
những chiêm nghiệm, quan sát sâu sắc, mới mẻ về cuộc đời sau khi qua
nhiều biến cố. Trước đó, cô là một người con gái có vẻ đẹp quyến rũ nên
được nhiều chàng si mê, và vì thế cô kiêu hãnh. Cô đã không thèm để ý đến
ai ngoài Hòa, trưởng sư đoàn, lại có tài, đẹp trai. Lúc nào cô cũng hi vọng có
được một người yêu hoàn hảo về mọi mặt, người ấy, nếu có, thì gần như

không phải là con người nữa, mà là một thánh nhân. Vì lẽ đó mà cô không
thể chấp nhận được Hòa có đôi bàn tay hay ra mồ hôi, lại hay vui mừng nhảy
cẫng lên vì có tin vui,... Một lần Hòa bị thương, sau bốn ngày điều trị, sau
những nỗ lực cứu chữa của bác sĩ Thương và hơn hết là sự cố gắng níu kéo
không ngừng nghỉ cái sự sống cho Hòa của Quỳ, Hòa vẫn ra đi cùng nụ cười
bí hiểm... Sau biến cố đó, và cả những biến cố sau này, những suy nghĩ của
Quỳ dần thay đổi, nhất là khi Hậu, người yêu cô rất nhiều, vì cô mà chết.
''Đồng chí đã có bao giờ trải qua một sự việc mà sau đó tình cảm, ý nghĩ,
cách nhìn con người và cả cách sống của mình đổi khác đi không?''. Quỳ đã
hỏi người đối diện mình câu hỏi đó, vì là cô đang dần có một sự thay đổi về
nhận thức, về cuộc sống chung quanh, thay đổi cách đối xử với những người
yêu thương mình mà mình không đáp lại hoặc hờ hững, vô tình. Và sự thay
đổi lớn lao nhất là Quỳ đã nói dối với mẹ Hậu mình là người yêu Hậu như
một cách đáp đền, chuộc lỗi, và sau đó nữa, Quỳ đã dành sự quan tâm cho
Ph. với mong muốn đưa anh ta ra khỏi tình trạng chán chường và hồi sinh trí
tuệ cho anh, ''trả anh ta về với công việc của anh ta''. Sau tất cả, Quỳ trưởng
thành thêm, có cách nhận định về cuộc đời khách quan, công bằng và dày
dặn hơn, có lúc cô thốt lên: ''Có lẽ tôi đã hiểu thêm cuộc đời''. Nguyễn Minh
Châu qua nhân vật Quỳ, một lần nữa đã khẳng định con đường tìm tòi sáng
tạo với mong muốn đổi mới quan niệm về hiện thực đời sống của con người
trên nhiều bình diện, cho những nhân vật của ông tự trải nghiệm, tự triết lý,
tự lớn lên về suy nghĩ và nhận thức, giúp những nhân vật ấy cũng như chính
ông và người đọc có một cái nhìn thật mới mẻ, soi thẳng vào những góc
khuất trong tâm tư của con người, cả ở mặt tốt hay chưa tốt, để hoàn thiện
mình hơn, điều này các nhà văn trước đó chưa hoặc ít ai làm được. Và
những nhân vật như Quỳ, thông qua việc cứu Ph., tôi xin được gọi theo cách
gọi của riêng mình, là những nhân vật truyền cảm hứng. Đó chính là cảm
hứng cho những ai muốn giúp người khác được hồi sinh.
15



Trong Đứa ăn cắp, nhân vật Thoan của chúng ta năm lần bảy lượt bị những
người đàn bà sống cùng đơn vị cho là một đứa ăn cắp, dù có lần nhặt được
của rơi, Thoan trả lại. Những người đàn bà ấy cứ tự đưa mình vào trạng thái
nơm nớp lo sợ một khi Thoan còn ở cùng. Họ nhiều lần kiến nghị bắt Thoan
rời đi, nhưng Khánh, chồng Thoan, vì thương vợ nên muốn ở nán thêm một
tháng để vợ sinh xong đã. Tuy nhiên, trước sức ép của những người đàn bà
''hồn nhiên và dễ xúc động'', anh đành đưa vợ mình rời khỏi, để rồi vì sinh
khó, Thoan qua đời. Hay tin ấy, những người đàn bà dâng niềm xúc cảm,
thương xót cho Thoan, cho Khánh, cho đứa con vừa chào đời đã mất mẹ; họ
ôn lại những kỉ niệm với Thoan, những lần họ đúng, những lần họ nghĩ là
mình đúng, để rồi đưa tay quẹt những giọt nước mắt vắn dài trên khóe mắt.
Qua đó, Nguyễn Minh Châu gửi gắm một thông điệp khiến người đọc nhìn
lại và không khỏi giật mình: ''Đôi khi con người ta trở nên tàn ác một cách
rất hồn nhiên''. Soi chiếu lại cuộc đời, với chúng ta, những con người nói
từng trải thì cũng là chưa phải, nhưng ai nấy cũng trên hai mươi, ít nhiều
cũng có chút suy nghĩ với câu nói ấy của nhà văn. Rõ ràng, chính sự hồn
nhiên của mình, đôi khi lại khiến người khác phải gánh lấy hậu quả, mà nặng
nề nhất là bằng mạng sống. Vì một lẽ nào đó, ta vô tình hoặc cố ý sống vô
tình, vô tâm, hờ hững, xua đuổi một con người không đáng nhận những điều
cay đắng ấy, để rồi cuối cùng, khi người ấy không còn, hoặc còn nhưng
không toàn vẹn (về cả thể xác lẫn tinh thần), lúc đó ta mới hối hận, mới
thương cảm, mới nói hai chữ ''giá như''. Giá như ngày ấy đừng đối xử như
vậy thì giờ đâu đến nỗi?!. Những người đàn bà trong truyện ngắn này cũng
vậy, sống cùng Thoan thì vu oan, xua đuổi, nghi ngờ, dè chừng, ngày Thoan
đi lại bịn rịn, vấn vương, lúc Thoan chết lại xót xa, khóc lóc. Có thể nào rồi
họ lại thêm một lần trong nhiều lần hồn nhiên, để cảm thấy chưa hoặc không
ân hận, dẫu là ân hận muộn màng, họ sẽ khóc đó rồi quên đó? Nhưng với
những ai đọc truyện ngắn này, sự day dứt là có thật. Và Nguyễn Minh Châu,
như đã nói ở trên, đã bắt trúng thị hiếu ấy để xây dựng nên những nhân vật

và tình huống truyện này. Từ đó, ông muốn gửi gắm một quan niệm về cuộc
đời, mà theo cảm nhận riêng của tôi, đó chính là: đời sống ngắn ngủi lắm,
thưa các bạn. Hãy yêu thương nhau khi còn có thể, dù người đó có gây ra lỗi
lầm, cứ đừng suy nghĩ, chần chừ, mà bao dung và tha thứ ngay, để họ thấy
vậy mà tha thiết làm lại cuộc đời, khát khao hướng thiện. Với những người
làm nghề ''cầm phấn lái đò'', sự bao dung ấy lại càng cần thiết hơn bao nhiêu
16


nghề khác! Thật vậy, không ai hoàn thiện cả, vậy sao lại bắt người ta không
được sai lầm, sao lại không bỏ qua sai lầm cho người ta? Một con người xấu
xa đến đâu, vẫn có một điểm tốt mà đôi khi vì sẵn có thành kiến với họ, vô
tình ta phủ nhận mặt tốt ấy. Điều tốt vẫn tồn tại trong cái xấu, cũng như cái
xấu vẫn hiện hữu trong điều tốt. Đã là con người, không ai tốt hoặc xấu một
cách hoàn toàn, mà có tốt, có xấu, hai thứ cứ chồng chéo, đan xen, như quan
niệm đúng đắn của cố nhà văn Thu Giang - Nguyễn Duy Cần trong quyển
''Một nghệ thuật sống''. Vì những lẽ trên, quan niệm này, theo tôi, rất tiến bộ
và đầy giá trị nhân đạo, mà Nguyễn Minh Châu trên con đường tìm tòi
những quan niệm về nghệ thuật sống của con người đã phát hiện ra, rồi dịu
dàng, ân cần trao tay người đọc. Bản thân tôi tin chắc rằng, cho đến hôm nay
cũng như mai sau, lòng bao dung, sự tha thứ, tình thương yêu giữa những
con người với nhau vẫn sẽ là một điểm sáng chói lòa trong cách sống, với
cứu cánh là giúp mỗi người hoàn thiện cả nhân cách lẫn trái tim của mình.
Trở lại với Chiếc thuyền ngoài xa, nhìn từ khía cạnh người đàn bà hàng
chài với một sự hy sinh cao cả về thể xác lẫn tinh thần. Chồng bà, lão đàn
ông to lớn, bặm trợn dùng dây nịt quật tới tập vào người bà. Giây phút ấy,
Phùng lẫn người đọc ngỡ người đàn bà sẽ chống trả hoặc tìm cách chạy trốn,
nhưng hoàn toàn ngược lại, bà ta đứng yên khiến ai cũng tưởng chừng bà
không còn sức phản kháng. Một phần. Đó như là bề nổi của tảng băng trôi.
Còn bề chìm, như ta đã biết, bà là đại diện cho sự chịu đựng hy sinh của

người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ. Vì con mình. Phải. Vì con, bà chấp
nhận trầy da rách thịt. ''Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ
không thể sống cho mình như ở trên đất được!''. Bộc bạch lời tâm sự ấy,
người đàn bà dường như muốn nói thay tiếng lòng của những người đàn bà
miền biển, cho Đẩu và Phùng cùng nhiều người khác cũng có suy nghĩ như
hai người họ (sao không bỏ quách lão ta đi) biết rằng, họ đang sống vì con.
Sống vì con thì mới mẻ chỗ nào, khi trước Nguyễn Minh Châu, thậm chí
thời nào cũng vậy, tình mẫu tử luôn thiêng liêng, mẹ luôn hy sinh vì con?
Theo tôi nghĩ thấy, cái mới mẻ mà Nguyễn Minh Châu đưa vào sự hy sinh vì
con này của người đàn bà, là ở chỗ bà ta vì con nhẫn nhục tới mức có thể
chịu ''ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng''. Tức có nghĩa là, một
sự chịu đựng cái đau đớn về thể xác, bên cạnh cái tinh thần, một cách dai
dẳng, lặp lại theo chu kỳ. Rồi cũng vì con, bà tiếp tục sống với chồng, với
một niềm hy vọng mỏng manh, le lói như ngọn đèn dầu treo trước gió, hy
17


vọng có một ngày nào đó, hiếm hoi, gia đình với đầy đủ vợ chồng con cái
sống vui vẻ: ''Vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái
chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ''. Những tưởng cuộc sống bà chỉ toàn đau
khổ, nhưng khi được hỏi có khi nào vui không, bà trả lời ngay không do dự
bằng tất cả sự hồn nhiên và tình yêu dành cho con mà mình có được: ''Vui
nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no''. Những câu trả lời
không ai có thể bắt bẻ ấy, khiến Đẩu, Phùng và chúng ta phải chưng hửng,
nhìn lại, và suy ngẫm. Quả thật sự hy sinh ấy là quá lớn lao, và ắt hẳn trong
chúng ta ai cũng có một người mẹ tuyệt vời như vậy. Để rồi một lần nữa,
Nguyễn Minh Châu làm mới hình ảnh người phụ nữ hy sinh không chỉ về
tinh thần, mà còn về thể xác, nhưng dù gì thì cứ tiếp tục sống vì con, khiến
người đọc đã thấu nay còn thấu hơn cái sự cao cả của những đấng sinh
thành, để rồi biết trân trọng họ mà còn kịp.

Tiếp theo quan niệm về tình mẫu tử, trong truyện ngắn Mẹ con chị Hằng, ta
thấy hình ảnh người phụ nữ giàu đức hy sinh được thể hiện rõ ràng và sâu
sắc hơn hết. Hãy bắt đầu bằng chính sự vô tâm của Hằng đối với mẹ mình,
bà cụ Huân. Hằng không bất hiếu, ngược lại trong sâu thẳm trái tim mình,
chị ta thương mẹ. Nhiều lần cáu gắt với mẹ, sau đó, chị thấy ân hận. Ở chiều
ngược lại, mẹ chị, như bao bà mẹ Việt Nam khác, thương yêu con mình vô
điều kiện, dù rằng nó có đối xử với mình ra sao, có lỗi lầm gì cũng mặc. Một
tình yêu thương vô tận mà Hằng đương nhiên được hưởng. Nhưng dường
như cô không trân trọng. Như ai đó đã từng nói rằng: ''Khi đã trở nên quá
thân thuộc, con người ta thường quên mất cần phải trân trọng nhau''. Hằng
theo cách đó, không trân trọng mẹ và những tình cảm của mẹ mình, những
tình cảm mà theo chị là vụng về, lôi thôi như tính cách một người già vốn
thường luôn như vậy. Tuy thế, bà mẹ vụng về, lôi thôi ấy, lại không hề có
một chút gì cảm thấy buồn, hoặc có buồn thì cũng chóng qua, vì cụ nghĩ
rằng đó cũng là lẽ thường, và cụ vẫn thương con như vốn dĩ. Nếu phải tìm
một cái gì cao cả ở trên đời, đừng đi đâu xa, hãy về nhà sà vào lòng mẹ! Tin
tôi đi, trên đời không còn gì cao cả, thiêng liêng và ấm áp hơn tấm lòng của
người mẹ dành cho con mình đâu! Chỉ có mẹ mới đủ kiên nhẫn và tình
thương cho những đứa con khờ khạo của mình. Bài hát ''Lòng mẹ'' với
những ca từ đầu tiên, há chẳng phải là ''Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình
dạt dào'' hay sao? Để rồi từ đó, những đứa con nào còn đang loay hoay chưa
biết sống sao cho phải đạo làm con, cứ nhìn vào mà suy ngẫm, mà sống cho
18


trọn vẹn chữ hiếu với những bậc sinh thành. Đó là suy nghĩ của riêng tôi, và
tôi tin, rất nhiều người trong số chúng ta, nếu không muốn nói là tất cả, cũng
đồng ý với suy nghĩ này. Bởi thể cho nên, tôi lại thêm trân trọng những đóng
góp lớn lao của nhà văn Nguyễn Minh Châu, mà theo tôi, những đóng góp
ấy, nếu được, hãy xin viết hết vào một cuốn sách dày mang tên ''Những

chiêm nghiệm tuy cũ mà mới về tình đời'', và tình mẫu tử như trên cần chiếm
số trang nhiều hơn hết thảy.
Bên cạnh đó, cần phải nói rằng, còn rất nhiều điều, nhiều quan niệm mới
mẻ khác mà Nguyễn Minh Châu bằng ngòi bút trăn trở, luôn tìm tòi sáng
tạo, đã viết nên trên những trang văn của mình, như những ''Trang giấy
trước đèn'' vậy. Đó còn là cái bản lĩnh của một người viết văn hoặc bất cứ
nghề nào cũng vậy, để không đánh mất bản thân mình trong Sắm vai; mặt
trái của sự tốt bụng thái quá trong Lũ trẻ ở dãy K; sự vô ơn với người đã cứu
mạng mình trong Bức tranh; hay lột tả một kiếp người đi đến tận cùng của
nỗi tuyệt vọng trong Phiên chợ Giát,... Tuy nhiên, vì thời gian và tài liệu
nghiên cứu còn hạn chế, nên nhóm chúng tôi xin được gác lại để chờ một
dịp khác. Nhưng không thể phủ nhận rằng, đọc bất kì một tác phẩm nào của
Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, tôi và có lẽ chúng ta, cũng đều có những
suy nghĩ, trở trăn, khi thoáng qua, lúc sâu sắc, rạo rực. Cũng theo đó, những
sáng tác với những chiêm nghiệm, suy tư ấy mang đậm dấu ấn Nguyễn Minh
Châu, một nhà văn luôn không ngừng sáng tạo và mong muốn có sự mới mẻ
trong cả nội dung lẫn hình thức viết của tác phẩm.
3.2. Phả vào văn xuôi viết về chiến tranh một hơi thở mới:
Viết về chiến tranh như thế nào luôn là điều khiến Nguyễn Minh Châu trăn
trở. Trước năm 1975, như chúng ta đã biết, các sáng tác của Nguyễn Minh
Châu, cũng như của nhiều nhà thơ khác, không tách rời những sự kiện chính
trị của đất nước. Để rồi theo đó, những nhân vật đại diện xuất sắc của chủ
nghĩa anh hùng ra đời, với Nguyễn Minh Châu là sự ra đời của Nguyệt, Lãm
trong Mảnh trăng cuối rừng; Lữ trong Dấu chân người lính,... Họ hội tụ mọi
vẻ đẹp của một con người, gần như hoàn hảo. Chính ông cũng đã thừa nhận
như thế trong Viết về chiến tranh (đăng trên báo Văn nghệ Quân đội số 11
năm 1978): ''Nhìn lại những tác phẩm viết về chiến tranh của ta, các nhân
vật thường khi có khuynh hướng được mô tả một chiều, thường là quá tốt,
19



chưa thực''. Cũng theo ông, những nét tính cách đa dạng của một con người,
bao gồm cả tốt lẫn xấu, đáng ra phải được phơi bày, thì lại ''tạm thời giấu
mình trên trang sách''. Ông cũng nói, một trong những lý do chỉ có cái tốt
được nhắc đến, đó chính là trong cả hai cuộc kháng chiến, ta là kẻ yếu, vì thế
phải mạnh bằng bất cứ giá nào để giành chiến thắng, nên đành ''tạm gác lại
những sự thực đau lòng, những thất thiệt, những mặt tính cách nào của từng
con người không trực tiếp tạo nên chiến thắng''. Nhưng rồi Nguyễn Minh
Châu nhận thấy rằng, ''trên con đường đi đến chủ nghĩa hiện thực đôi khi
chúng ta phải khai chiến với cả những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của
chính mình''. Điều đó, theo tôi, có nghĩa là những nhà văn muốn phản ánh
trong sáng tác của mình một cái hiện thực thật sự, không được nói đến toàn
những mặt tốt đẹp, mà phải thẳng thắn nhìn nhận, phơi bày những bản chất
xấu xa, tội lỗi, đôi khi là độc ác của tính cách con người, cũng với cứu cánh
là giáo dục, hướng thiện để con người hoàn thiện bản thân mình hơn. Như đã
nói ở trên, đó cũng chính là điều mà người đọc tìm kiếm khi tiếp cận những
tác phẩm văn học. Bởi thế, sau năm 1975, khi viết về đề tài chiến tranh,
Nguyễn Minh Châu đã cho ra đời ''những cuốn sách về chiến tranh có giá
trị, lột tả được những vấn đề bản chất nhất của đời sống dân tộc ta''. Những
vấn đề bản chất nhất của đời sống đó, theo tôi được biết, một là những điều
rất con người, rất đời thường cần được phơi bày; hai là phản ánh những con
người bị tha hóa bởi di chứng chiến tranh.
Nguyễn Minh Châu trong những sáng tác viết về thời hậu chiến của mình,
đã phản ánh những điều rất đời thường, rất con người. Nhân vật trưởng sư
đoàn Hòa trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là một kiểu nhân vật
như vậy. Hòa, một con người đẹp trai, tài giỏi, nắm trong tay sinh mệnh của
biết bao nhiêu con người khi mới hai mươi chín tuổi. Trong mắt Quỳ - người
anh yêu và yêu anh, anh là một con người hoàn hảo, và đó chính là điều cô
luôn tìm kiếm ở người mình yêu. Tuy nhiên, thời gian trả lời tất cả. Quỳ vỡ
mộng thì nhận thấy người yêu mình thật ra cũng bình thường như bao nhiêu

con người khác. Mồ hôi tay dấp dính, vui mừng khi được thăng chức, cũng
biết ăn uống, đi lại. Và vì là một con người bình thường, anh cũng bị thương
và mất sau bốn ngày. Có thể thấy, nhân vật Hòa của truyện đã được Nguyễn
Minh Châu khắc họa đúng với tính cách một con người, dù kết cục là cái
chết, đem đến sự bi thương. Nhưng chính nhờ vậy, người đọc mới cảm nhận
20


được một cái hiện thực thực sự thông qua nhân vật này. Ở chiều ngược lại,
với việc xây dựng nhân vật Quỳ luôn tìm kiếm một thánh nhân, Nguyễn
Minh Châu đã gián tiếp phê phán những ngòi bút đã viết ra thứ văn chương
minh họa. Và những nhân vật minh họa ấy, trong những sáng tác cũng minh
họa ấy, sẽ khiến cho người đọc cảm thấy không chấp nhận. ''Người ta yêu
cầu những tác phẩm viết về chiến tranh một sự sâu sắc và cô đọng, hàm súc
hơn, chân thực và mới mẻ hơn. Người ta đòi văn học viết về chiến tranh đào
sâu vào con người hơn'' (Viết về chiến tranh).
Lại nói về Quỳ, nhân vật nữ chính trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành. Dù đòi hỏi ở người mình yêu phải hoàn hảo như một thánh nhân,
nhưng ở nhiều khía cạnh, ta xét thấy, Quỳ vẫn là một con người rất... con
người, huống gì chính cô cũng đã thốt lên như thế: ''Tôi cũng chỉ là một con
người''. Trước hết, ta thấy Quỳ biết buồn khi người yêu bị thương; đến khi
người yêu mất, những tưởng cô sẽ không bao giờ rơi một giọt nước mắt nào;
tuy nhiên, khi bác sĩ Thương dẫn cô ra mộ Hòa, nhìn cảnh tượng đau lòng
ấy, cô đâu có kìm được? Cảnh tượng mồ xanh cỏ luôn khiến bao trái tim sắt
đá nhất cũng phải giọt vắn giọt dài, hẳn ta còn nhớ Thúy Kiều ngày xưa
cũng từng khóc mộ Đạm Tiên. Tiếp theo, Quỳ biết nhớ ơn Hậu, người đã vì
mình hy sinh, nên đã nói với mẹ Hậu rằng mình là người yêu của con trai bà
ấy, để bà được an tâm, an ủi. Kế đến, Quỳ biết lắng nghe những tâm sự thầm
kín mà nếu không phải là Quỳ, thì cũng sẽ không là bất cứ ai được nghe từ
cửa miệng của Ph.. Để từ đó, Quỳ quyết định sẽ cứu giúp con người này ra

khỏi cảnh chán chường và hồi sinh trí tuệ cho anh ta, như phần trên tôi đã đề
cập. Tất cả những thứ đó, theo cá nhân tôi, và tôi nghĩ có lẽ cũng sẽ nhận
được sự đồng tình từ các bạn, rằng nhân vật Quỳ được Nguyễn Minh Châu
khắc họa mang nhiều nét tính cách dung dị của một con người, cũng như
được đào sâu hơn vào thể giới nội tâm, chứ đâu phải chỉ là một con người
hoàn hảo ở dáng vẻ bề ngoài, một thánh nhân như trong văn chương trước
đây nữa.
Và tôi lại nhắc đến Thoan, người con gái mang thai sắp sanh nhưng bị
những người đàn bà ở chung đơn vị gây sức ép đến phải rời đi và qua đời vì
sanh khó, trong truyện ngắn Đứa ăn cắp. Cô gái ấy, được Nguyễn Minh
Châu cho những nét tính cách rất đời thường, như bao người khác thôi. ''Cái
con Thoan cấp dưỡng, cao lớn, duyên dáng, hay hát và hát rất hay, mồm lúc
nào cũng bỏm bẻm nhai cháy, gặp ai cũng chào hỏi vồn vã, đuểnh đoảng và
21


rất là lười, và lại còn có cái tính xấu hay tắt mắt nữa''. Rõ ràng, với những
nét tính cách như thế, Thoan được tự do phát lộ ra những gì thực là của
mình, và tôi nhận thấy rằng, những ai sống thực là mình, bao giờ cũng khiến
người khác hoặc ghét, hoặc thương.
Chiến tranh qua đi, di chứng để lại. Bên cạnh những di chứng là những vật
thể thấy được, sờ được, dời được, còn có những di chứng trừu tượng, không
thấy, không thể sờ và không hoặc khó dời. Đó, không gì khác, chính là bản
chất con người. Nguyễn Minh Châu nhận thấy, đằng sau ánh hào quang
chiến thắng của dân tộc, chính là những số phận cá nhân đầy bi kịch. Bên
cạnh sự trưởng thành trong cuộc ''gian nan thử sức'' vừa qua, với tinh thần
yêu nước tràn đầy, những người lính cũng đã bị chiến tranh tha hóa, trở nên
biến chất, phát lộ những mặt xấu xa, tiêu cực. Trong truyện ngắn Hạng, nhân
vật Hạng vốn là một chiến sĩ trung thực, trở về sau chiến tranh, khoảng thời
gian đầu, anh vẫn là một con người có nhân cách sống. Tuy nhiên, dần dần

anh thay đổi. Anh trở nên ích kỷ, vô tâm, không còn biết quan tâm đến
những người chung quanh nữa, theo với đó, những kí ức đẹp đẽ, thiêng liêng
của một thời chiến đấu oanh liệt cùng đồng đội cũng trôi qua không điểm
dừng, trôi xa mất. Lí do dẫn đến anh thay đổi ra như vậy, là vì anh cảm thấy
sự nhiệt tình luôn kéo theo những phiền toái, khó chịu, và anh học quen cách
lãnh cảm trước nỗi đau, điều mà một con người bình thường không được
phép.
Trong Mùa trái cóc ở miền Nam, tác giả đã vạch trần bộ mặt thật của nhân
vật Toàn. Có khi hắn bỏ rơi đồng đội lúc bị thương, khi thì xu nịnh cấp trên,
lại cơ hội, hống hách, bất hiếu, giả nhân giả nghĩa. Tất cả những điều ấy làm
nên một nhân vật Toàn đầy rẫy tội ác. Tội lỗi của hắn, xét cho cùng, là do
chiến tranh gây ra. Chiến tranh đã đẩy một con người vốn ham mê quyền lực
trở nên bạo tàn, ích kỷ, vô cảm, và từ đó, cái ác ra đời và dày xéo tâm can
hắn, cũng như gieo rắc bao nỗi đau thương cho những người chung quanh.
Nhân vật Bàng trong Miền cháy, Quang trong Cơn giông,... cũng vì chiến
tranh mà biến chất, trở nên những con người tham lam, phản bội, thèm khát
trần tục,...
Những điều ấy, không phải những nhà văn của chúng ta không thấy, không
biết, nhưng không phải ai cũng dám đưa vào trong những trang văn của
mình. Có người đã làm, và rồi thì ''bị thổi còi, bị phê phán trên báo, được
22


tập thể góp ý xây dựng, nhà văn ngồi một mình giữa vắng vẻ ngâm nga:
Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa'' (Hãy đọc lời ai điếu cho một giai
đoạn văn nghệ minh họa). Nguyễn Minh Châu đã mạnh dạn làm việc đó,
trên con đường đi tìm những mới mẻ cho ngòi bút của mình thỏa sức múa
may.
Dù viết về những gì rất đời thường, rất con người, hay những di chứng từ
chiến tranh, tựu trung lại, Nguyễn Minh Châu cũng vẫn đề cao cái hiện thực

thật sự được phản ánh trong tác phẩm. Hiện thực gắn liền với những quan
niệm, nhưng tâm tư, suy nghĩ trở trăn của con người sau chiến tranh, góp
phần tạo nên một tác phẩm văn chương đáng để người đọc chờ đợi. ''Một vụ
việc chỉ là một vụ việc. Nhưng nếu ta mô tả con người tham gia vào những
vụ việc ấy với tất cả chiều sâu của tiến trình diễn biến tâm lí và tính cách là
chân thực và khách quan thì khiến người đọc không thể thờ ơ được''. Đó
cũng chính là những nỗ lực tìm tòi, đổi mới của nhà văn Nguyễn Minh Châu
trong những sáng tác về đề tài chiến tranh sau năm 1975.
3.3. Những tìm tòi đổi mới về hình thức nghệ thuật:
3.3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống:
Từ năm 1975 trở về trước, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu phản ánh
những sự kiện lịch sử của đất nước nên những nhân vật của ông mang dáng
vóc chủ nghĩa anh hùng, theo đó bộc lộ những nét phẩm chất cao đẹp. Họ
được đặt ở giữa sự lựa chọn, chung hoặc riêng, sống hoặc chết, với cứu cánh
là giành chiến thắng. Và bao giờ cũng thế, cái chung được đề cao, cái tính
cách anh hùng được tô đậm nét.
Thế nhưng từ năm 1975 trở về sau, cùng với sự tìm tòi đổi mới quan niệm
nghệ thuật về con người, Nguyễn Minh Châu đã cho các nhân vật của mình
được bộc lộ những nét ẩn khuất trong nội tâm, thể hiện ra bên ngoài những
suy tư, chiêm nghiệm về lẽ sống, về hiện thực đời sống. Theo cách đó,
những nhân vật của ông được khắc họa một cách mới mẻ, độc đáo thông qua
những tình huống tâm lí.
3.3.1.1. Tình huống tự nhận thức:
Trong Chiếc thuyền ngoài xa, tình huống tự nhận thức thể hiện ở cảnh
người đàn bà hàng chài bộc bạch tâm sự của mình cho Đẩu và Phùng nghe.
Trước đó, cả hai không hiểu vì lí do lạ lùng nào, người đàn bà ấy lại không li
hôn với lão chồng đánh mình ''ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng''. Đẩu thậm chí quả quyết ''chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ
23



phu ấy đâu''; rồi lại liên tục thốt lên ''không thể nào hiểu được''. Tuy nhiên,
khi chị nói ra lí do mình cam chịu, như chúng ta đã biết, thì cả hai, nhất là
Đẩu mới giật mình và suy ngẫm lại. Rõ mười mươi, cái lí do sống vì con
không ai có thể phủ nhận được, một lí do không còn có thể thuyết phục hơn
để chị tiếp tục ''được'' sống bên chồng, chăm lo cho các con. Đến lúc ấy, có
''một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng
biển'', đó chính là đức hy sinh của người phụ nữ, tình mẫu vốn vẫn rất thiêng
liêng. Còn với Phùng, lời của người đàn bà cứ văng vẳng, mỗi khi ngắm bức
ảnh anh lại thấy hình bóng người đàn bà, để nhắc nhớ mình rằng, nghệ thuật
phải gắn liền với hiện thực, hiện thực chính là thước đó nghệ thuật một cách
chân thực nhất. Đó cũng chính là những thông điệp, những cái nhìn mới mẻ
về hiện thực cuộc sống mà nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn chia sẻ với
người đọc thông qua tình huống này.
3.3.1.2. Tình huống nghịch lí:
Cuộc sống có nhiều nghịch lí, nhưng đôi khi chính cái nghịch lí ấy lại góp
phần đưa ra một chân lí. Nắm bắt thị hiếu đó của khán giả, Nguyễn Minh
Châu trong nhiều sáng tác của mình đã đưa ra tình huống nghịch lí, mà dễ
thấy nhất là trong truyện ngắn Bến quê. Lạ lùng thay, nhân vật Nhĩ của
chúng ta, một con người suốt đời đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất,
lại chưa từng đặt chân qua bên kia sông. Xa xôi cách mấy cũng đi, gần ngay
trước mắt chưa lần nào đến, quả là nghịch lí. Để rồi khi Nhĩ giật mình nhận
ra và muốn đặt chân đến đó một lần, cũng là lúc anh ngậm ngùi nhận thấy
rằng sức khỏe hiện tại của mình đã không cho phép, chỉ còn biết ôm nỗi ân
hận muộn màng. Đến lúc bấy giờ, cái gần với Nhĩ lại hóa thành xa xôi.
Thêm một nghịch lí, cao hơn, đau đớn hơn. Tình huống này như một lời
cảnh tỉnh của Nguyễn Minh Châu cho những ai - như đã nói ở trên, lúc nào
cũng muốn tìm kiếm cái xa xôi mông lung huyễn hoặc, mà vô tình quên đi
rằng, bên cạnh mình còn có những người, những điều, những vùng đất quê
hương yêu dấu đang dang rộng vòng tay. Và sau cái nghịch lí, đó chính là

chân lí.
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, tình huống nghịch lí cũng vô
cùng độc đáo. Chiếc thuyền ẩn hiện trong biển sớm mờ sương, ''có pha đôi
chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào'', thực ra không đẹp như
Phùng nghĩ. Mà ngược lại, khi tiến vào bờ, chiếc thuyền ấy mang theo
những cảnh rợn người. Những con người trên chiếc thuyền lũ lượt bước
xuống, mỗi người góp phần tô đậm cho cái cảnh tượng phi thẩm mĩ lẫn phi
đạo đức: lão chồng vũ phu đánh vợ, đứa con bênh mẹ lại đánh cha, cả ông
lẫn bà ai nấy đều xấu xí, thô kệch, lộ vẻ mệt mỏi, chán chường,... Chứng
kiến cảnh ấy, nhiếp ảnh Phùng không khỏi ngơ ngác, như không tin vào mắt
mình. Và rồi thông qua hai phát hiện đối lập ấy, nhân vật Phùng của chúng
24


ta, nhà văn Nguyễn Minh Châu của chúng ta, chiêm nghiệm được rằng cuộc
đời vốn chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn, không thể nào cứ đánh giá
con người ở cái dáng vẻ bề ngoài, mà phải đi sâu vào tìm hiểu, phát hiện
những bản chất sâu kín bên trong.
3.3.2. Giọng điệu trần thuật:
Trong thời kì chiến tranh, vì cảm hứng chủ đạo trong hầu hết sáng tác của
Nguyễn Minh Châu là đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nên giọng điệu
xuyên suốt là ngợi ca, cảm phục, ngưỡng mộ. Ông ngợi ca những chiến sĩ
anh dũng; cảm phục sự hy sinh quên mình của họ; ngưỡng mộ tài trí cũng
như tình yêu của họ.
Sau khi chiến tranh lùi xa, giọng điệu ấy không còn, vì ông nhận thấy con
người không tốt hoàn toàn, có những khía cạnh khác của đời thường, của
phần ''con'' vẫn tồn tại trong mỗi người. Từ đó, ông sử dụng đa giọng. Tức là
bên cạnh giọng điệu trần thuật của nhân vật chính, ông còn cho những nhân
vật khác trong tác phẩm nói lên những tiếng nói của riêng mình, góp phần
giúp cho mọi người có được cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn ở nhiều khía

cạnh của cuộc sống, đúng như những tìm tòi sáng tạo trên con đường mà ông
đang đi.
Trong Chiếc thuyền ngoài xa, bên cạnh giọng điệu trần thuật của Phùng, ta
thấy còn có tiếng nói của Đẩu và những lời giá trị của người đàn bà hàng
chài. Và chính tiếng nói của người đàn bà từng trải ấy chứ không phải của ai
khác đã góp phần nói lên quan niệm về cuộc sống của Nguyễn Minh Châu,
khiến Đẩu, Phùng và cả chúng ta không khỏi giật mình nhìn lại.
Trong Bức tranh, nhiều giọng điệu cùng xuất hiện trong một cuộc độc thoại
nội tâm của nhân vật chính. Giọng điệu ấy lúc mỉa mai giễu cợt, khi giải
thích phân bua, khi nữa lại tự kết tội mình một cách mạnh mẽ. Giọng điệu ấy
cứ đan xen, luân chuyển nhịp nhàng theo dòng suy nghĩ, men theo những
biến đổi tâm trạng của nhân vật. Qua giọng điệu trần thuật ấy, nhân vật có
thể tự do nhìn nhận mình ở cả những mặt tốt lẫn chưa tốt, giống như cách
những người khác đang nhận xét về mình, đó quả thực là một sáng tạo của
nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Trong Đứa ăn cắp, tuy cốt truyện xoay quanh Thoan, nhưng hầu như
Thoan không cất giọng trong toàn bộ tác phẩm, hoặc nếu có cũng do những
người đàn bà cùng đơn vị hồi tưởng lại. Tuy nhiên, chính những người đàn
bà ấy lại góp mỗi người một tiếng nói, đưa ra những cái nhìn về Thoan,
những xúc cảm khi hay tin Thoan qua đời vì sinh khó. Từ đó mới thấy, giọng
điệu trần thuật trong truyện ngắn không nhất thiết là của nhân vật chính, cho
những nhân vật phụ nói lên tiếng nói của mình về nhân vật chính cũng là
một cách làm sáng tạo, mới mẻ của Nguyễn Minh Châu về phương diện
25


×