Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những nét chính trong quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.35 KB, 3 trang )

Những nét chính trong quan điểm sáng tác văn
học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh


HƯỚNG DẪN

I. Mở bài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ, mà chỉ
là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc,
nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm, cộng với tài
năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chan chứa cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác
phẩm có giá trị. Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc quy luật và đặc trưng của hoạt động văn
nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu hiện.
II. Thân bài
1. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có
hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào
nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội: “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp …biết
xung phong”. Chất “thép” ở đây chính là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng,
là cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực của thi ca. “Không phải cứ nói chuyện thép, lên
giọng thép, mới có tinh thần thép”( Hoài Thanh). Chất “thép” còn là bản lĩnh cứng cỏi
của người cầm bút. Đó là sự tiếp tục quan điểm thơ “chuyên chú ở con người” như
Nguyễn Văn Siêu đã nói, tinh thần “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của Nguyễn
Đình Chiểu và được nâng cao trong thời đại Cách mạng vô sản. Sau này, trong những
năm kháng chiến chống Thực dân Pháp, qua Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội
họa 1951, Người lại khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị
em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
2. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong
thời đại Cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu
kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: “Viết cho ai?”, “Viết để
làm gì?”, “Viết cái gì?” và “Cách viết thế nào?”. Người chú ý đến quan hệ giữa phổ
cập và nâng cao trong văn nghệ. Phổ cập không có nghĩa là hạ thấp phẩm chất của văn


chương, mà phải tiếp tục nâng cao phẩm chất ấy, qua đó nâng dần trình độ thưởng
thức nghệ thuật, trình độ thẩm mĩ của nhân dân. Các khía cạnh trên liên quan đến
nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.
3. Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật.
Người phê phán những tác phẩm “chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự
sinh hoạt rất ít”. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho
hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý nêu gương
“người tốt, việc tốt”, uốn nắn và phê phán cái xấu. Tính chân thật vốn là cái gốc của
văn chương xưa nay.
4. Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối
viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ
phải chọn lọc. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân
tộc, của nhân dân và được nhân dân ưa thích.
III. Kết bài:
Hồ Chí Minh đã để lại một hệ thống quan điểm sáng tác sâu sắc, tiến bộ, có giá
trị lớn lao đối với việc phát triển nền văn học Cách mạng, và có ý nghĩa lâu dài.
Những quan điểm sáng tác ấy được Hồ Chí Minh đúc kết, chắt lọc từ chính quá trình
cầm bút, từ những hiểu biết sâu sắc, uyên bác về văn học, và được Người thực thi một
cách bền bỉ, thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình. .

×