Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

kế hoạch làm giảm tỷ lệ mắc mới, biến chứng của bệnh đái tháo đường tại địa bàn quận bình thủy tp cần thơ năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.22 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

BÀI TẬP THỰC HÀNH LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ
MÔN HỌC: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ
KẾ HOẠCH LÀM GIẢM TỶ LỆ MẮC MỚI, BIẾN CHỨNG
CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN
QUẬN BÌNH THỦY TP CẦN THƠ
NĂM 2015


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐTĐ
BT
TP
CT

Đái Tháo Đường
Bình Thủy
Thành Phố
Cần Thơ

2


3



MỤC LỤC

4


ĐẶT VẤN ĐỀ

Với tình hình Đất Nước ngày càng phát triển về mọi mặt như kinh tế , văn hóa,
xã hội, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, y tế… Trên đà phát triển toàn diện đó kéo
theo sự gia tăng các mặt trái những vấn đề tiêu cực xã hội như tệ nạn xã hội, tai nạn
giao thông, tai nạn lao động trong đó đang chú ý đến là vấn đề gia tăng tỷ lệ mắc
bệnh các bệnh mạn tính, liên quan trực tiếp đến sức khỏe lẫn chất lượng cuốc sống
mà bệnh Đái Tháo Đường là vấn đề cấp thiết.
 Theo thống kê tổ chức Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2012 trên thế
giới có hơn 370.000.000 người mắc bệnh chiếm 6% dân số toàn cầu.
 Trong khu vực Châu Á, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh đái
tháo đường cao.

Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Nội tiết Trung ương thống kê trong 10
năm, từ 2002 đến 2012, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng gấp đôi, tỷ lệ 2,7%
(2002) tăng lên 5,7% năm(2012)
Qua đó, ta thấy ĐTĐ đang thực sự là gánh nặng của xã hội khi số người mắc
bệnh không ngừng gia tăng, bên cạnh đó những biến chứng nặng nề của ĐTĐ đang
đe dọa đến tính mạng và đời sống của người bệnh nhân nói riêng và những người có
liên quan nói chung.
Để góp phần quản lý , chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh ĐTĐ cũng như những
biến chứng ĐTĐ gây ra. Nhóm chúng em tiến hành đề tài :
“KẾ HOẠCH GIẢM THIỂU TỶ LỆ NGƯỜI MẮC MỚI
VÀ BIẾN CHỨNG Ở NGƯỜI TIỀN ĐTĐ VÀ ĐTĐ TẠI ĐỊA BÀN
QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2015 ”.


NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
 THUẬN LỢI
o Quận Bình Thủy là một quận có tốc độ phát triển về mọi mặt trong đời sống

đặc biệt là nhận thức về lĩnh vực y tế ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó,được
sự hỗ trợ của Sở Y tế và Quận Ủy
5


UBND quận Bình Thủy sự phối hợp của các ban, ngành đoàn thể các cấp và
sự nỗ lực của toàn thể các CBYT.
o Sự hưởng ứng tích cực của đông đảo nhân dân do được tuyên truyền và tư vấn
về rõ xung quanh vấn đề ảnh hưởng sức khỏe.
 KHÓ KHĂN
o Quận Bình Thủy có số dân đông, diện tích lớn nên việc tập hợp người dân để
thực hiện các kế hoạch còn nhiều khó khăn.
o Một bộ phận lớn người dân có trình độ dân trí không cao lắm, phần lớn làm
nghề nông,…ít quan tâm tới sức khỏe của bản thân thể hiện ở tỉ lệ người mắc
bệnh đái tháo đường còn cao.
o

6


1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
1.1 Vị trí địa lý hành chánh quận Bình Thủy
 Bình Thủy là một trong các quận trung tâm của Thành phố Cần Thơ.

Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Ô Môn;

Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Phong Điền;
Phía Nam và Đông Nam giáp quận Ninh Kiều;
Phía Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với huyện Bình Minh của Tỉnh Vĩnh Long.
 Gồm 8 phường:
o An Thới,
o Bình Thủy,
o Bùi Hữu Nghĩa,
o Long Hòa,
o Long Tuyền,
o Thới An Đông;
o Trà An,
o Trà Nóc.
o
o
o
o

1.2 Tình hình diện tích dân số
Diện tích tự nhiên là 70,59 km2, có 133.565 người (năm 2009), dân tộc chủ yếu
là Kinh, Khmer, Hoa
1.3 Kinh tế - xã hội:


10 năm qua, quận Bình Thủy không ngừng nỗ lực phấn đấu đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, Bình Thủy tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại - dịch vụ - nông nghiệp đô
thị…




Thời gian qua, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng có sự chuyển biến đáng
kể. Từ mức thu nhập bình quân đầu người 13,36 triệu đồng/người/năm vào năm
2004, đến cuối năm 2014 đã tăng 3,4 lần lên mức 45,6 triệu đồng/người/năm. Hoạt
động thương mại dịch vụ được đầu tư phát triển đa dạng và có bước chuyển biến
tích cực. Cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư, nâng cấp ngày càng hoàn thiện, tạo đà
phát triển kinh tế xã hội.



Năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp cả năm của quận hơn 5.051 tỉ đồng, đạt
101,02% kế hoạch, tăng 255 tỉ so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiếp tục duy trì ở mức khá cao, đạt 3.710 tỉ đồng, tăng gấp 9 lần so với
năm 2004.



Quận Bình Thủy được thành phố quy hoạch là vành đai xanh với các vùng trồng rau
màu và cây ăn trái nhằm cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch cho nhu cầu tiêu
thụ của thành phố. Với diện tích đất nông nghiệp 4.414,3 ha; trong đó, diện tích
7


trồng rau màu chuyên canh hơn 747 ha, vườn cây ăn trái xấp xỉ 2.343 ha với nhiều
chủng loại trái cây đặc sản.

8





Nhân dân quận Bình Thủy đã nỗ lực thự hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ
nghị quyết đề ra. Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển; cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng
cấp, việc huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đúng hướng,
đúng mục đích; lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân không
ngừng được cải thiện; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp
tục được đẩy mạnh. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; chăm sóc tốt hơn
đối với gia đình chính sách, người nghèo. Việc thực hiện cải cách thủ tục hành
chính bước đầu đạt được hiệu quả; chính trị - trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ
vững. Đảng bộ và nhân dân quận Bình Thủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ quận lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 – 2015, trong tình hình chính trị ổn định,
kinh tế - xã hội từng bước phát triển, hệ thống chính trị quận và cơ sở hoạt động đi
vào nề nếp.
1.4 Công tác tổ chức-bộ máy của trung tâm y tế quận Bình Thủy
 Năm 2006, Trung tâm Y tế quận Bình Thủy tiếp tục chia tách thành 03 đơn vị y
tế quận là Phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng và Bệnh viện đa khoa. Năm
2009, Bệnh viện đa khoa quận Bình Thủy ra đời.
 Tổ chức nhân lực, mạng lưới y tế cơ sở và chế độ chính sách:
o Bệnh viện đa khoa quận Bình Thủy được tách lập từ Trung tâm Y tế quận
Bình Thủy và tạm thời hoạt động tại Phòng khám đa khoa khu vực Bình
Thủy chờ xây dựng bệnh viện.. Tuy nhiên trong vài năm đầu sau chia tách,
được sự hỗ trợ của Sở Y tế và Quận Ủy – UBND quận Bình Thủy, bệnh viện
đã tận dụng khoảng trống để xây nên phòng chụp X quang, nhà xe cấp cứu,
đồng thời triển khai cận lâm sàng như các xét nghiệm, siêu âm, điện tim,..
nhằm nâng chất lượng khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện triển khai
thêm các kỹ thuật lâm sàng trong điều kiện hiện tại có thể làm được như Nha
khoa, Y học cổ truyền, vật lý trị liệu,...
o Do sơ sở chật hẹp nên bệnh viện chỉ được phân bổ 20 giường bệnh và được
Sở Y tế phân bổ 32 biên chế. Hiện nay đội ngũ CBVC bệnh viện như sau:
• 14 bác sĩ (trình độ sau đại học: 08 với các chuyên khoa như Nội, Nội thần
kinh, Nhi, Phụ sản, Mắt;

• 02 BS chuyên khoa Y học cổ truyền và Răng hàm mặt; BS đa khoa 04),
11 cán bộ đại học (trong đó: Dược sĩ đại học 04; Điều dưỡng đại học 03;
Cử nhân Quản trị kinh doanh 01; Cử nhân Kế toán 02; Cử nhân xét
nghiệm 01),
• 4 điều dưỡng đa khoa trình độ cao đẳng, 03 cán bộ trung cấp (trong đó:
Điều dưỡng đa khoa 01, Kỹ thuật viên X quang 01, Kỹ thuật viên xét
nghiệm 01).
 Do công tác khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn do tình trạng quá tải nên bệnh
viện phải hợp đồng thêm 12 CBVC (trong đó: BS 02, Điều dưỡng cao đẳng 01,
Điều dưỡng trung học 02, Y sĩ Y học cổ truyền 03, Kế toán trung học 01, Dược
sĩ trung học 01, Kỹ thuật viên x quang 01, Hộ lý 01)
 Hiện nay đội ngũ CBVC được đào tạo sau đại học, nhưng các chuyên khoa Nhi,
Phụ sản,... chỉ dừng lại ở chỗ khám chữa bệnh đa khoa chủ yếu là Nội khoa do
không có cơ sở và phương tiện hoạt động chuyên ngành nên có nhiều bệnh
trong tầm tay giải quyết nhưng phải chuyển tuyến trên.
9


10


1.5 Tình hình các vấn đề sức khỏe tồn tại của quận Bình Thủy
Bên cạnh việc hoàn thành tốt các chương trình được đề ra như :
 Chương trình Vitamin A (Duy trì và thực hiện, khắc phục tình trạng mù lòa
do thiếu vitamin A và suy dinh dưỡng);
 Phòng chống SDD trẻ < 05 tuổi và trọng lượng trẻ sơ sinh ( Trong năm
2014, Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm >1% so với năm 2013 cả về cân nặng và
chiều cao, số trẻ sơ sinh được cân 1.932, đạc 105% kế hoạch. trong đó có 47
trẻ có cân nặng sơ sinh < 2500 gr dưới 4.5%. Phụ nữ có con nhỏ và phụ nữ
có thai thực hành dinh dưỡng đạt 100% so với chỉ tiêu kế hoạch. Truyền

thông, tư vấn trực tiếp cho phụ nữ có thai, phụ nữ có con < 5 tuổi suy dinh
dưỡng trong các buổi giáo dục truyền thông dinh dưỡng tại khoa CSSKSS,
tại các xã. Phối hợp với Đài Truyền thanh tuyên truyền về dinh dưỡng.)
 Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ (Khám và điều trị phụ khoa đạt chỉ tiêu kế hoạch;
Số phụ nữ được điều trị bệnh phụ khoa 9.957 người vượt 128.13% kế
hoạch,. Tổng số phụ nữ đẻ 1.925 người, tăng 5.65% so với cùng kỳ.);
 Tiêm chủng mở rộng (Năm 2014 các chỉ tiêu tiêm chủng đạt kế hoạch đề ra,
cụ thể : tổng số trẻ <1 tuổi tiêm đầy đủ 06 loại vaccin là 1.803 trẻ đạt
99,34%.)
 Phòng chống sốt rét (Công tác phòng chống Sốt rét được thực hiện thường
xuyên nhưng tăng gấp 05 lần so với cùng kỳ.)
 Phòng chống sốt xuất huyết (Tình hình SXH năm 2014 giảm so với cùng kỳ
và không có cas tử vong.)
 Bệnh tay –chân- miệng (năm 2014 tình hình bệnh tay chân miệng huyện
hồng dân giảm so với cùng kỳ, năm 2014 với 217 cas (cùng kỳ 2013 với
309 ca).)
 Phòng chống lao (Số người khám phát hiện bệnh và thu dung cas bệnh mới
đạt so với chỉ tiêu đề ra. Cụ thể: tổng số người khám phát hiện bệnh lao 622
người đạt 102% kế hoạch, số bệnh nhân mới phát hiện bệnh 93 người đạt
94,9% kế hoạch.)
 Phòng chống bệnh Phong (Nhìn chung công tác khám sức khoẻ và tuyên
truyền về bệnh phong tại cộng đồng đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề
ra, đạt 113,38% kế hoạch.)
 Phòng chống bướu cổ (Tình hình hộ dân sử dụng muối Iốt ngày càng tăng
hơn trước, tăng 0,55%;cho thấy kiến thức người dân về phòng bệnh ngày
càng được nâng lên.)
 Chương trình đái thào đường (năm 2014 được sự hỗ trợ của trung tâm y tế
dự phòng tỉnh Bạc Liêu, Trung Tâm Y Tế đã triển khai điều tra về kiến thức,
thái độ thực hành của người dân về cách phòng, chống đái tháo đường ở 4/9
đơn vị.)

 Phòng chống suy hô hấp cấp trẻ em ( ARI ) ( Công tác khám, phân loại
đúng, điều trị tốt, không để tử vong xảy ra.)
 Tiêu chảy cấp: (CDD) (Số bệnh nhân tiêu chảy giảm hơn so với cùng kỳ. )
 Công tác Truyền thông giáo dục sức khỏe (Các chỉ tiêu truyền thông GDSK
đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công tác TT –GDSK nâng lên rõ rệt
về nhận thức phòng bệnh của người dân trong toàn huyện, có thay đổi hành
vi từ có hại cho sức khoẻ trở thành hành vi có lợi cho sức khoẻ của bản
thân, gia đình và cộng đồng. ) ..........
11


Hoạt động chăm sóc sức khỏe trong năm 2014 của huyện vẫn còn tồn tại nhiều hạn
chế như :
 Tỷ lệ bà mẹ uống vitamin A chỉ đạt 93,23% so với kế hoạch.
 Tình trạng tai biến sản khoa tăng co với cùng kỳ.
 Đặt vòng tránh thai mới là 2.080 người, đạt 114,41% kế hoạch năm 2014,
giảm so với cùng kỳ năm 2013 (2.142 người; Số người mới triệt sản là 15
người đạt 41,66% kế hoạch năm 2014, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2013
; Số người sử dụng thuốc tránh thai là 5.256 người đạt 110,93%.
 Có nhiều thành tích trong chương trinh kế hoạch hóa gia đình nhưng kế
hoạch đình sản nam +nữ vẫn không đạt kế hoạch đề ra, giảm 11,76% so với
cùng kỳ.
 Công tác lấy lam làm xét nghiệm trong phòng chống sốt rét chỉ một số xã
làm tốt .
 Vẫn còn nhiều cơ sở vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Tổng số bệnh nhân mắc bệnh da 2.472 người, bệnh hoa liễu 40 người, tăng
so với cùng kỳ.
 Công tác phòng chống HIV/AIDS còn một số mặt hạn chế như: Chưa được
các cấp, các ngành thật sự quan tâm sâu; Cán bộ chuyên trách các xã - thị
trấn chưa làm tham mưa tốt cho Ban chỉ đạo 138 và UBND xã - thị trấn;

Cộng tác viên chương trình chưa nhiệt tình trong công tác tuyên truyền,...
 Tổng số bệnh nhân tâm thần mới phát hiện 50 người tăng so với cùng kỳ
2013 là 36 người; đa số các bệnh nhân lĩnh thuốc không đều, các cán bộ
quản lý chương trình vãng gia chưa tốt, chưa động viên và nhắc nhở các
bệnh nhân lãnh thuốc kịp thời và cập nhật bệnh án đầy đủ.....
 Công tác quản lý và giám sát của các trạm y tế tại điểm trường chưa được
thực hiện thường xuyên.
 Tỉ lệ hộ gia đình có cầu tiêu hợp vệ sinh không đạt theo kế hoạch; cụ thể:
tổng số hộ gia đình có cầu tiêu tự hoại hợp vệ sinh đạt 55,06% kế hoạch..
Do đa số hộ gia đình ở nông thôn còn nghèo chưa đủ điều kiện xây dựng
cầu tiêu đạt tiêu chuẩn;...
 Công tác thông tin tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động
và ATLĐ tại các cơ sở chưa được quan tâm thường xuyên. Có tổ chức kiểm
tra an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trên địa bàn ....
 Tình trạng cúm diễn biến hết sức phức tạp, trong năm 2014 có 2.934 cas
cúm .
 Chương trình Mắt: Số bệnh nhân mắt hột và đục thủy tinh thể đều tăng so
với cùng kỳ. cụ thể: trong năm 2014 có 124 cas bị đục thủy tinh thể tăng 30
cas, 24 cas bị mắt hột tăng 6 cas so với cùng kỳ năm 2013.
 Công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế: Số bệnh nhân lưu bệnh điều trị tại
trạm y tế còn thấp so với kế hoạch. Công tác khám và điều trị thanh quyết
toán cho người bệnh có BHYT còn gặp nhiều khó khăn do các văn bản
hướng dẫn thực hiện Luật BHYT khi áp dụng vào cơ sở còn nhiều điểm
chưa phù hợp. Các ngày nghĩ, ngày lễ, các bệnh cấp cứu cho người có
BHYT tại Trạm Y Tế chưa được BHYT thanh toán...

12


Trong năm 2014, Ngành Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên

quan và các địa phương đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, kiểm soát an toàn thực
phẩm, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh; duy trì công tác
giám sát dịch tễ thường xuyên, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra. Theo dõi
chặt chẽ tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn;Triển khai kế hoạch phòng
chống dịch bệnh: bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, bệnh cúm A (H1N1,
H5N1)..... trong năm không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Chỉ đạo các đơn vị triển
khai thực hiện có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu y tế Quốc gia
(MTYTQG) về y tế. Song, vẫn tồn tại các vấn đề chưa đạt được như đã trình bày,
trong đó vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay không chỉ nhìn ở góc độ của ngành
của địa phương mà là vấn đề của cả nước là sự tiếp cận của phụ nữ mang thai với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản còn hạn chế.
1.6 Mô tả vấn đề và lập kế hoạch
1.6.1 Vấn đề về bệnh đái tháo đường cần xây dựng kế hoạch cho năm 2014 tại quận Bình
Thủy -tỉnh Cần Thơ
 Hiện nay, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường, chủ yếu là đái tháo đường

typ 2 đang tăng lên nhanh chóng trên cả nước, trong đó có cả tỉnh Cần Thơ.
 Theo kết quả điều tra dịch tễ học toàn quốc năm 2002, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo

đường chỉ chiếm 2,7% dân số, tuy nhiên năm 2008 đã tăng lên 5,7%. Điều tra
này cũng cho thấy có tới 65-70% bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không được
chẩn đoán và điều trị, một phần do nguyên nhân người dân thiếu kiến thức hiểu
biết về bệnh. Mặt khác vì bệnh đái tháo đường typ 2 diễn biến âm thầm trong
một thời gian dài mà không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, khoảng 50% bệnh nhân
đái tháo đường có biến chứng ở thời điểm chẩn đoán.
1.6.2

Nguyên nhân

 Nguyên nhân mắc bệnh ĐTĐ phần lớn do gen di truyền nhưng giờ đây môi


trường sống cũng được xác định là “thủ phạm”. BS Nguyễn Đại Biên, Khoa
Khám bệnh BV Nhân dân 115, cho biết phần lớn những người đến khám được
chẩn đoán mắc ĐTĐ là thừa cân-béo bụng. Ăn uống không kiểm soát khiến
đường huyết không điều hòa bình thường gây bệnh ĐTĐ..
 Thêm vào đó, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh đái

tháo đường gia tăng là những thay đổi về lối sống. Người ta không chú ý đến
chế độ dinh dưỡng một cách khoa học, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, nhiều chất
béo, lối sống tĩnh tại. Một số cha mẹ không biết cách chăm sóc con cái dẫn đến
"bồi dưỡng" quá mức, trong khi đó trẻ em hiện nay thường bị ảnh hưởng, cuốn
hút bởi những trò chơi điện tử trên máy tính, game online…, ít vận động nên dễ
bị thừa cân, béo phì và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cũng cao và cũng có
không ít trường hợp dù biết đã mắc bệnh nhưng vẫn không kiểm soát chế độ
dinh dưỡng khiến bệnh càng nặng hơn.


13


1.6.3

Hậu quả
 Các biến chứng của bệnh ĐTĐ dẫn đến những hệ quả khó lường và ở Việt Nam

việc cắt cụt chân đối với bệnh nhân mắc ĐTĐ là chuyện thường ngày. Còn theo
Viện Nghiên cứu chiến lược phòng chống bệnh ĐTĐ, mỗi năm thế giới có
khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến ĐTĐ, “Hiện cứ 30 giây,
thế giới có một người mắc ĐTĐ phải cắt cụt chân.”
 Các chuyên gia nội tiết nhìn nhận, biến chứng do bệnh ĐTĐ gây ra rất nguy


hiểm và nguy cơ tử vong cao. Trong đó, nổi bật là các biến chứng ở:
 Tim mạch : cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi

máu cơ tim.
 Thận : đạm trong nước tiểu, suy thận.
 Mắt : đục thủy tinh thể, mù mắt.
 Thần kinh : dị cảm, tê tay chân.
 Nhiễm trùng : da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân.

14


SƠ ĐỒ NGUYÊN NHÂN – HẬU QUẢ

BIẾN CHỨNG MẮT

SUY GIẢM
SINH LÝ

BIẾN CHỨNG
THẬN

BIẾN CHỨNG

BIẾN CHỨNG
TIM MẠCH

LOÉT BÀN
CHÂN


ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

DI TRUYỀN

TĂNG NGUY CƠ
MẮC BỆNH ĐTĐ

THÓI QUEN SỐNG

TRUNG
GIAN

NHÂN CHỦNG

15


2.MỤC TIÊU
2.1 Mục tiêu chung
 Làm giảm tỉ lệ người mắc mới bệnh đái tháo đường tại quận Bình Thủy từ
4.95% xuống còn 3.5%
 Giảm 50% tỷ lệ biến chứng tàn tật cho các bệnh nhân ĐTĐ.
2.2 Mục tiêu cụ thể
 100% người dân nhận biết được các yếu tố nguy cơ đặc trưng của bệnh ĐTĐ tại
địa phương dựa vào khảo sát thống kê khảo sát thực tế.
 85% người dân tham gia các hoạt động phòng chống bệnh ĐTĐ tại địa phương
 Giảm tỉ lê mắc mới của bệnh ĐTĐ xuống còn 3.5%
 100% cán bộ y tế xã được tập huấn và đạt chuẩn về công tác tư vấn và dự phòng
bệnh ĐTĐ; 100% trạm y tế có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho khám và sàng

lọc bệnh ĐTĐ
 Tối thiểu 95% bệnh nhân ĐTĐ và người nhà hiểu rõ về các biến chứng và hậu
quả của bệnh đái tháo đường
 100% bệnh nhân ĐTĐ được kiểm tra đường huyết và điều trị định kì
 100% bệnh nhân ĐTĐ được tuyên truyền và tư vấn về chế độ ăn uống và hoạt
động
 Giảm 50% tỉ lệ biến chứng trên bệnh nhân ĐTĐ
3.CÁC GIẢI PHÁP
1 Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ bằng bảng phỏng vấn hộ gia đình.
2 Giải pháp tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật y tế.
3 Giải pháp về truyền thông và vận động xã hội.
4 Tổ chức giám sát, quản lý bệnh ĐTĐ tại các xã, phường.
5 Phối hợp tuyên truyền nhân ngày phòng chống đái tháo đường 14/11.
4 CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
Từ mục tiêu cụ thể mà đề ra các giải pháp, phương hướng hoạt động phù hợp để
kế hoạch đạt được mục đích cuối cùng là làm giảm tỷ lệ người mắc mới và biến
chứng ĐTĐ tại địa bàn quận Bình Thủy.
4.1. Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ bằng bảng phỏng vấn hộ gia
đình:
 Giai đoạn 1: Sử dụng bảng phỏng vấn để thu thập số liệu trong 800 hộ dân của 8
phường (mỗi phường phỏng vấn 100 hộ dân) trên địa bàn quận Bình Thủy.
 Giai đoạn 2: Tổng hợp, thống kê và phân tích các số liệu thu được từ đó đưa ra
nhận xét chung về các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ĐTĐ tại địa bàn.

16


17



BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
VÀ SÀNG LỌC CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐTĐ
STT:………
Họ và tên: …………………………………………………………………………..
Tuổi:………….
Giới tính:…………………….
Nghề nghiệp:………………………………………………………………………...
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH ĐTĐ
1.Anh/ Chị cân nặng bao nhiêu?.............kg; cao bao nhiêu?..........cm
Tính chỉ số BMI=………..
Xác định tình trạng thừa cân (BMI>=23):
A. Có
B. Không
2. Số đo vòng bụng của Anh/ Chị bao nhiêu? ……………cm
Xác định vòng bụng >80cm ở nữ hoặc >90cm ở nam:
A. Có
B. Không
3. Sinh hoạt:
A. Có (nếu >=2 câu trả lời có)
B. Không
3.1 Anh/ Chị có thường xuyên tập thể dục hay hoạt động thể lực không?
A. Có
B. Không
3.2 Cuộc sống và công việc hiện tại của Anh/ Chị có nhiều áp lực, căng thẳng
không?
A. Có
B. Không
3.3 Chế độ ăn hằng ngày của mình có nhiều dầu mỡ hay tinh bột không?
A. Có
B. Không

4. Những người ruột thịt ( cha, mẹ, anh, chị, em ruột) của Anh/ Chị có ai bị đái tháo
đường không?
A. Có
B. Không
5. Anh/ Chị có bao giờ được cán bộ y tế chuẩn đoán……….không?
A. Có (nếu >=1 câu trả lời có)
B. Không
5.1. Tăng huyết áp:
A. Có
B. Không
5.2. Tăng mỡ trong máu:
A. Có
B. Không
5.3 Rối loạn đường máu:
A. Có
B. Không
5.4 Bệnh đái tháo đường:
A. Có
B. Không
Kết luận nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường:
A. Có nếu có >=1 câu trả lời là có
B. Không nếu tấc cả câu trả lời đều không

18


CÂU HỎI SÀNG LỌC BIẾN CHỨNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐTĐ
1. Anh/ Chị có kiểm tra đường huyết định kì không?
A. Có
B. Không

2. Anh/ Chị có uống thuốc hoặc tiêm thuốc điều trị thường xuyên hay không?
A. Có
B. Không
3. Anh/ Chị có mắc bệnh nào khác ngoài đái tháo đường không?
A. Có
B. Không
4. Anh/ Chị có các biến chứng nào của bệnh đái tháo đường không?
A. Có
B. Không
……………………………………………………………………………….
4.1. Hôn mê do đường huyết tăng quá cao hoặc giảm quá thấp không?
A. Có
B. Không
4.2 Tăng huyết áp
A. Có
B. Không
4.3 Tai biến mạch máu não
A. Có
B. Không
4.4 Bệnh tim mạch (mạch vành, đau thắt ngực…)
A. Có
B. Không
4.5 Bệnh mắt do biến chứng của ĐTĐ
A. Có
B. Không
4.6 Bệnh thận do biến chứng của ĐTĐ
A. Có
B. Không
4.7 Loét bàn chân do biens chứng của ĐTĐ
A. Có

B. Không
4.8 Viêm thần kinh ngoại biên ( cảm giác đau như kim chích, kiến bò ở bàn chân)
A. Có
B. Không

19


4.2. Hoạt động cho giải pháp tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên
môn kỹ thuật y tế:
- Giai đoạn 1: Tổ chức tập huấn chuyên môn( hiểu và truyền đạt về các vấn đề liên
quan đến ĐTĐ, thực hiện được cách lấy đường huyết và sử dụng các máy đường
huyết, hướng dẫn cho cán bộ khác cách sử dụng, biết phân tích giá trị của đường
huyết ) cho cán bộ y tế: 01 lớp+Thành phần:
01 cán bộ chuyên trách tuyến tỉnh.
02 cán bộ khám, tư vấn đái tháo đường tuyến huyện.
+ Số lượng học viên: 50 người (cán bộ y tế tại trạm y tế xã).
+ Địa điểm: Trung tâm Y tế Dự phòng Tỉnh Cần Thơ.
+ Nội dung tập huấn: kỹ năng giáo dục sức khỏe, truyền thông, công tác quản
lý, thống kê báo cáo, tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ.
- Giai đoạn 2: Cung cấp các trang, thiết bị cho các trạm y tế quận BT để hổ trợ
các trạm có đủ khả năng khám và sang lọc bệnh ĐTĐ..
4.3. Hoạt động về truyền thông và vận động xã hội:
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục truyền thông sâu rộng cho các đối tượng
có yếu tố nguy cơ và người đã bị mắc bệnh ĐTĐ để họ hiểu rõ, hiểu đúng cũng như
biết cách phòng chống ĐTĐ thông qua chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt
hằng ngày.
Hoạt động:
- Kết hợp đài truyền thanh huyện, các xã phát thanh 3 lần/ tháng.
- Lồng ghép nội dung sinh hoạt vào các buổi họp dân phố, họp tổ, hội phụ nữ,


- Phát tờ rơi, áp phích…
- Tập hợp người dân mắc bệnh ĐTĐ tại xã về trạm y tế để trưởng trạm hướng
dẫn cách phòng chống các biến chứng, thử đường huyết tại nhà bằng máy đo
đường huyết và hướng dẫn tiêm insulin đúng cách.
4.4. Tổ chức giám sát, quản lý bệnh ĐTĐ tại các xã, phường:
- Phát hiện bệnh mới thông qua khám sang lọc cơ hội 3 tháng/lần.
- Tiếp tục khám sàng lọc cơ hội và xét nghiệm tại Trạm y tế xã để phát hiện các
trường hợp mới, những người mắc bệnh ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ sẽ được tư vấn, lập sổ
và đưa vào diện quản lý.
- Quản lý, tư vấn và xét nghiệm cho bệnh nhân cũ 3tháng/lần.
4.5. Phối hợp tuyên truyền nhân ngày phòng chống đái tháo đường 14/11.
- Tổ chức tuần lễ truyền thông“ Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống ĐTĐ 14/ 11/
2015” với chủ đề “ Hãy kiểm soát bệnh đái tháo đường, ngay từ bây giờ ”.
- Cấp phát tờ rơi cho trạm Y tế thông qua khám bệnh hàng ngày để tuyên truyền cho
người dân.

20


5. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN
Giai
Giải pháp
đoạn
6
7
8
1.Sử
dụng
bảng

██
phỏng

vấn để
thu thập
số liệu
4.1.
Khảo sát
2.Tổng
các yếu tố
hợp,
nguy cơ gây
thống
bệnh ĐTĐ.
kê và
phân
██
tích số

liệu thu
được và
nhận xét
chung

4.2
Cung cấp
dịch vụ và
chuyên môn
kỹ thuật
y tế.


1.Tổ
chức tập
huấn
chuyên
môn
2.Cung
cấp các
trang,
thiết bị

██


Tháng
9

10

11

12

███

███ ███ ███

4.3
Truyền thông
và vận động

xã hội.
4.4.
Tổ chức
giám sát,
quản lý
bệnh ĐTĐ.
4.5.
Phối hợp
tuyên truyền.

███ ███ ███

███

███ ███

███

███

21


Chỉ số đánh giá quá trình

Chỉ số đánh giá tác động

Chỉ số đánh giá kết quả

6. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU

6.1 Đánh giá mục tiêu
Chỉ số đánh giá
Chỉ
Thời
Công cụ
tiêu
gian
Tỷ lệ mắc mới của bệnh ĐTĐ
3.5%
Cuối kì
Checklist
Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ và người
nhà hiểu rõ về các biến chứng
và hậu quả của bệnh đái tháo
đường
Giảm 50% tỷ lệ biến chứng
trên bệnh nhân ĐTĐ

95%

Tỷ lệ cán bộ y tế xã được tập
huấn về công tác tư vấn và dự
phòng bệnh ĐTĐ

Phương
pháp
Điều tra
bệnh nhân
ĐTĐ
Điều tra

bệnh nhân
ĐTĐ

Cuối kì

Phỏng
vấn

Cuối kì

Checklist

100%

Giữa kì
Cuối kì

Bài test

Tỷ lệ người dân nắm bắt được
các yếu tố nguy cơ của bệnh
ĐTĐ

90%

Giữa kì
Cuối kì

Phỏng
vấn


Khảo sát

Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ được
kiểm tra đường huyết và điều
trị định kì

100%

Giữa kì
Cuối kì

Phỏng
vấn

Khảo sát

Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ được
tuyên truyền và tư vấn về chế
độ ăn uống và hoạt động

100%

Giữa kì
Cuối kì

Phỏng
vấn

Khảo sát


Tỷ lệ người dân tham gia các
buổi tuyên truyền yếu tố nguy
cơ của bệnh ĐTĐ
Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tham gia
các buổi tư vấn về cách điều
trị,các biến chứng và cách dự
phòng biến chứng của bệnh
ĐTĐ

100%

Thời
Quan sát
điểm
thực hiện
Thời
Quan sát
điểm
thực hiện

100%

22

Điều tra
bệnh nhân
ĐTĐ
Khảo sát


Điều tra
bệnh nhân
ĐTĐ
Điều tra
bênh nhân
ĐTĐ


6.2 Giám sát kế hoạch
1
2

3
4

5

Kiểm tra và phê duyệt bảng phỏng vấn ngày 6/6-7/6
Tổng hợp số liệu và báo cáo kết quả 26/6-30/6
Kiểm tra đột xuất các lớp tập huấn cán bộ về nội dung, hình thức và số lượng
cán bộ tham gia đào tạo trong thời gian dự án.
Các trạm y tế xã thông kế và báo cáo sổ sách, vật tư, thiệt bị phục vụ cho
khám chữa bệnh ĐTĐ đã có và được cung cấp từ dự án vào 1/7-5/7 và 1/95/9.
Các trạm y tế thống kê và báo cáo nội dung các buổi sinh hoạt, truyền thông
từ ngày 26-30 các tháng 9,10,11,12.
Kiểm tra đột xuất sổ sách khám chữa bệnh và các dụng cụ y tế phục vụ công
tác khám chữa bệnh: máy đo đường huyết,…tại các trạm y tế trong thời gian
dự án.
Kiểm tra công tác chuẩn bị về mặt nội dung và tổ tuần lễ truyền thông“
Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống ĐTĐ 14/ 11/ 2015” tại một số nơi

trên địa bàn quận Bình Thủy từ ngày 10/11-13/11.

7. DỰ KIẾN KINH PHÍ
 KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ SAU:
7.1. Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ bằng bảng phỏng vấn hộ gia
đình:
=12.000.000đ
- 50.000đ/ngày/cán bộ x 2 cán bộ x 7 ngày x 8 trạm
= 5.600.000đ
- 400 bản x 2000đ/bản x 8 trạm
= 6.400.000
7.2. Giải pháp tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật y
tế:
• Giai đoạn 1: Tập huấn
= 11.500.000đ
- Tiền nước uống :
50 đại biểu x 30.000đ/ngày x 4 ngày
(tấp huấn 1 ngày / tuần trong 1 tháng)
- Văn phòng phẩm : 50 bộ x 10.000đ
- In ấn tài liệu: 50 bộ x 30.000đ
- Soạn tài liệu: 40 trang x 75.000đ
- Quét dọn, trang trí hội trường: 500.000đ


Giai đoạn 2: Cung cấp trang thiết bị

-Máy đo đường huyết
850.000đ/máy x 1trạm /máy x 8 trạm
-Máy
đo

huyết
320.000đ/máy x 1 trạm/ máy x 8 trạm
-Cân
y
400.000đ/cây x 1 trạm/cây x 8 trạm
-Thước
15.000đ/thước x 5 thước/ trạm x 8 trạm
7.3. Giải pháp về truyền thông và vận động xã hội
Truyền thanh, bang rol, áp phích, sổ sách, in ấn,..
23

= 6.000.000đ
=
=
=
=

500.000đ
1.500.000đ
3.000.000đ
500.000đ

= 13.160.000đ
=

6,800.000đ
áp
= 2.560.000đ
tế
= 3.200.000đ

dây
= 600.000đ
= 8.000.000đ
= 8.000.000đ


7.4. Tổ chức giám sát, quản lý bệnh ĐTĐ tại các xã, phường:

=35.840.000đ

Sàng lọc 3 tháng/ lần
- Test thử đường huyết
9.000đ/test x 400test x 8 trạm
= 28.800.000đ
- Kim lấy máu mao mạch:
2.200đ/kim x 400kim x 8 trạm
= 7.040.000đ
7.5. Phối hợp tuyên truyền nhân ngày phòng chống đái tháo đường 14/11.
Tổ
chức
hưởng
ứng
14/11:
Tại trung tâm y tế:
= 1.200.000đ
Hội trường và chuẩn bị hội trường :
=
500.000đ
Nước: 5người/1 trạm x 8 trạm x 5000đ/chai
=

200.000đ
Tài liệu : 5 người/1 trạm x 8 trạm x 10.000đ/ sắp
=
400.000đ
Viết : 5 người/ 1 trạm x 8 trạm x 2500đ/ cây
= 100.000đ
Tại Trạm y tế:
= 8.500.000đ
Hội trường và chuẩn bị hội trường :
=500.000đ
Nước: 50người/1 trạm x 8 trạm x 5000đ/chai
= 2.000.000đ
Tài liệu :50 người/1 trạm x 8 trạm x 5.000đ/ sắp
= 2.000.000đ
Viết : 50người/ 1 trạm x 8 trạm x 2500đ/ cây
= 1.000.000đ
Quà : 100 phần x 30.000đ/ phần
= 3.000.000đ
- Cấp phát tờ rơi: 2.000đ/tờ x 500 tờ/trạm x 8 trạm x 1 tháng
=8.000.000đ
7.6 Phí nhiên liệu :
= 3.000.000đ
Tổng kinh phí cho hoạt động :
=100.000.000 đ
 KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
Tổng chi cho giám sát:
= 6.000.000đ
(Gồm các khoản nhiêu liệu, bồi dưỡng cán bộ).
 KINH PHÍ DỰ TRÙ CÁC TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH NGOÀI KẾ
HOẠCH

- Hỏng phương tiên đi lại, máy móc, thiết bị, cung cấp thêm thiết bị theo tình
hình trạm y tế, và sự cố khác:
= 20.000.000đ
TỔNG KINH PHÍ = 126.000.000đ

24


8. TÓM TẮT KẾ HOẠCH
Quận Bình Thủy là quận có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững,chăm lo tốt mọi
mặt cho cuộc sống của người dân địa phương đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.Trong
năm qua ngành y tế của quận đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được những thành
tích đáng kể. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh mạn tính nói chung và ĐTĐ nói riêng
đang ngày càng tăng cao do các nguyên nhân chủ quan, khách quan từ người dân,
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, còn nhiều yếu kém trong hoạt động
tuyên truyền và hạn chế trong tầm soát bệnh.Từ đó dẫn tỷ lệ mắc mới và biến chứng
của bệnh ĐTĐ ngày càng tăng cao.Với tình hình đó,”KẾ HOẠCH LÀM GIẢM TỶ
LỆ MẮC MỚI VÀ BIẾN CHỨNG CỦA ĐTĐ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH
THỦY, TP CẦN THƠ 2015 “ được thực hiện vào tháng 6 năm 2015 được xây dựng
với
mục
tiêu
chính
là:
1.Làm giảm tỉ lệ người mắc mới bệnh đái tháo đường tại quận Bình Thủy.
2.Hạn chế biến chứng tàn tật cho các bệnh nhân đái tháo đường.
Hai mục tiêu chính đó sẽ được thực hiện với chiến lược sau:
1. Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ bằng bảng phỏng vấn hộ gia
đình.
2.Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật y tế.

3.Tổ chức giám sát, quản lý bệnh ĐTĐ tại các xã, phường .
4.Phối hợp tuyên truyền nhân ngày phòng chống đái tháo đường 14/11.
Để hoàn thành tốt những chiến lược đặt ra thì kế hoạch cũng nêu ra những hoạt
động phù hợp với thực trạng địa phương cụ thể như:
1. Sử dụng bảng phỏng vấn để thu thập số liệu trong 800 hộ dân của 8
phường (mỗi phường phỏng vấn 100 hộ dân) trên địa bàn quận Bình Thủy,
sau đó tổng hợp, thống kê và phân tích các số liệu thu được từ đó đưa ra
nhận xét chung về các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ĐTĐ tại địa bàn.
2.Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế theo đó là cung cấp các
thiết bị cho các trạm ở địa bàn quận Bình Thủy.
3.Tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức người dân về ĐTĐ,Tổ chức
tuần lễ truyền thông“ Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống ĐTĐ 14/ 11/
2015”
Các hoạt động trên sẽ được thực triển khai tại 8 phường trên địa bàn quận Bình
Thủy.Kế hoạch hoạt động,thời gian cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm,tình hình địa
phương nơi thực hiện.Dự trù kinh phí là 126.000.000đ và sẽ được chi sau các hoạt
động cụ thể.Tiến hành hoạt động sâu rộng,lâu dài,cử cán bộ phụ trách xuống địa
phương đánh giá kết quả đạt cuối chương trình,tổng hợp,ghi nhận những vấn đề đạt
được và hạn chế mắc phải,lập báo cáo gửi về tuyến trên.

25


×