Mục lục
I. Khái niệm đồng tính và hôn nhân đồng giới tính.
II. Xu thế hôn nhân đồng giới tính trên thế giới.
1. Ý kiến phản đối.
2. Ý kiến ủng hộ.
III. Một số hình thức kết hợp được pháp luật công nhận của người đồng tính.
IV. Hôn nhân đồng giới tính dưới góc nhìn pháp luật
1. Quan hệ tài sản trong hôn nhân đồng giới tính.
- Quyền thừa kế
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
- Giải quyết tài sản chung vợ chồng sau khi li hôn.
2. Quan hệ nhân thân trong hôn nhân đồng giới tính.
- Quyền nhân thân liên quan đến tài sản
- Quyền xác định lại giới tính
- Quyền nuôi và nhận con nuôi
I. Khái niệm chung về đồng tính và hôn nhân đồng giới tính.
1
Đồng tính luyến ái (đồng tính) chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu
hay tình dục bởi người cùng giới tính với mình hoặc việc yêu đương hoặc việc
quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau. Đó là một loại thiên
hướng tình dục.
Đồng tính luyến ái, song tính luyến ái và dị tính luyến ái là ba thiên hướng
tình dục chính của con người. Rất khó để xác định tỉ lệ người đồng tính trong dân
chúng, theo các nghiên cứu thì tỉ lệ này vào khoảng từ 2 đến 13% .
Có nhiều giả thuyết về các yếu tố hình thành nên thiên hướng tình dục đồng tính
luyến ái trong đó bao gồm:
* Kiểu gen (di truyền).
* Môi trường sống và sự dạy dỗ.
* Số lượng anh trai (người đồng tính nam).
* Hoócmôn trong giai đoạn bào thai.
* Sự lo âu của người mẹ khi mang thai.
* Tổng hợp của các yếu tố trên.
Nguyên nhân chủ yếu nhất là do:
- Bẩm sinh:
Có trường phái giải thích cho rằng do hormone: những người đàn ông có
ostrogen hoặc phụ nữ có androgen quá mức có thể bị ảnh hưởng cả về thể chất và
tâm lý,đồng tính luyến ái là do các hormone này.
Có người lại cho rằng mấu chốt của vấn đề lại nằm trong gen. Một số nghiên
cứu chỉ ra rằng những người anh trai có em đồng tính luyến ái cũng sẽ trở thành
2
đồng tính luyến ái,kể cả khi họ lớn lên trong hai môi trường khác nhau. Để giải
thích các nhà khoa học đã đề xuất một lí thuyết: bào thai nam đã sản xuất ra một
loại kháng nguyên (HY) mà hầu như chắc chắn có liên quan đến sự khác biệt về
giới tính ở động vật có xương sống,sẽ làm cho các kháng thể H-Y của người mẹ
phản ứng lại và ghi nhớ. Một điều thú vị là hiện tượng này chỉ xảy ra ở những
người đàn ông thuận tay trái. Không có trường hợp nào được ghi nhận ở nữ giới.
- Quá trình phát triển tâm lý:
Tuy nhiên, Singmund Freud và rất nhiều nhà tâm lý học khác lại cho rằng
quá trình hình thành các kinh nghiệm thời thơ ấu của trẻ góp phần định hướng giới
tính của trẻ sau này. Freud nêu ra một ví dụ là phần lớn trẻ vị thành niên là người
quan hệ đồng giới khi lớn sẽ trở lại bình thường. Ông tin rằng người vẫn là dông
tính luyến ái khi lớn đã gặp phải một sự kiện gây tổn thương về tâm lý,ngăn chặn
sự phát triển giới tính bình thường của những người này. Nhưng ông cũng tin rằng
tất cả người lớn, kể cả những người có một quá trình phát triển giới tính bình
thường,vẫn có một khả năng đồng tính tiềm tàng ở nhiều cấp độ khác nhau.
Để tổng kết lại người ta đã xem lại tất cả các nghiên cứu về vấn đề này và
kết luận: Các hành vi về giới tính là rất khác nhau đối với mỗi người,cũng như trí
thông minh,thiên hướng tình dục cũng là một phần hết sức phức tạp mà khoa học
hiện đại đang cố gắng giải thích bằng di truyền học….không thể khẳng định là
đồng tính hoàn toàn do các quá trình sinh học, mà là từ phát triển qua một quá trình
bao gồm cả các yếu tố tâm lí và sinh lí.
Hôn nhân đồng giới tính (hôn nhân đồng tính) là hôn nhân giữa hai người có
cùng giới tính với nhau.
II. Xu thế hôn nhân đồng giới tính trên Thế giới
1. Những ý kiến phản đối
3
Nhiều người cho rằng hôn nhân đồng tính sẽ làm thay đổi định nghĩa cũng
như chức năng vốn có từ trước đến nay của hôn nhân. Khái niệm chung nhất về
hôn nhân và sự kết hợp giữa một người đàn ông là chồng và một người đàn bà là
vợ, được xây dựng trên cơ sở tình cảm, xã hội, tôn giáo một cách hợp pháp. Ở đó
có quan hệ vợ (nữ)- chồng (nam), quan hệ cha (nam) – mẹ (nữ) – con, trong đó đặc
biệt là quan hệ âm (nữ) – dương (nam) tạo nên sự cân bằng. Trong khi hôn nhân
đồng giới thì lại ngược lại, là sự kết hợp của 2 người nam hoặc 2 người nữ. Điều
này trái với quy luật tự nhiên, làm thay đổi hoàn toàn ý niệm về hôn nhân, gia đình.
Một trong những chức năng chính của hôn nhân có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn
vong của xã hội là "sinh sản", điều mà các cuộc hôn nhân đồng giới không làm
được. Đây là hiện tượng không bình thường của một gia đình. Bởi lẽ nếu gia đình
không sinh đẻ, không nuôi dạy con cái cũng có nghĩa là không có sự duy trì nòi
giống, không có sự chuyển giao văn hóa và như vậy xã hội sẽ đi vào ngõ cụt và
không có sự phát triển. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người về mặt thể
chất mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hóa tức là quá trình xã
hội hóa con người. Quá trình biến đứa trẻ từ một sinh vật người thành con người xã
hội. Tuy nhiên những “gia đình đồng tính” này có thể vẫn được phép nhận con
nuôi hoặc sinh con theo một cách khác. Nhưng những điều này cũng rất khó để
giúp những đứa trẻ có thể phát triển một cách bình thường khi sống trong môi
trường này. Đây chính là lý do tiếp theo.
Hệ quả trước hết là những đứa trẻ sống với những bậc cha mẹ đồng tính sẽ
không có sự phát triển bình thường về tâm lý lẫn xu hướng tình dục của mình như
những đứa trẻ sống với cha mẹ là những người dị tính.
Chúng ta hãy tưởng tượng rằng một đứa trẻ mới sinh được thả vào rừng cho
một bầy sói nuôi dưỡng thì điều gì sẽ xảy ra khi đứa trẻ đó lớn lên. Chắc chắn đứa
4
trẻ đó phải có những biến đổi hoặc thói quen để thích nghi với môi trường sống
của mình kể cả về tính cách cũng như ý thức. những đứa trẻ đó có thể không là
người đồng tính nhưng sẽ không công bằng nếu bắt buộc chúng phải sống trong
một môi trường có cha mẹ là ng đồng tính khi vẫn còn nhỏ và chưa độc lập được
với bố mẹ. Liệu chúng thấy cha mẹ có những hành vi tính dục khác mình thì chúng
có cảm thấy sợ hãi không? Cha mẹ sẽ phải giải thích như thế nào khi chúng còn
quá nhỏ và sự sợ hải chỉ đơn thuần như một phản ứng tự nhiên. Liệu như vậy thì ai
sẽ bảo vệ quyền con người, quyền mưu cầu hạnh phúc cho những đúa trẻ trong gia
đình đồng tính? Ngoài ra đứa trẻ sống trong gia đình có cha mẹ dị tính sẽ có được
hai hệ quy chiếu để học hỏi cả về tâm lý lẫn thiên hướng tính dục “nam” (từ người
cha) và “nữ” (từ người mẹ). Thế nhưng với những đứa trẻ có cha mẹ đồng tính thì
các em không hề có được sự quy chiếu mang tính quân bình như thế, bởi chúng
đang sống với hai bà mẹ hoặc hai ông bố, và vì vậy, sự phát triển về tâm lý lẫn
nhân cách của các em có nguy cơ bị lệch lạc. Và như vậy gia đình có còn thực hiện
được chức năng của mình là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách con người hay không?
Thứ hai là việc gia đình đồng tính có chăm sóc con cái được toàn diện như
gia đình dị tính. Sinh con, chăm sóc con cái là thiên chức của người phụ nữ và
cũng như bản năng của người phụ nữ. Vậy những gia đình đồng tính nam sẽ chăm
sóc con cái như thế nào? Vì chỉ có xu hướng tính dục của những người đồng tính bị
thay đổi còn những vấn đề khác họ vẫn như những người dị tính
Tiếp đến là vấn đề huyết thống giữa con cái với cha mẹ trong các gia đình
đồng tính. Con cái trong các gia đình dồng tính không cùng huyết thống với cha
mẹ. Vậy đưa trẻ sinh ra khi biết mình không phải là con ruột của cha hoặc me sẽ
phản ứng như thế nào? Và ngược lại điều gì đảm bảo cho cha hoặc mẹ thương yêu
đưa con đó như con ruột của mình. Những tương tác giữa cha mẹ và con cái có
5
cùng huyết thống còn bồi đắp thêm tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái như lẽ
tự nhiên thuộc về bản năng. Còn giữa cha mẹ đồng tính với con tình cảm ấy xuất
phát từ ý thức nhiều hơn và trách nhiệm . điều này có làm gia tăng những mâu
thuẫn, hay bất đồng trong gia đình hay không thì chưa ai có thể đảm bảo được. Ở
đây, chúng ta không nên đánh đồng trường hợp con cái của gia đình đồng tính với
trường hợp nhận nuôi con nuôi trong những gia đình dị tính vì lí do như vô sinh,
hoặc không muốn sinh con. Thực tế là xã hội cần một sự gắn kết ổn định hơn là
một sự xáo trộn và bấp bênh.
Bên cạnh đó, trong những xã hội mà đa số người dân chưa muốn nhìn nhận
hôn nhân đồng tính, các gia đình kiểu này thường phải sống trong sự co rút, hoặc
bí mật, và do đó, những đứa con của họ phải đối diện với nhiều trở ngại khi hội
nhập vào xã hội. Chẳng hạn, việc những đứa trẻ đó sẽ phải “thông tin” như thế nào
với bạn bè về cha mẹ của chúng, và nguy cơ các em sẽ gặp phải những chấn
thương tâm lý khi phải đối diện với vô vàn những tình huống kiểu như thế trong
quá trình sống, học tập và giao tiếp xã hội.
Nhiều ý kiến bảo vệ hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người đó là
quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do cá nhân. Nhưng có một điều chúng ta cần
phải hiểu là giới hạn của tự do và hạnh phúc của mình có ảnh hưởng đến người
khác, có ảnh hưởng đến xã hội hay không.? Hay tất cả mọi thứ đều có giới hạn của
nó?. Cũng là quy định trong luật hôn nhân gia đình: “ cấm kêt hôn cùng huyết
thống trong vòng 3 đời”. Chúng ta lí giải cho quy định trên vì vấn đề đạo đức xã
hội, vì hệ quả của kết hôn cùng huyết thống trong vòng ba đời là nguy cơ sẽ sinh ra
những đúa trẻ bị dị tật ( vấn đề sinh học). Nhưng những người cùng huyết thống ấy
nếu nảy sinh tình cảm cũng sẽ lập luận với chúng ta rằng họ cũng có quyền được
mưu cầu hạnh phúc và tình yêu thì bình đẳng với tất cả mọi người. Họ muốn kết
6
hôn với nhau nhưng sẽ không sinh con mà nhận con nuôi hoặc nhờ người mang
thai hộ thì nhà làm luật sẽ giải thích với họ như thế nào. Như vậy hóa ra nhà làm
luật đặt vấn đề đạo đức, vấn đề sinh học cao hơn quyền con người của những
người này sao? Quyền con người chúng ta có tôn trọng và bảo vệ những phải công
bằng.
Xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau, một số quốc gia không thừa nhận
quyền của người đồng tính, quan hệ tình dục của người đồng tính bị xem như một
tội phạm. Ở Iran, pháp luật dựa trên các quan điểm bảo thủ của luật Hồi giáo nên
cho rằng ngoài quan hệ tình dục của những cặp vợ chồng đã kết hôn, những quan
hệ tình dục khác là bất hợp pháp, không có cơ sở pháp luật nào thừa nhận các hành
vi tình dục đó. Luật pháp Iran không cho phép quan hệ tình dục đồng tính, các
hành vi này bị coi là tội phạm kê gian (sodomy law) và bị phạt rất nặng, có thể bị
tử hình.
2. Ý kiến ủng hộ
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các
cá nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được cho phép và tự do cơ bản của con người (theo Văn phòng
cao ủy Liên Hợp quốc). Hiểu đơn giản rằng, quyền con người là những quyền gắn
với con người không phụ thuộc vào quốc tịch, nơi sinh sống, giới tính, dân tộc,
màu da, tôn giáo, ngôn ngữ…Đặc trưng cơ bản của quyền con người đó là:
- Tính phổ biến
- Không thể phân chia
- Không thể chuyển nhượng
- Liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
7
Như vậy, tất cả mọi người trên trái đất này đều được hưởng các quyền con
người mà không bị hạn chế bởi đường biên giới quốc gia, bởi chế độ chính trị, tôn
giáo… Tôn trọng, bảo vệ và thỏa mãn quyền con người là trách nhiệm của mỗi
quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân.
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự phân biệt đối với những người đồng
giới tính ? Tại sao lại không cho họ hưởng những quyền con người như một con
người???
Quyền của những người đồng tính (lesbian, gay), người lưỡng tính
(bisexual), người chuyển giới (transgender) thường được gọi chung là quyền của
LGBT (LGBT rights). Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trên lĩnh vực quyền
con người trong nhiều thập kỷ. Những người ủng hộ quyền của LGBT đã lập
những tổ chức và phát động những phong trào mang tính chất toàn cầu để vận
động cho việc thừa nhận và pháp điển hóa các quyền của tất cả những người LGBT
không bị phân biệt đối xử do xu hướng tình dục và giới tính của họ, trong đó có
quyền được kết hôn giữa những người đồng giới. Tính đến tháng 3/2013, trên thế
giới đã có khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn nhân cho người
đồng giới và 44 quốc gia, vùng lãnh thổ đang áp dụng những chính sách bình đẳng
tương tự (kết đôi có đăng ký). Tuy nhiên, các quốc gia thừa nhận hôn nhân đồng
giới chỉ chiếm số ít trên Thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phương Đông như Việt
Nam, với nền tảng là các gia đình truyền thống thì định kiến về hôn nhân đồng giới
tính còn rất nặng nề. Chính kì thị này trở thành rào cản của tiến bộ xã hội, hội nhập
quốc tế. Xã hội hiện đại ngày nay, nhất là giới trẻ đã có cái nhìn cởi mở và dang
tay đón nhận người đồng giới. Nhưng để đưa họ thực sự hòa nhập với xã hội thì
cần có sự pháp điển hóa bằng đạo luật.
8
Khuynh hướng ủng hộ xu thế kết hôn đồng giới tính được dựa trên những lí do
sau:
- Năm 1990, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã loại “đồng tính” ra khỏi danh sách
bệnh. Đã không phải là bệnh thì không phải và cũng không thể chữa. Người
đồng tính chỉ có khác biệt duy nhất là xu hướng tình dục. Như vậy không thể
không coi người đồng tính là người bình thường như các định kiến trước đây.
- Hôn nhân nhằm tạo lập nên một gia đình thực hiện chức năng cơ bản là duy trì
nòi giống. Quan niệm cho rằng chỉ một nam, một nữ mới có thể thực hiện chức
năng này là vô cùng phiến diện, phản khoa học. Thực tế chứng minh rằng rất
nhiều cặp đồng tính vẫn có thể có con bằng các phương pháp như: thụ tinh nhân
tạo, mang thai hộ, xin con nuôi….Nếu cấm kết hôn đồng giới vì lý do các cặp
đôi này không thể sinh con, đẻ cái thì phải chăng cần cấm những người vô sinh,
tuổi cao kết hôn vì họ cũng không làm được điều này.
- Việt Nam là một trong số những quốc gia tích cực trong chiến dịch thúc đẩy và
bảo vệ quyền con người.. Hơn nữa, trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay,
Việt Nam đã cho thấy mình là một quốc gia coi trọng quyền con người, điều
này được cụ thể bằng việc khẳng định “quyền con người” ngay tại Chương II
của dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992. Chính vì lí do đó, Việt Nam không thể
đứng ngoài xu hướng công nhận và hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tính –
một trong những quyền cơ bản của con người.
- Bảo vệ quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước
pháp luật của cá nhân: Mọi con người đều có quyền được đối xử công bằng,
bình đẳng trước pháp luật mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng
tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo… Như vậy, không thể dựa vào sự
khác biệt về xu hướng tình dục mà phủ nhận quyền này của những cặp đôi đồng
giới.
9
- Đứng từ góc độ quyền con người thì rõ ràng người đồng tính cũng có quyền
mưu cầu hạnh phúc, từ đó mà họ cũng có quyền tạo lập mối quan hệ với nhau.
Cụ thể hóa của việc tạo mối quan hệ đó chính là kết hôn hoặc các chế định
tương tự. Chỉ có như vậy họ mới có được hạnh phúc trọn vẹn.
- Trên thực tế, không phụ thuộc vào việc luật pháp có thừa nhận hay không thừa
nhận, nhu cầu kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng
giới tính vẫn là một hiện tượng xã hội có thật. Việc sống chung này có thể làm
phát sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản, thậm chí về con cái. Công nhận việc
kết hôn giữa những người đồng tính sẽ giúp Nhà nước bảo vệ tốt hơn quyền của
những đối tượng này bằng công cụ pháp luật, đảm bảo quyền lợi các bên khi có
mâu thuẫn xảy ra.
- Nhu cầu kết hôn đồng giới ở Việt Nam: theo một nghiên cứu của Viện nghiên
cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường iSEE, 92% người đồng tính muốn pháp luật cho phép kết hôn đồng giới.
Người đồng giới tính ngày càng muốn khẳng định bản thân, công khai giới tính
để có thể sống như một người bình thường, không bị sự kì thị của xã hội.
III. Một số hình thức kết hợp được công nhận cho người đồng tính.
“Kết hợp dân sự” (Civil Union) là 1 sự kết hợp tư nguyện tương tự hôn
nhân dành cho 2 người đồng giới tính. Khởi đầu từ Đan Mạch vào năm 1989, “kết
hợp dân sự” hay dưới những tên gọi khác nhau đã được công nhận bởi pháp luật ở
nhiều nước phát triển nhằm mục đích cấp cho các cặp đôi đồng tính những quyền,
lợi ích, và trách nhiệm tương tự hôn nhân song không phải tất cả. Trong một số
khu vực, chẳng hạn như Quebec, New Zealand, và Uruguay, Pháp… “kết hợp dân
sự” cũng được mở rộng cho các cặp vợ chồng khác giới.
10
Luật pháp nhiều quốc gia trên thế giới có sự công nhận việc “kết hợp dân
sự” hoặc các sự kết hợp tương tự (quan hệ đối tác - domestic partnership , quan hệ
đối tác đăng ký - registered partnership…..) của những cặp đôi người nước ngoài
nếu những quy định về vấn đề này ở những nước đó có điểm tương đồng với
những quy định ở những quốc gia này. Ví dụ như nước Anh có Bản thống kê
những quốc gia, vùng, lãnh thổ có “kết hợp dân sự” có giá trị pháp lý tương đương
ở Anh (Schedule 20).
Các thuật ngữ về “kết hợp dân sự” không được chuẩn hóa mà rất khác
nhau giữa các quốc gia hay có khi giữa các khu vực trong cùng 1 quốc gia.
Những hình thức kết hợp giống hoặc tương đương “kết hợp dân sự” bao
gồm: quan hệ đối tác - domestic partnerships, quan hệ đối tác đăng ký registered partnerships, quan hệ đối tác dân sự - civil partnership, quan hệ
đối tác quan trọng - significant relationships, hiệp định đoàn kết dân sự civil solidarity pacts, quan hệ phụ thuộc người trưởng thành - adult
interdependent relationships….. Mức độ của những quyền lợi, nghĩa vụ và
trách nhiệm của sự kết hợp này cũng có sự khác nhau trong quy định cụ
thể của các quốc gia nhưng tất cả đều không được đầy đủ nếu so với
những lợi ích mà những cuộc hôn nhân chính được công nhân. (1 số
quyền như nhận con nuôi, khai thuế chung, tổ chức lễ cưới… sẽ bị từ
chối). Ở 1 số nước những cặp đôi đồng tính đã đăng ký “kết hợp dân sự” sẽ
có quyền tự do nhận con nuôi (Andorra, Brazin) nhưng ở 1 số nước, điều
này bị pháp luật nghiêm cấm. (Pháp).
VD: Hôn nhân đồng tính không được thừa nhận ở Pháp. Tuy nhiên Pháp có
luật quy định về kết hợp những người đồng giới. Đó là đạo luật PACS (viết tắt của
tiếng Pháp pacte civil de solidarité - tiếng Anh là civil pact of solidarity). Đây là
1 dạng của phương pháp “kết hợp dân sự’ giữa 2 người trưởng thành (áp dụng cho
11
cả những cặp đồng giới hoặc khác giới). Xét từ khía cạnh pháp lý, PACS như 1
dạng hợp đồng đạt được sự đồng thuận từ 2 phía, được đóng dấu xác nhận bởi thư
ký tòa án. Nó quy định quyền lợi và trách nhiệm đối với 2 bên song không được
đầy đủ như những cuộc hôn nhân của những cặp đôi nam nữ kết hôn chính thức.
(ví dụ như các cặp đôi đăng ký PACS không có quyền nhận con nuôi hoặc thụ tinh
nhân tạo, hạn chế trong việc tổ chức lễ cưới - Chỉ ở 1 số khu vực, những cặp đôi đã
đăng ký PACS mới có quyền lựa chọn có hay không tổ chức 1 lễ cưới chính thức
tại tòa Thị chính giống như việc kết hôn thực sự….) Từ năm 2006, những người ở
Pháp đã đăng ký PACS trong các giấy tờ có liên quan về tình trạng hôn nhân của
mình không ghi là “độc thân” nữa. Hồ sơ của những người này được chỉnh sửa sẽ
xác nhận tình trạng hôn nhân của họ là: pacsé.
Ngoài ra, ở Ecuador, Quebec, Colombia, New Zealand, 1 số bang của Mỹ
(New Jersey, New Hampshire …..cũng có quy định cho phép những cặp
đôi đồng tính được kết hợp với nhau theo phương pháp “kết hợp dân sự”….
Một trong những phương pháp phổ biến ngoài “kết hợp dân sự” là Quan hệ
đối tác (domestic partnership). Cũng giống như kết hợp dân sự, quan hệ
đối tác (domestic partnership) là sự kết hợp hợp pháp tương tự hôn nhân,
nó giúp mở rộng quyền, nghĩa vụ trách nhiệm cho các cặp đôi đồng giới.
Tuy nhiên, bản thân nó vẫn mang 1 số điểm riêng biệt. Quan hệ đối tác là
một mối quan hệ giữa 2 cá nhân, thường nhưng không nhất thiết cùng
giới, những người sống chung với nhau và cùng hỗ trợ nhau như vợ chồng
nhưng không có sự ràng buộc pháp lý phức tạp như hôn nhân hoặc “kết
hợp dân sự”. Những quy định về phương pháp này hầu như đơn giản hơn
so với 2 phương pháp đó. Một số cặp đồng giới tham gia vào các hiệp
định “quan hệ đối tác” sẽ cùng tạo ra các hợp đồng có hiệu lực pháp lý
liên quan đến tài sản, tài chính, thừa kế, và chăm sóc sức khỏe. Để có
12
được “quan hệ đối tác”, các đối tác phải đăng ký tại một văn phòng của
chính quyền theo những quy định riêng và họ sẽ được tuyên bố rằng đang
ở trong một mối quan hệ "cam kết". “Quan hệ đối tác” cung cấp một số nhưng không phải tất cả - những quyền, lợi ích hợp pháp của hôn nhân. Ở
1 số khu vực, những “quan hệ đối tác” nếu được duy trì trong 1 thời gian
dài sẽ nhận được sự bảo vệ của pháp luật như những cuộc hôn nhân bình
thường.
Ở Mỹ, những bang cho phép đăng ký quan hệ đối tác bao gồm Alaska,
California, Hawaii, Maryland, New Jersey, Oregon, Washington và
Columbia, Wisconsin, Oregon, Nevada. Những quyền, lợi ích của một
quan hệ đối tác có thể khác nhau giữa các bang, tiểu bang (Quan hệ đối
tác tại Oregon – Trong luật quy định sẽ đi kèm với nhiều quyền và trách
nhiệm. Còn ở những nơi khác, tuy cũng thừa nhận Quan hệ đối tác tuy
nhiên không đem lại nhiều những lợi ích cho các cặp đồng tính đăng kí
kiểu quan hệ này như ở Oregon) nhưng vẫn bao gồm một số lợi ích
chung như các quyền về chính sách bảo hiểm y tế cho gia đình, quyền
được chăm sóc cho một đối tác mắc bệnh, thăm viếng đối tác trong bệnh
viện, nhà tù, và kiểm soát tiền thuê nhà (một người đối tác sẽ được giảm
tiền thuê nhà nếu đối tác của mình đã chết). Quan hệ đối tác thường
không ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến nhập cư, thuế liên bang
hay nuôi con.
Các quy định về chấm dứt mối quan hệ đối tác có sự khác nhau giữa các
bang. Tại California, nếu một quan hệ đối tác kéo dài hơn năm năm, 2 bên
không đáp ứng được một số yêu cầu liên quan đến tài sản và các khoản
nợ, thì sau đó 2 người phải có một vụ ly hôn đúng tiêu chuẩn. Nếu không,
họ cần kiến nghị với chính quyền bang để giải thể mối quan hệ đối tác.
13
Trong quận Columbia, quan hệ chấm dứt khi các điều kiện của quan hệ
đối tác không còn được đáp ứng với một trong các lý do sau đây: một
trong những đối tác qua đời, một trong những đối tác kết hôn với người
khác…. Tại New Jersey, một trong những đối tác phải có đơn yêu cầu Tòa
án tối cao giải thể quan hệ đối tác, mà khởi đầu quá trình đó rất giống với
ly hôn…vv..v
Ngoài Mỹ, Bồ Đào Nha, Hungary và Croatia cũng có quy định cho phép
đăng ký “quan hệ đối tác”. Mới đây nhất, trong tháng 4/2009, Quốc hội
Hungary đã thông qua Đạo luật đăng ký quan hệ đối tác 2009 sau một
cuộc bỏ phiếu có kết quả 199-159. Qua đó, đạo luật cung cấp một quan hệ
đối tác cho các cặp đôi đồng tính với tất cả những lợi ích và quyền lợi của
1 cuộc hôn nhân (trừ các việc xin con nuôi, tiến hành thụ tinh ống
nghiệm, chuyển sang mang họ - surname - của đối tác, và đẻ thuê….).
Đạo luật này có hiệu lực từ 1/7/2009.
Những hạn chế:
Sự kết hợp dân sự, quan hệ đối tác hoặc những biện pháp tương đương có
thể đem lại những quyền lợi tương tự hôn nhân cho những cặp đôi đồng tính song
lại không phải là tất cả. Những cặp đôi này vẫn có thể bị từ chối những quyền lợi
sau đây:
- Nhận con nuôi hoặc thụ tinh nhân tạo để tự sinh con
- Đưa ra quyết định y tế nhân danh đối tác khi người này đau ốm, hay ngay cả việc
viếng thăm đối ngẫu hoặc con của người này.
14
- Đưa đối tác bị mất người thân hoặc đau yếu đi chăm sóc, hay tang chế cho đối tác
hoặc con cái của người này.
- Chia sẻ bình đẳng các quyền và trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái.
- Có người đối tác chăm lo các thủ tục về phúc lợi y tế và việc làm.
- Đưa đơn di trú hay cư trú cho đối tác sống ở nước khác.
- Liên kết hồ sơ hồi thuế và thụ hưởng các phúc lợi thuế cho các cặp, liên kết lợi
ích trong bảo hiểm, hay ngay cả việc cho thuê hoặc sở hữu tài sản chung.
- Có sự bảo vệ chống bạo hành gia đình. - Nhận được dàn xếp công bằng về của
cải khi quan hệ kết thúc. …vv..v
- Thừa kế từ đối tác đã qua đời nếu người này không làm chúc thư.
- Chọn nơi an nghỉ cuối cùng cho đối tác.
- Nhận phúc lợi hưu trí nếu đối tác qua đời.
Những nỗ lực này gần như tạo nên địa vị tương đồng với hôn nhân tuy nhiên vẫn
tồn tại những khác biệt quan trọng. Chúng có lẽ phản ánh định kiến rơi rớt lại đối
với các đôi cùng giới, hay quan niệm bất bình đẳng vốn có về cái tạo nên một
"quan hệ tình cảm sai phạm".
IV. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được xử lý như thế nào nếu
công nhận hôn nhân đồng giới tính?
1. Quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản của những người là “vợ chồng đồng giới tính” sẽ cũng được
xem giống như quan hệ tài sản của các cặp vợ chồng bình thường. Theo đó, việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và thừa kế tài sản giữa hai người “vợ chồng”cũng
có một số điểm đặc biệt như các cặp vợ chồng bình thường khác:
15
Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
3. Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án
xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong
một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với
người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế.
Điều 33. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong
trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi,
lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó
phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng.
Điều 99. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở
hữu riêng của một bên
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi
ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia
một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.
2. Quan hệ nhân thân
Quyền nhân thân là một khái niệm mang tính pháp lý, chỉ nhóm những quyền
thuộc về mỗi cá nhân – con người – trong các quan hệ đời sống – pháp luật. Theo
đó, quyền nhân thân được công nhận đối với mọi cá nhân một cách bình đẳng và
suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản
của người đó. Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối
với chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người đó và không dịch
chuyển được sang chủ thể khác, được Nhà nước công nhận và bảo hộ bằng luật
pháp.
16
Trong pháp luật Việt Nam, quyền nhân thân được quy định tại Điều 24 Bộ luật
Dân sự 2005, là “ quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao
cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”. Đây là sự ghi nhận
của pháp luật về nhóm quyền cơ bản của con người, bắt nguồn từ những quyền dân
sự căn bản nhất.
Dựa vào căn cứ phát sinh, các quyền nhân thân được Bộ luật Dân sự liệt kê có
thể được phân loại thành 2 nhóm, là nhóm quyền nhân thân liên quan tới tài sản, và
nhóm quyền nhân thân không liên quan tới tài sản. Nói riêng về nhóm quyền nhân
thân không liên quan tới tài sản, Bộ luật Dân sự 2005 có liệt kê gồm các quyền
được quy định từ Điều 26 tới Điều 51. Đặt khái niệm quyền nhân thân trong quan
hệ hôn nhân – gia đình, cụ thể là quyền nhân thân trong quan hệ hôn nhân đồng
giới; có thể thấy việc nhìn nhận vấn đề này một cách cụ thể là điều quan trọng khi
mà luật Hôn nhân – gia đình 2000 chưa chính thức công nhận kết hôn giữa những
người cùng giới (Khoản 5 – Điều 10).
Quyền nhân thân liên quan tới hôn nhân đồng giới tính có thể kể đến:
- Quyền nhân thân liên quan tới tài sản.
- Ðiều 36. Quyền xác định lại giới tính
- Điều 44. Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi
2.1. Quyền nhân thân liên quan tới tài sản
Luật Hôn nhân gia đình 2000 không công nhận việc kết hôn giữa những người
có cùng giới tính. Song, trong thực tế, xảy ra nhiều trường hợp các cặp đôi 2 nam
hoặc 2 nữ không đăng kí kết hôn nhưng vẫn tổ chức lễ cưới, ăn ở với nhau như vợ
chồng. Theo khoản 1 Điều 17 luật Hôn nhân và gia đình, quan hệ này không được
coi là quan hệ vợ chồng, do đó quyền và nghĩa vụ có tính cách như quan hệ vợ
17
chồng trong trường hợp này không được công nhận. Có chăng, là việc kéo theo các
trường hợp tranh chấp về mặt tài sản khi chấm dứt quan hệ “vợ chồng”. Hậu quả
pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật là chấm dứt hoạt động chung sống. Về
tài sản, giữa 2 người đồng giới tồn tại khối tài sản chung và riêng. Tuy nhiên,
những quy định về việc thanh toán tài sản trong trường hợp này không có. Việc
chia số tài sản chung do thực tế 2 người nam hoặc 2 người nữ chung sống như vợ
chồng cùng nhau tạo dựng nên sẽ được chia ra sao? Theo đó, có thể linh hoạt xử lý
theo.
2.2. Quyền xác định lại giới tính
Tại điều 36 BLDS 2005 quy định:
“Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của
một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết
tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học
nhằm xác định rõ về giới tính.Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo
quy định của pháp luật.”
Đối với người dị tính, người đồng tính hay người có xu hướng tính dục đồng
giới, việc xác định lại giới tính thực sự là một điều khó khăn trong thực tiễn. Ngay
trong điều luật trên, nhà làm luật chưa làm rõ việc “xác định lại giới tính” vì lí do
chưa định hình chính xác là gì?. Chưa định hình chính xác ở đây mang nghĩa thể
xác (bộ phận sinh dục chưa hoàn thiện, không xác định được bộ phận sinh dục nam
hay nữ) hay tinh thần (suy nghĩ bên trong, hướng dục trong con người)? Giải thích
rõ hơn về điều này, tại Nghị định số 88/2008-NĐ-CP của Chính phủ về Việc xác
định lại giới tính,Điều 1 quy định về đối tượng áp dụng có ghi nhận:
“1. Nghị định này quy định việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết
tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác.”
18
Tại Điểm a Khoản 3 Điều 9 của Nghị định nêu trên cũng quy định về việc
điều trị xác định lại giới tính:
“3. Điều trị xác định lại giới tính:
a) Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên
tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống
về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;”
Dựa vào hướng dẫn trên, có thể thấy rằng, việc hiểu cụm từ “chưa được định
hình chính xác” nên được hiểu rộng hơn, bao gồm cả việc chưa định hình chính
xác về mặt tinh thần, cái nội hàm không thể thay đổi bởi ý chí của một ai hay sự
can thiệp đơm thuần của y học. Khoa học cũng đã chứng minh, xu hướng tính dục
liên quan tới nhiều thành phần trong cơ thể người, cụ thể là cấu trúc gen, nội tiết tố
hoặc thành phần INH3 (yếu tố điều khiển thái độ tính dục ở động vật có vú) hay
cũng có thể do tác động từ ngoài xã hội từ những người sống xung quanh. Vậy nếu
như việc xác định lại giới tính được thực hiện sớm về mặt thời gian thì có thể giải
quyết được phần nào xung đột trong vấn đề hôn nhân đồng giới.
2.3. Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi
Nuôi con nuôi được định nghĩa theo khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010,
theo đó : “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa những người
nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Trong hôn nhân đồng giới thì
việc sinh con một cách tự nhiên là không thể đối với các cặp đôi có cùng giới tính.
Do đó, trong thực tế, nhiều trường hợp 2 người đồng giới sống chung với nhau như
vợ chồng sẵn sàng xin nhận nuôi con nuôi.
19
Với mục đích “nhằm xác lập quan hệ cha, mà và con lâu dài, bền vững, vì lợi
ích tốt nhất của người nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình” (điều 2 Luật nuôi con nuôi
2010), việc các cặp “vợ chồng” đồng giới có ý định và thực hiện việc nhận con
nuôi là điều hoàn toàn bình thường, pháp luật không cấm (Điều 14 Luật nuôi con
nuôi 2010). Xét một cách nhân văn, thì việc có quyền được nhận con nuôi đối với
người đồng giới có ý nghĩa không nhỏ đối với cả việc bù đắp những thiệt thòi về
mặt tình cảm trong cuộc sống của những người đồng tính trong ý thức về một gia
đình toàn vẹn, có “cha, mà và con”; đồng thời tạo cơ hội cho những trẻ em mồ côi,
có hoàn cảnh éo le tìm lại được tình yêu thương nơi mái ấm gia đình. Tuy nhiên,
việc nhận đăng kí nhận nuôi con nuôi đối với những người đồng giới còn khó
khăn. Đó là việc xã hội vẫn còn cái nhìn khắt khe, kì thị đối với cuộc sống hôn
nhân của các cặp đôi đồng giới, họ lo sợ về việc chăm sóc, nuôi dưỡng tâm hồn,
nhân cách của đứa trẻ được nhận làm con nuôi sẽ bị ảnh hưởng, lệch lạc từ đời
sống đồng giới của “cha, mẹ” chúng. Ngoài ra, còn là việc người đồng giới chung
sống như vợ, chồng thì vẫn chưa được pháp luật và xã hội thừa nhận. Do đó, cần
một giải pháp linh hoạt hơn trong việc công nhận cũng như tạo điều kiện cho người
đồng giới cũng có thể nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
20
Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của
thành viên trong nhóm
Thành viên
Nguyễn Thanh Định
(Nhóm trưởng)
Nguyễn Trọng Đạt
Lê Thị Thu Hà
Thân Thị Nhung
Đỗ Thanh Loan
Lê Minh Thúy
Nguyễn Thị Linh
Nguyễn Mai Phương
Nguyễn Việt Linh
Lê Đình Tuyển
Lớp
Đánh giá
K55CLC
A
K55CLC
K55CLC
K55CLC
K55CLC
K55CLC
K55CLC
K55CLC
K55B
K55B
A
A+
A
A
A
A
A
A
A
21