Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

mặt trái của sự tăng trưởng công nghiệp về khía cạnh môi trường và sức khỏe con người ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.81 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI

MẶT TRÁI CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP
VỀ KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON
NGƯỜI Ở VIỆT NAM
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Minh


1.

Phần 1: Sơ lược về sự phát tiển của ngành công nghiệp nước ta hiện
nay:
1. Khái quát thực tại:
 Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhưng mới chỉ ở giữa
mốc " Chuẩn bị cất cánh" và " Cất cánh" . Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang thay
đổi mạnh mẽ giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
 Có thể nói chúng ta đã chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tương đối thành công.
 Đặc biệt trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển đã hình thành một số vùng
kinh tế trọng điểm giữ vai trò động lực tăng trưởng: thành phố Hồ Chí Minh, thành
phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ. Khu công nghiệp mới nổi:
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu.
 Nhiều khu công nghiệp khu chế xuất, khu công nghệ cao đã hình thành trong cả

nước, đặc biệt tập trung ở 2 thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội.

1986

2014


So sánh cơ cấu kinh tế VN ở Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ


 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và các chính sách đầu tư, cho vay thu hút sự tham
gia mạnh mẽ của các thành phần kinh tế , đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài,
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế.

Về cơ cấu nền kinh tế Việt Nam 2014


 Ngành công nghiệp phù trợ đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam.
2. Thành tựu:
1. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
2. Tạo môi trường cho chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng.
3. Sản xuất nhiều hàng hoá tiêu dùng nội địa và sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh
tranh cao.
4. Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã tạo điều kiện để thu hút một
khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội
nói chung.


3. Khó khăn:
Như đã thấy ở trên, nền kinh tế Việt Nam rất có tiềm năng và đang trên đà phát
triển nhưng nó vẫn chưa vẫn chưa thực sự " cất cánh". Một vài nguyên nhân sau:
1. Khả năng thu hút đầu tư của một số khu công nghiệp còn thấp.
2. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp chưa hiệu quả, các cơ sở hạ tầng chưa đủ
tầm để phục vụ cho hoạt động sản xuất.
3. Có những giai đoạn các khu công nghiệp được hình thành quá nhiều và quá nhanh,
hoạt động chưa hiệu quả, không đủ sức hút vốn đầu tư.
4. Các chính sách, biện pháp tổ chức quản lý phát triển các khu công nghiệp trong
thời gian qua còn bất cập.
5. Các chính sách nhà nước vẫn còn nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho các doanh

nghiệp kiếm nguồn vốn và đầu tư sản xuất.


Phần 2: Mặt trái của phát triển công nghiệp: Ô nhiễm môi trường.
1. Nhận xét chung:


Nhìn vào thực tế ngành công nghiệp của chúng ta đang rất phát triển, tỉ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng, đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển
đó là 1 điều đáng mừng. Nhưng song song đó vấn đề ô nhiễm môi trường đang là 1
vấn nạn dẫn tới hậu quả nặng nề cho con người và thiên nhiên, đang gây bức xúc
trong dư luận.

 Đây cũng là vấn đề được không ít người quan tâm, vấn đề cốt lõi ở đây là sự tăng
vụt của GDP trong nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua từ ngày gia nhập
WTO (2006) là sự tăng trưởng nhanh về kinh tế chứ thực chất không phải là phát
triển bền vững về nền kinh tế.


Đó là phần lớn sự tăng trưởng này dựa trên cơ sở tài nguyên dồi dào, chính vì
nguyên do này mà GDP Việt Nam tăng trưởng tột bậc đến các nước khác trên Thế
Giới đều phải ngưỡng mộ. Mà cũng chính vì nguyên do này mà tài nguyên thiên
nhiên Việt Nam ngày càng cạn kiệt , môi trường bị ô nhiễm đến mức báo động.

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam trong thời gian qua từ năm 2004 đến 2014


2. Ảnh hưởng của công nghiệp nặng:
a) Tác động đến con người:
- Ảnh hưởng đến môi trường nước:

Nước thải công nghiệp từ các nhà máy chưa qua xử lý :
+ Cadimi , crom có nguồn gốc từ chất thải công nghiệp, trong chất thải khi khai
thác quặng.
+ Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng
nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người. Các sinh
vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh,
phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài
trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng.
+ Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng
là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là
nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột
biến.
+ Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ
thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden(666), endrin, parathion, sevin, bassa… Các
chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe,
bị nghi ngờ là gây ung thư.
+Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và
động vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt.
+ Các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào
nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư
ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật
trong khu vực..
-->Thống kê cho thấy, Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày


- Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
 Các loại chất này khi thải vào trong môi trường không khí và môi trường nước gây
ảnh hưởng đến sinh hoạt con người.
 Nguồn ô nhiễm kim loại nặng từ các hoạt động công nghiệp là hết sức phong phú:
công nghiệp hóa chất, khai khoáng, gia công và chế biến kim loại, công nghiệp pin

và ắc qui, công nghiệp thuộc da...
 Lượng chất thải này có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hay

các chất khí được phân hủy như H 2S, NH3... rồi theo đường hô hấp đi vào cơ thể
con người hay sinh vật.
-->Thống kê cho thấy, Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch,
viêm họng, đau ngực, tức thở.
 Ngoài ra còn một số hoạt động khai thác rừng triệt để, nạn phá rừng ngày càng lan

tràn rộng rãi . Độ che phủ rừng Việt Nam còn chưa đến 40 %, theo thống kê của Bộ
NN& PTNT , hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên của nước ta thuộc loại rừng
nghèo hoặc tái sinh, trong khi rừng già và rừng tán kín chỉ chiếm trên 9% điều đó
gây ra hiệu ứng nhà kính, tác hại xấu đến môi trường sinh thái.


- Ảnh hưởng đến môi trường đất:
Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con
người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng
gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác
thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm dung môi, thuốc trừ
sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức
độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.
Ô nhiễm đất có thể gây ra bởi: Tai nạn tràn chất ô nhiễm, nạn phá rừng, rác thải
phóng
xạ,

tai nạn

công


nghiệp , thuốc trừ sâu , diệt cỏ , phân bón, khai thác mỏ và các ngành công nghiệp
khác, dầu và nhiên liệu thải bỏ , …
Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực
tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất; các mối
đe dọa tiềm tàng lớn hơn được đặt ra bởi sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng
nước ngầm được sử dụng cho con người, đôi khi ở những khu vực dường như rất xa
so với bất kỳ nguồn gây ô nhiễm rõ ràng trên mặt đất.


Hậu quả đến sức khỏe khi tiếp xúc mãn tính với crôm, chì và các kim loại
khác, xăng dầu, dung môi, và nhiều công thức thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể
gây ung thư, có thể gây rarối loạn bẩm sinh, hoặc có thể gây ra các bệnh mãn tính
khác.


b) Ảnh hưởng đến sinh vật:
 Khi nguồn nước bị ô nhiễm thì số lượng cá và các thuỷ sinh vật khác giảm, nhiều
mùn, hoặc có váng dầu mỡ trên mặt nước.

 Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển xa hơn nữa là nguyên nhân xảy ra hiện
tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết ngạt các sinh vật sống ở
môi trường nước
 Hơn thế còn gây ra cạn kiệt một số sinh vật quý hiếm. Theo Sách đỏ Việt Nam
2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008, hiện nay tại Việt Nam có 418
loài động vật đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên. Trong đó có 116 loài động vật được
coi là “rất nguy cấp”. Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa
nhưng nay xem như đã tuyệt chủng như tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi.
 Chặt phá rừng để xây các nhà máy xí nghiệp ảnh hưởng đến môi trường sống của
các sinh vật.




2. Ngành Công Nghiệp Nhẹ:
Ví dụ về các ngành công nghiệp nhẹ như: giầy dép, quần áo, đồ nội thất, thiết bị
trong nhà, giấy , thuốc lá , nước giải khát v.v

*Tác hại của ngành Công nghiệp nhẹ:
 Nền công nghiệp nhẹ tuy tác động đến môi trường ít hơn nền công nghiệp nặng
nhưng cũng tác hại không nhỏ đến môi trường sinh thái.
 Các quy trình xử lý nước thải tập trung , quy trình tái sản xuất sản phẩm đã qua sử
dụng đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường.Nếu các quy trình xử lý chất thải
không được tối ưu thì sẽ gây ra tác động không nhỏ đến sinh hoạt của con người và
môi trường sống của thực vật.


3.Công nghiệp không khói:
a, Sơ lược:
Ví dụ : ngành Du lịch, ngành dịch vụ,...
Trong bối cảnh đất nước phát triển như hiện nay, ngành du lịch , dịch vụ không
ngừng phát triển trên cơ sở ngày càng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế. Tuy
nhiên đi liền với các mặt tích cực của ngành du lịch thì còn tồn tại một số mặt
tiêu cực , ảnh hưởng đến môi trường.
b, Tác hại của ngành công nghiệp không khói:
 Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng
thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ,
biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da,
bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy
sản.
 Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là nguyên
nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy

sinh xung đột xã hội.


 Ngoài ra còn gây ô nhiễm tiếng ồn , …


Phần 3: Giải pháp
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài
xử phạt để răn đe các đối tượng vi phạm.
2. xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công
nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế.
3. Tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn
với con người.
4. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường
(thường xuyên, định kỳ, đột xuất).
3. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng
nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện
các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp.
4. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng
phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải, thường xuyên có báo cáo định kỳ về
hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo
nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội
của người dân, doanh nghiệp.
6.Việt Nam tích cực tham gia thành lập nhóm V20 để ứng phó biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng Tài chính của 20 quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đã nhất trí
thành lập nhóm V20 nhằm đưa ra các biện pháp cứng rắn ứng phó biến đổi khí hậu.


Tại cuộc họp, các Bộ trưởng V20 đã nhất trí thành lập một cơ chế chia sẻ rủi ro, cho

phép nền kinh tế phục hồi tốt hơn từ các thảm họa khí hậu, thông qua việc tăng tiếp cận
tới bảo hiểm với mức giá phù hợp và khuyến khích các biện pháp thích ứng. V20 cũng
ủng hộ việc tạo ra một loại thuế giao dịch tài chính quốc tế để huy động thêm nguồn
tiền ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các Bộ trưởng của nhóm V20 cho biết dự kiến tới năm 2020 sẽ huy động được 100 tỷ
USD mỗi năm, nhằm giúp các nước đang phát triển đối phó với hiện tượng nóng lên
toàn cầu.
Nhóm V20 bao gồm các quốc gia trải dài từ châu Phi, châu Mỹ Latin và châu Á - Thái
Bình Dương, với tổng dân số 700 triệu người.


PHỤ LỤC:
Phần 1: Sơ lược về sự phát tiển của ngành công nghiệp nước ta hiện nay:
1. Khái quát thực tại:
2. Thành tựu:
3. Khó khăn:
Phần 2: Mặt trái của phát triển công nghiệp: Ô nhiễm môi trường.
1. Nhận xét chung:
2. Ảnh hưởng của công nghiệp nặng:
a) Tác động đến con người:
- Ảnh hưởng đến môi trường nước:
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí:
- Ảnh hưởng đến môi trường đất:
b) Ảnh hưởng đến sinh vật:
3. Ngành công Nghiệp nhẹ:
a )Sơ lược
b)Tác hại của ngành Công nghiệp nhẹ:
4. Công nghiệp không khói:
a) Sơ lược:
b) Tác hại của ngành công nghiệp không khói

Phần 3: Giải pháp


Tài liệu tham khảo:
1. />2. Wikipedia Vietnam
3. Sách " Kinh tế học phát triển"
4. Sách " Công nghiệp hóa"
5. Theo thống kê của bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Dữ liệu ảnh vả bảng số liệu google.



×