Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tăng trưởng vì phát triển con người ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.03 KB, 30 trang )

Mục lục
Đề tài: Tăng trưởng vì phát triển con người ở Việt Nam

Phần I: Lý luận chung
I) Những vấn đề cơ bản về tăng trưởng
1) Quan niệm về tăng trưởng
2) Công thức
3) Các tiêu chí đánh giá
3.1) GDP (tổng thu nhập quốc nội) và GDP trên đầu người
3.2) So sánh tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất với tốc độ tăng của giá trị gia
tăng
3.3) Năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn
II) Những vấn đề cơ bản về phát triển con người
1) Khái niệm
2) Nội hàm của phát triẻn con người
3) Các tiêu chí đánh giá
3.1) Chỉ số phát triển con người (HDI)
3.2) Chỉ số phát triển giới (GDI)
3.3) Thước đo quyền lực giới tính (GEM)
III) Tăng trưởng vì phát triển con người
1) Nội hàm của tăng trưởng vì con người
2) Các tiêu chí đánh giá
2.1) Chỉ tiêu tăng trưởng vì phát triển con người
2.2) Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) với chỉ số
phát triển con người (HDI)
2.3) So sánh chỉ số đo bất bình đẳng giới (GDI) với chỉ số phát triển con người
(HDI)
2.4) So sánh chỉ số phát triển giới (GDI) với thước đo quyền lực giới tính
(GEM)
IV) Vai trò của nhà nước trong thực hiện mối quan hệ
1


Phần II:Thực trạng tăng trưởng vì phát triển con người ở Việt Nam trong giai
đoạn 2000 tới nay
A) Các chủ chương và chính sách tăng trưởng nhằm thực hiện phát triển con người
I) Các chủ chương
II) Các chính sách
B) Thành tựu đạt được 2000 – 2008
I) Thành tựu về tăng trưởng
II) Tăng trưởng tác động tới phát triển con người
1) Về đảm bảo thu nhập
2) Về y tế và chăm sóc sức khỏe
3) Về giáo dục
4) Về giải quyết việc làm
C)Đánh giá kết quả đạt được.
Phần III: Hoàn thiện mô hình tăng trưởng vì con người ở Việt Nam
I) Định hướng
II) Giải pháp
2
Phần I: Lý luận chung
I) Những vấn đề cơ bản về tăng trưởng
1) Quan niệm về tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong khoảng thời gian
nhất định (thường là một năm).
Sự gia tăng được thể hiện ở qui mô và tốc độ. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia
tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng sử dụng với ý nghĩa tương đối và phản ánh
sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì.
2) Công thức
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được xác định như sau:
g = (GDP
(t)-
GDP

(t-1)
)/GDP
(t-1)
Trong đó: GDP
(t)
tổng sản phẩm quốc dân hiện tại
GDP
(t-1)
tổng sản phẩm quốc dân năm trước đó
Bản chất tăng truởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tăng
truởng kinh tế là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế và cho sự thay đổi các mục tiêu xã hội.
3) Các tiêu chí đánh giá
Dể đánh giá hiệu quả tăng trưởng chúng ta sử dụng các tiêu chí sau : so sánh tốc độ
tăng tổng giá trị sản xuất (GO) so với tốc độ tăng giá trị gia tăng ; tốc độ tăng trưởng
thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) ; năng suất lao động ; năng suất tăng
trưởng
3.1) So sánh tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất (GO) với tốc độ tăng trưởng giá
trị gia tăng (VA)
Tổng giá trị sản xuất (GO = IC + VA) trong đó IC là chi phí trung gian và VA là giá
trị gia tăng. Tốc độ tăng của GO cao hơn GDP chứng tỏ sự gia tăng ngày càng cao
của chi phí trung gian (IC) trong GO ngày càng cao và kết quả phần giá trị gia tăng
VA trong GO giảm đi, hiệu quả tăng trưởng thấp.
Tốc độ tăng trưởng GO cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh nền kinh tế tăng
trưởng nhờ vào gia công nền kinh tế phụ thuộc lớn vào hàng hóa trung gian phải
3
nhập khẩu từ bên ngoài. Diều này phản ánh tính bị động và nguy cơ tắc nghẽn của
nền kinh tế, thua thiệt trong phân công hợp tác quốc tế và dành phần hiệu quả thấp,
không ổn định chuỗi dây chuyền giá trị toàn cầu.
3.2) Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người phản ánh sự so sánh

giữa hai yếu tố tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng dân số.
Tính hiệu quả tăng trưởng thể hiện sự vượt trội của sự gia tăng GDP so với tăng
trưởng dân số để làm cho tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng
ngày một tăng lên.
3.3) Năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn
Hai chỉ tiêu này thể hiện sự so sánh cụ thể kết quả thu nhận được với các yếu tố
nguồn lực bỏ ra là lao động (đo bằng năng suất lao động) và vốn (đo bằng năng suất
đầu tư tăng trưởng).
Năng suất lao động phản ánh hiệu quả lao động ở góc độ sử dụng lao động sống,
năng suất lao động được xác định bằng GDP thực tế chia cho tổng lao động đang làm
việc. Khi năng xuất lao động thấp và tăng chậm không chỉ ảnh hưởng không tốt tới
tăng trưởng GDP mà còn làm giá trị thặng dư, đầu tư, tích lũy thấp và mức sống
không được nâng cao.
Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh tổng hợp nhất thông qua chỉ tiêu hệ số gia tăng
vốn và sản lượng (ICOR). Hệ số (ICOR) là tỷ lệ giữa vốn đầu tư phát triển so với tốc
độ tăng trưởng GDP. Nếu ICOR cao thì chi phí về vốn cho tăng trưởng cao hiệu quả
sử dụng vốn thấp. Khi dùng chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cần phải xem
xét kỹ lưỡng mối quan hệ của nó với trình độ công nghệ kĩ thuật của nền kinh tế. Hệ
số ICOR có xu hướng tăng nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế do quá trình
phát triển cá nước sẽ áp dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi vốn cao sản phẩm sản xuất
ra được cấu thành bởi vốn ngày càng nhiều hơn cấu thành bởi lao động.
II) Những vấn đề cơ bản về phát triển con người
1) Khái niệm
Phát triển con người chính là sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là sự phát triển
vì con người, của con người và do con người.
4
Quan điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho
người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những
lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một
cuộc sống ấm no.

2) Nội hàm phát triển con người
Khi nói về bản chất của phát triển kinh tế chúng ta khẳng định mục tiêu cuối cùng
của mỗi quốc gia không phải là tăng trưởng kinh tế nhanh cũng không phải là chuyển
dịch để có một cơ cấu nghành kinh tế hợp lý, hiệu quả. Tất cả điều đó chỉ là mục tiêu
trung gian để hướng tới mục tiêu cuối cùng là vì sự tiến bộ xã hội cho con người mà
nòng cốt là bảo đảm phát triển toàn diện con người.
Mục tiêu thực sự của sự phát triển là mở rộng khả năng lựa chọn cho con người bao
gồm :
- Tạo cơ hội cho con người mở rộng khả năng lựa chọn nhằm phát triển năng lực
con người gồm
Về số lượng : năng lực sức khỏe, thể lực, tuổi thọ
Về chất lượng : trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trí lực
Về đảm bảo năng lực tài chính : con người có được các nguồn lực cần thiết cho một
mức sống tốt
- Tạo điều kiện cho con người vận hành năng lực của mình trong các hoạt động
kinh tế xã hội
3) Các tiêu chí đánh giá
3.1) Chỉ số phát triển con người (HDI)
a) Các bộ phận cấu thành chỉ số (HDI)
Tiêu chí thu nhập : GDP/người (PPP)
Tiêu chí giáo dục (E) : tỷ lệ người lớn biết chữ (E
1
) ; tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi
(E
2
)
Tiêu chí y tế (A) : tuổi thọ bình quân
b) Tính chỉ số HDI theo phương pháp chỉ số
HDI = (IW + IE + IA)/3
5

IW = (W
i
– W
min
)/(W
max
– W
min
)
IE = (2IE
1
+ IE
2
)/3
IE
1
= E
1
/E
1max
IE
2
= E
2
/E
2max
IA
(i)
= (A
i

– A
min
)/(A
max
– A
min
)
Trong đó:
W
i
thu nhập bình quân đầu người của nước đó
W
min
thu nhập bình quân đầu người thấp nhất
W
max
thu nhập bình quân đầu người cao nhất
E
1
tỷ lệ người lớn biết chữ ở nước đó
E
2
tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi nước đó
A
i
tuổi thọ bình quân ở nước đó
A
min
tuổi thọ bình quân tối thiểu
A

max
tuổi thọ bình quân cao nhất
Chỉ tiêu Giới hạn tối đa Giới hạn tối thiểu
Tuổi thọ bình quân 85 25
Tỷ lệ người lớn biết chữ 100 0
Tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi 100 0
Thu nhập bình quân đầu người
($)
40.000 100
c) Tác dụng của chỉ số (HDI)
HDI đo lường và đánh giá trình độ phát triển con người
HDI đánh giá trình độ phát triển con người giữa các địa phương, các quốc gia.
3.2) Chỉ số phát triển giới (GDI)
Chỉ số này đo trình độ phát triển con người theo giới tính. Chỉ số GDI phản ánh
sự khác biệt về trình độ phát triển giữa nam và nữ.
Các bộ phận cấu thành chỉ số GDI cũng tương tự như đối với chỉ số HDI tuy
nhiên chỉ tiêu này đòi hỏi các số liệu về nam và nữ riêng. Chỉ tiêu GDI chỉ đơn giản
6
là HDI được chiết khấu hay được điều chỉnh thấp xuống theo mức độ phát triển đều
về giới tính.
Bảng các giới hạn biên (tối đa và tối thiểu) để tính GDI
Chỉ tiêu Giới hạn tối đa Giới hạn tối thiểu
Tuổi thọ bình quân nữ 87,2 27,5
Tuổi thọ bình quân nam 82,5 22,5
Tỷ lệ người lớn biết chữ 100 0
Tỷ lệ nhập học các cấp 100 0
Thu nhập kì vọng (ppp) $ 40.000 100
3.3) Thước đo quyền lực giới tính (GEM)
Chỉ tiêu GEM do cơ quan phát triển của liên hợp quốc đưa ra nhằm mục tiêu đo
lường kết quả của việc sử dụng năng lực đã được trang bị của nam và nữ để khai thác

các cơ hội của cuộc sống.
Cấu thành trong GEM bao gồm:
- Mức độ tham gia hoạt động chính trị và tham gia quyết định (tỷ lệ tham gia quốc
hội của cả nam và nữ)
- Tham gia hoạt động kinh tế và ra quyết định gồm hai tiêu chí: tỷ lệ nam, nữ tham
gia các vị trí quản lý và điều hành; tỷ lệ nam nữ trong các vị trí quản lí khoa học)
- Quyền sử sụng các nguồn lực kinh tế thông qua tiêu chí: tỷ lệ thu nhập kì vọng của
nam và nữ chiếm trong tổng thu nhập quốc dân
Nếu GEM càng lớn chứng tỏ xã hội đã có sự quan tâm cao đến sử dụng năng lực của
cả nam và nữ để khai thác các cơ hội của cuộc sống.
III) Tăng trưởng vì phát triển con người
1) Nội hàm tăng trưởng vì phát triển con người
Tăng trưởng đem lại vật chất to lớn đó chính là điềt kiện thực hiện phát triển con
người. Chỉ có không ngừng tăng trưởng kinh tế mới làm tăng của cải vật chất cho xã
hội, nguồn thu ngân sách tăng lên giúp cho chính phủ đầu tư vào các công trình xã
hội, thành lập các quĩ để phát triển con người thực hiện các chính sách xã hội tốt hơn.
7
Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là mục tiêu cơ bản và quan trọng của các
chính sách kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng không những thể hiện một phần vào phát triển
đất nước, cung cấp ngày càng tăng hàng hóa dịch vụ mà còn làm mức sống chung
của toàn xã hội nâng lên. Tăng trưởng kinh tế nhanh thu nhập bình quân đầu người
tăng cao, đời sống vật chất tinh thần nâng lên, người dân có cơ hội tiếp cận những
dịch vụ cao trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế.
Tăng trưởng tác động tới năng lực phát triển con người
- Về giáo dục
- Về y tế và chăm sóc sức khỏe
- Về đảm bảo thu nhập bình quân đầu người
Tăng trưởng tác động tới cơ hội phát triển con người
- Về giải quyết việc làm
2) Các chỉ tiêu đánh giá

2.1) Chỉ tiêu tăng trưởng vì phát triển con người (GHI)
Là tỷ lệ giữa tốc độ tăng trưởng HDI với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân
trên một đầu người.
Chỉ số GHI cho ta biết để có được 1% thay đổi GDP/người cần bao nhiêu % thay
đổi của HDI
GHI = tốc độ tăng HDI/ tốc độ tăng (GDP/người)
Tốc độ tăng HDI = (HDI
t
– HDI
(t – 1)
)/HDI
(t – 1)
Tốc độ tăng GDP/người = (A
t
– A
(t -1)
)/A
(t -1)
(GDP/người = A)
Nếu GHI > 0 cho ta thấy tăng trưởng có tác động lan tỏa tới phát triển con người cao
Nếu GHI < 0 cho ta thấy tăng trưởng không có tác động lan tỏa tới phát triển con
người.
2.2) Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) với chỉ số
phát triển con người (HDI)
GDP/người là một bộ phân cấu thành nên chỉ số phát triển con người HDI.
GDP/người tăng là một điều kiện vật chất để làm tăng HDI.
8
So sánh thứ hạng của GDP/người với thứ hạng của HDI do quốc tế đánh giá thì ta
cũng thấy được mức độ la tỏa của tăng trưởng tới phát triển con người. Nếu thứ hạng
của GDP/người cao hơn thứ hạng HDI thì tăng trưởng kinh tế chú trọng tới phát triển

con người, nếu GDP/người có thứ hạng nhỏ hơn thứ hạng HDI thì tăng trưởng kinh
tế chưa chú trọng tới phát triển con người.
2.3) So sánh chỉ số bất bình đẳng giới (GDI) với chỉ số phát triển con người
(HDI)
Mức độ phát triển không đồng đều của giới tính được xem xét bằng chênh lệch
giữa HDI và GDI.
Nếu của GDI bằng HDI thì cơ hội phát triển không có sự phân biệt giữa nam và
nữ. Nếu GDI khác nhau HDI thì có sự bất bình đẳng giới về vấn đề tạo cơ hội phát
triển (GDI>HDI thì nữ có cơ hội phát triển hơn nam, GDI<HDI thì nam cơ hội phát
triển hơn nữ)
2.4) So sánh chỉ số phát triển giới (GDI) với thước đo quyền lực giới tính
(GEM)
Chúng ta phải quan tâm đồng thời đến cả hai chỉ tiêu GDI và GEM khi đánh giá
phát triển con người khi liên quan đến khía cạnh giới tính.
Khi GDI cao và GEM thấp chứng tỏ việc trang bị cho phát triển con người tốt
nhưng không sử dụng hết. Với GDI thấp và GEM cao cho ta thấy việc trang bị cho
phát triển chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
IV) Vai trò nhà nước trong việc thực hiện mối quan hệ
Chính phủ xây dựng và thực thi những chính sách thực hiện mối quan hệ tăng
trưởng với phát triển con người. Những chính sách như vậy có tính đặc thù đối với
từng loại nước và từng nước, tuy nhiên, chúng cần đảm bảo một sự phát triển sao cho
người dân tìm thấy những cơ hội phát triển tốt hơn đồng thời được hưởng những lợi
ích cần thiết để nâng cao đời sống. Theo một nhóm các nhà nghiên cứu của Ngân
hàng Thế giới, có bảy công cụ chính sách có thể được sử dụng, bao gồm:
- Các chính sách tạo ra sự biến đổi cả lao động và tư bản, khuyến khích sử dụng
lao động lành nghề
9
- “Phân phối lại một cách năng động” tài sản bằng cách định hướng đầu tư vào
các lĩnh vực mà những người nghèo có thể là người sở hữu như đất đai hoặc cửa hiệu
nhỏ;

- Mở rộng giáo dục để cải thiện mức độ biết đọc, biết viễt, kỹ năng lành nghề,
cách tiếp cận với nền kinh tế hiện đại;
- Chế độ thuế tiến bộ;
- Cung cấp rộng rãi các mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm thiết yếu
cho người nghèo;
- Can thiệp vào thị trường hàng hoá để giúp đỡ những người sản xuất và người
tiêu thụ nghèo; và
- Phát triển công nghệ nhằm giúp cho những người có thu nhập thấp có được năng
lực sản xuất cao hơn.
Tuy vẫn còn những sự không thống nhất, song các chính sách dựa trên quan điểm
tăng trưởng đi liền với phát triển con người đã được thực tế kiểm nghiệm thông qua
những thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh
đó, trong hàng thập kỷ qua, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có rất ít cơ sở
thực tế vững chắc để chứng minh cho quan điểm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chắc
chắn sẽ làm giảm động lực phát triển con người, đồng thời các công trình cũng đưa ra
nhiều bằng chứng để chứng minh tại sao phát triển con người thấp có thể hạn chế
tăng trưởng. Việc khảo cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con
người ở Việt Nam trong những năm qua sẽ góp phần rút ra những kết luận đầy đủ
hơn về những nhận định đó.
10
PHẦN II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG VÌ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở
VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 – 2008
A) Các chủ chương và chính sách tăng trưởng nhằm thực hiện phát triển con người
I) Các chủ chương
Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã đề ra những chủ trương mở ra một quá trình đổi mới
toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Đường lối đổi mới này đã
được làm rõ và sâu sắc thêm tại các kỳ Đại hội Đảng tiếp đó (Đại hội VII năm 1991, Đại
hội VIII năm 1996, Đại hội IX năm 2001). Các Đại hội đã khẳng định mô hình kinh tế
tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đồng thời khẳng định phương châm chung là

“tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bướcvà trong suốt quá trình phát triển”. Những nền tảng tư tưởng này đã chỉ đạo quá
trình hoạch định và thực thi hệ thống các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nước
ta trong những năm qua. Các chính sách kinh tế được thống nhất với các chính sách xã
hội, trong đó việc thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế có tác dụng thúc đẩy công
bằng xã hội, đồng thời việc thực hiện chính sách xã hội tạo thuận lợi cho tăng trưởng
kinh tế.
II) Các chính sách nhà nước
Thứ nhất đối với các thành phần kinh tế: các chính sách đa dạng hoá sở hữu và phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần trong những năm qua đã có tác dụng to lớn trong việc
giải phóng, huy động các nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn lực ngoài nước vào
phát triển kinh tế. Nhiều đạo luật quan trọng đã được ban hành như Luật Đầu tư, Luật
Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ v.v. tạo môi trường pháp lý cho các
chủ thể kinh tế thuộc các thành phần sở hữu khác nhau hoạt động trên cơ sở ngày càng
bình đẳng. Đồng thời, nhiều văn bản dưới luật và các chính sách đã thể hiện sự đối xử
ngày càng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế liên quan đến các vấn đề như đất đai,
tín dụng, thuế, xuất nhập khẩu, giá cả, trợ giúp của Nhà nước, v.v. Hiện nay, các cơ
11
quan chức năng đang tiến hành xây dựng các chính sách hàng lang pháp lý ổn định
nhằm tạo môi trường và điều kiện đầu tư bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài.
Thứ hai, đối với các tầng lớp xã hội: cơ chế kinh tế thị trường đã khắc phục cơ bản
tình trạng phân phối bình quân, cào bằng của thời kỳ trước. Nguyên tắc phân phối mới
được khẳng định là thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh
tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất,
kinh doanh, và thông qua phúc lợi xã hội. Dựa trên phương châm này, các chính sách tự
do hoá kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận dân cư tham gia vào các hoạt
động kinh tế và thụ hưởng thành quả từ những hoạt động này một cách bình đẳng phù
hợp với năng lực của mình. Nhà nước đã thực hiện các biện pháp nhằm từng bước xoá
bỏ độc quyền, giảm thiểu bao cấp trong một số ngành, lĩnh vực vốn được hưởng nhiều

đặc quyền, đặc lợi. Bên cạnh đó, các chính sách về phát triển thị trường lao động, cải
cách tiền lương, thuế thu nhập, v.v. đã được ban hành và thực hiện, có tác dụng thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.
Thứ ba, đối với thành thị và nông thôn: các chính sách đổi mới đã làm thay đổi sâu
sắc các khu vực thành thị-nơi có thị trường, kết cấu hạ tầng, nguồn lao động,… tốt hơn
với việc hình thành các trung tâm kinh tế lớn gắn với quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh
mẽ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đặc biệt chú trọng đến phát triển các khu vực nông
thôn thông qua thực hiện các chính sách đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và kinh tế nông thôn. Những chính sách này tập trung vào giải quyết các vấn đề
quan trọng như đất đai, tài chính và tín dụng, lao động và việc làm, thương mại và hội
nhập kinh tế, khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, v.v. nhằm đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Các chính sách tự do hoá di chuyển các yếu tố sản
xuất như lao động và tiền vốn giữa thành thị và nông thôn cũng góp phần thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa hai khu vực.
12

×