Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

nghiên cứu vấn đề tâm lí nhân vật werther

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.49 KB, 26 trang )

DẪN NHẬP
Văn học Đức thời kì Khai sáng thế kỉ XVIII là một trong những nền văn học tiêu
biểu của phương Tây. Một trong những tác giả sáng giá thời kì này phải kể đến nhà
văn Johann Wolfgang von Goeth, ông đã để lại cho đời số lượng tác phẩm đồ sộ
với nhiều tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến tác phẩm “Nỗi đau
của chàng Werther” phát hành vào năm 1774. Bao trùm tác phẩm là cuộc đời và
diễn biến tâm lí của nhân vật Werther được đặt trong mối quan hệ của những người
xung quanh. Nhân vật Werther – 1 nạn nhân của tình yêu. Tình yêu khiến cho anh
cảm thấy yêu đời, nhưng cũng chính tình yêu làm cho Werther cảm thấy cuộc đời
này thật tẻ nhạt và cuối cùng dẫn đến một kết cục đau lòng, Werther tự kết liễu đời
mình. Chính tình yêu đã làm cho chàng trai trẻ phiêu lưu ở nhiều cung bậc của tình
cảm từ rạo rực hạnh phúc cho đến lúc tuyệt vọng. Nhưng, đằng sau một câu
chuyện tình đầy éo le kia là những giá trị hiện thực xã hội mà tác giả muốn gởi đến
– một xã hội Đức đầy những khắt khe. Con người không được tự do yêu đương và
dường như họ không dám nói lên tiếng nói riêng để khẳng định tình yêu của mình.
Để đi sâu vào nghiên cứu vấn đề tâm lí nhân vật, mà đặc biệt là nhân vật Werther
cũng như mặt trái của xã hội Đức, chúng ta đi cùng đi phân tích các khía cạnh sau
đây:
1. Tính cách của Werther
2. Nỗi đau của Werther
3. Sự giải thoát của Werther


1.
1.1.

Tác giả tác phẩm
Tác giả
Tên đầy đủ là Johann Wolfgang Goethe sinh ngày 28/08/1749 tại thành phố
Franuoc - trên sông Main, xuất thân trong một gia đình tư sản khá giả.


-

-

Từ tháng 10 năm 1765 đến năm 1771 được gia đình gửi đi học luật tại trường đại
học Laixich, cho đến khi tốt nghiệp tiến sĩ luật khoa và làm bồi thẩm ở Wetzlar, rồi
làm luật sư tại thành phố quê hương.
Tháng 11/1775, Goethe nhận lời mời của công tước Kart August đến triều đình
Vaima và quyết định ở lại đây.
Đầu tháng 9/1786, bí mật từ bỏ triều đình Vaima ra đi du ngoạn khắp nơi. Chưa
đầy 2 năm sau, tháng 6/1788 quay trở lại Vaima với Kart Auguxt cho đến khi mất
ngày 22/03/1832.
Sự nghiệp sáng tác
- Trước khi đến Vaima, ông là nhà thơ, nhà văn của phong trào “Bão
táp và xung kích” với các tác phẩm: kịch “ Gơxo Phôn beclisinghen” (1773), tiểu
thuyết “Nỗi đau của chàng Werther” (1774), kiệt tác “Fauxt” (1769)…
-Sang Italia, Wolfgang Goethe chuyển sang con đường mới là chủ nghĩa cổ
điển. Trong giai đoạn này ông viết các vở kịch “Iphigieni Torit” (1787),
“Etmong”(1788), “Taxo” (1790).
- Từ 1790 đến khi mất, Wolfgang Goethe cho ra đời một số tiểu thuyết:
“Những năm học nghề của Wilhelm Maixto”(1796); “Ái lực chọn lọc” (1809);
“Những năm du lịch của Wilhelm Maixto”(1821).
1. 2. Tác phẩm
“Nỗi đau của chàng Werther”- cuốn tiểu thuyết nổi tiếng đầu tiên của
Wolfgang Goethe được xuất bản năm 1774, tái bản năm 1782.

-

Thể loại: Dưới dạng tiểu thuyết thư tín. Trong tiểu thuyết là những bức thư của
Werther gửi cho bạn thân Wilhelm, kể cho bạn nghe cuộc sống của mình.


-

Hoàn cảnh viết nên tác phẩm: Năm 1772, khi được bổ nhiệm làm bồi thẩm ở
Wetzlar. Goethe đã gặp và yêu say đắm Saclot - con gái vị Pháp quan và là vợ chưa
cưới của Kexne - bạn Goethe. Vì quá đau khổ nên Goethe giã từ Vetxla ra đi.
Tháng 11/1772, Wolfgang Goethe nhận được thư của Kexne báo tin một người bạn
đã tự tử tên Jerusalem bằng súng lục mượn của Kexne vì bị xã hội quý tộc khinh
miệt và theo đuổi mối tình với phụ nữ đã có chồng. Sự kiện này trở thành tạo ra tác
phẩm.

-

Bố cục tác phẩm: hai môtip: tình yêu tuyệt vọng của Werther - Lotte qua hai giai
đoạn và xen vào giữa là những nỗi đau khổ của Werther thời kì làm thư kí nhân
viên ngoại giao.

-

Ý nghĩa :


+ Những nỗi đau khổ của Werther phản ánh tâm trạng của tầng lớp
thanh niên tư sản trong xã hội phong kiến Đức bất bình đẳng.Tình yêu tuyệt vọng
của Werther - Lotte mang ý nghĩa phản kháng xã hội về mặt đòi hỏi giải phóng tình
cảm.
+ Ý nghĩa bao trùm là sự phản kháng xã hội, nỗi ngột ngạt, tù túng
của xã hội phong kiến ngăn cản sự phát triển toàn diện của cá nhân.
Tóm tắt tác phẩm
Werther là một chàng thanh niên Đức, vốn con em thị dân, sinh ra trong bối

cảnh xã hội có nhiều rối ren. Chán ngán thành thị nhiều ngang trái, sau khi tốt
nghiệp đại học, Werther tìm đến làng quê Wahlheim.
Trong một buổi vũ hội, chàng gặp Lotte- một cô gái xinh đẹp, thuần khiết
con gái lớn của viên quan tư pháp vùng đó, và trúng tiếng sét ái tình. Lotte cũng
yêu Werther nhưng không thể đến với chàng trọn vẹn vì cô đã hứa hôn với Albertmột con người có tri thức, trọng lý tính. Ba nhân vật rơi vào tình cảm tay ba, mối
quan hệ phức tạp hơn khi Werther phó mặc bản thân cho sự xúi giục của tình cảm
để gắn bó với Lotte như hình với bóng.
Werther sau đó đã tìm cách thoát ra, cố gắng rời Lotte và tìm hạnh phúc
trong công việc. Chàng làm thư ký công sứ, bộc lộ năng lực và triển vọng muốn
thay đổi thói xấu, sự quan liêu của tầng lớp nha môn nhưng bất thành. Sự hợm
hĩnh, khinh người của tầng lớp quý tộc khiến Werther đau đớn. Bất bình với công
việc và tình cảm, Werther rời bỏ nhiệm sở. Chàng theo một hầu tước thích nghệ
thuật đến sống tạm ở một trang viên. Khi biết hầu tước này không hiểu gì về nghệ
thuật, chàng định gia nhập quân đội, nhưng bị cản lại.
Trái tim nồng nhiệt của chàng nghệ sĩ, dù trốn chạy nơi đâu cũng không thể
nguôi quên một mối tình si chỉ biết tôn thờ và dâng tặng, để rồi tan vỡ bi thảm.
Werther tìm đến thành phố nơi Lotte cư trú sau khi kết hôn. Lotte cầu khẩn chàng
hãy giữ khoảng cách với nàng, để nàng và chồng dịu đi căng thẳng. Werther hiểu
rằng nơi lánh nạn cuối cùng của tâm hồn chàng đã không còn.
Werther gặp Lotte lần cuối, ngâm cho nàng nghe một bài ca, và không kìm
được một nụ hôn trong sự xúc động. Mượn được cây súng của Albert, chàng đã tự
kết liễu đời mình.


2.
2.1.

Tính cách nhân vật Werther
Tình yêu thiên nhiên
Werther hiện lên trong tác phẩm “ Nỗi đau của chàng Werther” như một hình

tượng được xây dựng khá hoàn thiện về tính cách và rõ ràng về diễn biến tâm lý.
Là một chàng trai sống trong thời buổi chế độ xã hội phong kiến nhiều rào cản, lễ
giáo và sự khó khăn trong cuộc sống nhưng Werther có một tâm hồn khá khác biệt,
là rất nghệ sĩ. Chàng rất biết trân trọng cái đẹp và yêu những thứ tinh túy của đất
trời.
Werther rất yêu thiên nhiên, núi sông, đồng nội, những cuộc du hành, thăm
viếng để hòa mình vào tạo hóa và có nhiều tiếp xúc với tình bạn, tình người. Tuy
nhiên, khác với nhiều cây bút đương thời, thiên nhiên được tác giả miêu tả tài tình
trong tác phẩm luôn luôn hoà quyện với nhân vật, luôn luôn là một thiên nhiên sinh
động, có hồn, mang nặng tâm trạng của con người. Thiên nhiên ấy bừng sáng,
diễm lệ, dạt dào sức sống và đầy thơ mộng khi Werther ngất ngây trong cảm giác
hạnh phúc và cũng thật ảm đạm, u buồn với những “ngọn cỏ lắt lay trong ánh
nắng chiều tà”, với những chiếc lá vàng rụng rơi khi “mùa thu đã đến quanh tôi và
trong tôi”. Werther đã có những cảm nhận về thiên nhiên chân thật và đầy thi vị :
“Thật kì diệu biết bao! Khi tôi mới bước chân tới đây, từ ngọn đồi nhìn thung lũng
xanh tươi, tôi bỗng bị bốn phương trời quyến rũ…” (trang 58). Cảm nhận ban đầu
ấy đã khiến Werther vô cùng hạnh phúc “…những gì ở quanh tôi đều như thể
thiên đường!”
Trong thế giới tình yêu đôi lứa của chàng Werther, thiên nhiên cũng là một
nhân tố không thể tách rời. Khi yêu, mọi thứ xung quanh con người đều đẹp bởi
tận sâu trái tim những người đang yêu luôn chất chứa một cảm xúc thơ mộng. Tâm
hồn đẹp, cảnh vật cũng đẹp theo: “ Từ xa có tiếng sấm vọng về.Một trận mưa mát
lành lao xao rải hạt xuống đồng quê, và bầu không khí nồng ấm mang đến cho
chúng tôi từng làn hương ngào ngạt”(trang 55) khiến cho con người trong khung
cảnh ấy phải thốt lên rằng “ Ô Klopstock !”(trang 56) –thiên nhiên đẹp nhưng lại
đến cùng mưa và sấm điều đó báo hiệu trước một tình yêu đầy sóng gió.
Tình yêu ấy là những ngày tháng gắn bó cùng Lotte và thiên nhiên với những
đêm cùng dạo bước dưới ánh trăng, cùng nhau thưởng ngoạn những phong cảnh kỳ
thù hùng tráng mà tạo hóa ban tặng cho vùng quê Wahlheim…
Nhưng rồi khi tình yêu tan vỡ, thiên nhiên như đồng cảm với con người,

hiểu được tâm tư tình cảm của con người. Hòa theo tâm trạng con người, thiên
nhiên cũng mang màu u ám, đối lập hẳn với hình ảnh đẹp ngày nào “giờ đây với
tôi nó đã trở thành một cực hình không sao chịu nổi, đã trở thành một ác thần
hành hạ tôi, bám triết tôi trên khắp mọi nẻo đường”(trang 94). Chính thiên nhiên là
4


nơi khơi nguồn những cảm xúc đẹp cho con người, nhưng cũng tại thiên nhiên ấy,
trong đau đớn và tuyệt vọng, con người lại có thể nghĩ đến điều tồi tệ nhất.
Ở Werther, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, tinh thần trở về với tự nhiên,
trở về với cái nguồn gốc ban đầu của con người. Điều đó, Goethe đã có tư tưởng
giống với tư tưởng của các nhà văn ở thời kỳ khai sáng.
2.2.
Tình yêu say đắm với Lotte
Mang tâm hồn của một người nghệ sĩ, Werther như là một con người hồn
hậu hiếm hoi còn sót lại trong xã hội toàn bon chen và sự đố kỵ. Điều đó được thể
hiện rất rõ qua tình cảm của Werther dành cho Lotte. Hoàn toàn là những tình cảm
tự nhiên, xuất phát từ trái tim chân thành, đằm thắm. Tình yêu đó trong sáng, đáng
trân trọng biết nhường nào.
Werther yêu Lotte vì Lotte là một cô gái xinh đẹp, hiền hậu, “mãi mãi là
nàng tiên kiều diễm, ánh mắt nàng làm dịu những nỗi đau, nàng nhìn ai người đó
được hạnh phúc”. Lotte vừa thông cảm với những nỗi đau không thể tránh được
của Werther, vừa chung thủy với chồng trong phạm vi cả tình cảm lẫn đạo lý.
Từ cốt cách và tình cảm, Goethe đã xây dựng Werther thành một nhân vật
sống say mê, chân thành, đã yêu ai thì yêu bằng cả trái tim “như một kẻ trong mơ”
khó mà giải thoát mình khỏi những ngọn lửa âm ỉ cứ tìm cách phóng vụt ra khỏi
trái tim mình, “từ đó trở đi, mặt trời, mặt trăng và các vì sao muốn vận hành ra
sao tùy ý, tôi chẳng biết là ngày hay đêm nữa, cả thế giới quanh tôi đã tan biến
mất rồi”.
Trái tim nồng nhiệt của chàng nghệ sĩ, dù trốn chạy nơi đâu cũng không thể

nguôi quên một mối tình si, chỉ biết tôn thờ và dâng tặng.
2.3. Trái tim chân thành- nồng hậu
- Gần gũi yêu thương con người
Ngoài tình yêu Lotte, Werther còn rất yêu thương, gẫn gũi và tin yêu con
người. Không những không có thái độ xem thường những con người nhỏ bé, thấp
kém trong xã hội mà chàng còn yêu thương và tôn trọng họ. “Những người dân
hèn mọn nơi đây đã quen biết tôi và quý mến tôi, nhất là những đứa trẻ” (Trang
26). Werther gặp cô hầu trẻ tuổi, chàng cũng chẳng ngại ngần gì về vai vế xã hội,
chàng tới bắt chuyện và giúp cô gái đặt bình nước lên đầu. Chỉ những chi tiết nhỏ
nhặt như vậy nhưng cũng làm cho người đọc thấy được sự gần gũi con người với
một phong thái rất bình dị, thôn quê. Werther đã đặt địa vị con người đúng với tư
cách “con người” của họ.
Trong xã hội phong kiến nước Đức lúc bấy giờ, con người của quyền lực và
đồng tiền thường có thái độ cao ngạo, khinh thường tầng lớp dưới, họ chỉ tôn sùng
địa vị và giai cấp của mình. Werther đã trái ngược với một số người trong xã hội
lúc bấy giờ. Werther thực sự là một con người tốt bụng, luôn cảm thông về hoàn
cảnh và số phận với những con người không gặp được may mắn trong cuộc sống.
Chẳng hạn như mẹ con người phụ nữ có chồng đi nước ngoài, chàng thanh niên bị
5


điên, chàng nông dân yêu một góa phụ và những người bệnh tật đều được chàng
quan tâm, chăm sóc…
Werther luôn nhìn những người xung quanh bằng tất cả lòng tin yêu và sự
chân thành.Với con mắt sáng suốt, với trí tuệ thông minh của mình, Werther không
dễ dàng tin vào những lời nói thị phi của những người khác. Chàng đã nói lên tiếng
nói của lẽ phải, bênh vực lẽ phải, tin vào sự chân thật.
Không chỉ vậy, Werther rất yêu quý những đứa trẻ. Hầu như, tất cả những
đứa trẻ chàng gặp được, chàng đều yêu mến và để tâm đến chúng. Có lẽ, chàng
chân thật, và chàng cảm nhận được trẻ em có những điều chân thật, ngây thơ trong

sáng vô cùng mà ở người lớn không có được: “Trên đời này chỉ có trẻ em là thân
cận nhất đối với trái tim tôi”. Điều này không giống như một số người trong xã hội
lúc bấy giờ: chẳng hạn như người thấy thuốc già đã giảng giải những điều cao đạo
trước mặt Werther và cho rằng sự đùa nghịch của những đứa trẻ với Werther
“không xứng đáng với danh giá của người có học vấn”. Trái với quan điểm của
mình nên Werther không thèm để ý đến ông ta.
-Werther luôn tôn trọng và đề cao người khác
Werther không có tâm ganh tỵ, hơn thua. Chàng đánh giá và đặt con người
đúng với tư cách vị trí của họ. Thái độ này khác hẳn với thói xấu của con người
trong xã hội. Thông thường, người ta có thể thương yêu, giúp đỡ những người thấp
kém hơn mình, nhưng không đề cao và tôn trọng những người bằng mình hoặc hơn
mình. Nhất là đối với Albert, chàng ca ngợi, tôn vinh cái tốt của người “tình địch”:
“Một người đàn ông tử tế, đáng mến, xứng đáng được người đời vị nể”; “Vẻ điềm
tĩnh của chàng hoàn toàn tương phản với tính khí nồng nhiệt, nôn nóng, không sao
che giấu được của tôi”, một con người bình thường khó mà làm được điều đó. Ta
có thể nói: Wherther rất quân tử, chàng không để cho tình cảm, sự hơn thua trong
tình cảm pha trộn vào sự thật, đảo lộn sự thật như một số người đã từng làm như
vậy trên cõi đời này.
Werther không chỉ có sự tôn trọng, thương yêu những người thấp kém,
những người có hoàn cảnh trong xã hội mà chàng còn biết nhìn nhận vào sự thật,
chàng luôn đề cao tôn trọng những người đáng được đề cao. Mỗi con người chàng
tiếp xúc, chàng tôn trọng những người chàng gặp gỡ bởi đó là một điều rất hay
trong cách đối nhân xử thế. Như: Vị mục sư già- “vị mục sư già phúc hậu đang
ngồi trên một chiếc ghế dài trước cửa nhà” (Trang 62); Bá tước C- “một con người
mà càng ngày tôi càng thêm kính trọng, một khối óc hiểu nhiều biết rộng”(Trang
114); Tiểu thư B-“Ở đây, tôi chỉ gặp một con người duy nhất xứng danh là phụ nữ
” (Trang 121); Hay với ông hoàng “ông là người chân thật và đơn giản” ; người
chủ quán ở xứ này rằng “ở đây có một bà chủ quán thật phúc hậu, vui tính và niềm
6



nở” (Trang 33). Chàng nhận xét cố bá tước M. rằng: “không phải là một nhà thông
thái mà là một trái tim mẫn cảm”. Bởi, con người hay tìm lỗi của người khác, đưa
người khác xuống. Sự chê bai người khác là một cách tự tôn cái tôi của mình lên
cao. Werther khôn ngoan đã nhận ra cái tốt của người khác và đó cũng chính là
hình thức để thăng hoa tâm hồn mình. Vì khi cảm nhận người khác tốt thì tâm hồn
mình trở nên thánh thiện và những tật xấu của mình cũng không có cơ hội để trỗi
dậy.
Werther trân trọng những giá trị đáng quý trong cuộc sống, chàng tỏ ra khá
thờ ơ với những người thuộc hạng tầm thường về đạo đức nếu không muốn nói là
tha hóa. Chàng không thích và khinh bỉ những người kiêu ngạo. Đối với những
người hay phô trương cho mình là hay, là giỏi như: Chàng V: “Tôi để mặc chàng
nói thỏa thích” (Trang 30); người thầy thuốc già: “tôi chẳng bận tâm, cứ để mặc
cho ông ta giảng những điều cao đạo” (trang 60); Viên sứ thần: “tôi chỉ thấy kinh
thường một con người có thể suy nghĩ và xử sự theo cách đó” (Trang 116)…
Những người trên đều là những người có học thức và thuộc tầng lớp cao trong xã
hội. Nhưng Werther đánh giá họ rất thấp, chàng tôn trọng ở phẩm chất đạo đức con
người hơn là tôn trọng vai vế, địa vị của họ. Dù là người có địa vị và học thức đến
đâu mà đạo đức kém thì chàng cũng không tôn trọng và ngược lại.
Qua những điều trên, ta bắt gặp một chàng Werther có tính cách rạch ròi,
chàng phân biệt được những hạng người trong xã hội Đức lúc bấy giờ. Chàng quan
sát mọi người xung quanh tại nơi ở mới với ánh mắt, trái tim và vốn kiến thức của
một con người có học vấn, uyên bác và tài hoa.

7


2.4.

Tình bạn cao đẹp giữa Werther và Wilhelm


Wilhelm không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện qua từng bức thư của
Werther cho ta thấy được tình bạn gắn kết giữa hai người ấy đến nhường nào.
Werther không ngại ngần chia sẻ về cuộc sống mới, con người mới, tình yêu tha
thiết của chàng với Lotte và cũng không ngại ngần chia sẻ với bạn những khổ đau
dằn vặt trong tâm hồn. Có lẽ, Wilhelm cũng là một người sâu sắc, độ lượng, bao
dung và thấu hiểu. Vì chỉ những người như vậy mới có thể làm bạn với Werther và
được Werther rất mực tôn trọng.
Qua những bức thư mà Werther viết cho người bạn, ta cũng phần nào đoán
được tính cách của Wilhelm, một người bạn tuyệt vời, luôn lắng nghe và thấu hiểu:
“Wilhelm thân yêu, xin cám ơn tấm lòng của bạn, vì bạn đã hiểu đúng những điều
tôi muốn nói”(Trang 178). Hầu như, tất cả mọi suy nghĩ, mọi dự định về một vấn
đề gì, Werther đều hỏi ý kiến của bạn mình và đều nhận được những lời khuyên,
lời góp ý rất chân tình hợp với lẽ phải, hợp với đạo lý làm người. Wilhelm lại còn
là một người bạn đã giúp cho Werther đứng vững hơn trong những khi chao đảo:
“Phải ra đi! Wilhelm, xin cám ơn bạn đã thôi thúc và củng cố cái quyết định còn
chao đảo của tôi” (Trang 102).
Trong cuộc sống, người ta thường chọn bạn mà chơi. Vì nếu chơi với người
bạn tốt thì lâu ngày tính tình của ta cũng sẽ tốt hơn, chơi với bạn xấu dần dần ta
cũng xấu theo họ. Tổ Quy Sơn ở Trung Quốc có dạy rằng: “Thân cận người lành
như đi trong sương mốc, tuy không ướt áo nhưng thấm dần dần; gần gũi người ác
tăng trưởng ác kiến”. Werther là một người tốt và có lẽ, Wilhelm đã là một tác
nhân lớn tác động vào tính cách của người bạn mình. Tình bạn chân thành không
chỉ cảm thông, thấu hiểu mà còn phải làm cho bạn mình tốt hơn, tâm hồn bạn mình
mỗi lúc một lành mạnh hơn. Wilhelm đã xứng đáng là một người bạn như vậy.
Wilhelm đối với Werther như một người tri âm, tri kỷ “Từ trước đến giờ, bạn đã
biết cách trú ngụ của đời tôi” .
Xuyên suốt cả câu chuyện, Wilhelm đi bên cạnh Werther, sẻ chia cùng
Werther những niềm vui, niềm hân hoan ở vùng đất mới, tới cả mối tình sâu đậm
mà Werther dành cho Charlotte cũng chẳng hề giấu giếm điều chi. Khi nỗi đau cứ

bám riết lấy Werther khiến chàng phải tìm đến con đường giải thoát bằng cái chết
thì nhân vật Wilhelm lại càng được đề cao vì trong cuộc đời hiếm khi ta gặp được
một người bạn biết lắng nghe, biết chia sẻ và khơi gợi cho ta nói hết về ta như vậy.

8


3.

Nỗi đau của Werther
3.1.
Nỗi đau về tình yêu

Cuộc đời của Werther là một chuỗi dài của những nỗi đau, sự thống khổ, “rối
loạn, si mê, náo động nhiệt cuồng và ngao ngán cuộc sống”. Điều đó thể hiện trong
cuộc sống của chàng cùng tình yêu cuồng nhiệt và không đau đớn nào mà chàng
không phải trải qua.
3.1. Nỗi đau về tình yêu
Tình yêu chính là nỗi đau lớn nhất cuộc đời của Werther, cuộc đời chàng là
một đấng bi kịch tình trường. Chàng dâng trọn tình yêu của mình cho cô gái thánh
thiện Lotte. Chàng khát khao cháy bỏng về một tình yêu chân chính nhưng bất
thành.
Được gặp Lotte đối với Werther là một điều vô cùng hạnh phúc. Lotte như
một thiên thần mà chúa trời đã ban tặng cho Werther. Chàng yêu Lotte ngay từ cái
lần chạm mặt đầu tiên, đó là một cô gái xinh đẹp như một thiên thần và trong thiên
thần ấy, mang một trái tim vô cùng nồng hậu. Werther yêu Lotte với tất cả những gì
thuần khiết nhất, cuồng si nhất, mãnh liệt nhất. Chàng không ngờ “Wahlheim gần
thiên đường đến thế”, chàng yêu nàng, yêu từng ngọn cỏ nơi có nàng, nàng như một
“ngọn núi nam châm”, cuốn hút chàng một cách kì diệu. Điều đấy khiến chàng
không thể rời nàng được, dù chàng thừa biết, nàng đã được hứa hôn. Chàng hạnh

phúc tột độ khi được ở bên nàng, nhưng đau khổ lại nấp mình ngay chính trong hạnh
phúc đó. Mức độ tình cảm càng tăng dần thì sự đau đớn cũng tỷ lệ thuận theo đó mà
lớn lên.
Albert trở về, diễn biến tâm trạng của Werther trở nên phức tạp một bầu trời
đen tối dường như đang vây bủa xung quanh chàng. Người đẹp của chàng, thiên thần
của chàng đã thuộc về người khác. Werther quan sát diễn biến tâm trạng mình và tự
thương bản thân mình: “Giờ đây, chàng ngốc ấy là tôi, ngây người trố mắt nhìn kẻ
khác đã đến thật và cướp đi mất người đẹp của mình.” “Tôi nghiến răng chế giễu
nỗi thống khổ của mình”.1
Albert là một người tốt, ai cũng công nhận điều ấy. Albert càng tế nhị bao
nhiêu càng, cao thượng và tôn trọng Werther bao nhiêu thì càng làm cho Werther đau
khổ bấy nhiêu. Nếu Albert là một người xấu, không xứng đáng với Lotte thì Werther
còn chút an ủi, còn chút hy vọng và còn chút gì đó tự mãn, tự hào về bản thân mình.
Trái lại Albert quá hoàn hảo. “Một người đàn ông tử tế, đáng mến, xứng đáng để
1 Johann Wolfgang Von Goethe, nỗi đau của chàng Werther,Quang Chiến dịch và giới thiệu, nhã nam Nxb Văn học,
2014, tr. 53

9


người đời vị nể”2; “Albert là người tốt nhất ở dưới vòm trời này” 3. Người này hoàn
toàn xứng đáng với Lotte, người này chắc chắn sẽ mang hạnh phúc đến cho Lotte.
Werther cảm thấy mình như một người bại trận, trước sự điềm tĩnh và rộng lượng
của đối phương. Werther càng yêu Lotte thì Alberl càng thấy tự hào, càng hãnh diện
vì người yêu của mình: “Albert xem tôi như người có học thức, sự quyến luyến của
tôi đối với Lotte, niềm hân hoan nồng nhiệt của tôi trước mọi cử chỉ và hành vi của
nàng chỉ làm tăng vinh quang cho chiến thắng của Albert, vì thế chàng càng yêu
nàng hơn”4.
Sự khôn ngoan và lòng bao dung của Albert chẳng khác nào mũi dao nhọn
đâm vào tim Werther, thà rằng Albert ghen tuông, chống đối lại thì có lẽ Werther còn

cảm thấy nhẹ nhõm và dễ thở hơn. Vì ít ra, cả hai còn đang ở cùng một tình trạng là
đang tranh đấu. Đằng này, Albert rất vui vẻ và điềm tĩnh. Điều đó như khẳng định
Lotte là của chàng và sẽ thuộc về chàng mãi mãi, chàng không cần phải tranh giành
với đối phương. Lotte đẹp và nhân hậu, một người phụ nữ hoàn hảo hiếm thấy trên
thế gian này, nếu có nhiều người yêu nàng là lẽ đương nhiên. Albert ý thức được
điều đó, chàng rất tốt với con người đã yêu người yêu mình. Cách xử sự của Albert
đã làm cho Werther ngậm ngùi đau đớn, đứng bên lề để nhìn người ta hạnh
phúc-“Tôi chạy quanh cánh rừng, và mỗi lần đến thăm Lotte, thấy Albert ngồi bên
cạnh nàng…còn tôi không thể đi xa hơn, tôi như kẻ điên khùng, bắt đầu nói huyên
thuyên biết bao điều dớ dẩn.”5
Yêu Lotte, Werther đã quyết định ra đi để Lotte và bạn mình (Albert) được
hạnh phúc. Lần thứ nhất rời khỏi vùng đất Wahlheim xinh đẹp với trái tim tan nát vì
mối tình dở dang cùng Lotte, Werther đã đau đớn vô cùng. Chàng hoài nghi lẽ nào
“những gì làm cho con người ta ngây ngất hạnh phúc lại trở thành cội nguồn của
mọi đau khổ?”. Và chàng đau đớn, cái cảm giác cảnh vật ở thị trấn nhỏ ấy như “ác
thần hành hạ tôi, bám riết tôi trên khắp mọi nẻo đường”, vì quá yêu thiên nhiên ở
đây, nhạy cảm quá với thiên nhiên ở đây mà chàng mới thấm thía nỗi đau ấy đến thế!
Werther tìm Lotte trong mỗi giấc mơ, tỉnh dậy trong nước mắt. Chàng khóc
khôn nguôi trước một tương lai mịt mùng, ảm đạm khi không có nàng bên cạnh.
2 Johann Wolfgang Von Goethe, nỗi đau của chàng Werther,Quang Chiến dịch và giới thiệu, nhã nam Nxb Văn học,
2014, tr. 79
3 Johann Wolfgang Von Goethe, nỗi đau của chàng Werther,Quang Chiến dịch và giới thiệu, nhã nam Nxb Văn học,
2014, tr. 84.
4 Johann Wolfgang Von Goethe, nỗi đau của chàng Werther,Quang Chiến dịch và giới thiệu, nhã nam Nxb Văn học,
2014, tr. 84.
5 Johann Wolfgang Von Goethe, nỗi đau của chàng Werther,Quang Chiến dịch và giới thiệu, nhã nam Nxb Văn học,
2014, tr. 81.

10



Chàng lang thang như người mất hồn, đôi lần “sự đau khổ đã thắng thế”…..Trong
đêm trước ngày mà Werther quyết định rời xa Lotte, chàng “khó nhọc lắm mới thở
được” khi nghĩ rằng mình sẽ không còn được gặp lại Lotte nữa…. Và chàng
đi…..Và ở nơi ở mới, chàng cố gạt hình bóng Lotte, tìm niềm vui trong công việc,
nhưng vẫn hoài công, vì chàng không sao quên được nàng. …
Trước khi gặp Lotte, Werther biết Lotte đã đính hôn và chính Lotte đã nói
cho chàng biết về điều ấy. Họ đã biết vị trí của mình ở chỗ nào để cư xử và đối đãi
với nhau ở một mức độ mà tình bạn có thể cho phép. Nhưng khi hai tâm hồn đồng
điệu gặp nhau. Họ đã không làm chủ được chính mình. Con tim có lý lẽ riêng của nó
mà lý trí không thể kìm hãm nổi. Sự tương đồng về tư tưởng, tương đồng về quan
điểm, tương đồng về sở thích sẽ làm cho con người ta gần nhau hơn; gần hơn tất cả
những người ở gần mà không hiểu nhiều về nhau. Werther và Lotte đã cùng một sở
thích là nhảy vũ điệu Đức; họ có thể đàn, có thể hát cho nhau nghe; cùng nhau bàn
luận nhiều vấn đề và cùng nhau đi chăm sóc người bệnh... “Trái tim nàng và tôi đã
gặp nhau trong cùng một nhịp đập, và hàng trăm cảnh ngộ khác nữa”6 Hai con tim
cùng chung một tiếng nói, hai tâm hồn hòa điệu hướng về nhau-“Sự xúc động của
hai tâm hồn thật khủng khiếp. Họ cùng cảm nhận được nỗi bất hạnh của chính mình
qua số phận của những người tôn quý, họ cùng cảm nhận với nhau và tâm hồn họ
tan vào nhau trong nước mắt”. 7
Giữa họ có một hàng rào, họ không thể không thể vượt qua được. Lotte là
người đã có hôn ước, mặc dù nàng có yêu Werther đến cuồng nhiệt, nhưng nàng
cũng không dám nói vì xã hội không cho phép, luân lý đạo đức không cho phép một
người phụ nữ dám hủy hôn ước để đi theo tiếng gọi của con tim mình. Hơn nữa,
Albert rất tốt, lý nào nàng lại bỏ Albert. Goethe đã xây dựng nhân vật Lotte với trái
tim biết rung động bởi tình yêu. Nhưng trái tim này không dám bộc phát. Trái tim
này vẫn phải tuân theo khuôn khổ và quy ước của xã hội, khác hẳn với nhân vật Julie
trong tác phẩm “Julie hay nàng Helose mới” của J.J Rousseau. Nàng Julie mạnh dạn
hơn, bộc phát hơn và gần như nổi loạn lên với những chi tiết: Nàng có thai với người
tình; mặc dù có chồng nàng vẫn viết thư cho người yêu; nàng viết tới 161 lá thư; và

lá thư cuối cùng, trước khi chết, nàng dám đưa thư cho chồng mình để nhờ chồng
gởi cho người yêu. Những hành động táo bạo của nàng Julie, Lotte không dám nghĩ
tới và chưa bao giờ nghĩ đến. Nàng chỉ âm thầm chịu đựng, dồn nén tình cảm của
mình, chôn sâu, giấu kín tình yêu của mình với Werther ở tận đáy lòng mình. Bên
cạnh đó nàng lại còn phải luôn luôn chứng minh tình yêu của mình đối với chồng là
trong sáng, mình xứng đáng với tấm chân tình của chồng mình.
6 138
7 198

11


Do đó, nỗi đau của Werther lại nhân lên gấp bội vì Lotte cũng yêu mình.
Chàng biết rằng nếu chàng không tự kiềm chế mình mà cứ gần gũi Lotte thì nàng
cũng không tự làm chủ bản thân mình được. Như vậy Lotte sẽ đau khổ rất nhiều vì
nàng đã có chồng. Thể diện và danh dự của nàng sẽ bị mất hết, hạnh phúc của nàng
với chồng mình cũng sẽ bị thiêu hủy bởi chàng. Werther vừa phải đấu tranh với sự
nhớ nhung Lotte, vừa đau đớn khi mất Lotte lại càng đau đớn vì nghĩ rằng Lotte đã
vì mình mà đau khổ. Werther luôn luôn bị dằn vặt lương tâm đến quặn quại, làm sao
và làm sao để cho nàng được hạnh phúc. Werther không một lời trách móc nàng,
không một lần oán hận nàng. Là một người trung hậu, Werther chỉ có thể chịu đựng
một mình nỗi thống khổ ấy mà không dám làm hại đến ai: “Số phận mi là độc nhất,
hãy mừng cho kẻ khác tất cả đều hạnh phúc”. Bản thân mình đã đau khổ, không có
quyền giành giật lấy điều mình yêu thích mà còn phải đấu tranh nội tâm để cố gắng
vui mừng cho kẻ khác. Lương tâm chàng không cho phép mình ganh tỵ hay nguyền
rủa với những người hạnh phúc, với người đang nắm trong vòng tay cái hạnh phúc
mà mình có nằm mơ cũng không được: “Đau đớn thay cho một con người, được
nhìn thấy biết bao nhiêu điều yêu kiều và diễm lệ chao lượn trước mắt mình, nhưng
không được quyền đưa tay ra nắm bắt! Vậy mà nắm bắt lấy, giành giật lấy cho mình
vốn là một bản năng tự nhiên nhất của loài người. Chẳng phải các em bé đã giành

giật lấy tất că những gì chúng ưa thích đó sao?..Còn tôi?” 8. Thật là khốn khổ cho
Werther, chàng ước gì mình là những đứa bé để thể hiện được hết bản năng của
mình. Chàng tội nghiệp, như một kẻ bị tước mất bản năng tự nhiên của tạo hoá ban
tặng, chua chát thay!
Một chàng trai có học thức, đam mê nghệ thuật, tính tình nhân đức, một
tương lai tươi sáng đang chào đón mình ở phía trước. Thế mà, ngọn lửa tình yêu đã
đốt cháy tất cả: “Tôi có rất nhiều, rất nhiều, nhưng tình yêu dành cho nàng đã cuốn
đi tất cả. Tôi có rất nhiều, rất nhiều, nhưng không có nàng tất cả hóa hư không”.
3.2. Nỗi đau về cuộc sống xã hội
Werther sinh ra trong một xã hội đầy rối ren, vì chán chường cái xã hội mình
đang sống và muốn cứu lấy mình khỏi cái xã hội ấy, chàng đã quyết định rời cái nơi
mình đang sống và tìm đến một thị trấn nhỏ tên là Wahlheim. Mọi hạnh phúc cũng
như nỗi đau của chàng bắt đầu từ vùng đất mới này. Ra đi, nhưng nỗi lòng của anh
vẫn hoài về nơi chốn cũ, nơi mà ở đó có người bạn Wihelm thân yêu và đau đáu vì ở
đó người mẹ thân yêu mà chàng hằng tôn kính cô đơn một mình. Vì cha chàng đã ra
đi vĩnh viễn và bỏ lại mẹ con chàng, nay chàng lại lên đường đi tìm một con đường
mới cho bản thân. Tấm lòng hiếu thảo của chàng, vẫn hướng về mẹ qua những lá
8 152

12


thư, qua sự ái ngại vì sợ mẹ phải lo lắng cho mình. Một nỗi buồn mà phận làm con ai
cũng thấy có lỗi với đấng sinh thành.
Chàng đồng cảm với những kiếp người ở thị trấn Wahlheim, với những kẻ bất
hạnh oằn lưng dưới gánh đời, với những đứa trẻ thiếu thốn và một bà mẹ tội nghiệp
vì không thể lo cho con được cuộc sống chu đáo, cha của chúng thì lại ở xa, chàng
đau nỗi đau của họ ,một sự cảm thông chân thành dành cho những kiếp người thuộc
tầng lớp thấp trong xã hội lúc bấy giờ. Chỉ có những người có trái tim nhân hậu và
nặng gánh đời như chàng mới mang nặng nỗi đau đời ấy.

Không đủ nghị lực để đối diện với Lotte, chàng chọn cách rời khỏi thị trấn
xinh đẹp và tràn đầy đau khổ vì cuộc tình dang dở. Chàng đến một nơi ở mới như
một sự chạy trốn và tìm được một công việc kha khá. Nơi đây, chàng có thể tạm gác
tình yêu với Lotte vào một góc của trái tim để có thể say sưa với công việc và những
điều kỳ thú của những vùng đất mới. Điều này đã không thể diễn ra như mong muốn
của Werther mà còn mang đến cho chàng những rắc rối lớn, một sự đau khổ khác
chưa bao giờ nằm trong suy nghĩ của mình: “Đúng như tôi đã dự đoán, viên sứ thần
làm khổ tôi đủ chuyện. ” Chưa có một sự thay đổi tích cực nào trong suy nghĩ về
tình yêu, miền đất mới lại mang một rắc rối khác đến. Những con người ở đây lại
một lần nữa dội lên đầu chàng một nỗi đau khổ khó phai. Thái độ khinh miệt của
những người thuộc giai cấp quý tộc trong bữa tiệc nhà bá tước C đã làm cho chàng
không còn con đường sống. Bá tước C, người đã có thâm tình với chàng và đã hậu
đãi chàng cũng phải ngậm ngùi tiễn chàng ra về: “Bá tước siết chặt tay tôi lộ vẻ
chân tình. Tôi lẳng lặng thoát khỏi đám người quyền quý nọ”.9 Lòng tự trọng bị tổn
thương làm cho chàng không chịu nổi: “Ai phải nghe những chuyện như thế, chắc
người ấy cũng muốn cầm dao đâm vào tim mình cho rồi, bởi vì, dù có nói trời nói
đất gì về lòng cương nghị thì nói, nhưng đố ai mà chịu được khi bị bọn đê tiện phỉ
báng”.10
Sự phân tầng xã hội, lòng ngạo mạn của những người thuộc tầng lớp mà họ
cho là họ cao quý đã đẩy Werther vào bước đường cùng. Ngay cả tiểu thư B, người
phụ nữ mà chàng cho là hiền thục, đoan chánh “người duy nhất ở đây xứng danh là
phụ nữ” cũng không dám lên tiếng, không dám thân thiện với chàng huống hồ là đấu
tranh để bảo vệ chàng. Gặp tiểu thư B, Werther như tìm được hình bóng của Lotte.
Tiểu thư B cũng hiểu và đồng cảm với nỗi lòng của chàng. Những tưởng thời gian sẽ
hòa quyện tâm hồn của Lotte vào tiểu thư B và chàng sẽ không còn đau khổ vì đã có
người thay thế Lotte. Nhưng bức tường giai cấp đã ngăn lại không cho tiểu thư B
được quyền làm bạn với chàng. Werther và tiểu thư B đã xa nhau mãi mãi: “…Tôi
9 127
10 129


13


đã phải nghe một bài thuyết giáo bất tận về mối giao hảo giữa tôi và anh, tôi đã
phải kìm lòng và nghe anh bị phỉ báng, bị sỉ nhục mà không thể và không được phép
bênh vực anh lấy nửa lời”. Người ta xem chàng như “sinh vật lạ”, và phỉ báng
chàng, lăng nhục chàng, khiến chàng “thật khổ sở vì chuyện đó”, chàng có cái ước
muốn gần như điên rồ là được giống như “một giống ngựa quý, khi bị săn đuổi cùng
cực và lồng lên giận dữ, theo bản năng sẽ tự cắn vào động mạch của mình để được
dễ thở hơn…..”.
Werther đành cam phận và phải thôi việc ở triều đình, vì chàng không thể
nhẫn nhịn được nữa. Chàng không thể sống mà để cho người ta khinh bỉ, sỉ nhục
mình. Chàng đã phụ lòng mẹ mình, đã làm cho cõi lòng mẹ mình tan nát khi công
danh sự nghiệp của mình bị dở dang, bản thân mình chẳng khác nào thân tàn ma dại.
“khổ tâm nhìn thấy con sững lại trên con đường công danh tốt đẹp,một con đường
thẳng băng có thể dẫn đứa con tới chiếc ghế sứ thần hay viên quan cơ mật ,vậy mà
bỗng chốc người và ngựa cùng quay đầu về chuồng”. Werther thương mẹ, một người
phụ nữ phải bỏ nơi mình yêu thương nhất đến giam mình trong cái thành phố không
thể chịu đựng nổi11. Chàng thấy mình đã có lỗi với mẹ rất nhiều. Và, một nỗi đau lại
quặn thắt tâm hồn chàng.
Chàng lại ra đi, lại tiếp tục con đường của mình, lần này chàng đi cùng một
ông hoàng, đến trang trại của ông đang sống với hi vọng có thể sống một cuộc sống
yên bình hơn. Sự đời thật trớ trêu thay! một lần nữa, chàng lại thất vọng. Ông hoàng
tuy là một người rất tốt, đãi ngộ chàng rất chân thành nhưng lại không cùng tư
tưởng, suy nghĩ với mình. Vì, ông hoàng “coi trọng tri thức và tài năng’’ của chàng
“hơn cả trái tim” chàng, điều mà chàng “vẫn hằng kiêu hãnh”. Chàng lại chán ngán,
lại muốn ra đi. Chàng chua chát nhận ra, mình “chỉ là lữ khách, là kẻ hành hương
qua trái đất” mà thôi. Và lần này, chàng đi đâu? Chàng lại về bên Lotte, tiếp tục
cuộc đời của một kẻ đứng trên bờ vực của hạnh phúc và đau khổ!
Tình yêu đã làm cho Werther trở nên điên dại, tê liệt mà cuộc sống và xã hội

lại làm cho chàng chán chường, vô vọng. Werther không còn con đường để sống, để
vươn lên: “Tôi định đi đâu về đâu nhỉ?”. Chàng không còn phương hướng, sự quyết
định về lại gần với Lotte không phải là một quyết định sáng suốt. Chính vì trở lại
gần với Lotte thì tình yêu của chàng với nàng càng mãnh liệt hơn. Với trái tim và
niềm khát khao cuộc sống của mình, chàng vẫn chỉ nhận được đau khổ, không có lấy
một thành công nào, thấy mình bất hiếu với mẹ, không tìm thấy lối thoát ra khỏi sự
đời nghiệt ngã, chàng lại phải vật vã đấu tranh với nỗi đau quằn quại. Werther quẫn
trí cùng cực, chàng đã nghĩ tới cái chết để giải thoát tâm hồn mình. Chàng quyết
11 Xem, sdd, tr 132-133.

14


định kết thúc cuộc sống của mình, chàng không thể để Lotte phải khó xử, khổ tâm,
không thể, không thể….Một tình yêu cao thượng!

15


4. Cái chết – sự giải thoát của Werther
4.1 Nguyên nhân
Cái chết của Werther không phải là một quyết định quá vội vàng hay là
sự bồng bột trong suy nghĩ. Đây là một quá trình lớn dần của mâu thuẫn trong nội
tâm của nhân vật Werther, nó xuất phát từ hai nguyên nhân chính là: sự bất mãn đối
với hiện thực cuộc sống và những nổi đau dằn vặt trong tình yêu.
Werther tỏ ra rất bất mãn về hiện thực của cuộc sống, chàng nhận ra quá
nhiều điều bất công, sự tha hóa về đạo đức và nhân cách của con người trong xã
hội. Chế độ phong kiến của xã hội Đức vào thế kỷ XVIII đã có quá nhiều rào cản
sự cứng nhắc giáo điều, khuôn phép đã đẩy con người vào những bi kịch đáng
thương. Werther cũng chính là người phải chịu sự áp lực ghê gớm từ xã hội và con

người trong thể chế đương thời.
Con người trong cái xã hội này dường như không tồn tại sự yêu thương và
tôn trọng lẫn nhau nữa. Chức quyền và những ham muốn tầm thường trong cuộc
sống “ khiến họ canh chừng, rình mò nhau để cố lấn, cố chèn nhau từng bước!
Biết bao tham dục đớn hèn và nhỏ nhen được phơi ra không mảy may che đậy.” 12
Werther đã bị những con người ở đây ghen ghét về tài năng, con người và cả tính
cách của chàng. Đối với những con người ích kỷ, nhỏ nhen chàng trở thành cái gai
trong mắt và có cơ hội thì họ sẵn sàng làm nhục, sẵn sàng làm hại chàng chỉ hòng
có thể làm chàng biến mất khỏi cuộc sống của họ.
Thảm trạng xã hội đã làm chàng không thể chấp nhận được một
cuộc sống chỉ tồn tại những thứ quá tầm thường về vật chất. Chàng luôn khát khao
về một xã hội công bằng, ở đó tự do cá nhân của con người không bị ràng buộc bởi
giáo điều mà thay vào đó là những con người sống hết mình vì lý tưởng cao đẹp,
cho tình yêu và hòa mình với tự nhiên. Chấp nhận sự phân biệt đẳng cấp trong xã
hội, nhưng chàng không muốn nó cản trở mình trong việc hưởng thụ một chút
niềm vui ít ỏi và những hạnh phúc còn sót lại tên trái đất. Cuối cùng, Werther đã
không thể chịu đựng được những đàm tiếu, hành động của kẻ tiểu nhân, tha hóa về
đạo đức vì lòng đố kỵ mà gây ra cho chàng.
Sự kìm kẹp quá mức của cuộc sống đã đẩy con người ta đến bước đường
cùng, quá nhiều người trong cái xã hội này đã lựa chọn cái chết để giải thoát cho
bản thân. Và Werther cũng thế “ Đã bao lần tôi với tay cầm dao, muốn chấm dứt
sự ngột ngạt dồn nén trái tim tôi. Người ta nói có một loài ngựa quý, khi bị săn
đuổi cùng cực và lồng lên giận dữ, theo bản năng ngựa tự cắn vào động mạch của
12 Trang

117
16


mình để được thở dễ hơn. Tôi cũng thường như vậy, tôi muốn cắt động mạch của

tôi để đạt tới tự do đời đời.”13
Werther cảm thấy mình bị cuộc đời ghẻ lạnh. Hầu như, mọi thứ đều quay
lưng với chàng. Con người trong xã hội này hầu như ai cũng muốn đẩy chàng sang
bên lề của thực tại, muốn chàng biến mất khỏi cuộc đời của họ mà không mảy may
nghĩ đến chút tình người. Con người quá độc ác với một trái tim của một người
luôn khát khao mang lại cho họ hạnh phúc và sự bình yên trong cuộc sống, muốn
mang lại cho họ những điều tốt đẹp nhất mà chàng có thể. Vậy mà, tất cả đã đành
lòng làm chàng tổn thương quá nặng nề về tâm hồn. Những vết thương lòng quá
sâu đã làm chàng nghĩ tới cái chết nhiều hơn.
Những nơi mà chàng đặt chân tới giờ không còn là một chân trời mới để
chàng thỏa sức khám phá, thỏa sức hạnh phúc với những thứ đơn giản mà trước đó
chàng từng được làm. Với chàng bây giờ, nơi đâu cũng có khổ đau, cũng có những
việc làm cho mình trở nên điên loạn.
Điều đớn đau nhất khiến cái chết là cách duy nhất để chàng giải thoát cho
bản thân chính là tình yêu. Werther tự thấy bản thân mình như không còn tồn tại
khi không còn Lotte trong cuộc sống của mình-“ Không có nàng tất cả hóa hư
không ”14 từ khi Lotte và Albert cùng sống chung trong căn nhà ấy chàng cảm thấy
ghen tỵ với Albert, tình yêu trong chàng trở thành nỗi đau lớn cho tâm hồn, cướp
mất sức sống của thể xác. Werther đã ý thức được cội nguồn của nổi đau mà bây
giờ bản thân phải gánh chịu : “ Không, không phải lỗi lầm! Mà chính ngọn nguồn
của khổ đau ấp ủ trong tôi, như ngày xưa tôi đã tàng trữ những ngọn nguồn của
hạnh phúc.”15
Không còn được gần gũi Lotte, cuộc sống của Werther đã trở nên vô nghĩa.
Bất cứ một giây phút nào từ khi gặp Lotte trái tim chàng cũng hướng về nàng mà
bây giờ lại bị cấm đoán thật là sự đau đớn quá lớn. Với Werther tình yêu với Lotte
là nhựa sống, là lý do để chàng tiếp tục tồn tại. Hận cuộc đời sao mình lại là kẻ đến
sau để rồi nhận lấy đau khổ, chàng ghen tỵ với Albert nhưng lại trân trọng chính
con người này chính vì chàng đối xử với mình quá tốt. Sự bình thường trong cách
đối xử của Albert với chính mình và Lotte khiến chàng dằn vặt, nuôi trong mình
suy nghĩ về cái chết là cách duy nhất để chàng bảo vệ cho tình yêu của mình và

giải thoát cho chính bản thân.
13 trang 131
14 trang 152
15 trang 153

17


Khi tình cờ gặp Heinrich-một người đàn ông bị điên (mãi đến sau này
chàng mới biết cũng chính vì Heinrich đem lòng yêu Lotte mà không thành nên
mới trở nên điên dại như vậy và chàng đã sốc, cũng nghĩ về bản thân mình rất
nhiều), nhìn thấy Heinrich sống ngây thơ, hạnh phúc trong thế giới riêng của mình
thì Werther nhận ra rằng đôi khi con người ta tìm được hạnh phúc cho trái tim khi
không còn bận tâm đến mọi sự trên đời. Và chàng nảy ra ý nghĩ mình cũng muốn
được như thế, nhưng trái tim và lý trí không cho phép chàng làm điều đó. Đến lúc
này, cái chết đã đeo bám trong tâm trí chàng quá sâu sắc. “Chết” được lặp đi lặp lại
rất nhiều lần trong lời nói của chàng “ Hãy chết đi, chết đi những kẻ nào lại dám
lăng mạ một trái tim bị chèn ép, khi nó muốn cứu mình khỏi sự cắn rứt của lương
tâm, muốn rủ bỏ những đau khổ của tâm hồn và làm cuộc hành hương về mộ
thánh.”16
Mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát của lý trí khi Werther ở cạnh Lotte, cái
điên vì tình. “Tôi không thể chịu đựng lâu hơn nữa”17 - những mâu thuẫn trong
chàng đã được đẩy đến đỉnh điểm. Không thể đoán được lòng của Albert- một con
người khó hiểu từ ngoại hình đến tâm hồn, con người đã cướp mất hạnh phúc lớn
lao của cuộc đời chàng. Không thể cùng được sống những giây phút đắm chìm
trong hạnh phúc với người mình yêu. Cứ như thế dằn vặt chính bản thân mình “
cơn điên loạn vô danh của cõi lòng, hăm dọa xé tan lồng ngực tôi, bóp nghẹt yết
hầu tôi! Đau đớn thay! Khốn khổ thay! Và những lúc ấy tôi lang thang trong màn
đêm khủng khiếp của cái mùa thù địch với con người”.18
Werther đã sẵn sàng để đón nhận cái chết, nhưng cho tới khi Lotte cấm

chàng đến nhà nàng những ngày trước giáng sinh. Trước sự thật quá đau lòng,
chàng đã hụt hẫng và rơi mạnh xuống tận cùng của tuyệt vọng. “…nhưng trước đó
xin anh đừng đến nữa.” , “ em van anh, van anh để cho em yên, không thể…
không thể như thế được nữa đâu.”19 Những lời nói của Lotte như hàng ngàn mũi
dao đâm liên tục vào tim chàng khiến chàng ko thở nổi, chỉ muốn lụy xuống trong
đớn đau. Không có khi nào cái chết lại thấy gần như vậy, chính người đọc cũng có
thể cảm nhận được mùi u ám của cái chết vây quanh Werther, màu đen bao trùm
khắp màng mắt của một người mang trái tim chết vì yêu ngay lúc này đây.
4.2. Cái chết – quá trình đi từ suy nghĩ đến hành động
16 trang 162
17 trang 164
18 trang 198
19 trang 180

18


Tất cả mọi thứ trong cuộc sống đã nhạt màu trong tâm trí của Werther,
những ánh nắng không còn ánh lên màu của sự sống, thiên nhiên không còn màu
xanh tươi của sự sinh sôi nảy mầm của hạnh phúc. Màu xám xịt của cái chết đã
phủ kính đầu óc của chàng.
Sau hàng loạt suy nghĩ ấy , Werther dường như đã sẵn sàng đến với cái chết
của mình. Werther xem cái chết như một cuộc dạo chơi xa, vì thế chàng đã chuẩn
bị mọi thứ hết sức kĩ càng. Việc đầu tiên trong hoàng loạt thứ cần chuẩn bị ấy đó là
chàng sai gia nhân trả các khoản nợ, đòi lại sổ sách cho bạn bè mượn, chàng cũng
không quên trả trước hai tháng tiền trợ cấp cho một số người nghèo , trước đây
công việc này đã từng là một trong những niềm hạnh phúc lớn lao trong cuộc sống
của Werther. Những ngày sau đó ,chàng đến nhà viên quan tư pháp để gặp ông lần
cuối, rồi thì Werther đã dành tất thảy thời gian trong hai tháng cuối của cuộc đời
mình để ôn lại những kỉ niệm vui buồn ở vùng đất chàng đã coi là thiên đường, gặp

gỡ lũ trẻ mà chàng đã gắn bó và rất hạnh phúc với chúng. Những niềm vui nho nhỏ
, những nụ cười hiếm hoi của Werther làm tim ta dường như thắt lại.
Trái tim nồng nhiệt của chàng nghệ sĩ dù trốn chạy nơi đâu cũng
không thể nguôi quên một mối tình si chỉ biết tôn thờ và dâng tặng, để rồi tan vỡ bi
thảm… Werther tìm đến thành phố nơi Lotte cư trú sau khi kết hôn. Đến lúc bất
lực, chàng không còn làm chủ được bản thân mình nữa , mặc cho mọi lời Lotte đã
van nài, thỉnh cầu để Werther không đến nhà nàng trước đêm giáng sinh, Werther
để ngoài tai. Không phải vì chàng ích kỉ hay không tôn trọng người con gái mình
yêu mà chỉ vì ý nghĩ một lần và mãi mãi sẽ không bao giờ được nhìn mặt người
con gái ấy. Tất cả thôi thúc trái tim chàng. Có thể nói, đây cũng là một trong kế
hoạch chuẩn bị trước cái chết của mình. Đến lúc gặp Lotte và đứng trước nàng cảm
xúc của chàng dường như ngưng đọng, chưa bao giờ thời gian, không gian trở nên
im lặng đến đáng sợ đến thế khiến cho Lotte cũng phải ngượng ngùng và bối rối.
Werther ngâm cho Lotte nghe bản dịch của một số ca khúc Ossian và trong lúc
xúc động chàng đã ôm lấy Lotte mà hôn “ …mắt và môi của Werther nóng rực
trên cánh tay của Lotte , khiến người nàng run lên , nàng muốn bứt ra nhưng nỗi
đau và niềm thương cảm như khối chì đè nặng lên tim nàng khiến nàng như mê
dại”20, mọi thứ cảm xúc trở nên tuyệt diệu khiến hai con người bất hạnh ấy như mê
đắm, tình yêu hai người quá lớn để cho nụ hôn ấy dừng lại. Nàng đâu biết rằng đó
là nụ hôn mê đắm cuối cùng mà chàng trai ấy để lại cho nàng “…tâm trí nàng rối
loạn, nàng siết chặt dôi bàn tay Werther, áp chặt vào ngực nàng, rồi cúi xuống
chàng với tấm lòng xót thương vô hạn, đôi má nóng bỏng của hai người áp vào

20 trang 198

19


nhau , và thế gian không còn nữa với hai người”21 .Trong giây phút ấy, chàng hạnh
phúc bao nhiêu thì kết cục của chàng lại càng đau đớn bấy nhiêu; kết cục đó là

chàng sẽ vĩnh viễn rời xa cõi đời này. “Lotte , Lotte ! cho tôi nói một lời nữa thôi ,
một lời vĩnh biệt” “ Vĩnh biệt , Lotte xin vĩnh biệt đời đời”.22
Chỉ trong một buổi sáng mai nữa thôi, mọi thứ sẽ kết thúc, mọi thứ sẽ
bị vùi khuất trong đám mây mù đầy ảm đạm kia. Rồi tất cả sẽ lụi tàn, sẽ qua đi
nhưng với Werther không có sự vĩnh hằng nào có thể làm héo úa cuộc sống nồng
nàn mà chàng đã “uống” từ môi Lotte. Chàng sẽ đem nó đến một miền xa, nơi nó
có thể sống cùng chàng mãi mãi. Trong buổi sáng ấy Werther đã sai giai nhân gửi
thư cho Albert nhờ mượn khẩu súng cho chuyến đi xa sắp tới của mình và không
quên gửi thư cho Wilhelm với lời vĩnh biệt người mẹ mình.Tất cả mọi thứ đã sẵn
sàng cho hành trình ra đi không bao giờ trở lại của chàng.
4.3. Sự giải thoát
Werther đã được biết đến, được đi qua cuộc đời của những con người bất
hạnh, những người trong số họ đã chọn cái chết là cách giải thoát cho chính bản
thân và những người xung quanh. Có những cái chết quá hấp hối và đau thương,
họ đến với cái chết với tâm thế của sự đau thương cùng cực nhưng Werther thì
khác.
Chàng đến với cái chết với sự thỏa mãn, với hai niềm vui mà ít ai có được.
Chết chỉ là một cuộc đi chơi xa vĩnh viễn không trở lại, hàng trình đi tìm một thế
giới mới ở đó Werther có thể giải thoát cho tâm hồn mình, tránh xa những cái thói
đời tầm thường. Cõi chết là nơi chàng không phải nhìn thấy những ngang trái bất
công của cuộc đời, những con người bị uy quyền và tiền bạc ăn cắp mất nhân tình
và tâm hồn, vật chết có thể khiến họ giẫm đạp lên nhau để đạt được ham muốn bản
thân. Không muốn mình cùng sống chung thế giới với những kẻ không biết trân
trọng con người, không biết trân trọng những giá trị của cuộc sống thực tại mà họ
đang có. Rào cản của chế độ xã hội, áp lực của lễ giáo phong kiến sự ngột ngạt của
nó khiến chàng nuôi trong mình ý nghĩ muốn giải thoát.
Những số phận con người mà Werther đi qua khiến cho trái tim chàng đau
khổ khi không thể làm gì để thay đổi và giúp đỡ họ trong cuộc sống. Những khoản
trợ cấp hàng tháng của chàng cho người nghèo khổ cũng không thể thay đổi được
gì. Với sức lực nhỏ nhoi, chàng cảm thấy bị dằn vặt khi ý thức, lí tưởng thay đổi xã

hội của mình không thể thành công. Những áp lực quá lớn trong công việc và mối
21 trang 200
22 trang 200

20


quan hệ với những người xung quanh khiến chàng muốn chết đi để không phải
chịu đựng sự sỉ nhục của những kẻ đê hèn. Là sự giải thoát cho lý trí cái chết trở
nên nhẹ nhàng và ý nghĩa đối với Werther.
Để bảo vệ cho tình yêu cao đẹp và cho người yêu vĩ đại mà Chúa trời ban
tặng cho chàng. Tiếp tục sống để phải chứng kiến Albert và Lotte sống hạnh phúc
bên nhau sẽ là một cực hình đau đớn hơn cả. Trái tim của chàng không đủ cao
thượng để làm cái điều mà mấy ai làm được này. Lựa chọn cái chết cũng là cách
mà Werther ngăn cản những hành động vượt quá tầm kiểm soát mà trong tâm trí đã
có lúc chàng nghĩ đến như: giết chết Albert để có thể được yêu Lotte một cách trọn
vẹn. Nhưng không, vì trân trọng và kính nể Albert và không muốn Lotte bị tổn
thương chàng đã không cho phép mình làm như vậy. Chàng đã gặp Heinrich, một
người cũng đã từng yêu Lotte say đắm mà không thành nên đã phát điên, con
người đã lánh xa cuộc đời với toàn đau khổ và thất bại trong tình yêu để đến với
một thế giới ngây ngô kẻ ngây dại, bỏ mặc sự đời. Werther muốn Lotte phải được
sống trong hạnh phúc, được trân trọng và không phải suy nghĩ, dằn vặt bởi bất cứ
điều gì. Vì với chàng, Lotte là tất cả, thứ quý giá và thiêng liêng nhất mà Chúa trời
ban tặng và chàng phải trân tọng nó. Chỉ có cái chết mới thỏa mãn được những già
mà Werther muốn làm cho nàng Lotte.
Khi biết được Lotte là người đưa khẩu súng cho người gia nhân mang về
cho mình, cảm thấy hạnh phúc vì lúc chết chàng cũng đã được nàng mang ân huệ
đó ban tặng cho mình. Không một chút sợ hãi hay luyến tiếc về quyết định của
mình mà chàng xem đó là niềm hạnh phúc khi được chết để bảo vệ cho người mình
yêu, cho những gì đáng trân trọng trên cuộc đời.

Cái chết của Wether đơn giản chỉ là một cuộc du ngoạn , một hành trình xa
xôi, nơi mà chàng không còn phải mảy may với chuyện đời chuyện người đầy bất
công, ngang trái. Nơi vùng đất ấy, sẽ chẳng phải chứng kiến những mảnh đời bất
hạnh giống mình, với sức cùng lực kiệt chẳng thể xoay chuyển được gì. Trong
hành trình ấy, chàng mang theo một tình yêu cao đẹp mà chàng đã ấp ủ bấy lâu
nay. Cũng bởi vì trái tim đã quá khao khát hạnh phúc, quá đớn đau với đời, rằng
những thứ mình mong muốn sẽ chẳng đến được với mình, rồi phải để người con
gái mình yêu đến với kẻ khác, tận mắt chứng kiến cảnh họ chung sống với nhau,
dẫu trái tim và tâm hồn chàng có cao thượng bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng đến
một lúc sẽ không bao giờ chịu đựng được. Ở cái xã hội đầy rẫy áp lực ấy, chàng
cảm thấy ngột ngạt và muốn giải thoát khỏi nó, và chàng cũng nghĩ đó là sự giải
thoát hết sức nhẹ nhàng vì nó như một chuyến hành trình không ngày trở lại.
4.4. Ý nghĩa đằng sau cái chết của Werther
21


Cái chết của Werther sẽ là niềm đau của Lotte và những người thân của
chàng, sự ra đi của chàng có thể là niềm mất mát quá lớn cho mẹ, cho bạn bè và
đặc biệt là nỗi đau, vết thương lòng khó xóa mờ của Lotte. Nhưng với chàng, đó là
hạnh phúc, là cánh cửa mở ra một thế giới khác để khi bước qua chàng thấy mình
đã được giải thoát về tâm hồn, được chết để bảo vệ cho tình yêu vĩ đại mà chàng đã
giành hết trái tim và tính mạng của mình trao cho Lotte.
Werther đã chọn cho mình cái chết, đó là sự “tuẫn tiết” của ái tình , một
kiểu nâng tâm hồn của mình lên cao vời vợi, giải thoát mình khỏi mọi thô tục tầm
thường, cái chết của Werther là sự thể hiện trọn vẹn tinh thần mình. Không chỉ là
một bi kịch tình yêu, cái chết của Werther phần nào lấy nguyên mẫu từ chính cuộc
đời thực của Goethe, là nỗi đau từ những xung đột nhức nhối giữa tư tưởng và thực
tại của một tâm hồn lớn, thể hiện khát vọng giải phóng tình cảm, khát vọng về
quyền tự do, quyền bình đẳng của con người - mà Werther là một đại diện. Werther
luôn phải đấu tranh giữa lý tưởng và hiện thực, giữa tình yêu và định kiến xã hội.

Werther đầy hoài bão, khao khát tự do, muốn được giải phóng mình khỏi những
ràng buộc đời thường.
Mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm của Werther là điều tất yếu dẫn đến
những bức bách cùng cực không thể giải quyết được. Cái chết của Werther không
chỉ vì tình yêu mà còn là kết cục của nỗi nhức nhối thế gian, khởi nguồn từ sự bất
dung hòa giữa tư tưởng, tâm hồn và thực tại là tiếng lòng nức nở chua xót của
những thế hệ thanh niên không những ở trong nước Đức mà cả ở những nước khác
trên thế giới, đồng thời là vấn đề thời sự của lớp người trẻ tuổi. Như một sự dự
đoán về những biến động lớn của chế độ xã hội và con người không chỉ ở nước
Đức mà còn nhiều nước trên thế giới. Cái chết của Werther như là sự chuẩn bị cho
một cuộc vượt ngục về tư tưởng, đấu tranh chống lại những hủ tục, rào cản lễ giáo
của chế độ phong kiến để tìm đến một xã hội công bằng. Ở xã hội đó con người
được tự do lựa chọn cho mình những con đường riêng của mình, tự xây dựng hạnh
phúc và cuộc sống riêng mà không ai có quyền xâm phạm. Không thể hiện một
cách mạnh mẽ trên câu chữ, nhưng từ các tuyến nhân vật Goethe xây dựng đã nên
một bức tranh phản ánh sự đổ nát của một chế độ trong nay mai. Những chuyển
biến về tâm lý của nhân vật Lotte cũng như một sự ý thức về nữ quyền bắt đầu
được nhen nhóm. Ý thức về sự công bằng, bình đẳng giới, ý thức của chính tác giả
về thân phận của nữ giới trong văn học và cuộc sống.
Cái chết của Werther không phải là khép lại một cuộc đời, không đơn thuần
là con đường cuối cùng của những người cùng cực trong cuộc sống. Mà nó là một
sự bắt đầu, bắt đầu của một cuộc sống mới, thay tấm ga bàn màu đen đầy bụi bằng

22


một tấm ga màu trắng. Tác giả đã đặt một niềm hy vọng lớn lao lên cuộc đời, lên
xã hội Đức về những điều tốt đẹp cho tương lai.
Từ những vấn đề trên chúng ta có thể thấy được, thông qua cái chết của
nhân vật Werther, Goether muốn thể hiện hai vấn đề chính:

-Cái chết mang ý nghĩa xã hội: Geother là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn
kịch nổi tiếng của nước Đức thời bấy giờ, nhưng ông lại có một sự quan tâm đặc
biệt, luôn suy tư về những vấn đề trên đất nước Đức. Con người, tự nhiên, văn hóa,
chế độ,… điều được ông chú trọng đưa vào các tác phẩm văn học của mình như là
một nguồn cảm hứng quan trọng vô tận. Với tác phẩm này, Goether đã cho thấy rõ
sự xung đột của nhân vật chính Werther với những người xung quanh, với xã hội
đương thời. Giấc mơ về một tình yêu đẹp hay một xã hội mới công bằng,tự do và
phát triển của nhăn vật chính luôn đối nghịch với xã hội hiện thực phũ phàng. Đây
là một điểm quan trọng mà sau này trong trào lưu lãng mạn chủ nghĩa rất nhiều nhà
văn dã sử dụng.
-Cái chết mang một ý nghĩa thẫm mỹ lớn, Mô típ cái chết được sử dụng khá
nhiều trong các tác phẩm văn học trong và ngoài nước. Mang một kết cục bi
thương, đi ngược lại với những loại hình nghệ thuật đại chúng khác, “Nỗi đau của
chàng Werther” kết thúc không có hậu khắc với những gì mà người đọc thường
mong muốn cho những nhân vật chính diện.
Sự u sầu của nhân vật Werther, đặc biệt là cái chết mang trong mình những ý nghĩa
thi vị của văn học. Cái chết mang tính chất triết học, cái u buồn mang một dáng
vóc thời đại mà bất cứ nhà văn nào cũng mang trong mình cái sầu trần thế như vậy.
Có lẽ, là một nghệ sĩ thực thụ phải chăng hị phải biết mang trong mình một mối
sầu. Trong phong tràovăn học lãng mạn vào thế kỷ XIX cái chết – một mô típ có sự
tương đồng như cái chết của Werther đã xuất hiện rất nhiều.
5.Nghệ thuật
+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Đây là điểm mấu chốt tạo
nên sự lôi cuốn của các nhân vật trong tiểu thuyết “ Nỗi đau của chàng Werther”,
đặc biệt là nhân vật chính Werther. Sự mâu thuẫn tâm lý, sự chuyển biến trong tâm
lý nhân vật tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn, đôi khi hồi hộp cho người đọc. Sự đấu
tranh giữa trái tim và lí trí của Werther đã đẩy tình huống truyện trở nên kịch tính.
Lẫn lộn, xoay chuyển một cách bất ngờ của nội tâm nhân vật đã xoáy sâu người

23



đọc vào tác phẩm. Tâm lý nhân vật Lotte cũng là mảnh đất để Goether khai thác
những khía cạnh mới của nội tâm nhân vật.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: Như một kiến trúc sư đang xây dựng tác
phẩm bằng ngôn ngữ văn học, Goether đã sử dụng khéo léo, phát huy được ngăng
lục của ngôn từ trong việc thể hiện ý đồ của mình. Văn xuôi của Goethe là một thứ
văn chương đầy chất thơ, mang đậm cái chân thực giữa những dòng rung cảm lãng
mạn đằm thắm. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua việc Geother đã miêu tả vẻ
đẹp của thiên nhiên một cách mỹ miều, tuyệt diệu. Nhân vật trong tác phẩm cũng
được tác giả miêu tả với vể đẹp hồn hậu, tự nhiên ( hướng về cái tự nhiên)
+ Tiểu thuyết giàu tính tự sự, nói được đời sống cá nhân của con người, đời
sống xã hội, làm nên tinh thần cá nhân của con người. Đặc biệt, những âm hưởng
của các vấn đề xã hội và thời sự đã thấm sâu vào thế giới tình cảm và suy tư, triển
khai trên một tinh thần phê phán hết sức tinh tế.
+ Lối viết truyện dưới hình thức những bức thư ( thư tín) rất thịnh hành thời
bấy giờ ( J.J Rousseus ở Pháp cũng viết Julie hay nàng Heloise mới dưới dạng như
vậy) nó cho phép tác giả không lệ thuộc vào một thứ logic và một thứ kết cấu do
trình tự không gian và thời gian quy định cho tiểu thuyết chính thống . Thư tâm
tình, thư ký sự, thư tự sự …cho phép tác giả diễn tả đời sống nội tâm của nhân vật
một cách hồn nhiên, thoải mái, theo dòng ký ức, trrên triền của thời gian và những
giây khắc đã sống , như chính những tiếng nói tự phát của trái tim, không có sự câu
thúc của một bàn tay, một ngòi bút nào can thiệp, điều hành. Những tình cảm đối
với thiên nhiên của Werther, sự thông của chàng đối với những người đau khổ của
xã hội, những dục vọng và đau thương thầm kín, cứ quyện vào nhau trong từng
khoảnh khắc, không có sự phân chia “ chương mục” rạch ròi; quyện vào nhau như
chính tiếng lòng của Werther và những suy tư về cuộc đời và con người của chính
tác giả bộc lộ trong tác phẩm.
+ Điểm nhìn trần thuật: Tác giả sử dụng ngôi kể “tôi”, tạo nên yếu tố chủ
quan và thiết thực cho những diễn biến tâm lý cũng nhưu cốt truyện trong nhân vật.

Đây cũng là hiệu quả mà hình thức thư tín mang lại. Việc xưng “tôi” tạo nên cái
nhìn chủ kiến của chính nhân vật đối với câu chuyện. Những sự thay đổi của nhân

24


vật được bộc lộ một cách rõ ràng thông qua lời nói với sắc thái chuyển biến phụ
thuộc vào sự việc. Những nội dung kể sẽ trở nên đáng tin cậy hơn.
+ Với một văn phong trong sáng cổ điển, dạt dào những lớp sóng hình ảnh
mà vẫn không sa vào cái “ tràng giang lãng mạn chủ nghĩa” . Werther lôi cuốn
người đọc không phải bằng chữ nghĩa, mỹ từ, diễn giảng, dạy đời mà bằng tính
chân thực của lòng người, lòng nhân ái và sự thông cảm. “ Nỗi đau chàng Werther
”được đánh giá là một trong những tác phẩm lớn của văn xuôi thế kỷ thứ XVIII mà
các nhà văn ở các nước trên thế giới đều hết lòng ngưỡng mộ.
+ Nỗi buồn trong tiểu thuyết được được Goether thể hiện rất thành công, khi
“ Nỗi đau của Werther” đã làm cho đọc giả cảm thấy nhức nhối, đau buồn và lấy đi
biết bao nhiêu nước mắt của thế hệ trẻ Đức và các nước khác – những nơi mà tác
phẩm có mặt. “U sầu” chính là chì khóa của nghệ thuật lãng mạn, với Goether thì
nó là chìa khóa của sự thành công.

25


×