Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Nghiên cứu nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh bà rịa – vũng tàu và các chính sách phát triển của tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.04 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam và thế
giới, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện.
Bên cạnh những tiềm năng to lớn về dầu khí. Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước
khẳng định thế mạnh du lịch của mình, nhờ lợi thế về tiềm năng thiên nhiên và nhân
văn phong phú. Bà Rịa - Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu
tình, có những dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển
Đông có Côn Đảo bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ...
Ngoài những bãi tắm tuyệt đẹp với bờ cát mịn thoai thoải, nói đến Bà Rịa - Vũng Tàu
không thể không nhắc đến hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng: rừng cấm Bình Châu Phước Bửu và rừng quốc gia Côn Đảo với những loài động thực vật quý hiếm, môi
trường đa dạng tập hợp nhiều kiểu rừng của các vùng sinh thái.
Đến với khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, du khách thực sự được thư giãn để
tận hưởng bầu không khí ấm áp, làn sương khói la đà len lỏi giữa rừng cây xanh rải
rác như giữa chốn thần tiên, đây đó là những khu nhà nghỉ dưỡng, trị bệnh bằng
nguồn nước khoáng nóng bổ ích.
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là miền đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời với
những khu di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử, toàn tỉnh hiện có 29
khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Thời gian qua du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những bước phát triển mạnh mẽ,
hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, khu vui chơi giải trí,
các tuyến, điểm du lịch với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đôla đang hoạt
động hết sức nhộn nhịp. Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 65 khách sạn với trên 2300
phòng trong đó có 1100 phòng được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Mục đích nghiên cứu đề tài :
-Nghiên cứu nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các chính
sách phát triển của tỉnh


-Phân tích nguồn nhân lực của tỉnh và những tác động ảnh hưởng đến nguồn nhân
lực
-Đưa ra những đánh giá và đề xuất ý kiến
-Thu thập dữ liệu để thấy được thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay
2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu : nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu và các chính sách phát triển của tỉnh
-Phạm vi nghiên cứu :
+ Không gian : toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Thời gian : vài năm trở lại đây
Mục đích nghiên cứu
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Thấy được những tiềm năng phát triển của tỉnh
-Có cái nhìn tổng thể, chính xác hơn về thực trạng nguồn lực phát triển kinh tế của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
-Đưa ra chính sách phát triển kinh tế của tỉnh.
-Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh
2


4.Phương pháp nghiên cứu
Để hiểu được vấn đề đang nghiên cứu, tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu :
+ Phương pháp khảo sát thực tế ( điều tra, phỏng vấn)
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp phân tích tổng hợp

3


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I.1. Hệ thống khái niệm
* Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo
đức, phẩm chất, trình độ tri thức,vị thế xã hội,…tạo nên năng lực của con người, của
cộng đồng người, có thể sử dụng và phát huy trong quá trình phát triển đất nước.
Nguồn lực con người gồm hai mặt:
-Số lượng của ngồn lực con người bao gồm quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sự tiếp
nối các thế hệ, giới tính, và phân bố dân cư giữa các vùng miền.
-Chất lượng của nguồn lực con người bao gồm thể lực, trí lực, tay nghề, năng lực
quản lý, phẩm chất đạo đức, tình cảm và ý thức chính trị…
* Chính sách phát triển kinh tế là hoạt động tác động tới các cơ chế văn hóa, xã hội,
kinh tế và thể chế để đạt được những tiến bộ kinh tế.

I.2. Tầm quan trọng
Việc nghiên cứu thực trạng nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh giúp phân tích đươc
tầm quan trọng của nguồn lực phát triển kinh tế, và đưa ra định hướng, chính sách
phát triển kinh tế của tỉnh.

4


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.1. Giới thiệu:
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh nằm trong
vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội đối với
cả khu vực, thuộc vùng Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh. Tỉnh luôn đi đầu trong việc
phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ở vị trí cửa ngõ ra biển
Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam bộ, Bà Rịa-Vũng Tàu kết nối
thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường
không, đường thủy và đường sắt.
Tỉnh tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh

Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông.
Tổng chiều dài địa giới trên đất liền: 162km, trong đó có đường địa giới chung với
TP. Hồ Chí Minh là 16,33km, với tỉnh Đồng Nai là 116,50km và với tỉnh Bình Thuận
là 29,26km
Tổng chiều dài bờ biển: 305,4km
Vùng thềm lục địa: Trên 100.000 km2
Diện tích: 1.975,15 km2
Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong nước có tỉnh lị không phải là đô
thị lớn nhất trong tỉnh, tỉnh có hai thành phố trực thuộc và Thành Phố Vũng Tàu là đô
thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam bộ, tỉnh có GDP/người/năm cao nhất cả
nước, GDP bình quân đầu người năm 2010 không tính dầu thô và khí đốt ước đạt
5.872 đô la Mỹ.
Tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao là 51.2%.

II.2. Khí hậu
5


-Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ
rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông
Bắc.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao
nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ.
Lượng mưa trung bình 1500mm.
- Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

II.3. Địa hình
- Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành
chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải

đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo
Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển.
Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du
nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên
Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của
các huyện Tân Thành, Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa
nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục
địa rộng trên 100.000 km2

II.4. Dân số
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh đạt gần 1.027.200 người, mật độ dân số đạt 516
người/km².Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 512.100 người, dân số sống tại
nông thôn đạt 515.100 người. Dân số nam đạt 513.4100 người, trong khi đó nữ đạt
513.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,9 ‰

6


Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009,
Trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó,
người kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người Hoa có 10.042 người,
đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người người Khơ Me chiếm 2.878 người,
Người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ích người khác như người Nùng có
993 người, người Mường có 693 người, người Thái có 230 người, ít nhất là các dân
tộc như Người Xơ Đăng, Hà Nhì, Chu Ru, Cờ Lao mỗi dân tộc chỉ có 1 người,
Người nước ngoài thì có 59 người.
Mỗi năm, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tăng thêm khoảng 30.000 dân (chủ yếu là dân từ các
tỉnh thành khác đến sinh sống).

II.5. Nguồn nhân lực

Đánh giá về lao động công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Năm 2001, số lao động công nghiệp trên địa bàn là 37.426 người, bình quân từ năm
1996 đến nay, mỗi năm tăng hơn 1.000 lao động công nghiệp, tốc độ tăng bình quân
giai đoạn 1997-2001 là 8,7%. hầu hết lực lượng lao động tăng thêm trong công
nghiệp là do các tỉnh khác cung cấp, chủ yếu là lao động đã qua đào tạo và làm việc
trong khu vực kinh tế Nhà nước.
-Cơ cấu lao động công nghiệp cho thấy xu hướng gia tăng tỷ trọng của khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh (từ chổ chiếm 41,5% năm 1996 tăng lên 54,8% năm 2001) và sự
giảm xuống trong cơ cấu lao động trong hai khu vực kinh tế quốc doanh (giảm từ
33% xuống còn 25,9% trong cùng thời điểm) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(cùng thời điểm, giảm từ 25,% năm 1996 xuống còn 19%).
-Cơ cấu lao động công nghiệp phân theo ngành cho thấy xu hướng gia tăng tỷ trọng
lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến (70,5% năm 1996 lên 75% năm
2001) và ngành sản xuất phân phối điện, nước (2,2% lên 2,5%) và xu hướng suy
giảm cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp khai thác (27,1% xuống 22,5%).
7


II.6. Phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Ngành công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua đã phát triển đúng hướng
khi biết dựa vào các tiềm năng sẵn có của tỉnh như tài nguyên dầu khí, vật liệu xây
dựng. Tuy nhiên, một số tiềm năng chưa đựoc khai thác đúng mức, đặc biệt là tiềm
năng biển và tiềm năng về công nghiệp du lịch, phục vụ dầu khí.
Trừ công nghiệp dầu khí và sản xuất điện năng, đối với các ngành công nghiệp khác,
tính ổn định của đầu ra và sản phẩm chưa cao, công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản
xuất thấp, chất lượng sản phẩm không cao nên sức cạnh tranh trên thị trường còn
yếu, nhiều xí nghiệp còn gây ô nhiễm lớn cho khu vực xung quanh.
Hạ tầng cho công nghiệp đã phát triển. Hệ thống điện, nước, giao thông, viễn thông
được đánh giá là phù hợp với nền công nghiệp cả về qui mô lẫn sự phân bố. Tuy
nhiên, với sự phát triển của công nghiệp trong tương lai thì kết cấu hạ tầng còn phải

đầu tư và phát triển hơn nữa, nhất là hạ tầng trong các khu công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc vào loại cao nhất so với cả
nước, nhưng một số mặt, lĩnh vực công nghiệp còn yếu, đó là: công nghiệp chế biến
hải sản, nông sản, công nghiệp dịch vụ dầu khí và dịch vụ hàng hải, chưa sử dụng tốt
nguồn lao động địa phương, vẫn còn nhiều việc phải làm đối với việc thu hút các
nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

II.7. Tiềm năng phát triển kinh tế
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều
tiềm năng và lợi thế quan trọng về vị trí, đất đai, hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế
– xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế biển như: công nghiệp dầu khí, sản
xuất điện, đạm, cảng biển, du lịch, khai thác và chế biến hải sản…
Hiện nay, Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm khai thác dầu khí chủ yếu của Việt Nam,
với 93,29% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16,20% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả
8


nước; là nơi sản xuất gần 40% điện của quốc gia; là địa phương được Nhà nước tập
trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế; là vùng trọng điểm
của Chương trình Du lịch quốc gia, với nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa
bệnh, giải trí cuối tuần, trú đông, du lịch sinh thái rừng – biển – đảo và du lịch văn
hóa – lịch sử – cách mạng. Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những
ngư trường lớn của cả nước. Tuy chỉ chiếm 0,6% diện tích, hơn 1% dân số cả nước,
song Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo ra 11% GDP và gần 27% tổng thu ngân sách cả nước.
Do vậy sự phát triển kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu có tác động và ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển của cả nước.
Trong 5 năm gần đây kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu đạt tốc độ tăng trưởng cao (GDP
tăng bình quân gần 13%/năm); hầu hết các chỉ tiêu, mục tiêu kinh tế trên địa bàn đều
đạt và vượt mục tiêu đề ra (tăng gấp 1,5 đến 3 lần). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực.

Bà Rịa - Vũng Tàu là cửa ngõ hướng ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền
Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để
phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển
và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm
biển. Ở vị trí này, tỉnh còn có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường
bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi
trong nước và trên thế giới.
Nói về tiềm năng phát triển của Bà Rịa - Vũng Tàu, trước hết phải kể đến dầu khí.
Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí
rất cao. Tại đây, đã phát hiện được các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn, như Bạch
Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông... Trữ lượng công nghiệp của các mỏ này cho phép
khai thác 20 triệu tấn dầu mỗi năm. Khí đồng hành và khí thiên nhiên cũng có trữ
lượng lớn (khoảng 300 tỉ m3), cho phép khai thác 6 tỉ m3 mỗi năm. Riêng khu vực

9


lòng chảo Côn Sơn, đã phát hiện được hai mỏ khí thiên nhiên là Lan Tây và Lan Đô,
với trữ lượng khoảng 58 tỉ m3, mỗi năm có thể khai thác từ 1 đến 3 tỉ m3.
Tiềm năng khai thác và chế biến hải sản của Bà Rịa - Vũng Tàu là rất lớn. Theo số
liệu của ngành thủy sản, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn hải sản rất đa dạng,
gồm 660 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực..., cho phép mỗi năm khai thác khoảng
200.000 tấn. Tỉnh còn có 10.000 ha mặt nước có thể phát triển việc nuôi trồng các
loại hải sản, đặc biệt là nuôi tôm - một mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Nghề khai
thác và nuôi trồng hải sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề chế biến hải sản phát
triển. Đây là nghề truyền thống của tỉnh, với nhiều thành phần kinh tế tham gia, ở
những quy mô khác nhau.
Tiềm năng khai thác cảng biển và vận tải biển là lợi thế rất lớn của Bà Rịa - Vũng
Tàu. Dự trữ công suất cảng biển của tỉnh có thể đạt tới 80 triệu tấn hàng hóa luân
chuyển mỗi năm. Khu vực Sao Mai - Bến Đình, thuộc thành phố Vũng Tàu, có khả

năng xây dựng cảng nước sâu cho tàu trọng tải trên 100.000 tấn ra vào, với tổng công
suất 50 triệu tấn hàng hóa luân chuyển mỗi năm. Côn Đảo có vịnh Bến Đầm, chiều
rộng trung bình là 1,6 km, chiều dài là 4km, sâu từ 6m đến 18m, kín gió; tại đây đã
xây dựng và đưa vào sử dụng Cảng Bến Đầm, có chiều dài cầu cảng là 336m, cho
phép tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn...
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tỉnh có
156km bờ biển, với những bãi tắm đẹp, cát dài thoai thoải, nước trong và sạch quanh
năm, như Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (Vũng Tàu), Long Hải (Long Đất),
Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc)... Gắn liền với các bãi tắm là các khu rừng nguyên
sinh Bình Châu - Phước Bửu và suối nước khoáng nóng Bình Châu. Ngoài ra còn có
Vườn quốc gia Côn Đảo, diện tích là 6.043 ha, với hệ động, thực vật phong phú, và
cạnh đó là di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo.
Do có các tiềm năng lớn, nhất là tiềm năng khai thác dầu khí và khai thác cảng biển,
lại có trung tâm điện năng lớn nhất cả nước là Phú Mỹ, nên Bà Rịa - Vũng Tàu có
10


nhiều khả năng trong việc thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Đến nay, tại
các khu công nghiệp đã có 89 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 3 tỉ USD.
Sau 15 năm cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
thành lập năm 1991) và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ III, Bà Rịa
- Vũng Tàu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, tạo thế và lực mới cho sự phát triển đi lên.

II.8. Thành tựu
- Tổng sản phẩm GDP trong giai đoạn 1992 -2005, kể cả dầu khí, tăng bình quân
14,7% mỗi năm; không kể dầu khí, tăng 21% mỗi năm. GDP bình quân đầu người
2005, kể cả dầu khí, đạt khoảng 7.050 USD, gấp 7,2 lần so với năm 1992; không kể
dầu khí, đạt khoảng trên 2.570 USD, gấp 13,9 lần so với năm 1992.
- Kinh tế công nghiệp phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng cao; nhiều cơ sở công

nghiệp với vốn đầu tư lớn và sản phẩm có giá trị cao như khí, điện, đạm, thép... phát
triển mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương. Các
ngành dịch vụ phát triển khá nhanh. Nhiều khu du lịch lớn và khách sạn cao cấp đã
đưa vào hoạt động tại các địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh. Các loại hình dịch vụ
cảng, vận tải, bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng đều có bước phát triển.
Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng trưởng khá. Tỉnh đã đầu tư trên 450 tỉ đồng
để hoàn thành các chương trình, dự án phục vụ cho phát triển kinh tế nông ngiệp và
nông thôn.
- Công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" được đẩy tới một bước.
Môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện tốt hơn. Số dự án đầu tư nước ngoài
được cấp phép tăng gấp 3 lần trong 5 năm 2001 - 2005, và đứng đầu cả nước năm
2006. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa; kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân phát triển mạnh về vốn và số lượng doanh nghiệp.

11


- Sự nghiệp văn hóa - xã hội được chú ý phát triển, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục đào tạo, với tỷ lệ đầu tư chiếm 14,8% tổng chi ngân sách địa phương và tăng nhanh
sau mỗi năm. Toàn tỉnh đã đạt chuẩn giáo dục trung học cơ sở vào năm 2004. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo tăng từ 5,6% năm 1992, lên 33% năm 2005. Nhờ vậy, trình độ
dân trí ngày càng được nâng lên; chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện; khoa
học, công nghệ từng bước được ứng dụng vào quản lý và sản xuất; chương trình xóa
đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội đạt kết quả cao; hoạt động văn hóa, thể
thao phát triển mạnh. Bằng phong trào hành động của toàn xã hội, tỉnh cơ bản xóa hộ
nghèo theo chuẩn cũ; 100% Mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh được phụng
dưỡng và hỗ trợ; 100% hộ nghèo và chính sách được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 96% hộ
gia đình dùng điện lưới quốc gia; 47% dân số nông thôn sử dụng nước sạch. Phong
trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" được toàn Đảng,
toàn dân hưởng ứng tích cực. Đến nay, có 85% hộ gia đình, 70% thôn, ấp, khu phố
và 70% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa; Côn Đảo trở thành đơn vị huyện

thứ 2 trong cả nước đạt danh hiệu "Huyện văn hóa".
- Công tác xây dựng Đảng được chú trọng trên các mặt giáo dục tư tưởng chính trị,
kiện toàn tổ chức, kiểm tra đảng viên chấp hành các nghị quyết và Điều lệ Đảng,
phát triển đảng viên mới, nhằm xây dựng các tổ chức đảng thực sự trong sạch, vững
mạnh, đủ năng lực, trình độ lãnh đạo, chỉ đạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội ngày càng cao của từng ngành, từng địa phương cũng như trong
phạm vi toàn tỉnh. Hằng năm, có trên 80% tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn trong
sạch, vững mạnh; số đảng viên được kết nạp đạt từ 10% đến 19%.
Điều cần nhấn mạnh là, trong năm 2006, hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội của
tỉnh đều tăng trưởng và có bước chuyển biến hơn so với năm 2005 và các năm trước
đó. Đặc biệt, vốn đầu tư nước ngoài đạt mức rất cao, đứng đầu cả nước; vốn doanh
nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng trên 70% so với năm 2005.

II.9. Giáo dục
12


Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 254 trường
học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 27 trường, Trung học cơ sở có 78
trường, Tiểu học có 144 trường, trung học có 4 trường, có 1 trường phổ thông cơ sở,
bên cạnh đó còn có 125 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, góp phần
giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.

II.10. Y tế
Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 98 cơ
sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y Tế. Trong đó có 10 Bệnh Viện, 6 phòng khám đa
khoa khu vực và 82Trạm y tế phường xã, với 1444 giường bệnh và 478 bác sĩ, 363 y
sĩ, 644 y tá và khoảng 261 nữ hộ sinh.

II.11. Cảng biển:

Kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh,
Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ,
thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng
Tàu. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và Nhà máy
Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu
đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập cảng. Các tàu container trên 100.000
tấn đã có thể cập cảng BRVT đi thẳng sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Tính đến
nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảng còn lại đang trong quá
trình quy hoạch và xây dựng. Tỉnh BRVT là cửa ngõ giao thương của khu vực Miền
Nam, nằm gần đường hàng hải quốc tế và là tỉnh có nhiều cảng biển nhất Việt Nam.

II.12. Du lịch
Tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nổi tiếng đẹp
nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thuỳ Vân hay còn gọi là Bãi Sau nằm ở đường
Thuỳ Vân. Các khu du lịch nổi tiếng có Khu du lịch Biển Đông, Khu du lịch Nghinh

13


Phong... Các khách sạn nổi tiếng có Khách sạn Thuỳ Vân, khách sạn Sammy, khách
sạn Intourco Resort, khách sạn DIC...

II.13. Nguồn vốn
Vũng Tàu thu hút khá nhiều dự án FDI về du lịch. Trong thời gian qua, chính phủ đã
cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu
USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD),
công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)...
Đến năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 295 dự án nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn
đầu tư đăng ký gần 28,1 tỷ USD. Trong đó, có 118 dự án trong KCN với tổng vốn
đầu tư hơn 11,14 tỷ USD và 177 dự án ngoài KCN với tổng vốn đầu tư gần 17 tỷ

USD. Vốn đầu tư thực hiện đến nay đạt gần 6,43 tỷ USD, chiếm 22,9% trong tổng
vốn đăng ký đầu tư. Trong những năm gần đây tỉnh luôn đứng trong tốp những địa
phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam. Nằm ở vị trí thứ 3 về
việc đóng góp ngân sách nhà nước, sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Tính đến hết năm 2013, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có 292 dự án đầu tư nước ngoài với
tổng vốn đầu tư 27 tỷ USD và 415 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng
ký hơn 230.000 tỷ đồng.
Trong hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại tỉnh đứng đầu là Nhật
Bản, Singapore và Hàn Quốc với hơn 26 tỷ USD. Cũng ngay trong những ngày đầu
năm 2014, tỉnh đã tiếp nhận số vốn đăng ký hơn 60 triệu USD.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện địa phương có 20 quốc
gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào địa bàn. Trong đó, Mỹ là quốc gia có vốn đầu tư lớn
nhất với tổng vốn đăng ký là 5,4 tỷ USD, chiếm 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài của
toàn tỉnh.
Tiếp đó, Canada là quốc gia xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,2 tỷ USD,
chiếm 15% tổng vốn đăng ký. Các quốc gia và vùng lãnh thổ đứng sau lần lượt là:
14


Thái Lan, Hàn Quốc, Hà Lan, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Anh và
Pháp.
Cũng theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, quy mô vốn
đầu tư nước ngoài đăng ký bình quân/dự án là khoảng trên 92 triệu USD/dự án. Cá
biệt, có những dự án vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2013, đầu tư
nước ngoài vào công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã chiếm 48% tổng nguồn vốn
này. Tiếp đó là vào lĩnh vực du lịch với 40%, lĩnh vực cảng biển chiếm 8,4%, còn lại
là các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, hạ tầng cụm công nghiệp, xử lý môi trường, nhà
ở, khu đô thị mới.
Được biết, những năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương thu
hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài khá cao. Sau 25 năm, trên địa bàn tỉnh có 292

dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 27 tỷ USD còn hiệu lực. Nguồn vốn đầu tư
nước ngoài cũng là động lực chính đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa với tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh này.
Tỷ trọng khu vực FDI trong tổng GDP trừ dầu khí tăng dần qua các năm, từ chỗ
chiếm 33,35% năm 2007 đã tăng lên 52% vào năm 2012. Mặc dù chịu ảnh hưởng
của suy giảm kinh tế thế giới, nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn
duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong đó, năm 2008 tăng 21,4%, năm 2010
tăng 12,3% và năm 2012 tăng 10%. FDI cũng là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong
tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh (chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư xã hội
năm 2013). Bên cạnh đó, đầu tư FDI từng bước đã có tác động lan tỏa đến các thành
phần kinh tế khác, trong đó có việc khơi dậy các nguồn đầu tư trong nước, tham gia
chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số tập đoàn kinh
tế lớn trên thế giới như: BP, Kyoei Steel, ACDL, SCG, Posco, Nippon, Sojitz,
Lotte...

15


Cuối năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 707 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng
vốn đăng ký hơn 27 tỷ USD, và 230.000 tỉ đồng. Đây là điều kiện thuận lợi để Bà
Rịa Vũng Tàu tiếp tục giữ vị thế trong hoạt động thu hút đầu tư ở năm 2014.
Khởi đầu năm 2014, Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục đón nhận những tín hiệu lạc quan
trong thu hút nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt, trong ngày hội đầu tư đầu xuân mới, tỉnh
đã trao đến 9 giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký
hơn 60 triệu USD và hơn 6.000 tỷ đồng.
Trong số 9 dự án được câp giấy chứng nhận đầu tư đầu năm mới, có 2 dự án FDI là:
Trung tâm thương mại tổng hợp Lotte Vũng Tàu, với tổng vốn đăng ký 34 triệu USD
và Nhà máy sản xuất phân bón tại khu công nghiệp Phú Mỹ 2, với tổng vốn 27 triệu
USD. Số dự án còn lại thuộc các lĩnh vực Chế tạo giàn khoan dầu khí, du lịch sinh
thái rừng, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất công nghiệp.


II.14. Khu công nghiệp
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có các khu công nghiệp và cụm công nghiệp sau:
• KCN Long Sơn
• KCN Sonadezi Châu Đức (Khu công nghiệp hiện đại nhất Việt Nam)
• KCN Phú Mỹ III (Khu công nghiệp đô thị chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ dành
cho nhà đầu tư Nhật Bản)
• CCN Đá Bạc (Cụm công nghiệp đô thị chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ dành cho
nhà đầu tư Nhật Bản)
• KCN Phú Mỹ I
• KCN Đông Xuyên
• KCN Mỹ Xuân A

16


• KCN Mỹ Xuân A2
• KCN Mỹ Xuân B1- CONAC
• KCN Cái Mép
• KCN Phú Mỹ II
• KCN Mỹ Xuân B1 - Tiến Hùng
• KCN Mỹ Xuân B1 - Đại Dương
• KCN Long Hương
• KCN Đất Đỏ 1
• Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn.
• Đang quy hoạch thêm các khu công nghiệp ở huyện Đất Đỏ.
• Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch 29 cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố trong
tỉnh.

II.15. Giao thông vận tải

• Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau.
Quốc lộ 51A (8 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong những năm tới sẽ có
đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu 6 làn xe song song với Quốc lộ 51A.
• Đường sông: Hệ thống các cảng biển như nêu trên. Từ Vũng Tàu có thể đi Tp HCM
bằng tàu cánh ngầm.
• Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò
khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thành được xây dựng cách
Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km.

17


Tỉnh cũng đang triển khai di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại
thành Vũng Tàu và xây dựng sân bay Gò Găng thành sân bay Quốc Tế kết hợp với
phục vụ hoạt động bay thăm dò và khai thác dầu khí.
• Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của
ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1.435 m sẽ được xây dựng nối
Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên 300 km/g.

II.16. Văn hóa
Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa-Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở
miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan
trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây.
Tỉnh có ngày lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu - Nữ thần
và kết hợp cúng thần biển.
Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9 tháng 9
(âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng chục ngàn
người từ các nơi về tham dự.

II.17. Tốc độ tăng trưởng :

Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt 17,78%. Công nghiệp
- xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005); thương mại – dịch vụ giảm
từ 31,2% (tăng 3,48% so với năm 2005), nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22% so
với năm 2005).
GDP bình quân đầu người năm 2010 không tính dầu thô và khí đốt ước đạt 5.872 đô
la Mỹ (tăng 2,28 lần so với năm 2005)

18


CHƯƠNG III:
CHƯƠNG IV: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
IV.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt 61%, cao hơn tỷ lệ của cả nước là 46%. Tỷ lệ hộ nghèo theo
chuẩn quốc gia ước đạt 1,7%, thấp hơn nhiều so với cả nước. 100% xã, huyện đạt
phổ cập trung học cơ sở, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ huy động số cháu đi
mẫu giáo trong độ tuổi đạt 87,7% và tỉnh đang phấn đấu hoàn thành phổ cập mầm
non cho trẻ 5 tuổi vào cuối năm 2013. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch
đạt 96%. 93% gia đình đạt chuẩn văn hóa.

IV.2. Chính sách phát triển kinh tế
-Phấn đấu đến năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp và cảng biển, đạt tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân 10,8%/năm. GDP bình
quân đầu người đạt 11.500 USD, kể cả dầu khí đạt 15.000 USD [28]. Về cơ cấu kinh
tế, công nghiệp xây dựng 62%, dịch vụ 35%, nông nghiệp 3%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo
theo chuẩn tỉnh từ 21,69% xuống dưới 2,35% (theo chuẩn mới), cơ bản không còn hộ
nghèo theo chuẩn quốc gia. Mức hưởng thụ văn hóa đạt 42 lần/người/năm; 92% gia
đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 92% thôn, ấp đạt chuẩn văn hóa; 99% dân số nông
thôn được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh.

-Định hướng đến năm 2020, trở thành thành phố cảng, đô thị cảng lớn nhất nước
cùng với Hải Phòng, trung tâm Logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm công
nghiệp quan trọng của cả nước. Theo đó, GDP bình quân đầu người dự báo đạt
27.000 USD/người/năm (tương đương thu nhập của các nước phát triển).

19


- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng để đưa tỷ lệ lấp đầy 80 – 100% diện tích cho
thuê đất tại 7 KCN đã được thành lập.
- Thành lập mới một số KCN, ưu tiên thu hút các dự án công nghệ kỹ thuật cao: công
nghiệp dầu khí, cảng biển; công nghiệp bổ trợ để hỗ trợ cho các dự án lớn của quốc
gia và đầu tư nước ngoài.
* Định hướng phát triển
- Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp tỉnh có lợi thế như: công nghiệp khai
thác và chế biến dầu và khí đốt, sản xuất điện và phân đạm, đóng sửa tàu thuyền, chế
biến hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng…
- Hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở một số huyện, thị xã,
thành phố để thu hút đầu tư các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Khuyến khích phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông
thôn, nhất là công nghiệp chế biến, gia công, lắp ráp sản phẩm… với công nghiệp
tiên tiến, không gây ô nhiễm, sử dụng nhiều lao động tại chỗ, và từng bước công
nghiệp hóa nông thôn.
* Giải pháp thực hiện:
- Đầu tư hoàn chỉnh các KCN Đông Xuyên và Phú Mỹ I, phần bên ngoài hàng rào
các KCN, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách.
- Tăng cường công tác xúc tiến thu hút đầu tư
- Xúc tiến việc cấp phép 4 KCN mới: Kim Dinh, Long Hương, Ngãi Giao và KCN
lọc hóa dầu Long Sơn.
- Đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất rắn trong KCN.


20


- Triển khai thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu
dân cư và các công trình phúc lợi công cộng để giải quyết vấn đề nhà ở và sinh hoạt
cho công nhân lao động trong các KCN.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong
các KCN.

IV.3. Chính sách phát triển du lịch
Theo kế hoạch, năm 2015, toàn tỉnh sẽ đón 15,211 triệu lượt khách du lịch, trong đó
có 545 ngàn lượt khách quốc tế.
-Tập trung cho du lịch nghỉ dưỡng
Mục tiêu cơ bản của kế hoạch là đến năm 2020 xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu thành
một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước. Theo đó,
đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh sẽ đưa vào khai thác kinh doanh 50% tổng số dự án
du lịch đã được cấp phép đầu tư với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, văn
hoá kết hợp thể thao, du lịch sinh thái. Đến năm 2020, toàn bộ dự án đầu tư du lịch sẽ
đưa vào khai thác kinh doanh, trong đó có 60 cơ sở đạt chuẩn từ 3-5 sao. 5 trung tâm
du lịch và vùng du lịch được xác định là TP. Vũng Tàu; cụm du lịch Long Hải Phước Hải; cụm du lịch Núi Dinh - Bà Rịa, cụm du lịch Bình Châu - Hồ Linh và cụm
du lịch Côn Đảo. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao, giải trí có thế mạnh
của Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tiếp tục được phát huy để trở thành sản phẩm du lịch đặc
thù; đồng thời tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến
độ xây dựng dự án.
Để thực hiện các mục tiêu trên, công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng được ưu
tiên hàng đầu. Đặc biệt, tỉnh sẽ kêu gọi nhà đầu tư, huy động vốn xây dựng hai cảng
chuyên dùng cho du lịch đã được phê duyệt theo quy hoạch là: Sao Mai - Bến Đình
tại TP.Vũng Tàu và cảng Côn Đảo; hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng phục vụ du lịch sinh
thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu; đầu tư các công trình phụ

21


trợ cho du lịch ở các huyện như trung tâm thương mại, khu hội chợ-hội nghị-triển
lãm, tu bổ các công viên, nhà văn hóa… Đối với huyện Côn Đảo, kế hoạch hành
động xác định phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng và giá trị vườn quốc gia
Côn Đảo, xây dựng Côn Đảo thành một trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế
với các dịch vụ giải trí chất lượng cao. Đối với TP. Vũng Tàu tập trung xây dựng
hoàn thành Chợ Du lịch Vũng Tàu và nâng cấp hạ tầng Bãi Sau để trở thành điểm
đến an toàn, thân thiện, văn minh. Các huyện Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên
Mộc, trong năm 2012 sẽ hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên cơ sở
các cụm du lịch đã được xác định theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai
đoạn 2020 và tầm nhìn đến 2030.

IV.4. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục đẩy mạnh công tác kêu gọi và thu hút đầu tư, đặc biệt là
đầu tư nước ngoài. Bởi vì, chính quyền và nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu luôn xác
định rõ, đầu tư nước ngoài là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như để tạo động lực phát triển. Do vậy, Bà Rịa – Vũng
Tàu sẽ cải thiện mạnh về môi trường đầu tư, thực hiện linh hoạt hơn nữa các chính
sách ưu đãi của địa phương, nhất là đầu tư về hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, giải
tỏa tái định cư … ngoài các ưu đãi theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và
Luật Đầu tư nước ngoài. “Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi đầu tư an toàn và hiệu quả của
VKTTĐPN”, đó chính là thông điệp của Bà Rịa – Vũng Tàu muốn gởi đến các nhà
đầu tư.

IV.5. Chính sách phát triển dịch vụ
* Định hướng phát triển
- Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dịch
vụ như: dịch vụ dầu khí, du lịch, vận tải, cảng biển,…


22


- Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có khả năng tăng đột biến như: dịch vụ cảng,
dịch vụ hỗ trợ KCN, dịch vụ hàng hải, kho bãi, sửa chữa tàu thuyền và các loại hình
dịch vụ mới như: dịch vụ công nghệ viễn thông, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, các
dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, y tế, giáo dục, đào tạo, nhà ở, vui chơi giải trí
… để tạo nên một thị trường dịch vụ đa dạng.
- Tăng tỷ trọng dịch vụ của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Trung
ương trên địa bàn tỉnh
* Giải pháp thực hiện:
- Phát triển mạng lưới thương mại theo hướng lấy Trung tâm thương mại thị xã Bà
Rịa làm khu vực đầu mối để phân phối lưu thông hàng hóa.
- Đầu tư Trung tâm Hội chợ triển lãm; hoàn thành xây dựng: chợ mới Vũng Tàu, tổ
hợp siêu thị – chung cư cao tầng Vũng Tàu; siêu thị bán hàng lưu niệm Vũng Tàu và
các trung tâm thương mại tại Phú Mỹ, huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ.
- Phát triển mạnh dịch vụ vận tải đa phương thức, xây dựng mạng lưới xe buýt vận
chuyển hành khách công cộng từ xã đến trung tâm các huyện, thị.
- Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án đầu tư các ngành dịch vụ gắn với phát
triển cụm cảng như: bốc dỡ hàng hóa, lưu kho bãi, phí cầu tàu, thông tin liên lạc,
cung cấp xăng dầu, nước ngọt …
- Nâng doanh thu dịch vụ cảng tăng hơn 4 lần so với giai đoạn trước và tỷ trọng dịch
vụ cảng chiếm 11% trong cơ cấu dịch vụ.
- Tiếp tục phát triển các dịch vụ dầu khí như: sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền; bảo
dưỡng giàn khoan, sản xuất, cung ứng hóa chất … đưa tỷ trọng dịch vụ dầu khí
chiếm 43% trong cơ cấu dịch vụ.
- Phát triển mạnh, đa dạng các dịch vụ về bưu chính, viễn thông như: thương mại
điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử EDI; thư viện video; cung cấp thông tin theo yêu cầu.
23



- Năm 2010 tỷ lệ gia đình có điện thoại đạt 80%, mật độ thuê bao Internet 4,87/100
dân, số người sử dụng Internet đạt 50%, các trường học, bệnh viện, cơ quan, doanh
nghiệp và các xã trong tỉnh sử dụng Internet đạt 100%...
- Tạo điều kiện hỗ trợ, thu hút các ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn, có uy tín mở các
chi nhánh hoạt động tại tỉnh.
- Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trừ dầu khí chiếm 30 – 32%.

IV.6. Chính sách phát triển thủy sản:
- Bảo vệ các nguồn lợi hải sản, tăng cường và hiệu quả khai thác xa bờ.
- Khuyến khích đầu tư phát triển các loại tàu có công suất lớn.
- Đầu tư mới các cơ sở chế biến hải sản có công nghệ hiện đại tại làng cá Gò Găng
phối hợp với việc di dời các cơ sở chế biến hải sản tại các đô thị sang Gò Găng.
- Phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản gắn với sản xuất nông nghiệp, thủy lợi và
bảo vệ môi trường, cảnh quan.
- Đa dạng hóa các sản phẩm hải sản chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

IV.7. Chính sách phát triển xuất khẩu:
- Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.
- Tập trung đầu tư cho công nghiệp chế biến nông, hải sản xuất khẩu nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường xuất khẩu vào các thị trường EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga.
* Giải pháp thực hiện:
- Khuyến khích và huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài để tăng thêm các sản phẩm xuất khẩu mới.
24


- Hình thành cơ sở sản xuất hải sản xuất khẩu có công suất lớn, máy móc thiết bị và

công nghệ sản xuất hiện đại.
Mục tiêu tổng quát
“Phấn đấu xây dựng, phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp
mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế vào thời kỳ 2010
– 2015; là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản của khu
vực và cả nước; nâng cao rõ rệt chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo đảm vững
chắc về quốc phòng và an ninh.”

IV.8. Chính sách hệ thống cảng biển:
* Định hướng phát triển:
- Tập trung phát triển đồng bộ hệ thống cụm cảng Thị Vải – Cái Mép.
* Giải pháp thực hiện:
- Tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện đầu tư các dự án lớn của Trung ương
như: cảng quốc tế Thị Vải – Cái Mép (bến tổng hợp) dài 600m; Cảng quốc tế Thị Vải
– Cái Mép (bến Container Cái Mép hạ) dài 600m; Cảng Thương mại – dịch vụ dầu
khí tại Bến Đầm 160m, bến Container Cái Mép thượng (Tân Cảng) dài 600m, cảng
Sài Gòn tại Cái Mép (Container) và Thị Vải (tổng hợp) dài 1.200m, cầu cảng nhà
máy đóng tàu Ba Son tại Cái Mép dài 700m.
Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, mạnh mẽ về kinh tế biển
Chiếm 0,6% diện tích tự nhiên, trên 1% dân số cả nước nhưng hằng năm, Bà Rịa
-Vũng Tàu cung cấp 40% sản lượng điện quốc gia, tạo ra 11% GDP và đóng góp trên
30% tổng thu ngân sách nhà nước. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đề ra mục tiêu:
"Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển vào
đầu thời kỳ 2010 - 2015".

25


×