Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phát triển dịch vụ thăm quan du lịch ở bà nà ,thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.1 KB, 21 trang )

Mục Lục
Trang
Chương I: Cơ sở lý luận..........................................................................................2
1.1 Khái niệm về du lịch.................................................................................2
1.2 Các nhân tố , vai trò của du lịch................................................................3
1.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở Bà Nà.............................6

Chương II: Tiềm năng và thực trạng ở khu du lịch Bà Nà Hills........................6
2.1Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng.....................................................6
2.2 Các đặc điểm tự nhiên của Bà Nà Hills .....................................................8
2.3 Tiềm năng du lịch ở Bà Nà.........................................................................9
2.4 Thực trạng phát triển du lịch ở Bà Nà......................................................11
2.5 Những thuận lợi và khó khăn của khu du lịch Bà Nà...............................15
Chương III: Những định hướng, giải pháp phát triển khu du lịch sinh thái Bà
Nà Hills...................................................................................................................16
3.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Bà Nà Hills.....16
3.2 Một số giải pháp phát triển DLST tại khu du lịch Bà Nà Hills..............16


Chương I: Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm về du lịch
- Theo WTO: Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công
vụ và nhiều mục đích khác.
- Theo tổng cục du lịch ( pháp lệnh du lịch) : Du lịch là hoạt động của
con người ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch có thể
hiểu một cách tổng quát là tổng hợp các quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của một du khách nhằm thoả mãn


các nhu cầu khác nhau với mục đích hoà bình hữu nghị.
1.2
1.2.1

Các nhân tố , vai trò của du lịch
Các nhân tố
-

Nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch:
+ Quỹ thời gian rảnh dỗi của dân cư
+ Các nhân tố kinh tế
+ Nhân tố thu nhập cá nhân
+ Định giá theo chất lượng dịch vụ cho các tour du lịch
+ Định giá đồng nội tệ ở mức thấp ở những nước đang phát triển
+ Sự giảm giá

+ Các nhân tố dân cư : tuổi tác , nơi ở , giới tính , trình độ học vấn ,hoàn
cảnh gia đình , số lượng con cái


+ Các nhân tố xã hội :
. Nhóm nhân tố du lịch theo xu hướng du lịch cá nhân : động cơ và
tâm lý đi du lịch , nghề nghiệp , lứa tuổi ,…
. Nhóm nhân tố cản trở du lịch: khoảng cách về kinh tế , khoảng cách
về giá cả , văn hóa , chất lượng nới đến, tính mùa vụ du lịch tại nơi đến
-

Nhân tố ảnh hưởng đến cung du lịch
+ Nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên( yếu tố địa hình , khí hậu , kì quan ,
…) là yếu tố cơ bản nhất tạo ra khả năng cung ứng du lịch của một vùng

+ Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa – nhân văn( lòng hiếu khách ,
phong tục tập quán , di sản văn hóa, kiến trúc địa phương,lễ hội , ẩm thực ,
…) giữ vai trò đón tiếp du khách , gấy ấn tượng trong long du khách
+ Cơ sở hạ tầng du lịch ( các công trình xấy lắp ngầm – hệ thống cáp
điện , nước thải ,… các công trình xây lắp nổi đường cao tốc , sân bay,.. các
khu nghỉ mát , trang thiết bị phòng ngủ ..
+ Các loại hình vận chuyển , phương tiện đi lại cho du khách( đường
không , đường bộ , đường thủy)
+ Nguồn nhân lực du lịch

1.2.2. Vai trò của du lịch
Vai trò du lịch đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một
hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một
nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt
kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều
nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ
nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch.
Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có
những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh,
chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là tiêu
dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng.
Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không thể so
sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia một cách
tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm
du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các



khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo
theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên
ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào
đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi
hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà
ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối
quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong
nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có
chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi
các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện
đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của
du khách.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi
của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch,
làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ
tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong
phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền
tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém
phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm.
Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du
lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần
gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
Vai trò của du lịch đối với môi trường
- Du lịch góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, cụ thể là:
. Du lịch làm tăng giá trị kinh tế, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên

thiên nhiên: rừng, mặt nước, cảnh quan...
. Du lịch góp phần khai thác tốt hơn, có hiệu quả hơn các không gian, cảnh
quan thiên nhiên: hang động, núi đá, suối, sông, suối ngầm; làm đẹp thêm, làm


giàu thêm các cảnh quan thiên nhiên bằng các đầu tư mới, làm phong phú thêm các
không gian du lịch do các bổ sung đầu tư du lịch.
. Du lịch thúc đẩy việc nghiên cứu, phát hiện, công nhận thêm các vườn
quốc gia, các khu bảo tồn mới; tăng cường đầu tư xây dựng thêm các khu vui chơi,
khu giải trí mới.
- Du lịch làm tăng khối lượng và chất lượng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên:
. Đầu tư của du lịch góp phần làm giàu rừng tự nhiên thông qua các dự án
trồng rừng bổ sung rừng nghèo, khoanh nuôi, tái sinh rừng suy kiệt. Du lịch đầu tư
có việc mở rộng diộn tích rừng nhân tạo ở những khu du lịch trọng điểm.
. Du lịch góp phần làm giàu đa dạng sinh học, làm phong phú thêm các hệ
sinh thái bằng cách bổ sung các loài thực vật và động vật mới.
Ở những vùng du lịch trọng điểm, quy hoạch phát triển du lịch góp phần nâng cao
giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị các cảnh quan đặc sắc và
đặc hữu.
. Du lịch góp phần làm thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên
theo hướng tạo thêm những giá tri mới, tăng thêm những giá trị hiện có của tài
nguyên.
- Du lịch góp phần nâng cao giá trị tài nguyên - môi trường
. Giá trị của đầm phá, khu rừng được tăng lên rất nhiều lần vì cùng với sự
phát triển của du lịch, người ta thấy thêm giá trị cảnh quan, giá trị nghỉ ngơi, thư
giãn cho khách du lịch.
. Du lịch làm tăng giá trị những cảnh quan bình thường, mà đối với người
dân tại địa phương, hầu như không quan tâm tới các giá tri đó có như các miệt
vườn, các tràm chim, các lối mòn trong rừng, rặng san hô...

Vai trò của du lịch đến xã hội
- Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.
hàng năm, ngành du lịch tạo ra thêm 15.000 - 20.000 chỗ làm việc trực tiếp trong
các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch.
- Sự phát triển du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến
các thành phố vì ngành du lịch giúp cho người dân ở vùng nông thôn kiếm được
việc làm với thu nhập khá cao ngay trên quê hương họ.
- Sự phát triển du lịch nội địa góp phần đáp ứng được nhu cầu tinh thần của
người dân, tăng cường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng


cao chất lượng cuộc sống. Du lịch có vai trò phục hồi sức khỏe và tăng cường năng
lực cho người dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh
tật, kéo dài tuổi thọ và tăng cường khả năng lao động của con người
- Du lịch là công cụ giảm nghèo khá hiện hữu. Tại các nơi phát triển du lịch,
cư dân địa phương có cơ hội tìm được việc làm với thu nhập cao hơn, hơn nữa
người dân có thể phát triển các nghề dịch vụ, tiêu thụ được các sản phẩm nông
nghiệp, thủ công mỹ nghệ với giá cao hơn, các giá trị văn hoá bản địa được khai
thác tạo ra thu nhập lớn. Người dân cũng có cơ hội được đào tạo nghề, được hưởng
thụ hạ tầng kỹ thuật tốt... tất cả những yếu tố đó góp phần nâng cao thu nhập, cải
thiện sinh kế cho dân địa phương.
- Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn. Thông qua du lịch,
mọi người hiểu nhau hơn, nhờ vậy, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Điều này
rất dễ nhận thấy ở lứa tuổi thanh niên ở những cơ quan xí nghiệp có chế độ làm
việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền v.v...
- Những chuyến đi du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, cấc công trình
văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi
tiếp xúc trực tiếp với các thành tựu văn hóa của dân tộc, được sự giải thích cặn kẽ
của hướng dẫn viên, khách du lịch sẽ thực sự cảm nhận được giá trị của các di tích
rất gần gũi mà thường ngày họ không để ý đến.

- Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái, cảnh quan của một vùng,
một địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
1.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở Bà Nà

• Tài nguyên du lịch ở đây còn hạn chế nên chưa thu hút được nhìều du khách
trong nước và quốc tế.
• Khí hậu thay đổi thất thường do đó ảnh hưởng đến sự vận hành của cáp treo
• Không có những công trình vui chơi giải trí.
• Các dịch vụ du lịch chưa được hoàn thiện


Chương II: Tiềm năng và thực trạng ở khu du lịch Bà Nà Hills
2.1. Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng
Là khoản sính lễ của Vua Chế Mân trong đám cưới lịch sử với công chúa
Huyền Trân đời Trần vào năm 1306 - vùng đất tuyệt đẹp này nằm ngay d ưới
chân Hải Vân quan hùng vĩ - lúc đó thuộc Châu Amarâvati, lãnh thổ nam Châu
Lý của Vương quốc Chămpa. Đến năm 1471, vùng đất này chính thức được
nhập vào Đại Việt và có tên là Hàn thị, cửa khẩu của Hàn thị gọi là Cửa Hàn,
là một trong những cửa biển quan trọng phía Nam nước Việt. Người Pháp đến
Đà Nẵng từ thế kỷ XVII. Ban đầu là các nhà truyền giáo, thứ đến là đặt quan
hệ làm ăn buôn bán.
Bà Nà Hills những trang sử thi hùng tráng trong các cuộc chiến tranh thần
thánh bảo vệ Tổ quốc. Bước đi của Đà Nẵng song hành với những bước đi gian
nan của dân tộc cho đến ngày toàn thắng 30.4.1975; ngày mà lá cờ Quyết chiến
- Quyết th ắng của quân và dân ta tung bay trên nóc tòa thị chính. Ngày nay,
Đà Nẵng đã trở thành thành phố lớn nhất miền Trung Việt Nam, ở vào vị trí
trung độ của cả nước, có những lợi thế đặc biệt về địa lý, giao thông, hạ tầng
cơ sở và nhân văn... Trở thành một thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng

được tiếp thêm nguồn sức mạnh mới, vươn lên một vị trí mới, một tâm thế
mới và dĩ nhiên, cả những dự định, những ước mong, những hoài bão mới...Đà
Nẵng đã có một lịch sử oai hùng. Đà Nẵng đang có một hiện tại sục sôi. Đà
Nẵng sẽ có một tương lai tươi sáng. Ánh sáng rực rỡ của quá khứ cùng với vẻ
đẹp huy hoàng của tương lai đầy hấp dẫn. Thế nhưng, những gì mà Đà Nẵng
đang chứng minh trong hiện tại mới đủ sức thuyết phục mọi người. Với mức
tăng trưởng liên tục và khá ổn định, gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống
xã hội, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành ph ố liên tục tăng qua các
năm, mức sống dân cư được nâng cao, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được
chỉnh trang, các loại hình dịch vụ về khoa học công nghệ, đào tạo, y tế, giáo
dục được cải thiện. Không chỉ có vậy, Đà Nẵng còn là thành phố của du lịch,


thành phố của những di tích và của những danh lam thắng cảnh. Do nằm trong
một địa hình đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả... Đà Nẵng
mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng. Có cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi
cao và cái mênh mông, trữ tình của biển cả; có cái mềm mại, nhỏ nhắn của
sông ngòi và cũng có những góc khuất, những đường vòng của đèo cao; có cái
thơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông và cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ
của phố xá, của những tượng đài, cao ốc bằng bê tông cốt thép
Bà Nà Hills Khởi từ thuở ban sơ để đi đến ngày nay, Đà Nẵng đã v ượt qua
những chặng đường dài. Bao thế hệ đã dày công vun đắp để có một Đà Nẵng
như ngày hôm nay. Đã từng thấp thoáng bao người Hoa, người Nhật, đã từng
in dấu giày của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, đã từng chịu ảnh hưởng của
dấu ấn Pháp, Hoa Kỳ... nhưng Đà Nẵng từ xưa đến nay vẫn là một thành ph ố
Việt Nam, một thành phố của miền Trung Việt Nam, mang trong dòng máu nó
tất cả những đặc trưng vừa đa dạng, vừa nhất quán của vùng duyên hải này. Đà
Nẵng dịu dàng với tất cả mọi người, Đà Nẵng thân thiện với tất cả m ọi ng ười,
Đà Nẵng mến yêu với tất cả mọi người.



2.2. Các đặc điểm tự nhiên của Bà Nà Hills
2.2.1. Vị trí địa lí
Núi Bà Nà toạ lạc 1 khu vực thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh,
huyện Hòa Vang, Núi Chúa có độ cao 1487 m so với mực nước biển. Bà Nà được
coi là “lá phổi xanh”, là “hòn ngọc quý” về khí hậu mà thiên nhiên ban tặng cho
Đà Nẵng.
2.2.2. Khí hậu
Rặng núi này có chế độ khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm
khoảng 15-20o C cao nhất chỉ đến 22 – 25 o C, còn về đêm, nhiệt độ trung bình
về đêm khoảng 15 – 17o CỞ Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng
biệt trong một ngày: sáng - xuân, trưa - hạ, chiều - thu, t ối - đông và khác với
Đà Lạt là không bị ẩm ướt vì các cơn mưa nhỏ. Đặc biệt khi cơn mưa xuất
hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn
khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ. So với Tam
Đảo, Đà Lạt, Bà Nà có ưu thế hơn về tầm nhìn toàn cảnh. Từ trên những mỏm
núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành
phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh t ận chân trời
2.2.3. Sinh thái
Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm
và độ ẩm càng tăng.
- Hệ thực vật đa dạng và độc đáo với khoảng 136 họ, 379 chi và hơn 543 loài (có
251 loài cây thuốc).
- Hệ động vật: 256 loài động vật có xương sống (61 loài thú, 178 loài chim và 17
loài bò sát .Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên


nhiên, đối tượng bảo vệ và là rừng nhiệt đới gồm nhiều loại động thực vật quý
hiếm cần được bảo vệ như trầm hương, gụ lậu, sến mặt, thông chàng, trĩ sao, gấu
đen Châu Á, vượn má hung... Bà Nà có nhiều khu rừng nguyên sinh được phân bổ

theo các sườn dốc khá hiểm trở.
2.3 Tiềm năng du lịch ở Bà Nà
2.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Suối Mơ:
Suối mơ cách khu nghỉ mát Bà Nà 2km về hướng đông, con suối gắn liền với sự
hoang dã và truyền thuyết rất đẹp. Chuyện kể rằng, ngày xưa, các nàng tiên thường
đến nô đùa nơi đây, mải ngắm cảnh đẹp mà quên về trời, để lại những mái tóc dài
vắt từ độ cao 700 mét tạo thành thác Mơ huyền thoại và hùng tráng. Thác nước để
quanh năm, như những mái tóc của những nàng tiên vắt qua 9 tầng đá, tạo nên một
vẻ đẹp, một địa chỉ du lịch hấp dẫn cho người dân Tp Đà Nẵng nói riêng và du
khách trong nước cũng như quốc tế nói chung. Đến với Suối Mơ là đến với thế giới
hoang dã của đại ngàn rừng xanh và suối sâu. Hệ động thực vật ở đây gồm rừng
nguyên sinh, rừng già, thảm thực vật hầu hết là rừng già và cây họ dầu là chủ yếu.
Đầu tiên bạn sẽ ngắm hồ Thùy Dương, tại đây bạn có thể nghe tiếng suối reo, tiếng
lá rơi như tiếng trò chuyện của các nàng tiên thuở nào, hòa lẫn với tiếng chim kêu
vượn hú, tất cả như một bản nhạc hòa tấu trữ tình, sẽ cho bạn quên đi những toan
tính vụn vặt của cuộc sống đời thường, chỉ còn lại trong bạn cảm giác dìu dịu của
hương hoa núi rừng, của mùi mật ong thoang thoảng, tất cả làm thành một mùi
hương, hương của núi rừng, lan tỏa nhẹ nhẹ vấn vít đôi chân bạn trong đoạn đường
1km từ hồ Thùy Dương đưa bạn đến với thác Mơ hay còn gọi là thác Tóc Tiên.
+ Vài nét về suối Mơ:
Từ trên núi Bà Nà chảy xuống, dòng nước này bắt nguồn từ mạch nước ngầm từ
trên núi nên suối chảy 4 mùa, giẫu cho cái nắng cháy của miền Trung có thiêu đốt
vạn vật và làm khô cạn các dòng nước thì Suối Mơ vẫn luôn chảy tụ lại, ung dung,
dào dạt, làm dịu cái nóng cho bạn khi trầm mình, ngâm mình trong con suối này.
Hai bên bờ suối, các vách đá dựng đứng, cùng với những cây cọ dầu có tuổi càng
tạo cho Suối Mơ một vẻ đẹp hoành tráng, như mời mọc, như thôi thúc, giục dã du
khách 4 phương tìm về dẫu chưa một lần có bản tay con người chạm vào, không có
dịch vụ, chỉ có một lối đi và những tay vịn nhỏ mà Ban Quản Lý Khu Du Lịch Bà



Nà – Suối Mơ đã tạo ra cũng không đủ chứa lượng khách tìm về Suối Mơ ngày
một nhiều, có 3000 đến 4000 lượt khách/ngày trong những ngày lễ và chủ nhật.
Ở giữa dòng suối, những tảng đá cuội đã như có sự sắp xếp của tạo hóa, xếp
thành bậc, thành bàn thích hợp cho khách ngồi nghỉ hoặc dùng các bữa ăn tạm.
Trên lưng chừng đồi, tiếng hát du dương của những người trồng rừng, cùng với
tiếng đàn của du khách và tiếng gió vi vu từ sau thẳm đại ngàn vọng về, tiếng vỏ
cây tếch tán, quyện với hương thơm của núi rung, tạo nên một khung cảnh thơ
mộng, mệ say và lưu luyến, tưởng như không thể rời xa.
2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
- Bà Nà có khí hậu miền ôn đới rất giống với Đà Lạt. Mọi người cảm nhận một
chút rét vào buổi bình minh hay khi hoàng hôn buông xuống. Buổi trưa có chút
nắng le lói nhưng êm dịu chỉ vừa đủ sưởi ấm. Thời tiết thay đổi nhưng mây luôn
bao phủ cả ngày. Bà Nà có một đặc điểm mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Đó
là mây chỉ nằm ở lưng chừng núi, trong khi trên đỉnh cao luôn quang rạng. Do đó
tài nguyên du lịch nhân văn ở đây đa dạng phong phú, trong đó có hệ thống cáp
treo Bà Nà và các khu vực nghỉ mát của binh lính Pháp đã xuất hiện từ đầu thế kỷ
20 mà hiện giờ tồn tại qua các phế tích giữa rừng, ngày nay các ngôi biệt thự, nhà
nghỉ đã được xây dựng lại và xuất hiện trong các khu resort: Bà Nà by night, Lê
Nim, Biệt thự Hoàng Lan. Và trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng vẫn
đang tiếp tục khôi phục và xây dựng một số biệt thự cổ, khu văn hóa phật giáo,
hầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, sân cầu lông.
- Hệ thống cáp treo ở Bà Nà đảm bảo an toàn,ngồi trên cáp treo du khách có thể
ngắm những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho Bà
Nà. Hệ thống cáp treo Bà Nà đã được công nhận là kỉ lục thế giới về độ dài cáp
treo. Tuyến cáp treo có 22 trụ với 94 cabin, treo ). Tổng số vốn đầu tư cho công
trình phục vụ du khách này lên đến gần 300 tỷ đồng. Ngồi trên cáp treo, công suất
phục vụ 1500 khách/giờ và được xây dựng theo tiêu chuẩn của hiệp hội cáp treo
châu Âu với công nghệ của Áo ( quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ cáp du
khách sẽ có cơ hội ngắm cảnh rừng nguyên sinh từ trên cao và thấy rõ mồn một

những con thác, dòng suối nhỏ nằm vắt vẻo lưng chừng núi như những dải lụa
mỏng. Tuyến cáp treo này theo nhận định của các chuyên gia, là tuyến cáp treo một
dây dài nhất thế giới với độ dài 5042,62m và có độ cao chênh lệch giữa hai ga tới
1291,81m với độ dốc bình quân gần 30 độ. Du khách sẽ mất khoảng 15 phút để lên
đỉnh Bà Nà bằng cáp treo với giá vé bình quân dành cho người lớn là 150000 đồng.
- Trên đỉnh Bà Nà khí hậu mát mẻ quanh năm và là nơi nghỉ dưỡng, du lịch khá lý
tưởng. Khi tuyến cáp treo đi vào hoạt động, du lịch ở đây chắc chắn sẽ rất phát


triển. Nhiều hạng mục công trình phục vụ du lịch đang được hoản tất để ngày càng
đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của du khách.
- Chùa Linh Ứng: nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu Du lịch sinh thái Bà Nà với độ
cao gần 1500m, cách trung tâm thành phố hơn 30km. Đây là ngôi chùa đặt ở vị trí
cao nhất trong ba chùa linh ứng. Chùa được khánh thành vào ngày 5/3/2004 với
kiến trúc có những nét giống với chùa Tam Thai Nước Non với khoảng sân rộng
được lót bằng đá. Những nét chạm trổ, kiến trúc đều thể hiện nghệ thuật cao. Phía
trước chùa có một cây thông rất đặc biệt với 3 loại lá khác nhau. Đặc biệt, chùa có
một bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27m màu trắng. Xung quanh đế tượng có
8 mặt thể hiện 8 giai đoạn của cuộc đời Đức Phật. Chùa còn có Vườn Ngự Uyển –
tưởng trưng cho nơi Đức Phật thuyết giáo lần đầu tiên. Từ thành phố Đà Nẵng vào
những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng trắng toát này nổi bật trên cái nền
xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà-Núi Chúa. Và cũng bởi chùa này nằm ngày
trên đỉnh Bà Nà nên đứng tại chùa thì ban ngày có thể nhìn thấy thành phố Đà
Nẵng mờ ảo trong sương mờ và về đêm thì lộng lẫy, nguy nga.
2.4 Thực trạng phát triển du lịch ở Bà Nà
2.4.1 Tình hình khai thác để phục vụ du lịch ở Bà Nà
- Thành phố Đà Nẵng đang đầu tư và phát triển khu du lịch Bà Nà, với nhiều dự án
lớn rong đó có các dự án nâng cấp các điểm du lịch tham quan và giải trí. Trong đó
một số biệt thự tại khu du lịch Bà Nà đã được trùng tu lại với đầy đủ tiện nghi và
dịch vụ hiện đại sẵn sàng phục vụ du khách. Nhiều khu biêt thự của nhà nước cũng

như tư nhân đã được xây dựng tại đây, đủ sức đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
mát của du khách. Đặc biệt hệ thống cáp treo hiện đại sẽ đưa quý khách từ đồi
Vọng Nguyệt, ẩn hiện trong mây và băng qua khu rừng nguyên sinh bên dưới để
đến trung tâm du lịch Bà Nà. Bên cạnh đó còn xây dựng các khu lưu trú và nghỉ
dưỡng để phục vụ du khách một cách tối đa và làm hài long du khách. Các dịch vụ
vui chơi giải trí được làm mới lạ để thu hút du khách một cách tối đa và làm hài
long du khách. Ban đêm quang cảnh Bà Nà rất thú vị, bạn sẽ được uống rượu cần,
sinh hoạt văn nghệ bên ánh lửa trại bập bùng trong thời tiêt se lạnh ngay giữa mùa
hè. Mọi nỗi lo toan của cuộc sống dường nhưu tan biến mà chỉ còn lại con người
cùng hòa mình giữa thiên nhiên mênh mông.
- Hàng năm, vào dịp trung tuần tháng 7 sẽ diễn ra “ Liên hoan du lịch gặp gỡ Bà
Nà” được tổ chức với nhiều hoạt động vui nhộn và hấp dẫn như thi rước kiệu, kéo
co.
- Các khách sạn, nhà nghỉ được thiết kế hài hòa với khung cảnh thiên nhiên và


trang thiết bị máy hiện đại như khách sạn Hoa Rừng, Hoàng Lan, Mimosa giá
phòng từ 150000-500000đ/phòng/ngày đêm.
- Ngoài ra Bà Nà còn có các dịch vụ thể thao như tennis, bida, bóng bàn
2.4.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch tại Bà Nà
- Ở độ cao gần 1.500 mét so với mực nước biển, nằm trong rừng nguyên sinh nên
một ngày Bà Nà trải qua khí hậu 4 mùa: sang xuân, trưa hạ, chiều thu và tối đông.
- Điểm đạc biệt là Bà Nà rất gần thành phố, cách trung tâm dô thị 30km. trên đỉnh
Bà Nà không gian thoáng đãng, khí hạu ôn hòa, trong lành, núi rừng Trường sơn
trùng điệp ở phia tây và cả thành phô biển Đà Nẵng lấp lánh đủ sắc màu.
- Các dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực, nghỉ dưỡng trên đỉnh Bà Nà rất phong phú.
- Cơ sở vật chất ở Bà Nà đầy đủ với chất lượng khác nhau nhằm phục vụ mọi dối
tượng khách. Có các nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn quốc tế như:





Bà Nà hills
Bà Nà Hills mountain resort được xây dựng nhằm phục hồi, tôn tạo lại một
khu du lịch đã từng một thời vang bóng với những cái tên đã đi và lịch sử
như Morin hotels, Morin restaurant… Cùng với một hệ thống hạ tầng, trang
thiết bị hiện đại mang đến cho quý khách một môi trường tự nhiên, văn hóa
thời thuộc địa kế hợp tín ngưỡng phật giáo Việt Nam.
Bà Nà Bynight:
Nằm tại trung tâm Núi Chúa và đồi Vọng Nguyệt. khu du lịch có không gian
rộng, phong cảnh hữu tình, chỗ đậu xe an toàn và rộng rãi. Khu du lịch có 50
phòng ngủ được trang bị hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và nội địa.
ngoài ra khu du lịch còn có 1 phòng họp có sức chứa 200 chỗ và 1 nhà hàng
phục vụ các món ăn quốc tế và Việt Nam.


2.4.3. Những ảnh hưởng của việc sử dụng khu du lịch Bà Nà đối với tự nhiên:
a- Ảnh hưởng tích cực
Do ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ khu du lịch và môi trường sinh
thái toàn khu vực nên Ban quản lý Bà Nà Hills rất quan tâm tới công tác bảo vệ
môi trường, tuyên truyền cho du khách bỏ rác đúng nơi quy định… Ngoài ra, để
bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn không gian rừng nguyên sinh Bà Nà, Ban quản lý luôn
quan tâm tới vấn đề thu gom rác để bảo đảm vệ sinh môi trường và rừng nguyên
sinh được bảo hộ nguyên trạng. Chính sách bảo vệ môi trường ở đây đang chuyển
dần từ quy định sang khẩu hiệu, tự giác thực hiện. Đây được xem như mục tiêu
phát triển bền vững, dài hạn của toàn khu du lịch và được phát triển sâu hơn dưới
nhiều hình thức và cách thức khác nhau, biểu hiện như việc: khách sạn Mercure Bà
Nà Hills French Village vừa nhận giải thưởng kép tại lễ trao giải The Guide
Awards 2015 – 2016, khách sạn hướng tới các hoạt động bảo vệ môi trường bền
vững, tái chế các loại xà phòng đã qua sử dụng để bán gây quỹ cho trẻ em nghèo

hay mở quán café “Le Planet 21” mang thông điệp bảo vệ môi trường. Thêm vào
đó khu du lịch còn góp phần bổ sung thêm các vẻ đẹp cảnh quan nhờ các dự án xây
dựng thêm các vườn cây, vườn hoa, công viên, thác nước nhân tạo, tạo môi trường
sống bền vững ổn định, có sự chăm sóc chu đáo của con người cho một bộ phận
động vật tự nhiên bằng việc tạo thêm thức ăn, chăm sóc đặc với những loài động
vật quý hiếm hoặc đang gặp sự cố về sức khỏe. Ngoài ra hoạt động khu du lịch
cũng tạo thêm ngân sách phục vụ cho công tác kiểm lâm, bảo vệ rừng. Tăng hiệu
quả sử dụng đất đối với những quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu quả.
b- Ảnh hưởng tiêu cực
Không thể phủ nhận vai trò khi hoạt động của Bà Nà nhưng chúng ta cũng cần
khẳng định rằng việc xây dựng Bà Nà đã tác động mạnh đến tự nhiên theo một
cách tiêu cực khác. Ít nhất việc xây dựng Bà Nà đã làm mất đi một diện tích lớn
rừng nguyên sinh-môi trường sinh sống và phát triển của rất nhiều loài động thực
vật do việc xây dựng các cơ sở hạ tầng: nhà ở, khách sạn, hệ thống cầu đường, việc
phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt
lở),…Và việc đây là khu du lịch rộng, lượng du khách trong và ngoài nước lớn nên
công tác thực hiện quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm cũng trở nên khó kiểm soát,
dễ tích tụ nhiều nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường. Tuy được coi là
ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua
phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, gây hại cho cây cối, động vật hoang
dại. Một số hoạt đông thái quá của du khách như bẻ cành, vặt hoa, săn bắn động


vật, vứt rác bừa bãi,…cũng là nguyên nhân đáng nói về sự giảm sút chất lượng
cũng như số lượng của hệ sinh thái quanh khu du lịch. Ngoài ra việc sử dụng năng
lượng như thắp sáng, vận hành máy móc đôi khi lãng phí gây ảnh hưởng đến tài
nguyên thiên nhiên.
2.4.4 Xây dựng kế hoạch sử dụng Bà Nà để phục vụ du lịch
- Năm 1986, Bà Nà được Chính Phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối
tượng bảo vệ là rừng nhiệt đới với nhiều loài động vật quý hiếm. Nhận thức được

những lợi thế, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định quy hoạch và giao
cho Sở Du lịch Đà Nẵng khai thác để xây dựng Bà Nà thành khu thăm quan du lịch
sinh thái và nghỉ dưỡng trên nền tảng những khu biệt thự cũ trước đây. Địa danh
này dần được khôi phục và đi vào hoạt động ổn định. Tại Bà Nà thường xuyên tổ
chức các đêm lửa trại, thưởng thức các đặc sản vùng núi và cung cấp lều bạt nếu
du khách có nhu cầu đu dã ngoại. Từ đồi Nguyệt Vọng du khách có thể sử dụng hệ
thống cáp treo để tới khu trung tâm. Đây là hệ thống cáp treo hiện đại nhất Đông
Nam Á.
- Theo ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Đà Nẵng cho biết. Khu du lịch Bà
Nà đã, đang, và sẽ phát triển trở thành đài tàu của miền trung. Bà Nà không những
mang lại lợi ích kinh tế to lớn mà nó còn mang lại những lợi ích xã hội. Đem lại
việc làm cho rất nhiều lao động trong ngành du lịch cũng như lao động xã hội
ngoài ngành tham gia đóng góp xây dựng có sơt vật chất kĩ thuật.
- Du khách đến với Bà Nà không chỉ có được những khám phá thú vị của vùng
sinh thái độc đáo, được nghỉ dưỡng trong điều kiện lý tưởng mà còn được tham gia
vào những hoạt động hết sức lý thú và thiết thực. Du khách sẽ luôn cảm thấy ấm
lòng bởi sự chân tình và mến khách ở nơi đây để rồi chia tay, họ luôn ngoái đầu
nhìn lại và hẹn sẽ quay lại.
- Hiện nay, tại Bà Nà có 3 khu vực khau thác dịch vụ du lịch chính là Trung tâm
Du lịch Bà Nà - Danatour, Khu nghỉ mát BaNa by night và khu biệt thự Lê Nim.
Tất cả các khu đều có đầy đủ các dịch vụ khép kín, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải
trí, thể thao, hướng dẫn, vận chuyển với giá cả phù hợp với từng đối tượng.
- Năm 2006, Ban quản lý khu Du lịch Bà Nà - Suối Mơ có kế hoạch đẩy mạnh xúc
tiến đầu tư xây dựng một số sản phẩm loại hình du lịch sinh thái, bảo vệ môi
trường để khau thác hiệu quả, bền vững. Hiện nay, khu du lịch là một trong những
điểm du lịch được vùng Nord Pas de Clais của Pháp ưu tiên tài trợ, bởi đây là khu
du lịch từ xa xưa đã có dấu ấn của Pháp xây dựng.


- Dự án quy hoạch tổng thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ tập trung quy hoạch về

giao thông, quy hoạch về bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, quy hoạch về
kiến trúc và môi trường với nguồn kinh phí 70000 Euro. Như vậy, cơ hội đã đến
cho Bà Nà, vấn đề là chúng ta triển khai các chương trình nhú thế nào để không
ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường khu bảo tồn, mà vẫn thu hút được du khách
đến tham quan ngày càng đông.
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của khu du lịch Bà Nà
2.5.1 Thuận lợi


Bà Nà có khí độ cao gần 1.500m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ
quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 17-20ºC, rất thích hợp cho khu nghỉ
dưỡng.



Vị trí gần thành phố Đà Nẵng, chỉ cách trung tâm thành phố 30km, đi lại dễ
dàng.



Quang cảnh lý tưởng có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn.



Có nhiều nguồn tài nguyên đặc trưng ,phong phú như một số loài động vật
quý hiếm, nhiều loài thực vật của rừng sinh thái thuận lợi cho phát triển du
lịch tham quan. Đặc biệt có nguồn cây dược liệu quý hiếm và phong phú.




Có hàng loạt các cao nguyên bé nhỏ, rất thuận lợi cho việc xây dựng các khu
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,...



Có khu rừng sinh thái rộng lớn tạo không khí trong lành, thuận tiện cho việc
mở rộng cơ sở hạ tầng cần thiết.



Khu du lịch có hệ thống cáp treo được tổ chức Guinness ghi nhận 2 kỷ lục
thế giới.



Khu du lịch nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền địa
phương và nhà nước.

2.5.2 Khó khăn


Các điểm tham quan du lịch còn chưa khai thác hết, chưa đáp ứng được hết
nhu cầu của khách hàng.




Giao thông vận chuyển bằng ô tô đôi khi tạo cảm giác không an toàn cho
khách hàng, hàng rào bảo vệ chưa được xây dựng, nhiều công trình đang thi
công ảnh hưởng tới việc đi lại.




Vận chuyển bằng cáp treo mỗi lúc trời có giông, sét gây ảnh hưởng đến chất
lượng chuyến đi của khách du lịch.



Vào những tháng cao điểm thì số phòng khách sạn, nhà hàng tại đây không
đáp ứng hết được số lượng khách.



Thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí vào ban đêm để phục vụ khách lưu trú
qua đêm tại khu du lịch.


Chương III: Những định hướng, giải pháp phát triển khu du lịch sinh thái Bà
Nà Hills
3.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Bà Nà Hills:
Mục tiêu định hướng phát triển


Việc phát triển loại hình DLST phải có tính hệ thống, phù hợp với quy
hoạch tổng thể, phát triển bền vững, hài hòa với môi trường. Có sự đầu tư,
hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để phục vụ du lịch, phát triển gắn với



vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách.

Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm
năng sẵn có của vùng, đồng thời tránh sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên
đó. Kết hợp với các ngành kinh tế của địa phương để tăng thu nhập, nâng
cao đời sống kinh tế của người dân.

3.2 Một số giải pháp phát triển DLST tại khu du lịch Bà Nà Hills:
3.2.1 Giải pháp về quy hoạch đầu tư và phát triển


Đây được xem là giải pháp hàng đầu, quan trọng trong các giải pháp đặt ra,
bởi vì, nếu có quy hoạch thì sẽ có những định hướng rõ ràng, đúng đắn lúc
đó tài nguyên mới được sự dụng hợp lý và đảm bảo cho việc phát triển du



lịch bền vững.
Thực tế cho thấy ở những khu vực nào được chú trọng về quy hoạch thì ở
khu vực đó, không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn đem lại sự
hài hòa, không bị phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, hạn chế tác động môi



trường.
Trong quá trình lập dự án quy hoạch thì cần phối hợp với các chuyên gia có
kinh nghiệm, chính quyền nhân dân địa phương để tiến hành quy hoạch.


Vấn đề quy hoạch tại khu du lịch cần chú trọng vào loại hình tham quan,
nghĩ dưỡng, hoạt động vui chơi giải trí nhưng vẫn phải đảm bảo sử dụng
nguồn tài nguyên một cách hợp lý.

3.2.2 Giải pháp về cơ sở vật chất-hạ tầng kỹ thuật
Giao thông: xây dựng các hàng rào bảo vệ, bảng chỉ dẫn, xây dựng các bến đỗ xe
hợp lý, không gây trở ngại trong việc vận chuyển của du khách và không làm phá
vỡ cảnh quan.


Đảm bảo về vấn đề cấp điện, nước, phòng cháy chữa cháy, trạm thông tin…
để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Có các phương án xử lý nước, chất



thải tại khu du lịch để tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở vật chất tại khu du lịch, mở rộng
nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch hài hòa
với môi trường.

3.2.3 Giải pháp về phát triển, nâng cấp sản phẩm du lịch :


Với nhiều lợi thế về phát triển loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghĩ
dưỡng, khu du lịch Bà Nà Hills cần tạo ra các sản phẩm độc đáo, hấp dẫn,



quan trọng là phải thể hiện sâu sắc các đặc trưng của vùng.
Mở rộng thêm các tour du lịch tại khu du lịch và kết hợp với các tỉnh, thành
phố, điểm du lịch lân cận để thu hút khách đến với khu du lịch sinh thái Bà
Nà Hills



3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực


Đào tạo nguồn nhân lực bài bản, có chuyên môn, kinh nghiêm, kỹ năng
nghiệp. Nâng cao nhận thức về kiến thức DLST cho nhân viên, giáo dục




cộng đồng tham gia vào hoạt động DLST.
Tuyển dụng ưu tiên cho người dân địa phương.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên tại khu
du lịch. Liên kết với các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp để sinh
viên đến thực tập và làm việc, đảm bảo được nguồn nhân lực phục vụ du



khách.
Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo được vấn đề an ninh, an toàn cho du
khách khi đến đây du lịch.

3.2.5 Giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái


Giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn bằng cách trồng thêm nhiều cây



xanh ở các khu vực đang xây dựng.
Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước: xây dựng hệ thống xử lý nước thải hợp

lý , tránh thải ra trực tiếp môi trường. Kiểm soát lượng nước phục vụ cho



khu du lịch để tránh lãng phí sử dụng tài nguyên nước.
Bảo vệ rừng và các nguồn tài nguyên khác: Hạn chế xây dựng các công
trình chiếm nhiều diện tích rừng, phá hủy cây rừng, cảnh quan thiên nhiên.
Quy hoạch một cách hợp lý không làm ảnh hưởng đến rừng, hệ sinh thái tại
khu du lịch.

3.2.6 Giải pháp về chiến lược quảng cáo


Quảng bá, xúc tiến hình ảnh khu du lịch đến bạn bè trong nước và quốc tế
thông qua các hoạt động văn hóa, tổ chức các sự kiện tại khu du lịch để thu



hút khách đến tham quan.
Tập trung quảng bá trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng.




Có chính sách về giá vé hợp lý để thu hút khách đến với khu du lịch, nâng



cao sức cạnh tranh đối với các điểm du lịch lân cận.
Kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà đầu tư để tiến hành quy hoạch, quảng bá

cho khu du lịch.



×