Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

thị trường trái phiếu quốc tế hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.05 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

 MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 

BÀI THUYẾT TRÌNH

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM

GVHD: Nguyễn Thị Hồng Vinh

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM 3
HỌ VÀ TÊN

MSSV

NHIÊM VỤ


Tìm tài liệu phần các
công cụ giao dịch trên thị
1

trường trái phiếu quốc tế.
Tổng hợp word,thuyết
trình phần 1.
Tìm tài liệu, trình bày

2


word phần thị trường
Eurobond và xếp hạng tín
nhiệm
Tìm tài liệu, trình bày

3

word phần đặc điểm và
tổng hợp powerpoint
Tìm tài liệu, trình bày
chỉnh sửa word, làm

4

trang bìa và power point
phần 2

Tìm tài liệu, tổng hợp
5

word và thuyết trình phần
2
Tìm, trình bày, chỉnh sửa

6

word, nội dung phát hành
trái phiếu quốc tế Việt
Nam.


2


MỤC LỤC

PHẦN 1:

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

I) Khái niệm và đặc điểm:
1) Khái niệm:
- Thị trường trái phiếu là thị trường mà các trái phiếu được phát hành và giao dịch
xuyên các biên giới quốc gia
- Là kênh huy động vốn, vừa bổ sung vừa cạnh tranh trực tiếp với thị trường trái
phiếu nội địa truyền thống.
2) Phân loại:
Về cơ bản có 2 loại: thị truờng trái phiếu Eurobond và thị trường trái phiếu nước
ngoài (foreign bond).

 Thị trường trái phiếu Eurobond:
Là thị trường mua bán trái phiếu ngoại biên mà chủ thể phát hành là người trong
nước hay nước ngoài đều được. Eurobond là trái phiếu được phát hành bằng đồng tiền
khác với đồng tiền của nơi mà nó được phát hành. Ví dụ: công ty Pháp phát hành trái
phiếu tính bằng đồng Bảng Anh ở Đức, Thụy Sỹ đều được gọi là Eurobond.
Đặc điểm:
- Trái phiếu Eurobond được phát hành cùng lúc ở nhiều quốc gia khác nhau, nó đã
trở thành loại trái phiếu bao trùm để huy động vốn đồng thời từ các nền kinh tế trên
thế giới.
- Việc phát hành trái phiếu Eurobond cho phép chọn lựa loại đồng tiền nên các
chủ nợ có thể yêu càu được hoàn trả bằng một trong những đồng tiền khác nhau, nhờ

đó sẽ giảm được rủi ro tỷ giá.
- Eurobond được phát hành bằng nhiều đồng tiền khác nhau nên cũng được gọi
tên theo loại tiền được ghi trên tờ trái phiếu.
Ví dụ: Trái phiếu được phát hành bằng đồng Dollar Mỹ thì được gọi là
“Eurodollar bond”.

3


- Eurobond thường là trái phiếu vô danh nhờ đó mà việc chuyển nhượng trở nên
dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Eurobond cũng là trái phiếu ký danh, chỉ có người đăng ký
mới được thanh toán tiền.
- Hầu hết trái phiếu Eurobond được phát hành bởi các công ty có tín nhiệm cao
AAA hoặc AA (chiếm 80%) và thường được thanh toán bằng đồng Dollar Mỹ.

 Trái phiếu nước ngoài:
Là trái phiếu do người nước ngoài (phi cư trú) phát hành tại một quốc gia bằng
chính đồng tiền của quốc gia đó.
Ví dụ: Công ty Anh phát hành trái phiếu bằng đồng yên Nhật ở sở giao dịch
Tokyo.
Đặc điểm:
- Chủ thể cho vay sẽ chịu rủi ro về tỷ giá khi thu tiền về từ các đợt phát hành.
- Trái phiếu nước ngoài chịu sự điều tiết của chính phủ nước sở tại vì nó khá
giống với trái phiếu nội địa.
II) Các công cụ giao dịch trên thị trường trái phiếu quốc tế:
1) Trái phiếu có lãi suất cố định(straight fixed-rate bond):
- Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu thông thường, có ghi rõ thời gian
đáo hạn và mức lãi suất cố định mà người giữ trái phiếu được thanh toán định kỳ
trong thời gian đáo hạn của trái phiếu. Trái phiếu có lãi suất cố định chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng số trái phiếu được phát hành trên thị trường quốc tế.

- Đối với bên phát hành lẫn bên mua, trái phiếu có lãi suất cố định được yên thích
vì nó có kỳ hạn trả lãi với dòng tiền thanh toán được biết trước.
2) Trái phiếu có lãi suất thả nổi (floating-rate note, floating coupon bond):
Trái phiếu có lãi suất thả nổi là loại trái phiếu có lãi suất được tính theo một giá trị
tham chiếu nhất định. Thông thường giá trị tham chiếu đó là lãi suất cho vay ngắn hạn
các đồng tiền trên thị trường liên ngân hàng London do hiệp hội ngân hàng Anh tính
toán và công bố. Lãi suất coupon của trái phiếu bao gồm lãi suất tham chiếu trên thị
trường tiền tệ cộng với biên độ phản ánh mức độ tín nhiệm của chủ thể phát hành.

4


3) Trái phiếu không trả lãi(zero coupon bond):
- Trái phiếu không trả lãi là loại trái phiếu không trả lãi coupon trong suốt thời
gian đáo hạn của trái phiếu. Khi đáo hạn chủ thể phát hành thanh toán lại tiền cho nhà
đầu tư theo mệnh giá được ghi trên trái phiếu. Thông thường, trái phiếu này được bán
cho nhà đầu tư quốc tế với giá thấp hơn mệnh giá.
- Đối với bên phát hành, trái phiếu không trả lãi là một công cụ tài trợ lý tưởng
cho các dự án không có dòng tiền thu về trong một số năm nhất định. Tuy nhiên toàn
bộ số nợ từ việc phát hành trái phiếu tập trung vào một thời điểm nên dễ dẫn tới rủi ro
tín dụng. Vì thế thị trường này thường chỉ giới hạn cho một số chủ thể phát hành nhất
định có mức tín nhiệm được xếp hạng cao.
4) Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds):
- Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu cho phép nhà đầu tư có thể chuyển từ
việc nắm giữ trái phiếu sang nắm giữ tài sản khác theo một tỷ lệ chuyển đổi được xác
định vào thời điểm phát hành trái phiếu. Tài sản có thể là cổ phiếu của công ty phát
hành trái phiếu hay cổ phiếu của công ty con thuộc sở hữu của công ty phát hành trái
phiếu.
- Trái phiếu chứng quyền (bond with warrants) có đặc điểm giống như trái phiếu
chuyển đổi và kèm theo một quyền chọn mua( call option) được giao dịch riêng biệt

gọi là chứng quyền. Chứng quyền kèm theo trái phiếu có thể là chứng quyền cổ phiếu,
chứng quyền trái phiếu hay chứng quyền hàng hóa.
5) Trái phiếu song tệ (dual currency bond):
Trái phiếu song tệ là loại trái phiếu có lãi suất cố định mà việc thanh toán tiền lãi
trái phiếu hoặc vốn gốc của trái phiếu được thực hiện bằng loại tiền tệ khác với đồng
tiền mà trái phiếu được phát hành.

5


III)

Thị trường Eurobond:

1) Sự hình thành thị trường Eurobond:
- Thị trường Eurobond bắt nguồn từ sự hình thành từ các khoản tiền gửi bằng đô
la Mỹ nằm ngoài nước Mỹ. Điều này diễn ra vào trước chiến tranh thế giới thứ hai
nhưng với qui mô không lớn cũng không ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính thế
giới.
- Đến những năm 1950 đồng đô la Mỹ được sử dụng chủ chốt trong thanh toán
quốc tế. Ban đầu Nga và các nước cộng sản đều có tài khoản đô la Mỹ được mở tại
New York để thuận lợi cho việc giao dịch thương mại quốc tế nhưng do lo sợ rủi ro
mang lại từ cuộc chiến tranh lạnh giữu phương Tây và phương Đông nên các nước
này đã chuyển tiền gửi của họ sang ngân hàng London và các trung tâm tài chính tại
châu Âu hình thành nên các khoản tiền gửi bằng đô la Mỹ nằm ngoài nước Mỹ thêm
vào đó một yếu tố nữa góp phần hình thành nên thị trường vốn và tiền tệ ngoại biên là
việc chính phủ Mỹ ban hành quy chế quy định mức trần lãi suất áp dụng cho các
khoản tiền gửi vào ngân hàng tại Mỹ chính điều này đã thúc đẩy dòng vốn bằng đô la
Mỹ chảy ra ngoài nước Mỹ.
- Sự hình thành thị trường Eurobond là một phần kết quả của đạo luật thuế cân

bằng lợi tức do chính phủ Mỹ áp dụng vào năm 1963 thuế này đánh lên thu nhập từ
đầu tư chứng khoán ở nước ngoài của công dân Mỹ và đầu tư vào các trái phiếu do
người nước ngoài phát hành tại Mỹ nhằm hạn chế dòng vốn ra nước ngoài. Trước tình
hình đó các chủ thể đi vay đã phát hành trái phiếu để vay vốn bằng USD ở ngoài nước
Mỹ từ các nhà đầu tư quốc tế. Các trái phiếu này được gọi là Eurobond.
- 1965 chính phủ Mỹ đưa thêm một chương trình giới hạn tín dụng nước ngoài
nhằm giảm bớt nguồn vốn chảy ra FCRP –Hạn chế lượng tín dụng mà các ngân hàng
Mỹ cấp cho người nước ngoài chính biện pháp này buộc người nước ngoài phải tìm
đến thị trường Eurobond.
- 1970 nhiều nước châu Âu ban hành các biện pháp kiểm soát vốn trong nước
hình thành nên thị trường Eurobond với các đồng tiền phát hành đa dạng.
- Theo tiến trình tự do hóa các biện pháp điều tiết của Mỹ và quốc gia khác dần
bãi bỏ nhưng thị trường Eurobond vẫn ngày một phát triển vì không chịu bất cứ ràng
buột nào từ chính phủ nên vẫn là kênh tài trợ vốn dài hạn hấp dẫn đối với người đi vay
cũng như các nhà đầu tư quốc tế.

6


2) Nét đặc trưng của Eurobond:
Được phát hành dưới dạng chi phiếu hoặc cupon thanh toán hàng năm. Một vài
loại Eurobond có khả năng chuyển sang một số lượng nhất định cổ phần thường.
Eurobond có một vài điều khoản bảo vệ là có một lợi thế cho các nhà phát hành. Một
vài loại Eurobond gọi là giấy nhận nợ có lãi suất thả nổi (FRN S) có lãi suất được điều
chỉnh theo thời gian phụ thuộc vào lãi suất thịnh hành của thị trường.
3) Tổ chức thị trường Eurobond:

 Thị trường sơ cấp:
Các nhà quản trị đa quốc gia sẽ bán trái phiếu cho một nhóm bảo lãnh phát hành.
Eurobond được bảo lãnh phát hành bởi một nhóm các ngân hàng đầu tư đa quốc gia và

diễn ra cùng một lúc ở nhiều nước khác nhau ,tạo thành một dãi rộng các nguồn quỹ
để thu hút vốn .

 Thị trường thứ cấp:
- Sau khi Eurobond được phát hành trên thị trường sơ cấp các thành viên của
nhóm bán có thể bán lại các trái phiếu này cho các nhà đầu tư khác trên thị trường thứ
cấp
- Thị trường thứ cấp là thị trường phi tập trung OTC Trong đó thành viên giao
dịch là các nhà tạo thị trường và các nhà môi giới liên lạc với nhau qua hệ thống viễn
thông. Các trung tâm giao dịch lớn như London Zurich, Luxembourg, Frankfurt và
Amsterdam.
- Các nhà tạo thị trường là những người sẵng sàng mua vào và bán ra các
Eurobond cho chính họ bằng cách yết giá hai chiều lợi nhuận có được chủ yếu từ
chênh lệch giá. Các nhà môi giớ trên thị trường thứ cấp là những người nhận lệnh
mua, lệnh bán từ các nhà tạo thị trường và cố gắng tìm các đối tác để thực hiện giao
dịch đối ứng.
- Năm 1969 hiệp hội các nhà kinh doanh trái phiếu quốc tế AIBD được thành lập
nhằm tạo khuôn khổ các quy định để vận hành thị trường Eurobond (OTC ) năm 1991
tổ chức lại thành hiệp hội thị trường chứng khoán quốc tế (ISMA )-đây là một cơ quan
tự quản có trụ sở đặt tại Zurich tất cả các nhà tạo thị trường và nhà môi giới Eurobond
đều là thành viên của ISMA có nghĩa vụ phải báo cáo những điều khoản trong các
giao dịch thông qua hệ thống giao dịch và xác nhận điện tử để đảm bảo giá cả thị
trường được minh bạch.

7


4) Phát hành Eurobond:
Bước 1: Người có nhu cầu vay vốn chọn một ngân hàng đầu tư làm người quản lí
chính

Bước 2: Người quản lí chính mời thêm các ngân hàng khác tham gia để thành lập
nhóm quản lí
Bước 3: Nhóm quản lí cùng với một số ngân hàng khác làm người bảo lãnh phát
hành trái phiếu và tổ chức một nhóm bán trái phiếu để bán trái phiếu cho các nhà đầu
tư công chúng
Bước 4: Hoàn tất giao dịch phát hành kết thúc đợt phát hành nhà phát hành nhận
được tiền bán trái phiếu sau khi trừ đi mọi chi phí liên quan
5) Thủ tục thanh toán Eurobond:
- Sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp các Eurobond được giao dịch trên thị
trường thứ cấp thông qua hệ thống thanh toán và chuyển giao quyền sở hữu giữa các
thành viên thị trường hai hệ thống thanh toán quốc tế đã được thiết lập năm 1969 và
1970 là Euroclear và Cedel đến năm 2000 thì hệ thống clearstream đi vào hoạt động

8


IV)

Xếp hạng tín nhiệm trên thị trường trái phiếu quốc tế:

- Thông thường trước đợt phát hành trái phiếu quốc tế các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm quốc tế tiến hành đánh giá hệ số tín nhiệm để xác định mức độ tin cậy của các
quốc gia hay tổ chức phát hành về rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay.
Đây là cơ sở để xác định chi phí huy động vốn của nhà phát hành trên thị trường trái
phiếu quốc tế
- Thường thì chủ thể phát hành không được xếp hạng tín nhiệm cao hơn chính phủ
của quốc gia của chủ thể đó cư trú
- Standard & poor’s,Fitch ratings và Moody’s investor service là ba tổ chức xếp
hạng tín nhiệm đã hoạt động nhiều năm trên thị trường thế giới


9


PHẦN 2:

HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM

- Nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ngày càng
lớn. Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn đầu tư trong nước, huy động vốn bằng con
đường phát hành trái phiếu quốc tế giúp cho các doanh nghiệp có một hướng đi khác
để thỏa mãn nhu cầu về vốn. Tuy nhiên không phải bất kì doanh nghiệp nào cũng có
thể phát hành trái phiếu. Rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam chính là uy
tín trên trường quốc tế, hình ảnh và thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa
đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư mua trái phiếu của họ. Phát hành trái phiếu quốc tế
của Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế sẽ được thực hiện theo các hình thức: Chính
phủ phát hành về cho vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái
phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế và doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành
không phải bảo lãnh của Chính phủ.
- Một số dự án được vay lại vốn trái phiếu Chính phủ như: Nhà máy lọc dầu Dung
Quất, dự án mua tàu vận tải của Tổng công ty Hàng Hải VN, dự án thủy điện
Xekaman 3 của Tổng công ty Sông Đà,…

10


I Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005:
1) Thực trạng phát hành:

- Sau khi Trung Quốc lần đầu tiên phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn thế

giới, Bộ Tài chính Việt Nam đã học tập kinh nghiệm xây dựng đề án phát hành trái
phiếu quốc tế với sự đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia của 3 công ty xếp hạng tín

-

nhiệm uy tín trên thế giới là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch.
Năm 2005, thời cơ đã đến khi các yếu tố “thiên-thời-địa-lợi” chín muồi: Kinh tế trong
nước phát triển, nợ nước ngoài ở mức an toàn, thị trường tài chính thế giới ổn định

-

cộng với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày một lớn.
Ngày 27/10/2005, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên chính thức phát hành ra thị trường
vốn quốc tế trái phiếu quốc tế kì hạn 10 năm tại New York. Bảo lãnh phát hành chính

-

là Ngân hàng Credit Suisse First Boston của Thụy Sỹ.
Dự định ban đầu, Việt Nam sẽ phát hành ở mức 500 triệu USD với lãi suất 7,5%/năm
nhưng do nhà đầu tư đăng ký lên đến 4,5 tỷ USD, Việt Nam đã quyết định phát hành
750 triệu USD, giá bán 98,223% so với mệnh giá với mức lãi suất 7,125% . Trong đó,
số lượng trái phiếu được các nhà đầu tư nắm giữ tính theo khu vực (châu Á 38%, châu
Âu 32% và Mỹ 30%). Phân theo đối tượng các nhà đầu tư: Các quỹ đầu tư tài chính là
đối tượng quan tâm nhiều nhất đến trái phiếu chính phủ Việt Nam (chiếm tới 51%),
còn lại là các ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các tổ chức tài chính
khác (7%). Trong khi các công ty bảo hiểm chính là những nhà kinh doanh rủi ro lại

-

chỉ nắm giữ 17% số lượng trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam phát hành.

Mức lãi suất 7,125%/năm cho trái phiếu thời hạn 10 năm là một mức lãi suất rất có lợi
cho Việt Nam bởi nó thấp hơn mức lãi suất trái phiếu của các nước có cùng, thậm chí
cao hơn mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam như Philippines, Indonesia – những
nước có mặt trên thị trường trái phiếu quốc tế từ lâu

2)

Nguyên nhân của sự phát hành thành công là do:

11


- Các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế Việt
Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới trước đó.

- Các nhà đầu tư lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến
việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại của Indonesia và
Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này trong khoảng thời gian đó
không ổn định lắm.

- Đến thời điểm năm 2005, cơ hội phát hành trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên ra thị
trường vốn quốc tế đã thực sự tốt. Trước hết, các khoản nợ thương mại và Chính phủ
quá hạn do yếu tố lịch sử trước đây đã được xử lý dứt điểm thành công. Nợ quốc gia
đang ở mức 32% GDP, được đánh giá là an toàn.
3) Kết quả phát hành:
- Việc trái phiếu bán chạy trên thị trường quốc tế cũng là điều kiện để Việt Nam
có thể huy động thêm nguồn vốn, tăng cường đầu tư, thúc đẩy cỗ máy tăng trưởng, khi
mà nguồn vốn trong nước đang đi dần đến điểm bão hòa, khó huy động hơn.Việc phát
hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam sẽ có những tác động tích cực.


- Sau 1 năm phát hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam đã được Tạp chí Tài
chính quốc tế và các nhà đầu tư khu vực châu Á đánh giá là trái phiếu phát hành thành
công nhất của năm 2005.

- Đây là một đợt phát hành trái phiếu quốc tế tạo bước ngoặt đặc biệt và tạo nền tảng
quan trọng cho các đợt phát hành sau vì sự thành công của đợt phát hành này đã có ý
nghĩa tác động đến các nhà đầu tư quốc tế để họ xây dựng các hạn mức tín dụng đầu
tư vào Việt Nam trong tương lai.

12


V) Phát hành trái phiếu quốc tế năm 2010:
1) Thực trạng phát hành:

- Ngày 26-01-2010, Việt Nam đã đánh dấu sự trở lại thị trường trái phiếu quốc tế với
đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm với lãi suất danh nghĩa
6,75%/năm và lợi tức phát hành là 6,95%/năm dưới sự phối hợp của tổ hợp bảo lãnh
bao gồm Barclays Capital, Citi, Deutsche Bank.

- Trái phiếu này được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và đáo hạn
vào ngày 29/1/2020. Ngân hàng Citibank là ngân hàng được chọn làm đại lý thanh
toán trái phiếu cho Bộ Tài chính.

- Cơ cấu các nhà đầu tư tính theo khu vực: hơn một nửa số trái phiếu quốc tế của Chính
phủ Việt Nam được mua bởi các nhà đầu tư đến từ Mỹ (56%), tăng mạnh so với lần
phát hành đầu tiên; 28% từ các nhà đầu tư châu Á và 16% từ các nhà đầu tư châu Âu.
Tính theo lĩnh vực: 73% là các quỹ đầu tư và công ty quản lý tài sản, 10% là các quỹ
bảo hiểm và hưu trí, 10% là các ngân hàng và 7% là các nhà đầu tư khác.


2)

Nguyên nhân của mức lãi suất cao:

- Trong quá trình triển khai đợt phát hành này, Việt Nam phải đối mặt với không ít diễn
biễn bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới. Do nhu cầu kích thích kinh tế sau khủng
hoảng, hàng loạt các quốc gia đã tung ra thị trường quốc tế hàng chục tỉ USD trái
phiếu.

13


- Về phía Việt Nam, Việt Nam phát hành trái phiếu, khi tình hình lạm phát và sự định
giá thấp đồng tiền, khủng hoảng cán cân thanh toán và dự trữ của Việt Nam sụt giảm,
ảnh hưởng tới lòng tin của nhà đầu tư trong đợt phát hành lần này

- Sở dĩ Việt Nam sẵn sàng trả lãi suất cao để vay mượn, đó là vì Việt Nam đang rất cần
ngoại tệ vào lúc cán cân thanh toán bị thiếu hụt, thâm thủng mậu dịch tiếp tục đáng
ngại. Cụ thể trong năm khủng hoảng kinh tế thế giới, thâm hụt cán cân thương mại 18
tỷ đô la, năm 2009 khoảng 13 tỷ đô la, thời điểm đó chưa thấy có một sự biển chuyển
kinh tế để tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, cho nên nhập siêu vẫn là lớn.

- Do khối lượng trái phiếu Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế còn mỏng, nên
tính thanh khoản còn hạn chế. Do vậy, để có thể thu hút các nhà đầu tư, không có sự
lựa chọn nào khác là phải dựa vào tỷ lệ lợi tức. Đây là một trong những lý do giải
thích tại sao mức lợi tức trái phiếu của đợt phát hành lần này cao hơn một số nước có
điều kiện phát hành tương đương.
3) Kết quả phát hành:


- Trái phiểu Chính phủ Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm từ những luồng vốn chất
lượng. Cụ thể là, 56% giao dịch thuộc về các nhà đầu tư Mỹ, 16% là các nhà đầu tư
châu Âu và 28% là châu Á. Có thể nói, đây cũng là một đợt phát hành thành công của
TP Việt Nam.

14


VI)
-

Phát hành trái phiếu 1 tỷ USD năm 2014:

Đợt chào bán trái phiếu lần này diễn ra vào lúc 1 giờ chiều ngày 6/11/2014 (giờ San
Francisco Mỹ) (tức ngày 7/11/2014 giờ Việt Nam), đồng thời với giao dịch hoán đổi
hai trái phiếu chính phủ đã phát hành ra thị trường vốn quốc tế trước đó với hạn thanh
toán vào năm 2016 và 2020. Đợt phát hành trái phiếu lần này giúp giảm rủi ro tái cấp
vốn và rủi ro lãi suất đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ. Đây là việc chủ
động thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công, tiếp cận với thông
lệ quản lý nợ công của quốc tế.

-

Tổng khối lượng phát hành là 1 tỷ USD, tổng giá trị đăng ký mua lên đến hơn 10,6 tỷ
USD, gấp hơn 10 lần so với lượng chào bán ra. Tư vấn bảo lãnh lần này là các ngân
hàng Deusche Bank, HSBC và Standard Chartered Bank.

- Với điều kiện thị trường vốn quốc tế diễn biến thuận lợi và nhu cầu nắm giữ trái phiếu
Chính phủ Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế đạt mức kỷ lục so với khối lượng phát
hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ đạt mức lãi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn

mức dự kiến là 5,125%/năm, đây là mức lãi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ
trước đến nay.
-

Trong 437 nhà đầu tư quốc tế tham gia đăng ký mua trái phiếu, có 17% nhà đầu tư
châu Á, 28% nhà đầu tư từ châu Âu và 55% nhà đầu tư đến từ châu Mỹ. Nếu phân
theo đối tượng các nhà đầu tư, có 84% nhà đầu tư là các công ty quản lý quỹ đầu tư,
12% nhà đầu tư là các ngân hàng và 4% nhà đầu tư là các công ty bảo hiểm và quỹ
hưu trí.

15


Thành công của đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2014 này cho thấy trái
phiếu của Việt Nam đã hấp dẫn giới đầu tư quốc tế nhờ 3 nguyên nhân chính sau:
-

Thứ nhất, lãi suất hấp dẫn. Lãi suất trúng thầu của đợt phát hành trái phiếu vừa qua
chỉ là 4.8%/ năm, con số khá khiêm tốn so với những lần phát hành trong quá khứ, và
thấp hơn nhiều so với mức 5.125% dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, nếu so với mức lợi
suất trái phiếu của các nước khác thì con số 4.8% thực sự là hấp dẫn.

Nguồn: Bloomberg.com
-

Thứ hai, mức độ tín nhiệm của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Một yếu tố quan
trọng đánh giá đối với công cụ nợ là khả năng thanh toán của nhà phát hành. Đối với
công cụ nợ như trái phiếu chính phủ, hệ số tín nhiệm quốc gia là thước đo tiêu chuẩn
để đánh giá mức độ rủi ro mà nhà đầu tư quan tâm nhất.


-

Moody’s nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên một bậc từ B2 lên B1 vào
cuối tháng 7/2014, và Fitch nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam từ B+ lên BB- ngày
3/11/2014 (3 ngày trước phiên đấu thầu trái phiếu quốc tế), đánh giá triển vọng đều ở
mức ổn định. Điều này đã củng cố niềm tin của Việt Nam đối với những nhà đầu tư
quốc tế.

16


-

Thứ ba, cơ hội tốt để nhà đầu tư quốc tế đa dạng hóa danh mục. Trong số gần 450 nhà
đầu tư tham gia vào phiên đấu thầu, có đến 84% là các quỹ đầu tư, 12% là ngân hàng
và 4% là công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí.

-

Với phần lớn nhà đầu tư tham gia là các quỹ đầu tư, mục đích chính bên cạnh tìm
kiếm lợi tức hấp dẫn thì một nguyên nhân khác khiến nhà đầu tư chú ý đến phiên đấu
thầu trái phiếu của Việt Nam là tìm kiếm những công cụ tài chính hấp dẫn khác để đa
dạng hóa danh mục.

-

Lượng trái phiếu lưu hành trên thị trường quốc tế của nước ta trước phiên đấu thầu
này chỉ từ 1.75 tỷ USD, một con số rất khiêm tốn và đợt đấu thầu gần đây nhất đã diễn
ra gần 5 năm. Điều này đã giúp trái phiếu quốc tế Việt Nam thực sự là một công cụ
hấp dẫn, đem lại nguồn lợi tức cùng khả năng đa dạng hóa danh mục đối với những

quỹ đầu tư.

17


VII)

Nhận xét về ba đợt phát hành:

1) Tác động tích cực:



Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế là một trong ba cách vay nợ



nước ngoài để bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước.
Việc phát hành thành công trong 2 lần đầu bước đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế và tham gia trực tiếp vào thị trường này



trong tương lai.
1 tỷ USD thu về trong lần hai sẽ là một nguồn thu ngoại tệ bổ sung khi nguồn cung
ngoại tệ trong nước đang tương đối căng thẳng do khủng hoảng kinh tế trong và ngoài



nước tác động đến xuất khẩu, kiều hối cũng như thu ngoại tệ từ du lịch.

Có thêm nguồn vốn vay nước ngoài để trang trải cho thâm hụt ngân sách và thâm hụt
cán cân thanh toán do nhập siêu.
2) Tác động tiêu cực:




Hiện tại Việt Nam đã phải mượn với lãi suất cao hơn thị trường.
Hơn thế nữa, chính cách dùng số tiền vay được là mối quan tâm của giới phân tích, lo
ngại rằng việc sử dụng không hợp lý sẽ đè nặng thêm trên nền tài chính Việt Nam vốn



đang gặp khó khăn.
Nếu như việc sử dụng nguồn vốn vay này là không có hiệu quả thì khi đó áp lực trả nợ
gia tăng, làm cho chính phủ phải cắt giảm chi tiêu cho đầu tư. Sự cắt giảm này sẽ làm



cho nền kinh tế trở nên trì trệ hơn.
Nợ Chính phủ gia tăng và rủi ro tài chính cao.

18



×