NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ
THANH TOÁN THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Ngân hàng Thương mại và vai trò của Ngân hàng Thương mại
trong nền kinh tế.
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh
tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung
và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ
trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai
trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể
xem xét ngân hàng trên phương diện những loại dịch vụ mà chúng cung cấp. Ngân
hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng
nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức
năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Vậy có thể định nghĩa, ngân hàng thương mại là trung gian tài chính thực
hiện chức năng kinh doanh tiền tệ với nội dung cơ bản là nhận tiền gửi, sử dụng
tiền gửi đó để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
1.1.2. Hoạt động của Ngân hàng Thương mại.
Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh
nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài
chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.
* Mua bán ngoại tệ: Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực
hiện là trao dổi ngoại tệ, một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một
loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán
ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện vì những giao dịch như vậy có
mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.
* Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân
hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là
các khoản tiền gửi. Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có
tiền với cam kết trả đúng hạn.
* Cho vay:
- Cho vay thương mại: ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu
thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với người bán. Sau đó là bước chuyển tiếp
từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với khách hàng, giúp họ có
vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Cho vay tiêu dùng: Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh
tranh cho vay đã buộc các ngân hàng phải chuyển hướng tới người tiêu dùng như là
một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã
trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có
nền kinh tế phát triển.
- Tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các
ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy
mới đặc biệt là các ngành công nghệ cao. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư
vào đất.
* Bảo quản vật có giá: Các ngân hàng thực hiện việc lưu trữ vàng và các vật
có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ vàng và giao cho
khách hàng tờ biên nhận. Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận,
nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền, dùng để thanh toán cho các khoản
nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng.
* Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Khi các doanh
nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chi bảo quản mà còn
thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Khi ngân hàng mở chi nhánh,
thanh toán qua các ngân hàng được mở rộng phạm vi, càng tạo nhiều tiện ích cho
các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng
để nhờ thanh toán hộ. Như vậy, một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển
đó là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit), cho phép người gửi tiền viết
séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền
gửi này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp
ngân hàng.
* Quản lý ngân quỹ: Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền mặt của phần
lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ
chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả
năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ
quản lý ngân quỹ.
* Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Khả năng huy động và cho vay với
khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ. Do
nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ, Chính phủ các
nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng. Ngày nay, Chính
phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng
phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà
ngân hàng huy động được.
* Bảo lãnh: Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất
lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng. Trong những năm gần đây,
nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo
lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành
chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác…
* Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing): Rất nhiều ngân hàng tích
cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần
thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách
hàng thuê. Cho thuê của ngân hàng cung có nhiều điểm giống như cho vay và được
xếp vào tín dụng trung và dài hạn.
* Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính
các ngân hàng co rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân
và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính
hộ. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác
phát hành, uỷ thác đầu tư…
* Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Nhiều ngân hàng đang
phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi
nhu cầu. Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bán các dịch vụ
môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và
các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán.
* Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán
bảo hiểm cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách
hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán.
* Cung cấp các dịch vụ đại lý: Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động
không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều ngân hàng
cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát
hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ...
1.1.3. Vai trò của Ngân hàng Thương mại.
1.1.3.1. Trung gian tài chính.
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất,
với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai
loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế đó là: các cá nhân và tổ chức tạm thời
thâm hụt chi tiêu, họ là những người cần bổ sung vốn; và các cá nhân và tổ chức
thặng dư trong chi tiêu, họ có tiền để tiết kiệm. Hai loại cá nhân và tổ chức này tạo
ra mối quan hệ tín dụng trực tiếp. Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do
không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian… Điều này cản trở quan hệ trực
tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. Do chuyên môn hoá,
trung gian tài chính có thể làm giảm phí giao dịch và do đó đã làm tăng thu nhập
cho người tiết kiệm, từ đó khuyến khích tiết kiệm đồng thời giảm phí tổn tín dụng
cho người đầu tư, từ đó khuyến khích đầu tư.
1.1.3.2. Trung gian thanh toán.
Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các
quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và
dịch vụ. Có nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ
thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung
cấp tiền giấy khi khách hàng cần… Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa
góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong
một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới.
Như vậy, ngân hàng thương mại thực sự đóng góp một vai trò rất quan trọng,
vì nó đảm nhận giữ cho mạch máu của nền kinh tế được lưu thông, góp phần thúc
đẩy cho hoạt động của một kinh tế.
1.2. Khái quát chung về thẻ ngân hàng.
1.2.1. Lịch sử phát triển của thẻ ngân hàng.
Con người theo sự tiến hoá, vì nhu cầu đòi hỏi đã phát minh ra tiền cắc
(coin), tiền giấy, ngân phiếu, chi phiếu và cũng do nhu cầu đòi hỏi nên đã phát
minh ra thẻ tín dụng. Lĩnh vực thẻ ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thử
nghiệm và phát triển. Tuy nhiên, việc phát minh và kinh doanh thẻ là một ngành
kinh doanh tương đối mới mẻ, ra đời và bắt đầu phát triển từ những năm đầu thế kỷ
20 cho đến nay.
Năm 1924, tập đoàn xăng dầu của Mỹ đã cho ra đời tấm thẻ mua xăng đầu
tiên và cho phép người dân sử dụng thẻ này để mua xăng dầu tại các cửa hàng xăng
dầu trên toàn quốc.
Khoảng những năm 1951, từ ý tưởng của một doanh nhân người Mỹ, 200
chiếc thẻ tín dụng đầu tiên làm bằng chất liệu Plastic đã được phát hành và cấp cho
những người giàu có và có tiếng tăm trong xã hội Mỹ và chỉ được sử dụng hạn chế
trong một số nhà hàng sang trọng tại Mỹ, lúc bấy giờ có tên gọi là Diners club.
Vào năm 1958, theo gót Diners club công ty American Express cho ra đời
chiếc thẻ American Express (Amex) và nó đã thống lĩnh thị trường, nhưng vì sự
hạn chế là chỉ để sử dụng trong việc ăn uống, du lịch nên loại thẻ này vẫn chưa
được phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp xã hội và chưa được xem là chiếc thẻ thần
kỳ (Magic card).
Đến năm 1970, khi mà kỹ thuật điện toán bắt đầu phát triển thì kỹ nghệ thẻ
tín dụng mới thực sự phát triển mạnh mẽ và trở nên một phần của thời kỳ thông tin.
Năm 1965, Bank of America đã cấp giấy phép cho các ngân hàng lớn nhỏ
khắp Hoa kỳ, cho phép các ngân hàng này cấp thẻ BankAmericard cho khách hàng
sử dụng. Năm1969, hầu hết các thẻ do những ngân hàng độc lập cấp đều chuyển
qua loại thẻ BankAmericard hoặc MasterCharge Card. Tới năm 1977, thẻ của ngân
hàng Bank of American thực sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên
Americard, thẻ Visa ra đời.
Như vậy, xuất phát từ nhu cầu tiện ích, thẻ ngân hàng đã được ra đời và phát
triển trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, không vì thế mà thẻ ngân hàng không
được sử dụng rộng rãi. Thực tế cho thấy, thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh
toán thay thế cho tiền mặt trong lưu thông, được tiếp thu và ứng dụng những thành
tựu của khoa học công nghệ, thẻ ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và phát triển.
1.2.2. Khái niệm thẻ ngân hàng.
Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho
khách hàng sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi
số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Đây là một dạng tín
dụng tuần hoàn dành cho thanh toán mà khách hàng có thể sử dụng cho mọi loại
giao dịch một cách linh hoạt. Việc trả nợ của khách hàng có thể được thực hiện
một hay nhiều lần theo một thời hạn nhất định và theo một hạn mức được quy định
bởi ngân hàng phát hành thẻ.
Theo “quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng“ ban hành
kèm theo quyết định số 371/1999 QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 thì thẻ ngân hàng là
công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho khách hàng sử dụng
theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ.
1.2.3. Phân loại thẻ.
Có nhiều tiêu thức để phân loại thẻ:
1.2.3.1. Theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại:
- Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard: Là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được
khắc nổi các thông tin cần thiết. Hiện nay người ta không sử dụng loại thẻ này nữa
vì kỹ thuật quá thô sơ và dễ bị giả mạo.
- Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): Dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ
chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm
qua nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin trên mặt thẻ không tự mã
hoá được, thẻ chi mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp
dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin…
- Thẻ thông minh (Smart Card): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán,
có đặc tính bảo mật và an toàn rất cao dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn
vào thẻ một chip điện tử có cấu trúc giống như một máy vi tính.
1.2.3.2. Theo tính chất thanh toán của thẻ:
- Thẻ tín dụng (Credit card): Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất,
theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi
để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay…
chấp nhận loại thẻ này.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền
với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch
vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của chủ thẻ
thông qua những thiết bị đặt tại cửa hàng, khách sạn… đồng thời chuyển ngay vào
tài khoản của cửa hàng, khách sạn … Thẻ ghi nợ còn được sử dụng để rút tiền mặt
tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư trên tài
khoản của chủ thẻ. Có 2 loại thẻ ghi nợ cơ bản:
+ Thẻ online: Là loại thẻ mà giá trị giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào
tài khoản của chủ thẻ.
+ Thẻ offline: Là loại thẻ mà giá trị giao dịch được khấu trừ vào tài khoản
của chủ thẻ vài ngày sau đó.