Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

thực tiễn việc áp dụng thuế xuất nhập khẩu tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.79 KB, 35 trang )

CHỦ ĐỀ: THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG THUẾ XUẤT_NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
A. MỤC LỤC:
I) LÝ LUẬN CHUNG:
1, khái niệm thuế xuất_nhập khẩu
2, vai trò, ý nghĩa của thuế xuất_nhập khẩu
3, đối tượng chịu thuế
4, đối tượng đóng thuế
5, người chịu thuế
6, căn cứ tính thuế: a, slg hàng hóa, b,giỏ tính thuế, c,thuế suất.
7, phương pháp tính thuế
8, thời hạn nộp thuế
9, các trường hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế
II) TÌNH HÌNH THỰC TIỄN
1, chính sách thuế xuất_nhập khẩu
2, quản lý thuế xuất_nhập khẩu
III) GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
1, hoàn thiện chính sách thuế
2, hoàn thiện quy trình quản lý thuế.


B, BÀI THẢO LUẬN:
Phần I: Lý thuyết thuế Xuất Nhập Khẩu.
1. Khái niệm thuế XNK.
Thuế nói chung vừa là một phạm trù mang tính khách quan vừa là phạm trù mang tính lịch sử.
Thuế tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại hoạt động của Nhà Nước.
Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai cấp và tầng lớp xã hội xuất hiện, thì
Nhà Nước cũng hình thành. Để thực hiện các chức năng của mình thì Nhà Nước cần có một
nguồn tài chính. Nguồn tài chính đó có thể là sự huy động của các tổ chức cá nhân trong xã
hội. Theo một cách nào đó có thể hiểu nguồn tài chính này là thuế. Nhà Nước đặt ra nhiều sắc
thuế khác nhau áp dụng đối với từng lĩnh vực, từng đối tượng. Qua đó ta có thể hiểu thuế là
khoản đóng góp bắt buộc được thể chế bằng pháp luật do các pháp nhân và thể nhân đóng góp


cho ngân sách Nhà Nước. Thuế không có tính hoàn trả trưc tiếp.
Thuế được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau và được chia thành nhiều loại thuế. Trong
đó, thuế XNK là một khaorn thuế không thể thiếu đặc biệt khi hoạt động buôn bán trao đổi
hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng trở lên sôi động. Thuế XNK có thể hiểu là khoản thu
bắt buộc điều tiết vào giá của hàng hóa dịch vụ khi trao đổi với nước khác mà người sở hữi nó
phải nộp cho Nhà Nước.
Hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau sẽ bị đánh thuế XK hay thuế
NK – gọi chung là thuế quan. Thuế đánh vào hàng hóa XK qua biên giới một quốc gia (gọi là
thuế XK); đánh vào hàng hóa NK từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước (gọi là
thuế NK), bao gồm cả hàng hóa phi mậu dịch. Hoạt động XNK hàng hóa được hiểu theo
nghĩa rộng , bao gồm cả việc kinh doanh qua cửa khẩu biên giới quốc gia và việc giao thương
hàng hóa với các kgu vực kinh tế phi thuế quan như: khu chế xuất, khu kinh tế mở, khu
thương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu…
2. Đặc điểm.
Thuế XNK là loại thuế đánh vào hàng hóa XK hoặc NK, ngoài những đặc điểm chung của
thuế tiêu dùng, nó còn có những đặc điểm sau:
- Thuế XNK gắn với hoạt động ngoại thương: Việc đánh thuế XNK phải dựa và giá trị và
chủng loại của hàng hóa XNK. Trong đó giá trị được xác định làm căn cứ tính thuế là giá trị
giao dịch thực tế của hàng hóa XNK. Do đó, thuế XNK thường được sử dungjnhw là một
công cụ để kiểm soát hoạt động XNK hàng hóa.
- Thuế XNK chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế: ở các nước có nền kinh tế thị
trường phát triển, có nhu cầu XK tư bản và hàng hóa lớn, thường muốn xóa bỏ hàng rào thuế
XNK để bành trướng kinh tế nhưng ở các nước kinh tế kém phát triển, không muốn lệ thuộc
hoặc bị thống trị bởi các thế lực kinh tế bên ngoài lại muốn duy trì và củng cố hàng rào thuế
XNK nhằm bảo hộ sản xuất nội địa. Do đó, những biến động của kinh tế thế giới tác động đến
thay đổi cách đánh thuế XNK ở các quốc gia nhằm đạt được những mục đích nhất định.


3. Vai trò.
Thuế XNK được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai trò to lớn trong việc

điều tiết hoạt động thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Thuế XNK tác động trực tiếp vào giá cả hàng hóa, do vậy mà cũng tác động đến khả năng
cạnh tranh của hàng háo trên thị trường. Thuế NK cao làm tăng giá thành của mặt hàng NK
do vậy sẽ hạn chế lượng hàng NK trên thị trường, tăng tính cạnh tranhc ho mặt hàng nội địa.
ơn nữa tạo cơ ội phát triển cho mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu ở thị trường nội địa đó.
Giữa mặt hàng NK có thuế đánh cao và mặt hàng NK có thuế đánh thấp hơn cũng tạo ra tính
cạnh tranh khác nhau cho mỗi mặt hàng. Ngược lại thuế XK thấp khiến cho lượng hàng XK
nhiều hơn với mức giá bán ra trên thị trường quốc tế cũng thấp hơn, làm tăng khả năng cạnh
tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới.
Tóm lại vai trò của thuế XNK là đóng góp một phần to lớn vào nguồn thu của ngân sách Nhà
Nước. Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước. Góp phần hướng dẫn tiêu
dùng. Là công cụ điều tiết hoạt động thương mại.
4. Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế.
a. Đối tượng chịu thuế.
Luật thuế XNK điều chỉnh đối với hàng hóa được trao đổi qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
hoặc các khu phi thuế quan; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua
bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa XNK.
- Đối tượng chịu thuế là:
+ Hàng hóa được mua bán, trao đổi qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
+ Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan
vào thị trường trong nước.
b. Đối tượng không chịu thuế.
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của chính phủ.

-

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan XK ra nước ngoài, hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi
thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này

sang khu phi thuế quan khác.
- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của NN khi XK.
5. Người nộp thuế.
Là các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động XNK hàng hóa thuộc diện bị
đánh thuế. Gồm:


- Đối tượng trực tiếp nộp thuế: Chủ hàng XK hoặc NK; tổ chức nhận ủy thác NK hoặc XK; cá
nhân có hàng hóa XNK khi xuất cảnh, nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên
giới.
- Đối tượng đươc ủy quyền, bảo lãnh, nộp thay: Đại lý làm thủ tục hải quan: ủy quyền; DN
cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát quốc tế; Tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức
khác hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng.
6. Người chịu thuế.
Giống như các loại thuế tiêu dùng khác, thuế XNK cũng là một loại thuế gián thu vì vậy
người sản xuất hàng hóa là người tiếp xúc với cơ quan thu và nộp thuế cho cơ quan này. Họ là
người chịu gánh nặng thuế ban đầu. Nhưng thuế này được đưa vào giá bán hàng hóa. Vì thế,
người thực sự phải chịu số thuế này là người tiêu dùng. Họ là người chịu gánh nặng thuế cuối
cùng. Các sắc thuế gián thu là các sắc thuế mà gánh nặng thuế ban đầu và gánh nặng thuế
cuối cùng khác nhau
7. Căn cứ và phương pháp tính thuế XNK:
a.Đối với mặt hàng áp dụng thuế tỷ lệ:
Căn cứ tính thuế XNK gồm:


Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK ghi trong giấy tờ khai hải quan.



Giá tính thuế




Thuế suất theo tỉ lệ phần trăm (%).

THUẾ XNK =

SỐ LƯỢNG

x GIÁ TÍNH THUẾ x THUẾ SUẤT

PHẢI NỘP

HÀNG HÓA

ĐƠN VỊ TỪNG

XNK

MẶT HÀNG

MẶT HÀNG

THUẾ XNK TỪNG

Trong đó:
<1> Số lượng hàng hóa XNK: là số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK được ghi trên giấy
tờ khai hải quan. Trường hợp số lượng hang hóa XNK thực tế có chênh lệch so với hóa đơn
thương mại do tính chất của hang hóa, phù hợp với điều kiện giao hang và điều kiện thanh
toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì số tiền thuế XK, NK phải nộp được xác định trên

cơ sở giá trị thực thanh toán cho hàng hóa XNK và thuế suất trên từng mặt hàng.
<2> Trị giá tính thuế: trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Luật hải quan, Luật quản lý
thuế, Luật Thuế XNK, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính
phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa XNK.


Đối với hàng XK là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng ( FOB, DAF)


Đối với hàng NK: là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp
đồng và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế và


dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác
định được giá trị thuế.








Phương pháp trị giá giao dịch của hàng NK.
Phương pháp trị giá giao hàng của hàng NK khẩu y hệt.
Phương pháp trị giá giao hàng của hàng NK tương tự
Phương pháp trị giá khấu trừ
Phương pháp trị giá tính toán.
Phương pháp suy luận.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng phương pháp xác định khấu trừ và

phương pháp trị giá tính toán có thể thay đổi cho nhau.

Nội dung cụ thể của các phương pháp xác định trị giá giao dịch được quy định như sau:
PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
Trị giá tính thuế của hàng hóa NK trước hết phải được xác định theo trị giá giao dịch.
Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người
bán để mua hàng hóa NK, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định.
(1)
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà
người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hay gián tiếp cho người bán để mua
hàng hóa NK. Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
+ người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi NK, trừ các
hạn chế dưới đây:
Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định, như: Các quy định về việc hàng hóa NK phải dán
nhãn mác bằng Tiếng việt, hàng hóa NK có điều kiện hoặc hàng hóa NK phải chịu một hình
thức kiểm tra trước khi được thông qua.
Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa.
Hạn chế khác không ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa, những hạn chế này là một hoặc nhiều
yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa NK, nhưng không làm tăng hoặc
giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.
Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa
NK, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.
+ Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán
mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá tính thuế.
+ Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa NK, trử khoản phải cộng, người
mua không phải trả them bất kỳ khoản tiền nào từ tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa
NK mang lại.
+ Người mau và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có mối quan hệ đặc biệt
đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
(2)


Trị giá giao dịch bao gồm các khoản sau đây:


+ Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại
+ Các khoản điều chỉnh theo quy định
+ Các khoản phải trả người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn
thương mại, bao gồm: tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán,
vận tải, bảo hiểm hàng hóa; các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền mà
người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người người bán; khoản tiền được thanh
toán bằng cách cấn trừ nợ.
Các phương pháp còn lại tham khảo thông tư hướng dẫn việc xác định trị giá NK của Bộ tài
chính.
Lưu ý: Xác định trị giá tính thuế đối với một số trường hợp.
1. Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng
không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc
biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất
và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Trong đó:
a. Trị giá tính thuế NK thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Thuế XNK, Nghị định
số 40/2007/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính.
b. Thuế suất để tính thuế NK áp dụng theo mức thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai mới.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không
tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định.
2. Hàng NK là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa thì trị giá tính thuế là chi phí thực trả theo
hợp đồng ký kết với phía nước ngoài, phù hợp các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan đến
việc sửa chữa hàng hóa.
3. Hàng bảo hành: Trường hợp hàng hóa NK có bao gồm hàng hóa bảo hành, theo hợp đồng
mua bán ( kể cả trường hợp hàng gửi sau), thì trị giá tính thuế là trị giá thực trả cho hàng hóa
NK bao gồm cả trị giá của hàng hóa bảo hành. Trị giá, số lượng của hàng hóa bảo hành, điều
kiện và thời hạn bảo hành phải được quy định cụ thể trên hợp đồng.

4. Hàng khuyến mại: Trương hợp hàng hóa NK có bao gồm hàng hóa khuyến mại theo hợp
đồng mua bán hàng hóa, thì trị giá tính thuế được xác định như sau:
a. Trường hợp trị giá hàng khuyến mại được quy định cụ thể trên hợp đồng mua bán, nhưng
không quá 10% trị giá hàng NK, thì trị giá hàng hóa NK ( bao gồm cả hàng khuyến mại) là trị
giá thực trả cho toàn bộ lô hàng NK.
b. Trường hợp trị giá hàng khuyến mại không tách được khỏi trị giá hàng hóa NK hoặc vượt
quá 10% trị giá hàng NK, thì trị giá tính thuế cho toàn bộ lô hàng NK ( trị giá tính thuế của
hàng hóa NK và trị giá tính thuế của hàng hóa khuyến mại) không được xác định theo trị giá
giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
5. Hàng hóa NK không có hợp đồn mua, bán hàng hóa, như: hàng hóa mua bán trao đổi của
cư dân biên giới, hàng hóa NK của hành khách nhập cảnh, trong và ngoài tiêu chuẩn miễn


thuế, hàng hóa là quà biếu, quà tặng, trong và ngoài định mức miễn thuế, hàng NK củ các DN
cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ phát chuyển nhanh, và các loại hình khác không có hợp
đông mua bán hàng hóa, thì trị giá tính thuế được xác định như sau:
a. Trường hợp hàng hóa đơn lẻ:




Đối với mặt hàng ô tô, xe gắn máy hoặc hàng hóa đơn lẻ là máy móc, thiết bị có trị giá
từ 50 triệu đồng trở lên theo cơ sở dữ liệu giá: thì trị giá tính thuế do cơ quan hải quan
xác định theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định,
trên cơ sở dữ liệ giá tại thời điểm xác định trị giá
Đối với hàng hóa đơn lẻ khác: trị giá tính thuế là trị giá khai báo.

b. Trường hợp không phải là hàng đơn lẻ:




Nếu tổng trị giá lô hàng theo khai báo từ 5 triệu đồng trở xuống, thì trị giá tính thuế là
trị giá khai báo.
Nếu tổng trị giá lô hàng theo khai báo trên 5 triệu đồng thì trị giá tính thuế do cơ quan
hải quan xác định theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế theo
quy định, trên cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm xác định trị giá.

6. Đối với hàng hóa NK phải chịu them một trong các biện pháp về thuế NK( thuế tự vệ, thuế
chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử) thì giá tính thuế TTĐB,
giá tính thuế GTGT phải cộng them thuế tự vệ/ chống bán phá giá/ chống trợ cấp/ chống phân
biệt đối xử.
<3> Thuế suất thuế XK, NK:
+ Thuế suất thuế XK: thuế suất đối với hàng hóa XK được quy định cụ thể cho từng mặt hàng
tại Biểu thuế XK do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành,
+ Thuế suất thuế NK: Thuế suất đối với hàng hóa NK được quy định cụ thể cho từng mặt
hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
+ Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa NK có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng
lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam ( nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Thương mại thông báo). Thuế suất ưu đãi được quy
định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế NK ưu đãi do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
Người nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa NK xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế NK với Việt Nam như hàng hóa có xuất xứ từ
các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ,….
+ Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa NK xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ
không áp dụng đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế NK với Việt
Nam, được tính bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu
thuế NK ưu đãi.
Thuế suất thông thường = thuế suất ưu đãi x 150%



Việc phân loại hàng hóa để xác định các mức thuế suất này phải tuân thủ theo đúng các
nguyên tắc phân loại hàng hóa, được thực hiện theo Thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn về
phân loại hàng hóa XNK và các văn bản hiện hành khác có liên quan.
Ngoài việc chịu thuế theo quy định như trên, nếu hàng hóa NK quá mức vào Việt Nam, có sự
trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử với hàng hóa XK của Việt Nam thì bị
áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự
vệ và được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng.
c. Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối:
Căn cứ tính thuế là:
(i) số lượng từng mặt hàng thực tế XNK ghi trên tờ khai hải quan;
(ii) mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa
SỐ TIỀN THUẾ =

Số lượng đơn vị từng

XNK PHẢI NỘP

mặt hàng thực tế XNK

x

Mức thuế tuyệt đối quy định
trên một đơn vị hàng hóa.

Ghi trong Tờ khai hải quan
Số lượng hàng hóa XNK làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế XNK trong
danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối.
Việc áp dụng thuế NK tuyệt đối được thực hiện từ năm 2005 một số mặt hàng thuộc danh mục
quy định, còn hầu hết các mặt hàng NK vào Việt Nam vẫn áp dụng thuế tỷ lệ.

8. Thời hạn nộp thuế.
8.1 Thời hạn nộp thuế xuất khẩu:
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày
đăng ký Tờ khai hải quan.
8.2 Thời hạn nộp thuế nhập khẩu:
2.1/ Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương
mại công bố thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trừ các trường hợp sau:
2.1.1/ Người nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn
bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
Việc bảo lãnh thực hiện theo hướng dẫn tại Mục IV Phần này.
2.1.2/ Hàng hoá tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố nhưng nhập
khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo
thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày
đăng ký Tờ khai hải quan.


Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, người
nộp thuế phải kê khai, tính lại thuế, tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) theo thời hạn nộp thuế
của hàng tiêu dùng nêu tại điểm 2.1 Mục này.
2.2/ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với trường hợp người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật
thuế:
2.2.1/ Hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu
(bao gồm cả hàng hoá đồng thời là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương
mại công bố) thì thời hạn nộp thuế là 275 (hai trăm bảy mươi lăm) ngày, kể từ ngày đăng ký
Tờ khai hải quan.
2.2.1.1/ Điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, ngoài hồ sơ khai thuế theo
hướng dẫn tại điểm 2 Mục I Phần này, người nộp thuế phải nộp thêm cho cơ quan hải quan
Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Đối với một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo dài
hơn 275 ngày thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày. Thời gian được kéo dài tối đa

không quá thời hạn phải giao hàng ghi trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản xuất sản
phẩm.
Để được áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, ngoài hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn
tại điểm 2 Mục I Phần này, người nộp thuế phải nộp cho Cục Hải quan địa phương nơi đăng
ký Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư các giấy tờ sau đây:
+ Công văn đề nghị áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày đối với từng trường hợp cụ
thể phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế
đề nghị, thời hạn đề nghị được kéo dài, mô tả quy trình, thời gian sản xuất, cam kết về nội
dung khai báo: 01 bản chính;
+ Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu: 01 bản
chính;
Cục Hải quan địa phương nơi đăng ký Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật
tư tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ và xử lý như sau:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng đối tượng thì có ý kiến đề xuất giải quyết chuyển Tổng cục
Hải quan xem xét quyết định gia hạn thời hạn nộp thuế.
Trường hợp cần kiểm tra xác định thực tế chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu, Tổng
cục Hải quan giao Cục Hải quan địa phương phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan có liên quan
kiểm tra báo cáo Tổng cục Hải quan trước khi có văn bản trả lời chính thức. Việc kiểm tra
phải lập thành biên bản trong đó nêu rõ chu kỳ sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu, vật tư đề
nghị kéo dài thời hạn nộp thuế.
2.2.1.2/ Nếu quá thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế mới xuất khẩu hoặc không xuất khẩu
sản phẩm thì xử lý như sau:


- Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm, nhưng sản
phẩm không xuất khẩu thì tính lại thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai
hải quan và phạt chậm nộp thuế kể từ ngày thứ 31 đến ngày nộp thuế, đồng thời bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định;
- Đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng vào sản xuất sản phẩm và đã thực

xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày quá thời hạn nộp
thuế đến ngày thực xuất khẩu hoặc ngày nộp thuế (nếu nộp thuế trước ngày thực xuất khẩu).
Đối với trường hợp người nộp thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày hoặc dài hơn
275 ngày nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế, thì người
nộp thuế phải nộp thuế (trường hợp xuất khẩu sản phẩm ngoài thời hạn nộp thuế thì phải nộp
thuế khi hết thời hạn nộp thuế được áp dụng và được hoàn lại số tiền thuế đã nộp khi sản
phẩm thực tế xuất khẩu) và bị xử phạt như nêu trên.
2.2.2/ Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái
nhập, thì thời hạn nộp thuế là 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất
hoặc tạm xuất, tái nhập (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn).
Trường hợp người nộp thuế đã được áp dụng thời hạn nộp thuế của hàng hóa kinh doanh theo
phương thức tạm nhập, tái xuất nhưng không xuất khẩu hoặc xuất khẩu ngoài thời hạn nộp
thuế thì bị xử lý như sau:
- Hàng hóa không xuất khẩu thì tính lại thời hạn nộp thuế như đối với hàng tiêu dùng trong
Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố hoặc là 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai
hải quan như đối với hàng hoá khác và bị xử phạt chậm nộp, xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định;
- Hàng hóa đã thực xuất khẩu ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày
quá thời hạn nộp thuế đến ngày thực xuất khẩu hoặc ngày nộp thuế (nếu nộp thuế trước ngày
thực xuất khẩu).
2.2.3/ Đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu khác (bao gồm cả hàng hoá đồng thời là
hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố nhưng là vật tư, nguyên
liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng cho sản xuất) ngoài hai trường hợp nêu tại điểm 2.2.1 và
2.2.2 trên đây thì thời hạn nộp thuế là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải
quan.
2.3/ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với người nộp thuế chưa chấp hành tốt pháp luật thuế:
2.3.1/ Nếu được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ
chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo thời hạn
bảo lãnh, nhưng không quá thời hạn đối với từng trường hợp hướng dẫn tại điểm 2.2 Mục này.
Việc bảo lãnh thực hiện theo hướng dẫn tại Mục IV Phần này.

2.3.2/ Nếu không được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp xong thuế
trước khi nhận hàng.


2.3.3/ Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học
và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30
ngày kể từ ngày người nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.
Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, người
nộp thuế phải kê khai, tính lại thời hạn nộp thuế như đối với hàng tiêu dùng và bị phạt chậm
nộp thuế tính từ ngày nhận hàng đến ngày nộp thuế.
8.3. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp
khác:
3.1/ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới, phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hoá ra
nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam.
3.2/ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với
từng trường hợp thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1 và 2 Mục này và tính từ ngày cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ.
3.3/ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký Tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập
khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo hướng dẫn tại
điểm 1 và 2 Mục này và tính từ ngày hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
3.4/ Đối với trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, chủng
loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên mặt hàng, mã số hàng hoá
theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của
hàng hóa nhập khẩu…), thì người nộp thuế vẫn phải nộp thuế theo như khai báo tại thời điểm
đăng ký Tờ khai hải quan với cơ quan hải quan; đồng thời cơ quan hải quan phải thông báo
cho người nộp thuế biết lý do phải giám định và nếu kết quả giám định khác so với khai báo
của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số thuế phải nộp thì người nộp thuế phải nộp thuế

theo kết quả giám định.
Các chi phí liên quan đến việc giám định sẽ do cơ quan hải quan chi trả trong trường hợp kết
quả giám định khác với kết luận của cơ quan hải quan hoặc sẽ do người nộp thuế chi trả trong
trường hợp kết quả giám định đúng với kết luận của cơ quan hải quan.
3.5/ Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp cơ quan hải quan ấn định thuế:
- Trong trường hợp hàng hóa đã được thông quan: đối với phần chênh lệch giữa số tiền thuế
do cơ quan hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự tính, tự khai khi làm thủ tục
hải quan, thì thời hạn nộp thuế là 10 (mười) ngày kể từ ngày cơ quan hải quan ký văn bản ấn
định thuế.
- Trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan: đối với phần chênh lệch giữa số tiền thuế
do cơ quan hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự tính, tự khai khi làm thủ tục
hải quan, thì thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1
và 2 Mục này.
9. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp:


1/ Trường hợp người nộp thuế được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy
định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là
thời hạn bảo lãnh, nhưng tối đa không quá thời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp hướng
dẫn tại Mục III trên đây và phải nộp cho cơ quan hải quan văn bản bảo lãnh của tổ chức đó.
1.1/ Văn bản bảo lãnh là bản chính và bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Tên, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax của người nộp thuế được bảo lãnh và của tổ
chức thực hiện bảo lãnh;
- Mục đích bảo lãnh;
- Tờ khai hải quan được bảo lãnh hoặc số hợp đồng, hoá đơn, vận tải đơn đối với trường hợp
thực hiện bảo lãnh trước khi làm thủ tục hải quan;
- Ngày phát hành bảo lãnh, số tiền bảo lãnh;
- Cam kết của tổ chức nhận bảo lãnh nêu rõ có trách nhiệm đến cùng về việc nộp thuế và nộp
phạt chậm nộp thay cho người nộp thuế trong trường hợp hết thời hạn nộp thuế nhưng người
nộp thuế chưa nộp xong thuế;

- Thời hạn bảo lãnh.
1.2/ Hết thời hạn bảo lãnh trong trường hợp thời hạn bảo lãnh ngắn hơn thời hạn nộp thuế
hoặc hết thời hạn nộp thuế trong trường hợp thời hạn bảo lãnh bằng hoặc dài hơn thời hạn nộp
thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp xong thuế thì tổ chức nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp
số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) thay cho người nộp thuế. Thời hạn chậm nộp
thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh hoặc hết thời hạn nộp thuế như nêu trên.
10. Địa điểm, hình thức nộp thuế:
1/ Người nộp thuế nộp tiền thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp vào Kho bạc
Nhà nước hoặc thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ khác
theo quy định của Điều 44 Luật quản lý thuế.
2/ Trường hợp người nộp thuế nộp thuế bằng tiền mặt nhưng Kho bạc Nhà nước không tổ
chức thu thuế bằng tiền mặt tại địa điểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký
Tờ khai hải quan thực hiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền
thuế đã thu vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.
3/ Trường hợp tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ tiền thuế, nợ tiền
phạt tại các cơ quan hải quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ thuế, nợ phạt đó tại cơ quan
hải quan nơi đang làm thủ tục hải quan, thì người nộp thuế tự khai báo và nộp thuế cho cơ
quan hải quan.
4/ Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ khác có trách
nhiệm cấp giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế theo đúng mẫu quy định
của Bộ Tài chính.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm cấp chứng từ thu tiền thuế cho người nộp thuế theo đúng
mẫu quy định của Bộ Tài chính trong trường hợp thu thuế bằng tiền mặt.


5/ Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ khác, cơ quan
hải quan phải chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào ngân sách Nhà nước, trong
thời hạn 08 (tám) giờ làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế. Trường hợp thu
thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền
thuế vào ngân sách Nhà nước là 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi thu tiền thuế của người nộp

thuế.
11. Thứ tự thanh toán tiền thuế:
1/ Người nộp thuế có nghĩa vụ thanh toán tiền thuế theo đúng thứ tự quy định tại Điều 45
Luật quản lý thuế.
- Thứ tự thanh toán tiền thuế phải thực hiện theo tuần tự tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền
thuế phát sinh, tiền phạt trong trường hợp người nộp thuế vừa có tiền thuế nợ, tiền thuế truy
thu, tiền thuế phát sinh, tiền phạt.
- Trường hợp người nộp thuế chỉ nợ một loại tiền thuế thì phải nộp theo thứ tự thời gian,
khoản tiền phát sinh trước nộp trước, phát sinh sau nộp sau.
2/ Kho bạc Nhà nước, cơ quan hải quan phối hợp trao đổi thông tin về thu tiền thuế, tiền phạt
để xác định thứ tự và thu theo đúng thứ tự quy định, cụ thể như sau:
2.1/ Cơ quan hải quan, theo dõi tình hình nợ thuế của người nộp thuế, hướng dẫn người nộp
thuế nộp theo đúng thứ tự, xây dựng hệ thống tra cứu dữ liệu để người nộp thuế tự tra cứu và
chấp hành nộp thuế theo đúng thứ tự quy định.
2.2/ Căn cứ chứng từ nộp tiền thuế của người nộp thuế, Kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân
sách Nhà nước và luân chuyển chứng từ, thông tin chi tiết các khoản nộp cho cơ quan hải
quan biết để theo dõi và quản lý.
2.3/ Trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế không đúng thứ tự, cơ quan hải quan lập lệnh
điều chỉnh số tiền thuế đã thu, gửi Kho bạc Nhà nước để điều chỉnh, đồng thời thông báo cho
người nộp thuế biết về số tiền thuế, số tiền phạt được điều chỉnh.
2.4/ Trường hợp người nộp thuế không ghi cụ thể số tiền nộp cho từng loại tiền thuế trên
chứng từ nộp thuế, cơ quan hải quan hạch toán số tiền thuế đã thu theo thứ tự, đồng thời thông
báo cho Kho bạc Nhà nước biết để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và thông báo cho người
nộp thuế biết.
3/ Khi Bộ Tài chính ban hành quy định mới về việc nộp thuế vào tài khoản thu ngân sách Nhà
nước của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước thì việc nộp thuế, hạch toán tiền thuế
của người nộp thuế và việc chuyển tiền thuế đã nộp vào ngân sách Nhà nước được thực hiện
theo quy định mới đó.
12. Miễn, giảm thuế XNK:
Các trường hợp miễn thuế theo tiêu chuẩn quy định gồm: Hàng tạm nhập, tái xuất và hàng

quá cảnh, hành lý miến thuế của hành khách; hàng hóa NK được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ
ngoại giao và ưu đãi thuế theo các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh đó,
Luật bổ sung một số trường hợp miễn thuế theo chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài của


Chính phủ. Các nội dung liên quan đến đối tượng nộp thuế được miễn thuế và xét miễn thuế
quy định tại Luật Thuế XNK và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các trường hợp miễn thuế chủ yếu:
+ Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới
thiệu sản phẩm, máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm nhập, tái
nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao,
biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để
phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài.
+ Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào
Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong nước quy định.
+ Hàng hóa XNK của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại
giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho
cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các
văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
+ Hàng hóa XNK để gia công được miễn thuế theo quy định gồm: hàng hóa được miễn thuế
theo hợp đồng gia công; hàng hóa XK ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được
miễn thuế XK, khi trở về VN thì phải nộp thuế Nk đối với sản phẩm sau khi gia công; thiết bị,
máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền gia
công khi NK phải nộp thuế NK theo quy định.
+ Hàng hóa XNK theo tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh, hành
hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong định mức miễn thuế theo quy định của Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ.
+ Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế XK, thuế NK trong định
mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thiế đối với phần vượt định mức.
+ Hàng hóa NK để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế NK

quy định.
+ Giống cây trồng, vật nuôi được phép NK để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
+ Các trường hợp miễn thuế theo quy định.
-

Các trường hợp xét giảm thuế:

Hàng hóa XNK đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư hỏng, mất mát
được cơ quan, tổ chức có thẩm quyến giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương
ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa.


13. Hoàn thuế XK, NK:
Các trường hợp sau đây được xét hoàn thuế:
a. Hàng hóa NK đan nộp thuế NK nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đanh chịu sự
giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
b. Hàng hóa XNK đã nộp thuế XK, thuế NK nhưng thực tế không XNK.
c. Hàng hóa đã nộp thuế XK, thuế NK nhưng thực tế XK hoặc NK ít hơn.
d. Hàng hóa NK để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng
hóa NK để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế
qua cảng Việt Nam và các phương tiện của VIệt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy
định của Chính phủ.
e. Hàng hóa NK đã nộp thuê NK để sản xuất hàng hóa XK ra nước ngoài hoặc xuất vào khu
phi thuế quan được hoàn thuế XK tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế XK và không phải
nộp thuế XK đối với hàng hóa XK có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ
nguyên liệu NK.
Phần II: Tình hình thực tiễn của việc áp dụng thuế xuất – nhập khẩu ở Việt Nam
I. Chính sách thuế xuất nhập khẩu
1. Những thay đổi của chính sách thuế xuất nhập khẩu phù hợp với nền kinh tế thị trường

hội nhập.
Các Thực hiện cam kết WTO, biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2015 Việt Nam phải cắt giảm 13
dòng thuế (gồm 1 dòng hàng cá, 11 dòng hàng ô tô và 1 dòng hàng xe máy). Trong số 13 dòng
thuế này, có 3 dòng thuế đang có mức thuế suất của biểu thuế xnk năm 2014 thấp hơn cam kết
năm 2015 nên không thuộc diện phải giảm thuế suất.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 173/2014/TT-BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2015 (Biểu thuế 2015).
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành có 9.471 dòng thuế, gồm 43 mức thuế suất.
Thực hiện cam kết WTO, năm 2015 Việt Nam phải cắt giảm 13 dòng thuế (gồm 1 dòng hàng
cá, 11 dòng hàng ô tô, 1 dòng hàng xe máy). Trong số 13 dòng thuế này, có 3 dòng thuế đang
có mức thuế suất năm 2014 thấp hơn cam kết năm 2015 vì vậy không thuộc diện phải giảm
thuế suất.
Theo đó, từ 1-1-2015, Việt Nam sẽ phải thực hiện cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
của 10 dòng thuế xuống bằng mức cam kết WTO cho năm 2015, gồm 1 mặt hàng cá, 8 mặt
hàng ô tô, 1 mặt hàng xe máy biểu thuế xnk 2015 có những thay đổi cụ thể.
Cụ thể: Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá và các loại thịt khác thuộc nhóm 03.04 (mã 0303.19.00)
giảm 1% từ 19% xuống 18%; Mô tô (kể cả moped) và xe đạp có gắn động cơ phụ trợ, có hoặc


không có thùng xe bên cạnh; mô tô thùng loại khác (mã 8711.50.90) giảm từ 47% xuống
40%.
4 mặt hàng xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các
loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô
đua thuộc nhóm 8703 được giảm thuế nhập khẩu từ 67% xuống 64% gồm: Xe bốn bánh chủ
động (mã 8703.24.51) giảm từ 59% xuống 55%; Xe bốn bánh chủ động (mã 8703.24.91)
giảm từ 70% xuống 55%; Loại khác (mã 8703.24.99) giảm từ 70% xuống 64%; Xe có động
cơ dùng để vận tải hàng hóa có tổng trọng lượng có tải tối đa không quá 5 tấn (mã
8704.10.23) giảm từ 59% xuống còn 56%.
Bên cạnh các dòng thuế nhập khẩu, Việt Nam có cam kết về thuế xuất khẩu đối với các mặt

hàng phế liệu sắt thép và phế liệu kim loại màu. Thuế suất các mặt hàng hiện đang quy định
mức 17% đối với mặt hàng phế liệu sắt thép, trừ phế liệu thép không gỉ quy định mức 15%;
mức 22% đối với mặt hàng phế liệu kim loại màu.
Các mức thuế suất này đã thấp hơn hoặc bằng mức cam kết WTO (cam kết cuối cùng vào
năm 2012) và được duy trì từ Thông tư số 157/2011/TT-BTC, Thông tư số 193/2012/TT-BTC,
Thông tư số 164/2013/TT-BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi.
Do vậy, Bộ Tài chính dự kiến giữ nguyên các mức thuế xuất khẩu 17%, 15%, 22% đối với các
mặt hàng phế liệu sắt thép và phế liệu kim loại màu.

Ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự
do giai đoạn 2015-2018
(30/12/2014 14:4
Thông tư 165/2014/TT-BTC
Thông tư 166/2014/TT-BTC
Thông tư 167/2014/TT-BTC
Thông tư 168/2014/TT-BTC
Thông tư 169/2014/TT-BTC
Bộ Tài chính cho biết, Biểu thuế đính kèm các Thông tư trên quy định mức thuế suất thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo đúng cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại
hàng hóa. Tương ứng với những bước cắt giảm này của Việt Nam, các nước đối tác trong các
Hiệp định thương mại hàng hóa trên (ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Niu Dilân, Ấn
Độ) sẽ xóa bỏ phần lớn thuế nhập khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào các thị
trường này trong giai đoạn 2015-2018


Thông tư số 165/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Thông tư 165/2014/TT-BTC: Ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt ASEAN giai đoạn 20152018
(31/12/2014 10:55:00)
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 165/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN giai đoạn 2015-2018.

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN được ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị
cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN). Theo đó, Việt Nam sẽ phải hoàn thành cơ bản việc xóa bỏ
thuế quan trong ASEAN vào năm 2015, chỉ có 7% dòng thuế được linh hoạt đến 2018.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định nói trên, Bộ Tài chính đã ban hành
Thông tư 161/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN giai đoạn 2012-2014.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành
Thông tư 165/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN giai đoạn 2015-2018.
Tính đến thời điểm năm 2015, Việt Nam sẽ cắt giảm thêm 1.715 dòng thuế từ thuế suất hiện
hành 5% xuống 0% theo đó có khoảng 90% số dòng thuế của Biểu ATIGA có mức thuế suất
0% (theo AHTN2012), và 97% số dòng thuế 0% vào năm 2018. Ngoài ra, khoảng 3% số dòng
thuế của biểu ATIGA được loại trừ khỏi cam kết xóa bỏ thuế quan gồm các mặt hàng nông
nghiệp nhạy cảm (được phép duy trì thuế suất ở mức 5%: gia cầm sống, thịt gà, trứng gia
cầm, quả có múi, thóc, gạo lứt, thị chế biến, đường).
Nhóm mặt hàng trong danh mục 7% linh hoạt
Tổng số dòng thuế sẽ được đưa vào danh mục linh hoạt kéo dài đến 2018 là 669 dòng, gồm
các mặt hàng nhạy cảm cần có lộ trình bảo hộ dài hơn chủ yếu như: sắt thép, giấy, vải may
mặc, ô tô, linh kiện phụ tùng ô tô, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng, đồ nội thất...
2. Nhóm mặt hàng có lộ trình riêng
Trong nhóm 7% linh hoạt đến 2018, ngoài các mặt hàng thông thường có thuế suất ATIGA tại
thời điểm năm 2014 lớn hơn 0% và dự kiến giữ nguyên mức thuế suất và giảm xuống 0% vào
năm 2018, có 2 nhóm mặt hàng đặc biệt nhạy cảm trong ASEAN mà ta đã đàm phán và đang
thực hiện theo lộ trình cắt giảm thuế riêng: gồm mặt hàng ôtô – Xe máy và mặt hàng thuốc lá.
+ Lộ trình đới với mặt hàng ô tô – Xe máy
Lộ trình cắt giảm thuế đối với ô tô, xe máy cụ thể như sau:
Thuế nhập khẩu

2014


2015

2016

2017

ATIGA

50%

40%

30%

0%

50%

2018


+ Mặt hàng thuốc lá
Tạm thời, các mặt hàng thuốc lá của Việt Nam vẫn đang được duy trì trong Danh mục
loại trừ, thuế suất áp dụng là thuế MFN hiện hành áp dụng đối với mặt hàng này.

Thông tư 166/2014/TT-BTC: Ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định
ACFTA giai đoạn 2015-2018
(31/12/2014 10:50:00)
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 166/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ

Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại
hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2015, thay thế Thông tư 162/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa
các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc và
Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Trung Quốc về một số vấn đề trong Hiệp định Thương
mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 166/2014/TT-BTC
ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn
2015-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, thay thế Thông tư 162/2011/TT-BTC ngày
17/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Biểu thuế ASEAN – Trung Quốc ban hành gồm toàn bộ các mặt hàng Việt Nam cam kết cắt
giảm theo Hiệp định gồm 9.491 dòng thuế trong đó có 9.454 dòng thuế 8 số và 37 dòng thuế
được chi tiết ở cấp quốc gia 10 số.
Thuế suất ASEAN – Trung Quốc được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết trong các
Hiệp định và Biên bản ghi nhớ giữa ASEAN - Trung Quốc và Việt Nam - Trung Quốc.
Thuế suất trung bình của biểu thuế ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2015-2017 là 2,26%/năm
và năm 2018 là 1,67%/năm. Thuế suất trung bình giai đoạn 2015-2017 giảm 2,15% so với
năm 2014 do năm 2015 là thời điểm tất cả các mặt hàng theo danh mục thông thường (trừ
danh mục linh hoạt đã được thống nhất trước) phải cắt giảm về 0% và các mặt hàng trong
danh mục nhạy cảm phải cắt giảm xuống 20% theo như cam kết của Việt Nam trong Hiệp
định. Năm 2018, Việt Nam phải cắt giảm thuế suất của tất cả các mặt hàng theo danh mục
thông thường về 0% và danh mục nhạy cảm cao về 50%.
Đến năm 2015, mức thuế suất trong biểu ASEAN-Trung Quốc có 3691 dòng thuế giảm thuế
suất xuống 0% so với năm 2014 (nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% là 84,11%), tập trung vào
các nhóm mặt hàng: dầu mỡ động thực vật, chất dẻo & chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất &
các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, máy vi tính và các sản phẩm linh
kiện điện tử, vải may mặc, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, sản phẩm dệt may, và 1 số sản
phẩm sắt thép. Thuế suất 2016, 2017 giữ nguyên so với năm 2015. Năm 2018, có 588 dòng



thuế giảm thuế suất xuống 0% so với năm 2015-2017 là các dòng thuộc danh mục linh hoạt
đã được thống nhất từ trước theo Hiệp định (nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% là 90,3%) .
Hàng hóa nhập khẩu để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo ACFTA cần đáp ứng yêu
cầu về xuất xứ theo quy định của Bộ Công Thương và thuộc danh sách nước được hưởng ưu
đãi quy định tại Thông tư.
Thông tư số 167/2014/TT-BTC: Ban hành Biểu thuế ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện
Hiệp định AKFTA
(31/12/2014 10:45:00)
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 167/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 ban hành Biểu thuế
ưu đãi đặc biệt AKFTA giai đoạn 2015-2018. Thông tư số 167/2014/TT-BTC có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2018, thay thế Thông tư số 163/2011/TTBTC.
Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện
ASEAN - Hàn Quốc được ký ngày 13 tháng 12 năm 2005 tại Ma-lai-xi-a và ngày 24 tháng 8
năm 2006 tại Cộng hòa Phi-líp-pin. Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam
kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA). Thông tư
163/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 ban hành Biểu thuế ưu đãi đặc biệt AKFTA giai đoạn
2012-2014 hết hiệu lực vào ngày 31/12/2014. Để thực hiện cam kết cho giai đoạn tiếp theo,
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 167/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 ban hành Biểu thuế
ưu đãi đặc biệt AKFTA giai đoạn 2015-2018. Thông tư số 167/2014/TT-BTC có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2018, thay thế Thông tư số 163/2011/TTBTC.
Giai đoạn 2015-2018 là thời điểm quan trọng khi thuế suất thuế nhập khẩu trong FTA
ASEAN-Hàn Quốc cam kết cắt giảm sâu, khoảng xấp xỉ 86% số dòng thuế đạt đến lộ trình
cam kết cuối cùng về xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm 2018.
Biểu thuế AKFTA bao gồm toàn bộ các mặt hàng Việt Nam cam kết cắt giảm trongAKFTA
trên cơ sở Danh mục hàng hoá Việt Nam năm 2012 (theo AHTN 2012) gồm 9.503 dòng thuế
trong đó được chi tiết phân loại theo cấp độ 8 số là 9.471 dòng và 10 số là 32dòng. Thuế suất
trung bình của biểu thuế AKFTA giai đoạn 2012-2014 là 6,07%, đến giai đoạn 2015-2018
mức thuế suất trung bình giảm còn 1,92%. Mức thuế suất trung bình giai đoạn 2015-2018

giảm so với giai đoạn 2012-2014 chủ yếu do toàn bộ những mặt hàng thuộc danh mục thông
thường được xóa bỏ thuế quan vào năm 2015, một số dòng được linh hoạt đến năm 2016 và
2018(340 dòng thuế cắt giảm thuế suất về 0% vào năm 2016 và 478 dòng thuế cắt giảm về
0% vào năm 2018). Nhóm mặt hàng linh hoạt này gồm: nhóm nông nghiệp (thủy sản, thịt gà,
bánh kẹo, sữa và chế phẩm sữa, dầu mỡ động thực vật, rau quả...), nhóm công nghiệp (dệt
may, hóa chất, máy móc thiết bị, nhựa, giấy, sản phẩm kim loại cơ bản, vật liệu xây dựng...).
Các mặt hàng nhạy cảm trong AKFTA bắt đầu có nghĩa vụ giảm thuế trong giai đoạn 20152018, cụ thể là có mức thuế suất 20% vào năm 2017 và 2018 (trên 600 dòng thuế ở cấp 8
hoặc 10 số). Đây là các mặt hàng như: sản phẩm hóa dầu, vật liệu xây dựng, giấy, vải, sắt
thép, linh kiện, phụ tùng ô tô... Ngoài ra, một số mặt hàng nhạy cảm cao như ô tô nguyên


chiếc, một số mặt hàng sắt thép, thuốc lá... không có nghĩa vụ cắt giảm thuế quan trong
AKFTA giai đoạn 2015-2018.
Thông tư số 168/2014/TT-BTC: Ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực
hiện Hiệp định AANZFTA giai đoạn 2015-2018 (31/12/2014 10:40:00)
Ngày 14/11/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 168/2014/TT-BTC của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Úc-Niu Di-lân (AANZFTA) giai đoạn 2015-2018.
Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Úc và Niu Di lân (AANZFTA) đã được ký kết tại
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 vào ngày 27/02/2009 tại Hua Hin, Thái Lan. Hiệp định
này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 01/01/2010.
Lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam cam kết trong AANZFTA là đến năm 2022. Trước đây,
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 44/2012/TT-BTC ngày 16/3/2012 ban hành Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự do
ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn 2012-2014 và Thông tư 63/2012/TT-BTC ngày 23/4/2012
của Bộ Tài chính về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với một số
nhóm mặt hàng trong các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Từ năm 2015, theo cam kết
Việt Nam sẽ phải tiếp tục thực hiện cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng thuộc Biểu thuế
nhập khẩu.
Thực hiện cam kết, ngày 14/11/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 168/2014/TTBTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của

Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn
2015-2018.
Thông tư này sẽ có hiệu lực cho các năm từ 2015 đến 2018. Về phạm vi mặt hàng, Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt AANZFTA bao gồm 9.471 dòng thuế (theo AHTN2012, không bao
gồm 87 dòng thuế CKD), được phân loại theo cấp độ 8 số. Trong đó, có 155 dòng Việt Nam
không cam kết.
Về phạm vi mặt hàng có 34,9% dòng thuế có thuế suất năm 2015 thay đổi so với năm 2014
(trong đó có 2,3% dòng thuế có thuế suất tăng (thuộc nhóm gà, rượu, quần áo, thép, bơm
nước...) và 32,6% dòng thuế có thuế suất giảm (thuộc nhóm mặt hàng thịt trâu bò tươi hoặc
ướp lạnh, một số loại cá, rau quả, chè, mỡ, kem, vecni, sợi, ống dẫn). Trong số dòng thuế có
thuế suất giảm này có 0.79% dòng thuế được xóa bỏ thuế quan vào năm 2015 (Cá ngừ vây
xanh, cá nước ngọt khác, một số rễ cây, a xít, một số loại thuốc, máy sản xuất bia, thuốc
chống nảy mầm...).
Về diện mặt hàng đưa vào cắt giảm và xoá bỏ thuế quan giai đoạn 2015-2018 để thực hiện
AANZFTA, chủ yếu là các mặt hàng gia súc như cừu lợn (nguyên con); gà, vịt, ngỗng, thỏ, đà
điểu, ngỗng, gà tây khác; thịt bò, cừu, dê (tươi và đông lạnh); một số thịt và phụ phẩm ăn
được sau giết mổ; một số loại cá (như cá chình, cá bơn, cá trích...); sữa và kem, chưa cô đặc
và chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác; Sữa và kem, đã cô đặc hoặc đã pha thêm
đường hoặc chất làm ngọt khác (dạng bột); sữa chua, bơ, pho mát đã xát nhỏ, trứng, các loại
hoa, quả, rau củ, dầu từ các hạt, margarin, một số sản phẩm xây dựng, hoá chất, polyme, đồ
gốm sứ gia dụng, cao su và sản phẩm từ cao su, hàng may mặc,...


Các mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm như hoa quả (cam, quýt); rượu bia; cồn ê-ti-lích chưa
biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích, xì gà, dầu mỏ, lá thuốc lá, một số sản
phẩm sắt, thép, xe ôtô chở người, xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa... sẽ không phải xóa
bỏ thuế quan mà có lộ trình cắt giảm riêng với năm kết thúc 2020/2022.
Nhìn chung, cán cân thương mại với Úc và Niu Di lân sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực do hiện
nay Việt Nam đang có xu hướng xuất siêu sang thị trường các nước này./.
Thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu

thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THUỘC
NHÓM 2710
(Ban hành kèm theo Thông tư số 213/2014/TT-BTC ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính)
Mã hàng

Mô tả hàng hóa

Thuế suất (%)

27.10 Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu
thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên
là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại
dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải.
2710.12

- - - Dầu nhẹ và các chế phẩm:
- - - Xăng động cơ:

2710.12.11

- - - - RON 97 và cao hơn, có pha chì

27

2710.12.12

- - - - RON 97 và cao hơn, không pha chì


27

2710.12.13

- - - - RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 có pha chì 27

2710.12.14

- - - - RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 không pha chì

2710.12.15

- - - - Loại khác, có pha chì 27

2710.12.16

- - - - Loại khác, không pha chì

2710.12.20

- - - Xăng máy bay, trừ loại sử dụng làm nhiên liệu máy bay phản lực

2710.12.30

- - - Tetrapropylen

2710.12.40

- - - Dung môi trắng (white spirit)


2710.12.50

27

27
20

27
27

- - - Dung môi có hàm lượng cấu tử thơm thấp dưới 1% tính theo trọng lượng 27

2710.12.60

- - - Dung môi nhẹ khác

27

2710.12.70

- - - Naphtha, reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng động cơ

2710.12.80

- - - Alpha olefin khác 27

27


2710.12.90


- - - Loại khác 27

2710.19

- - Loại khác:

2710.19.20

- - Dầu thô đã tách phần nhẹ 5

2710.19.30

- - - Nguyên liệu để sản xuất than đen 5
- - - Dầu và mỡ bôi trơn:

2710.19.41

- - - - Dầu khoáng đã tinh chế để sản xuất dầu bôi trơn 5

2710.19.42

- - - - Dầu bôi trơn cho động cơ máy bay

2710.19.43

- - - - Dầu bôi trơn khác

2710.19.44


- - - - Mỡ bôi trơn

2710.19.50

- - - Dầu dùng trong bộ hãm thủy lực (dầu phanh)

2710.19.60

- - - Dầu biến thế và dầu dùng cho bộ phận ngắt mạch

5

5

5
3
5

- - - Nhiên liệu diesel; các loại dầu nhiên liệu:
2710.19.71

- - - - Nhiên liệu diesel cho ô tô

23

2710.19.72

- - - - Nhiên liệu diesel khác 23

2710.19.79


- - - - Dầu nhiên liệu 24

2710.19.81

- - - Nhiên liệu động cơ máy bay (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy từ
23°C trở lên 20

2710.19.82

- - - Nhiên liệu động cơ máy bay (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy dưới
23° C

2710.19.83

- - - Các kerosine khác

2710.19.89

- - - Dầu trung khác và các chế phẩm 15

2710.19.90

- - - Loại khác 3

20

26

2710.20.00

- Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum (trừ dầu thô) và các
chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa từ 70% trọng lượng trở lên là dầu
mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản
của các chế phẩm đó, có chứa dầu diesel sinh học, trừ dầu thải
5
- Dầu thải:
2710.91.00
- - Có chứa biphenyl đã polyclo hóa (PCBs), terphenyl đã polyclo hóa (PCTs)
hoặc biphenyl đã polybrom hóa (PBBs)
20
2710.99.00

- - Loại khác 20


Thông tư số 169/2014/TT-BTC: Ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực
hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ
(31/12/2014 10:35:00)
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 169/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 về việc ban hành
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng
hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2015-2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 (thuế suất ưu đãi
theo Hiệp định AIFTA gọi là thuế suất AIFTA).
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ được ký ngày 13 tháng 08 năm 2009 tại Thái
Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) và
Cộng hòa Ấn Độ và được Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
phê duyệt tại công văn số 2464/TTg-QHQT ngày 10 tháng 12 năm 2009;
Để thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hiệp định nói trên, Bộ Tài chính đã ban hành
Thông tư số 58/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 20102012 và Thông tư 45/2012/TT-BTC ngày 16/03/2012 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA) giai đoạn 2012-2014.

Để thực hiện lộ trình cam kết của Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo, Bộ Tài chính đã tiếp tục
ban hành Thông tư số 169/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 về việc ban hành Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn
Độ giai đoạn 2015-2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 (thuế suất ưu đãi theo Hiệp định
AIFTA gọi là thuế suất AIFTA).
Theo cam kết Hiệp định, Việt Nam phải cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với 6772 dòng trên
tổng số 9558 dòng của biểu thuế nhập khẩu ưu hiện hành
Thuế suất trung bình của biểu thuế ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2015-2018 là 7,38%/năm,
giảm 2,15% so với năm 2014, giai đoạn 2015-2017 giảm theo lộ trình cắt giảm đều đã cam
kết đối với tất cả các mặt hàng cam kết cắt giảm hoặc xóa bỏ, đặc biệt năm 2018 là thời điểm
xóa bỏ thuế một phần danh mục thông thường theo như cam kết của Việt Nam trong Hiệp
định. Các mặt hàng giảm thuế chủ yếu nằm ở các nhóm: bánh kẹo, bông, chè, cà phê, cao su,
phân bón, thủy sản, thức ăn gia súc, hàng rau quả, giấy, gỗ, linh kiện phụ tùng, phương tiện
vận tải, chất dẻo, hóa chất, dầu mỏ, sắt thép, máy móc thiết bị…
Thuế suất bình quân AIFTA qua các năm 2015-2018 tương ứng như sau:10,22%; 8.36%;
7,44%; 6,94%; thấp hơn so với mức thuế suất bình quân MFN 2014 10,42%.
Trong trường hợp thuế suất MFN của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
thấp hơn mức thuế suất AIFTA thì mức thuế áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế MFN
(trong trường hợp này doanh nghiệp không cần sử dụng form AI và đáp ứng các điều kiện
khác trong Thông tư này).


Kể từ ngày 01/01/2015 hàng hóa nhập khẩu sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định
AIFTA cần đáp ứng yêu cầu về xuất xứ theo quy định của Bộ Công Thương.
 Những ưu điểm, nhược điểm của các chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện nay.

a. Ưu điểm
-Danh mục thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện nay đang áp dụng đối với các hàng hóa, sản
phẩm chịu thuế xuất nhập khẩu đã được thực hiện trên cơ sở của Harmonized System (HS)
của Hội đồng thế giới về hợp tác hải quan, cung cấp các điều kiện thuận lợi ban đầu cho sự

phân loại các hàng hóa và sản phẩm về cơ bản là theo cấu tạo và đặc điểm của sản phẩm,
hàng hóa. Điều này sẽ giúp nước ta hoàn thiện trong việc soạn thảo các chính sách về thuế
xuất khẩu và thuế nhập khẩu phù hợp hơn nữa với các thông lệ quốc tế.
-Danh mục biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng đã được soạn thảo một cách hợp lý hơn.
-Thuế nhập khẩu được quy định có 3 mức là thuế suất ưu đãi, thuế suất thông thường và thuế
suất ưu đãi đặc biệt để áp dụng trong những trường hợp khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan
hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, tạo thuận lợi trong đàm phán về thuế, phù hợp
với các quy định quốc tế mà nước ta cam kết thực hiện.
-Loại thuế nhập khẩu cao nhất có xu hướng giảm và hiện nay chỉ còn 60%; số lượng mức thuế
đã giảm từ 25 xuống 18 mức, vì vậy làm cho việc phân loại của hàng hóa ít bị phân mảnh
hơn. Chính phủ đã giảm 15 loại hàng hóa phù hợp với sự điều chỉnh giá sàn.
-Nhà nước còn quy định bỏ áp dụng giá tối thiểu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
-Theo quy trình này, các thủ tục hải quan được thực hiện nhanh chóng, công khai, đảm bảo
thông thoáng và thuận tiện tạo điều kiện tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu.
-Do hệ thống chính sách, cơ chế quản lí trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được cải tiến theo
hướng ngày càng đơn giản, thông thoáng hơn đã có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất xuất
khẩu tăng nhanh và hướng nhập khẩu phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống.
-Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã có tác động tích cực trong việc quản lí hoạt động
xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập
khẩu, góp phần phát triển bảo vệ sản xuất trong nước, hướng dẫn tiêu dùng và tạo nguồn thu
lớn cho ngân sách Nhà nước.
-Những thay đổi trong chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Có thể nói rằng, những sự
thay đổi trong chính sách thuế xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đã và đang có tác động
tích cực đến cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế
với các nước trên thế giới; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần vào sự
phát triển và bảo vệ sản xuất trong nước.
-Tạo ra nguồn thu nhập khổng lồ cho ngân sách Nhà nước trong xu thế hội nhập và tự do hóa
thương mại trên thế giới hiện nay.
b. Hạn chế



Luật Quản lý thuế Việt Nam đã phản ánh, ghi nhận khá đầy đủ, toàn diện các nội dung của
quản lý thuế và đặc biệt có thêm nhiều nội dung mới mà trước đây các luật về chính sách thuế
chưa có điều kiện quy định như: Nguyên tắc quản lý thuế; Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn
thuế xã, phường, thị trấn; Trách nhiệm của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án; Trách
nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; Trách nhiệm
của cơ quan thông tin, báo chí trong việc quản lý thuế; Hợp tác quốc tế về quản lý thuế; Xây
dựng lực lượng quản lý thuế; Hiện đại hoá công tác quản lý thuế; Tổ chức kinh doanh dịch vụ
làm thủ tục về thuế; Thông tin về người nộp thuế; Gia hạn nộp thuế; Xoá nợ thuế; Cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính thuế v.v.. Hoặc các vấn đề về quản lý thuế có quy định tại các
luật về chính sách thuế nhưng chưa chi tiết cụ thể hoặc được quy định ở các nghị định, thông
tư, như: Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt; Xử lý số tiền thuế nộp thừa; Nộp thuế trong
thời gian giải quyết khiếu nại, khiếu kiện; Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; Các
biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận
thuế; Cưỡng chế thuế v.v.. Đó là thành công khó có thể phủ nhận của Luật Quản lý thuế hiện
hành. Song, đâu đó vẫn còn những “hạt sạn” trong Luật Quản lý thuế.
Thứ nhất, về nguyên tắc thiết kế của Luật Quản lý thuế, những người thiết kế đã sử dụng kết
hợp đan xen nhiều nguyên tắc nhưng chủ yếu theo nguyên tắc trình tự thời gian, trong khi đó
bộ máy quản lý thuế được thiết kế theo mô hình chức năng. Điều này sẽ dẫn đến những điểm
chưa thực sự tương thích giữa Luật Quản lý thuế với thực tiễn vận hành của bộ máy quản lý
thuế trong việc tổ chức thực hiện các luật thuế, đặc biệt, khi áp dụng cơ chế quản lý thuế theo
mô hình “một cửa”. Vì vậy, có lẽ Luật Quản lý thuế nên điều chỉnh theo hướng kết hợp rõ nét
hơn giữa nguyên tắc trình tự thời gian với nguyên tắc chức năng để khắc phục hạn chế trên.
Bởi thực tế cho thấy, việc tổ chức bộ máy ngành thuế theo chức năng dẫn đến bất kỳ bộ phận
nào cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp trực tiếp làm việc, giải trình khi doanh nghiệp thực
hiện nghĩa vụ thuế của mình. Song khi cần hướng dẫn để được giải quyết các nghiệp vụ cụ thể
phát sinh, doanh nghiệp không biết liên hệ đến bộ phận nào và thuộc thẩm quyền trách nhiệm
của ai. Vì vậy, doanh nghiệp gặp những khó khăn nhất định trong quá trình thực thi pháp luật
thuế theo luật. Chẳng hạn, việc lập và nộp hồ sơ khai thuế, các bộ phận có liên quan đều có

chức năng kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp. Cụ thể, hồ sơ khai thuế của doanh
nghiệp được thực hiện kiểm tra từ bộ phận một cửa; sau đó chuyển cho bộ phận kê khai và kế
toán thuế; sau đó lại tiếp tục chuyển đến các bộ phận khác có liên quan như bộ phận kiểm tra,
thanh tra, ấn chỉ... mỗi bộ phận đều có quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình, vì vậy một
doanh nghiệp trong một kỳ kê khai có thể nhận được 4-5 thông báo giải trình của cơ quan
thuế nhưng không biết liên hệ đến những bộ phận nào để giải quyết. Hoặc về công tác thu nộp
thuế, Phòng kiểm tra thuế có chức năng thực hiện kế hoạch thu thuế được giao, vì vậy có
trách nhiệm đôn đốc thu thuế. Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi
hành không quy định rõ Phòng kiểm tra thực hiện đôn đốc thu từ ngày nào đến ngày nào,
Phòng thu nợ và cưỡng chế thuế thực hiện từ khâu nào v.v..
Thứ hai, Luật Quản lý thuế hiện nay không chỉ quy định những vấn đề chung về tổ chức thực
hiện các luật thuế, mà còn quy định cả những nội dung tổ chức thực hiện riêng của từng luật
thuế (những vấn đề quản lý có tính chất đặc thù của từng sắc thuế) và điều đáng nói là số
lượng của các điều luật quy định các nội dung quản lý đặc thù chiếm tỷ lệ khá nhiều, đặc biệt
là các quy định quản lý về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Vì vậy giả sử rằng, khi các luật về
chính sách thuế được tiếp tục ban hành và đó là xu thế tất yếu (chẳng hạn ở nước ta dự kiến


×