Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận phòng chống tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.01 KB, 11 trang )

VỤ ÁN HUỲNH THỊ HUYỀN NHƯ

Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ Việt Nam đồng xảy ra tại
VietinBank là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam. Đây là một trong
những vụ án kinh tế lớn nhất tại Việt Nam trong lịch sử hiện đại, với 23 bị cáo, và 47 luật
sư bảo vệ cho bị cáo cũng như nguyên cáo. Nếu xét về số tiền thiệt hại, tuy không bằng
Vụ án EPCO - Minh Phụng, nhưng mức độ thiệt hại thực tế thì lại là lớn nhất trừ trước
đến nay (nguy cơ mất trắng 3.300 tỷ). Thời gian phạm tội kéo dài từ năm 2007 đến thời
điểm khởi tố (tháng 9.2011). Tổng số tiền các đối tượng đã huy động trong vụ án này lên
đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

I. Diễn biến vụ án:
Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên là Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP.HCM, Quyền Trưởng phòng Giao dịch
Điện Biên Phủ, đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân. Các
ngân hàng bị lừa là Ngân hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng ACB, Ngân hàng
Nam Việt và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB), Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh
TP.HCM 180 tỷ đồng. Công ty cổ phần chứng khoán SaigonBank - Berjaya (viết tắt là
SBBS)bị gạt 210 tỷ đồng.

Trang 1


1. Huy động vốn với lãi suất cao
Có con dấu giả, Như và đồng bọn đã trực tiếp dùng các hợp đồng giả và chữ ký giả
huy động vốn từ các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty chứng khoán để vay vốn với
những lời mời hết sức hấp dẫn như: Ngoài lãi suất 14% theo quy định còn trả thêm ngoài
hợp đồng 8 - 10%/năm. Nhiều doanh nghiệp đã sập bẫy, các doanh nghiệp đều tin là Như
dùng hợp đồng thật, con dấu thật. Vì vậy, họ đã gửi tài liệu xin mở tài khoản thanh toán
tại Ngân hàng Công thương, chi nhánh TP HCM để Như mở hộ. Chính điều này đã tạo
điều kiện cho Như làm giả chữ ký chủ tài khoản ngay từ khi mở tài khoản. Tiền cho vay


gửi vào tài khoản thanh toán của doanh nghiệp cho phép Như tự trích. Sau khi tất toán
hợp đồng thì tự hủy; hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn được thế chấp vay vốn ở ngân hàng
khác trừ Ngân hàng Công thương và chuyển tiền về những "địa chỉ" do Như sắp đặt.
Ngay sau khi nhận được tiền vay, Như chuyển tiền mặt và chuyển khoản trả sòng phẳng
cho các cá nhân đã "tạo điều kiện" cho Như tại các ngân hàng, doanh nghiệp theo thỏa
thuận. Vì vậy, trong một thời gian dài Như có uy tín rất lớn. 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh
Phát và Công ty Hưng Yên bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa với số tiền bị mất lên tới xấp xỉ
1.600 tỷ đồng.
2. Đánh tráo hồ sơ mở tài khoản, giả chứng từ để chuyển tiền rút tiền
Là Giám đốc Phòng Giao dịch của Ngân hàng Công thương, hiểu biết rõ về nghiệp
vụ ngân hàng, sau khi Ngân hàng Công thương nhận hồ sơ mở tài khoản của khách hàng,
Huyền Như đã lập hồ sơ mở tài khoản giả, chữ ký giả, dấu giả để đánh tráo hồ sơ mở tài
khoản do khách hàng lập. Sau khi khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng
tại Ngân hàng Công thương, Huyền Như lập lệnh chi giả, lệnh chuyển tiền giả để chiếm
đoạt tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công thương.
Với thủ đoạn như vậy, Huyền Như đã làm giả 127 lệnh chi, chiếm đoạt 1.598 tỷ từ
tài khoản tiền gửi của ba công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng yên, 50 tỷ đồng của hai
cá nhân Nguyệt và Bé Năm.
3. Giả chứng từ để chuyển tiền, rút tiền
Huyền Như đã dùng chữ ký giả, dấu giả lập các lệnh chi, chứng từ chuyển tiền, rút
tiền chiếm đoạt tiền gửi tại Ngân hàng Công thương, chiếm đoạt 210 tỷ đồng từ tài khoản
của Công ty CP CK Saigonbank-Berjaya (SBBS), chiếm đoạt 550,35 tỷ từ tài khoản của
Công ty Phương Đông và Công ty An Lộc.
Huyền Như còn tự ý lập 16 thẻ tiết kiệm với số tiền hơn 81 tỷ đứng tên khách hàng
gửi tiền, làm giả 16 Lệnh chi, ký giả chữ ký của 9 chủ thẻ tiết kiệm này để rút tiền, chiếm
đoạt.
4. Chiếm đoạt
Từ tháng 5-2010 đến 11-2011, ACB của Bầu Kiên ủy thác cho 19 nhân viên gửi
tổng cộng gần 719 tỷ đồng vào VietinBank (Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM)
với lãi suất từ 17,8% - 18,5%/năm song bị Huyền Như chiếm đoạt toàn bộ.

Trang 2


Huyền Như tự ý chuyển đi trên hệ thống máy tính, chiếm đoạt gần 125 tỷ đồng từ
tài khoản của Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn cầu.
Huyền Như còn huy động rất nhiều tiền của các môi giới, nhà đầu tư cổ phiếu OTC
(thị trường cổ phiếu chưa niêm yết), bất động sản với lãi suất 5%/tháng để thực hiện các
dịch vụ đáo nợ ngân hàng, nhưng thực chất để lừa đảo, quỵt nợ.
5. Dùng hồ sơ giả để vay tiền của Ngân hàng Công thương
Theo kết luận điều tra, Huyền Như tự ý giả chữ ký, lập 83 thẻ tiết kiệm do Ngân
hàng Công thương phát hành trị giá 533,55 tỷ đồng đứng tên các khách hàng gửi tiền. trên
cơ sở hợp đồng tiền ký gửi với Vietinbank, các nhân viên Ngân hàng ACB, ngân hàng
Nam Việt đã chuyển tiền vào tài khoản của từng người mở tại Ngân hàng Công thương.
Sau đó Huyền Như sử dụng trái phép các thẻ tiết kiệm này làm tài sản bảo đảm, lập hợp
đồng vay tiền giả, ký giả chữ ký của chủ thẻ để vay 514,54 tỷ đồng tại 2 phòng giao dịch
Điên Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng thuộc Ngân hàng Công thương TP.HCM.
Các cán bộ của Phòng giao dịch Ngân hàng Công thương đã vi phạm quy định về
cho vay, đề xuất lãnh đạo duyệt cho vay, ký hợp đồng cho vay mà không có mặt của
người vay hoặc người bảo lãnh tại Ngân hàng.
Sau khi biết bị Huyền Như lừa, Ngân hàng Công thương vẫn dùng số tiền từ thẻ
tiết kiệm đã được cầm cố để thu hồi các khoản nợ đã cho vay sai mà không có sự đồng ý
của chủ thẻ tiết kiệm.
II. Nguyên nhân:
1. Lợi dụng sự tín nhiệm - mô hình Ponzi
Huyền Như đầu tư cổ phiếu với khối lượng rất lớn trên thị trường chứng khoán.
Như là một trong những khách hàng VIP của nhiều công ty chứng khoán vì số vốn vài
chục tỷ đồng và cũng có "danh" của chồng làm bảo chứng. Sau một thời gian giao dịch,
giao dịch rất lớn, Như trở thành khách hàng thân thiết của các công ty chứng khoán và
được hưởng những đặc quyền như tăng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy và chậm thanh toán. Tính từ
tháng 5-2010 đến nay, thị trường chứng khoán giảm nhiều hơn tăng, khó khăn ngày càng

chồng chất, càng đánh lớn, càng lỗ nặng. Thua lỗ, cộng với áp lực trả lãi với lãi suất
khủng Như lại càng say máu hơn nữa.
Bên cạnh đó từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank Chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh, Như đã vay hơn 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để
kinh doanh bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà
Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất
cao, Như không có khả năng thanh toán. Trong quá trình kinh doanh, do cần nguồn vốn
nên Như đã vay nóng lãi suất cao của hàng chục cá nhân. Số tiền vay đến năm 2010 lên
đến hàng trăm tỷ đồng, Như không có khả năng thanh toán. Nguyễn Thị Phương Hoàng
Trung cho Như vay tiền với lãi suất cao gấp 10,66 lần so với lãi suất cao nhất của Ngân
hàng Nhà nước quy định, đã hưởng tiền lãi trên 660 tỷ đồng.
Trang 3


Để cần tiền chơi và tiền trả khoản thua lỗ, Huyền Như chiếm đoạt và lừa đảo các
khách hàng của Vietinbank. Đây cũng là một vụ lừa đảo theo Mô hình Ponzi (Ponzi
scheme), tiền lừa của người sau để trả lãi cho các khoản vay trước, vì vậy số tiền cần huy
động ngày càng tăng.
2. Ủy thác đầu tư
Một trong những lý do Huyền Như có khả năng huy động một lượng tiền lớn như
vậy vì: Trong vòng 18 tháng, từ tháng 5-2010 đến tháng 11-2011 một số ngân hàng đã ủy
thác cho nhân viên gửi tiền vào các ngân hàng khác với lãi suất cao hơn quy định. Theo
cơ quan điều tra, ở ACB con số ủy thác là 36 ngàn tỷ đồng vào 29 ngân hàng khác.
Thời điểm đó chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu guồng quay nhanh, mặt bằng lãi
suất được nâng lên qua việc tăng dần trần lãi suất huy động. Những ngân hàng yếu kém
ngay lập tức gặp vấn đề thanh khoản và khi kênh liên ngân hàng trục trặc do yêu cầu của
người cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp (thường là vàng, ngoại tệ), huy
động vốn từ dân cư, doanh nghiệp là con đường duy nhất để "chữa cháy" thanh khoản bấy
giờ.
Trần lãi suất huy động đã bị xé rào trên diện rộng. Ngân hàng lách đủ kiểu để trả

cho người gửi tiền mức lãi suất cao hơn trần. Trên các bảng niêm yết lãi suất tiết kiệm của
ngân hàng và trong số tiền gửi của người dân, lãi suất là một đường thẳng băng đồng loạt
14%, nhưng thực tế người ta nhận được lãi suất tới 17-19%/năm, thậm chí 20%/năm nếu
số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Nhiều ngân hàng dư thừa vốn, trong khi các ngân hàng yếu
kém rất cần vốn, mà Ngân hàng nhà nước lại áp đặt mức lãi xuất trần. Vì vậy, "kế sách"
ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào ngân hàng khác xuất hiện.
Trong vụ vỡ nợ của Huỳnh Thị Huyền Như (Hà Nội), bà Như đã dùng các công ty
"sân sau"... để ký hợp đồng uỷ thác đầu tư nhằm huy động vốn, sau đó lại chuyển toàn bộ
số tiền về doanh nghiệp của bà Như (doanh nghiệp nhận vốn đầu tư). Với hình thức hợp
đồng uỷ thác đầu tư và kẽ hở của các ngân hàng đã giúp bà Như huy động lên tới hàng
ngàn tỷ đồng rồi chiếm đoạt. Hậu quả là các nhà đầu tư trót giao vốn uỷ thác đầu tư trắng
tay.
Trong vụ án Huyền Như, ACB đã gửi vào chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Công Thương 719 tỷ đồng, Ngân hàng Hàng Hải, qua
các bước dích dắc, cũng gửi vào chi nhánh Vietinbank Nhà Bè 2.500 tỷ đồng, Ngân hàng
Nam Việt gửi 1.500 tỷ đồng, Ngân hàng Tiên Phong (TienPhongBank) gửi 1.860 tỷ đồng.
3. Khuất tất sau vụ án
Có nhiều câu hỏi liên quan đến số tiền gần 5 ngàn tỷ đã đi đâu. Số tiền trả lãi vay
không lớn đến như vậy. Theo đó, có nguy cơ mất trắng 3.300 tỷ đồng.
Vietinbank tuyên bố không chịu trách nhiệm bồi hoàn các khoản lừa đảo của
Huyền Như, nói rằng Huyền Như lừa đảo, dùng dấu giả. Vì vậy, Huyền Như chỉ mắc tội
lừa đảo (án cao nhất là chung thân) chứ không phải là tham ô (án cao nhất là tử hình). Vì
là vụ lừa đảo nên Vietinbank cho rằng mình vô can.
III.

Khởi tố vụ án:
Trang 4


1. Các cá nhân bị khởi tố

Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, thường trú ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP
HCM), nguyên Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank, chi nhánh TP
HCM bị khởi tố về 2 tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu
của cơ quan tổ chức". Huyền Như từng là thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần
chứng khoán Phương Đông (ORS), là vợ của một Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng
thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank).
Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè): chồng của
Như, người đứng ngay sau Như cùng tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
Ngân hàng Vietinbank: ngoài Huyền Như còn có 22 bị can khác bị truy tố về các
tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay
trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan, tổ chức. Trong đó có 13 bị can nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ, nhân viên
phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank
cùng Phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, TP HCM. Cả
ngân hàng Vietinbank cũng bị kiện là phải chịu trách nhiệm cho số tiền mà công ty SBBS
đã mở tài khoản ở ngân hàng này.
Ngân hàng ACB: 6 người gồm ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó chủ
tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên
Chủ tịch HĐQT ACB; các Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, là nguyên
các Phó chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, do có hành vi
cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm Văn Chí (trú tại TP.HCM) bị đề nghị truy tố về hành vi "cho vay nặng lãi".
Chính người này đã cho Huyền Như vay nặng lãi, liên tục đòi nợ, là một trong các nguyên
nhân dẫn tới Huyền Như đi lừa đảo.
2. Tòa sơ thẩm
Ngày 24 tháng 1 2014, Huyền Như nhận án chung thân cho tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản và 6 năm tù cho tội làm giả con dấu của cơ quan tổ chức, chị gái Huyền Như là
Huỳnh Thị Mỹ Hạnh lĩnh án 14 năm tù, “nữ đại gia” Thiên Lý nhận án 2 năm (tổng hợp
hình phạt trước đó 4 năm là 6 năm tù). VKSND TP HCM cho biết vừa ký quyết định

kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng tăng hình phạt đối với Võ Anh Tuấn
(nguyên cán bộ Văn phòng VietinBank Chi nhánh TP HCM) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản” và Đào Thị Tuyết Dung (SN 1969, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân)
về 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cho vay nặng lãi”. Trong phiên sơ thẩm, đại diện
VKS giữ quyền công tố đã đề nghị mức án từ 18,5 năm tù đến 21 năm tù đối với bị cáo
Đào Thị Tuyết Dung và tù chung thân đối với Võ Anh Tuấn nhưng TAND cùng cấp chỉ
xử phạt Dung 12 năm tù và Tuấn 20 năm tù.
3. Tòa phúc thẩm

Trang 5


Ngày 24.12.2014, phát biểu quan điểm trong phiên xét xử phúc thẩm Huỳnh Thị
Huyền Như, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhận định bản án sơ thẩm sai sót nghiêm
trọng và kiến nghị tòa hủy, sửa một phần để điều tra xét xử lại Huyền Như theo tội danh
tham ô tài sản.
Viện KSND tối cao cho rằng là người có trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng
VietinBank, Huyền Như đã chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng của VietinBank mà trước đó bản án
sơ thẩm xác định số tiền này do Huyền Như lừa đảo của các doanh nghiệp. Viện kiểm sát
cho rằng Công ty Phương Đông là khách hàng của VietinBank từ trước. Tương tự là
trường hợp của các khách hàng khác là Công ty Hưng Yên, An Lộc, SBBS, Hoàn Cầu.
Toàn bộ số tiền của năm công ty này là 1.085 tỷ đồng đã được các công ty mở và gửi vào
tài khoản hợp lệ, hợp pháp, tiền này cũng đã vào đến hệ thống của VietinBank và được
thống kê kế toán của VietinBank. Hồ sơ vụ án và quá trình xét hỏi cho thấy Như chỉ
chiếm đoạt sau khi tiền gửi hợp pháp đã vào VietinBank. Viện kiểm sát đề nghị hội đồng
xét xử tuyên buộc VietinBank phải có trách nhiệm trả tiền cho các khách hàng khi đánh
mất tiền của họ.
Cùng gửi tiền vào VietinBank giống năm công ty, cùng bị chiếm đoạt, nhưng hai
ngân hàng ACB và NaviBank đã bị viện kiểm sát đề nghị bác toàn bộ kháng cáo về trách
nhiệm dân sự trong vụ án. Viện kiểm sát cho rằng hai ngân hàng này đã tự đặt mình vào

tình trạng pháp lý để pháp luật không thể bảo vệ: “Việc mất tiền của ACB xuất phát từ lỗi
của lãnh đạo ACB và Huỳnh Thị Bảo Ngọc và lỗi của nhân viên ACB tạo điều kiện thuận
lợi cho Huyền Như chiếm đoạt. Chính ACB đã giao dịch trái pháp luật nên không được
pháp luật bảo vệ, và vì lý do đó ACB phải chịu trách nhiệm về việc bị Huyền Như lừa đảo
chiếm đoạt 718 tỷ đồng”.
Về việc bác kháng cáo của NaviBank, đại diện viện kiểm sát cho rằng cũng giống
ACB, NaviBank đã có hành vi trái pháp luật là gửi tiền vào VietinBank để hưởng lãi suất
chênh lệch bằng cách lập các hợp đồng tín dụng giả tạo để lách luật cho vay.
Ngày 7 tháng 1 2015, Tòa phúc thẩm đã xử VietinBank phải bồi thường cho 5 công
ty nêu trên, kiến nghị khởi tố vụ án đối với Trương Minh Hoàng, Nguyễn Thị Minh
Hương (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh TP HCM) liên quan đến việc ký kết
các hợp đồng tiền gửi của Ngân hàng ACB và một số công ty khác, tạo điều kiện để Như
làm giả chữ ký chiếm đoạt tiền; kiến nghị xem xét trách nhiệm của ông Nguyễn Văn Sẻ
(nguyên giám đốc Vietinbank chi nhánh TP HCM), điều tra làm rõ trách nhiệm về việc để
xảy ra tình trạng sai phạm kéo dài ở Vietinbank.

Yên vị trên xe phạm về trại
giam, Như vẫn mếu máo
nhờ mẹ xin lỗi "chị Ba".
Ảnh: Hồng Phúc

Trang 6


Về phần trách nhiệm dân sự, tòa bác bỏ quan điểm của các luật sư cho rằng hợp
đồng tiền gửi với ngân hàng này là thật và buộc Vietinbank phải có trách nhiệm bồi
thường.
Theo tòa, ngay từ đầu, Như đã có ý thức chiếm đoạt tiền của các đơn vị, cá nhân
nên đã làm giả hàng loạt con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và của 7 công ty khác
để giả danh nhân viên Ngân hàng Vietinbank thực hiện các hành vi lừa đảo. Các tổ chức

cá nhân này đã bị sập bẫy lãi suất cao do Như đưa ra, không thực hiện đúng trách nhiệm
của mình trong việc quản lý tài sản, khi thực hiện các giao dịch đều thông qua Như mà
không tới trụ sở, không gặp người có chức năng để xác minh lại thông tin, tài sản thế chấp
mà Như đưa ra. Thậm chí, nhiều đơn vị còn giao hồ sơ có đóng dấu sẵn của đơn vị mình
cho Như tự ý thực hiện theo ý của mình... Từ đó, tòa tuyên buộc Như phải có trách nhiệm
chính trong việc bồi thường cho các bị hại.
Ngoài ra, bị cáo Võ Anh Tuấn phải có trách nhiệm liên đới với Như trong việc bồi
thường 80 tỷ đồng cho công ty Thái Bình Dương và 1.600 tỷ đồng cho 3 công ty Phúc
Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên. Các bị cáo Trần Thị Tố Quyên, Nguyễn Thị Lành, Nguyễn
Thị Tuyết Dung, Huỳnh Mỹ Hạnh phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho
các đơn vị vì đã giúp sức cho Như chiếm đoạt số tiền.
Tòa cũng tuyên buộc Vietinbank phải trả lại số tiền còn lại của các nhân viên ngân
hàng ACB trong tài khoản của họ ở ngân hàng này.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng đề nghị khởi tố, xử lý tiếp 8 cá nhân khác trong
việc giúp Như chiếm đoạt 180 tỷ đồng của VIB. Tòa kiến nghị điều tra xử lý hành vi thiếu
trách nhiệm của Nguyễn Thị Minh Hương, Trương Minh Hoàng (hai phó giám đốc
Vietinbank chi nhánh TP HCM) trong việc ký các hợp đồng với ACB; bà Vũ Hồng Hạnh,
Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Phương Đông trong việc ký 7 lệch chi khống cho
Như chiếm đạt tiền của Phương Đông và kiến nghị xử lý thêm một số người cho vay lãi
nặng khác.
Tòa cũng yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm về việc để xảy ra tình trạng
sai phạm kéo dài ở Vietinbank; đề nghị điều tra xử lý các lãnh đạo khác của ACB và
Navibank trong việc cho nhân viên đứng tên các hợp đồng tiền gửi.

Trang 7


Tên bị cáo

Tội danh


Mức án

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Huỳnh Thị Huyền Như và Làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan tổ chức

Tù chung thân

Võ Anh Tuấn

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

20 năm

Huỳnh Mỹ Hạnh

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

14 năm

Nguyễn Thị Lành
Trần Thị Tố Quyên

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
Cho vay lãi nặng

9 năm

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản


14 năm

Đào Thị Tuyết Dung

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
Cho vay lãi nặng

12 năm

Phạm Anh Tuấn

Lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ

14 năm

Trần Thanh Thanh

Vi phạm các quy định cho
vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng

10 năm

Phạm Thị Tuyết Anh

Vi phạm các quy định cho
vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng


15 năm

Tống Nguyên Dũng

Vi phạm các quy định cho
vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng

15 năm

Bùi Ngọc Quyên

Vi phạm quy định cho vay
trong hoạt động của tổ chức tín
dụng

14 năm

Vi phạm quy định cho vay
trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng

8 năm

Hoàng Hương Giang

Trang 8



Vi phạm quy định cho vay
trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng

17 năm

Vi phạm quy định cho vay
Vũ Nguyễn Xuân Tiên trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng

11 năm

Vi phạm quy định cho vay
trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng

15 năm

Vi phạm các quy định cho
Nguyễn Thị Phúc Ngân vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng

15 năm

Huỳnh Hữu Danh

Vi phạm các quy định cho
vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng


17 năm

Lương Thị Việt Yên

Thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng

7 năm

Hồ Hải Sỹ

Vi phạm quy định cho vay
trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng

6 năm

Lê Thị Ngọc Lợi

Vi phạm quy định cho vay
trong hoạt động của các tổ chức
tín dụng

4 năm

Đòan Lê Du

Huỳnh Trung Chí

Nguyễn Thiên Lý


Cho vay lãi nặng

2 năm. Tổng
hợp hình phạt bản án
trước đó là 6 năm.

Hùng Mỹ Phương

Cho vay lãi nặng

2 năm 2 tháng
10 ngày tù, trả tự do.

Phạm Văn Chí

Cho vay lãi nặng

1 năm tù cho
hưởng án treo.
Trang 9


IV.

Lời cảnh tỉnh:

Trên đây chỉ là một vài ví dụ trong tổng số 300 vụ án thuộc lĩnh vực Ngân hàng
năm 2014, những tổn thất nói trên đã trực tiếp làm giảm nguồn lực phát triển kinh tế Việt
nam, đã góp phần làm kéo lùi sự phát triển.

Các tội phạm đã nhận bản án thích đáng. Nhưng liệu những bản án ấy có đủ sức
răn đe, cảnh tỉnh cho những người khác không?
Đặc biệt là trong các vụ án trên, tội phạm được phát hiện ở cấp cao nhất là các lãnh
đạo Ngân hàng, cấp cao hơn nữa là không có. Một câu hỏi đặt ra là liệu có bỏ sót tội
phạm nào hay không?
Qua những vụ án trên cũng thấy được lỗ hổng lớn trọng hoạt động Ngân hàng, có
nhiều kẻ hở để cho tội phạm lợi dụng.
Ngành Ngân hàng cần có những thay đổi hoàn thiện về chính sách tài chính cũng
như quản lý tài sản để lấp kín những lỗ hổng này. Nếu không năm 2017 sẽ xuất hiện thêm
nhiều những vụ án Ngân hàng nữa, mà không phải vụ án nào cũng bị phanh phui.

Trang 10


MỤC LỤC

Trang 11



×