Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tìm kiếm một doanh nghiệp bất kì phân tích 8 mảng vấn đề của peter drucker đề ra – doanh nghiệp samsung việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.58 KB, 36 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------

Môn Quản trị học
Bài tập thảo luận nhóm
Đề bài: Tìm kiếm một doanh nghiệp bất kì phân tích 8 mảng vấn đề
của Peter Drucker đề ra – Doanh nghiệp SamSung Việt Nam.

HÀ NỘI - 2016
THÔNG TIN CHUNG


Tên đề tài: Tìm kiếm một doanh nghiệp bất kì phân tích 8 mảng vấn đề của Peter
Drucker đề ra – Doanh nghiệp SamSung Việt Nam.
Đơn vị: Doanh nghiệp SamSung Việt Nam
Ngày bắt đầu: 16/09/2016

Ngày kết thúc: 23/09/2016

2


MỤC LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạch định là chức năng chính yếu và cơ bản nhất của các hoạch định quản trị
trong tổ chức, vì nó gắn liền với lựa chọn chương trình hành động tương lai của tổ chức
đó. Chức năng hoạch định bao trùm lên các chức năng quản trị khác bởi mọi hoạt động


của tổ chức đều cần hoạch định trước khi chúng được tiến hành. Chức năng hoạch định
gồm nội dung hoạch đinh, tiến trình hoạch định và các công cụ hỗ trợ hoạch định.
Việc đầu tiên trong nội dung hoạch định là xác định mục tiêu. Theo Perter
Drucker – một chuyên gia quản trị người Mỹ, đã khẳng định rằng cần phải xây dựng mục
tiêu cho ít nhất tám lĩnh vực của tổ chức: Vị trí trên thị trường; Việc đổi mới; Năng suất,
Các nguồn tài nguyên, vật chất, tài chính; Khả năng sinh lời; Thành tích và thái độ của
nhà quản trị; Thành tích và thái độ của công nhân; Trách nhiệm xã hội. Để làm rõ và hiểu
hơn việc xây dựng mục tiêu cho tám lĩnh vực này trong thực tế thì nhóm tôi có đưa ra vấn
đề thảo luận về đơn vị doanh nghiệp SamSung Việt Nam khi tập đoàn điện tử SamSung
bắt đầu đề ra chiến lược, chiến thuật đầu tư vào thị trường Việt Nam. Những bước đầu
khi họ mới đặt nền móng, và xâm nhập từ từ vào thị trường Việt Nam từ những năm 1996
cho đến năm 2008 họ đề ra dự án đầu tư nhà máy đầu tiên tại Việt Nam ở Bắc Ninh. Tiếp
đó là những dự án lớn mạnh khác của SamSung đầu tư.Vậy tại sao họ làm được điều đó?
Họ làm như thế nào? Là câu hỏi nhóm sẽ trả lời trong bài thảo luận này.

4


1.
1.1.

Giới thiệu về tập đoàn Samsung
Giới thiệu

Có trụ sở ở Seoul, Samsung là một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc. Từ khi
thành lập năm 1938 đến nay, tập đoàn này đã làm nên nhiều kỳ tích. Samsung có tầm ảnh
hưởng to lớn đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của Hàn Quốc.
Tính đến đầu 2014, Samsung có mặt ở tổng cộng 90 quốc gia với 673 văn phòng
trên toàn cầu với tổng cộng 425 nghìn nhân viên.
Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Hàn Quốc

Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-chul năm 1938, khởi đầu là một công ty
buôn bán nhỏ. 3 thập kỉ sau, tập đoàn Samsung đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm chế
biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ.
Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng
và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70. Sau khi Lee mất năm 1987, Samsung tách
ra thành 4 tập đoàn - tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ , Hansol. Từ thập kỷ 90, Samsung
mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di
động và chất bán dẫn, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn.

Hình 1.1 - Một số chỉ tiêu tài chính của Samsung trong giai đoạn 2009 - 2013
(Nguồn: Samsung website)
5


Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm:
-

Samsung Electronics (công ty điện tử lớn nhất thế giới theo doanh thu, và lớn thứ
4 thế giới theo giá trị thị trường năm 2012).
Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới theo doanh thu
năm 2010).
Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là công ty xây dựng lớn thứ 13
và 36 thế giới).

Những chi nhánh chú ý khác bao gồm Samsung Life Insurance (công ty bảo hiểm
lớn thứ 14 thế giới), Samsung Everland (quản lý Everland Resort, công viên chủ đề lâu
đời nhất Hàn Quốc), Samsung Techwin (công ty không gian vũ trụ, thiết bị giám sát, bảo
vệ) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 16 thế giới theo doanh thu năm
2011).
Samsung Electronics là cấu phần lớn nhất của Samsung

Các công ty con của Samsung chiếm 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả
nước, trong khi doanh thu của tập đoàn tương đương 17% GDP của Hàn Quốc. Với
những thành tựu và đóng góp như vậy, Samsung luôn được biết đến là niềm tự hào của
xứ sở Kim Chi. Các sản phẩm của Samsung xuất hiện mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống
của người dân Hàn Quốc. Đây cũng là động lực chính đứng sau “Kỳ tích sông Hàn” làm
thay đổi toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc.
Samsung đang làm gì ở Việt Nam?
Có mặt tại Việt Nam gần 20 năm kể từ năm 1996, tính đến cuối 2014, Samsung đã
đầu tư vào Việt Nam với tổng số tiền là 12,6 tỷ USD.
Trong đó, riêng Samsung Electronics là 8,9 tỷ USD, bao gồm dự án sản xuất ĐTDĐ
ở Thái Nguyên (5 tỷ USD), ở Bắc Ninh (2,5 tỷ USD). Ngoài ra, Sáng ngày 19/5, tập đoàn
này chính thức khởi công xây dựng Khu phức hợp Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) tại
Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP). Dự án có vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, chính thức được
cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 10/2014.
Tính riêng năm 2014 Samsung đã đầu tư thêm 5,4 tỷ USD, chiếm 31% tổng vốn
FDI đăng ký tại Việt Nam tính tới cuối tháng 11/2014.
Các nhà máy của Samsung Việt Nam được đặt tại 2 Khu tổ hợp là Samsung
Electronics Việt Nam (SEV) với diện tích 110ha ở Yên Phong, Bắc Ninh; và Samsung
Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) với diện tích 170ha ở Phổ Yên, Thái Nguyên.
6


SEV và SEVT đều sản xuất và lắp ráp điện thoại di động, máy tính bảng và linh
kiện điện thoại, chủ yếu dùng cho xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
toàn thế giới. Tổng cộng các nhà máy Samsung tại Việt Nam hiện cung cấp 30% tổng sản
lượng điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu.
Theo báo cáo của Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, tháng 7/2015 tổng số nhân
lực làm việc tại các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên là hơn 100.000
người. Nhưng do có thêm nhiều model mới của các dòng điện thoại và thêm nhiều đơn
đặt hàng nên Samsung Việt Nam đã tuyển dụng thêm rất nhiều nhân lực.

Hiện tổng số nhân lực làm việc cho các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái
Nguyên đã tăng lên hơn 110.000 người. Ngoài ra, Samsung Việt Nam còn có 1 Trung tâm
R&D (Nghiên cứu và phát triển) đặt tại Hà Nội với hơn 1.400 nhân viên.
Gần đây, Samsung cũng tiếp tục đầu tư mở rộng tại Việt Nam sau khi UBND tỉnh
Bắc Ninh vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án mở rộng cho Công ty TNHH Samsung
Display Việt Nam với tổng vốn 3 tỷ USD, đầu tư vào nhà máy chuyên nghiên cứu và phát
triển, sản xuất các loại màn hình thế hệ mới, độ phân giải cao cho thiết bị di động… Tại
TP.HCM, cũng vừa động thổ dự án 1 tỷ USD cho Khu phức hợp điện gia dụng tại
TP.HCM, dự kiến tháng 2 - 3/2016 sẽ đi vào sản xuất.
1.2.

Vị trí Samsung trên thị trường

Các nhà cung cấp điện thoại thông minh đã xuất xưởng tổng cộng 343.300.000
smartphone trên toàn thế giới trong quý trước. Con số này chỉ tăng 0,3% từ 342.400.000
đơn vị trong quý 2 năm 2015. Trong khi đó, quý trước cũng chỉ ghi nhận mức tăng trưởng
ở con số 0,2%. Điều này đã chứng tỏ rằng thị trường smartphone hiện nay thực sự đã trở
nên bão hoà.
Và cũng giống như quý trước, Samsung tiếp tục thống lĩnh ngôi vương khi sản xuất
được số lượng smartphone nhiều hơn bất kỳ nhà cung cấp nào khác, thậm chí còn vượt
qua số lượng smartphone mà hai hãng đứng thứ 2 và thứ 3 là Apple và Huawei cộng lại.
Các số liệu theo quý mới nhất đến từ IDC được tổng hợp tại bảng sau:

7


Hình 1.2 – Thị phần khách hàng sử dụng Samsung trên thị trường
Như có thể thấy ở trên, thị phần của Samsung tăng thêm 1,1% (từ 21,3% lên
22,4%), lượng xuất xưởng nhiều hơn 4 triệu smartphone, lên mức 77 triệu.
Samsung đang chiếm lĩnh khoảng 1/5 thị trường, thỉnh thoảng có thể lến đến 1/4.

Sự thành công của Galaxy S7 và Galaxy S7 edge có thể nguyên nhân chính cho sự vươn
lên mạnh mẽ của Samsung khi hãng đã trang bị thẻ nhớ, tính năng chống nước, một bộ
xử lý nhanh hơn – những tính năng đáng ăn tiền so với các đối thủ khác, và so với chính
bộ đôi Galaxy S6 và S6 Edge năm ngoái.
2.
2.1.

Việc đổi mới
Thách thức đổi mới với “Tuyên bố kinh doanh mới - Tuyên ngôn Frankfurt”

Năm 1987, khi trở thành chủ tịch tập đoàn Samsung và cầu viện sự tư vấn của cố
vấn người Nhật Fukuda, Lee Kun Hee đã vô cùng sửng sốt trước nội dung của bản Báo
cáo Fukuda do Fukuda chấp bút.
“Samsung Electronics mắc “căn bệnh Samsung”. Đó là bệnh lãng phí, thiếu kế
hoạch, thiếu triệt để và thiếu tính cụ thể. Căn bệnh khiến Samsung không phân biệt nổi vi
mô (micro) và vĩ mô (macro). Nếu căn bệnh này không được chữa khỏi thì Samsung chắc
chắn sẽ sụp đổ”
“Dù chúng ta có đang sống trong thời đại của thời trang đi chăng nữa thì những
thiết kế mang tính thời trang đơn thuần trong các sản phẩm của Samsung chỉ cho thấy
8


nhận thức sai lệch về thiết kế công nghiệp hay thiết kế sản phẩm. Và Samsung luôn có
“phong cách” sản xuất sản phẩm mới trong khi chưa có một kế hoạch sản phẩm nào.”
Bản báo cáo này cùng với một vài vụ việc phát sinh đã gây ra cú sốc lớn cho chủ
tịch Lee Kun Hee. Một trong số đó là sự kiện “dao cạo máy giặt”. Đây là vụ bê bối lớn về
quy trình sản xuất máy giặt kém chất lượng của Samsung. Một nhân viên lắp ráp máy
giặt đã dùng dao cạo để đẽo gọt cánh cửa máy giặt khi thấy cửa đóng mở không khớp. Vụ
bê bối này thực sự là một đòn giáng nặng nề đối với Lee Kun Hee.
Tiếp đó, tháng 1 năm 1993, Lee Kun Hee đã bàng hoàng đến tái mặt khi cùng một

số giám đốc phụ trách ngành điện tử của Samsung tiến hành chuyến thị sát tại một khu
bán đồ điện tử ở trung tâm thành phố Los Angeles. Tại vị trí trung tâm của khu thương
mại này trưng bày rất nhiều sản phẩm của các thương hiệu phổ biến như GE, Whirlpool,
Philips, Sony, NEC,... trong đó các sản phẩm mang thương hiệu Samsung lại bị tấp vào
xó xỉnh một cách không thương tiếc. Như vậy đã đủ để Lee Kun Hee thấy được vị trí của
Samsung trên thị trường lúc đó và ông quyết tâm không để kéo dài tình trạng này lâu hơn
nữa.
Tháng 2 năm 1993, Lee Kun Hee đã triệu tập các giám đốc phụ trách sản xuất hàng
điện tử của Samsung tới Los Angeles, Mỹ. Và từ Los Angeles, Lee Kun Hee tiếp tục thay
đổi địa điểm và chọn Frankfurt làm địa điểm chính thức, tại đây ông đã đưa ra Tuyên bố
kinh doanh mới của Samsung với mục đích “Hãy thay đổi từ chính bản thân mình”, “Hãy
thay đổi tất cả trừ vợ và con cái bạn”, “Hãy bỏ qua số lượng để tập trung cho chất lượng”
chính là phát pháo hiệu mở ra cuộc đại cách mạng đổi mới toàn bộ tổ chức Samsung.
Trong suốt bốn tháng, Lee Kun Hee mang theo đội ngũ 1.800 người bao gồm các
nhân viên và nhiều lãnh đạo của Samsung đi tới các ‘cứ điểm’ chính của Samsung trên
toàn thế giới như Los Angeles, Tokyo, Frankfurt, Osaka, London,.. ‘khai nhãn’ cho cấp
dưới của mình thấy rằng thế giới đã thay đổi ra sao và Samsung đang ở đâu trên vũ đài
quốc tế.
Cuối cùng, sau 350 giờ đồng hồ, Lee Kun Hee đã giải thích cặn kẽ về tầm nhìn
chiến lược mà Samsung cần phải tiến tới. Đặc biệt, những cuộc họp thuyết trình về triển
vọng mới của Samsung của chủ tịch Lee Kun Hee mà theo thống kê kéo dài tổng cộng
800 giờ đồng hồ này thường bắt đầu vào 8 giờ tối và kết thúc vào 2 giờ sáng ngày hôm
sau.
Có thể nói, “Tuyên bố kinh doanh mới” chính là hồi chuông cảnh tỉnh những con
người Samsung đang tự hài lòng với hiện tại, yên phận với vị trí số 1 của Samsung tại thị
trường Hàn Quốc và dương dương tự đắc chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng.”
9


Nội dung của "Tuyên ngôn Frankfurt" được cô đọng lại thành "Chính sách quản lý

mới" của Samsung và trình bày thành 1 cuốn sách 200 trang, phát đến tận tay cho từng
công nhân. Một quyển phụ lục riêng để giải nghĩa các khái niệm trong "Chính sách quản
lý mới" được phát hành sau đó. Thậm chí những công nhân đọc viết không thông thạo
còn được nhận 1 phiên bản vẽ theo phong cách... truyện tranh nhằm diễn giải dễ hiểu các
gạch đầu dòng quan trọng của chính sách mới.
Như vậy, Tuyên bố kinh doanh mới của Lee Kun Hee đã vươn tới tận Osaka (Nhật
Bản) và London (Anh) trong cuộc hành trình kéo dài ròng rã hơn 4 tháng với tổng số
1800 người bao gồm các nhân viên và nhiều lãnh đạo của tập đoàn được cử tới nhiều
quốc gia trên thế giới để tiến hành từ 500 đến 1000 giờ tranh luận sôi nổi. Bằng nhiệt
huyết sục sôi và năng lượng tràn đầy, nhà quản lý biết lắng nghe và có xu hướng “ẩn dật”
Lee Kun Hee đã dõng dạc đưa ra tuyên bố về chính sách kinh doanh mới trước toàn tập
đoàn.
Hoàn toàn không khoa trương khi nói rằng, sau những giờ thuyết giảng tâm huyết
của chủ tịch Lee, toàn bộ Samsung từ trên xuống dưới, từ những lãnh đạo cấp cao cho tới
những nhân viên cấp dưới bắt đầu manh nha những thay đổi đầu tiên. Và trên thực tế thì
cũng chính từ những dịch chuyển đầu tiên ấy, Samsung đã dần chuyển mình và lột xác.
Bằng những lời nói ngắn gọn, súc tích nhưng “chí mạng” như “Hãy thay đổi tất cả
trừ vợ và con cái bạn!”, Lee Kun Hee đã đập tan lối suy nghĩ sáo mòn của toàn thể nhân
viên tập đoàn, đồng thời giao vào họ những mầm mống ý thức hoàn toàn mới.
Trong những năm sau "Tuyên ngôn Frankfurt", Samsung trở thành 1 trường đại học
khổng lồ. "Trường dạy CEO Samsung" ra đời tháng 9/1993. Ba tháng sau "Tuyên ngôn
Frankfurt" đón 850 học viên là tất cả số quản lý cấp cao của Samsung tại thời điểm đó
đến đào tạo trong 6 tháng (3 tháng tại chỗ và 3 tháng ở nước ngoài). Khi các học viên
thực tập ở nước ngoài Lee cấm họ không được di chuyển bằng máy bay mà phải sử dụng
các phương tiện đường bộ như ô tô, tàu, bus để cảm nhận rõ ràng hơn văn hóa nước sở
tại.
2.2.

Đổi mới nhận thức - Tiến hành thay đổi ý thức để tiến tới văn hóa doanh
nghiệp hàng đầu


Trong cuốn tự truyện của mình, Lee Kun Hee từng có dịp giải thích cặn kẽ về tâm
tư của bản thân khi đó và lý do tại sao việc thay đổi ý thức của toàn thể nhân viên lại có ý
nghĩa quan trọng đến vậy.

10


Thay đổi ý thức quan trọng bởi vấn đề thuộc về cơ cấu của doanh nghiệp cần phải
được giải quyết từ căn nguyên của nó và căn nguyên ấy lại phụ thuộc vào lòng người hay
nằm ở chính ý thức của mỗi cá nhân.
Ý thức và tư duy của các nhân viên Samsung khi ấy chỉ dừng lại ở chủ nghĩa quan
liêu. Thậm chí hoàn toàn không quá lời khi nói rằng, lúc đó chủ nghĩa quan liêu gần như
đã ăn sâu bám rể vào mỗi cá nhân tại Samsung. Vì vậy, nếu không có người mạnh dạn lên
tiếng, không có ai đứng ra chịu trách nhiệm thì Samsung mãi mãi không thể thay đổi.
Ngay đối với cây cầu đá, nếu không có ai gõ thử, rung thử và không có sự đảm bảo
nào cả thì không ai dám bước qua. Thử hỏi một doanh nghiệp như vậy liệu có tạo nên sự
đổi mới và cải cách nào không? Lee Kun Hee hiểu rõ điều này và ông cũng biết rằng trên
hết, cần phải thực hiện một cuộc cách mạng thật sự để đổi mới nhận thức cho nhân viên
của mình.
Cuối cùng, Lee Kun Hee thức tỉnh cả bộ máy trì trệ ấy bằng những đề xuất, yêu cầu
đột phá và buộc tất cả các nhân viên phải thay đổi.
Triết lý kinh doanh mới của ông “Hãy thay đổi tất cả trừ vợ và con cái bạn!” đã đổi
mới cụ thể đến các nơi diễn ra hội đàm và diễn thuyết, nhằm tái kiến thiết một Samsung
với những tư duy và ý thức hoàn toàn mới.
“Không cần cầu đá, nếu chỉ có cầu gỗ thôi thì cũng phải bước qua. Ngay cả khi cầu
mục thì cũng phải tìm cách nhảy qua.” – Lee Kun Hee
Tính cách của Lee Kun Hee là “bất kể cầu đá, bè mảng hay cầu gỗ thì cũng phải đi
qua cho kỳ được”. Sâu xa hơn nữa là “nếu qua cầu thất bại càng phải thưởng, sau đó lại
bước tiếp”.

“Con người ai cũng vậy, nếu đã từng bị phạt ắt hản sẽ có tâm lý sợ sệt và chùn bước
ngay cả trong suy nghĩ lẫn hành động. Vì lý do này, tôi yêu cầu ban lãnh đạo của
Samsung thi hành chính sách “công thưởng tội thưởng” thay vì “công thưởng tội phạt”
như lẽ thường.” – Lee Kun Hee
Đây chính là bí quyết của Lee Kun Hee để đổi mới một tổ chức cứng nhắc, trì trệ cố
hữu trở thành một bộ máy làm việc năng động và linh hoạt như Samsung ngày nay. Lee
Kun Hee yêu cầu các nhân viên của mình phải vượt sông bằng mọi giá có thể bất kể là
bằng cầu đá, bè mảng hay cầu gỗ. Thậm chí, dẫu có người thất bại cũng không được
khiển trách mà còn phải khen thưởng. Và không ngờ cách làm này đã xóa sổ hoàn toàn tư
tưởng trì trệ, ì ạch, lười biếng, hay những hệ lụy nặng nề từ chủ nghĩa phòng thân của tập
thể lãnh đạo và nhân viên Samsung Electronics lúc bấy giờ. Không những vậy, Lee Kun
11


Hee còn thành công trong việc truyền cho họ sự tham vọng, sự năng động, thái độ thách
thức và tinh thần sáng tạo.
Với chủ trương và yêu cầu đột phá này của chủ tịch Lee, nhận thức và lối tư duy rập
khuôn, đi theo lối mòn và chủ nghĩa nhàn hạ của lãnh đạo và nhân viên dần bị phá vỡ và
thay đổi.
Lee Kun Hee đã thay đổi, cải cách tư duy và nhận thức của lãnh đạo và nhân viên
Samsung. Có thể nói đây chính là cuộc cách mạng nhân tài.
Nhân tài mà Lee Kun Hee cất công kiếm tìm phải là những con người dám thách
thức và không sợ thất bại. Bởi vậy, hằng ngày hằng giờ, ông vẫn thường nhắc nhở nhân
viên cấp dưới đừng lo sợ thất bại mà phải dám thử dám làm.
“Tôi vẫn thường khuyến khích nhân viên của mình đừng lo sợ thất bại và hãy chủ
động thực hiện các ý tưởng của họ. Bởi tôi cho rằng, trong kinh doanh, không có tài sản
nào quý giá hơn những thất bại mà ta từng vấp phải.” – Lee Kun Hee
Công cuộc đổi mới nhận thức con người của Lee Kun Hee đã bắt đầu từ việc hình
thành trong mỗi nhân viên sự táo bạo để mạnh mẽ dẹp bỏ nỗi ám ảnh về thất bại, thay
vào đó là dám thách thức thất bại. Và từ sau khi trở thành chủ tịch Tập đoàn Samsung

cho tới nay, tinh thần đổi mới nhận thức của ông vẫn chưa phút giây nào ngừng nghỉ.
Tinh thần đó vẫn tiếp tục được Lee Kun Hee đề cao trong bài phát biểu chúc mừng năm
mới 2012.
“Tương lai của Samsung phụ thuộc vào những dự án mới – sản phẩm mới – công
nghệ mới. Thất bại là một đặc quyền đối với mỗi người Samsung và cũng là mục tiêu mà
chúng ta cần phải thách thức, thách thức hơn nữa.” – Lee Kun Hee
Bởi vậy, những sai lầm giống nhau lặp đi lặp lại vô lý cần phải xử lý triệt để và
nghiêm khắc. Tức là, chúng ta luôn luôn hoan nghênh những thất bại có lý do, những thất
bại bất khả kháng khi đối mặt với các vấn đề khó khăn mà sai lầm là điều không thể tránh
khỏi.
Với tinh thần này, nhân viên Samsung từ trên xuống dưới ai nấy đều tìm thấy hứng
thú trước những nhiệm vụ khó khăn vất vả hơn là những công việc dễ dàng và nhàn hạ.
Không những vậy, khi tự giác tham gia vào các nhiệm vụ khó khăn, họ tìm thấy và phát
huy một cách hiệu quả những năng lực tiềm ẩn và nguồn năng lượng mới của bản thân –
những thứ mà trước đây họ cũng không hay biết. Trên hết, họ dần dần tích lũy được
những kinh nghiệm quý báu, và những kinh nghiệm đó sẽ trở thành nền tảng vững chắc
đôi với sự phát triển và bước tiến của bản thân trong tương lai.
12


Trong quá trình này, Lee Kun Hee từng bước sẻ chia và truyền tới nhân viên của
mình lý tưởng về một doanh nghiệp hàng đầu thế giới và nhận thức đúng đắn về vị trí số
1. Kết quả là Samsung đã thực hiện cú nhảy ngoạn mục để được vinh danh là doanh
nghiệp hàng đầu thế giới như hiện nay.
Lý do để Samsung có thể tiến nhanh hơn, tạo ra nhiều thành quả hơn các doanh
nghiệp khác là “con người Samsung” không ai biết sợ thất bại, thậm chí thất bại nhiều
hơn, sớm hơn người khác.
2.3.

Đổi mới sản phẩm - Tập trung vào chất lượng và mẫu mã


“Hãy tập trung 100% cho chất lượng. Không ngó ngàng gì tới số lượng cũng không
sao.” – Lee Kun Hee
Đây là biện pháp mang tính cực đoan mà Lee Kun Hee đã áp dụng để xây dựng nên
một Samsung chất lượng. Sự kiện nổi tiếng dẫn tới biện pháp cực đoạn này của ông là
“Lễ thiêu hủy sản phẩm lỗi” diễn ra tại Nhà máy Samsung Electronics tại Gumi vào ngày
9 tháng 3 năm 1995.
Đầu năm 1990, khi nhận được báo cáo về hiện tượng những chiếc điện thoại lỗi của
Samsung đang được lưu hành trên thị trường, Lee Kun Hee đã hạ quyết tâm phải chiến
thắng một cách đường đường chính chính. Ông yêu cầu thu hồi toàn bộ sản phẩm lỗi và
tiến hành thiêu hủy. Bởi Lee Kun Hee tin rằng, một sản phẩm kém chất lượng là mối
nguy hại đối với doanh nghiệp và là hành vi phạm tội đối với khách hàng.
“Lẽ nào chất lượng của chiếc điện thoại lại như thế này đây. Khách hàng sẽ lo ngại
thế nào. Hóa ra chúng ta nhận tiền để bán ra những sản phẩm lỗi... Hãy cho thu hồi lại tất
cả các sản phẩm lỗi trên thị trường và thiêu hủy trước sự chứng kiến của tất cả mọi người
trong nhà máy.” – Lee Kun Hee
Điều này cho thấy ý chí và quyết tâm sắt đá của Lee Kun Hee trong quản trị chất
lượng.
“Cho dù có phải đóng của nhà máy trong vòng một năm đi chăng nữa, cũng phải
tiêu hủy toàn bộ số sản phẩm lỗi.” – Lee Kun Hee
Đây là tuyên bố thể hiện ưu tiên tuyệt đối của Lee Kun Hee dành cho chất lượng
sản phẩm.
Trong những tình huống tương tự khi có báo cáo về việc các sản phẩm lỗi nghiêm
trọng đang được bán trên thị trường đến tai lãnh đạo cao nhất của một công ty, đa phần
13


các nhà lãnh đạo đều có suy nghĩ, bằng mọi giá phải đổi lại sản phẩm hoặc hoàn lại tiền
cho khách hàng. Song Lee Kun Hee lại có hành động hoàn toàn khác.
Tại nhà máy Gumi, sự kiện thiêu hủy 150 nghìn sản phẩm Samsung đủ chủng loại

từ điện thoại di động, cho tới điện thoại để bàn không dây, ti vi, máy fax... đã được thự
hiện bởi chính bàn tay của những người đã trực tiếp làm ra các sản phẩm này. Trong sự
kiện này, một lượng sản phẩm trị giá tương đương 50 tỷ won đã bị đập vỡ và thiêu hủy.
Sự kiện dựa trên tinh thần của Tuyên bố kinh doanh mới này đã thổi một làn gió đổi
mới và cải cách tới toàn thể nhân viên Samsung, đồng thời, không chỉ dừng lại ở khía
cạnh lý thuyết, nó còn có ý nghĩa thêm một lần nữa khắc sâu trong tâm trí mỗi nhân viên
Samsung về những điều diễn ra ngay trước mắt họ ngày hôm đó.
Đặc biệt, đây còn là cơ hội để mọi nhân viên Samsung cảm nhận được một cách
chân thực và thấm thía ý chí kiên cường của Lee Kun Hee về quản trị chất lượng. Với
những tác động sâu sắc này, Samsung cuối cùng cũng đã tìm ra bước ngoặc để chuyển
đổi toàn diện phương thức kinh doanh từ tập trung vào số lượng trong suốt một thời gian
dài sang tập trung hoàn toàn cho chất lượng sản phẩm.
3.

Năng suất

Tập đoàn Samsung bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1996, Samsung electronics
tại Việt Nam (SEV) từ năm 1996 đến nay đạt được những thành công to lớn, chiếm thị
phần lớn tại các mặt hàng điện tử tại Việt Nam.
Sau 15 năm có mặt tại VN (1996-2011) Samsung có 2 cơ sở sản xuất điện tử công
nghệ cao là nhà máy Samsung VINA tại Thủ Đức (TP HCM) và khu phức hợp Samsung
Electronics (KCN Yên Phong – Bắc Ninh). Đây là 2 địa điểm sản xuất điện tử công nghệ
cao, là nhà máy đầu tư nước ngoài thành công và liên tục trong nhiều năm dẫn đầu về TV
và điện thoại di động thông minh cho màn cảm ứng.
SEV đã trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành điện thoại di
động của Samsung và đang thực hiện cung cấp sản ph ẩm cao cấp dán mác “Made in VN
“ra toàn thế giới .Theo số liệu của công ty TNHH Samsung-Tọa lạc tại khu công nghiệp
Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Từ tháng 7/2009 đến tháng 9/2010 năng lực sản xuất của SEV
đã tăng hơn 6 lần từ 1 triệu sản phẩm/ tháng lên 6 triệu sản phẩm/ tháng .Đến năm 2012
thì SEV cung ứng trên 100 triệu sản phẩm/tháng. Từ khi chính thức đi vào hoạt động

10/2009, SEV đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của VN. Chưa đầy 1 năm khi đi
vào sản xuất thì SEV đã đạt mốc kim ngạch xuất khẩu 1tỷ USD

14


Tháng 3/2008, công ty TNHH Điện tử samsung VN chính thức được Chính Phủ
Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh với quy mô sử dụng đất
là 100 héc-ta và tổng vốn đầu tư ban đầu là 700 triệu USD. Ban đầu nhà máy có công
suất 1,5 triệu chiếc điện thoại di động/ tháng với khoảng 2.300 công nhân viên là việc
liên tục.
Hơn 1 năm sau, đến tháng 10/2009, nhà máy sản xuất, lắp ráp và ứng dụng công
nghệ sản xuất điện thoại di động khép kín hiện địa nhất đã được khánh thành và hoạt
động tại Yên Phong, Bắc Ninh. Đến nay, sau hơn 5 năm hoạt động, công ty TNHH
Samsung Electronics VN đã 3 lần tăng quy mô vốn đầu tư cho dự án tại Bắc Ninh.
Nhờ đóng góp của Samsung, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của
VN luôn dẫn đầu cả nước trong thời gian qua .Theo thống kê, năm 2012, doanh nghiệp
này đã xuất khẩu khoảng 12,6 tỷ USD, chiếm tới 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Năm 2013, Samsung đạt kim ngạch xuất khẩu trên 23 tỷ USD, đóng góp hơn 18% vào
kim ngạch xuất khẩu VN.
Không phủ nhận rằng Samsung chính là doanh nghiep nước ngoài xuất khẩu lớn
nhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của VN. Từ đầu năm 2014
đến nay kim ngạch xuất khẩu điện thoại của cả nước luôn đạt trên 1,5 tỷ USD/ tháng.
Được thông qua vào tháng 3/2013 và đến tháng 3/2014, nhà máy Samsung Thái
Nguyên chính thức đi vào hoạt động. Dự án này gồm nhà máy sản xuất vi mạch và linh
kiện điện tử cho điện thoại di động Samsung (quy mô 1,2 tỷ USD) và nhà máy sản xuất ,
gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao( quy mô 2 tỷ USD).
Nhà máy Samsung Thái Nguyên (SEVT) đã sản xuất trên 6 triệu chiếc điện thoại, doanh
thu đạt trên 2,6 tỷUSD và đến hết năm 2014 doanh thu đạy 8 tỷ đến 12 tỷ . Theo tổng cục
thống kê VN, tháng 9/2014, Thái Nguyên dẫn đầu cả nước dẫn đầu cả nước về quy mô

sản xuất công nghiệp tăng 135,2% và tỷ lệ lao động tăng 19.7% so với cùng kỳ năm
trước. Nhà máy tại TP HCM: với vốn đầu tư là 1,4 tỷ USD thì nhà máy dự định hoạt
động vào năm 2016.
4.

Các nguồn tài nguyên, vật chất và tài chính
Các nguồn tài nguyên, vật chất, tài chính của tập đoàn SamSung Việt Nam.

Tập đoàn SamSung là công ty điện tử đa quốc gia Hàn Quốc và là một trong những
tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, trụ sở chính tại Suwon, Hàn Quốc. Có mặt tại Việt
Nam 20 năm kể từ năm 1996, SamSung đầu tư xây dựng các nhà máy tại Việt Nam tạo
công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân đang thất nghiệp. Và thu về khoản lợi nhuận
lớn từ các nhà máy tại Việt Nam.
15


4.1.

Các nguồn tài nguyên
Công nghệ

Hai sự việc diễn ra vào cuối những năm 1990 và đầu thập kỷ 2000 đã thuyết phục
Samsung áp dụng cách tiếp cận có hệ thống cho việc đổi mới sáng tạo và đó dường như
là nền móng cho sự thành công hiện tại của họ.
Theo số liệu công bố hồi tháng 1/2014 của các công ty nghiên cứu thị trường (như
Strategy Analytics, Wireless Smartphone Strategy…), số lượng smartphone (điện thoại di
động thông minh) bán ra trên toàn cầu trong năm 2013 gần chạm mốc con số 1 tỉ, trong
đó riêng Samsung bán được 319,8 triệu chiếc, chiếm 32% thị phần. Chưa từng có nhà sản
xuất điện thoại nào đạt được con số này trong một năm, kể cả các tên tuổi như Nokia,
Apple.

Năm 2007, với việc giới thiệu iPhone, Apple đã làm nên cuộc cách mạng
smartphone. Ba năm sau, năm 2010, Samsung tung ra sản phẩm cạnh tranh Galaxy. Hai
năm sau, quí 3 năm 2012, số lượng bán ra Galaxy S3 qua mặt iPhone 4S trên toàn cầu
(theo số liệu của Strategy Analytics công bố vào tháng 11/2012). Không chỉ smartphone,
dòng sản phẩm Galaxy Note của Samsung hiện cũng đang tranh chấp vị trí số một trong
lĩnh vực máy tính bảng (tablet) với iPad của Apple.
Có người cho rằng thành công của Samsung chủ yếu là nhờ sao chép và chỉnh sửa
sáng tạo của các hãng khác. Điều này có phần đúng, đặc biệt là với các mẫu thiết kế ban
đầu của Galaxy. Nhưng không chỉ có smartphone và tablet, Samsung còn dẫn đầu thế giới
về công nghệ OLED (màn hình dẻo), TV, pin và thiết kế chip. Vì vậy, về mặt đổi mới
sáng tạo Samsung cũng làm được không ít, chỉ có điều ít người biết.
Trong sáng tạo, các đối thủ cạnh tranh của Samsung có nhiều cách thực hiện, ví dụ
như Google thường dành ra 20% thời gian cho những dự án lớn, tìm kiếm sự đột phá...;
hay Apple, khi một dự án đến giai đoạn quan trọng, công ty này cử ra ba đội phát triển
cạnh tranh với nhau; cũng như chúng ta đã biết tầm quan trọng của “tư duy thiết kế và trải
nghiệm của khách hàng” (“công thức” của bậc thầy sáng tạo Steve Jobs). Thế còn
Samsung thì làm gì để có thể đấu ngang ngữa với những công ty sáng tạo bậc nhất của
Mỹ và thế giới?
Theo số liệu của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (UPSTO), trong năm 2013
Samsung có số bằng sáng chế được cấp nhiều thứ hai (4.675 bằng), chỉ sau IBM (6.809
bằng). Đây là năm thứ sáu liên tiếp Samsung đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng
những công ty sáng tạo nhất thế giới. Rõ ràng bằng sáng chế là mục tiêu của Samsung.
16


Từ đột phá đầu tiên cạnh tranh với Toshiba trong lĩnh vực máy giặt, Samsung đã theo
đuổi các bằng sáng chế trong lĩnh vực mà đối thủ đang ra sức bảo vệ, và định hướng
những nỗ lực sáng tạo của mình để tìm ra ý tưởng mới có thể được cấp bằng sáng chế ở
chính “sân nhà” của đối thủ.
Hai sự việc diễn ra vào cuối những năm 1990 và đầu thập kỷ 20 đã thuyết phục

Samsung áp dụng cách tiếp cận có hệ thống cho việc đổi mới sáng tạo và đó dường như
là nền móng cho sự thành công hiện tại của họ.
Việc đầu tiên giải thích một cách khái quát khả năng sáng tạo của Samsung, đó là
vào cuối những năm 1990 họ đã tiếp cận được nguồn chuyên gia khoa học giá rẻ ở Liên
Xô cũ. Samsung đã vun đắp mối quan hệ chặt chẽ với Viện Hàn lâm Khoa học Nga
(RAN) từ thời đó. Có một hiệp định khung giữa hai nước. Chính phủ Hàn Quốc còn có
thêm điều khoản tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ của mình phát triển các dự án dựa trên
nghiên cứu của RAN. Samsung khi đó phần nào đã giúp RAN tăng số lượng bằng sáng
chế và khai thác các sáng chế. Có một bản sao không ghi ngày tháng của hiệp định này
được đưa lên internet, dưới đây là một đoạn trích: “…các phân viện của RAN có quyền
chuyển giao sáng chế cho Samsung để đánh giá, và hỗ trợ Samsung tham gia quyền sở
hữu sáng chế và bằng sáng chế…”.
Samsung đã được hưởng lợi với nguồn khoa học cơ bản giá rẻ của Nga. Thậm chí
hiện giờ Samsung vẫn có thể “mua” chuyên gia Nga ở mức giá tương đối thấp từ 3.000
đến 5.000 USD mỗi tháng. Samsung đã có cơ hội bứt phá khi mà Google và Apple gặp
khó khăn trong việc tiếp cận những tài năng tốt nhất của thế giới do chính sách cấp thị
thực bị siết chặt sau sự kiện 11/9
Năm 2009, tuần báo BusinessWeek cho biết Samsung nhờ các chuyên gia Nga phát
triển phần mềm smartphone. Hiện Samsung đang làm việc với RAN về màn hình và máy
chiếu 3D.
Việc thứ hai quan trọng hơn đó là khoa học Nga giới thiệu cho Samsung phương
pháp sáng tạo TRIZ mà mãi năm, sáu năm sau các công ty Mỹ mới áp dụng (Intel là một
trong số đó). Nó được giới thiệu bởi các kỹ sư Nga mà Samsung thuê làm việc tại Seoul
Labs vào đầu những năm 2000.
TRIZ là phương pháp giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, có thể hiểu khái quát
là cách tìm kiếm những mâu thuẫn của hiện trạng công nghệ và nhu cầu khách hàng để
hình dung (sáng tạo) ra một tình trạng lý tưởng cần hướng đến.

17



Samsung sớm gặt hái được kết quả với TRIZ, tiết kiệm hơn 100 triệu USD trong
những dự án đầu tiên. Khi đó Samsung cũng đã áp dụng 6 Sigma (hệ thống bao gồm các
công cụ và chiến lược giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh), nhưng
chính TRIZ mới tạo nên nền tảng sáng tạo cho Samsung.
Năm 2003 TRIZ đem đến 50 bằng sáng chế mới cho Samsung và năm 2004 chỉ
riêng một dự án liên quan đến đầu đĩa DVD đã tiết kiệm cho Samsung trên 100 triệu
USD. TRIZ giờ đây là kỹ năng bắt buộc để thăng tiến ở Samsung.
Tại Viện Công nghệ Cao cấp của Samsung, chỉ trong năm 2004, Hyo June Kim, tác
giả cuốn sách nền tảng về TRIZ xuất bản bằng tiếng Hàn - “Lý thuyết giải quyết vấn đề
sáng tạo”(Theory of Inventive Problem Solving), đã đào tạo hơn 1.000 kỹ sư khắp các
công ty con của Samsung.
Trước khi biết đến TRIZ các nhà quản lý cấp cao của Samsung đã nhận thức vấn đề
của việc “sao chép” sáng tạo: “Samsung Electronics cảm nhận được nguy cơ chúng ta
đang là người chạy theo nhanh và chúng ta không thể tồn tại mãi ở vị thế này. Thay vì
nhanh nhẩu chạy theo những gì mà các công ty hàng đầu đã phát triển, chúng ta phải dẫn
đầu bằng cách phát triển sản phẩm sáng tạo…”
Tại Samsung, giờ ngay cả giám đốc điều hành các công ty con cũng phải tham gia
các khóa đào tạo về TRIZ. Ước tính, trung bình mỗi kỹ sư Samsung được đào tạo khoảng
15 ngày cộng với 7 ngày làm dự án cụ thể. Đây thực sự là đầu tư cho phương pháp sáng
tạo và con người.
Đó là lời đáp cho câu hỏi về năng lực sáng tạo của Samsung, công ty đầu tư nhiều
cho con người, tìm kiếm tài năng ở mọi nơi có thể, đặc biệt là có bước đi khôn ngoan áp
dụng “công thức” sáng tạo. Samsung hướng mục tiêu sáng tạo nhắm đến những đối thủ
cụ thể và các bằng sáng chế mà hãng muốn “đại tu” (như Apple làm dưới thời Steve
Jobs), và hãng có một nền văn hóa sáng tạo dựa trên cơ sở đào tạo toàn diện, phương
pháp có thể lặp lại và hình thành các tầng lớp sáng tạo được hậu thuẫn bởi cấp quản lý
cao nhất.
Thành công của Samsung cho thấy có thể đào tạo để trở nên sáng tạo. Có lẽ giờ đây
chúng ta phải xem xét lại định nghĩa “out of box” của sáng tạo.

Môi trường và lực lượng lao động
Sau loạt bài báo Honda Việt Nam cho hàng nghìn công nhân nghỉ việc mỗi năm, đại
diện một doanh nghiệp FDI có mức lương hấp dẫn nhất hiện nay ông Cho Ho Seok –
18


Tổng giám đốc Hành chính nhân sự Samsung Việt Nam khẳng định không có tình trạng
cho công nhân nghỉ việc.
Nhu cầu nhân lực để phục vụ sản xuất tại 2 nhà máy SEV và SEVT luôn rất cao. Và
SamSung thậm chí còn tổ chức các đội tuyển dụng chuyên nghiệp đi đến nhiều tỉnh/thành
phố của Việt Nam từ với mong muốn tuyển được nhiều nhân viên phù hợp. Nhằm khuyết
khích tinh thần gắn bó lâu dài với công ty, ngoài việc tăng lương theo mức lương tối thiểu
mà Chính phủ quy định, Samsung có chế độ tăng lương hàng năm theo thâm niên của
nhân viên. Những nhân viên gắn bó với công ty trên 5 năm sẽ được nhận tiền thưởng
cùng với kỷ niệm chương ghi nhận đóng góp.
Nguyên lý hoạt động của Samsung nằm ở giá trị của con người, con người là tài sản
quý nhất và là ưu tiên hàng đầu. Chính vì lẽ đó, ở Samsung có rất nhiều công nhân nữ,
hiện chế độ thai sản, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và chính sách tuyển dụng, chính sách
sử dụng lao động và các chế độ phúc lợi đối với người lao động của Samsung được thực
hiện. Hơn thế nữa, SamSung luôn nỗ lực xây dựng môi trường sản xuất thân thiện, tạo
cho nhân viên luôn thoải mái, vui vẻ để tất cả moi người đều có cảm giác Công ty chính
là gia đình. Tại Samsung, họ xây dựng một chế độ phúc lợi dồi dào như hệ thống kí túc
xá miễn phí; hệ thống xe ô tô chở nhân viên đi làm miễn phí; tổ chức các chương trình
sinh hoạt tập thể như Open day- là bữa ăn trưa vui vẻ giữa Tổng Giám đốc với nhân viên
để chúng tôi có thể lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các bạn; Samsung Family day là
chương trình thăm quan du lịch dành cho các gia đình nhân viên. Không những thế,
chúng tôi còn đặc biệt quan tâm đến việc tạo nền tảng văn hoá vững chắc cho nhân viên
bằng việc liên kết với trường Cao đẳng Bắc Hà và Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Thái
Nguyên để mở các hệ đào tạo chính qui cho các bạn; tổ chức các câu lạc bộ năng khiếu
như ghi ta, vẽ tranh, yoga, dancesport, võ thuật, nhiếp ảnh…

Khả năng khai thác & vùng nguyên liệu
Đã từ lâu, người ta vẫn nghĩ rằng nguồn nhân công rẻ mạt và dồi dào của Trung
Quốc là nguyên nhân chính giúp cho Samsung trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn nhất
thế giới. Tuy vậy, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của thị trường smartphone cao cấp
sụt giảm, Samsung sẽ sớm chuyển sang Việt Nam, nơi tiền lương còn thấp hơn cả Trung
Quốc nhằm bảo toàn tỉ lệ lợi nhuận.
28/10/2009, tọa lạc tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Công ty TNHH
Samsung Electronics Việt Nam (Samsung Electronics Vietnam Company Limited - SEV)
chính thức khai trương nhà máy sản xuất đầu tiên của mình với tổng vốn đầu tư ban đầu
lên đến gần 700 triệu USD. Đây là nhà máy sản xuất ĐTDĐ có quy mô lớn đầu tiên tại
19


Việt Nam và cũng là nhà máy sản xuất ĐTDĐ lớn thứ 2 trên thế giới của Samsung (chỉ
sau nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Hàn Quốc) với nhiệm vụ cung ứng các sản
phẩm ĐTDĐ cho thị trường toàn cầu của Samsung.
Năm 2015, khi nhà máy mới có giá 2 tỉ USD được đặt tại Thái Nguyên hoạt động
100% công suất, Việt Nam trở thành nơi sản xuất 40% các sản phẩm điện thoại đem lại
lợi nhuận hoạt động nhiều nhất cho Samsung. Nhà máy này bắt đầu sản xuất vào tháng
2/2016
Trước cuộc đại chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, Samsung
tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Sau 2 nhà máy lớn tại miền Bắc Việt
Nam, Samsung tiếp tục tấn công vào phía Nam với dự án trị giá 1,4 tỷ USD tại Khu công
nghệ cao TP Hồ Chí Minh.
Samsung đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại di động số một thế
giới bằng cách tung ra cả các sản phẩm cao cấp có giá 900 USD lẫn các sản phẩm cấp
thấp có giá chỉ 150 USD. Trong bối cảnh nhu cầu smartphone cao cấp đang sụt giảm và
các đối thủ Trung Quốc đang tấn công mạnh mẽ vào phân khúc cấp thấp, Samsung sẽ tiếp
bước Nokia và Intel đến Việt Nam – nơi lương nhân công chỉ bằng 1/3 tại Trung Quốc.
"Xu hướng các công ty chuyển từ Trung Quốc đến Việt Nam có lẽ sẽ gia tăng trong

ít nhất là 2 – 3 năm tới, do giá nhân công tại Trung Quốc cao hơn", ông Lee Jung Soon,
người lãnh đạo đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp tại Văn phòng Thương Mại Hàn Quốc
(KOTRA) đặt tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Và việc trong những năm tới ngành
công nghiệp Việt Nam được đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ
do nhân công lao động Việt Nam rẻ mà còn nhờ sự hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước,
chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp:
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) gia tăng: Đến ngày 20/11, chính
phủ Việt Nam đã thông qua các dự án đầu tư nước ngoài có tổng trị giá 13,8 tỉ USD, tăng
73% so với năm ngoái, dựa theo con số do Tổng Cục Thống Kê đưa ra. Trong số này,
Hàn Quốc dẫn đầu với 3,66 tỉ USD.Trong vòng 10 tháng đầu năm, nền kinh tế trị giá 8,4
nghìn tỉ USD của Trung Quốc (lớn gấp 59 lần Việt Nam) chỉ nhận được 97 tỉ USD vốn
FDI, tăng 6% so với cùng kì năm ngoái.
Intel, công ty sản xuất vi xử lý lớn nhất Việt Nam, đã mở cửa một nhà máy lắp ráp
và kiểm thử có trị giá 1 tỉ USD tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2010. Nokia cũng
cho biết nhà máy ở gần Hà Nội sẽ có thể hoạt động đầy đủ vào quý thứ 3 năm nay để sản
xuất các mẫu điện thoại phổ thông Asha. LG, đối thủ của Samsung tại Hàn Quốc, cũng

20


đang xây dựng một nhà máy có diện tích 400.000 mét vuông để sản xuất TV và đồ gia
dụng, dựa theo kế hoạch đầu tư có giá 1,5 tỉ USD.
Nhân công trẻ, lương lại rẻ: "Việt Nam ổn định về mặt chính trị và có nguồn nhân
lực trẻ, ngày càng được giáo dục tốt", SamSung khẳng định trong một tuyên bố chính
thức. "Giống như Hàn Quốc, Việt Nam hiểu được cần phải làm gì để xây dựng lại nền
kinh tế sau một cuộc chiến tranh tàn khốc".
Tốc độ tăng trưởng kinh tế kỉ lục đã biến Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ
2 thế giới và cũng đã khiến giá nhân công tăng cao, bao gồm cả các công việc cấp thấp.
Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế khá mạnh tại Trung Quốc đã giúp tạo ra một nhóm
người tiêu dùng tiềm năng lớn cho Samsung, khách hàng luôn muốn sản phẩm tốt hơn

với giá rẻ hơn. Những tính năng vốn được dành riêng cho điện thoại cao cấp, ví dụ như
màn hình độ phân giải HD và vi xử lý tốc độ cao, giờ đã có mặt trên cả điện thoại giá rẻ.
Nhận được nhiều ưu đãi từ Việt Nam: Doanh số smartphone toàn cầu sẽ tăng gấp
đôi và đạt 1,7 tỉ đơn vị vào năm 2017, khi giá trung bình của điện thoại giảm từ 337 USD
(7,1 triệu đồng) xuống còn 265 USD (5,6 triệu đồng), dựa theo tuyên bố của IDC vào
ngày 26/11.
"Luật lệ của cuộc chơi đang bị thay đổi thành: liệu bạn có thể giành được bao nhiêu
thị phần từ đối thủ", Hong Sung Ho, một nhà phân tích tại công ty LIG, Seoul khẳng
định. "Rất nhiều công ty giờ phải đau đầu tìm cách giảm chi phí sản xuất".
UBND tỉnh Bắc Ninh đã ký quyết định hỗ trợ ngân sách xây dựng kết cấu hạ tầng
kỹ thuật Khu công nghiệp Yên Phong 1 – Khu công nghiệp mà tập đoàn Samsung đang
đầu tư Samsung Display. Theo đó, số tiền hỗ trợ vào khoảng 298,9 tỷ đồng, các hỗ trợ là
50% phí sử dụng hạ tầng cho 46,28ha đất dự án (286,9 tỷ đồng), hỗ trợ kinh phí đào tạo
lao động là người dân của tỉnh là 1,5 triệu/người (12 tỷ đồng).Ngoài ra, sau khi hết thời
hạn miễn, giảm theo luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn 4 năm và giảm 50% trong 9
năm tiếp theo), Samsung Display sẽ được giảm tiếp 50% thuế này cho 3 năm tiếp theo.
Nhà máy của Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên sẽ được miễn
thuế trong vòng 4 năm, được giảm 50% thuế trong vòng 12 năm tiếp theo, dựa theo
website của chính quyền địa phương.
Nhận xét: Phương pháp liên doanh giúp SamSung khai thác được các thế mạnh và
chia sẻ rủi ro với đối tác. SamSung tận dụng mọi khả năng khai thác và vùng nguyên liệu
để quản trị và phát triển tập đoàn của mình. Việc SamSung mở thêm nhà máy thứ 2 tại

21


Thái Nguyên nhằm mục đích tối đa hóa thị trường kinh doanh sản xuất để tạo ra doanh
thu và chịu chi phí sản xuất tối ưu nhất.
Một nhà máy khác, có trị giá 1,2 tỉ USD vừa được thông báo xác nhận, sẽ sản xuất
các module camera và mạch điện sẽ được giảm 1/2 tiền thuê cơ sở vật chất giống như các

nhà máy khác của Samsung. Theo tuyên bố của Samsung, nhờ vào "mối quan hệ đối tác
chiến lược", Samsung sẽ giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, đồng thời phát
triển các ngành công nghiệp quan trọng như dầu khí và đóng tàu.
Địa lý, Việt Nam gần Hàn Quốc: Cổ phiếu của Samsung đã sụt giảm 7,4% trong
năm nay, và năm 2013 sẽ là năm đầu tiên công ty Hàn Quốc chứng kiến cổ phiếu sụt giá
kể từ năm 2008.Trong khi cả Ấn Độ và Indonesia đều có thể thu hút Samsung nhờ giảm
thuế và chi phí nhân công thấp, vị trí gần với các nhà máy có sẵn của Samsung tại Trung
Quốc và Hàn Quốc sẽ là một lợi thế của Việt Nam – theo ông Thân Trọng Phúc, giám đốc
điều hành quĩ DFJ VinaCapital LP.
Các nước khác có thể đưa ra các ưu đãi ngang bằng hoặc thậm chí là vượt cả Việt
Nam, nhưng Việt Nam ở rất gần với chuỗi cung ứng của Samsung. Bạn có thể thấy các
công ty Hàn Quốc ở bất cứ đâu tại Việt Nam.
4.2.

Vật chất, tài chính

Kinh doanh smartphone tăng trưởng mạnh trong khi thị trường sụt giảm: Trong khi
thị trường smartphone thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả Apple cũng bị đà sụt
giảm đó gây ảnh hưởng tới doanh số. Nhưng Samsung lại cho thấy một sức bật mạnh mẽ,
với bộ đôi Galaxy S7 và S7 edge đã kéo toàn bộ mảng kinh doanh smartphone của công ty đi
lên. Mảng kinh doanh smartphone đóng góp tới 23,5 tỷ USD vào tổng doanh thu và 3,8 tỷ
USD vào lợi nhuận của Samsung. Đây là kết quả đáng nể, khi mà các quý trước đó mảng
kinh doanh smartphone gặp rất nhiều khó khăn và phần lớn doanh thu của công ty đến từ
việc sản xuất linh kiện và màn hình. Samsung cho biết nhu cầu smartphone cao cấp của
thị trường đang ngày càng tăng cao, nhưng trước đó chỉ có iPhone của Apple là đủ đáp ứng
tiêu chuẩn của người tiêu dùng. Bộ đôi Galaxy S7 và S7 edge chính là những chiếc
smartphone Android đầu tiên đủ sức để đánh bại iPhone của Apple.
Tiếp tục đà tăng trưởng, Samsung kỳ vọng vào chiếc phablet Galaxy Note 7 sắp ra mắt
sẽ tiếp tục giúp họ gia tăng doanh số trong Q3 sắp tới.
Trong khi Samsung đang trên đà tăng trưởng trở lại, Apple vẫn đang dậm chân tại

chỗ. Nếu như iPhone 7 tiếp tục gây thất vọng, chắc chắn Apple sẽ có một năm đại bại
trước đối thủ Samsung.
22


Lợi nhuận cao, thuế thấp là những gì SamSung đang có được ở Việt Nam nhưng ở
chiều hướng ngược lại đóng góp của Tập đoàn này với đất nước hình chữ S như thế nào?
Đã 20 năm trôi qua kể từ thời điểm 1996 khi Samsung, một trong những tập đoàn
hàng đầu Hàn Quốc và thế giới đặt chân đến Việt Nam. Cũng trong quãng thời gian trên,
tổng số tiền được Tập đoàn này rót cho các dự án tại dải đất hình chữ S đã đạt tới mức
hơn 14 tỷ USD. Và gần như chắc chắn số tiền trên sẽ ngày càng nhiều thêm khi Samsung
đang được hưởng quá nhiều ưu đãi khi đầu tư vào Việt Nam.
Tính tới hiện tại, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Samsung tại Việt Nam được
thực hiện qua 5 công ty, gồm: Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Samsung
Electronics Vietnam Thái Nguyên(SEVT), Samsung CE Complex (SEHC), Samsung
Vina Electronics (SAVINA) và Samsung Display Vietnam (SDV). Trong đó, SEV và
SEVT là 2 DN chính, mang lại doanh thu chủ đạo cho Samsung tại thị trường Việt.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính của Samsung trong năm 2015, Tập đoàn này đã đạt
doanh thu 177 tỷ USD và 16,8 tỷ USD lợi nhuận sau thuế. Trong đó, SEV và SEVT đóng
góp tới 33,4 tỷ USD doanh thu và 3,1 tỷ USD lợi nhuận sau thuế. Đáng chú ý, còn số 3,1
tỷ USD này cũng tương đương với tổng lợi nhuận của 2 Tập đoàn kinh tế lớn nhất của
Việt Nam là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam (PVN) cộng lại.
Tuy nhiên nếu nhìn sang số thuế phí mà Viettel và PVN phải nộp trong năm 2015
lại vượt trội hơn cả SEV và SEVT nhiều lần. Trong năm trước, Viettel đã nộp ngân sách
Nhà nước là 37.000 tỷ và con số này với PVN là 115.000 tỷ đồng. Còn theo số liệu từ cơ
quan thuế, cùng giai đoạn, khoản tiền tương ứng mà SEV và SEVT lần lượt phải bỏ ra chỉ
là 1.684 tỷ đồng và 950 tỷ đồng.
Sự khác biệt "đáng kinh ngạc" trên có được là do Samsung đang được hưởng hàng
loạt các chính sách "siêu ưu đãi" về thuế. Có thể kể đến như ưu đãi thuế suất thuế thu

nhập DN 10% (trong khi DN trong nước là 20%) trong 30 năm kể từ khi hoạt động; Miễn
thuế thu nhập DN trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm tới 50% số
thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Rõ ràng những ưu đãi này không khỏi khiến các DN
trong nước chạnh lòng khi cùng một môi trường kinh doanh nhưng bị "đối xử" quá khác
biệt.
Với nhiều ưu đãi hấp dẫn về thuế dành cho các DN FDI như Samsung, Việt Nam
mong muốn đạt 3 mục tiêu chính: Tạo ra nhiều công ăn việc làm, hưởng lợi từ chuyển
giao công nghệ và có điều kiện gia nhập chuỗi hỗ trợ toàn cầu. Tuy nhiên đến hiện tại,

23


dường như chỉ có mục tiêu đầu tiên là đã thực hiện được, với 2 đầu mục còn lại kết quả
đang ở mức cực kỳ khiêm tốn.
Cụ thể, ở Bắc Ninh địa phương thu hút nhiều FDI về mảng công nghệ, chế biến chế
tạo nhất, tính tới hết 2015, mới chỉ có 22 hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực
hiện. Nhưng các hợp đồng này đều được thực hiện dưới dạng chuyển giao từ công ty mẹ
sang công ty con tại Việt Nam, chưa có hợp đồng nào chuyển giao từ DN FDI sang các
DN trong nước. Ở địa phương khác tình trạng có khá khẩm hơn khi có chuyển giao công
nghệ từ DN FDI sang các DN trong nước nhưng khi thực hiện xong hầu hết các công
nghệ này đều đã lỗi thời.
5.

Khả năng sinh lời

Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh của tập đoàn trong những năm gần đây,
SamSung được đánh giá là một trông những tập đoàn có mức tăng trưởng ấn tượng nhất
thế giới cả về doanh thu, thị phần, lợi nhuận, giá trị thương hiệu. Doanh thu năm 2011
của SamSung tăng 6,7%, đạt 165.000 tỷ won (tương đương 112 tỷ euro), giá trị thương
hiệu lên đến 23 tỷ USD đứng thứ 17 trong 100 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu năm

2010 – vượt qua cả đối thủ mạnh nhất là Sony.
Chiến lược "tổng lực tấn công" của Samsung đã thành công một cách viên mãn sau
40 năm. Cảm tình của người tiêu dùng với thương hiệu Samsung đã thay đổi rất lớn trong
những năm gần đây. Hàng loạt smartphone được ra mắt, tablet nối tiếp nhau được tung ra
thị trường… liên tục tạo ra những cú hit lớn, mang về ho Samsung nguồn lợi nhuận
khổng lồ và giúp họ trở thành một đối trọng lớn của Apple Inc.
Samsung chiếm 30% thị phần khổng lồ điện thoại thông minh trên thị trường
hiện nay.
Ngoài điện thoại, tablet còn có laptop, linh phụ kiện máy tính, TV, loa đài, máy
giặt, máy điều hòa, tủ lạnh, lò vi sóng, máy hút bụi, máy ảnh, máy quay, máy in, đầu
DVD… (Thậm chí, tập đoàn mẹ của Samsung Electronics (SE) là Samsung Group còn là
nhà đầu tư trong hàng loạt các lĩnh vực khác như giải trí, xây dựng, bất động sản, bảo
hiểm... từ năm 1953.)
Điều này đã lý giải vì sao doanh thu quý 2 vừa rồi của SE lên tới 42,2 tỉ đôla, vượt
xa Apple (35 tỉ đôla). Trong đó, gần 5 tỉ đôla là tiền lãi, tăng 50% so với cùng kì năm
ngoái. Như vậy, khác với Apple, Microsoft hay Google, Samsung không chỉ tập trung vào
một lĩnh vực có thế mạnh mà họ lại đi theo con đường khác, đó là: “Sản xuất mọi thứ bán mọi thứ” với mục tiêu “tấn công vào từng góc trong ngôi nhà của bạn”. Tính từ năm
24


thành lập 1969 cho tới này, sau hơn 40 năm, chiến lược này của Samsung có thể gọi là
"viên mãn" và họ đang ở vào một trong những thời kì hoàng kim nhất của mình.
Từ khóa "Samsung products" cho hơn 900.000.000 kết quả hình ảnh thuộc đủ
thể loại mặt hàng
Tổng kết cuối năm 2011, Samsung đã trở thành nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới,
chiếm tới 22,5% thị phần toàn cầu, trong khi vị trí tiếp theo thuộc về LG với 15%. Với
monitor máy tính, sản phẩm của hãng này cũng chiếm thị phần lớn nhất với 15,1%. Đó là
còn chưa kể đến các mặt hàng khác như tủ lạnh 13,5%, máy giặt 9,2%, laptop 6,3% (tăng
gấp đôi chỉ sau vài năm, trong khi HP và Dell đều đang gặp khó khăn mặc dù đây không
phải là mặt hàng thế mạnh của Samsung).

Không dừng lại ở đó, Samsung và những vị lãnh đạo của mình còn ấp ủ rất nhiều
những kế hoạch to lớn khác trong tương lai. Sau một thời gian nỗ lực để những sản phẩm
của mình hiện diện khắp nơi trong ngôi nhà của người tiêu dùng. Hãng còn muốn chúng
có thể giao tiếp được với nhau, tạo ra một mối liên kết giữa những sản phẩm điện tử để
mang lại tiện ích tối đa cho người sử dụng.
Sau hơn 30 năm, Samsung và tham vọng "tấn công vào từng góc trong ngôi
nhà của bạn" đã thành công viên mãn.
Hiện tại, Samsung là một trong những nhà cung cấp thế giới trong nhiều lĩnh vực
như màn hình TV, điện thoại di động, linh kiện điện tử và nhiều sản phẩm công nghệ cao
khác nữa. Điện thoại di động, nhất là loại điện thoại thông minh và linh kiện điện tử.
Doanh thu năm 2011 của Samsung tăng 6,7%,đạt 165.000 tỷ won (tương đương với 112
tỷ euro).
Samsung đã bán ra hơn 300 triệu chiếc điện thoại di động trong năm nay. Nếu xu
hướng này vẫn được duy trì thì có thể Samsung sẽ vượt qua mặt hãng Nokia, để trở thành
doanh nghiệp hàng đầu trong lãnh vực điện thoại cầm tay trước cuối năm 2012. Còn
trong lãnh vực bán dẫn, Samsung hiện chiếm vị trí thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau hãng
Intel của Mỹ.
Liên quan đến chiến lược phát triển ngành công nghiệp giải trí, nhất là mảng sản
xuất màn hình TV, Samsung cho biết tuy rằng giá màn hình TV đã sụt xuống 20% ,
nhưng tập đoàn vẫn tỏ ra khá lạc quan cho tương lai. Cuối năm 2011, Samsung đã mua
lại cổ phần của Sony trong công ty liên doanh S-LCD, chuyên sản xuất các loại màn hình
tinh thể lỏng. Sự phát triển công nghệ trong các lãnh vực hình ảnh 3 chiều (3D), các dịch

25


×