Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Ứng dụng của điện não đồ trong y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.5 KB, 25 trang )

I/Giới thiệu:
II/Lịch sử:
Năm 1924, nhà tâm thần học người Áo tên là Hans Berger là người đầu tiên ghi được EEG. Ông
nhận thấy trên bản ghi EEG bình thường, nhịp của các sóng điện
não gồm có vài loại. Nhịp sóng dễ thấy nhất được Berger đặt tên
cho là nhịp hay sóng alpha (alpha wave, alpha rhythm). Đôi khi
người ta cũng gọi là nhịp Berger (Berger rhythm) nhằm vinh danh
ông.
III.Nguồn gốc tín hiệu điện não:
Vỏ não là nguồn gốc của các hoạt động điện của não thu được từ
bề mặt của da đầu, các dạng khác nhau của hoạt động điện và dấn tới trường điện thế được tạo ra
bởi các tế bào thần kinh vỏ não.

Sự sắp xếp của các tế bào ở các khu vực khác nhau trên vỏ não là khác nhau, mỗi vùng có kiểu hình
thái khác nhau. Hầu hết các tế bào vỏ não được sắp xếp thành các cột, trong các cột này các neuron
được phân bố dọc theo trục chính của các cây dạng nhánh, song song với mỗi cây khác và trực giao
với bề mặt vỏ não.


Vỏ não gồm các lớp khác nhau, các lớp này là không gian của cấu trúc các tế bào thần kinh đặc
biệt, với các trạng thái và chức năng khác nhau trong đáp ứng xung điện. Neuron pyramidal là
thành phần cấu tạo chủ yếu của vỏ não. Điện thế EEG ghi được từ các điện cực được đặt tiếp xúc
với lớp da đầu là sự tổng hợp các thay đổi về điện thế ngoài của tế bào Pyramidal. Màng tế bào
pyramidal không bao giờ trong trạng thái nghỉ bởi vì nó bị tác động liên tiếp bởi hoạt động sinh ra
do các neuron khác có các liên kết synaptic. Các liên kết synaptic có thể là kích thích hoặc ức chế
sự thay đổi tương ứng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với ion K và ion Cl làm phát sinh dòng
điện.
Điện thế postsynaptic kích thích là tổng hợp của dòng đi vào trong màng tế bào gây ra bởi các ion
dương và dòng đi ra ngoài màng tế bào tạo dọc theo phần mở rộng của tế bào extra- synaptic. Điện
trường bên ngoài tế bảo là hàm của điện thế xuyên màng
Trong đó là điện thế bên ngoài màng, là bán kính của sợi trục hoặc tua gai, là điện thế xuyên màng ,


là độ dẫn môi trường bên trong tế bào, là độ dẫn của môi trường bên ngoài tế bào. Mặc dù các điện
thế bên ngoài tế bào riêng rẽ là nhỏ nhưng tổng điện thế của chúng cũng đáng kể đối với nhiều tế
bào. Điều này là do các neuron pyramidal được kích hoạt tức thời lớn hơn hoặc nhỏ hơn cách mà
liên kết synaptic và các thành phần dọc trục của dòng bên ngoài màng được thêm vào, trong khi đó
các thành phần nằm ngang lại có xu hướng làm giảm điện thế này. Ngoài ra các nguồn khác cũng
góp phần tạo ra tín hiệu EEG. Sự giảm điện thế màng tế bào tới mức giới hạn xấp xỉ 10 mV nhỏ
hơn điện thế tái khử cực tại trạng thái nghỉ của màng tế bào. Điện thế hoạt động của các neuron não
là nguồn gốc của EEG. Nhưng chúng góp phần nhỏ trong việc tạo ra tín hiệu EEG ghi được tại bề
mặt của não. Do chúng thường hoạt động không đồng bộ trong cùng một thời gian đối với một số
lượng lớn các sợi trục, các sợi trục này di chuyển theo nhiều hướng tương đối với bề mặt vỏ não.
Nguyên nhân khác là phần của màng tế bảo bị khử cực bởi điện thế hoạt động tại các thời điểm cố
định nhỏ hơn so với thành phần của màng tế bào được kích thích bởi một EPSP và điện thể hoạt
động tồn tại trong thời gian ngắn hơn( cỡ 1 - 2ms) so với của EPSPs hoặc IPSPs là 10 – 250ms. Qua
các quan điểm trình bày ở trên thì EEG thu được tại bề mặt da đầu có thể coi là kết quả của nhiều
thành phần tích cực, trong đó điện thế của postsynaptic từ tế bào pyramidal là thành phần chính tạo
ra tín hiệu điện não.
VI.Các loại sóng điện não phân loại theo tần số


Alpha là những sóng có tần số trong khoảng từ 7,5 tới 13 sóng/giây (Hz). Thường thấy rõ alpha
nhất là ở các vùng phía sau của đầu, cả 2 bên, nhưng thường bên bán cầu ưu thế thì có biên độ
(chiều cao) cao hơn. Alpha thường rõ lên khi nhắm mắt và thư giãn, và biến đi khi mở mắt hoặc
thức tỉnh cảnh giác bởi bất cứ cơ chế nào (suy nghĩ, đếm). Đây là nhịp sóng chủ yếu thấy được trên
người lớn bình thường và thư giãn – sóng hiện diện trong hầu hết các thời kỳ của cuộc đời, nhất là
khi trên 30 tuổi, khi ấy sóng này chiếm ưu thế trên đường ghi EEG lúc nghỉ ngơi.
Beta là những sóng “nhanh”. Tần số của nó là từ 14 Hz trở lên. Sóng beta thường thấy ở cả 2 bán
cầu, phân bố đối xứng hai bên, và rõ nhất là ở vùng trán. Sóng sẽ nổi bật lên khi dùng thuốc an thần
gây ngủ, nhất là khi dùng benzodiazepines và barbiturates. Sóng có thể mất hoặc suy giảm ở vùng
có tổn thương vỏ não. Nhịp beta thường được coi là nhịp bình thường. Nó là nhịp chiếm ưu thế ở
những bệnh nhân đang thức tỉnh cảnh giác hăọc lo sợ, hoặc khi mở mắt.

Theta là những sóng có tần số từ 3,5 tời 7,5 Hz, và được xếp vào loại sóng “chậm”. Nó được coi là
bất thường nếu thấy ở người lớn đang tỉnh táo, nhưng lại coi là hoàn toàn bình thường ở trẻ dưới 13
tuổi và đang ngủ. Cũng có thể thấy theta tạo thành 1 vùng bất thường cục bộ trên những nơi có tổn
thương dưới vỏ cục bộ; Có thể thấy sóng theta lan tỏa trong các bệnh lý não lan tỏa hay bệnh não do
chuyển hóa, hoặc bệnh lý đường giữa nằm sâu (deep midline disorders) hoặc trong một số trường
hợp não nước (hydrocephalus).
Delta là những sóng có nhịp từ 3 Hz trở xuống. Nó có xu hướng là những sóng có biên độ cao nhất
và là những sóng chậm nhất. Nó hoàn toàn được coi là bình thường và là sóng ưu thế ở trẻ sơ sinh
dưới 1 tuổi và ở giai đoạn 3 hoặc 4 (stages 3 and 4) của giấc ngủ. Nó có thể xuất hiện cục bộ khi có
tổn thương dưới vỏ và phân bố rộng khắp khi có tổn thương lan tràn, trong bệnh não do chuyển hóa
(metabolic encephalopathy), bệnh não nước (hydrocephalus) hay tổn thương đường giữa trong sâu
(deep midline lesions). Nó thường trội nhất ở vùng trán ở người lớn (ví dụ FIRDA - Frontal
Intermittent Rhythmic Delta – sóng delta có nhịp cách hồi ở vùng trán) và phân bố trội ở các vùng
phía sau trên trẻ em (ví dụ OIRDA - Occipital Intermittent Rhythmic Delta - sóng delta có nhịp cách
hồi ở vùng chẩm).
V/Các dạng sóng phức hợp :
1/ Gai và sóng (spike and wave): Dạng gai và sóng thấy có ở mọi lứa tuổi, nhưng thường nhất là ở
trẻ em. Nó bao gồm 1 gai (có thể là nguồn phát nằm ở vỏ não) và một sóng chậm (thường là delta)
có biên độ cao, sóng chậm này được coi là có nguồn phát ở các cấu trúc của đồi thị, phức bộ này lặp
đi lặp lại. Chúng có thể xuất hiện đồng bộ (đồng thì - synchronously) và cân đối hai bên trong các
bệnh động kinh toàn thể hóa (generalized epilepsies) hoặc khu trú trong bệnh động kinh cục bộ.
Trong những dạng gai và sóng toàn thể hóa, cơn vắng thực sự (true absense) hay là cơn nhỏ (petit
mal) đặc trưng bằng gai - sóng 3 Hz, trong khi gai chậm - sóng (slow spike - wave) thường thấy hơn
khi não bị tổn thương và trong hội chứng Lennox - Gastaut. Những gai và sóng nhanh hơn 3 Hz sẽ
được trình bày trong phần dưới đây, phần về đa gai và sóng (polyspike wave) .

2/ Đa gai và sóng (polyspike and wave): là một dạng của gai sóng, trong đó mỗi một sóng chậm đi
kèm với 2 hoặc nhiều gai. Dạng thường gặp là dạng gai và sóng có tần số nhanh hơn 3 Hz - thường



là 3.5 tới 4.5 Hz. Dạng này thường có đi kèm với giật cơ (myoclonus) hoặc các cơn kịch phát giật
cơ (myoclonic seizures). Đừng nhầm lẫn nó với gai sóng 6 Hz, vốn được coi là gai sóng không thực
(phantom spike and wave) - là một biến thể của bình thường.

3/ Các phóng điện dạng động kinh lệch bên theo chu kỳ (PLEDS Periodic Lateralized Epileptiform
Discharges): là một dạng phóng điện đi kèm với tổn thương hay chấn thương não cấp tính. Người ta
thấy dạng sóng này rõ nhất khi tổn thương não cấp tính có kết hợp thêm với rối loạn chuyển hóa.
Nó khởi đầu bằng những sóng nhọn xuất hiện một cách đều đặn, trên một nền tương đối bằng
phẳng, ở 1 vùng hay 1 bên của não. Sau đó nhịp của nó chậm dần lại và xuất hiện các sóng chậm
theo chu kỳ, và hoạt động điện cơ sở nằm giữa các phóng điện dạng động kinh này cũng khá dần
lên. Cuối cùng các sóng dạng động kinh kiểu này cũng biến mất hoàn toàn. Kiểu PLEDS thường
thấy khi có triệu chứng định khu nặng, hoặc là trên một bệnh nặng đang có xu hướng khá dần lên.

4/ Các sóng 3 pha (triphasic waves): Sóng 3 pha là 3 sóng tạo viền cho mầu trắng trên hình minh
họa. Chúng thường xuất hiện khi có các hoạt động điện giả cơn kịch phát (pseudoparoxysmal
activity). Các sóng này thấy có trong bệnh não do gan (hepatic encephalopathy), nhưng cũng có thể
thấy trong các dạng bệnh não do chuyển hóa khác.

5/ Bùng nổ và ức chế (burst supression): Bùng nổ và ức chế là một dạng bùng nổ các sóng chậm và
hỗn hợp (mixed waves) thường với biên độ cao, và xen kẽ luân phiên bằng đường đẳng điện.
Thường là có ở cả hai bên, nhưng không phải lúc nào cũng cân đối 2 bên. Loại sóng này thường
thấy sau một tổn thương não nặng, như sau đột quỵ thiếu máu não (postischemia), hay sau trạng
thái thiếu oxy (postanoxia). Cũng có thể thấy tạm thời (thoáng qua) trong gây mê sâu, ở trạng thái
trước khi EEG trở nên đẳng điện hoàn toàn.


VI.Sóng nhiễu :
1/ Nhiễu do điện tâm đồ và do mạch (EKG and pulse artifacts): Cả 2 loại nhiễu này đều có thể nhận
biết được nhờ vào tính chất có chu kỳ của chúng. Nhiễu điện tâm đồ cho thấy rõ phức bộ QRS theo
chu kỳ, vì điện tâm đồ thì có tín hiệu điện lớn hơn nhiều so với điện não đồ. Nhiễu do mạch là do

mạch đập ở phía dưới của điện cực làm cho nó chuyển động theo chu kỳ. Cả 2 loại nhiễu nàu đều
dễ nhận diện, nhưng cũng có thể gây khó khăn cho đọc điện não.

2/ Nhiễu do chuyển động của điện cực và các chuyển động khác: nhiễu do chuyển động của bệnh
nhân thì có đường biểu thị đột ngột, và trong hầu hết trường hợp nó dốc ngược đột ngột. So với các
sóng EEG chuẩn thì các nhiễu đó có biên độ cao và kéo dài về thời gian. Một nhiễu kiểu’POP’là do
chuyển dịch điện cực rất ngắn (nhanh), người mới vào nghề dễ nhầm lẫn nó với một gai (spike), tuy
nhiên gai kiểu này chỉ thấy ở 2 kênh cạnh nhau và không thấy ở kênh thứ ba như những gai động
kinh.

3/ Nhiễu do dụng cụ truyền tĩnh mạch và nhiễu 60 Hz: những nhiễu này thường được thấy trong khi
ghi điện não ở trong phòng săn sóc đặc biệt (ICU) và cả 2 đều là những giao thoa về điện. Trên hình
vẽ, nhiễu do dụng cụ truyền là nhiễu có mầu đỏ; nó có tính chất chu kỳ, có biên độ thấp và dễ dàng
nhận biết. Nhiễu sáu mươi Hz thấy có ở những nơi điện cục tiếp xúc kém, nối đất không tốt, và có
một thiết bị điện chuyên dùng đặt ở gần đó. Nó gây nên những gai (spikes) có tần số 60 chu kỳ giây
- tạo thành vết mực in trên giấy chạy với tốc độ thông thường.

VII/Các biến thể bình thường :
1/ Lambda và POSTS: Lambda và POSTS tương tự nhau về hình dạng và có hình tam giác. Chúng
xuất hiện ở khu vực phía sau và cân xứng hai bên. POSTS là biểu hiện của’sóng dương thoáng qua
ở chẩm của giấc ngủ (positive occipital transients of sleep) và xuất hiện trong giấc ngủ giai đoạn 2.
Lambda xuất hiện ở bệnh nhân tỉnh táo khi nhìn trừng trừng vào một bề mặt trắng. Cả hai loại này
đều là dạng sóng bình thường, và xuất hiện đơn độc, hay kéo dài, hay thành một chuỗi ngắn.


2/ Phức bộ K: phức bộ K (K Complexes) xuất hiện khi đang ngủ mà bị đánh thức - ta thấy nó khi
có kích thích âm thanh hay các kích thích khác khi bệnh nhân đang ngủ. Tiếp sau phức bộ K thường
có đáp ứng thức tỉnh - cụ thể là một chuỗi các sóng theta có biên độ cao.
Tiếp sau phức bộ K, điện não đồ lại cho thấy biểu hiện giấc ngủ, hoặc trạng thái thức tỉnh.


3/ Sóng V (V Waves):
Sóng V xuất hiện ở
vùng cạnh dọc giữa
(parasaggital
areas) của 2 bán cầu và
có dạng một sóng
nhọn (sharp waves)
hoặc thậm chí là
dạng gai (spikes), ở
khu vực lưỡng
đỉnh (biparietal regions), tức là đỉnh đầu (vertex), với pha ngược đảo nhau tại đường giữa, ở những
đạo trình bắc ngang (tranverse montages) hoặc ở đỉnh sọ trên các đạo trình trước - sau (front - to back). Các sóng này thấy có trong giấc ngủ giai đoạn 2 (stage 2 sleep), cùng với các thoi (spindles),
phức bộ K, POSTS, v. V...

4/ Hoạt động điện MU (MU activity): hoạt động điện Mu là dạng nhịp trong đó các sóng có hình
nhọn giống như hình rào chắn (wicket fence) với đỉnh nhọn và chân cong tròn. Giữa 2 kênh, nhịp
Mu có thể có pha nghịch đảo nhau. Tần số nói chung vào khoảng một nửa của hoạt động điện nhanh
hiện có.

5/ Biến thể tâm thần - vận động (Psychomotor Variant): là loại nhịp hiếm gặp, nó xuất hiện giống
như là sự hòa nhịp của 2 hay nhiều nhịp cơ bản vào với nhau để tạo nên một dạng phức hợp.Như
thấy ở hình bên, nó có biên độ cao hơn so với xung quanh, và các sóng có hình dạng như dẫy núi
(như các khía tạo hình chữ V). Loại nhịp này hoàn toàn không cân xứng 2 bên và thường bị nhầm
với hoạt động điện kịch phát.


6/ Nhịp 14 và 6 (Fourteen and Six Rhythm): rất hay thấy ở trẻ em và thanh niên mới lớn. Như thấy
trên hình, các sóng 6 Hz và 14 Hz đôi khiuốn lượn theo cùng 1 hướng (lên hoặc xuống), và đôi khi
thì lại đi theo hướng ngược nhau. Nhịp kiểu này thấy được điển hình ở trạng thái ngủ hoặc buồn
ngủ (ngủ gà gật), và thường thấy được trên bản ghi đơn cực (monopolar recordings).


VIII/Nguyên tắc cơ bản ghi điện não đồ :
1/ Máy ghi điện não : Các máy ghi điện não được sản xuất dựa trên nguyên tắc phối hợp của nhiều
chuyển đạo. Mỗi máy điện não bao gồm:
— Một khuếch đại biên độ cho phép khuếch đại một cách trung thực các điện thế ở mức độ từng
microvolt (mV).
— Một bộ phận ghi cơ học hoặc số hoá cho phép tiếp nhận những tín hiệu và được ghi lại trên giấy
hoặc trên màn hình vi tính.
2/ Vị trí đặt điện cực :
Các điện cực được đặt theo quy định quốc tế gọi là hệ thống 10 - 20 theo một tỷ lệ nhất định trên
toàn bộ vùng da đầu.
Theo quy định, tên của các điện cực là tên của vùng da đầu dưới chân điện cực. Ví dụ: Fp (fronto
polaire: cực trán), F (frontal: trán), C (central: trung tâm)... Các điện cực ở đường giữa mang số
chẵn nằm bên phải của đầu và các điện cực nằm bên trái mang số lẻ.
Các điện cực cần đặt đối xứng, giống hệt nhau ở hai bên. Da đầu bệnh nhân phải sạch và tại các vị
trí đặt điện cực phải bôi chất dẫn điện (hồ dẫn điện, nước muối sinh lý) để làm giảm tối đa điện trở
da đầu.
3/ Quy trình ghi điện não đồ :
Nguời bệnh ở tư thế giãn, nửa nằm nửa ngồi hoặc nằm. Buồng ghi điện não phải yên tĩnh, cách âm,
thoáng mát và có màng che ánh sáng.
Điện não đồ cơ sở là ghi điện não ở điều kiện bệnh nhân ở trạng thái thức, bình tĩnh, thư thái về mặt
tinh thần và cơ thể, mắt nhắm. Trong quá trình ghi điện não, yêu cầu bệnh nhân nhắm mở mắt để
đánh giá đáp ứng của bản ghi.
IX/Hệ thống đặt điện cực và các kiểu đạo trình:
1.Hệ thống đặt điện cực 10-20
- Gồm 3 đường nối chính :
o Nối 2 ống tai ngoài
o Nối gốc mũi với ụ chẩm ngoài
o Chu vi của sọ nối với 2 điểm tận cùng nhất trên sọ
- Gồm các kí hiệu sau:

o F là trán (Frontal)
o O là chẩm (Occipital)
o C là trung tâm(central)


o P là đỉnh(parietal)
- Được phân chia theo tỷ lệ 10-20-20-20-20-10
- Đánh số lẻ nếu là bên trái, chẵn ở bên phải
 Nối hai điểm mũi và chẩm, ta có đường dọc giữa, điểm cách mũi 10% là
điểm Fpz, cách tiếp 20% là điểm Fz, cách tiếp 20% là điểm chính giữa
điểm đầu, tiếp theo 20% là Pz. Cách điểm chẩm 10% là Oz
 Nối 2 ống tai ngoài ta được đường trục ngang, đi qua điểm Cz, cách ống
tai bên trái 10% là điểm T3, cách them 20% là điểm C3. Cách ống tai
phải 10% là điểm T4,cách them 20% là điểm C4
 Nối điểm Fpz-T4-Oz-T3 ta được đường tròn đồng tâm Cz,ta cũng chia
tương tự, cách Fpz 10% ta được Fp1, cách them 20% ta được f7. Cách Oz
10% ta được O1, cách them 20% ta được T5,áp dụn tương tự ta được,
Fp2-F8-O2-T6
Vẽ tiếp đường vòng cung phía trong,nối tiếp Fpz-C3-Oz,F3 nằm giữa C3 và

Fpz, tương tự ta tìm được F4,P3,P4

- 1 điện cực được gắn vào dái tai, được gọi là điện cực đối chiếu, tuy nhiên có thể gây ra
sự mất cân bằng 2 bên bán cầu não do ta gắn 1 bên như vậy, do đó người ta sẽ kết nối tất
cả các điện cực lại với nhau thành 1 điểm và gắn vào dái tai

2/Hệ thống đặt điện cực bổ sung:
- Hệ thống 10-20 được đề nghị năm 1958, được gọi là phương pháp chuẩn (standard
method). Ngoài cách chia trên còn có cách chia tỉ mỉ hơn để đặt nhiều điện cực hơn, có
thể là 32,64 và 256.



X/ Sơ đồ khối của máy đo điện não EEG

Right-leg Driver

Electrodes

Protection
circuit

Instrumentation
amplifier
Gain=12

Low pass
filter

PC

Microcontroller

Amplifier
Gain=40

Opto-coupler

High Pass Filter



XI/Chức năng của các khối:
vì song điện não có biên độ rất bé, chỉ khoảng vài microvolt, do đó, chúng ta phải khuếch đại tín
hiệu lên vài nghìn lần thì mới có thể thu nhân được, cũng vì biên độ quá nhỏ mà tín hiệu có thể bị
suy giảm vì nhiễu, đặc biệt là nhiễu điện từ từ mạng điện lưới 50/60Hz (bởi từ trường sinh ra từ các
đường dây điện có trong nhà.
Electrode: điện cực thu tín hiệu
Protection circuit : khối bảo vệ, vì đây là dụng cụ y tế, ảnh hưởng trực tiếp đến con người nên
chúng ta cần phải có bộ bảo vệ con ngươi khỏi dòng điện mạch và bảo vệ mạch khỏi sự phóng tĩnh
điện từ cơ thể con người gây ra hư hỏng trong thiết bị
Instrumentation Amplifier : khối tiền khuếch đại, bộ khuếch đại đo là khuếch đại vi sai, loại bỏ tín
hiệu nhiễu chung từ cả hai đầu vào, do vậy có thể loại bỏ được phần nhiễu giữa 2 điện cực, chỉ còn
lại hiệu điện thế giữa hai điểm- hệ số khuếch đại G= 12 lần
Right-leg driven: khối hồi tiếp về cơ thể,có tác dụng tang hệ số CMRR của bộ khuếch đại đo,tín
hiệu vi sai bị ảnh hưởng vì nhiễu là nhỏ nhất
High pass filter: khối lọc thông cao có tần số cắt 0.5Hz vì sóng não có tần số vào khoảng từ 1- 30
Hz
Amplifier: khối khuếch đại thuật toán, hệ số khuếch đại G=40
Low pass filter: khối lọc thông thấp, tần số cắt khoảng 60Hz,hệ số khuếch đại G=16
Vậy tổng hệ số khuếch đại vào khoảng G=12*40*16=7680
Microcontroler: gồm có bộ phân kênh và chuyển đổi ADC
Opto-couple : bộ cánh ly quang, cách ly tín hiệu trước khi đưa vào máy tính để xử lý
Pc: máy tính dùng các phần mêm để xử lý tín hiệu
XII/Ứng dụng EEG vào khoa học đời sống:
1/Brain Car


Dùng trí não để điều khiển xe lăn đã là rất tuyệt, nhưng sẽ còn đáng mừng hơn khi ý tưởng này có
thể giúp người ta không cần phải lái xe hơi. Bộ dụng cụ bao gồm 16 cảm biến đọc xung điện não và
chuyển chúng thành các lệnh điều khiển xe.
Thêm nữa, chiếc xe sẽ tự động không chấp hành mệnh lệnh trong những tình huống nguy hiểm và

đưa ra những xử lý chính xác. Song vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi nghiên cứu được
thương mại hóa. Hiện phòng AutoNOMOS tại trung tâm trí tuệ nhân tạo Berlin, Đức đang đảm
trách công việc.

2/Tai nghe đoán tâm trạng
Được chế tạo bởi Neurowear, tai nghe thế hệ mới được trang bị cảm biến đo điện não đồ (EEG), có
nhiệm vụ quét các khu vực não để tìm ra đúng tâm trạng của người nghe và chọn bài hát tương ứng.


Tai nghe mới do Neurowear sản xuất theo thiết kế của Mico - (Ảnh: Neurowear)
Khi được gắn vào smartphone chạy ứng dụng của Mico, chuyên về dữ liệu di động, tai nghe sẽ xác
định tâm trạng của người đeo và chọn một bản nhạc từ kho dữ liệu của Neurowear, chẳng hạn như
Zzz, nếu cảm thấy người dùng đang buồn ngủ.
Tuy nhiên, những người chế tạo quên rằng nhiều khi con người có thể chẳng thích nghe bài hát
phản ánh đúng tâm trạng của họ.
Ví dụ, nếu đang bị stress, chẳng ai muốn tống thêm những bài hát não nề vào đầu, theo trang tin
Gizmag.
Hiện tai nghe của hãng Neurowear đang ở dạng nguyên mẫu, với bề ngoài trắng toát ấn tượng, vừa
được trình làng tại sự kiện công nghệ SXSW, ở Texas (Mỹ).

3/Biến sóng điện não thành âm nhạc:
Masaki Batoh, một nhạc sĩ người Nhật sống tại Tokyo đã phát triển thành công một cỗ máy có thể
phát ra tiếng nhạc bằng cách gắn vào đầu để nó bắt nhịp các sóng âm trong não.

Batoh từng là thủ lĩnh của một ban nhạc Rock vào những năm 1980 tại Nhật Bản, ông cho biết đã rất ngạc nhiên
Batoh gọi thiết bị của mình là BPM. Đây là một loại nhạc cụ đặc biệt được xây dựng từ công ty MKC, bao gồm


Chiếc “mũ” BPM có hệ thống đèn kết nối với bo mạch chủ, các nghệ sĩ biểu diễn khi đeo chiếc mũ này có thể nh
ra mắt album các bài nhạc từ chiếc máy BPM vào tháng ba năm 2011. Nhưng hội các nghệ sĩ có trụ sở tại Tokyo

đất và sóng thần. Album thứ hai là bản ghi âm sóng điện não từ máy BPM và năm loại nhạc cụ thông thường khá

4/Chơi game với bộ điều khiển bằng sóng não:

Công ty NeuroSky có trụ sở tại Thung lũng Silicon đã giới thiệu một thiết bị
điều khiển trò chơi video bằng năng lượng sóng não bộ con người.


Ông Greg Hyver đại diện cho NeuroSky giải thích năng lượng vô hình do
sóng điện não phát sinh ra theo tâm lý của người chơi được thiết bị cảm ứng
thu nhận và được chuyển vào điều khiển các hành động của game qua một
phần mềm máy tính biên dịch. Điều đó có nghĩa là các vật thể trên màn hình
có thể được đẩy đi hay kéo lại bằng sự tập trung ý chí của người chơi, cũng
khá giống việc sử dụng chuột của máy tính hiện nay.
NeuroSky cho biết họ đã bán bộ giải pháp này cho những hãng sản xuất trò
chơi để đưa ra thị trường một số sản phẩm vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh 2007.
Mỗi thiết bị cảm ứng não bộ đơn được chế tạo tại Hàn Quốc theo đặt hàng
của NeuroSky với giá thành 50 USD. Công nghệ này còn cho phép tích hợp
vào máy nghe nhạc số xinh xắn để tự động chọn bản nhạc hợp với tâm trạng
chủ nhân và chế tạo những thiết bị trợ giúp người cao tuổi bị hạn chế vận
động.

5/Flying Buddy 2: Trực thăng điều khiển từ xa bằng ý nghĩ
Mới đây, những nhà nghiên cứu của Đại học Zhejiang (Trung Quốc) còn chế tạo mẫu quadrotor
được điều khiển từ xa bằng ý nghĩ mang tên Flying Buddy 2.
Quadrotor - trực thăng 4 cánh - là một món đồ vốn được dân chơi kỹ thuật công nghệ Việt Nam
và thế giới rất ưa thích. Không chỉ mua hàng có sẵn về, nhiều người còn bỏ thời gian và công
sức để mày mò lắp ráp những mẫu quadrotor điều khiển từ xa rất độc đáo.
Mới đây, những nhà nghiên cứu của Đại học Zhejiang (Trung Quốc) còn chế tạo thành công
mẫu quadrotor được điều khiển từ xa bằng ý nghĩ. Họ cho rằng, việc điều khiển thành thục món

đồ chơi bay này sẽ giúp trí não con người được "tập thể dục" theo đúng nghĩa của nó, từ đó trở
nên tập trung hơn và làm việc hiệu quả hơn.


Được đặt tên Flying Buddy 2, Những tín hiệu phát ra từ não bộ sẽ được Flying Buddy 2 tiếp
nhận và thực hiện thông qua kết nối bluetooth và Wi-Fi. Bộ headset EEG sẽ giúp giúp Flying
Buddy 2 "phiên dịch" suy nghĩ của con người theo một nội dung chương trình được lập trình
sẵn. Cụ thể, khi bạn tập trung nghĩ "Left!", chiếc máy bay sẽ cất/hạ cánh; còn nếu nghĩ
"Right!", nó sẽ bay về phía trước, v.v...

6/Truy cập máy tính bằng ý nghĩ
Với một thiết bị giống như tai nghe, người sử dụng máy tính có thể dùng ý nghĩ để làm mật
khẩu mỗi khi sử dụng máy.
John Chuang, một chuyên gia của trường Công nghệ Thông tin thuộc Đại học California tại
Mỹ, cùng các đồng nghiệp vừa chế tạo một thiết bị có khả năng nhận dạng người sử dụng bằng
sóng não. Thay vì dùng mật khẩu bằng ký tự, hệ thống có hình dạng giống tai nghe này sử dụng
mật khẩu ý nghĩ. Neurosky Mindset, tên của thiết bị, giao tiếp với máy tính qua sóng Bluetooth
để xác thực danh tính một con người, Discovery đưa tin.


Thiết bị giống tai nghe này có thể giúp con người
truy cập vào máy tính bằng ý nghĩ. (Ảnh: Discovery)
Một số tình nguyện viên đã thử nghiệm Neurosky Mindset. Nhóm nghiên cứu yêu cầu họ thực
hiện 7 hoạt động thần kinh để đo sóng não. Đầu tiên, mọi tình nguyện viên thực hiện ba việc:
tập trung vào hoạt động thở, tưởng tượng một ngón tay của họ di chuyển lên hoặc xuống, nghe
một giai điệu âm thanh rồi nhìn vào một dấu chấm trên giấy sau khi giai điệu vang lên. Sóng
não của mỗi tình nguyện viên hoàn toàn khác với sóng não của những người khác.
Trong 4 nhiệm vụ tiếp theo, tình nguyện viên có thể chọn một loại ý nghĩ mà họ thích để tăng
mức độ bí mật - như tưởng tượng rằng họ đang đá quả bóng, hát, vung gậy bóng chày, đạp xe.
Ngoài ra, họ cũng có thể nghĩ về một hoặc vài vật thể nào đó trong 10 giây.

Bằng cách đo sóng não của tình nguyện viên trong 4 nhiệm vụ sau và tham chiếu chúng với
sóng não trong ba nhiệm vụ đầu, nhóm nghiên cứu đã tạo ra mật khẩu riêng của từng người.
Ngay cả khi tình nguyện viên nghĩ tới những nhiệm vụ giống nhau, mật khẩu của từng người
vẫn không trùng với những người khác.
8/Samsung phát triển công cụ điều khiển bằng bộ não cho điện thoại và máy tính bảng


Việc thao tác trên các thiết bị cảm ứng thật là thú vị nhưng điều gì sảy ra khi chúng ta có thể
điều khiển chúng bằng ý nghĩ. Đó chính xác là những điều mà Samsung và giáo sư Roozbeh
Jafari của đại học Texas đang tiến hành nghiên cứu. Một khi hoàn thành, hệ thống sẽ cho phép
người sử dụng đội một chiếc mũ gắn những điện cực để điều khiển các ứng dụng và mọi thứ
khác trên màn hình cảm ứng điện thoại cũng như máy tính bảng.
Samsung Galaxy Note 10.1 là thiết bị được đưa thử nghiệm tính năng này vào trong thiếp lập,
cho phép người dùng có thể mở một ứng dụng và thực hiện một lựa chọn từ danh mục bằng
cách tập trung vào một biểu tượng nhấp nháy với một tần số nhất định.
Tại thời điểm này cần mất 45 phút để hoàn thành một chiếc mũ với những điện cực vẫn cần keo
để có thể kết dính. Tỉ lệ chính xác bây giờ là 80-95% với một sự lựa chọn được thực hiện trong
mỗi 5 giây.
Khá là ấn tượng với một công cụ như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ được nghe thêm nhiều điều
thú vị về dự án này trong những tháng tới đây

9/Xác định hành vi phậm tội
Việc xác định hành vi tội phạm là điều đơn giản, bởi nó diễn ra trên thực tế và có thể ghi nhận qua
hình ảnh, âm thanh, dấu vết để lại...Tuy nhiên, để xác định dấu hiệu phạm tội trong ý nghĩ của một
người là điều dường như không tưởng. Mặc dù vậy, thành tựu mới đây của các nhà khoa học thuộc
Trường Đại học Northwestern - Chicago đã giúp khắc phục vấn đề vô cùng khó khăn này. Công


nghệ đọc sóng não và những ý tưởng xuất hiện trong não sẽ cho biết mọi ý định phạm tội đang nằm
trong đầu của một người mà không cần đến việc buộc anh ta phải nói ra.

Biết trươc dấu hiệu phạm tội qua song não
Công nghệ mới - biến điều không tưởng thành hiện thực
Một chiếc máy có thể giúp đọc được những suy nghĩ trong đầu của một người là điều không tưởng
và luôn là niềm mơ ước của giới khoa học. Nhưng, giấc mơ đó đang dần trở thành hiện thực. Xuất
phát từ yêu cầu đặt ra cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới, các nhà khoa
học Mỹ đã không ngừng nghiên cứu và tiến hành nhiều thử nghiệm kiểm tra sóng não nhằm phát
hiện các thông tin liên quan đến tội phạm ngay khi chúng còn đang tồn tại dưới dạng ý tưởng nằm
trong đầu những kẻ đang có ý định khủng bố.
Nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý học đến từ Đại học Northwestern - Chicago, Mỹ đã mở ra
hướng đi đúng đắn và đem lại lời giải cho bài toán tưởng như không thể có lời đáp ấy.
Công nghệ mới ra đời dựa trên nền tảng của loại thiết bị phát hiện nói dối được phát triển từ những
năm 1950. Tuy nhiên, không giống với cách phát hiện nói dối truyền thống là đặt ra các câu hỏi
nghi vấn có hay không có để đối tượng trả lời tập trung vào các tình tiết đặc biệt có thể dẫn tới việc
tìm ra thủ phạm, công nghệ mới là sự kết hợp của thiết bị kiểm tra nói dối với các thiết bị kiểm tra
sóng não.
Trên thực tế, từ những năm 1980, Peter Rosenfeld đã kết hợp loại máy kiểm tra nói dối với công
nghệ ghi lại hoạt động sóng điện não. Ông đã tìm ra sóng não có tên gọi P300 - là loại sóng não có
chức năng kích thích quá trình hình thành hình ảnh sau 300 mili giây và có thể được phát hiện
thông qua các cực điện gắn lên phần da đầu.
P300 được biết đến với vai trò kích thích quá trình hình thành hình ảnh và có ý nghĩa rất quan trọng
đối với việc kiểm tra ý định phạm tội. Để kiểm tra thông tin về ý định phạm tội, việc theo dõi P300
có thể giúp ta lần ra tín hiệu thần kinh của quá trình nhận thức bất chợt hay vô tình về một vấn đề,
một sự kiện hoặc một mẩu thông tin nào đó có liên quan đến tội phạm đang diễn ra trong đầu đối
tượng.


Nhóm của giáo sư Rosenfeld cũng áp dụng cách kiểm tra này cho các trường hợp được sắp xếp sẽ
phạm tội giả định. Chẳng hạn như sử dụng nó để kiểm tra một người đang có ý định trộm một vật gì
đó. Kết quả ghi lại thông tin do sóng não phản ánh là khá chính xác. Tương tự, nhóm nghiên cứu đã
tiến hành kiểm tra 29 sinh viên trong trường. Những sinh viên này được chia làm hai nhóm: một

nhóm được giao nhiệm vụ đóng vai những kẻ tội phạm và đang ôm trong đầu một kế hoạch phạm
tội; nhóm còn lại hoàn toàn vô tội. Kết quả là thiết bị đã đọc ra 4 người với 4 ý định phạm tội một
cách chi tiết và chính xác như: đang có ý định đánh bom nhằm vào các địa điểm ở Houston, Taxes.
Ngay cả thời gian tiến hành kế hoạch hay các chi tiết cụ thể khác liên quan đến toàn bộ kế hoạch
như: lựa chọn cách tiến hành ra sao, dự kiến viết thư khủng bố, lực lượng hỗ trợ... cũng được máy
đọc ra hoàn toàn trùng khớp với suy nghĩ của sinh viên đó.
Trong khi đó, ở nhóm sinh viên đóng vai vô tội, thiết bị đã ghi lại toàn bộ thông tin sóng não P300
và đọc ra toàn bộ kế hoạch dự kiến sẽ đi chơi của nhóm sinh viên này, dù không một ai trong họ nói
ra.
Toàn bộ các thông tin mà thiết bị đọc ra từ sóng não của cả hai nhóm sinh viên đều hiện lên với các
dòng chữ chạy dài trên màn hình hiển thị của chiếc máy tính được kết nối với thiết bị.
Có thể trở thành công nghệ phát hiện tội phạm trong tương lai?

Kết quả các thử nghiệm đều cho thấy khả năng phân tích và nhận định chính xác các suy nghĩ liên
quan đến ý định phạm tội trong đầu con người của công nghệ đọc sóng não.
Ngay cả những ý nghĩ chỉ là giả định do đối tượng tham gia thử nghiệm đã được phân công vai
đóng thì chúng đều được đọc rõ và hiển thị trên màn hình.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, công nghệ đọc ý nghĩ phạm tội là một bước tiến mới có
nhiều khả năng ứng dụng trong lĩnh vực an ninh nhằm phát hiện các âm mưu khủng bố, thực hiện
tội phạm ngay khi nó còn tồn tại dưới dạng suy nghĩ bên trong đầu những kẻ sắp phạm tội. Thành
tựu này có thể giúp khoanh vùng một cách hiệu quả các đối tượng tình nghi và ngăn chặn trước
những kế hoạch khủng bố hay kế hoạch phạm tội khác trở thành hiện thực.


Song, theo nhìn nhận từ giới chuyên gia trong lĩnh vực an ninh, thực tế xuất hiện rất nhiều tình
huống đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với giả định trong các tình huống kiểm tra đã được kiểm
soát và công nghệ này chỉ là một cách để tham khảo chứ chưa thể áp dụng trong phòng, chống tội
phạm. Và tất nhiên, kết quả kiểm tra sóng não phát hiện ý định phạm tội cũng không thể được xem
là bằng chứng để kết tội những đối tượng tình nghi.
Dù sao đi nữa, công nghệ đọc ý nghĩ phạm tội thông qua sóng não vẫn là một thành tựu quan trọng

mở ra nhiều hướng ứng dụng khác trong y học và một số ngành khoa học khác. Trong đó, các nhà
khoa học đặc biệt hướng tới ứng dụng công nghệ kiểm tra sóng P300 trong việc tạo ra các dấu ấn
riêng dạng như vân tay sóng não (brain fingerprinting) hay giúp đọc ý nghĩ của các bệnh nhân sống
thực vật.
10/Sao lưu dữ liệu não bộ - Ý tưởng lớn
Bộ nhớ dự phòng cho các máy tính không còn là điều xa lạ đối với bất kỳ ai đang tiếp cận với công
nghệ thông tin hiện nay. Cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học hàng đầu tại
Vienna - Áo đang hướng tới một ý tưởng mới. Trong tương lai không xa, bộ nhớ dự phòng ghi lại
toàn bộ trí nhớ của một bộ não sống sẽ ra đời.
Theo các nhà khoa học tham dự hội thảo khoa học diễn ra tại thủ đô Vienna - Áo, trong vòng 2
thập kỷ tới, nhân loại sẽ được chứng kiến một thành tựu đột phá của khoa học: toàn bộ ký ức được
lưu giữ trong não của một con người sẽ có thể sao chép được thành một bộ nhớ dự phòng. TS.
Raymond Kurzweil - người tham gia chương trình nghiên cứu này tại Vienna - Áo đã cho biết: điều
này sẽ đơn giản như một quá trình sao chép dữ liệu dự phòng của máy tính. Trước hơn 500 khách
mời dự hội thảo khoa học diễn ra tại Vienna - Áo trong năm vừa qua, tiến sĩ Kurzweil, đồng thời là
người từng đạt nhiều giải thưởng cho các ứng dụng máy tính vào công nghệ nhận diện giọng nói
khẳng định: đây là điều hoàn toàn có thể thực hiện trong vòng 20 năm tới.

Sao ký ức cho bộ não.
Từ ý tưởng đến thực tiễn
Xuất phát từ ý tưởng về việc tạo ra một chương trình cho phép tạo lập lại các bản nhạc theo phong
cách của các nhà soạn nhạc nổi tiếng của TS. Kurzweil khi mới 15 tuổi, cậu thanh niên trẻ đầy sáng
tạo này đã gây được sự chú ý trong giới khoa học Mỹ. Nhờ đó, cậu bé đã may mắn được diện kiến
Tổng thống Mỹ khi đó là Lydon B. Johnson để nói chuyện về những ý tưởng khoa học táo bạo vượt
thời gian của mình.


Không lâu sau đó, Kurzweil đã bắt đầu chế tạo thành công cỗ máy đầu tiên cho phép đọc và ghi lại
các bài phát biểu dành cho người mù để tặng riêng cho một người bạn thân bị khiếm thị của cậu.
Phát minh này của Kurzweil ngay sau đó đã tạo nên một cuộc cách mạng về công cụ âm nhạc.

Sau nhiều thành công trong các lĩnh vực chuyên ngành, Raymond Kurzweil bắt đầu đưa ra ý tưởng
về việc tạo ra một "bộ não dự phòng". "Mọi người có thể cho tôi là điên, song tôi hoàn toàn tin rằng
trong tương lai, điều đó sẽ trở thành hiện thực"- Ông nói. Trong thực tế, ngày nay đã có rất nhiều
thành tựu khoa học có thể hỗ trợ con người tiến dần đến việc biến ý tưởng này thành hiện thực. Với
việc giải mã được các tín hiệu não bộ thông qua thiết bị quét cộng hưởng từ trường MRI; thành tựu
phát triển trí tuệ nhân tạo; và đặc biệt là các công nghệ tiên tiến hiện đại như: công nghệ nano, công
nghệ đọc suy nghĩ não bộ... khoa học đang dần biến những điều không tưởng thành sự thật. Trong
vòng một vài thập kỷ tới, toàn bộ cơ sở dữ liệu trong não bộ của một con người có thể được ghi lại
và lục lại một cách dễ dàng. Điều này sẽ góp phần lưu lại ký ức của con người, hoặc có thể ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như: để giải quyết các vụ án, hỗ trợ điều trị chứng suy giảm
trí nhớ (Alzheimer) hoặc nhằm phục hồi trí nhớ cho những người bị mất trí nhớ do thương tổn não
bộ.
Đến các nanobot
Việc đưa ra một ý tưởng về ký ức dự phòng từ lâu đã được nhắc đến nhiều trong giới khoa học,
song chỉ khi có sự xuất hiện của công nghệ nano, ý tưởng này mới có hi vọng trở thành hiện thực.
TS. Kurzweil cho biết: trong vòng 20 năm tới, trong cơ thể mỗi người chúng ta sẽ có hàng nghìn cỗ
máy nanobot siêu nhỏ trong cơ thể, thậm chí trong các mạch máu. Chúng sẽ giúp con người hàn gắn
một cách nhanh chóng các tổn thương trong các mạch máu bên trong cơ thể, giải quyết dễ dàng mọi
vấn đề "hỏng hóc" trong cơ thể chúng ta, góp phần bảo vệ sức khoẻ, cải thiện vẻ bề ngoài của con
người và thậm chí là tiến hành việc sao chép lại các nội dung được lưu trong vùng não kiểm soát trí
nhớ của mỗi người. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất quá trình sao chép nội dung kí ức của não
bộ là việc: Các nanobot có thể sẽ xâm nhập vào hệ thống não bộ, cụ thể là tại vùng não kiểm soát trí
nhớ và thông tin, sau đó tiến hành ghi lại các thông tin trong não bộ dưới dạng các tín hiệu điện não.
Những thông tin này sẽ được truyền về bộ xử lý trung tâm của một máy tính. Tại đây, máy tính sẽ
tiến hành tập hợp thông tin, cập nhật chúng thường xuyên, ghi chép và lưu giữ lại. Khi cần lục lại
một kí ức nào đó, các nhà khoa học chỉ việc tiến hành giải mã các thông tin đã được lưu lại và
chuyển chúng thành thông tin về sự kiện đã xảy ra. TS. Kurzweil tiết lộ: từ những năm đầu thập
niên 80, ông từng dự báo điều này sẽ xảy ra do tác động của quá trình phát triển mạnh mẽ về khoa
học công nghệ sẽ bắt đầu từ giữa những năm 1990. Và thực tế, những gì được dự đoán đang diễn ra
đúng như tính toán của các nhà khoa học.

Cùng với thời gian, con người có thể tạo ra nhiều công trình khoa học vĩ đại và biến nhiều ý tưởng
thành sự thật. Chắc chắn, việc tạo ra một bộ nhớ dự phòng cho não bộ con người là điều khoa học
đang và sẽ hướng tới. Với công nghệ nano, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai của ý
tưởng này.
Minh Ngọc(Theo daily mail)
11/"Hack" não giáo sư Stephen Hawking


Đại học Stanford tạo ra thiết bị có thể chuyển sóng não vào máy tính, hi vọng nó sẽ giúp "hack"
trực tiếp não bộ của nhà vật lý lý thuyết vĩ đại Hawking, khi cơ thể khuyết tật của ông đang teo dần.

Giáo sư Stephen Hawking đeo thiết bị iBrain. (Ảnh: healthmad.com)
Các nhà khoa học tại Stanford (Mỹ) - đứng đầu là tiến sĩ Phillip Low - đang làm việc với giáo sư
Stephen Hawking để truy nhập sóng não của ông một cách trực tiếp.
Họ gọi công cụ đang sử dụng cho việc này là iBrain, được thiết kế để thu sóng não và truyền lên
máy tính. Trong thành phần của iBrain có một tấm băng màu đen có chứa nhiều bộ dẫn truyền thần
kinh, dùng để chít trên đầu người cần thu sóng não.
Tờ Telegraph cho biết, tại hội nghị Francis Crick Memorial ở Cambridge (Anh) vào tháng tới, có
thể ông Low sẽ trình diễn công nghệ này trên chính giáo sư Hawking.
"Chúng tôi muốn tìm ra cách để não của giáo sư hoạt động mà không phụ thuộc vào cơ thể. Việc
này rất giống như hack vào não của giáo sư vậy", ông Low nói với tờ Telegraph
Về cơ bản, đây là thử nghiệm mới nhất trong việc đọc ý nghĩ. Giáo sư Hawking đã sử dụng công
nghệ này.
Hè năm ngoái, Low đã bay đến Anh để gặp giáo sư Hawking. Low đeo iBrain cho giáo sư và yêu
cầu ông sử dụng thật nhiều năng lượng não để tưởng tượng đang bóp chặt một quả bóng. Mục đích
là để xem liệu suy nghĩ của giáo sư có thể được chuyển thành câu chữ hay không, thông qua một
loạt các tín hiệu.
Vào thời điểm đó, ông Low nói với tờ Thời báo New York: "Chúng tôi muốn xem liệu có thay đổi
nào về tín hiệu hay không. Và trong thực tế, chúng tôi có nhận thấy điều đó".



Low nói với tờ Telegraph rằng công nghệ sóng não này mở ra khả năng kết nối các cử động định
sẵn với một thư viện từ ngữ và chuyển chúng thành lời nói, nhờ đó cung cấp cho những người bị
hỏng thần kinh thực vật công cụ giao tiếp dựa vào não nhiều hơn là vào cơ thể".
Cơ tay của giáo sư Hawking đang teo dần. Tờ Daily Mail cho biết, có thể ông không còn sử dụng
được "máy nói" của mình nữa. Hiện giáo sư Hawking sử dụng một công cụ gọi là "cheek switch",
phải mất vài phút để tạo ra một thông điệp.
iBrain được đề xuất như một sự thay thế. Thậm chí, các nhà nghiên cứu iBrain tin rằng, một ngày
kia nó còn có thể giúp điều trị trầm cảm và tự kỷ.
XIII. Ứng dụng của điện não đồ trong y tế
1. Theo dõi và chẩn đoán bệnh động kinh
1.1. Bệnh động kinh là gì ?
Động kinh là một rối loạn trong đó các tế bào thần kinh ở một thời điểm nào đó sẽ
phát ra các xung điện bất thường. Các xung điện này gây ra rối loạn chức năng tạm thời các
tế bào thần kinh khác của não từ đó làm cho ý thức bị thay đổi hay mất đi. Mỗi lần như vậy
gọi là cơn động kinh.
Động kinh là một trong những tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến não thường gặp
nhất
1.2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đông kinh
Có nhiều nguyên nhân gây ra động kinh như tổn thương não trong giai đoạn bào thai,
chấn thương đầu, u não, dị dạng mạch máu não, di chứng sau tai biến mạch máu não, nghiện
rượu... một số tỉ lệ rất thấp động kinh có liên quan di truyền.
Tuy nhiên, dù với các phương tiện chẩn đoán hiện đại thì một số trường hợp vẫn
không biết được nguyên nhân của động kinh.

1.3. Các loại cơn động kinh
Có 2 loại chính:
Các cơn động kinh cục bộ: bắt đầu từ một phần của não sau đó lan ra phần khác. Hai
dạng cơn động kinh cục bộ thường nhất là cơn cục bộ đơn giản và cơn cục bộ phức tạp.
Trong cơn động kinh cục bộ đơn giản, bệnh nhân có thể có cảm giác lạ hay bất

thường chẳng hạn như co giật một phần cơ thể, thị giác hay khứu giác bất thường, cảm giác
lo lắng hay sợ sệt, khó chịu ở vùng dạ dày hay chóng mặt. Trong cơn động kinh cục bộ phức
tạp, bệnh nhân không biết được cơn động kinh đang xảy ra, và trông họ rất lú lẫn. Người
bệnh có thể có các hành vi vô nghĩa như đi qua đi lại, xoay đầu, xoa tay.. họ không thể nhớ
được các hành vi này sau cơn.
Các cơn động kinh toàn thể: bắt đầu cùng lúc toàn bộ não và làm cho bệnh nhân mất
ý thức ngay từ đầu. Có hai dạng cơn toàn thể thường gặp nhất là cơn vắng ý thức và cơn co
cứng - co giật toàn thể. Trong cơn vắng ý thức, bệnh nhân nhìn chằm chằm và mắt của họ có
thể cuộn lên trên. Loại cơn động kinh này được đặc trưng bởi mất ý thức trong khoảng 5-15
giây và khi cơn động kinh chấm dứt thì người bệnh không nhớ được những gì đã xảy ra.
Trong cơn co cứng-co giật toàn thể, người bệnh thường phát ra tiếng kêu ngắn, mất ý thức
trong cơn và ngã xuống sàn. Các cơ sẽ co cứng và tay chân sẽ co giật. Bệnh nhân có thể bị
tiểu dầm.


1.4. Điện não đồ và động kinh
1.4.1. Các dạng bất thường của sóng điện não

a.
b.
c.
d.
e.
f.

Nhọn
Đa nhọn
Nhọn-sóng
Nhọn-chậm
Đa nhọn-sóng

Sóng chậm

1.4.2. Điện não đồ và động kinh
Mặc dù điện não đồ không đặc hiệu và độ nhạy không cao, nhưng từ lâu phương pháp này
luôn được coi như là công cụ quan trọng đối với các nhà động kinh học.
Chẩn đoán động kinh là sự phối hợp giữa lâm sàng và điện não đồ, đặc biệt lâm sàng đóng
vai trò rất quan trọng.
Trong thực hành lâm sàng ghi điện não đồ, đối với bệnh nhân động kinh chia ra làm 2 loại:
bản ghi trong cơn và bản ghi ngoài cơn. Ghi được hoạt động điện não trong một cơn lâm sàng ở
bệnh nhân động kinh là đặc biệt có ích trong việc xác định cơn là động kinh thực sự hay không, cơn
có nguồn gốc khu trú hay lan tỏa. Nhưng trong thực tế cơn thường xảy ra không có khả năng tiên
đoán trước, tuy nhiên nếu một cơn có thể được ghi hoặc là cơn do kích thích chủ ý thì bản ghi điện
não
cũng
bị
nhiễu
bởi
co


cử
động.
Những bất thường về điện não đồ thường được nghiên cứu trong giai đoạn giữa các cơn động kinh.

1.4.3. Độ nhạy và độ đặc hiệu của điện não đồ trong động kinh
Độ nhạy và độ đặc hiệu của điện não đồ trong động kinh: sự xuất hiện các bất thường dạng
động kinh trên điện não đồ không đồng nghĩa với động kinh. Những nghiên cứu cơ bản trong dân số
rộng rãi chỉ ra một tỷ lệ 0,5% người thử nghiệm có bất thường điện não đồ, nhưng không có bệnh
sử động kinh. Độ nhạy của điện não đối với động kinh chỉ vào khoảng 50%. Vì vậy đứng trước một
bệnh nhân có các dấu hiệu động kinh trên lâm sàng, một bản ghi điện não đồ bình thường không

loại trừ được chẩn đoán động kinh. Nếu ghi điện não đồ nhắc lại nhiều lần, thì chỉ có 8% bệnh nhân
được chẩn đoán động kinh tiếp tục có bản ghi điện não bình thường. Điều đó chứng tỏ để có thể
phát hiện được các hoạt động động kinh trên điện não đồ, cần ghi nhiều lần.


2.Điện não đồ trong tai biến mạch máu não
Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ cho những thông tin tĩnh về hình thái học thì điện não
đồ có thể cung cấp những thông tin về chức năng não, qua đó phản ánh quá trình động học cũng
như tiến triển của tổn thương. Do vậy, để có thể theo dõi tốt được tiến triển của bệnh nhân bị tai
biến mạch máu não, người ta nên phối hợp hai phương pháp này với nhau.
Khi hoạt động điện não nền vẫn còn được duy trì là một dấu hiệu khả quan về sự sống còn
của các neuron ở vùng bị thiếu máu. Ngược lại, một tổn thương não nặng nề có thể dẫn đến hoạt
động điện não đồ thấp. Tuy nhiên, một khi các tổn thương nằm ở sâu, tách xa khỏi vỏ não, có thể sẽ
không thấy các bất thường trên bản ghi điện não đồ.

3. Điện não đồ trong chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não có thể dẫn đến hôn mê hoặc không hôn mê. Các biến đổi điện não đồ do
chấn thương sọ não liên quan chặt chẽ đến các giai đoạn hôn mê. Trong khi đó, điện não đồ của các
bệnh nhân chấn thương sọ não không hôn mê rất khác nhau và không đặc hiệu.
4 Các bệnh khác áp dụng EEG để phát hiện và điều trị
 Mê sảng
 Tình trạng sa sút trí tuệ
 Mất ngủ
 U thần kinh đệm của mắt
 Sa sút tâm thần ở người già (bệnh Alzheimer)


×