Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

tổng hợp câu hỏi – trả lời vướng mắc của các doanh nghiệp do cơ quan thuế thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.36 KB, 56 trang )

TỔNG HỢP CÂU HỎI – TRẢ LỜI VƯỚNG MẮC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
DO CƠ QUAN THUẾ THỰC HIỆN
1. Công ty TNHH MTV kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội
MST: 0100105863
Địa chỉ: Số 25 Phố Văn Miếu, P. Văn Miếu, Q. Đông Đa, TP Hà Nội.
Câu hỏi 1:
Công ty có hoạt động chuyển nhượng bất động sản thường xuyên. Đề nghị hướng dẫn chỉ tiêu E2-Thuế
TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản số đã tạm nộp trong năm gồm:
+ Số thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản đã kê khai thu tiền theo tiến độ 1% của các căn quyết toán
bàn giao năm nay nhưng công ty đã nộp tiền từ các năm trước.
+ Số thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản của các căn quyết toán bàn giao đã nộp 4 quý trong năm
theo giấy nộp tiền (= số thuế TNDN xác định 22%- số thuế TNDN tạm nộp 1%)
Trả lời:
- Căn cứ trên công cụ trợ giúp trên phần mềm HTTKK như sau:
“- Chỉ tiêu [E2] - Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế
TNDN tạm nộp trong năm từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, đó là số thuế TNDN còn lại sau khi đã bù trừ
hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát
sinh trong năm từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Các chứng từ nộp thuế được tính từ ngày đầu năm tài
chính cho đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Riêng quyết toán thuế năm 2014, số thuế TNDN tạm
nộp trong năm được xác định trên cơ sở số kê khai tạm tính của 3 quý trong năm 2014 và số thuế còn lại sau khi đã
bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế
phát sinh trong năm của hoạt động chuyển nhượng bất động.”
Căn cứ hướng dẫn tại phần mềm HTKK thì chỉ tiêu “E2” trên tờ khai mẫu 03/TNDN là chỉ tiêu phản ánh số
thuế TNDN tạm nộp trong năm từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, đó là số thuế TNDN còn lại sau khi đã
bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1(năm tài chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế
phát sinh trong năm từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Các chứng từ nộp thuế được tính từ ngày đầu năm
tài chính cho đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Câu hỏi 2:
Từ Q4/2014, Năm 2015 Công ty không phải nộp tờ khai thuế 02/TNDN nữa. Hàng quý, Công ty có thu tiền
theo tiến độ hợp đồng bán nhà (các hợp đồng này đến 31/12/2015) vẫn chưa quyết toán bàn giao. Trong năm Công
ty đã nộp thuế TNDN tạm nộp 1% (trước đây được khai ở chỉ tiêu “44” tờ khai 02/TNDN). Trong tờ khai quyết


toán năm 03/TNDN không có chỉ tiêu nào để khai số thuế tạm nộp 1% này. Vậy, làm thế nào để đơn vị và cơ quan
thuế đối chiếu, kiểm tra được số thuế tạm nộp này?
Không nộp tờ khai thuế 02/TNDN hàng quý thì làm thế nào cơ quan thuế theo dõi trên sổ kế toán thuế
TNDN từ chuyển nhượng bất động sản bàn giao và thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản thu tiền theo tiến
độ.
Trả lời:
- Căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội quy định về
nghĩa vụ của người nộp thuế:
“ 2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. ”
- Căn cứ khoản 4 Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị
định quy định về thuế (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2014) quy định sửa đổi Điều 12, Thông tư số
156/2013/TT-BTC:

1

1


“ 4…d) Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu
tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì:
- Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà xác định được chi phí tương ứng với doanh thu
đã ghi nhận (bao gồm cả chi phí trích trước của phần dự toán hạng mục công trình chưa hoàn thành tương ứng
với doanh thu đã ghi nhận) thì doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu trừ chi phí.
- Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh
thu thì doanh nghiệp tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu được tiền và doanh thu
này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.
Khi bàn giao bất động sản, doanh nghiệp phải quyết toán chính thức số thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

- Căn cứ Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các
khoản thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước:
+ Tại Điều 3 Mục B quy định về quy trình trao đổi thông tin:
“- Việc trao đổi thông tin thu NSNN được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương; đồng thời,
được thực hiện thường xuyên giữa cơ quan thu, KBNN, các tổ chức được cơ quan thu, KBNN ủy nhiệm thu và cơ
quan tài chính;
- Hệ thống danh mục dùng chung (mục lục NSNN, danh mục địa bàn hành chính, danh mục cơ quan thu,
danh mục các đơn vị KBNN,...) được cập nhật thường xuyên từ Trung tâm trao đổi dữ liệu thu NSNN đặt tại Cục
Tin học và Thống kê - Bộ Tài chính và truyền cho các đơn vị thuộc ngành tài chính thực hiện thu NSNN;
- Các thông tin về thu NSNN (danh bạ đối tượng nộp thuế, dữ liệu thu, nộp thuế) được truyền từ các đơn vị
cấp dưới lên đơn vị cấp trên và tập trung tại Trung tâm trao đổi dữ liệu thu trung ương; sau đó dữ liệu này sẽ được
truyền cho các đơn vị có liên quan;
- Các thông tin về thu NSNN chỉ liên quan đến một số đơn vị, thì được trao đổi thông tin theo quy định
riêng;...”
+ Tại Điều 7 quy định về việc kiểm tra, đối chiếu xử lý :
“ - Hàng ngày, cơ quan thu và KBNN có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối chiếu số thu nộp NSNN đảm
bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời; ”
Căn cứ quy định trên,
- Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn;
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
- Đối với số thuế tạm tính, quyết toán thuế của doanh nghiệp do phát sinh khoản thu nhập từ việc thực hiện
dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ
dưới mọi hình thức cơ quan thuế phối hợp với Kho bạc nhà nước theo quy định tại Thông tư số 218/2008/TT-BTC
của Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

2

2



2. Công ty cổ phần Constrexim số 1(Confitech)
MST: 0101615761
Địa chỉ: Tâng 13 Tòa nhà TTC Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy.
Câu hỏi 1:
Công ty chúng tôi là nhà thầu thi công các công trình cấp-thoát nước thuộc dự án ODA. Chúng tôi đang thực
hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho các hóa đơn, chứng từ của các công trình trên và kê thuế GTGT đầu
ra thuộc mục hàng hóa không chịu thuế. Xin hỏi chúng tôi đã áp dụng đúng theo luật thuế hay không?
Trả lời:
- Căn cứ Thông tư số 181/2013/TT-BTC ngày 03/12/2013 của Bộ Tài chính về việc thực hiện chính sách
thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn
vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
+ Tại Khoản 2 Điều 6 Mục 1 Chương 2 quy định về Thuế GTGT, thuế TNDN và các loại thuế, phí, lệ phí
khác đối với cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam (dự án ODA không hoàn lại).
+ Tại Khoản 2 Điều 10 Mục 2 Chương 2 quy định về Thuế GTGT, thuế TNDN và các loại thuế, phí, lệ phí
khác đối với cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam (dự án ODA vốn vay và dự án vốn vay ưu đãi).
Căn cứ quy định trên,
- Nội dung đơn vị hỏi không nêu rõ dự án ODA thuộc viện trợ không hoàn lại hay vốn vay ưu đãi, có được
nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế không. Vì vậy đề nghị đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để áp
dụng các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp.
- Nếu còn vướng mắc cụ thể, đề nghị công ty liên hệ với cơ quan quản lý thuế trực tiếp để được giải quyết
kịp thời.
Câu hỏi 2:
Chúng tôi ký hợp đồng xây lắp với một đơn vị năm 2008, giá trị hợp đồng tính tiền bằng USD. Trong quá
trình thực hiện chúng tối viết hóa đơn GTGT bằng tiền VND và chủ đầu tư thanh toán qua ngân hàng bằng VND.
Đến thời điểm quyết toán công trình nhà thầu và chủ đầu tư có bảng quyết toán công trình nhà thầu và chủ đầu tư
có bảng quyết toán theo tiền USD và phát sinh chênh lệch tỷ giá lỗ. Đơn vị chúng tôi đã xử lý chênh lệch tỷ giá
USD vào chi phí TK 635. Xin hỏi chúng tôi hạch toán như thế có đúng không?
Trả lời:
- Căn cứ khoản 1.2 Điều 6 Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử
lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp:

“ Điều 6. Nội dung xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái:
…1.2. Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh
nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính cụ thể:
a. Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ….”
- Căn cứ Khoản 6 Thông tư số 179/2012/Tt-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các
khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp:

3

3


“Điều 6. Xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh
doanh
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh
nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

- Căn cứ Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị
định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN
quy định về khoản chi phí không được trừ :
“9. Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, được xác định cụ thể như sau:
Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá
lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì:
- Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản
xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh

chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi
phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác.”
- Căn cứ Khoản 2 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá:
“2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá:
a) Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi
Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả.
b) Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi)
hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.”
Căn cứ các quy định trên, do nội dung trình bày của đơn vị không nêu rõ thời điểm phát sinh khoản chênh
lệch tỷ giá của việc thanh toán hợp đồng xây lắp với chủ đầu tư, vì vậy đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế để áp
dụng các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên cho phù hợp.

4

4


3. Công ty cổ phần vận tải thủy I
MST: 0100109000
Địa chỉ: Số 78 Đường Bạch Đằng, P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Câu hỏi:
Công ty cổ phần Vận tải thủy I có số dư công nợ phải thu của khách hàng - Công ty cổ phần bê tông xây
dựng Hà Nội (Mã số thuế: 0100106296, địa chỉ: Thôn Đông Ngạc, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà
Nội) đến ngày 28/2/2014 là: 3.869.958.256 đồng.
Ngày 25/3/2014, Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội chuyển nhượng cho Công ty cổ phần vận tải
thủy I căn hộ 805-V3 chung cư V3 thuộc tổ hợp The Van Phu Victoria - Dự án KĐT Văn Phú - Hà Đông - Hà Nội,
hai bên thống nhất bù trừ toàn bộ số tiền chuyển nhượng căn hộ trên vào công nợ phải thu khách hàng.
Ngày 19/5/2014 Công ty cổ phần Vận tải thủy I ký hợp đồng mua bán căn hộ 805-V3 chung cư V3 thuộc tổ

hợp The Van Phu Victoria - Dự án KĐT Văn Phú - Hà Đông - Hà Nội cho bên mua là bà Lê Thị Hồng Oanh.
Trong đó giá vốn từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản là 1.165.652.788 đồng, giá trị hóa đơn đầu ra
được hạch toán thu nhập khác là 1.150.718.182 đồng, vậy hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ 14.934.606
đồng (1.165.652.788 đ - 1.150.718.182 đ).
Do chưa nắm bắt đầy đủ chính sách thuế, Công ty cổ phần Vận tải thủy I đã kê khai và nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp từ chuyền nhượng bất động sản tại Chi cục thuế quận Hà Đông, số tiền thuế 24.273.600 đồng theo
thông báo số 45/TB-CCT ngày 27/5/2014 của Chi Cục thuế quận Hà Đông.
Vậy: Công ty CP Vận tải Thủy I kính mong Cục thuế HN hướng dẫn bù trừ lỗ, số thuế thu nhập doanh
nghiệp nộp thừa khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản và thuế thu
nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của đơn vị.
Trả lời:
- Căn cứ Điều 12 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Quản lý thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
22/7/2013 của chính Phủ qui định về khai thuế TNDN.
- Căn cứ Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định
số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về
thuế sửa đổi Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
“…
4. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp
luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng bất động sản ở cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương với nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì kê khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục Thuế hoặc
Chi cục Thuế). Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố này nhưng có hoạt động chuyển
nhượng bất động sản tại tỉnh, thành phố khác thì nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục
trưởng Cục Thuế nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản quyết định.
b) Doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế
thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo từng lần phát sinh chuyển nhượng bất động sản. Doanh nghiệp không phát
sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản là doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất
động sản.
Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần chuyển nhượng bất động sản là Tờ khai thuế thu nhập

từ chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
Kết thúc năm tính thuế khi lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở chính, trong đó phải
quyết toán riêng số thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Tại trụ sở chính, việc xử lý số thuế thu nhập
doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản cụ thể như sau: Trường hợp số thuế đã nộp thấp hơn số

5

5


thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu
vào ngân sách nhà nước. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thì
được trừ (-) số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu của hoạt động kinh doanh khác hoặc
được trừ (-) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định.
Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì doanh nghiệp phải theo dõi riêng, thực hiện bù trừ lỗ
của hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh khác nếu có (áp dụng từ
ngày 1/1/2014) và chuyển lỗ trong các năm sau theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Đối với doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý theo quy định. Doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển
nhượng bất động sản là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản.
Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp làm thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ hoạt
động chuyển nhượng bất động sản đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý hoặc theo từng lần phát sinh.
Tại trụ sở chính, việc xử lý số thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản cụ thể
như sau: Trường hợp số thuế đã tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp số thuế
đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thì được trừ (-) số thuế nộp thừa vào số thuế thu
nhập doanh nghiệp còn thiếu của hoạt động kinh doanh khác hoặc được trừ (-) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định. Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản
bị lỗ thì doanh nghiệp phải theo dõi riêng, thực hiện bù trừ lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi
của hoạt động sản xuất kinh doanh khác nếu có (áp dụng từ ngày 1/1/2014) và chuyển lỗ trong các năm sau theo

quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty cổ phần vận tải thủy I phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất
động sản thì:
- Công ty thực hiện kê khai, tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản tại Cục
thuế TP Hà Nội (là cơ quan quản lý thuế trực tiếp của Công ty).
- Trường hợp Công ty nộp tờ khai tại Chi Cục thuế quận Hà Đông là không phù hợp với quy định tại Điểm a,
Khoản 5, Điều 12 Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt thời gian làm
thủ tục của đơn vị, đề nghị đơn vị liên hệ với CCT quận Hà Đông để xác nhận số thuế đã nộp đối với hoạt động
chuyển nhượng nêu trên và gửi bản xác nhận đến Cục thuế TP Hà Nội để thực hiện bù trừ nghĩa vụ thuế của đơn vị.

6

6


4. Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hồng Hà
MST: 0106772888
Địa chỉ: 198 Nguyễn Tuân, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Câu hỏi:
Công ty mua 01 dây chuyền sản xuất không có hóa đơn, chứng từ cùng với cá nhân có nhà xưởng trên đất
cùng nhau thành lập Công ty.
Công ty làm hợp đồng thuê đất với cá nhân và tính giá trị tiền để tính vốn góp của cá nhân đó vào Công ty.
Câu hỏi 1:
Công ty thuê Công ty thẩm định giá của những tài sản là nhà xưởng và máy móc thiết bị trên thì chi phí khấu
hao trích của những tài sản trên có được tính là chi phí được trừ không? Để chi phí khấu hao được tính là chi phí
được trừ thì các tài sản trên phải thỏa mãn những điều kiện nào?
Trả lời:
Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
và trích khấu hao tài sản cố định quy định:
+ Tại Khoản 1, Điều 4 quy định xác định nguyên giá của tài sản cố định:

+ Tại Khoản 2 Điều 9 quy định nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
“ 2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính Phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
+ Tại Khoản 1, Điều 6 quy định:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu
đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao
gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị
gia tăng.”
+ Tại Khoản 2.2, Điều 6 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế về chi khấu
hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Tại Khoản 2.4, Điều 6 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“ 2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua
hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo
chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

- Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh
nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ
được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng
tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ

7


7


quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác
định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty có mua thiết bị máy móc đáp ứng đủ điều kiện quy định tại
Khoản 1, Khoản 2.4 và không thuộc Khoản 2.2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì chi phí
khấu hao thiết bị máy móc được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Tuy nhiên theo công văn của đơn vị: “ Công ty mua 01 dây chuyền sản xuất không có hóa đơn, chứng từ
cùng với cá nhân có nhà xưởng trên đất cùng nhau thành lập Công ty ” nội dung này chưa rõ đề nghị Công ty liên
hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn.
Câu hỏi 2:
Công ty thẩm định giá có phải thuộc những trung tâm đủ điều kiện theo quy định của Bộ Tài chính không?
Trả lời:
Căn cứ Tiết a.2, Khoản 2.15, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014
của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp:
“ 2.15. Hoá đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:
a.2. Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh
nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng
đất cho doanh nghiệp tư nhân, trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có
văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố
định.”
Căn cứ Điều 9 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 của Chính Phủ quy định về thẩm định giá quy
định điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá:
Căn cứ Khoản 2, Mục IV, Thông tư 17/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá có quy định về điều kiện
thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá:
“2.1. Ngoài các điều kiện về thành lập, hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp thẩm định giá phải có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số

101/2005/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Có từ 3 thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá còn giá trị hành nghề trở lên, trong đó người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá.
Chủ doanh nghiệp tư nhân thẩm định giá phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá; một
thẩm định viên về giá chỉ được làm chủ một doanh nghiệp thẩm định giá tư nhân.
Thành viên hợp danh của công ty thẩm định giá hợp danh phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định
viên về giá; một thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá chỉ được làm một thành viên hợp danh của một
công ty thẩm định giá hợp danh.
- Có đăng ký cung cấp hoạt động tư vấn thẩm định giá, các hoạt động có chức năng thẩm định giá với cơ
quan đăng ký kinh doanh
Căn cứ các quy định trên, tổ chức thẩm định giá theo quy định của pháp luật là các tổ chức, có đủ điều kiện
để thành lập quy định tại Điều 9 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 của Chính Phủ, Khoản 2, Mục IV,
Thông tư 17/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 của Bộ Tài chính nêu trên.
Câu hỏi 3:
Công ty được thành lập tháng 02/2015, muốn áp dụng niên độ kế toán từ 01/4/2015 kết thúc 31/3/năm sau.
Năm tài chính đầu tiên doanh nghiệp tính từ khi nào? Thủ tục thay đổi niên độ kế toán gồm những gì?
Trả lời:

8

8


Căn cứ Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính Phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp quy định phương pháp tính thuế:
“4. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển
đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của
năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển

đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và
hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
(bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu
nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
Thủ tục thay đổi niên độ kế toán đề nghị đơn vị nghiên cứu chế độ kế toán để thực hiện.

9

9


5. Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên thương mại và xuất nhập khẩu Viettel
MST: 0104831030
Địa chỉ: Số 01, phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Câu hỏi 1:
Căn cứ tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính:
“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số
119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ
dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho
người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Vậy căn cứ như trên, hiện tại Công ty có nghiệp vụ xuất hàng hóa cho chi nhánh tại TP. HCM (Chi nhánh tại
TP. HCM hạch toán phụ thuộc, kê khai nộp thuế tại Cục thuế TP HCM) làm công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Vậy trong trường hợp này khi Công ty xuất hàng hóa cho chi nhánh sử dụng có phải
xuất hóa đơn đầu ra không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung

một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013,
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số
85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC
ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế (hiệu lực thi hành từ ngày
01/9/2014), quy định về giá tính thuế GTGT đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:
...2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:
“4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm,
để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh
xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT...”
Căn cứ Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ
Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015), quy định về nguyên
tắc lập hóa đơn:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm
2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
...7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số
119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ
dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho
người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)...”

10


10


Căn cứ các quy định trên, trường hợp đơn vị xuất hàng hóa cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc làm công cụ
dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì đơn vị không phải xuất hóa đơn cho chi nhánh.
Câu hỏi 2:
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài
sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền
chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển
nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh
doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hoá đơn và kê khai, tính, nộp thuế
GTGT như đối với bán hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như
sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.”
Vậy căn cứ như trên thì:
- Nhận tiền để thực hiện các dịch vụ khác với các dịch vụ “sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo” như
thông tư đã nêu thì có được áp dụng theo khoản 1 Điều 5 thông tư này không?
- Công ty có nghiệp vụ nhận một khoản hỗ trợ bằng tiền của hãng để làm dịch vụ như: Đo kiểm, chứng nhận
hợp quy,... trước khi nhập hàng. Dịch vụ này không phải trách nhiệm của hãng phải thực hiện mà là trách nhiệm
của Công ty phải thực hiện. Vậy khi Công ty nhận tiền hỗ trợ của hãng thì có phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế
GTGT không?
Trả lời:
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá
trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:

+ Tại Điều 2 Chương I quy định về đối tượng chịu thuế GTGT:
“Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu
dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không
chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”
+ Tại Khoản 1 Điều 5 Chương I quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
“1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài
sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) , tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền
chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển
nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh
doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hoá đơn và kê khai, tính, nộp
thuế GTGT như đối với bán hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như
sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định...”
Căn cứ Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư số Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày

11

11


31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015),
quy định về nguyên tắc lập hóa đơn:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm
2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

...7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số
119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ
dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho
người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)...”
Căn cứ các quy định trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
- Trường hợp đơn vị nhận tiền để cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn, kê
khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định.
- Trường hợp đơn vị nhận tiền hỗ trợ của hãng để thực hiện dịch vụ như đo kiểm, chứng nhận hợp quy...
trước khi nhập hàng, dịch vụ này không phải trách nhiệm của hãng phải thực hiện mà là trách nhiệm của đơn vị
phải thực hiện thì khi nhận tiền hỗ trợ, đơn vị lập chứng từ thu, không phải lập hóa đơn, không phải kê khai, tính
nộp thuế GTGT.
Đề nghị đơn vị nghiên cứu các quy định nêu trên và căn cứ vào nội dung kinh tế của từng khoản tiền thu
được để xác định việc kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

12

12


6. Công ty TNHH G.A. Consultants Việt Nam
MST: 0106032298
Địa chỉ: P603, tầng 6, số 535, phố Kim Mã, Q. Ba Đình, TP Hà Nội.
Câu hỏi :
Ngoài bảo hiểm bắt buộc, định kỳ hàng năm Công ty có chính sách mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên
(có hợp đồng, có hóa đơn GTGT cho từng cá nhân). Theo công văn số 1694/BTC-CST thì chi phí này được tính
vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Vậy người lao động có bị tính thuế TNCN đối với khoản bảo hiểm sức
khỏe này không?
Trả lời:

- Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế. (Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26/11/2014
có hiệu lực thi hành).
Tại khoản 2 Điều 2 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 quy định
chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập
cá nhân, Điều 3 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy
định về thuế như sau:
“2. Sửa đổi Điểm đ Khoản 2 Điều 3 như sau:
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động
trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

- Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy
về phí bảo hiểm, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp từ ngày 01/01/2015 Công ty có mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao
động thì:
+ Khoản tiền mua bảo hiểm sức khỏe và không có tính tích lũy về phí bảo hiểm mà Công ty mua cho người
lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
+ Khoản tiền mua bảo hiểm sức khỏe và có tính tích lũy về phí bảo hiểm mà Công ty mua cho người lao
động thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

13

13


7. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
MST: 0200124891
Địa chỉ: Toà Tháp A, Toà nhà Sky tower, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Câu hỏi 1:

Theo quy định tặng quà phải xuất hoá đơn vậy tặng Voucher thì có phải xuất hoá đơn không? (vì
voucher không phải là hàng hoá, chứng từ đầu vào là phiếu thu).
Trả lời:
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế
GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định:
+ Tại tiết c Điểm 5 Điều 7 quy định về đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định
của pháp luật về thương mại:
“c) Đối với các hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng
dịch vụ thì không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ tặng kèm.”
Căn cứ vào quy định trên, trường hợp Công ty có các hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có
kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ (tặng Voucher) cho khách hàng thì không phải xuất hoá đơn.
Câu hỏi 2:
Đơn vị thực hiện kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ; khi mua hàng hoá để làm quà tặng cho khách hàng,
trường hợp hoá đơn đầu vào là hoá đơn bán hàng thì xuất hoá đơn GTGT có thuế hay không thuế? Nếu có thuế thì
tính như thế nào?
VD: Hoá đơn đầu vào là hoá đơn bán hàng có tổng tiền thanh toán là 11.000.000đ khi xuất hoá đơn quà tặng
cho khách hàng đơn vị xuất hoá đơn GTGT có số tiền như thế nào (tiền hàng, tiền thuế)
Trả lời:
Căn cứ Khoản 3, Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định về giá tính
thuế:
“3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao
đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại
thời điểm phát sinh các hoạt động này.”
Căn cứ Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế
giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

“9. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 như sau:
Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập
hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất
bán hàng hoá,
Căn cứ quy định trên, Công ty có mua hàng hoá để tặng cho khách hàng, khi xuất hàng tặng, Công ty thực hiện
lập hoá đơn GTGT, tính thuế GTGT theo quy định, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá bán của sản phẩm,
hàng hoá cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm biếu, tặng .
Câu hỏi 3:
Theo Điều 1 Thông tư 151 quy định: “Trường hợp DN có chuyển nhượng, thanh lý ô tô trở từ 9 chỗ ngồi trở
xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua TSCĐ trừ (-) số khấu hao luỹ kế của TSCĐ

14

14


theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ trích đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe”. Vậy theo
hướng dẫn này trước đây phần khấu hao vượt 1,6 tỷ, ngân hàng đã loại ra khỏi chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Vậy khi ngân hàng thực hiện thanh lý chuyển nhượng xe ô tô loại này thì số khấu hao đã bị loại ở trên sẽ được tính
vào chi phí hợp lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý?
Trả lời:
Căn cứ Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính:
“e) … Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì giá
trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua tài sản cố định trừ (-) số khấu hao lũy kế của tài sản cố
định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A có mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có nguyên giá là 6 tỷ đồng, công ty trích khấu hao 1
năm sau đó thực hiện thanh lý. Số khấu hao theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định là 1 tỷ
đồng (thời gian trích khấu hao là 6 năm theo văn bản về khấu hao tài sản cố định). Số trích khấu hao theo chính
sách thuế được tính vào chi phí được trừ là 1,6 tỷ đồng/6 năm = 267 triệu đồng. Doanh nghiệp A thanh lý bán xe là 5
tỷ đồng.

Thu nhập từ thanh lý xe: 5 tỷ đồng - (6 tỷ đồng - 1 tỷ đồng) = 0 đồng”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp khi ngân hàng thực hiện thanh lý chuyển nhượng, xe ô tô từ 9 chỗ ngồi
trở xuống thì giá trị còn lại của xe được xác định bằng nguyên giá thực mua TSCĐ trừ (-) số khấu hao luỹ kế của
TSCĐ theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ trích đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.
Câu hỏi 4:
Theo khoản 3 Điều 14 Thông tư số 219 quy định: “ Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ, máy móc, thiết bị kể cả
thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị và thuế GTGT đầu vào khác liên quan
đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính
vào nguyên giá của TSCĐ hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi
hành…tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng…”. Như vậy TSCĐ, máy móc, thiết bị ở trên được
hiểu như thế nào? Có thể căn cứ vào nguyên giá như trong quy định ở Thông tư 45 về TSCĐ (có nguyên giá trên 30tr
đồng không?)
Trả lời:
Căn cứ Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định n guyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu
vào:
“ Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê
những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo
hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc
chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành;… tài sản
cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm…”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Ngân hàng có phát sinh thuế GTGT đầu vào của các t ài sản cố định máy
móc, thiết bị kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu
vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa thì không được khấu trừ mà tính vào
nguyên giá của tài sản cố định hoặc tính vào chi phí được trừ theo quy định.
Câu hỏi 5:
Thủ tục sát nhập khi 2 ngân hàng sát nhập bao gồm những quy định như thế nào? Bên sát nhập và bên bị sát
nhập cần làm những thủ tục gì. Quy định ở văn bản nào?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 3, Điều 16, Mục 4 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính h ướng dẫn
Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế quy định Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp:

15

15


“3. Sáp nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ giữ nguyên mã số thuế và phải chịu toàn bộ trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của
các doanh nghiệp bị sáp nhập. Các doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
a) Doanh nghiệp bị sáp nhập:
Khi có Hợp đồng sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp bị sáp nhập phải thực
hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế. Hồ sơ gồm:
- Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Hợp đồng sáp nhập.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo doanh
nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các doanh nghiệp bị sáp nhập.
b) Doanh nghiệp nhận sáp nhập:
Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nhận
sáp nhập phải làm thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế (trường hợp sáp nhập phát sinh thay đổi thông tin đăng ký
thuế), hồ sơ gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhận sáp nhập (bản sao không cần chứng thực);
- Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp 2 doanh nghiệp sát nhập thì doanh nghiệp bị sáp nhập phải thực hiện thủ
tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế, doanh nghiệp nhận sáp nhập trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nhận sáp nhập phải làm thủ tục thay đổi thông tin
đăng ký thuế theo quy định tại Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính.
Câu hỏi 6:
Tại Điểm 7 Điều 1 Thông tư 119 (bổ sung khoản 1 Điều 22 Thông tư số 156) “Riêng đối với hộ gia đình, cá

nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ 100tr đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho
thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4tr đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ
quan thuế không thực hiện cấp hoá đơn lẻ đối với trường hợp này”. Ngân hàng đi thuê của đối tượng bên trên, ngoài
bảng kê theo mẫu 01/TNDN, Ngân hàng có phải thực hiện nghĩa vụ nào khác không khi ngân hàng hạch toán chi phí
thuê tài sản trên vào chi phí hợp lý?
Trả lời:
Căn cứ Điểm 7 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT- BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính:
“1. Nguyên tắc khai thuế.
Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và nộp thuế
môn bài theo thông báo của cơ quan thuế.
Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ một
trăm triệu đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì
không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp
này”
Căn cứ Khoản 2, Điều 6 Chương II Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành Nghị định số 218//2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế
thu nhập doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 02/08/ 2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm
2014 trở đi) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua
hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng
từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

16

16



- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có

mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm)…”.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Ngân hàng đi thuê tài sản của hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê
mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ 100tr đồng trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một
tháng trong năm từ 8,4tr đồng trở xuống thì ngân hàng phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo
mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014của Bộ Tài chính để được tính
chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

17

17


8. Công ty TNHH KPMG
MST: 0100112042
Địa chỉ: T46, TT Keangnam, HN LM Tower,TN 72 tầng, Lô E6 P.Hùng,KĐT CG, P.Mễ Trì, Q.Nam Từ
Liêm, Hà Nội.
Câu hỏi 1:
Liên quan đến thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công, khoản b mục 2 Điều 8 Thông tư
111/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân quy định: “Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với
thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế”.
Liên hệ với hướng dẫn tại Thông tư 119 nêu trên: “nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến
Việt Nam … đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng)”, trong trường hợp
thời điểm trả thu nhập xảy ra trước khi người nước ngoài đến Việt nam hoặc sau khi họ rời Việt Nam thì thu nhập
của tháng đó có phải đưa vào để tính thuế không?
Ví dụ: ông A là người nước ngoài đến Việt Nam ngày 28/9/2014 và rời Việt Nam vào ngày 1/12/2015. Ngày
trả lương của tháng đến Việt Nam là 20/9/2014 (trước khi vào Việt Nam) và 20/12/2015 (sau khi rời Việt Nam).
Theo cách hiểu của chúng tôi thì trong trường hợp thu nhập trả trước khi vào Việt Nam như ví dụ trên thì
tháng tính thuế (tính tròn tháng) sẽ tính từ tháng 10 năm 2014. Trường hợp thu nhập trả sau khi vào Việt Nam thì
tháng tính thuế (tính tròn tháng) sẽ tính từ tháng 9 năm 2014. Đề nghị cục thuế hướng dẫn thêm về trường hợp này.
Đối với cá nhân đến từ quốc gia có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, lần đầu tiên vào Việt

Nam, việc miễn thuế đối với giai đoạn từ ngày 1/1 đến ngày đến Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
- Căn cứ khoản 13 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ hướng dẫn thủ tục đối với cá nhân nước ngoài có thu nhập chịu
thuế thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các
nước, vùng lãnh thổ khác.
- Căn cứ Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT- BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông
tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số
85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC
ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế:
“Điều 2. Sửa đổi, bổ sung các khổ 1, 2, 3, 4 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu
nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu
nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
“Điều 1. Người nộp thuế:
...
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh
thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt
Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có
mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực
hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế
trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả
và nhận thu nhập””

18

18



Căn cứ quy định trên, trường hợp tổ chức tại Việt Nam trả thu nhập cho người nước ngoài trước khi vào
Việt Nam (trả lương ngày 20/9, ngày 28/9 mới đến Việt Nam) thì thu nhập này là thu nhập phát sinh tại Việt Nam
thuộc thu nhập chịu thuế TNCN và tính vào thu nhập tháng đầu tiên có mặt tại Việt Nam để thực hiện kê khai, khấu
trừ thuế TNCN theo quy định.
Câu hỏi 2:
Việc quy đổi phần tiền lương làm thêm giờ được miễn thuế thành thu nhập bao gồm thuế có hợp lý không vì
khoản thu nhập này không chịu thuế nên về nguyên tắc không có thuế trên khoản này, do đó không thể thực hiện
việc quy đổi. Tương tự như các khoản thu nhập trả bằng tiền không chịu thuế khác như tiền công tác phí, tiền ăn
trưa… nếu áp dụng cách hiểu trên thì tất cả các khoản thu nhập không chịu thuế này cũng phải đưa vào thu nhập
thực nhận để quy đổi rồi sau đó mới trừ đi để tính thuế?
Trả lời:
- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
thu nhập cá nhân:
+ Tại tiết i.1 Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng
dẫn:
“i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ
vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày
làm việc bình thường.
…”
+ Tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“4. Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động theo hướng dẫn tại
khoản 2, Điều 2 Thông tư này không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập
tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể
như sau:
a) Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận cộng (+) các khoản lợi ích

do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ. Trường hợp trong các
khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng
không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại đơn vị (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:

Thu nhập làm
căn cứ quy đổi

=
=

Thu nhập
thực nhận

+
+


c khoản
trả thay

- Các khoản giảm
trừ

Trong đó:

19

19



- Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng
tháng.
- Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho
người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
- Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ
đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư này.
…”
Trường hợp Công ty trả tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp ,...cho người lao động mà phần thu nhập
này thuộc đối tượng không chịu thuế TNCN, miễn thuế TNCN thì không phải tính vào thu nhập làm căn cứ quy
đổi.
Câu hỏi 3: Về hồ sơ xin miễn thuế theo Hiệp định cho cá nhân Việt Nam đi làm ở nước ngoài (là đối tượng
cư trú thuế ở nước ngoài), Điểm 13, Điều 16 Thông tư số 156 chỉ quy định hồ sơ cho người nước ngoài, vậy người
Việt Nam có được áp dụng hồ sơ tượng tự như vậy không?
Trả lời: Cá nhân người Việt Nam đi làm ở nước ngoài có ký Hiệp Định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam
(cá nhân là đối tượng cư trú thuế ở nước ngoài) đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan thuế nước sở tại người lao
động làm việc để đề nghị hướng dẫn về thủ tục.
Câu hỏi 4: Cá nhân người nước ngoài (từ Nhật) đến VN trong năm 2015 lần đầu tiên từ tháng 3/2015, ở VN
trên 183 ngày trong năm dương lịch, theo Thông tư số 119 thì khai thuế từ tháng 3/2015, vậy có phải làm hồ sơ
miễn thuế cho giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3/2015 không?
Trả lời: Căn cứ Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT- BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung
các khổ 1, 2, 3, 4 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số
65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân như sau:
“Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh
thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt
Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có
mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực
hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế

trùng giữa hai quốc gia.”
Căn cứ quy định trên, cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về
tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú
tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu
tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không
phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh
đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Câu hỏi 5: Thời hiệu giải quyết hồ sơ xin hoàn thuế thu nhập cá nhân.
Trả lời:
- Căn cứ Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định
số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Căn cứ quy định trên, thời gian hoàn thuế TNCN thì chậm nhất là 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đủ hồ sơ hoàn thuế.

20

20


Câu hỏi 6: Công ty đóng cửa vào thời điểm tháng 4/2015, đã nộp mẫu 05 quyết toán trong vòng 45 ngày, sau
đó vẫn còn phát sinh thu nhập trả cho nhân viên Việt Nam thì dùng tờ khai nào để kê khai? (Sau khi nộp mẫu 05 thì
mã số thuế của Công ty tạm thời bị treo)
Trả lời:
Căn cứ Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số
83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chung về khai thuế, tính thuế:
“Điều 10. Quy định chung về khai thuế, tính thuế
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
...

e) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,
chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có
quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể,
chấm dứt hoạt động.
...
5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho
cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người
nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung
vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ
khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp
nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm
nộp (nếu có).
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời
hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố
quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã
ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều
chỉnh:
...”
Căn cứ quy định trên, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi
lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức
sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động. Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện
hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Trường hợp Công ty đã
đóng cửa, giải thể có phát sinh trả thu nhập cho nhân viên đề nghị Công ty liên hệ Phòng Kiểm tra thuế số 1 để
được giải quyết.

21


21


9. Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam)
MST: 0101936701
Địa chỉ: P805 tòa nhà HITC, 239 đường Xuân Thuỷ, P.Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Câu hỏi 1:
1. Mã số thuế cho nhà thầu nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp nộp hộ thuế nhà thầu cho doanh
nghiệp nước ngoài.
Chúng tôi đang có các giao dịch với các Công ty liên kết trong cùng tập đoàn trên toàn cầu về: dịch vụ giao
nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế, dịch vụ quản lý, lãi vay cho các khoản vay nội bộ trong tập đoàn. Hiện nay,
Cục thuế Hà Nội đã đồng ý cho Chúng tôi được sử dụng chung 1 mã số thuế nhà thầu duy nhất để nộp thuế nhà
thầu cho tất cả các trường hợp trên. Tuy nhiên, khi đăng ký mã số thuế tại một số Cục thuế địa phương, Chúng tôi
được hướng dẫn cần phải mở cho mỗi Công ty liên kết ở nước ngoài 1 mã thuế nhà thầu riêng. Vì có nhiều giao
dịch liên kết nên việc này ảnh hưởng rất nhiều đến thủ tục hành chính và nộp thuế nhà thầu của Công ty chúng tôi.
Chúng tôi muốn đăng ký 1 mã số thuế nhà thầu duy nhất cho tất cả các Công ty liên kết như Cục thuế Hà Nội thì có
được không, và thủ tục nên làm như thế nào để giảm thủ tục hành chính và nộp thuế nhà thầu?.
Trả lời:
- Căn cứ Điều 3 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý
thuế về đăng ký thuế quy định về mã số thuế:
“Điều 3. Mã số thuế
...
e) Cấp mã số thuế cho Bên Việt Nam nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài
Nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài không đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì bên Việt Nam ký
hợp đồng với nhà thầu có trách nhiệm khai và nộp thuế cho bên nước ngoài. Bên Việt Nam được cấp mã số thuế 10
số để sử dụng cho việc khai, nộp thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty thực hiện khai và nộp thuế cho bên nước ngoài là Nhà thầu và nhà
thầu phụ nước ngoài không đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì Công ty được cấp mã số thuế 10 số để
sử dụng cho việc khai, nộp thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
Câu hỏi 2:

Công ty chúng tôi là Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài, 100% vốn của Singapore. Công ty mẹ của
chúng tôi thực hiện chuyển nhượng toàn bộ vốn góp vào Công ty chúng tôi cho một Công ty khác trong cùng tập
đoàn cũng có trụ sở tại Singapore. Giá trị chuyển nhượng vốn bằng đúng giá trị vốn điều lệ Công ty mẹ đã góp vốn
vào Công ty chúng tôi. Việc chuyển nhượng vốn và thanh toán được thực hiện tại nước ngoài (Singapore). Vậy
Công ty chúng tôi có phát sinh phải nộp thuế gì tại Việt Nam không? Nếu có thì kê khai thực hiện như thế nào?
Trả lời:
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định :
+ Tại Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
...
d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức
kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán,
chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả

22

22


trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn
bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.”
+ Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%.
- Căn cứ Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị
định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính Phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp quy định thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
“Điều 14. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

1. Phạm vi áp dụng:
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp
bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
...
2. Căn cứ tính thuế:
...
b) Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu
nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không
hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) có hoạt động chuyển nhượng
vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau:
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức
nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức
nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt
Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
thuế.”
Căn cứ quy định trên:
- Trường hợp góp vốn bằng tiền :
+ Thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn góp bằng tiền thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn bằng tiền nêu trên được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai
vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN.
+ Công ty (nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn) có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ
chức nước ngoài số thuế TNDN phải nộp. Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý thuế.
- Trường hợp góp vốn bằng tài sản: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp bằng tài sản được xác định là thu
nhập từ bán tài sản và chịu thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định.
Việc xác định cụ thể nghĩa vụ đối với hoạt động chuyển nhượng, đề nghị Công ty có hồ sơ cụ thể và liên hệ

với Phòng Kiểm tra thuế số 1 để được hướng dẫn.

23

23


10. Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT
MST: 0100364579
Địa chỉ: số 152 Thuỵ Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Câu hỏi 1:
Cơ quan thuế chưa có kênh phản hồi khi nhận hồ sơ hành chính như công văn, hồ sơ điều chỉnh, thay đổi
thông tin người nộp thuế. Mới chỉ có dấu xác nhận ngày nhưng không xác định được việc xử lý hồ sơ như thế nào
(Ví dụ: Mẫu 08/MST thay đổi chứng minh thư của người nộp thuế, nhiều trường hợp vẫn không được xử lý dẫn
đến không tra cứu được theo số chứng minh thư mới).
Trả lời:
Hiện nay việc thực hiện thay đổi thông tin của người nộp thuế (NNT) được chia thành hai đối tượng: NNT
thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và NNT không thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
1. Đối với trường hợp NNT thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp:
- Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật
Quản lý thuế về đăng ký thuế, quy định về trách nhiệm và thời hạn thông báo thay đổi thông tin đăng ký:
"1. Đối với doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì thực hiện thông báo thay đổi
thông tin đăng ký thuế theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
..."
- Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Chương II Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ quy
định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh:
"Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp
hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ..."
Căn cứ quy định trên, cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan đầu mối tiếp nhận và thụ lý hồ sơ đăng ký của
doanh nghiệp. Khi phát sinh sự thay đổi về thông tin đăng ký kinh doanh, các đơn vị hoạt động theo Luật Doanh

nghiệp sẽ thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư để thông báo sự thay đổi.
Sau khi được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận, thông tin thay đổi sẽ được cơ quan thuế tiếp nhận qua Hệ
thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm trả kết quả (Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép hoạt động) cho doanh nghiệp.
2. Đối với NNT không thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp:
- Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật
Quản lý thuế về đăng ký thuế:
+ Tại Điều 13 quy định về tiếp nhận hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế:
"Cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế, thực hiện
thay đổi và cập nhật các thông tin thay đổi vào hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế.
Trường hợp phát sinh thay đổi thông tin các chỉ tiêu có trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế, cơ quan thuế
lập giấy hẹn để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ thay đổi thông tin."
+ Tại Khoản 1 Điều 21 quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế:
"1. Cơ quan thuế cung cấp mẫu tờ khai đăng ký thuế, hướng dẫn các thủ tục, kê khai hồ sơ đăng thuế, cấp
mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế đúng thời hạn quy định. Trường hợp kiểm tra phát hiện hồ sơ đăng ký
thuế của người nộp thuế chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, thông tin kê khai chưa chính xác, cơ quan thuế thông
báo cho người nộp thuế chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trong đó nêu rõ
các nội dung còn thiếu, sai và yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa."
Căn cứ các quy định trên, trong quá trình hoạt động nếu NNT gửi thông báo thay đổi thông tin theo mẫu số
08-MST (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính) thì:

24

24


- Trường hợp NNT thay đổi thông tin các chỉ tiêu có trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế thì cơ quan thuế lập
giấy hẹn để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
thay đổi thông tin.

- Trường hợp NNT có thay đổi thông tin nhưng không làm thay đổi các chỉ tiêu trên Giấy chứng nhận đăng
ký thuế/Thông báo mã số thuế thì cơ quan thuế không phải cấp lại các giấy tờ trên mà thông tin thay đổi của NNT
sẽ được cập nhật lên hệ thống.
Trường hợp NNT tra cứu thông tin trên mạng internet, phát hiện thông tin chưa được cập nhật thì đề nghị
NNT liên hệ với cơ quan thuế để xác định nguyên nhân và giải quyết cụ thể.
Câu hỏi 2:
Doanh nghiệp có phải nộp thuế khi tạm ứng cho nhà cung cấp nước ngoài (khi chưa nhận hàng hoá và dịch
vụ)?
Trả lời:
- Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22/7/2013 của Chính phủ:
+ Tại Điều 20 Chương II quy định về khai thuế GTGT, thuế TNDN đối với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu
phụ nước ngoài.
+ Tại Điều 26 Chương III quy định về thời hạn nộp thuế:
"1. Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước.
2. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp
người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác. ..."
- Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ
thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
- Căn cứ Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về thời điểm
xác định thuế GTGT:
"1. Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người
mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung
ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. ..."
- Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định về doanh
thu:
"2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho
người mua.
b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc
thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
Trường hợp thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm
xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
c) Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho
người mua.
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật."

25

25


×