Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

kế hoạch đánh giá tình hình sức khỏe và các biện pháp giảm tỉ mắc bệnh bướu cổ tại huyện phụng hiệp, hậu giang năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.75 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
***********
BÁO CÁO LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ
MÔN:TỔ CHỨC QUẢN LÍ Y TẾ:

KẾ HOẠCH
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE
VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỈ MẮC BỆNH BƯỚU
CỔ TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, HẬU GIANG
NĂM 2014
Giáo viên hướng dẫn:
Bs

Sinh viên thực hiện:

NHÓM

Thành viên:

Võ Thành Thọ
Nguyễn Hữu Ngọc
Huỳnh Nhật Thắng
Nèang Kim Sen
Sơn Thị Thảo
Danh Thị Xa Ny

CẦN THƠ 05.2014

1153010410
1153010485


1153010492
1153010495
1153010416
1153010487


TÓM TẮT DỰ ÁN

Từ năm 2005, Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt không còn
là chương trình mục tiêu quốc gia nữa, đồng nghĩa Việt Nam đã cơ bản khống chế
được bệnh.Nhưng những năm trở lại đây, tình hình bướu cổ – thiếu hụt i-ốt có nguy
tăng trở lại.Nguyên nhân chính là do cách chương trình y tế về đánh giá và nâng cao
nhận thức của người dân về bệnh bướu cổ ngày càng hạn chế.Thêm vào đó một bộ
phận người việt không có thói quen dùng muối I-ốt dẫn đến tình trạng bệnh bướu cổ
đang có dấu hiệu trở lại, đe dọa sức khỏe của cộng đồng và xã hội. Đặc biệt là nhưng
nơi trước đây từng là vùng dịch tể của bệnh bướu cổ như đồng bằng SCL.
“KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỈ
MẮC BỆNH BƯỚU CỔ TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, HẬU GIANG NĂM 2014” được đưa

ra nhầm đánh giá thực trạng một số dịch bệnh tại địa phương,đặc biệt là bệnh bướu
cổ. Cũng như một số biện pháp giảm tỉ lệ bệnh bướu cổ tại địa phương và xa hơn
tránh không cho bệnh quay lại cộng đồng.

CẦN THƠ 05.2014


Mục tiêu chính của kế hoạch là giảm tỉ lệ bệnh bướu cổ tại địa phương xuống
mức giới hạn như mong muốn.I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH.
1. Đặc điểm chung của huyện Phụng Hiệp .
a. Qúa trình hình thành

Trước ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Phụng Hiệp là một
huyện của tỉnh Phong Dinh; Sau ngày giải phóng 30/04/1975 đến năm 1992,
huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang; Từ năm 1992 đến năm 2003, huyện
Phụng Hiệp thuộc tỉnh Cần Thơ; Từ năm 2004 đến nay, huyện Phụng Hiệp
thuộc tỉnh Hậu Giang (ngày 26/11/2003, Quốc hội có Nghị quyết số
22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh
trong đó có việc chia tỉnh Cần Thơ thành 2 đơn vị hành chính là thành phố
Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang).
Ngày 26 tháng 07 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số
98/2005/NĐ-CP, về việc thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang; thành lập
phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp (nay đổi tên thành thị xã Ngã Bảy).
Thực hiện Nghị định này, huyện Phụng Hiệp tách ra thành 2 đơn vị hành
chính mới là thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp.
Huyện Phụng Hiệp tiến hành xây dựng trụ sở tạm tại thị trấn Cây Dương và
di dời về trụ sở mới vào cuối năm 2010.

CẦN THƠ 05.2014


b. Địa lý – Hành chính.
Phụng hiệp là một huyện vùng nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, trung tâm
huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 Km
có diện tích 483,66 Km2, dân số 193.704 người.
Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, địa hình
chạy theo sông, kênh, rạch và các đường Quốc lộ chính như; đường tỉnh
927,đường 928, Quốc lộ 61 tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau: Phía
Bắc giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; Phía Đông giáp huyện Châu
Thành và thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang; Phía Nam giáp huyện Châu Thành
và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long
Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn:

Cây Dương, Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh
Hòa, Tân Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương
Bình, Phương Phú, Tân Long và Bình Thành.
Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy
mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh
tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

CẦN THƠ 05.2014


b. Kinh tê
1. VỀ NÔNG NGHIỆP:

Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông
nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát
triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng
vùng. Năm 2012 toàn huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3 vụ), sản lượng
295.543 tấn. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy
sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao
mức sống người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây
mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012,
huyện Phụng Hiệp trồng được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780
– 960 đ/kg; gần trung tâm huyện Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn
Long Mỹ Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu
thụ mía trên địa bàn huyện. Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền
thống, huyện Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi
trồng thủy sản. Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ
trong vài năm gần đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp,
chủ yếu trong ao, vèo, lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về,

thay vì sản xuất lúa vụ 3 kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới
ruộng.
Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc
sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế
mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Về thủy sản năm 2012 toàn huyện
thả nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lượng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự
nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như:
kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương..., huyện Phụng Hiệp đã quy
hoạch thành công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.

CẦN THƠ 05.2014


2. CÔNG NGHIỆP:

Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long VDCO
sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một
số Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở CNTTCN với trên 3.529 lao động. Về hoạt động sản xuất tổng sản lượng công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷ đồng. Về thương mại, dịch vụ: tổng
giá trị đạt 3.172 tỷ đồng.

CẦN THƠ 05.2014


c. Xã hội
1. GIAO THÔNG:


Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư
phát triển mạng lưới giao thông bộ đặt biệt là giao thông nông thôn.
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước
đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2
bánh dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường
nông thôn; xe ôtô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên
địa bàn.
2. DÂN CƯ:

Dân số trung bình của huyện: 193.704 người, dân cư phân bố không đều, tập
trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người).
3. GIÁO DỤC:

Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 Giáo viên từ bậc tiểu học đến
phổ thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn
huyện có 55 điểm Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường trung
học cơ sở và 4 Trường phổ thông trung học.
4. Y TẾ:

Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho
trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm
cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn. Công
tác Y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh
miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được các
ngành, các cấp quan tâm phối hợp thực hiện. Các chỉ tiêu về KHHGĐ hàng
năm đều đạt và vượt kế hoạch.
5. VĂN HÓA THÔNG TIN:


Phụng Hiệp có 01 Trung tâm văn hóa, 11 nhà văn hóa với 12 thư viện,
phòng đọc sách và 112 nhà thông tin, đáp ứng nhu cầu về văn hóa thông tin
cho nhân dân trên địa bàn huyện. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao được phát động rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và được duy trì
thường xuyên. Hệ thống truyền thanh được bố trí đều khắp, 15 xã, thị trấn
được phủ sóng phát thanh, chất lượng tin bài và thời lượng phát sóng được
nâng lên, phát huy tốt vai trò cơ bản là cầu nối gắn liền giữa Đảng với dân,
giữa dân với Đảng.
CẦN THƠ 05.2014




Thuận lợi:

Được sự quan tâm chi đạo của Sở Y tế Hậu Giang, Huyện Ủy, Hội
Đông Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân huyện Phụng Hiệp và sự giúp đỡ hỗ trợ
của các đơn vị trực thuộc, Sở Y tế và các cấp Ủy đảng, ban, ngành, Mặt Trận
Tổ Quốc, các đoàn thể, tạo mọi điều kiện cho ngành y tế huyện Phụng Hiệp
từng bước cũng có và đi vào ổn định.
Hiệu quả, chất lượng công tác khám chữa bệnh ngày càng được nâng
lên.
Công tác phòng chống dịch bệnh được củng cố, không để xảy ra dịch
lớn.
Sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ qua việc xây dựng các quy chế làm
việc của Đảng Ủy, Công Đoàn, các đơn vị Y tế huyện.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt năng động, sáng tạo trong công tác
quản lý ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân
mà Đảng và Nhà nước giao.
Đặc biệt là sự hiểu biết của người dân tự bảo vệ sức khỏe ngày càng

được nâng cao, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện tốt các chương trình
Y tế Quốc gia.
 Khó khăn:
Tình hình dịch bệnh có nhiều biến động trong năm 2013 và có xu
hướng trở lại của nhiều dịch bệnh.
Nhân lực y tế cũng là vấn đề đặt ra, mặc dù đã từng bước củng cố
nhưng trước mắt vẫn còn gặp không ít khó khăn,tuy đã đưa Bác sỹ về công tác
tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, nhưng đội ngũ cán bộ làm
công tác lãnh đạo, quản lý đa phần còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, chưa được đào tạo sâu.
Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, tiến độ xây dựng, nâng cấp còn chậm so
với kế hoạch, trang thiết bị y tế có đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu,
đặc biệt đối với tuyến xã.
Bên cạnh đó chất lượng các loại dịch vụ khám chữa bệnh chậm đổi mới
– các trạm Y tế chưa được đầu tư trang tiết bị, các phương tiện cận lâm sàng
hổ trợ cho chẩn đoán, cũng như chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời luật
bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2010 về việc điều trị, đăng
ký khám chữa bệnh ban đầu là một trong những nguyên nhân làm quá tải các
bệnh viện tuyến trên, làm giảm chỉ số khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, thị
trấn, phòng khám đa khoa khu vực, do tâm lý người dân tin tưỡng những nơi
khám chữa bệnh có trang thiết bị hiện đại.

CẦN THƠ 05.2014


Việc áp dụng mức giá một số dịch vụ khám chữa bệnh trong các cơ sỡ
khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn do mức giá tăng cao nên người dân hạn
chế đến các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là những người dân nghèo.
Một số cán bộ lãnh đạo Trạm còn yếu trong công tác lãnh đạo chỉ đạo
do chưa được tập huấn công tác quản lý, vai trò làm tham mưu cho các cấp Ủy

Đảng, cũng như chính quyền trng nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của
một số cán bộ chưa kịp thời chính xác...

CẦN THƠ 05.2014


2. Tình hình các vấn đề sức khỏe tồn tại của huyện Phụng Hiệp năm 2013
Tình hình các vấn đề sức khỏe, dịch bệnh tại huyện trong năm 2013 có
nhiều diễn biến phức tạp, mặc dù đang có nhiều biện pháp kiềm chế nhưng
các dịch bệnh vẫn còn xảy ra khá nhiều, ví dụ:
 Số case mắc bệnh Sốt Xuất Huyết trong năm 2013 là 132 case, giảm
139 case so với cùng kỳ năm 2012. Không có case tử vong.
 Các bệnh truyền nhiễm gây dịch: Thủy Đậu có 03 case (giảm 02 case),

tiêu chảy và Tay – Chân – Miệng số case mắc còn cao ( tiêu chảy: 121
case, Tay – Chân – Miệng: 139 case ).
 Lỵ trực trùng: 04 case ( tăng 04 case )

Đặc biệt trong năm vừa qua tại Huyện ghi nhận về tình hình người dân
mắc bệnh bướu cổ – các rồi loạn do thiếu hụt i-ốt ghi nhận:
 Tỉ lệ bệnh bướu cổ khoảng 4% năm 2013.
 Tổng số điểm bán muối i-ốt: 166 điểm
 Số lượng muối i-ốt tiêu thụ: 172.925/174.000 Kg đạt 99,38%
 Số lượt phát thanh tuyên truyền: 380 lượt trong năm
 Số mẫu muối được kiểm tra: 426/452 mẫu đạt 94,25% KHN

CẦN THƠ 05.2014


3. Mô tả vấn đề và lập kê hoạch.

Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, có khoảng 200-300 triệu người
bị mắc bệnh bướu cổ do thiếu iốt. Ở Việt Nam, Bệnh viện nội tiết Trung ương
đã tiến hành khảo sát cho thấy tỷ lệ bướu cổ ở Việt Nam còn khá cao, tỷ lệ
trung bình của toàn quốc là 14,9%, nặng nhất là vùng đồng bằng sông Cửu
Long với tỷ lệ bướu cổ từ 20%-40%. Miền núi sau nhiều năm phòng bệnh, tỷ
lệ bướu cổ đã giảm đáng kể.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, Phó giám đốc Bệtừnh viện Nội tiết
trung ương cho biết, vào những năm 1993-1998, tỷ lệ người dân mắc bướu cổ
ở nước ta rất cao, lên tới gần 23% do đa phần dân số nằm trong vùng thiếu hụt
iốt.
Khi nghiên cứu nguyên nhân bệnh bướu cổ vùng đồng bằng Cửu Long,
Phan Văn Duyệt ( trong văn liệu Phan Văn Duyệt và nnk., 1990. Bệnh bướu
cổ ở Hậu Giang. Báo cáo Hội thảo QG PCRLTHI, Hà Nội. ) cho biết, tỷ lệ
người mắc bệnh bướu cổ ở ở Hậu Giang là 19,3% năm 1990.
Từ năm 2005, Việt Nam đã chính thức thanh toán thành công bệnh
bướu cổ. Nhưng những năm trở lại đây, tình hình bướu cổ – thiếu hụt i-ốt có
nguy tăng trở lại. Trong năm 2008, trên cả nước chỉ còn gần 70% hộ gia đình
dùng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh, giảm hơn 20% so với năm 2005. Số
bệnh nhân mắc bướu cổ đang tăng trở lại với tốc độ khá nhanh.Theo báo cáo
của BV Nội tiết Trung ương, trong 1, 2 năm trở lại đây, số bệnh nhân bướu cổ
vào khám và điều trị tại viện đang có xu hướng tăng và chiếm đến gần 50%
tổng số bệnh nhân. TS Nguyễn Vinh Quang - Phó Giám đốc BV cho biết, toàn
BV có 180 giường bệnh song đã phải dành riêng đến 2 khoa là Khoa Nội 1,
Khoa Nội 2 để điều trị cho bệnh nhân bướu cổ. Đấy là chưa kể đến những
bệnh nhân bị bướu cổ nằm điều trị tại phòng yêu cầu hoặc ở Khoa Ngoại để
chờ mổ.
Năm 2013 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có tổng cộng 166
điểm bán muối trên địa bàn toàn huyện.
Số lượng muối i-ốt tiêu thụ: 172.925/174.000 Kg đạt 99,38%
Số lượt phát thanh tuyên truyền: 380 lượt trong năm

Số mẫu muối được kiểm tra: 426/452 mẫu đạt 94,25% KHN

CẦN THƠ 05.2014


Nguyên nhân:
• Kể từ sau năm 2005, Việt Nam công bố thanh toán bướu cổ nên
chương trình quốc gia phòng chống bướu cổ và việc sử dụng muối iốt
đang bị lãng quên ở nhiều địa phương do chương trình này được
chuyển sang thành hoạt động thường quy của ngành y tế, khiến sự đầu
tư về nhân lực, vật lực của Nhà nước cho hoạt động phòng chống thiếu
hụt muối i-ốt bị cắt giảm mạnh.


Các cán bộ làm công tác này chủ quan vì cho rằng đã đạt mục tiêu.



Tỷ lệ sử dụng iốt sụt giảm cũng do nhận thức của người dân về tầm
quan trọng của iốt với sức khỏe



Thói quen sử dụng muối: cứ 10 người được hỏi thì có 4 người nghĩ sử
dụng iốt có mùi vị khó chịu, trong khi thực tế thì iốt là lượng vi chất rất
nhỏ, không màu, không mùi. Bên cạnh đó, hơn 50% trong số họ vẫn có
thói quen sử dụng muối thường.




Nhu cầu sử dụng muối của người dân thành phố có nhiều thay đổi,
chuyển từ muối iốt sang các loại bột canh hay hạt nêm.

 Hậu quả:

- Ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nòi giống, sức khỏe người dân và sự phát
triển của đất nước.
- Các rối loạn do thiếu I-ốt:
I-ốt cần thiết để tuyến giáp tổng hợp hormon giáp giúp cho sự tăng
trưởng của cơ thể, sự hình thành và phát triển của não.


Bào thai: Thiếu I-ốt gây sảy thai, tăng tử vong chu sinh, khuyết tật bẩm
sinh, đần độn thể thần kinh (thiểu năng trí tuệ, điếc, câm, liệt cứng 2 chi
dưới), đần độn thể phù niêm (thiểu năng trí tuệ, lùn).



Sơ sinh: Thiếu I-ốt gây bướu cổ sơ sinh, thiểu năng tuyến giáp.



Trẻ em và thiếu niên: Thiếu I-ốt gây bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp, cơ
thể chậm phát triển.



Người lớn: Thiếu I-ốt gây bướu cổ và biến chứng, thiểu năng tuyến
giáp, trí tuệ kém phát triển, sức lao động kém.


CẦN THƠ 05.2014


CẦN THƠ 05.2014


CẦN THƠ 05.2014


CẦN THƠ 05.2014



×