Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Mã số thuế(MST) là gì và quyền lợi khi đăng ký và nộp thuế khi có MST thực trạng quản lý thu nộp thuế thông qua MST hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.92 KB, 12 trang )

Mục Lục


Danh mục viết tắt
MST: Mã số thuế
TNCN: Thu nhập cá nhân


Phần I. MST và các vấn đề liên quan
1. Khái niệm MST:
Mã số thuế là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất
để cấp cho từng người nộp thuế theo quy định của các Luật Thuế, Pháp lệnh phí và lệ
phí (gọi chung là “pháp luật về thuế”), bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý
thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
2. Cấu trúc MST:
Mã số thuế được cấu trúc là một dãy số được chia thành các nhóm như sau:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 N11N12N13
Trong đó:


Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo
danh mục mã phân khoảng tỉnh.



Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được đánh theo số thứ tự từ 0000001 đến
9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.




Mười số từ N1 đến N10 được cấp cho đơn vị chính và doanh nghiệp thành viên.



Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được cấp cho từng đơn vị
trực thuộc của đơn vị chính và doanh nghiệp thành viên.

3.Nguyên tắc cấp mã số thuế
a) Tổ chức, cá nhân theo qui định:


Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp
dịch vụ, hàng hoá.



Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.



Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật.



Tổ chức được ủy quyền thu phí, lệ phí.





Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài
hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với luật pháp Việt Nam có
thu nhập phát sinh tại Việt Nam.



Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các vấn đề về thuế như: các Ban quản
lý dự án, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ
nộp thuế nhưng được hoàn thuế, hoặc được tiếp nhận hàng viện trợ từ nước
ngoài.



Tổ chức, cá nhân khác có phát sinh khoản phải nộp Ngân sách nhà nước.

Được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ
khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại
điểm d, đ, e khoản này. Mã số thuế được dùng để khai thuế, nộp thuế cho tất cả các
loại thuế mà người nộp thuế phải nộp, kể cả trường hợp người nộp thuế kinh doanh
nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác
nhau.
Mã số thuế đã cấp không được sử dụng để cấp cho người nộp thuế khác. Tổ chức
kinh doanh khi chấm dứt hoạt động thì mã số thuế chấm dứt hiệu lực và không được
sử dụng lại.
Mã số thuế đã cấp cho người nộp thuế là chủ hộ kinh doanh hoặc một cá nhân
không thay đổi trong suốt cuộc đời của cá nhân đó, kể cả trường hợp đã ngừng hoạt
động kinh doanh sau đó kinh doanh trở lại.
Mã số thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được giữ
nguyên.
Đối với doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, mã số thuế đồng thời

là mã số doanh nghiệp.
b) Mã số thuế 10 số (N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10) được cấp cho:
Tổ chức, cá nhân nêu như mục a, trừ các trường hợp quy định tại mục c.
c) Mã số thuế 13 số (N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 N11N12N13) được cấp cho:
- Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có phát
sinh nghĩa vụ thuế kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế;
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc tổng công ty, trực thuộc doanh nghiệp có phát sinh
nghĩa vụ thuế.
Các tổ chức, cá nhân được quy định tại điểm này được gọi là “Đơn vị trực thuộc”, đơn
vị có “đơn vị trực thuộc” được gọi là “đơn vị chủ quản”. Đơn vị trực thuộc trước khi


đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì đơn vị chủ quản phải kê khai các
đơn vị này vào “Bảng kê các đơn vị trực thuộc” để cơ quan thuế cấp mã số thuế 13 số.
d) Cấp mã số thuế cho người nộp thuế là nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu
khí
Đối với hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (sau đây gọi chung là
“hợp đồng dầu khí”), mã số thuế 10 số được cấp cho: Người điều hành (Công ty điều
hành chung) theo từng hợp đồng dầu khí; Doanh nghiệp liên doanh đối với hợp đồng
dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh.
Trường hợp hợp đồng dầu khí quy định mỗi nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện
nghĩa vụ thuế riêng thì nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng được cấp mã số thuế
13 số (kể cả nhà thầu, nhà đầu tư là Người điều hành và nhà thầu nhận phần lãi được
chia) theo mã số thuế 10 số của Người điều hành để thực hiện kê khai, nộp thuế và
quyết toán thuế đối với từng hợp đồng dầu khí.
e) Cấp mã số thuế cho nhà thầu nước ngoài đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan
thuế
Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế
thì được cấp mã số thuế 10 số theo từng hợp đồng thầu đã ký.
f) Cấp mã số thuế cho Bên Việt Nam nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài.

Nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài không đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ
quan thuế thì bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu có trách nhiệm khai và nộp thuế
cho bên nước ngoài. Bên Việt Nam được cấp mã số thuế 10 số để sử dụng cho việc
khai, nộp thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.


4. Quyền lợi so với người không có MST:


Tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: đối với bản thân người có MST sẽ
được trừ 4 triệu đồng/tháng và trừ 1,6 triệu đồng/tháng/người cho người phụ
thuộc.



Giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo.



Được hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu nộp thừa: nếu số thuế bị khấu trừ hàng
tháng nhiều hơn số thuế thực sự bạn phải nộp, thì theo luật thuế, bạn sẽ được
hoàn lại số thuế nộp thừa bằng tiền khi bạn có mã số thuế cá nhân.



Được cung cấp các dịch vụ về thuế nhanh chóng, thuận tiện: Những người có
mã số thuế cá nhân, cơ quan thuế sẽ có thể hướng dẫn miễn phí về thuế.


Phần II. Thực trạng quản lý và nộp thuế thông qua MST hiện nay

1.Các văn bản pháp luật về quản lý và nộp thuế thông qua MST:
Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc
Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 năm 2006 ra đời là cơ sở để tiến hành, thực hiện việc
quản lý thu thuế ở nước ta theo đúng quy trình thủ tục và theo đúng các quy định
của pháp luật
Ngoài ra, còn có một số văn bản liên quan đến quản lý thuế thong qua MST đó là:
-

Thông tư số 85/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007 Quy

-

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
Thông tư số 60/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày14/6/2007 hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số
85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một

-

số điều của Luật Quản lý thuế..
Thông tư số 80/2012/TT-BTC hướng dẫn luật quản lý thuế về đăng ký thuế.

2. Về chính sách thuế:
Hệ thống chính sách đạt được xây dựng đồng bộ có cơ cấu hợp lý bao quát hầu hết
các nguồn thu, thực sự trở thành công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước điều tiết
vĩ mô nền kinh tế theo hướng khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế.
Việc nộp thuế thông qua MST cá nhân tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng minh
bạch; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, xã hội trong công tác quản lý

thuế; tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp
đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước qua mã số thuế.


3. Về công tác quản lý:
Công tác quản lý thuế đã thay đổi phương thức quản lý theo cơ chế người nộp thuế tự
tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật
thuế; Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế chủ yếu theo chức năng kết hợp một phần với
quản lý theo đối tượng (tuyên truyền hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra,…)
và hướng tới quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thông tin về người nộp thuế thông qua MST cá
nhân, các chức năng quản lý ngày càng chú trọng về chiều sâu và chiều rộng.
Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế qua MST cũng được nâng cao
hơn qua thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất kinh doanh tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thông qua thực hiện 10 chương trình cải cách và
hiện đại hóa công tác thuế đặc biệt là áp dung MST cá nhân đã tạo thuận lợi hơn cho
cơ quan thuế trong thực thi nhiệm vụ và người nộp thuế được tạo thuận lợi tối đa để tự
thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, đặc biệt trong xây dựng thế chế
và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế.
Các Chi cục phân công cán bộ có năng lực nghiệp vụ giỏi tiến hành làm thủ tục hành
chính thuế và hướng dẫn kê khai nộp thuế, thành lập các đường dây nóng, các kênh thông
tin cần thiết, thích hợp, nhanh chóng và hiệu quả nhất để có thể tư vấn, hỗ trợ và giải đáp
những vướng mắc cho các đối tượng nộp thuế.
Thông qua MST cá nhân, thủ tục nộp hồ sơ khai thuế đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả cao
và an toàn, không giới hạn về không gian, thời gian trong ngày, tiết kiệm thời gian, chi phí
cho người nộp thuế; đơn giản hoá và cải cách triệt để thủ tục hành chính trong quy trình thu
nộp thuế, giảm thời gian nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế; giúp
người nộp thuế thuận tiện hơn trong việc tiếp cận các thông tin liên quan đến thuế.


Phần III. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý và nộp thuế thông qua MST hiện

nay và kiến nghị đề xuất.
1.Những hạn chế còn tồn tại:
Không thể phụ nhận những lợi ích to lớn của việc nộp thuế qua MST cá nhân
nhưng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục để phát huy tối đa hiệu quả hoạt động.
- Số lượng đối tượng nộp thuế TNCN quá lớn trong thời gian qua việc cấp mã
số thuế trở nên khó khăn khó quản lý về tính xác thực của cá nhân đăng ký. Dẫn đến
việc các DN đăng ký khống mã số thuế để tăng chi phí giảm thuế thu nhập DN do việc
đăng ký đơn giản chỉ cần số chứng minh thư nhân dân. Bên cạnh đó những người đó
sẽ gặp khó khăn trong quá trình sau này.
- Việc người nộp thuế chưa có mã số thuế sẽ gây thiệt hại cho chính người nộp
thuế vì phải nộp thuế TNCN với tỷ lệ trích cao hơn. Đặc biệt, việc các cá nhân phụ
thuộc không có mã số thuế dẫn đến khe hở và khó kiểm soát chính xác vấn đề giảm
trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, từ đó, gây thất thu thuế TNCN. Việc kê khai giảm
trừ gia cảnh chủ yếu là dựa vào ý thức của đối tượng nộp thuế. Điều này đã tạo ra khe
hở trong việc kê khai số người phụ thuộc.
(Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều địa phương khi nhận được một số đơn đề nghị xác
nhận đối tượng cư trú có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc ở địa phương khác
(ông, bà, cháu... ở quê), họ không thể nào xác định được mối quan hệ của người phụ
thuộc đang sống ở tỉnh khác và người dân đang cư trú trên địa bàn, càng không thể
nào biết được có đúng là người dân đang cư trú trên địa bàn có trách nhiệm nuôi
dưỡng người đang sống ở tỉnh khác hay không, dẫn tới tình trạng nơi thì chứng nhận
hết một cách quá dễ dàng, nơi thì từ chối chứng nhận gây khó khăn cho người dân.
Và cũng theo phản ánh của người dân thì một trong những khó khăn mà họ gặp phải
là xin hồ sơ để xác định đối tượng phụ thuộc không có thu nhập.)


2. Nguyên nhân của hạn chế:
Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả từ những bất cập trong
quy định của luật thuế, cũng như từ những yếu tố khác, như:
- Nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế ưa chuộng tiền mặt, phần lớn các khoản

thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt, do đó, khó có thể tạo ra cơ chế kiểm
soát thu nhập cá nhân một cách chính xác và hiệu quả.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính quyền địa phương,
với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai Luật thuế TNCN, dẫn
đến những khó khăn trong việc xác định và quản lý gia cảnh người nộp thuế, quản lý
hoạt động của các cá nhân kinh doanh tự do, hành nghề độc lập,...
- Hiện tượng tiêu cực và bất công trong việc nộp thuế TNCN vẫn chưa được xử lý triệt
để, làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả thực tế và công bằng của Luật thuế, gây một số
bức xúc trong quần chúng nhân dân.
- Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một bộ phận lớn dân cư còn hạn
chế, tâm lý trốn thuế còn lan truyền, trong khi lực lượng cán bộ thuế còn mỏng, không
thể thực hiện thanh tra kiểm tra thuế TNCN trên diện rộng để phát hiện các hành vi vi
phạm và xử lý.


3. Kiến nghị- đề xuất:
- Thứ nhất, cần đẩy mạnh hơn nữa việc đăng ký và cấp mã số thuế cá nhân, tiến tới
mỗi công dân đều có một mã số để theo dõi quản lý, không phân biệt có thu nhập chịu
thuế hay không có thu nhập chịu thuế.
- Thứ hai, để cơ chế tự khai, tự nộp thuế TNCN phát huy hiệu quả, cần tăng cường
công tác hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức hệ thống thông tin dịch vụ kế toán, kê khai và
tính thuế. Đồng thời nên có cơ chế khuyến khích các đối tượng nộp thuế tự nguyện áp
dụng phương pháp tự khai tự nộp thuế qua MST cá nhân, chẳng hạn như cho phép
được hưởng các khoản khấu trừ đặc biệt hoặc các chế độ ưu đãi khác.
- Thứ ba, cùng với việc hoàn thiện cơ chế tự khai tự nộp thuế, thì công tác thanh tra
kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN cần được đẩy mạnh, đòi hỏi cơ quan
thuế phải tập trung lực lượng lớn vào việc tuyên truyền và thanh tra kiểm tra việc chấp
hành luật thuế. Cơ quan thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như
cơ quan công an, cơ quan ngoại vụ, cơ quan quản lý lao động,... để nắm bắt kịp thời
thông tin về đối tượng nộp thuế, nguồn phát sinh thu nhập, có biện pháp phân loại đối

tượng nộp thuế thành các nhóm khác nhau để thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu
quả.
- Thứ tư, kiện toàn tổ chức bộ máy thuế, chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của ngành thuế song song với việc tăng cường cơ sở vật chất
cho ngành thuế theo hướng hiện đại hóa công tác quản lý thuế.
- Thứ năm, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến Luật thuế TNCN
nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ của người nộp thuế. Để công tác
tuyên truyền đạt hiệu quả cao cần phải: đa dạng hóa hình thức và phương pháp tuyên
truyền về thuế TNCN; định kỳ tổ chức điều tra trắc nghiệm đối với người nộp thuế để
đánh giá mức độ hiểu biết về pháp luật thuế TNCN và MST cá nhân.
- Thứ sáu, phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn bộ nền kinh
tế quốc dân, hướng tới việc quản lý thu nhập của cá nhân qua hệ thống ngân hàng, có
như vậy mới có thể kiểm soát được thu nhập cá nhân, đạt được mục tiêu thu đúng, thu
đủ thuế TNCN cho ngân sách nhà nước.
- Thứ bảy, để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế TNCN qua MST cần phải tăng
cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng của các ngành, các lĩnh
vực có liên quan, trong đó, phải đề cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong
việc giám sát thu nhập, thanh tra kiểm tra thuế, xử lý vi phạm và cưỡng chế thuế. Với
đặc trưng của thuế TNCN, trước hết, phải nói đến sự phối hợp giữa cơ quan thuế với
BHXH, với ngân hàng và Kho bạc Nhà nước.


Tài liệu tham khảo
1. Cổng thông tin Bộ Tài chính,
2. Tổng cục thuế,
3. Bài giảng môn Thuế, Học viện Ngân hàng- 2015




×