Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giao án sinh 8 tuần 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.61 KB, 3 trang )

Ngày soạn: 16/03/2012
Ngày giảng:19/03/2012
TIẾT 56
Bài 53: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Khi học xong bài này, HS:
- Phân tích được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các PXCĐK ở người với
động vật nói chung và thú nói riêng.
- Trình bày được vai trò của tiếng nói, chữ viết và khả năng tư duy, trừu tượng ở
người.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy logic, suy luận chặt chẽ.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng ý thức học tập, xây dựng thói quen, nếp sống văn hóa.
II. Tiến trình bài học
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người
Mục tiêu: HS nắm được sự thành lập PXCĐK giúp cơ thể thích nghi với đời sống.
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
mục I SGK và trả lời câu hỏi:
- Nêu sự thành lập và ức chế PXCĐK
ở người? ý nghĩa?
- Hãy tìm VD trong thực tế đời sống về
sự thành lập các phản xạ mới và ức
chế các phản xạ cũ không còn thich
hợp nữa?
- Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở


người và động vật có những điểm gì
giống và khác nhau?

Hoạt động của HS
- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin và
trả lời câu hỏi.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét,
bổ sung để rút ra kết luận.
- HS có thể lấy VD trong học tập, xây
dựng các thói quen.
+ Giống về quá trình thành lập và ức
chế PXCĐK và ý nghĩa của chúng với
đời sống.


+ Khác về số lượng và mức độ phức
tạp của PXCĐK.
Kết luận:
- PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm.
- ức chế PXCĐK xảy ra nếu PXCĐK đó không cần thiết đối với đời sống.
- Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết
với nhau làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
- ở người: học tập, rèn luyện các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hoá
chính là kết quả của sự hình thành và ức chế PXCĐK.
Hoạt động 2: Vai trò của tiếng nói và chữ viết
Mục tiêu: HS nắm được tiếng nói và chữ viết chỉ có ở con người. Nó có vai trò vô
cùng quan trọng trong đời sống con người.
Hoạt động của GV
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK
cùng với thực tế hiểu biết trả lời câu

hỏi:
- Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì
trong đời sống? Yêu cầu HS lấy VD cụ
thể.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Tiếng nói có vai trò gì?
- Chữ viết có vai trò gì?

Hoạt động của HS
- HS nghiên cứu thông tin và hiểu biết
của mình, trả lời câu hỏi:
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét,
bổ sung.
- HS lắng nghe GV chốt kiến thức.
- HS trình bày.

Kết luận:
1. Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
- Tiếng nói và chữ viết giúp mô tả sự vật, hiện tượng. Khi con người đọc, nghe có thể
tưởng tượng ra.
- Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập (đó là các PXCĐK).
2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm
với nhau.


Hoạt động 3: Tư duy trừu tượng
Mục tiêu: HS nắm được chỉ có ở con người, các sự vật hiện tượng được khái quả hoá
thành các từ, các khái niệm. Nhờ vậy khi nói tới từ hoặc khái niệm đó, con người
hiểu và tưởng tượng ra.
Hoạt động của GV

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- Nói tới gà, trâu, chó... chúng có đặc
điểm chung gì?
- Vậy con vịt có phải là động vật
không?
- Yêu cầu HS lấy VD khác về sự hình
thành khái niệm.
- Từ các khái niệm đã rút ra được qua
VD từ động vật được hình thành như
thế nào?
Đó là tư duy trừu tượng. Vậy tư duy
trừu tượng là gì?

Hoạt động của HS
- HS đọc thông tin SGK.
+ Chúng được xếp chung là động vật.
+ Có.
- HS tự lấy VD khác.
- HS: Từ những điểm chung của sự vật
hiện tượng, con người biết khái quát
hoá thành những khái niệm, được diễn
đạt bằng các từ.

Kết luận:
- Nhờ có tiếng nói và chữ viết con người có khả năng tư duy trừu tượng.
- Từ những thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, con người biết khái quát hoá
thành những khái niệm, được diễn đạt bằng các từ.
- Khả năng khái quát hoá và trừu tượng hoá là cơ sở của tư duy trừu tượng, chỉ có ở
con người.
4. Kiểm tra- đánh giá

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- HS trả lời câu 2 SGK.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×