Môn học: DÂN SỰ 2
CHƯƠNG 1: TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU
Bài 1: KHÁI QUÁT QUYỀN SỞ HỮU
1. Khái niệm sở hữu, quyền sở hữu và các
nguyên tắc của quyền sở hữu
2. Tài sản – khách thể của quan hệ sở hữu
3. Nội dung của quyền sở hữu
08/29/17
NHBH
1
1. Khái niệm sở hữu, quyền sở hữu và các nguyên tắc
của quyền sở hữu
1.1. Khái niệm sở hữu:
Sở hữu là một phạm trù kinh tế chỉ các quan hệ phát sinh
trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
Quan hệ sở hữu: là quan hệ giữa người với người trong quá
trình chiếm hữu những của cải, vật chất trong xã hội, chỉ rõ
những của cải, vật chất đó thuộc về ai và do ai chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt.
08/29/17
NHBH
2
- Đặc điểm của quan hệ sở hữu:
+ Quan hệ sở hữu là quan hệ mang tính
khách quan
+ Quan hệ sở hữu tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau
+ Các quan hệ sở hữu luôn luôn thay đổi
08/29/17
NHBH
3
1.2. Khái niệm quyền sở hữu:
Hiểu theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu là
chế định pháp luật bao gồm tổng hợp
các quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được
pháp luật quy định.
08/29/17
NHBH
4
Hiểu theo nghĩa hẹp: QSH là các quyền năng
cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài
sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
08/29/17
NHBH
5
- Quyền sở hữu - một quan hệ pháp luật dân
sự:
Chủ thể của quyền sở hữu:
là những người tham gia quan hệ pháp luật
dân sự về sở hữu (Điều 164 bBLDS).
08/29/17
NHBH
6
Khách thể của quyền sở hữu:
Khách thể của quyền sở hữu là lợi ích
mà các chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật dân sự về sở hữu hướng tới,
cụ thể hơn đó chính là tài sản theo
quy định của BLDS.
08/29/17
NHBH
7
Nội dung của QSH:
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy
định của pháp luật.
08/29/17
NHBH
8
1.3. Các nguyên tắc của quyền sở hữu
QSH hợp pháp của cá nhân,
pháp nhân và các chủ thể khác
được pháp luật công nhận và bảo
vệ. Không ai có thể bị hạn chế,
tước đoạt trái pháp luật QSH đối
với tài sản của mình. (Điều 169
BLDS)
1.3.1.
08/29/17
NHBH
9
Quyền sở hữu tài sản phải
được xác lập; chấm dứt theo
quy định của pháp luật. (Đ
170, 171 BLDS)
1.3.2.
08/29/17
NHBH
10
Chủ sở hữu được thực hiện
mọi hành vi theo ý chí của mình
đối với tài sản, nhưng không được
làm thiệt hại và ảnh hưởng đến
lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác. (Điều 165 BLDS)
1.3.3.
08/29/17
NHBH
11
Chủ sở hữu chịu rủi ro
đối với tài sản của mình.
(Điều 166 BLDS).
1.3.4.
08/29/17
NHBH
12
2. Tài sản – Khách thể của quan hệ SH
2.1. Khái niệm tài sản
Tài sản là những lợi ích vật chất
thỏa mãn nhu cầu của con người.
08/29/17
NHBH
13
2.2. Phân loại tài sản
Điều 163 BLDS 2005 quy định: Tài
sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có
giá và các quyền tài sản.
08/29/17
NHBH
14
- Vật: Là một phạm trù pháp lý để chỉ
một bộ phận của thế giới vật chất có
thể đáp ứng được nhu cầu của con
người.
08/29/17
NHBH
15
- Tiền: tiền có thể hiểu là bao gồm tất
cả các loại tiền do các quốc gia, vùng
lãnh thổ phát hành một cách hợp
pháp.
08/29/17
NHBH
16
- Giấy có giá: Là loại giấy tờ được quy
ước một giá trị nhất định, có thể được
sử dụng làm phương tiện thanh toán
chung, có thể dùng để thay thế tiền
trong lưu thông, thanh toán.
08/29/17
NHBH
17
- Các quyền tài sản: Điều 181 BLDS
quy định: Quyền tài sản là quyền trị
giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao trong giao lưu dân sự, kể cả
quyền sở hữu trí tuệ.
08/29/17
NHBH
18
2.3. Phân loại vật và ý nghĩa của việc phân loại
vật:
- Căn cứ vào tính di dời và mục đích sử
dụng: bất động sản và động sản (Điều 174
BLDS).
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành: hoa lợi
và lợi tức. (Điều 175 BLDS)
08/29/17
NHBH
19
- Căn cứ vào tính chất độc lập của vật, :
vật chính và vật phụ. (Điều 176 BLDS)
- Căn cứ vào tính chất và tính năng sử
dụng của vật, sau khi phân chia, : vật
chia được và vật không chia được.
(Điều 177 BLDS)
08/29/17
NHBH
20
- Căn cứ vào tính chất ổn định về giá trị và
công dụng của vật trong quá trình sử dụng:
vật tiêu hao và vật không tiêu hao. (Điều
178 BLDS)
- Căn cứ vào tính cá biệt của vật: vật đặc
định và vật cùng loại. (Điều 179 BLDS)
08/29/17
NHBH
21
- Căn cứ vào mối liên hệ giữa các vật cho
một chức năng chung: vật đồng bộ. (Điều
180 BLDS)
- Căn cứ vào chế độ pháp lý của vật: vật cấm
lưu thông, vật hạn chế lưu thông, vật tự do
lưu thông.
08/29/17
NHBH
22
3. Nội dung của quyền sở hữu
- Quyền chiếm hữu
- Quyền sử dụng
- Quyền định đoạt
08/29/17
NHBH
23
3.1. Quyền chiếm hữu
Khái niệm: Điều 182 BLDS: Quyền chiếm
hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.
Nói cách khác, quyền chiếm hữu là khả
năng của chủ sở hữu giữ tài sản trong
phạm vi kiểm soát của mình, làm chủ và
chi phối nó.
08/29/17
NHBH
24
-
Chiếm hữu hợp pháp (Điều 183
BLDS): Là việc chủ sở hữu hoặc người
thực tế chiếm hữu tài sản dựa trên
những căn cứ pháp luật.
08/29/17
NHBH
25