Tải bản đầy đủ (.ppt) (245 trang)

bài giảng tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.58 KB, 245 trang )

BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN



MỤC TIÊU


Trang bị cho sinh viên nền tảng lý thuyết và kiến thức để làm cơ sở học tập các môn
học ngành kế toán



Trang bị cho sinh viên những kiến thức và công cụ cơ bản để phân tích và giải thích
các hiện tượng kinh tế có liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ , ngân hàng và thị
trường chứng khoán như cơ chế phát hành tiền, lạm phát, các công cụ chính sách tiền
tệ ngân hàng, hoạt động của các loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi
ngân hàng, giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung và thị trường phi tập
trung


ĐIỀU KIÊN TIÊN QUYẾT
Để học tốt môn Tài chính – Tiền tệ sinh viên cần phải được trang bị môn học sau:






Nguyên lý cơ bản (triết học + kinh tế chính trị)
Pháp luật đại cương
Kinh tế vĩ mô


Kinh tế vi mô


TÀI LIÊU THAM KHẢO


Giáo trình lý thuyết tài chính, tiền tệ của các trường đại học khác (đại học kinh tế quốc dân, học viện tài chính, học viện ngân hàng, đại




Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính của Frederic S.Mishkin

học ngoại thương.

Website về tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
I. Các khái niệm cơ bản
II. Các chủ thể tham gia thị trường tài chính
III. Chức năng của thị trường tài chính
IV. Cấu trúc của thị trường tài chính


MỘT SỐ KHÁI NIÊM CƠ BẢN
1.

Tài chính:


Khái niệm:

-

Tài chính thể hiện ra dưới dạng các hiện tượng thu vào bằng tiền và các hiện tượng chi ra bằng tiền ở
các chủ thể kinh tế - xã hội.

-

Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra giữa mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản
ánh tổng hợp các quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập
hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.

-

Tài chính là khái niệm chỉ các mối quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình
thức giá trị.




Biểu hiện bên ngoài của tài chính thể hiện ra như là sự vận động của vốn tiền tệ. Nguồn
tài chính vì vậy là tiền tệ đại diện cho một lượng giá trị, đại diện cho một sức mua nhất
định. Quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính được dùng cho một mục
đích nhất định



Bản chất bên trong của tài chính là các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình

phân phối các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị,
các quan hệ kinh tế này được gọi là quan hệ tài chính.


Sự ra đời của tài chính



Khi xã hội có sự phân công về lao động, có sự chiếm hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao
động, nền sản xuất hàng hóa ra đời và tiền tệ xuất hiện. Các quỹ tiền tệ được tạo lập và được sử dụng
bởi các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng và đầu tư phát triển kinh tế
- xã hội. Các quan hệ kinh tế đó đã làm nảy sinh phạm trù tài chính.



Cùng với quá trình phát triển của xã hội, khi Nhà nước ra đời đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
tài chính. Nhà nước, với chức năng, quyền lực và để duy trì hoạt động của mình đã tạo lập quỹ ngân
sách nhà nước thông qua quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, hình thành
lĩnh vực tài chính nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, thúc đẩy và mở rộng phạm
vi hoạt động của tài chính.





Phân biệt giữa tài chính và tiền tệ:



Tài chính là sự vận động của tiền tệ với hai chức năng phương tiện thanh toán và


Tiền tệ về bản chất là vật ngang giá trong trao đổi hàng hóa với tất cả các chức năng
thước đo giá trị, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ.
phương tiện tích trữ, hơn nữa tài chính có đặc trưng riêng trong phân phối là luôn gắn
liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định.


1.3. Chức năng của tài chính
a. Chức năng phân phối
-

Khái niệm là chức năng mà nhờ vào đó các nguồn tài chính đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích
khác nhau, bảo đảm những nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội

-

Đối tượng phân phối là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội. Xét về mặt nội dung, các nguồn tài chính- mặt giá trị của của cải xã
hội bao gồm

- Bộ phận của cải xã hội mới được sáng tạo ra trong kỳ
- Bộ phận của cải xã hội còn lại từ kỳ trước
- Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận chuyển ra nước ngoài
- Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán
Xét về mặt hình thức biểu biện, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng hữu hình hoặc vô hình
- Nguồn tài chính hữu hình là nguồn tài chính được biểu hiện dưới hình thức giá trị và hình thức hiện vật
như tiền nội tệ, vàng, ngoại tệ, bất động sản, tài nguyên, đất đai ........
- Nguồn tài chính vô hình: tư liệu, thông tin, hình ảnh..........
Chủ thể phân phối là Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay cá nhân dân
cư. Chủ thể phân phối có thể xuất hiện với tư cách là
- Người có quyền sở hữu các nguồn tài chính

- Người có quyền sử dụng các nguồn tài chính
- Người có quyền lực chính trị
- Người chiự sự ràng buộc của các quan hệ xã hội (các tổ chức xã hội nhận được các khoản đóng
góp...)


Kết quả phân phối là sự hình thành hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các
chủ thể trong xã hội nhằm những mục đích nhất định
Đặc điểm của phân phối tài chính
- Là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó không kèm theo sự
thay đổi hình thái giá trị (phân biệt với tài chính với thương mại)
- Luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định
- Là quá trình phân phối diễn ra thường xuyên liên tục bao gồm cả phân
phối lần đầu và phân phối lại, trong đó phân phối lại có phạm vi rộng
lớn và mang tính chất chủ yêu
- Phân phối lần đầu là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực
sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của
cải vật chất hoặc thực hiện dịch vụ trong các đơn vị sản xuất, dịch
vụ. Phân phối lần đầu bao gồm




– Một phần bù đắp CP vật chất đã tiêu hao => hình thành quỹ khấu hao và quỹ
bù đắp vốn lưu động đã ứng
– Một phần hình thành quỹ tiền lương của đơn vị
– Một phần góp vào hình thành các quỹ bảo hiểm
– Một phần là thu nhập dành cho các chủ sở hữu
Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ được hình thành trong phân phối lần
đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ. Cần có phân phối lại bởi


– Bảo đảm cho lĩnh vực không sản xuất có nguồn tài chính để tồn tại, duy trì hoạt
động và phát triển
– Tác động tích cực tới việc chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội trong
lĩnh vực sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển
– Góp phần thực hiện công bằng xã hội


b. Chức năng giám đốc

-

Khái niệm: là chức năng nhờ đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với sự vận động của các nguồn tài chính để
tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo mục đích đã định

-

Đối tượng của giám đốc tài chính: là quá trình vận động các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ

-

Kết quả của giám đốc tài chính là phát hiện những mặt được và chưa được của quá trình phân phối từ đó có biện pháp điều
chỉnh

-

Đặc điểm của giám đốc tài chính

Chủ thể của giám đốc tài chính chính là chủ thể phân phối (để đạt được các mục tiêu phân phối, chủ thể phân phối phải

kiểm tra xem xét các quá trình phân phối)

- Là giám đốc bằng đồng tiền
- Được thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng rãi




Phân biệt các phạm trù: tài chính, giá cả, tiền lương, thương mại (các phạm trù liên quan đến phân
phối)

– Giá cả: giá trị được phân phối thông qua sự chênh lệch giữa giá cả và
giá trị. Khi trao đổi không ngang giá giá trị được chuyển từ chủ sở hữu
này sang chủ sở hữu khác nhưng gắn với sự vận động ngược chiều của
hai hình thái giá trị
– Tiền lương: là hình thức phân phối gắn liền với quá trình lao động, tiền
lương muốn được thực hiện phải thông qua tài chính - sự phân phối các
nguồn tài chính để hình thành quỹ tiền lương
– Thương mại hay các quan hệ trao đổi gắn với sự vận động của 2 hình
thái giá trị.
– Tài chính gắn liền với các phạm trù trên và trong các quan hệ phân
phối tài chính xuất hiện khi có sự thu, chi bằng tiền, có sự hình thành
hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định


- Tài chính công là những nguồn lực tài chính do nhà nước sở hữu, quản lý nhằm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ nhà nước trong việc cung ứng hàng hóa công cho xã hội
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ
thể trong nền kinh tế (gồm các mối quan hệ với Nhà nước, với thị trường tài chính, với
các thị trường khác và trong nội bộ doanh nghiệp).




Kinh tế là các hành vi xã hội và con người liên quan tới việc sản xuất, phân phối, trao đổi
và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ




Các mối quan hệ tài chính

– Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các với các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư.
– Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian (như ngân hàng, quỹ tiền
tệ) với các cơ quan, tổ chức kinh tế phi tài chính, dân cư.
– Quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị kinh tế, dân cư với nhau.
– Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia...


CI/I.Một số khái niệm cơ
bản (tiếp)
2. Hệ thống tài chính




Hệ thống tài chính bao gồm các chủ thể tài chính và quan hệ tài chính giữa chúng trong nền kinh tế.





Hệ thống tài chính được đặc trưng bởi thị trường tài chính - là tổng thể các mối quan hệ tài chính trong nền kinh tế.

Hệ thống tài chính là tập hợp các cấu phần gồm: Thị trường tài chính, định chế tài chính, Luật pháp, quy chế điều chỉnh và
các yếu tố kỹ thuật nhờ đó trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác được mua bán, vay mượn, lãi suất được xác
định, các dịch vụ tài chính được cung cấp.
Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế
quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế xã hội hoạt
động trong lĩnh vực đó




Hệ thống tài chính bao gồm;

– Ngân sách Nhà nước
– Tài chính doanh nghiệp
– Tài chính dân cư, tổ chức xã hội
– Tài chính đối ngoại
– Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian.
– Hoạt động bảo hiểm


CI/I.Một số khái niệm cơ
bản (tiếp)
3. Thị trường tài chính
3.1. Khái niệm

-

Thị trường tài chính là nơi các tài sản tài chính được tạo ra và trao đổi, mua bán


-

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công cụ vốn hoặc vốn

Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn được chuyển từ những người hiện có vốn dư thừa sang những người thiếu
vốn.
Thị trường tài chính là thị trường trong đó các nguồn tài chính được kết chuyển từ có vốn dư thừa sang người thiếu vốn
Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua
những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định


CI/I.Một số khái niệm cơ
bản (tiếp)


Tài sản tài chính: (chứng khoán) là các chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay bút toán điện tử xác định quyền
của người nắm giữ đối với tổ chức phát hành



Tích sản tài chính là tiền mặt (chưa đưa vào kinh doanh) và tất cả những gì gần với tiền mặt như tín
phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu…..




Công cụ vốn: là tiền mặt và những gì gần với tiền hiện là vốn trong kinh doanh, sản xuất
Vốn là phần tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp đưa vào sản xuất, kinh doanh như tiền, kim loại quý,
đá quý, bằng phát minh – sáng chế ….



CI/I.Một số khái niệm cơ
bản (tiếp)
Tài chính gián tiếp
Những trung
gian tài chính

Vốn

Vốn

Những
người
thừa vốn

Vốn

Thị
trường
tài chính

Vốn

Vốn

Tài chính trực tiếp

Những
người

thiếu vốn




Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian

– Tạo tính độc lập giữa quyết định đầu tư với quyết định tiết kiệm
– Khuyến khích tiết kiệm
– Giúp chủ thể đầu tư giảm rủi ro do không có trình độ chuyên môn và thiếu thông
tin về đối tượng đầu tư.


3.2. Các chủ thể tham gia hệ thống tài chính

– Nhà nước
– Ngân hàng trung ương
– Nhà đầu tư
– Các doanh nghiệp (các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng phi ngân hàng)


3.3.Chức năng của thị trường tài chính

– Chức năng kinh tế (dẫn vốn)
– Chức năng cung cấp thông tin liên tục về giá tài sản
– Chức năng xác định giá cả hợp lý


3.4. Cấu trúc của thị trường tài chính


a.


b.


c.




CĂN CỨ VÀO THỜI HẠN CỦA CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
Thị trường tiền tệ
Thị trường vốn
CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường sơ cấp (cấp 1)
Thị trường thứ cấp (cấp 2)
CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT CHUYÊN MÔN HÓA
Thị trường công cụ nợ
Thị trường công vụ vốn
Thị trường công cụ phái sinh


×