Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

báo cáo tài chính và kế hoạch tài chính dài hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.58 KB, 35 trang )

BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DÀI HẠN
Chương 3:

LÀM VIỆC VỚI BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Giá cổ phần của cổ phiếu phổ thông trong xí nghiệp sản xuất máy kéo John Deere kết
thúc ở khoảng 89$ vào 21/1/2011. Ở mức giá đó, John Deere có hệ số giá trên thu
nhập một cổ phiếu (PE) là 21. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 21$ cho mỗi
dollar trong thu nhập kiếm được bởi John Deere. Đồng thời, các nhà đầu tư sẵn sàng
trả lần lượt 72$ , 23$ và 9$ cho mỗi dola kiếm được bởi Amazon.com , Google và Ford.
Ở mức độ cao khác là Genral Motor (GM) và United States Steel. Cả hai đều có lợi
nhuận âm vào năm trước đó, nhưng GM có giá khoảng 37$ trên mỗi cổ phiếu và
United States Steel là 54$. Bởi vì họ có lợi nhuận âm, tỷ lệ PE có thể âm, vì thế họ
không báo cáo. Ở thời điểm này, các loại cổ phiếu tiêu biểu trong chỉ số S&P 500 của
công ty chứng khoán lớn được giao dịch ở mức PE khoảng 15, hoặc khoảng 15 lần thu
nhập như họ nó trên Wall Street.
Các sự so sánh giá trên thu nhập là những ví dụ về việc sử dụng các tỷ lệ tài chính.
Nhưng chúng ta sẽ thấy trong chương này, có 1 loạt các chỉ số tài chính, tất cả được
thiết kế để tóm tắt các khía cạnh đặc biệt tình hình tài chính của một công ty. Ngoài ra
để thảo luận làm thế nào phân tích báo cáo tài chính và tính toán các tỷ lệ tài chính,
chúng ta nói một chút về những người sử dụng thông tin này và tại sao.
Sau khi nghiên cứu chương này, bạn nên hiểu:
• làm thế nào để chuẩn hóa các báo cáo tài chính để so sánh.
• làm thế nào để tính toán và quan trọng hơn nữa là giải thích các tỷ lệ phổ biến.
• xác đinh lợi nhuận của công ty.
• một số vấn đề và điều nguy hiểm trong báo cáo tài chính.
Trong chương 2, chúng ta đã thảo luận một số khái niệm cơ bản của báo cáo tài
chính và lưu chuyển tiền tệ. Phần 2, chương này và tiếp theo, tiếp tục thảo luận những
điều còn lại trước đó. Mục tiêu của chúng tôi là mở rộng sự hiểu biết trong viếc sử dụng
(và lạm dụng) thông tin báo cáo tài chính .
Thông tin báo cáo tài chính sẽ rải rác ở những chỗ khác nhau trong phần còn lại của


cuốn sách. Phần 2 là không cần thiết cho loại tài liệu này, nhưng nó sẽ giúp cho bạn có
một cái nhìn tổng thể về vai trò của thông tin báo cáo tài chính trong tài chính doanh
nghiệp .
Có sự hiểu biết tốt về các báo cáo tài chính là điều đáng mong ước bởi vì báo cáo và
các con số thu được từ báo cáo tài chính là phương tiện chính trong việc thể hiện thông
tin của tài chính trong và ngoài công ty. Trong ngắn hạn, nhiều ngôn ngữ trong tài chính
doanh nghiệp bắt nguồn từ những ý tưởng mà chúng ta thảo luận trong chương này.
Hơn nữa, như chúng ta thấy có nhiều cách khác nhau khi dùng thông tin trong báo
cáo tài chính và nhiều loại báo cáo khác nhau của người sử dụng. Sự đa dạng này
phản ánh thực tế là thông tin báo cáo tài chính đóng một vai trò quan trọng trong nhiều
loại quyết định.
Với các nước phát triển, các nhà quản lý tài chính có đầy đủ thông tin về giá trị thị
trường của tất cả các tài sản của công ty. Điều này sẽ rất hiếm khi xảy ra. Vì vậy, đó là
lý do mà chúng ta thường dựa trên số liệu kế toán cho nhiều thông tin tài chính vì


dường như luôn luôn không thể có được tất cả (hoặc thậm chí 1 phần) của các thông
tin thị trường như chúng ta muốn. Các tiêu chuẩn đánh giá có ý nghĩa trong việc đánh
giá quyết định kinh doanh là liệu họ có tạo ra được các giá trị kinh tế (xem chương 1).
Tuy nhiên, trong nhiều tình huống quan trọng, sẽ không thể thực hiện sự đánh giá này
một cách trực tiếp bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy sự ảnh hưởng của giá trị thị
trường trong các quyết định.
Chúng tôi nhận ra rằng số liệu kế toán thường ảnh hưởng đến nền kinh tế thực tế
nhưng chúng thường là những thông tin tốt nhất. Đối với các công ty tư nhân, tổ chức
phi lợi nhuận và công ty nhỏ hơn thì các giá thị trường tồn tại trực tiếp rất ít. Vai trò báo
cáo của kế toán rất là quan trọng trong những trường hợp này.
Rõ ràng một trong những mục tiêu quan trọng của kế toán là báo cáo thông tin tài
chính cho những người sử dụng một cách hữu ích cho việc ra quyết định. Nhưng
những thông tin thường không đến những người sử dụng một cách như vậy. Nói cách
khác báo cáo tài chính không đi kèm với hướng dẫn người dùng, chương này và tiếp

theo là những bước đầu tiên tiến vào chỗ thiếu sót này.

3.1. Lưu chuyển tiền tệ và báo cáo tài chính: Một cái nhìn gần gũi hơn
Ở cấp độ cơ bản nhất, công ty làm 2 việc khác nhau: họ tạo ra tiền mặt và chi tiêu nó,
tiền được tạo ta bằng cách bán sản phẩm, tài sản hay chứng khoán. Bán chứng khoán
liên quan đến việc đi vay hoặc bán vốn chủ sở hữu (cổ phiếu) trong công ty. Tiền mặt
được dành để chi cho vật liệu và nhân công sản xuất sản phẩm và mua tài sản. Thanh
toán cho các chủ nợ và chủ sở hữu cũng yêu cầu chi tiền mặt.
Trong chương 2, chúng tôi thấy rằng tiền hoạt động của một công ty có thể tóm tắt
bằng cách đơn giản:

Dòng tiền từ tài sản = Dòng tiền của chủ nợ + Dòng tiền của chủ sở hữu
Dòng tiền này tóm tắt tổng số tiền mặt giao dịch trong một năm của công ti. Trong phần
này chúng tôi quay trở lại chủ đề lưu chuyển tiền tệ bằng một cái nhìn sâu hơn vào các
sự kiện tiền mặt trong năm để dẫn đến các tổng số.

Nguồn tiền và cách sử dụng tiền:
Các hoạt động mang lại tiền được gọi là nguồn tiền mặt, các hoạt động liên quan
đến chi tiêu tiền mặt gọi là sử dụng tiền mặt. Những gì chúng ta cần làm là để theo dõi
những thay đổi trong bảng cân đối của công ty để xem công ty thu và chi tiêu tiền mặt
của mình trong một số giai đoạn như thế nào.
Để bắt đầu, hãy xem bảng cân đối của tổng công ty Prufrock trong bảng 3.1. Chú ý
rằng chúng tôi đã tính đến sự thay đổi trong mỗi khoản mục trên bảng cân đối.
Nhìn vào bảng cân đối kế toán của Prufock chúng ta thấy rằng một vài thứ đã thay
đổi trong suốt năm. Ví dụ, Prufock tăng tài sản cố định ròng lên 149$ và hàng tồn kho là
29$ (lưu ý rằng tất cả các số liệu là triệu dollar). Tiền tạo ra từ đâu? Để trả lời câu hỏi
này và có liên quan tới câu hỏi, chúng ta cần phải xác định những thay đổi của việc sử
dụng tiền và những người mang lại tiền mặt (nguồn).



Một sự suy đoán thông thường ở đây là một công ty dùng tiền để mua tài sản hoặc
thanh toán. Vì thế, nói một cách lỏng lẽo, sự gia tăng trong tài khoản tài sản có nghĩa là
công ty trên cơ sở thực đã sử dụng tiền để mua tài sản. Nếu như tài khoản tài sản giảm
tức là các công ty đã bán một số tài sản. Đây có thể xem là nguồn tiền thuần, tương tự
như vậy nếu nợ phải trả giảm tức là công ty sử dụng tiền mặt để thanh toán.
Bảng 3.1:
Công ty PRUFOCK
Bảng cân đối 2011 và 2012 (triệu dola)

TÀI SẢN
Tài sản lưu động
Tiền mặt
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tổng số
Tài sản cố định
Máy móc thiết bị
Tổng tài sản

2011

2012

Thay đổi

84$
165
393
642$


98$
188
422$
708$

+14$
+13
+29
+66$

2,731$
3,373$

2,880$
3,588$

149$
215$

312$
231
543$
531$

344$
196
540$
457$

+32$

-35
-3$
-74$

500$

550$

+50$

1,799
2,299$

2,041
2,591$

+242
+292$

3,373$

3,588$

+215$

NỢ PHẢI TRẢ VÀ CHỦ SỞ HỮU
Nợ ngắn hạn
Các khoản phải trả
Phải trả khác
Tổng

Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Cổ phiếu phổ thông và
thặng dư
Lợi nhuận
Tổng
Tổng nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu

Sự gia tăng tài khoản bên trái (tài sản) hoặc giảm tài khoản bên phải (nợ phải trả hoặc
vốn chủ sở hữu) là một cách sử dụng tiền mặt. Tương tự như vậy, sự sụt giảm trong tài
khoản tài sản hoặc tăng các khoản nợ phải trả (hoặc vốn chủ sở hữu) là một nguồn tiền
mặt.
Nhìn lại lần nữa về Prufock, chúng ta thấy rằng hàng tồn kho tăng 29$. Đây là một
cách sử dụng thực tế bởi vì Prufock thực sự đã trả 29$ để tăng hàng tồn kho. Các
khoản phải trả tăng 32$. Đây là nguồn tiền mặt vì Prufock thực tế đã vay mượn thêm
32$ để có thể chi trả vào cuối năm nay. Mặt khác, các thương phiếu phải trả đã giảm


xuống 35$. Vì vậy, Prufock thực tế đã trả 35$ của nợ ngắn hạn – một cách sử dụng tiền
mặt.
Dựa vào việc thảo luận, chúng ta có thể tóm tắt nguồn tiền và cách sử dụng tiền như
bảng sau:
Nguồn tiền mặt:
Tăng các khoản phải trả(mua máy móc thiết bị)
Tăng cổ phiếu phổ thông
Tăng lợi nhuận giữ lại
Tổng cộng
Sử dụng tiền mặt:
Tăng các khoản phải thu

Tăng hàng tồn kho
Giảm nợ xấu
Giảm nợ dài hạn
Mua lại tài sản cố định
Tổng cộng
Các khoản thêm vào tiền mặt:

32$
50
242
324$
23$
29
35
74
149
310$
14$

Bảng 3.2
Các khoản thêm vào
thực tế vào tiền mặt chỉ
CÔNG TY PRUFROCK
là sự khác biệt giữa
BÁO CÁO THU NHẬP 2012
nguồn tiền và cách sử
(Triệu đôla)
Doanh thu
2.311$ dụng, và kết quả 14$ ở
đây tương ứng với sự

Giá vốn hàng bán
1.344
thay đổi 14$ thể hiện trên
Khấu hao
276
bảng cân đối. Báo cáo
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
691$ này cho chúng ta biết
Lãi vay
141 những gì đã xảy ra trong
Thu nhập chịu thuế
550$ năm, nhưng nó không
Thuế (34%)
187 phản ánh được
toàn
Thu nhập ròng
363$ bộ. Ví dụ, sự gia tăng lợi
Trả cổ tức
121$ nhuận giữ lại là thu nhập
Lợi nhuận giữ lại
242 ròng (nguồn vốn) trừ đi
cổ tức (sử dụng nguồn
vốn). Nó sẽ làm sáng tỏ hơn để có những báo cáo riêng biệt vì vậy chúng ta có thể sẽ
gặp sự cố. Ngoài ra, chúng tôi đã xem xét đến tài sản cố định mua lại. Tổng số hoặc chi
phí gộp thì sẽ cao hơn chúng ta biết.


Hơn nữa, để theo dõi sự lưu thông tiền mặt của công ti trong suốt một năm, chúng ta
cần một báo cáo thu nhập.Các kết quả trong năm của công ty Prufrock được trình bày
trong Bảng 3.2.

Chú ý ở đây rằng việc bổ sung lợi nhuận giữ lại 242$ được tính toán từ bảng cân đối
chỉ là sự khác biệt giữa thu nhập ròng là 363$ và cổ tức là 121$ .

Báo cáo lưu chuyển tiền mặt
Có một số sự linh hoạt trong tổng các nguồn và cách sử dụng tiền mặt trong các mẫu
của báo cáo tài chính. Tuy nhiên khi nó được trình bày thì kết quả được gọi là báo cáo
lưu chuyển tiền mặt.
Chúng tôi trình bày một dạng cụ thể của báo cáo này trong Bảng 3.3. Ý tưởng cơ bản là
để tất cả các nhóm thay đổi thành ba loại: hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính,
và các hoạt động đầu tư. Sự khác nhau chi tiết từ người chỉnh sửa kế tiếp.
Đừng ngạc nhiên nếu bạn có sự sắp xếp khác nhau. Các loại thông tin được trình bày
sẽ tương tự nhau; thứ tự có thể khác nhau. Điều quan trọng cần nhớ trong trường hợp
này là chúng ta bắt đầu với 84$ tiền mặt và kết thúc với 98$, sự gia tăng ròng là
14$. Chúng ta sẽ cố gắng để thấy những việc dẫn đến sự thay đổi này.
Trở lại với chương 2, chúng tôi lưu ý rằng có một vấn đề về khái niệm nhỏ ở đây. Chi
trả lãi vay nên gắn liền với các hoạt động tài chính nhưng tiếc là đó không phải là cách
kế toán được dùng. Lý do, bạn có thể nhớ lại, đó là lãi vay được khấu trừ vào chi phí
khi thu nhập ròng được tính. Ngoài ra, lưu ý rằng việc mua thực tế tài sản cố định là
149$. Bởi vì Prufrock viết nhanh là 276$ giá trị của tài sản (khấu hao) nên nó phải thực
sự chi tổng cộng 149$ + 276 $=425$ vào tài sản cố định.
Một khi chúng ta có báo cáo này, nó có vẻ thích hợp để thể hiện sự thay đổi bằng tiền
mặt trên mỗi cổ phiếu, nhiều như chúng ta đã làm cho thu nhập ròng.Trớ trêu thay, mặc
dù chúng ta có thể có một số tiền lãi trong một chừng mực nào đó bằng tiền mặt trên
cơ sở cổ phiếu, nhưng kế toán không được khai báo thông tin này. Lý do là kế toán
viên cảm thấy rằng lưu chuyển tiền tệ (hoặc một số thành phần của lưu chuyển tiền tệ)
không thay thế cho thu nhập kế toán, vì vậy chỉ có thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ được
báo cáo.
Bảng 3.3:
Công ty Frufrock
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2012 (triệu dola)

Tiền mặt đầu năm
Hoạt động điều hành
Thu nhập ròng
Cộng thêm:
Khấu hao
Khoản phải trả tăng thêm
Giảm trừ:
Tăng các khoản phải thu

84$
363$
276
32
-23


Tăng hàng tồn kho
Tiền mặt thuần từ hoạt động điều hành
Hoạt động đầu tư
Mua lại tài sản cố định
Tiền mặt thuần từ hoạt động đầu tư
Hoạt động tài chính
Nợ phải trả
Nợ dài hạn
Chi trả cổ tức
Tăng cổ phiếu phổ thông
Tiền mặt thuần từ hoạt động tài chính
Tiền tăng trong kì
Tiền mặt cuối năm


-29
619$
-425$
-425$
-35$
-74
-121
50
180$
14$
98$

Bảng 3.4
Công ty Frufrock
Báo cáo nguồn và sử dụng tiền tệ 2012 (triệu dola)
Tiền mặt đầu năm
Nguồn tiền
Hoạt động:
Thu nhập ròng
Khấu hao
Vốn lưu động:
Tăng các khoản phải trả
Tài chính dài hạn:
Tăng cổ phiếu phổ thông
Tổng nguồn tiền mặt
Sử dụng tiền mặt
Vốn lưu động:
Tăng các khoản phải thu
Tăng hàng tồn kho
Tăng nợ phải trả

Tài chính dài hạn:
Giảm nợ dài hạn
Mua lại tài sản cố định
Chi trả cổ tức
Tổng cộng tiền mặt sử dụng
Tiền mặt tăng thêm
Tiền mặt cuối năm

84$
363$
276
639$
32$
50
721$
23$
29
35
74
425
121
707$
14$
98$

Như thể hiện trong Bảng 3.4, đôi khi nó cũng hữu ích để trình bày các thông tin như
nhau một chút khác nhau. Chúng tôi sẽ gọi đây là báo cáo "Nguồn tiền và việc sử dụng


tiền mặt". Không có báo cáo như vậy trong kế toán tài chính, nhưng sự sắp xếp này

giống như một cách được sử dụng từ nhiều năm trước. Như chúng ta thảo luận, hình
thức này có thể có ích, nhưng chúng tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng nó không phải là
cách thường được trình bày.
Bây giờ chúng ta có các nguồn tiền ở nhiều chỗ khác nhau, chúng ta có thể có được
một ý tưởng tốt về những gì xảy ra trong năm. Chi tiêu tiền mặt của Prufrock chủ yếu là
mua lại tài sản cố định và trả cổ tức bằng tiền mặt. Công ti trả tiền cho các hoạt động
chủ yếu bằng tiền mặt được tạo ra từ các hoạt động. Prufrock cũng đã giảm một số nợ
dài hạn và tăng tài sản hiện tại. Cuối cùng, nợ ngắn hạn không thay đổi , và một lượng
tương đối nhỏ các cổ phiếu mới được bán ra. Nhìn chung, bản tóm tắt ngắn này dựa
trên nguồn tiền chủ yếu của Prufrock và việc sử dụng tiền mặt suốt một năm
Câu hỏi :
3.1a Nguồn tiền mặt là gì? Nêu ba ví dụ.
3.1b Việc sử dụng hoặc ứng dụng của tiền mặt là gì? Nêu ba ví dụ.

3.2. Chuẩn hóa Báo cáo tài chính:
Vấn đề tiếp theo mà chúng ta có thể muốn thảo luận về báo cáo tài chính của
Prufork là so sánh chúng với những quốc gia tương tự khác. Tuy nhiên khó có thể so
sánh Báo cáo tài chính giữa hai quốc gia một cách trực tiếp bởi sự khác biệt về tầm cỡ.
Ví dụ, Ford và GM là đối thủ nặng trên thị trường ô tô, nhưng về thị phần thì GM
là lớn hơn, vì vậy thật khó có thể so sánh chúng một cách trực tiếp.Chính vì vậy thật
khó để so sánh những bản báo cáo tài chính từ những quan điểm khác nhau cho
những quốc gia giống nhau nếu tầm cỡ của quốc gia đó thay đổi. Vấn đề tầm cỡ sẽ trở
nên phức tạp hơn nếu chúng ta cố gắng so sánh GM và Toyota. Nếu báo cáo tài chính
của hãng Toyota được tính bằng đồng yên thì có sự khác biệt về độ lớn và tiền tệ.
Để so sánh, điều mà chúng ta có thể làm là đề ra một vài tiêu chuẩn của bảng
báo cáo tài chính. Lợi ích của việc làm này là chúng ta có thể xem xét đánh giá dựa vào
tỉ lệ phần trăm thay vì dựa vào tổng số dollar.Ở đoạn này sẽ mô tả hai cách khác nhau
trong việc lập nên chuẩn mực Báo cáo tài chính.

Báo cáo theo tỉ trọng (báo cáo theo chiều ngang)

Một cách hữu hiệu khi đề ra chuẩn mực báo cáo tài chính là thể hiện mỗi mục trên
bảng cân đối kế toán như là tỷ lệ phần trăm của tài sản và mỗi mục trên bảng báo cáo
thu nhập như là tỷ lệ phần trăm của doanh thu. Kết quả của bảng báo cáo tài chính
được gọi là báo cáo theo tỉ trọng.
Bảng cân đối kế toán theo tỉ trọng: Xây dựng tỉ trọng của bảng cân đối kế toán bằng
cách thể hiện mỗi mục như là phần trăm tổng tài sản.
Cần chú ý rằng có một số tổng số không thực sự chính xác bởi vì con số thập phân
đã được làm tròn. Cũng phải chú ý rằng tất cả thay đổi phải là con số không bởi vì số
bắt đầu và số kết thúc cộng lại phải đạt 100 %.


Báo cáo tài chính thường dễ đọc và dễ so sánh. Ví dụ, nhìn vào hai bảng cân đối kế
toán của Prufrock, chúng ta dễ dàng thấy rằng tài sản lưu động năm 2011 chiếm 19.1%
tổng tài sản nhưng đến năm 2012 tăng lên 19.7%.Nợ phải trả giảm từ 16.0% xuống còn
15.1% tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong cùng thời gian. Tương tự tổng hoa
hồng vốn tăng từ 68.1% năm 2011 lên đến 72.2% năm 2012 tổng nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu.
Nói chung, tính thanh khoản của Prufrock được đo bằng tài sản lưu động so với nợ
ngắn hạn, đã tăng qua các năm. Đồng thời, những khoản nợ của Prufrock đã làm giảm
tỉ lệ phần trăm tổng tài sản.Chúng ta có thể bị cám dỗ để kết luận rằng bảng cân đối kế
toán đã có hiệu quả tốt hơn.
Bảng 3.5:
Công ty PRUFROCK
Bảng cân đối kế toán theo tỉ trọng năm 2011 và năm 2012
2011

2012

Thay đổi


Tài sản
Tài sản lưu động
Tiền mặt

2.5%

2.7%

+0.2%

Khoản phải thu

4.9

5.2

+0.3

Hàng tồn kho

11.7

11.8

+0.1

Tổng

19.1


19.7

+0.7

80.9

80.3

-0.7

100%

100%

0

Tài sản cố định
Kế hoạch ròng và thiết bị
Tổng tài sản

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Các khoản phải trả

9.2%

9.6%

+0.3%


Thương phiếu phải trả

6.8

5.5

-1.4

Tổng

16.0

15.1

-1.0

15.7

12.7

-3.0

14.8

15.3

+0.5

53.3


56.9

+3.6

Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Cổ phần thường và trả thêm
Lợi nhuận giữ lại


Tổng

68.1

Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở
100%
hữu

72.2

+4.1

100%

0

Báo cáo thu nhập theo tỉ trọng: Một cách hữu hiệu khi quy ra tỉ trọng các mục trong
báo cáo thu nhập là thể hiện mỗi mục trên bảng cân đối kế toán như là một tỷ lệ phần
trăm của tổng doanh thu, điều này sẽ được minh họa trong bảng 3.6.
Bảng báo cáo thu nhập nói cho chúng ta biết chuyện gì sẽ xảy ra đối với mỗi dollar

trên doanh thu. Đối với Prufrock, chi phí lãi vay chiếm tới 0.061$ trong mỗi dollar bán
ra và thuế chiếm 0.081$. Khi đó 0.157$ trong mỗi đô la chảy vào thu nhập ròng, và số
tiền đó được chia thành 0.105$ giữ lại cho kinh doanh và 0.052$ cho việc chi trả cổ tức.
Tỉ lệ phần trăm rất có ích trong việc đánh giá, so sánh.Ví dụ, những con số có liên
quan là tỉ lệ phần trăm của doanh thu. Với tập đoàn Prufrock, cứ 0.582$ trong 1$ doanh
thu sẽ dùng để trả cho chi phí. Điều đó cũng tốt khi tính tỉ lệ tương tự cho những đối thủ
chính của tập đoàn Prufrock để thấy rằng tập đoàn Prufrock đã so sánh các kì quản lí
chi phí như thế nào.
Bảng 3.6
TẬP ĐOÀN PRUFROCK
Báo cáo thu nhập theo tỉ trọng 2012
Bán hàng
100%
Giá vốn hàng bán
58.2
Khấu hao
11.9
Thu nhập trước lãi và thuế
29.9
Lãi trả
6.1
Thu nhập chịu thuế
23.8
Thuế
8.1
Thu nhập ròng
15.7
Cổ tức
5.2%
Lợi nhuận giữ lại

10.5
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo tỉ trọng Mặc dù chúng ta đã không trình bày ở đây,
nó cũng có thể và hữu ích để chuẩn bị báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo tỉ trọng. Thật
không may, với báo cáo hiện tại cho dòng tiền, không có mẫu số rõ ràng như tổng
doanh thu. Tuy nhiên, nếu thông tin được sắp xếp theo một cách tương tự như trong
bảng 3.4, sau đó mỗi khoản mục có thể được thể hiện như là một tỷ lệ phần trăm của
tổng số nguồn (hoặc tổng số sử dụng). Các kết quả sau đó có thể được hiểu là tỷ lệ
phần trăm của tổng số nguồn cung cấp tiền mặt hoặc là tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền
mặt sử dụng cho một mục cụ thể.


Cơ sở chung năm báo cáo tài chính: phân tích xu hướng (báo cáo theo
chiều dọc)
Hãy tưởng tượng chúng ta đã gửi bảng cân đối trong 10 năm qua cho một số công ty
và chúng tôi đang cố gắng để điều tra các xu hướng trong mô hình của công ty hoạt
động. Liệu các công ty sử dụng nhiều hay ít nợ? Công ty đã phát triển nhiều hơn hay ít
hơn khoản nợ? Một cách hữu hiệu để chuẩn hóa báo cáo tài chính trong trường hợp
này là chọn một năm cơ sở và sau đó thể hiện từng hạng mục liên quan đến số lượng
cơ sở. Chúng ta sẽ gọi là các kết quả trình bày báo cáo năm cơ sở chung
Ví dụ, từ năm 2011 đến năm 2012, hàng tồn kho Prufrock đã tăng từ 393$ đến
422$. Nếu chúng ta chọn năm 2011là năm cơ sở, sau đó chúng tôi sẽ thiết lập hàng tồn
kho bằng 1,00 trong năm đó. Đối với các năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tính toán hàng tồn
kho tương đối so với năm cơ sở là 422$/393$ = 1,07. Trong trường hợp này, chúng ta
có thể nói rằng hàng tồn kho đã tăng khoảng 7% trong năm. Nếu chúng ta có nhiều
năm, chúng ta sẽ chỉ chia số hàng tồn kho cho một số 393 $. Các loạt kết quả là dễ
dàng để vẽ đồ thị, và nó sau đó dễ dàng để so sánh giữa các công ty. Bảng 3.7 tóm tắt
những tính toán cho bên tài sản của bảng cân đối.

Kết hợp giữa tỉ trọng và phân tích năm cơ sở:
Các phân tích xu hướng mà chúng tôi đã thảo luận có thể được kết hợp với các phân

tích tỉ trọng phổ biến đã thảo luận trước đó. Lý do cho việc này là khi tổng tài sản tăng,
hầu hết các tài khoản khác phải tăng theo. Đầu tiên hình thành báo cáo các tỉ trọng phổ
biến, chúng tôi loại bỏ những ảnh hưởng của sự phát triển tổng thể này.
Ví dụ, nhìn vào bảng 3.7, chúng tôi thấy rằng tài khoản của Prufrock thu được 165$,
hay 4,9 % trong tổng tài sản trong năm 2011. Trong năm 2012, nó đã lên đến 188$, là
5,2% tổng tài sản. Nếu chúng ta làm phân tích theo dollar, thì con số năm 2012 sẽ là
188$/165$ = 1.14, tức là gia tăng 14% các khoản phải thu. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm
việc với các báo cáo tỉ trọng thông thường thì các con số năm 2012 là 5,2% / 4,9% =
1,06. Điều này cho chúng ta biết các khoản phải thu, được xem là một tỷ lệ phần trăm
trong tổng tài sản, tăng 6%. Nói đại khái, những gì chúng ta thấy là trong tổng mức tăng
14%, khoảng 8% (= 14% - 6%) là mức tăng trưởng của tổng tài sản.

Bảng 3.7


Câu hỏi:
3.2a Tại sao chuẩn hóa báo cáo tài chính là cần thiết?
3.2b Đặt tên cho hai loại báo cáo chuẩn và mô tả mỗi báo cáo hình thành như thế
nào.

3.3. Phân tích tỷ lệ
Một cách khác để tránh những vấn đề liên quan đến việc so sánh các công ty có
kích cỡ khác nhau là tính toán và so sánh các chỉ tiêu tài chính. Tỷ lệ là cách so sánh
và điều tra các mối quan hệ giữa các phần khác nhau của thông tin tài chính. Sử dụng
tỷ lệ loại bỏ các vấn đề kích thước bởi vì kết quả hoạt động của công ty không dựa vào
quy mô của nó. Chúng tôi thường sử dụng với tỷ lệ phần trăm, số nhân, hoặc khoảng
thời gian.
Có một vấn đề trong thảo luận về các tỷ lệ tài chính. Bởi vì một tỷ lệ đơn giản chỉ
là một số được chia ra bởi một con số khác, và bởi vì có rất nhiều số liệu kế toán,
chúng ta có thể xem xét một số lượng lớn các chỉ số có lợi. Mọi người đều có một sở

thích. Chúng tôi sẽ hạn chế ở một vài ví dụ đại diện.
Trong phần này, chúng tôi chỉ muốn giới thiệu với bạn một số chỉ tiêu tài chính
thường được sử dụng. Đây không nhất thiết là những gì tốt nhất. Trong thực tế, một số
trong số đó có thể vô lý hoặc không hữu ích. Nếu nó được tính thì cũng không được
quan tâm. Là một nhà phân tích tài chính, bạn luôn có thể quyết định làm thế nào để
tính toán tỷ lệ của riêng bạn.
Điều bạn cần lo lắng là những người khác nhau và những nguồn khác nhau
hiếm khi tính được các chỉ số chính xác giống nhau, và điều này dẫn đến nhiều rắc rối.
Các định nghĩa chúng tôi sử dụng ở đây có thể giống hoặc không như những gì bạn đã
nhìn thấy hoặc sẽ thấy ở nơi khác. Nếu bạn đã từng sử dụng các tỷ lệ như một công cụ
để phân tích, bạn nên dẫn chứng làm cách nào bạn tính ra được từng cái . Và nếu bạn


đang so sánh con số của mình với người khác, hãy chắc chắn rằng bạn biết những con
số được tính toán như thế nào.
Chúng tôi sẽ hoãn cuộc thảo luận của chúng ta về các tỷ lệ được sử dụng ở đây và
tiếp tục ở chương sau. Bây giờ, đối với mỗi tỷ lệ, chúng ta xem xét một số câu hỏi:
1 Nó được tính toán như thế nào?
2 Dùng để đo lường cái gì? Và tại sao chúng ta quan tâm?
3 Đơn vị đo lường là gì?
4 Giá trị cao và thấp cho ta biết điều gì? Các giá trị có thể bị sai lệch như thế nào?
5 Cách đo này có thể được cải thiện như thế nào?
Chỉ số tài chính được truyền thống được chia thành các loại sau:
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn, hoặc khả năng thanh toán nhanh, các tỷ lệ
2 Khả năng thanh toán dài hạn, đòn bẩy tài chính, các tỷ lệ
3 Quản lý tài sản, vòng quay, các tỷ lệ
4 Tỷ suất sinh lợi
5 Chỉ số giá thị trường
Chúng tôi sẽ lần lượt xem xét. Trong việc tính toán các con số cho Prufrock,
chúng ta sẽ sử dụng số liệu bảng cân đối kế toán (2012) trừ khi chúng tôi nói đến vấn

đề khác. Cũng lưu ý rằng tỷ lệ khác nhau được khóa màu để chỉ ra số đến từ các báo
cáo thu nhập và được tạo ra từ bảng cân đối.

Khả năng thanh toán ngắn hạn hoặc thanh khoản, phương pháp tính:
Như tên cho thấy, tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn là một nhóm được dùng
để cung cấp thông tin về khả năng thanh khoản một công ty, và tỉ lệ này đôi khi được
gọi là các biện pháp thanh khoản. Mối quan tâm chính là khả năng thanh toán nợ của
công ty trong thời gian ngắn. Do đó, các chỉ số này tập trung vào các tài sản hiện tại và
nợ ngắn hạn.
Vì những lý do hiển nhiên, tỷ lệ thanh khoản đặc biệt gây hứng thú cho các chủ
nợ ngắn hạn. Bởi vì các nhà quản lý tài chính hoạt động liên tục với các ngân hàng và
những người cho vay ngắn hạn khác, và sự hiểu biết về các tỷ lệ này là rất cần thiết.
Một lợi thế khi nhìn vào tài sản và nợ ngắn hạn là giá trị sổ sách và giá trị thị
trường có thể sẽ là tương tự. Thường (mặc dù không phải luôn luôn), các tài sản và nợ
phải trả thường không tồn tại đủ lâu. Mặt khác, tài sản và nợ ngắn hạn hiện tại có thể
chuyển đổi thành tiền mặt khá nhanh, vì vậy số lượng của ngày hôm nay có thể không
phải là một hướng dẫn đáng tin cậy cho tương lai.
Current Ratio: Tỷ số thanh khoản hiện thời (Tên gọi khác: Tỷ số thanh khoản
ngắn hạn, Hệ số thanh toán ngắn hạn, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng
thanh toán của vốn lưu động, Hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại) là một tỷ số tài
chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Một trong những chỉ số nổi tiếng nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là tỷ số
thanh toán hiện thời. Như bạn có thể đoán, tỷ số thanh khoản hiện thời được xác định
như sau:
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Dưới đây là tỷ số thanh khoản hiện thời của Prufrock năm 2012:
Tỷ số thanh khoản hiện thời = =1.31 lần


Bởi vì các tài sản và nợ phải trả hiện nay, về nguyên tắc, được quy đổi thành tiền

mặt trong vòng 12 tháng sau, tỷ lệ này đo khả năng thanh khoản ngắn hạn. Đơn vị đo
có thể là Dollar hoặc lần. Ta có thể nói Prufork có 1.31$ trong tài sản có với mỗi 1$
trong tài sản nợ, hoặc có tài sản nợ hơn 1.31 lần.
Một chủ nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn như nhà cung cấp, tỷ lệ thanh khoản hiện
thời càng cao càng tốt. Đối với công ty, tỷ lệ thanh khoản hiện thời cho thấy thanh
khoản, nhưng nó cũng có thể chỉ ra việc sử dụng hụt tiền mặt và các tài sản ngắn hạn
khác không hiệu quả. Không có những trường hợp bất thường, chúng ta hi vọng thấy tỷ
lệ thanh khoản hiện thời ít nhất bằng 1 vì nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 có nghĩa là vốn lưu
động ròng (tài sản lưu động nhỏ hơn nợ ngắn hạn) âm. Đây sẽ là không bình thường
trong một công ty khỏe mạnh, ít nhất là đối với hầu hết các loại hình doanh nghiệp.
Tỷ lệ thanh khoản hiện thời, giống như bất kỳ tỷ lệ khác, bị ảnh hưởng bởi các
loại giao dịch. Ví dụ, giả sử công ty vay dài hạn để tăng lượng tiền. Ảnh hưởng ngắn
hạn sẽ là tăng lượng tiền và tăng cả nợ dài hạn. Tài sản nợ hiện tại sẽ không bị ảnh
hưởng, nên hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn sẽ tăng.
Cuối cùng, lưu ý rằng một tỷ lệ thanh khoản hiện thời thấp có thể không phải là
một dấu hiệu xấu cho một công ty với nguồn trữ lượng lớn nguồn lực chưa được sử
dụng đến.
VÍ DỤ 3.1 Sự kiện hiện tại
Giả sử công ty đã thanh toán đủ cho nhà cung cấp và các chủ nợ ngắn hạn.
Điều gì sẽ xảy ra cho hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn? Giả sử công ty mua thêm
tài sản? Giả sử công ty bán đi hàng hóa?
Trường hợp đầu tiên là 1 câu hỏi đánh lừa. Điều xảy ra là, hệ số cách xa số 1, nếu
lớn hơn 1(trường hợp thông thường) , hệ số sẽ lớn lơn. Nếu nhỏ hơn 1, hệ số sẽ nhỏ
hơn. Để thấy được điều này, giả sử công ty có 4$ trong tài sản có và 2$ trong tài sản
nợ với hệ số khả năng thanh toán là 2. Nếu ta dùng 1$ tiền mặt để giảm tài sản nợ, thì
hệ số khả năng thanh toán mới là (4-1)$/(2-1)$=3$ . Nếu ta đảo ngược lại, 2$ trong tài
sản có , và 4$ trong tài sản nợ, sự thay đổi sẽ làm hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
giảm từ 1/2 thành 1/3
Trường hợp thứ hai không hoàn toàn là đánh lừa. Không có gì xảy ra với tỷ lệ
thanh toán hiện thời vì tiền đi xuống trong khi hàng tồn kho tăng lên, tổng tài sản không

bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp thứ ba, tỷ lệ thanh khoản hiện thời thường tăng lên bởi vì
hàng tồn kho thường được thể hiện theo nguyên giá và thường bán cao hơn nguyên
giá. Sự gia tăng tiền mặt hoặc các khoản phải thu lớn hơn việc giảm hàng tồn kho. Điều
này làm tăng tài sản hiện tại, và tỷ lệ thanh khoản hiện thời tăng lên.
Quick (or Acid-Test) Ratio: Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Tỷ suất tiền mặt
sử dụng ngay, Tỷ lệ chuyển đổi nhanh, Tỷ số tài sản nhanh) là tỷ lệ giữa tài sản dễ quy
đổi ra thành tiền mặt trên nợ ngắn hạn, phản ánh năng lực thanh toán nhanh các khoản
nợ hiện hành (Current Liabilities) bằng số tài sản khả hoán (Quick assent) có trong tay,
mà không buộc phải bán đi hàng tồn kho để bù vào.
Hàng tồn kho thường là các tài sản khó khăn nhất trong việc quy đổi thành tiền
mặt. Đó cũng là một trong những giá trị không đáng tin cậy nhất khi sử dụng cho
phương pháp định giá theo giá trị thị trường vì chất lượng của hàng tồn kho không


được xem xét. Một số của hàng tồn kho sau này có thể bị hư hỏng, lỗi thời, hoặc bị
mất.
Thêm vào đó, tồn kho tương đối lớn thường là một dấu hiệu của sự cố ngắn
hạn. Các công ty có thể đã đánh giá quá cao doanh số và lượt mua hoặc số lượng sản
xuất như một kết quả. Trong trường hợp này, tính thanh khoản tài sản của các công ty
bị ảnh hưởng do hàng tồn kho chậm luân chuyển.
Để đánh giá thêm về tính thanh khoản nhanh, tỷ lệ được tính tương tự như tỷ lệ
thanh toán hiện thời bỏ qua giá trị hàng tồn kho:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Chú ý rằng việc sử dụng tiền mặt để mua hàng tồn kho không ảnh hưởng đến tỷ
lệ thanh toán hiện thời, nhưng nó làm giảm hệ số khả năng thanh toán nhanh. Một lần
nữa, hàng tồn kho tương đối kém thanh khoản so với tiền mặt.
Đối Prufrock, tỷ lệ này trong năm 2012 là:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = = 0.53 lần
Hệ số khả năng thanh toán nhanh ở đây kể lại một câu chuyện hơi khác so với tỷ

lệ thanh khoản hiện thời vì hàng tồn kho chiếm hơn một nửa số tài sản hiện tại của
Prufrock. Nếu hàng tồn kho này bao gồm, ví dụ, các nguồn hàng không bán được, thì
đây sẽ là một vấn đề đáng quan tâm.
Để đưa ra một ví dụ về tỷ lệ so với hệ số khả năng thanh toán nhanh, dựa trên
báo cáo tài chính gần đây, Walmart và Manpower Inc. có hệ số khả năng thanh toán lần
lượt là 0,9 và 1,5. Tuy nhiên, Manpower không mang hàng tồn kho để nói chuyện, trong
khi tài sản hiện tại của Walmart là hầu như tất cả là hàng tồn kho. Kết quả là, hệ số khả
năng thanh toán nhanh của Walmart chỉ 0,2, trong khi đó Manpower là 1.4, gần bằng
hệ số khả năng thanh toán.
Other Liquidity Ratios: Các hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khác (Tỷ
lệ khả năng thanh toán bằng tiền mặt, Tỷ suất tính lưu động) là tính khả năng của một
công ty có thể đáp ứng các món nợ ngắn hạn đến ngày đáo hạn.
Chúng tôi cũng đã đề cập đến ba phương pháp khác nhau để tính khả năng
thanh toán . Chủ của một khoản nợ ngắn hạn có thể sẽ quan tâm đến tỉ lệ thanh toán
tiền mặt:
Tỷ lệ thanh toán tiền mặt =
Bạn có thể tìm hiểu với Prufrock, năm 2012, tỷ lệ thanh toán tiền mặt là 0.18 lần.
Bởi vì vốn lưu động ròng(NWC) thường được xem là một thước đo tài chính đại
diện cho tính thanh khoản có có sẵn của một doanh nghiệp, chúng ta có thể xem xét tỷ
lệ của NWC trên tổng tài sản:
Vốn lưu động ròng trên tổng tài sản =
=
Ta thấy, vốn lưu động ròng càng nhỏ thì tỷ số thanh khoản tính ra càng nhở. Ở
đây, tỷ lệ vốn lưu động ròng là (708$ - 540$) / 3,588$ = 4,7%.
Cuối cùng, hãy tưởng tượng rằng Prufrock đã phải đối mặt với một cuộc tấn
công và dòng tiền bắt đầu bị cạn. Bao lâu các doanh nghiệp mới có thể tiếp tục vận
hành? Một câu trả lời được đưa ra bởi các biện pháp khoảng thời gian:
Khoảng thời gian vận hành =



Tổng chi phí trong năm, không tính khấu hao và lãi là 1,344$. Chi phí trung bình
hàng ngày là 1,344$/365 = 3.68$/ngày. Khoảng thời gian vận hành là 708$/3,68$ = 192
ngày. Trên cơ sở này, Prufrock thể treo trên 6 tháng hoặc lâu hơn.
Các biện pháp tính khoảng thời gian vận hành (hoặc cái gì đó tương tự) cũng rất
hữu ích cho các công ty mới thành lập hoặc mới thành lập thường có rất ít lợi nhuận.
Đối với các công ty như vậy, các biện pháp chỉ ra khoảng thời gian bao lâu các công ty
có thể hoạt động cho đến khi nó cần một vòng tài chính. Chi phí hoạt động hàng ngày
trung bình cho các công ty mới thành lập thường được gọi là tỷ lệ bỏng, có nghĩa là tốc
độ mà tiền mặt bị đốt cháy trong cuộc đua để trở thành lợi nhuận.

Các phương pháp tính khả năng thanh toán dài hạn:
Tỷ lệ khả năng thanh toán dài hạn dự kiến giải quyết khả năng thanh toán dài hạn
của công ty để đáp ứng các nghĩa vụ của mình, hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nó
được gọi là tỷ lệ đòn bẩy tài chính hoặc tỷ lệ đòn bẩy. Chúng tôi xem xét ba biện pháp
thường được sử dụng và một số biến thể.
Total Debt Ratio: tỷ lệ nợ
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản sẽ đưa vào tài khoản tất cả các khoản nợ của tất cả các
kỳ hạn với các chủ nợ. Nó có thể được định nghĩa theo nhiều cách, đơn giản nhất trong
số đó là:
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản =
= = 0.28 lần
Trong trường hợp này, một nhà phân tích có thể nói rằng Prufrock sử dụng 28% nợ.
Cho dù điều này là cao hay thấp hay thậm chí nó gây ra bất kì sự khác biệt nào phụ
thuộc vào các vấn đề cơ cấu vốn, một chủ đề được thảo luận ở phần 6.
Ở Prufrock, trong 1$ tài sản có 0.28$ nợ. Do đó, có 0.72$ trong vốn chủ sở hữu
(1 – 0.28 = 0.72$) cho mỗi 0.28$ nợ. Với điều này trong , chúng ta có thể xác định hai
biến thể hữu ích về các tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và số
nhân vốn chủ sở hữu:
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = = = 0.38 lần
Số nhân vốn chủ sở hữu = = = 1.38 lần

Thực tế là số nhân vốn chủ sở hữu =1 + tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu không phải là một
sự trùng hợp vì:
Số nhân vốn chủ sở hữu = = = 1.38 lần
= = 1 + Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
= 1.38 lần
Những điều cần chú ý ở đây là với bất kỳ một trong ba chỉ số này, bạn ngay lập
tức có thể tính toán hai chỉ số còn lại; như vậy, tất cả đều có mối liên hệ với nhau.
A Brief Digression: Total Capitalization versus Total Assets: Tổng số vốn so với
tổng tài sản
Thường thì các nhà phân tích tài chính lo ngại hơn với nợ dài hạn của một công ti hơn
nợ ngắn hạn của nó, vì các khoản nợ ngắn hạn liên tục sẽ được thay đổi .Ngoài ra,
khoản phải trả của một công ty có thể phản ánh thực tiễn kinh doanh nhiều hơn chính
sách quản lý nợ. Vì những lý do này, tỷ lệ nợ dài hạn thường được tính như sau :


Tỷ lệ nợ dài hạn = = = 0.15 lần
Con số 3,048$ trong tổng nợ dài hạn và vốn chủ sở đôi khi được gọi là tổng vốn của
công ty, và quản lý tài chính thường xuyên sẽ tập trung vào số lượng này chứ không
phải là trên tổng số tài sản .
Để làm phức tạp vấn đề , những người khác nhau (và cuốn sách khác nhau ) sẽ có
nghĩa khác nhau về các tỷ lệ nợ dài hạn. Một số có nghĩa là tỷ lệ của tổng số nợ , một
số chỉ có nghĩa là tỷ lệ nợ dài hạn; và thật không may, một số lượng đáng kể đơn giản
là mơ hồ về cái ý nghĩa của chúng.
Đây là một nguồn gây nhầm lẫn,vì vậy chúng ta chọn hai tên riêng biệt cho hai mức độ .
Các vấn đề giống nhau này được đề cập đến để thảo luận về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
hữu . Các nhà phân tích tài chính thường xuyên tính toán tỷ lệ này chỉ sử dụng là nợ
dài hạn .
Times Interest Earned: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay ( tỷ lệ trả lãi vay)
Một mức độ phổ biến của các khả năng thanh toán dài hạn là số lần lãi đã kiếm được.
Một lần nữa, có thể có một số định nghĩa khác , nhưng chúng tôi sẽ gắn bó với truyền

thống nhất:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = = = 4.9 lần
Như tên gọi cho thấy, tỷ lệ này đo lường mức nghĩa vụ trả các khoản lãi của một công ti
tốt như thế nào, và nó thường được gọi là hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Đối
Prufrock, số lãi được kiểm soát hết 4.9 lần.
Cash Coverage: hệ số khả năng thanh toán lãi vay (có tính đến khấu hao).
Một vấn đề với tỷ lệ TIE là nó được dựa trên EBIT, mà không phải là lượng tiền mặt có
sẵn để trả lãi. Do đó khấu hao - một chi phí không bằng tiền mặt đã được trích ra. Vì lãi
chắc chắn là một dòng tiền ra (đến chủ nợ) nên một cách để xác định hệ số khả năng
thanh toán lãi vay là:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = = = 6.9 lần
Trên tử số, EBIT cộng khấu hao, thường được viết tắt là EBITD (thu nhập trước lãi,
thuế và khấu hao, được đọc là "ebbit-dee"). Nó là thước đo cơ bản về khả năng của
công ty để tạo ra tiền mặt từ các hoạt động, và nó thường được sử dụng như một
thước đo của dòng tiền có sẵn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.
Một biến thể phổ biến trên EBITD là thu nhập trước lãi, thuế, khấu hao, và khấu hao
dần (EBITDA- đọc là "ebbit-dah"). Ở đây đề cập đến một giá trị khấu hao không bằng
tiền mặt tương tự khái niệm khấu hao, ngoại trừ nó được áp dụng cho một tài sản vô
hình (chẳng hạn như một bằng sáng chế) chứ không phải là một tài sản hữu hình
(chẳng hạn như một máy). Lưu ý rằng phần trả lời ở đây không đề cập đến việc trả nợ một chủ đề được thảo luận ở chương sau.

Quản lí tài sản, số vòng quay, mức độ:
Tiếp theo chúng ta chuyển sang hiệu quả mà Prufrock sử dụng tài sản của mình. Các
thước đo trong phần này đôi khi được gọi là tỷ lệ sử dụng tài sản. Những tỷ lệ riêng biệt
mà chúng ta thảo luận , tất cả có thể được hiểu là thước đo của doanh thu. Những gì
họ đang dự định để vạch ra bằng cách nào để một công ti sử dụng tài sản của mình
hiệu quả để tạo ra doanh thu. Đầu tiên, chúng ta nhìn vào hai tài sản quan trọng hiện
nay: hàng tồn kho và phải thu.



Inventory Turnover and Day’s Sales in Inventory: Hệ số vòng quay hàng tồn kho và
kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Trong năm, Prufrock có giá vốn hàng bán là 1344$. Hàng tồn kho vào cuối năm là
422$. Với những con số này , vòng quay hàng tồn kho có thể được tính như sau :
Số vòng quay hàng tồn kho = = = 3.2 lần
Hiểu theo một nghĩa nào đó, Prucfrock đã bán hết hoặc chuyển giao toàn bộ hàng tồn
kho. Khi chúng ta chưa hết hàng trong kho và vì vậy, bỏ việc bán hàng thì tỉ lệ này sẽ
cao hơn, chúng ta quản lí hàng tồn kho hiệu quả hơn.
Nếu chúng ta biết số vòng quay hàng tồn kho trên 3,2 lần trong năm , chúng ta có thể
ngay lập tức
tìm ra bình quân bao lâu nó luân chuyển. Kỳ luân chuyển bình quân hàng tồn kho được
tính như sau:
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = = 115 ngày
Điều này cho chúng ta biết rằng, hàng tồn kho sẽ đứng yên trung bình 115 ngày trước
khi nó được bán .
Ngoài ra, giả sử chúng ta đã sử dụng các số liệu hàng tồn kho và chi phí gần đây nhất,
nó sẽ mất khoảng 115 ngày để bán hết lượng hàng tồn kho hiện tại.
Để đưa ra một ví dụ, tháng 3 năm 2011, ngành công nghiệp ô tô Mỹ đã cung ứng xe hơi
trong 57 ngày, dưới 60 ngày được coi là bình thường. Con số này có nghĩa rằng với tốc
độ hiện tại lúc đó của doanh số bán hàng, có thể mất 57 ngày để cung ứng hết các
nguồn có sẵn.Tất nhiên, có sự khác biệt lớn giữa các mẫu mã, với mẫu mã mới hơn,
hot hơn thì cung ứng ít hơn (và ngược lại). Vì vậy, cũng trong tháng 3 năm 2011, dòng
xe Countryman Mini chỉ mất 14 ngày để bán so với 139 ngày đối với Hybrid Toyota
Camry.
Có thể dễ hiểu hơn là để sử dụng hàng tồn kho trung bình trong việc tính toán doanh
thu. Số vòng quay hàng tồn kho sau đó sẽ là 1,344$ / [( 393$ + 422$ ) / 2 ] = 3.3 lần. Nó
phụ thuộc vào mục đích của việc tính toán. Nếu chúng ta quan tâm trong bao lâu chúng
ta sẽ bán hàng tồn kho hiện tại thì sử dụng các con số cuối cùng (như chúng ta đã làm
lúc đầu ) có lẽ là tốt hơn.
Trong rất nhiều các tỷ lệ mà chúng ta thảo luận trong chương này, con số trung bình có

thể được sử dụng. Một lần nữa, nó phụ thuộc vào việc chúng ta có nhớ về quá khứ
được hay không, trong đó có trường hợp trung bình là phù hợp, hay tương lai, trong đó
có trường hợp con số cuối cùng có thể tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng con số cuối cùng là
phổ biến trong báo cáo của ngành, như vậy, theo mục đích so sánh, con số cuối cùng
nên được sử dụng trong những trường hợp như vậy. Trong mọi trường hợp , sử dụng
các con số cuối cùng là chắc chắn ít công việc hơn, vì vậy chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng
chúng .
Receivables Turnover and Days’ Sales in Receivables: Số vòng quay khoản phải
thu và kì thu tiền bình quân
Mức độ hàng tồn kho cung cấp nhanh một số chỉ số về việc bán sản phẩm. Bây giờ
chúng ta nhìn những gì chúng ta nhân được từ những người bán hàng. Số vòng quay
khoản phải thu được xác định giống như số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay khoản phải thu = = = 12.3 lần


Nói một cách dễ hiểu , Prufrock thu các khoản dư nợ tín dụng của nó và các khoản tiền
được mượn 12,3 lần trong năm.
Tỷ lệ này dễ hiểu hơn nếu chúng ta chuyển nó sang ngày; vì vậy, có khái niệm kì thu
tiền bình quân được tính như sau:
Kỳ thu tiền bình quân = = = 30 ngày
Vì vậy, trung bình Prufrock thu về từ hoạt động tín dụng trong 30 ngày. Như một điều
hiển nhiên, tỷ lệ này thường được gọi là kỳ thu tiền bình quân ( ACP ).
Lưu ý rằng nếu chúng ta đang sử dụng các số liệu gần đây nhất, chúng ta cũng có thể
nói rằng chúng ta sẽ có 30 ngày chưa thu được tiền từ việc bán hàng ở hiện tại. Chúng
ta sẽ tìm hiểu thêm về đề tài này khi chúng ta nghiên cứu về chính sách tín dụng trong
một chương sau .
Ví dụ 3.2 : Số vòng quay các khoản phải trả
Đây là một sự thay đổi về các khoản phải thu . Trung bình bao lâu thì Tổng công ty
Prufrock phải trả các hóa đơn của mình ? Để trả lời , chúng ta cần phải tính toán các
khoản tỷ lệ doanh thu phải nộp bằng giá vốn hàng bán . Chúng ta sẽ cho rằng Prufrock

thu mua tất cả mọi thứ về tín dụng.
Giá vốn hàng bán là 1,344$, và khoản phải trả là 344$. Vậy sự luân chuyển là 1,344$ /
344$ = 3,9 lần. Vì vậy, khoản tiền phải trả được luân chuyển mỗi 365 / 3,9 = 94 ngày.
Tính trung bình thì sau đó, Prufrock mất 94 ngày để trả tiền. Là một chủ nợ tiềm năng,
chúng ta có thể lưu ý về điều thực tế này.

Asset Turnover Ratios: Số vòng quay tài sản
Rời khỏi các tài khoản cụ thể như hàng tồn kho hay các khoản phải thu , chúng ta có
thể xem xét một số tỷ lệ “bức tranh lớn”. Ví dụ, vòng quay NWC (Net Working Capital –
vốn lưu động ròng) là:
Số vòng quay NWC = = = 13.8 lần
Mức độ của tỷ lệ này cho biết bao nhiêu “lưu động” thì chúng ta sẽ tránh khỏi vốn lưu
động. Một lần nữa, giả sử chúng ta không bỏ lỡ việc bán hàng thì giá trị cao được ưu
tiên hơn. (Tại sao ?)
Tương tự, số vòng quay tài sản cố định là:
Số vòng quay tài sản cố định = = = 0.8 lần
Với tỷ lệ này, có thể nói dễ hiểu hơn là với mỗi đô la từ tài sản cố định, Prufrock tạo ra
0,80$ từ việc bán hàng .
Tỷ lệ quản lý tài sản cuối cùng là số vòng quay tổng tài sản được đề cập một chút.
Chúng ta sẽ xem lại sau đó trong chương này và trong các chương tiếp theo. Như tên
cho thấy, số vòng quay tổng tài sản là:
Số vòng quay tổng tài sản = = = 0.64 lần
Nói cách khác, với mỗi đô la trong tài sản , Prufrock tạo ra 0,64$ trong bán hàng.
Để đưa ra một ví dụ về vòng quay tài sản cố định và số vòng quay tổng tài sản, dựa
trên báo cáo tài chính gần đây, Southwest Airlines có số vòng quay tổng tài sản là 0,8
so với 0,9 của IBM . Tuy nhiên, mức đầu tư cao hơn vào tài sản cố định trong một hãng


hàng không được phản ánh ở số vòng quay tài sản cố định của Southwest Airlines là
1,2, so với IBM là 7.1 .

Ví dụ 3.3: Giả sử bạn thấy rằng một công ty tạo ra 0,40$ doanh thu cho mỗi đô la trong
tổng tài sản. Công ty này chuyển giao tổng tài sản của mình bao nhiêu lần?
Số vòng quay tổng tài sản ở đây là 0,40 lần mỗi năm. Phải mất 1/0,40 = 2,5 năm để
chuyển đổi hoàn toàn tổng tài sản.

Tỷ suất sinh lợi:
Ba biện pháp mà chúng ta thảo luận trong phần này có lẽ là được biết đến nhiều nhất
và rộng rãi nhất đã sử dụng tất cả các chỉ tiêu tài chính. Trong dạng này hay dạng khác,
họ đang dự định đo lường tính hiệu quả của một công ty sử dụng các tài sản và quản lý
hoạt động của nó. Điểm mấu chốt trong nhóm này là thu nhập ròng.
Profit Margin: Lợi nhuận biên
Lợi nhuận biên = = = 15.7%
Điều này cho chúng ta biết rằng Prufrock đã tạo ra ít hơn 16 cent lợi nhuận một chút
cho mỗi đô la doanh thu.
Tất cả những thứ khác là như nhau, một tỷ suất lợi nhuận tương đối cao là điều mong
muốn. Tình huống này tương ứng với tỷ lệ chi phí thấp so với doanh thu. Tuy nhiên,
chúng ta đã vội vàng thêm vào những thứ khác không như nhau.
Ví dụ, việc giảm giá hàng bán thường sẽ làm tăng khối lượng đơn vị nhưng sẽ thu lợi
nhuận ít.Tổng lợi nhuận (hoặc, quan trọng hơn là quản lí dòng tiền) có thể đi lên hoặc
xuống; nên thực tế là lợi nhuận ít không hẳn là xấu. Sau tất cả, có thể nói rằng: "Giá
của chúng ta rất thấp, vì vậy chúng ta bị lỗ từ tất cả mọi thứ chúng ta bán, nhưng chúng
ta làm tăng khối lượng" không ?
Return on Assets (ROA): tỷ suất sinh lời trên tài sản: là thước đo lợi nhuận trên mỗi
đơn vị tài sản. Nó có thể được định nghĩa theo nhiều cách, nhưng phổ biến nhất là:
ROA =
==10,12%
Return on Equity (ROE): tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu
Cổ đông dùng chỉ số này để làm thước đo mức sinh lời của doanh nghiệp từng năm.
Bởi vì mục tiêu của cổ đông là hưởng lợi, nên ROE là chỉ số quan trọng. ROE được
tính như sau:

ROE =
= = 14%
Với mỗi đô la trong vốn chủ sở hữu, Prufrock tạo ra 14% trên lợi nhuận; nhưng một lần
nữa điều này là chỉ đúng về kế toán.
Bởi vì ROA và ROE là số thường được trích dẫn, chúng ta nhấn mạnh rằng điều quan
trọng là hãy nhớ chúng là tỷ suất lợi nhuận. Vì lý do này, các chỉ số này nên được gọi là
tỷ suất sinh lời trên tài sản trên sổ sách và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trên sổ
sách. Trong thực tế, ROE đôi khi được gọi là tỷ suất sinh lợi trên giá trị tài sản ròng. Dù
được gọi nhiều cách, nhưng sẽ không phù hợp để so sánh kết quả, ví dụ, một mức lãi


suất quan sát được trong các thị trường tài chính. Chúng ta sẽ có nhiều điều để nói về
giá hạch toán lợi nhuận trong các chương sau.
Thực tế là ROE vượt ROA về việc phản ánh sử dụng đòn bẩy tài chính của Prufrock.
Chúng ta sẽ xét mối quan hệ giữa hai biện pháp này một cách chi tiết hơn trong thời
gian ngắn.
Ví dụ 3.4: ROA và ROE
Bởi vì ROE và ROA thường được dùng để đo lường hiệu suất trong khoảng thời gian
trước đó, nó lần lượt dựa vào tổng vốn chủ sở hữu bình quân và tổng tài sản trung
bình. Đối với Prufrock, làm thế nào bạn tính toán?
Đầu tiên chúng ta tính tổng VCSH bình quân và tổng tài sản bình quân:
Tổng tài sản bình quân = (3,373$ + 3,588$)/2 = 3,481$
Tổng VCSH bình quân = (2,299$ + 2,591$)/2 = 2,445$
ROA = = 10,43%
ROE = = 14,85%
Đây là cao hơn so với tính toán trước đó vì tài sản và vốn chủ sở hữu đã tăng trưởng
trong năm, vì vậy các giá trị trung bình thấp hơn các giá trị cuối cùng.

Định giá giá trị thị trường:
Nhóm cuối cùng về các thước đo một phần được dựa trên những thông tin không nhất

thiết phải có trong báo cáo tài chính-các giá thị trường trên mỗi cổ phiếu chứng khoán.
Rõ ràng, những biện pháp này có thể được tính trực tiếp chỉ cho các công ty giao dịch
công khai.
Chúng tôi giả định rằng Prufrock có 33 triệu cổ phiếu và các chứng khoán được bán
với $ 88 mỗi cổ phiếu vào cuối năm nay. Nếu chúng ta nhớ lại rằng thu nhập ròng
Prufrock là 363.000.000 $, chúng ta có thể tính toán thu nhập trên mỗi cổ phiếu:
EPS =
Price–Earnings Ratio: Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (PE ratio): chỉ số đầu
tiên của định giá giá trị thị trường , the price-earnings (PE) ratio, được định nghĩa:
PE ratio =
Chúng ta sẽ nói rằng cổ phiếu Prufrock bán được bằng 8 lần thu nhập, hoặc chúng ta
có thể nói rằng cổ phiếu Prufrock có hoặc "mang" PE là 8.
PE khác nhau đáng kể giữa các công ty, nhưng, trong năm 2011, một công ty lớn điển
hình tại Hoa Kỳ đã có một PE trong khoảng 15-20. Điều này là cao ở tiêu chuẩn lịch sử,
nhưng không đáng kể như vậy. PEs thấp là khoảng 5 trong năm 1974. PEs cũng khác
nhau ở các quốc gia. Ví dụ, PEs của Nhật Bản trong lịch sử cao hơn nhiều so với các
đối thủ của họ tại Mỹ.
Vì thước đo tỷ lệ PE cho biết các nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đô la thu
nhập hiện tại, PE cao hơn thường được dùng để chỉ chắc chắn khách hàng tiềm năng
đáng kể cho sự phát triển trong tương lai. Tất nhiên, nếu chắc chắn không có hoặc hầu
như không có thu nhập, PE của nó có lẽ sẽ là khá lớn; như vậy, sự thận trọng là cần
thiết trong việc giải thích tỷ lệ này.


Đôi khi các nhà phân tích chia tỷ lệ PE bởi tốc độ tăng trưởng thu nhập trong tương lai
dự kiến (sau khi nhân tốc độ tăng trưởng 100). Kết quả là tỷ lệ PEG. Giả sử tỷ lệ tăng
trưởng dự kiến của Prufrock trong EPS là 6 phần trăm. Tỷ lệ PEG của nó sau đó sẽ là
8/6 = 1.33. Ý tưởng đằng sau tỷ lệ PEG là dù mức PE là cao hay thấp cũng phụ thuộc
vào tốc độ tăng trưởng dự kiến trong tương lai. Tỷ lệ PEG cao cho rằng PE là quá cao
so với tốc độ tăng trưởng, và ngược lại.

Price–Sales Ratio: Chỉ số giá bán
Trong một số trường hợp, các công ty sẽ có lợi nhuận âm trong thời gian dài, do đó tỷ
lệ PE của họ không phải là có ý nghĩa. Một ví dụ gần đây là khởi đầu. Những công ty
này thường có một số doanh thu, do đó các nhà phân tích sẽ thường xuyên nhìn vào tỷ
lệ giá bán:
Chỉ số giá bán =
Trong trường hợp Prufrock, giá bán hàng là 2311 $, do đó, đây là tỷ lệ giá bán:
Tỷ lệ giá bán = 88$ / (2,311$ / 33) = 88$ / 70$ = 1,26
Như vậy với tỷ số PE, dù một tỷ lệ giá bán đặc biệt là cao hay thấp thì cũng phụ thuộc
vào các ngành công nghiệp liên quan.
Market-to-Book Ratio: Hệ số giá ghi sổ trên thị trường
Một thước đo giá trị thị trường thường được trích dẫn thứ ba là hệ số giá ghi sổ trên
thị trường
Hệ số giá ghi sổ trên thị trường =
Chú ý rằng giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu là tổng số vốn chủ sở hữu (không chỉ là cổ
phiếu phổ thông) chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành.
Bởi vì giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu là một số kế toán, nó phản ánh chi phí trước đó.
Trong một ý nghĩa rộng, hệ số giá ghi sổ trên thị trường so sánh giá trị thị trường của
các khoản đầu tư của công ty về chi phí của họ. Một giá trị nhỏ hơn 1 có nghĩa là các
công ty đã không thành công trong việc tạo ra giá trị tổng thể cho các cổ đông của
mình.
Hệ số giá ghi sổ trên thị trường trong những năm gần đây xuất hiện cao so với giá trị
quá khứ. Ví dụ, đối với 30 công ty lớn nhất, 30 cổ phiếu "Blue chip" được lựa chọn để
xây dựng nên chỉ số công nghiệp DowJones, các định mức lịch sử là 1,7; Tuy nhiên, hệ
số giá ghi sổ trên thị trường cho nhóm này gần đây đã được hai lần định mức này.
Một tỷ lệ, được gọi là Tobin’s Q, giống như hệ số giá ghi sổ trên thị trường, Tobin’s Q
là giá trị thị trường của tài sản của công ty chia cho chi phí cơ hội của họ:
Tobin’s Q =
=
Chú ý rằng chúng ta sử dụng hai tử số tương đương ở đây: giá trị thị trường của tài sản

công ty và giá trị thị trường của nợ và vốn chủ sở hữu của nó.


Về mặt khái niệm, các tỷ lệ Q là vượt trội so với hệ số giá ghi sổ trên thị trường vì nó
tập trung vào những giá trị của công ty hiện nay so với những gì nó sẽ có chi phí cơ
hội. Những công ty có tỷ lệ Q cao có xu hướng, một là có được cơ hội đầu tư hấp dẫn
hoặc không có lợi thế cạnh tranh (hoặc cả hai). Ngược lại, hệ số giá ghi sổ trên thị
trường thường chỉ tập trung vào chi phí trong lịch sử, đó là ít có liên quan.
Tuy nhiên, như một vấn đề thực tế, tỷ lệ Q rất khó để tính toán với độ chính xác bởi vì
ước tính chi phí cơ hội tài sản của công ty không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Ngoài
ra, giá trị thị trường cho các khoản nợ của doanh nghiệp thường không quan sát được.
Giá trị ghi sổ có thể được sử dụng thay thế trong những trường hợp như vậy, nhưng độ
chính xác có thể bị ảnh hưởng.
Enterprise Value–EBITDA Ratio: Giá trị doanh nghiệp – tỷ lệ EBITDA, giá trị doanh
nghiệp của công ty là sự ước lượng giá trị thị trường của tài sản hoạt động của công
ty. Tài sản hoạt động, có nghĩa là tất cả các tài sản của công ty trừ tiền. Tất nhiên, đó là
không thực tế để làm việc với các tài sản cá nhân của một công ty bởi vì giá trị thị
trường sẽ thường không có sẵn. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng phía bên tay
phải của bảng cân đối và tính toán giá trị doanh nghiệp như:
Giá trị doanh nghiệp = Tổng giá trị thị trường của chứng khoán
+ giá trị sổ sách của các khoản nợ - Tiền
Chúng ta sử dụng các giá trị sổ sách cho các khoản nợ bởi vì chúng ta thường không
thể nhận được các giá trị thị trường, ít nhất là không phải cho tất cả chúng. Tuy nhiên,
giá trị sổ sách thường là một xấp xỉ hợp lý cho giá trị thị trường khi nói đến trách nhiệm
pháp lý, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Chú ý rằng tổng các giá trị của các giá trị
thị trường của chứng khoán và các khoản nợ bằng với giá trị tài sản của công ty từ các
sắc bảng cân đối. Một khi chúng ta có con số này, chúng ta loại trừ tiền mặt để có được
giá trị doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp thường được sử dụng để tính toán tỷ số EBITDA (hoặc nhiều
hơn):

Tỷ lệ EBITDA = giá trị doanh nghiệp/ EBITDA
Tỷ lệ này tương tự với tỷ lệ PE, nhưng nó liên quan giá trị của tất cả các tài sản hoạt
động (giá trị doanh nghiệp) đến một thước đo của các dòng tiền hoạt động tạo ra bởi
những tài sản.
BẢNG 3.8: Chỉ tiêu tài chính phổ biến
Khả năng thanh toán ngắn hạn, hoặc
tính thanh khoản và tỷ lệ:
Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán nhanh:


Tỷ lệ tiền mặt =

 Khả năng thanh toán dài hạn, hoặc đòn
bẩy tài chính và tỷ lệ:
Tỷ lệ nợ
Tỷ lệ nợ/VCSH
Số nhân vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ dài hạn


Vốn lưu động ròng trên tổng tài sản

Tỷ lệ trả lãi vay
Tỉ lệ trả lãi vay

Khoảng thời gian vận hành
 Quản lý tài sản hoặc số vòng quay và tỷ
lệ:
Số vòng quay hàng tồn kho


 Tỷ suất lợi nhuận:
Lợi nhuận biên
Tỷ suất sinh lời trên Tổng TS (ROA)

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)

Số vòng quay các khoản phải thu

ROE

Kỳ thu tiền bình quân

 Tỷ lệ giá trị thị trường:
Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu

Vòng quay vốn lưu động ròng

Tỷ lệ PEG

Vòng quay TSCĐ
Vòng quay tổng tài sản

Chỉ số giá bán
Hệ số giá ghi sổ trên thị trường
Tỷ lệ Tobin’s Q
Giá trị doanh nghiệp-tỷ lệ EBITDA


KẾT LUẬN
Điều này hoàn thành định nghĩa của chúng ta về một số tỷ lệ chung. Chúng ta có thể
cho bạn biết về chi tiết của chúng, nhưng đây là đủ cho bây giờ. Chúng ta sẽ tiếp tục
thảo luận về một số cách sử dụng các tỷ lệ này thay vì chỉ làm thế nào để tính toán
chúng. Bảng 3.8 tóm tắt các tỷ lệ, chúng ta đã thảo luận.
Câu hỏi:
3.3a) Năm nhóm tỷ lệ là gì? Cung cấp cho hai hoặc ba ví dụ của từng loại.
3.3b) Với tổng số nợ, hai tỷ lệ khác nhau có thể được tính toán như thế nào? giải
thích


3.3c) Tất cả tỷ lệ doanh thu đều có một trong hai con số cho người ta tính. Hai con số
đó là gì? Chỉ số đó đo lường cái gì ? Làm thế nào để bạn giải thích kết quả?
3.3d) Tất cả tỷ lệ sinh lời đều có cùng một con số cho người ta tính. Nó là gì? Chỉ số
đó đo lường cái gì? Làm thế nào để bạn giải thích kết quả?

3.4. Phân tích Dupont:
Như chúng ta đã đề cập trong phần thảo luận về ROE và ROA, sự khác biệt
giữa 2 phương pháp tỷ suất sinh lời này là sự phản ánh của việc sử dụng vốn, hoặc
đòn bẩy tài chính. Chúng ta có thể minh họa quan hệ giữa các biện pháp trong phần
này bằng cách phân tích ROE.

Cái nhìn rõ hơn về ROE:
Để bắt đầu, hãy nhớ lại định nghĩa về ROE
ROE =
Nếu chúng ta định nghĩa như vậy, chúng ta có thể nhân tỷ lệ này với mà không
làm thay đổi bất cứ điều gì:
ROE = = x = x
Chú ý rằng chúng ta đã chứng tỏ ROE là sản phẩm của 2 tỷ lệ - ROA và tỷ số
đòn bẩy tài chính:

ROE = ROA x Tỷ số đòn bẩy tài chính = ROA x (1 + tỷ lệ nợ trên VCSH)
Hãy nhìn lại Profrok, ví dụ, chúng ta thấy rằng tỷ lệ nợ trên VCSH là 0.39 và
ROA là 10.12%. Công việc của chúng ta ở đây là tính ROE của Profrok:
ROE = 10.12% x 1.39 = 14,07%
Sự khác biệt giữa ROE và ROA có thể là đáng kể, đặc biệt với một số doanh
nghiệp nhất định. Ví dụ, năm 2010, American Express có ROA là 2.38%, là điển hình
cho các tổ chức tài chính. Tuy nhiên các tổ chức tài chính có xu hướng vay mượn và
kết quả là có số nhân VCSH tương đối lớn. Chẳng hạn như American Express, ROE
khoảng 24.81%, gấp đòn bẩy tài chính 8.92 lần.
Chúng ta có thể phân tách ROE bằng cách nhân tử và mẫu với doanh thu
ROE = x x
Nếu chúng ta sắp xếp lại, ROE sẽ là:
ROE = x x
Trong đó x
ROE = Tỷ suất lợi nhuận x Vòng quay tài sản x Tỷ số Đòn bẩy tài chính
Những gì chúng ta thực hiện là phân chia ROA thành 2 bộ phận cấu thành của
nó – tỷ suất lợi nhuận và vòng quay tổng tài sản. Những gì trên đây được gọi là mô
hình DuPont và được sử dụng phổ biến.
Chúng ta có thể kiểm tra mối quan hệ của Prufrok bằng cách ghi nhận tỷ suất lợi
nhuận là 15.7% và vòng quay tổng tài sản là 0.64
ROE = Tỷ suất lợi nhuận x Vòng quay tổng tài sản x Tỷ số đòn bẩy tài chính


ROE = 15.7%
x
0.64
x 1.39
ROE = 14%
14% là chính xác với những gì chúng ta tính trước đó.
Phân tích DuPont cho chúng ta biết rằng ROE bị ảnh hưởng bởi 3 điều:

1 Hiệu quả hoạt động ( được đo bằng tỷ suất lợi nhuận)
2 Hiệu quả sử dụng tài sản ( được đo bằng vòng quay tổng tài sản)
3 Đòn bẩy tài chính ( được đo bằng đòn bẩy tài chính)
Sự yếu kém trong việc điều hành hoặc hiệu quả sử dụng tài sản ( hoặc cả hai)
sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và ROE sẽ thấp.
Xét về phân tích DuPont, ROE có thể được thúc đẩy lên bằng cách gia tăng số
lượng nợ tại công ty. Tuy nhiên, chú ý rằng, sự gia tăng nợ cũng làm tăng chi phí lãi
vay, giảm tỷ suất lợi nhuận, những hành động làm giảm ROE. Vì vậy ROE có thể đi
lên hoặc đi xuống. Quan trọng hơn, việc sử dụng nợ tài chính có 1 số tác dụng
khác, và như chúng ta đã bàn luận một vài dòng ở phần 6, đòn bẩy 1 công ty sử
dụng được điều chỉnh bởi chính sách cơ cấu vốn.
Sự phân tách ROE chúng ta đã thảo luận trong phần này là 1 cách thuận tiện để
tiếp cận hệ thống phân tích BCTC. Nếu ROE không làm hài lòng bằng 1 số biện
pháp thì sau đó, phân tích DuPont sẽ cho bạn biết nơi bắt đầu tìm kiếm các lí do.
General Motors cung cấp một ví dụ tốt về cách phân tích DuPont rất hữu ích và
cũng minh họa tại sao cần thận trọng khi giải thích các giá trị ROE. 1989, GM có
ROE là 12.1%. 1993, ROE của nó cải thiện đến 44.1%, 1 sự cải thiện đáng kể. Kiểm
tra chặt chẽ hơn, tuy nhiên chúng ta thấy rằng, so với cùng kỳ, tỷ suất lợi nhuận của
GM đã giảm từ 3.4 xuống còn 1.8%. Và ROA đã giảm từ 2.4 xuống 1.3%. Sự suy
giảm trong ROA đã được tiết chế bởi sự gia tăng của vòng quay tổng tài sản từ 0.71
lên 0.73 trong giai đoạn đó.
Với thông tin này, làm thế nào mà ROE của GM đã tăng rất mạnh?
Từ sự hiểu biết của chúng ta về phân tích DuPont, đòn bẩy tài chính của GM
tăng lên đáng kể. Trong thực tế, những gì đã xảy ra là giá trị vốn chủ sở hữu của
GM đã gần như bị xóa sổ qua đêm vào năm 1992 bởi những thay đổi trong điều
hành kế toán của khoản nợ lương hưu. Nếu giá trị vốn chủ sở hữu của một công ty
giảm mạnh, hệ số vốn chủ sở hữu của nó tăng lên. Trong trường hợp của GM, số
nhân đi từ 4,95 trong 1.989 đến 33,62 trong năm 1993. Tóm lại, sự "cải thiện" đáng
kể trong ROE của GM gần như hoàn toàn là do sự thay đổi kế toán có ảnh hưởng
đến đòn bẩy tài chínhcvà không thực sự đại diện cho một sự cải tiến trong hoạt

động tài chính .


×