Tải bản đầy đủ (.pptx) (49 trang)

các loại thuế chủ yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.09 KB, 49 trang )

Chương 3
Các loại thuế chủ yếu

Ths. Trần Trọng Nam
Bộ môn Tài chính
Khoa kế toán & QTKD


Nội dung và mục tiêu của chương



3.1 Thuế tiêu dùng



3.2 Thuế thuế thu nhập



3.3 Thuế tài sản



Mục đích:



Các loại thuế chủ yếu ở Việt Nam sắp xếp theo tiêu chí cơ sở tính thuế: Thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản.




Khái niệm, đặc điểm và phương thức đánh thuế của từng loại thuế



Tổng quan về các sắc thuế phổ biến trong từng loại thuế


3.1 Thuế tiêu dùng



3.1.1 Khái niệm và đặc điểm



3.1.2 Nguyên tắc đánh thuế tiêu dùng



3.1.3 Phân loại thuế tiêu dung


3.1.1 Khái niệm và đặc điểm


Khái niệm: “Thuế tiêu dùng (còn gọi là thuế đánh trên chi tiêu) là loại thuế gồm các sắc
thuế dựa trên các khoản chi tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để đánh thuế”




Động viên thêm một bộ phận thu nhập của người chịu thuế qua việc mua sắm hàng hóa
và dịch vụ



Là công cụ giúp Nhà nước điều chỉnh cơ cấu giữa tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư của toàn
xã hội.


3.1.1 Khái niệm và đặc điểm

 Đặc điểm
 Thuế tiêu dùng luôn luôn gắn liền với quá trình trao đổi hàng hóa và được
cấu thành trong giá mua hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả

 Thuế tiêu dùng là loại thuế gián thu.
 Thuế tiêu dùng là một loại thuế thực.
 Thuế tiêu dùng thường mang tính lũy thoái so với thu nhập.
 Thuế tiêu dùng có phạm vi đánh thuế rộng.


3.1.2 Nguyên tắc đánh thuế tiêu dùng

Xác định phạm vi đánh thuế liên quan chặt chẽ đến địa điểm xảy ra hoạt
động trao đổi, giao dịch:

 Nguyên tắc đánh thuế tiêu dùng
 Nguyên lý đánh thuế theo xuất xứ
 Nguyên lý đánh thuế theo điểm đến



Nguyên lý đánh thuế theo xuất xứ


Đánh thuế tiêu dùng dựa vào nơi cư trú của người sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ,
không phân biệt hàng hóa, dịch vụ đó được tiêu dùng trong nước hay nước ngoài:





Mọi hàng hóa được sản xuất khi bán ra đều bị đánh thuế.
Không quan tâm đến việc hàng hóa sẽ được tiêu dùng ở đâu và vào thời điểm nào.

Hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế:




Tăng thâm hụt cán cân vãng lai.
Những nước không có lợi thế cạnh tranh, việc vận dụng nguyên lý này không mang lại hiệu
quả


Nguyên lý đánh thuế theo điểm đến


Đánh thuế tiêu dùng căn cứ vào nơi thực hiện hành vi tiêu dùng:




Thuế đánh vào tất cả các hàng hóa và dịch vụ ở nơi người tiêu dùng cư trú, không phân biệt hàng hóa đó được sản
xuất trong nước hay được sản xuất ở nước ngoài




Hàng hóa xuất khẩu không phải chịu thuế còn hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong nước thì phải chịu thuế

Các khoản thuế đánh vào hàng nhập khẩu đều căn cứ vào điểm đến của các hàng hóa đó



VAT: cơ bản lấy nguyên tắc đánh thuế theo điểm đến làm căn cứ thực thi quyền đánh thuế:



Thuế đánh ở tất cả các khâu = Thuế cần thu ở “điểm đến”



Nếu như giai đoạn đánh thuế cuối cùng là giai đoạn xuất khẩu thì số thuế thu được từ trước sẽ được trả lại
thông qua cơ chế khấu trừ hoặc hoàn thuế ( thuế VAT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là 0% và cho phép
khấu trừ hoặc hoàn lại phần thuế GTGT đã có trong hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ)


Nên đánh thuế theo nguyên lý nào?



Đánh thuế theo nguyên lý điểm đến sẽ hợp lý hơn vì:

 Ngoài việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ cá nhân, người tiêu dùng còn sử dụng hàng hóa
dịch vụ công cộng do Nhà nước cung cấp.

 Nếu đánh thuế theo nguyên lý xuất xứ thì người tiêu dùng ở nước khác có nguy cơ
phải chịu thuế của nước này.



Đánh thuế tiêu dùng theo nguyên lý xuất xứ sẽ phù hợp hơn vì:

 Thu hồi lại một phần chi phí mà Nhà nước nơi sản xuất đã bỏ ra. Người tiêu dùng ở
nước ngoài nếu có phải chịu thuế này cũng là bình thường.


3.1.3 Các loại thuế tiêu dùng

 Thuế giá trị gia tăng
 Thuế tiêu thụ đặc biệt
 Xuất nhập khẩu


Thuế giá trị gia tăng

 Đặc điểm
 Đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ
sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

 Là hình thức thuế có mục tiêu điều tiết chung

 Cơ sở tính thuế là giá trị tiêu dùng


Thuế giá trị gia tăng

 Đối tượng chịu thuế và nộp thuế


Đối tượng chịu thuế GTGT là các loại hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.



Đối tượng không chịu thuế GTGT

 Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ
chế thông thường (phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt…)

 Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, mối tinh, muối i-ốt
 …..


Đối tượng nộp thuế GTGT

 Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế
 Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế


Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ và phương pháp tính thuế



Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất



Giá tính thuế: được xác định theo từng loại dịch vụ





Hoàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT



Hàng bán trả góp là giá bán chưa thuế theo phương thức thu tiên ngay



Hàng nhập khẩu dựa trên nguyên tắc giá CIF



….

Thuế suất



Thuế suất O%: hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, dịch vụ cấp tín

dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh, bưu chính viễn thông…



Thuế suất 5%: đánh vào hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước vẫn còn tạo điều kiện phát triển: nước sạch, thiết bị, công cụ dùng trong y tế,
dạy học, các hoạt động mang tính công cộng…



Thuế suất 10%: các mặt hàng tieu dùng, trừ những mặt hàng không chịu thuế 0% và 5%


Thuế giá trị gia tăng


Phương pháp tính thuế



Phương pháp khấu trừ

 Áp dụng cho những doanh nghiệp có công tác kế toán hoàn chỉnh, phải đăng ký với cơ quan thuế.
 Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng (=) thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
 Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng (=) giá tính thuế cuả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng cuả hàng
hoá, dịch vụ đó.



Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT




Áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể mà công tác kế toán chưa hoàn chỉnh.


Thuế giá trị gia tăng


Miên giảm thuế

 Việc xét giảm thuế được căn cứ vào kết quả kinh doanh và quyết toán thuế cuả cơ sở kinh doanh; đối với
những cơ sở chưa có quyết toán mà dự toán năm phát sinh lỗ, để giảm bớt khó khăn về tài chính cho cơ sở,
cơ quan thuế xem xét, giải quyết cho tạm giảm thuế. Mức cho tạm giảm được căn cứ vào dự toán năm và
tình hình thực tế kinh doanh năm trước cuả cơ sở, nhưng tối đa không quá 70% số dự tính được giảm theo
luật định.


Thuế giá trị gia tăng


Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế



Đăng ký nộp thuế

 Đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý
 Tránh bỏ sót các cơ sở kinh doanh và tránh thu thuế trùng lặp giữa các cơ quan thuế
 Đăng ký chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh




Kê khai thuế

 Kê khai thuế theo quý


Tổng doanh thu năm liền lề nhỏ hơn 50 tỷ



Các doanh nghiệp mới thành lập

 Kê khai thuế theo tháng


Tổng doanh thu năm liền kề lớn hơn 50 tỷ


Thuế giá trị gia tăng






Nộp thuế




Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo



Nộp thuế theo từng lần với hàng nhập khẩu



Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ
tính thuế tiếp theo

Quyết toán thuế



Thực hiện hàng năm với cơ quan thuế



60 ngày kể từ ngày kết thúc năm, phải nộp báo cáo quyết toán

Hoàn thuế



Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ


Thuế tiêu thụ đặc biệt
Đặc điểm




Loại thuế riêng biệt để hạn chế tiêu dùng một số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước thấy
cần thu hẹp cung hoặc cầu:

 Các loại sản phẩm, dịch vụ không có lợi cho sức khỏe,
 Các loại sản phẩm, dịch vụ không có lợi về xã hội, về phong tục, tập quán, sinh hoạt như bài
bạc, cá cược…,

 Những loại sản phẩm, dịch vụ gây lãng phí cho xã hội, hay hiện tại gây khó khăn cho hoạt
động kinh tế - xã hội: ô tô…
Thuế TTĐB được thu một lần vào khâu sản xuất hoặc nhập khẩu nên không gây ra trùng lắp qua
các khâu


Thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối tượng chịu thuế
- Hàng hóa sản xuất trong nước: thuốc lá, xì gà, rượu, bia, bài lá, vàng mã…
- Hàng hóa nhập khẩu: Ô tô dưới 24 chỗ, xăng, điều hòa nhiệt độ (90.000 BTU trở xuống)…
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ: vũ trường, casino, kinh doanh vé đặt cược…
Đối tượng nộp thuế
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt


Thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ tính thuế: Giá của hàng hóa, dịch vụ và thuế suất
- Giá tính thuế: đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có
thuế giá trị gia tăng
- Thuế suất



Thuế tiêu thụ đặc biệt




Hoàn thuế



Hàng tạm nhập tái xuất



Hàng đã nộp thuế TTĐB theo khai báo nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo, hàng bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng



Xuất khẩu trả lại nước ngoài



Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hang xuất khẩu

Đăng ký, kê khai, nộp thuế


Thuế xuất nhập khẩu





Là hình thức thuế có mục tiêu bảo hộ.



Việc can thiệp của Nhà nước bằng thuế nhập khẩu là nhằm giảm bớt sự chênh lệch giá cả
mà lợi thế cạnh tranh thuộc về hàng nhập khẩu.

Mục tiêu ban đầu chủ yếu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thâm hụt ngoại thương và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế =>thuế xuất, nhập khẩu
được sử dụng như một công cụ bảo hộ nền sản xuất nội địa và thực hiện đường lối kinh tế
đối ngoại.

=> Mục tiêu cơ bản là bảo hộ cho hoạt động sản xuất nội địa, còn mục tiêu ngân khố càng trở
nên thứ yếu.


3.2 Thuế thu nhập

1.

Khái niệm và đặc điểm thuế thu nhập

2.

Nguyên tắc đánh thuế thu nhập

3.


Phân loại thuế thu nhập


1. Khái niệm, đặc điểm


Tổng quan về thu nhập
“Thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong một khoảng thời gian nhất định” - Paul.A.Samuelson

Đặc điểm:





Thu nhập luôn gắn với một chủ thể nhất định
Biểu hiện dưới hình thức giá trị
Được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại


Tổng quan về thu nhập


Phân loại thu nhập



Căn cứ vào nguồn tạo ra thu nhập: thu nhập từ lao động; thu nhập từ tài sản; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ đầu tư… và các thu
nhập khác




Căn cứ vào tính đều đặn của việc phát sinh thu nhập: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên



Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ phát sinh thu nhập: thu nhập phát sinh trong nước và thu nhập phát sinh ở nước ngoài



Căn cứ vào chủ thể được hưởng thu nhập: thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp…



Căn cứ vào các quy định của pháp luật về sự hình thành thu nhập: thu nhập hợp pháp và thu nhập bất hợp pháp


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×