Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bài thi lien môn vể ô nhiễm MT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 27 trang )

I.
II.

Tên tình huống: “Xây dựng môi trường trường học xanh – sạch – đẹp”
Mục tiêu giải quyết tình huống:

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước
đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em” (Trích thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai
trường đầu tiên). Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ
góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ, thế hệ măng non. Thế kỉ
21- thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có
thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần phải đòi hỏi sự chung sức đồng lòng
của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nòng cốt, là những
chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ
quốc.
Để đào tạo được đội ngũ thế hệ trẻ đầy đủ năng lực, có cả đức, trí, thể, mĩ thì đó là
nhiệm vụ cũng là trách nhiệm của nhà trường. Nhà trường không chỉ cung cấp cho các bạn học
sinh kiến thức văn hóa, mà còn là môi trường sinh hoạt tập thể, là nơi học sinh được giao lưu,
kết bạn, được vui chơi, giải trí. Nếu xét quỹ thời gian học tập hiện nay của học sinh THCS thì
gần 1/3 quỹ thời gian của học sinh là sinh hoạt trên trường. Vậy xây dựng môi trường trường
học “xanh – sạch – đẹp” không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn là nhiệm vụ của mỗi
học sinh.
Bên cạnh đó, xây dựng môi trường trường học “xanh – sạch – đẹp” còn góp phần tạo
cảnh quan, bảo vệ môi trường trong tình hình ô nhiễm môi trường như hiện nay.

III.

Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống

a.



Tổng quan:

Như chúng ta đã biết, Trái Đất ngày càng nóng lên do bị phủ một tấm “chăn dày” ô
nhiễm xung quanh. Môi trường ô nhiễm có nguyên nhân chính là do y thức của con người gây
ra, từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và cả các hoạt động sống hàng ngày. Môi trường
bị ô nhiễm gây tác hại rất nghiêm trọng đến sự sống của con người. Tuy nhiên, giới trẻ như
ngày nay vẫn còn mơ hồ, chưa thấy được hậu quả to lớn của nó vì vậy nhiều bạn chưa có y
thức bảo vệ môi trường kể cả những hành động nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày của mình.
Xây dựng môi trường trường học “xanh – sạch – đẹp” gồm ba vấn đề chính: Thế nào là
trường học xanh? Thế nào là trường học sạch? Thế nào là trường học đẹp? Giải quyết ba vấn đề
này cũng chính là việc chúng ta đi tìm câu trả lời cho ba vấn đề: Giới trẻ làm gì để bảo vệ môi
trường xung quanh, cụ thể là môi trường tại trường học; giới trẻ làm gì để tiết kiệm năng lượng
và sử dụng nguồn năng lượng sạch; giới trẻ làm gì để tạo cảnh quan đẹp tại trường học.
b.

Các kiến thức liên quan đến tình huống đặt ra.

Bằng những kiến thức môn học như Sinh học, Hóa học, Vật ly, Địa ly, GDCD, Tin học,
Ngữ văn và những kiến thức thực tế để thuyết trình, hùng biện cho các bạn học sinh thấy được


tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm, từ đó có biện pháp hạn chế và nâng cao y thức bảo vệ
môi trường của mỗi người.

IV.

Những giải pháp giải quyết tình huống:

a.


Giải pháp 1: Thấy được tác hại khi môi trường bị ô nhiễm

Đưa ra những hình ảnh và những sự kiện gây tác hại đến con người để các bạn nhận biết
và nêu được những tác hại đó nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường.
Những tác hại của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của con người:

Không khí bị ô nhiễm nặng nề
b.

Ô nhiễm nước làm cá chết hàng loạt

Giải pháp 2: Thấy được tác hại khi sử dụng năng lượng lãng phi

Đưa ra những hình ảnh và những sự kiện gây tác hại đến con người để các bạn biết và
nêu được những tác hại đó nguyên nhân chính là do sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên và năng
lượng.
Sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên môi trường và năng lượng gây tác hại đến con người:

Hạn hán làm ảnh hưởng đến cây cối

Nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang

c.
Giải pháp 3: Phân tich hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm, sử dụng lãng
phi nguồn tài nguyên và năng lượng
Vận dụng kiến thức hóa học, sinh học để thuyết trình về tác hại của các chất thải
đối với sức khỏe của con người



Không khí bị ô nhiễm gây bệnh đường hô hấp

Vận dụng kiến thức địa lí, vật ly để thuyết trình về tác hại của các chất thải đối
với những thảm họa về thiên nhiên như: hiện tượng bão, lũ, động đất, hiện tượng gây hiệu ứng
nhà kính...

Trái Đất nóng lên do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường

Vận dụng kiến thức vật ly, hóa học để truyết trình về tác hại của sử dụng lãng phí
nguồn tài nguyên và năng lượng đối với môi trường và sức khỏe con người
d.

Giải pháp 4:Phân tich nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Yêu cầu các bạn đưa ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
e.

Giải pháp 5: Định hướng và mục tiêu trong tương lai

Nếu môi trường không bị ô nhiễm thì sẽ như thế nào từ đó đưa ra những biện pháp bảo
vệ môi trường sống của chính mình.
f.

Giải pháp 6: Giải pháp thực hiện từ học sinh

Yêu cầu các bạn đưa ra biện pháp thực hiện của bản thân để giảm tình trạng ô nhiễm
môi trường hiện nay và trong tương lai.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống (vận dụng kiến thức môn ngữ văn,
GDCD, tin học)



a) Tổng quan (Giải pháp 1)
Chiếu một số hình ảnh:
Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của con người:

b)

Kiến thức tích hợp để giải
quyết vấn đề



Phân tich hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm

o
Vận dụng kiến thức hóa học, sinh học để thuyết trình về tác hại của các chất thải
đối với sức khỏe của con người
- Sulfur Đioxít (SO2): là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải
khí SO2 thậm chí ở nồng độ thấp có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO 2
lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi,
gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc
bệnh hen,..
- Nitrogen Điôxít (NO 2): là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô
hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. Tiếp xúc với
NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh hô hấp, tổn
thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng,..
- Cacbon mônôxít (CO): Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh chóng qua phế nang, mao
mạch, nhau thai,.. Đến 90% CO hấp thụ sẽ kết hợp với Cacbonxy-Hemoglobin, làm kiềm chế
khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu. Các tế bào máu này sẽ bị vô hiệu hóa, không mang được
oxy tới các mô của cơ thể gây hiện tượng ngạt. Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống

như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ lượng oxy cao


như não, tim, và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,.. đau đầu, chóng mặt, khó thở, rối
loạn cảm giác,..
- Ozôn (O3): là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm, có mùi
hăng mạnh (một số thiết bị điện có thể sản sinh ra O 3, có thể dễ dàng ngửi thấy như trong tivi,
máy photocopy,..). Thông thường, O3 được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, khử trùng,.. Tuy
nhiên, ở nồng độ cao, O3 trở nên độc cho các sinh vật sống, gây tổn thương các mô và tế bào cơ
thể. Có thể làm giảm chức năng phổi, gây tức ngực, ho, khó thở,..
- Chì (Pb): gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây
nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn
chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở
trẻ sơ sinh, làm giảm chỉ số thông minh).
- Các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn (thực
vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người). Chất độc hại có thể lan tỏa vào nước và nước
ngầm rồi vào cơ thể người và động vật.
- Đất đóng vai trò quan trọng trong các con đường truyền dịch bệnh người – đất – côn
trùng – ky sinh trùng –vật nuôi. Con đường từ người qua đất rồi trở lại với con người thông qua
dòng nước hoặc côn trùng là phổ biến đối với các bệnh đường ruột như tả, lị hoặc thương hàn,
các bệnh nấm ở da, cũng là nơi chứa các siêu vi khuẩn gây bệnh đường ruột và các loại siêu vi
khuẩn gây bệnh khác.
Con đường lây truyền vi sinh vật gây bệnh

* Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, hoặc đường tiêu hóa... có nhiều
loại bức xạ khác nhau như tia X, alpha, beta, gamma… Bên cạnh hiệu quả to lớn trong y học
thì các chất phóng xạ và các tia bức xạ cũng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm.
+ Hô hấp: nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư vòm họng, phổi.
+ Máu và cơ quan tạo máu: mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho số lượng tế
bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng.

+ Hệ tiêu hóa: niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sụt cân, nhiễm độc máu, giảm
sức đề kháng của cơ thể, ung thư


+ Da: xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da, có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại tử hoặc phát
triển thành khối u ác tính trên da.
+ Sự phát triển phôi thai: có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh.
* Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con
người, không thua gì các loại ô nhiễm khác. Ô nhiểm tiếng ồn có hại về sinh ly, tâm ly.
+ Về sinh ly, gây thương tích tai, làm điếc, dễ bị rối loạn giấc ngủ, gây stress, căng thẳng thần
kinh, nóng nảy, hung hăng, dễ bị kích động,...
+ Ngoài ra có thể đau đầu, lâu dần thành bệnh kinh niên, mất khả năng làm việc, hay là ít nhất
là mất giá trị sống. Nguy hại hơn nữa là những bệnh về tim mạch và huyết áp.
o
Vận dụng kiến thức địa lý, vật lý giải thích tác hại của ô nhiễm môi trường đến
môi trường sống
- Các khí thải: NOx từ các nhà máy sẽ tạo ra N2O: là
chất có trọng lượng riêng nhẹ hơn không khí, nó sẽ di chuyển
lên bề mặt lớp khí quyển, tạo lỗ thủng tầng ô zôn không ngăn
được tia cực tím, độc hại cho sức khoẻ con người
CO2: có trọng lượng riêng lớn hơn không khí, sẽ
chuyển xuống lớp không khí gần bề mặt Trái Đất, gây hiệu
ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu

di

Hiện tượng trái đất nóng lên do hàm lượng khí CO 2 cao và nạn phá rừng sẽ mang đến
các hậu quả: Khí hậu thay đổi đột ngột gây thiên tai, lũ lụt. Nhiệt độ tăng, băng tan ở hai cực,
nước biển dâng cao, đất liền, đảo bị chìm ngập, đất nông nghiệp thu hẹp, thiếu lương thực


Nhiệt độ tăng , băng tan ở hai cực

Khí hậu thay đổi đột ngột gây thiên tai, lũ lụt

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ
tuyệt chủng. (Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm
2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa). Sự mất mát này là do mất môi
trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Con người cũng
không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên


cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa
với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
- Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ
tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.
- Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật
truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức
khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.
o
Vận dụng kiến thức vật lý, hóa học, địa lý để giải thích tác hại của việc sử dụng
lãng phí nguồn tài nguyên và năng lượng đối với môi trường sống và sức khỏe con người
Theo nguồn gốc năng lượng, năng lượng được phân loại như sau:
- Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần:
+ Năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch hay nhiên liệu thiên nhiên như: than bùn,
than nâu, đan đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên).
+ Năng lượng từ nhiên liệu nguyên tử;
- Năng lượng tái sinh (hay năng lượng tái tạo) là nguồn năng lượng có thể được
hồi phục theo chu trình biến đổi của thiên nhiên, mà theo quan niệm của con người là vô hạn.
Các dạng năng lượng này bao gồm:
+ Năng lượng mặt trời;

+ Năng lượng của gió;
+ Thế năng của nước;
+ Năng lượng sóng biển;
+ Năng lượng thuỷ triều;
+ Năng lượng địa nhiệt.
- Năng lượng không tái sinh: có các loại như: than nâu, than đá, than bùn, dầu
lửa, khí tự nhiên,..
- Năng lượng sinh khối (Biomass): năng lượng sinh ra do đốt trực tiếp hoặc
chuyển đổi nhiệt hóa học, chuyển đổi nhiệt sinh hóa các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ (trừ than,
dầu mỏ…). Dạng rắn gồm có gỗ, củi, các phụ phẩm nông nghiệp như trấu, rơm rạ, cây ngô, bã
mía… các loại vỏ, thân cây thảo mộc; Dạng lỏng như nhiên liệu sinh học (Biofuel); Dạng khí
như biogas.
- Năng lượng cơ bắp: Sức cơ bắp của người, trâu, bò, ngựa, voi…
Các nguồn năng lượng hoá thạch thường nằm sâu trong lòng đất, Vì vậy việc khai thác
chúng thường phải xây dựng các hầm lò (như trong khai thác than), tiến hành việc khoan, bơm
qui mô lớn như khai thác dầu khí. Phải xây dựng các hầm lò khai thác than, phải chặt cây
rừng, bóc lớp đất đá. Khi tiến hành khai thác lộ thiên, làm đường cho các phương tiện khai


thác, vận chuyển đi lại ở một qui mô lớn, thường dẫn đến các vấn đề về môi trường sinh thái.
Việc khai thác và vận chuyển dầu mỏ trên biển, hoặc tại các mũi khoan có thể xảy ra các sự cố
tràn dầu. Việc khai thác các nguồn nhiên liệu hoá thạch càng lớn thì ảnh hưởng đến môi trường
sinh thái càng lớn nếu các công ty khai thác không quan tâm thực thi các biện pháp bảo vệ môi
trường sinh thái. Người ta đã chứng kiến sự huỷ hoại môi trường sinh thái, sự sói mòn và lở đất
tại những nơi có các mỏ khai thác nói chung, trong đó có khai thác than. Những vụ tràn dầu
trên biển, trên sông do các sự cố tràn dầu của các phương tiện vận chuyển.
Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch là một trong các nguyên
nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường trên Trái đất ở qui mô lớn . Đó là hiệu ứng nhà kính
dẫn đến sự tăng nhiệt độ trên toàn cầu và làm biến đối khí hậu trái đất.
Hiệu ứng nhà kính (do Jean Baptiste và Joseph Fourier (Pháp) lần đầu tiên đặt

tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các
cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt cho bầu không khí
bên trong nhà, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không chỉ ở những chỗ
được chiếu sáng.
Hiệu ứng này đã được sử dụng trong các nhà kính trồng cây ở nơi khí hậu
lạnh; nó cũng được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để
tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở. Trong khí quyển cũng xảy ra hiện tượng tương tự gọi là hiệu
ứng nhà kính khí quyển. Khi các tia bức xạ sóng ngắn (chẳng hạn tia cực tím) từ Mặt trời
xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt. Một số
phân tử trong khí quyển, trong đó chủ yếu là đioxit các bon (C0 2) và hơi nước, có thể hấp thụ
những bức xạ nhiệt này và nhờ đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển.
Tham gia vào hiệu ứng nhà kính còn có các khí: NOx, Metan, CFC.
Trải qua hàng triệu năm tiến hoá, với sự xuất hiện của thảm thực vật trên trái đất,
quá trình quang hợp của cây cối lấy đi một phần khí CO 2 trong không khí tạo nên các điều kiện
khí hậu tương đối ổn định trên trái đất. Tuy nhiên, từ khoảng 100 năm nay, con người tác động
mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của Mặt
trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm trở lại đây: CO 2 tăng 20%,
metal tăng 90%, …..) đã làm tăng nhiệt độ trái đất lên 2oC . Tới cuối lthế kỷ XXI nhiệt độ tăng
thêm từ 1,4oC - 4oC (gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại , tức là hiệu ứng nhà kính do con người
gây ra). Người ta đã xác định được các khí gây ra hiệu ứng nhà kính là: Hơi nước, CO 2, CH4,
N2O, O3, CFC. Tỷ lệ phần trăm các khí gây hiệu ứng nhà kính như sau: CO 2: 50% ; CH4: 16% ;
N2O: 6% ; O3: 8% ; CFC: 20%.
Người ta cũng xác định được tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với
sự làm tăng nhiệt độ Trái Đất như sau:
* Sử dụng năng lượng

: 50%

* Công nghiệp


: 24%

* Nông nghiệp

: 13%

* Phá rừng

: 14%


Người ta dự báo Hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự biến đổi khí hậu trên Trái
Đất và có thể gây ra các hậu quả sau:
● Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước cho tưới tiêu,
cho kỹ nghệ và các nhà máy điện, các loài thuỷ sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi
lượng mưa rào lớn, bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa bão tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn.
● Các tài nguyên bờ biển: mực nước biển dâng cao, nhiều vùng đất ven biển bị
ngập (dự báo cuối thế kỷ XXI mực nước biển dâng thêm 28 đến 43cm); mưa tăng trong vòng
50-100 năm qua trung bình là: 1,8mm/năm, 12 năm trở lại đây: 3mm/năm.
● Sức khoẻ: số người chết vì nóng có thể tăng. Nhiều bệnh tật truyền nhiễm phát
sinh. Các quá trình chuyển hoá sinh học cũng như hoá học trong cơ thể sống có thể bị mất cân
bằng.
● Lâm nghiệp: nạn cháy rừng dễ xảy ra;
● Năng lượng: nhiệt độ cao sẽ làm tăng nhu cầu làm lạnh, nhu cầu các thiết bị điều
hoà.
Ở Việt Nam, các biểu hiện và hậu quả của sự biến đổi khí hậu Trái đất đã bộc lộ
ngày càng rõ: Thời biết bất thường, bão lũ và khô hạn thường xuyên hơn, chế độ thời tiết gió
mùa bị xáo động bất thường. Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa
mưa lũ, các dòng sông tăng cường xâm thực ngang gây xụt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở
hai bờ trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam. Về mùa khô hiện tượng phổ biến là nước triều tác

động ngày càng sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa. Ở
vùng ven biển, đã thấy rõ hiện tượng úng ngập do thủy triều. Theo báo cáo phát triển con người
2007/2008 của Liên hiệp quốc về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:
- Ảnh hưởng tới lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho nông nghiệp. Đến năm
2080, thế giới sẽ có thêm 600 triệu người bị suy dinh dưỡng;
- Đến năm 2080, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người sống trong tình trạng khan hiếm
nước, đặc biệt là Bắc Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ và phía Bắc Nam Á.
- Khoàng 330 triệu người sẽ mất chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn do lũ lụt, nếu
nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 3oC - 4oC.
- Tốc độ tuyệt chủng của các loài sẽ tăng lên nếu nhiệt độ ấm lên khoảng 2 oC;
- Các căn bệnh chết người sẽ lan rộng. Có thể có thêm 400 triệu người bị bệnh sốt
rét.
Rõ ràng việc sử dụng năng lượng, đặc biệt là năng lượng hoá thạch, đóng góp tỷ
lệ lớn nhất vào việc gây ra hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân chính là trong thành phần các
nhiên liệu hoá thạch nguyên tố các bon (C) chiếm tỷ lệ lớn nên khi bị đốt cháy giải phóng một
lượng lớn khí CO2 vào khí quyển.
Các lĩnh vực sử dụng năng lượng hoá thạch chủ yếu hiện nay có thể thấy là:
+ Sản xuất điện năng: Các nhà máy nhiệt điện sử dụng than, dầu mỏ, khí đốt;


+ Trong giao thông vận tải: Sử dụng các loại xăng, dầu diesel, khí đốt;
+ Trong sinh hoạt đời sống: đun nấu thức ăn bằng các bếp than, gas;
Phân tich nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (Vận dụng những hiểu biết
trên các thông tin đại chúng)



Các chất khí thải ra từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các phương tiện giao
thông và sinh hoạt hàng ngày


Do y thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao



Định hướng và mục tiêu trong tương lai

Biến đổi khí hậu gây nên những tác hại to lớn đến hàng tỉ người trên Trái Đất, dưới đây
là một số hình ảnh do thảm họa thiên nhiên gây ra tại một số nước thuộc khu vực châu Á trong
năm 2015 vừa qua.


Thủ đô Kathmandu của Nepal hoang tàn sau động đất. Ảnh: AP
Vào ngày "định mệnh" 25/4, trận động đất kinh hoàng 7,8 độ Richter xảy ra tại Nepal đã
giết chết hơn 8.800 người. Hơn 900.000 tòa nhà bị phá hủy, hư hại nghiêm trọng và động đất
còn gây ra lở tuyết giết chết 19 người đang leo núi Everest.


Làng Kerauja, huyện Gorkha, Nepal bị san phẳng hoàn toàn sau động đất. Ảnh: AFP
Khoảng một triệu trẻ em Nepal phải nghỉ học do trường học bị sụp đổ hoàn toàn. Ba
tuần sau, Nepal tiếp tục hứng chịu trận dư chấn mạnh 7,3 độ Richter, khiến việc tái thiết đất
nước gặp nhiều khó khăn hơn.
Theo Worldvision.org, mùa đông này, ước tính khoảng 400.000 người dân Nepal ở khu
vực miền núi vẫn còn sống trong những căn nhà tạm bợ dựng lại sau động đất và cần các nhu
yếu cuộc sống như chăn, nhiên liệu hay lò sưởi. Đây là trận động đất gây chết người nhiều nhất
trong lịch sử Nepal.


Người bố cho con ngồi trên vai khi băng qua con đường ngập lụt ở thành phố Chennai, Ấn Độ.
Ảnh: Reuters
Những trận mưa như xối xả vào đầu tháng 12 tại thành phố Chennai thuộc miền nam Ấn

Độ gây ra lũ lụt tồi tệ nhất trong 100 năm qua tại nước này. Cư dân thành phố Chennai - thủ
phủ bang Tamil Nadu phải mang đồ đạc trên đầu và lội đi trong nước lũ dâng tới ngực. Toàn bộ
khu định cư ven sông bị nước cuốn trôi.


Người dân dắt xe chết máy trên đường phố Chennai, Ấn Độ trong trận ngập lụt lịch sử.
Ảnh: Reuters
Báo cáo cho biết có ít nhất 379 người thiệt mạng, gồm 54 người ở bang lân cận Andhra
Pradesh, nơi lũ lụt cũng đã phá hủy 100 hecta cây trồng và hoa màu gây thiệt hại ước tính đến
190 triệu USD.


Người dân Ấn Độ trong vùng lũ Chennai nhận cứu trợ thực phẩm. Ảnh: Reuters


Người dân Ấn Độ vật vã dưới cái nắng như thiêu đốt. Ảnh: AP
Trước khi lũ lụt hoành hành ở Ấn Độ, người dân nước này phải hứng chịu đợt nắng
nóng kéo dài trong tháng 5, nhiệt độ có lúc vượt 47 độ C khiến hơn 1.800 người tử vong, chủ
yếu tại hai bang Andhra Pradesh và Telangan.


Nắng gắt tại Ấn Độ đến nỗi làm nhựa đường tan chảy. Ảnh: Independent
Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết biến đổi khí hậu
dường như là nguyên nhân chính dẫn đến đợt nóng kinh hoàng nêu trên. Nắng nóng đến nỗi
làm nhựa đường tan chảy, còn người dân thì không dám ra đường.


Bức ảnh nhìn từ trên không ngày 3/8 cho thấy vùng Sagaing, Myanmar bị ngập lụt nghiêm
trọng do ảnh hưởng siêu bão Kormen. Ảnh: AFP
Hồi tháng 8, siêu bão Kormen tràn qua vịnh Bengal gây lốc xoáy, mưa lớn và sạt lở đất,

giết chết hàng trăm người tại các nước châu Á như Myanmar, Bangladesh và Ấn Độ, hàng triệu
người phải sơ tán khẩn cấp.
Myanmar là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với hơn 100 người thiệt mạng và 400.000
người phải sơ tán.


Người dân kết bè bơi trên đường ngập lũ ở vùng Sagaing, Myanmar. Ảnh: AFP

Một nhà thờ ở huyện Nsanje, Malawi ngập chìm trong lũ lụt. Ảnh: UNICEF
Mưa lũ bất thường vào những ngày cuối tháng một đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 200
người và khiến hàng ngàn người bị ảnh hưởng tại hai quốc gia Malawi và Mozambique. Nhiều


hộ gia đình mất nhà cửa, vật nuôi, đường giao thông và hệ thống hạ tầng bị phá hủy. Nước lũ
dâng cao đã cô lập tỉnh Zambezia của Mozambique khiến công tác cứu trợ cứu nạn vô cùng
khó khăn.

Một bé gái đi ngang qua xác hai con nai chết khát ở Ethiopia. Ảnh: Save The Children UK
Thiếu mưa kéo dài kết hợp với tác động từ hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino đã đẩy
Ethiopia vào tình trạng báo động về lương thực. Chính phủ Ethiopia cho hay trong tháng 10 có
đến 8,2 triệu người cần được cứu trợ lương thực do hạn hán hoành hành làm mất mùa và gia
súc chết hàng loạt.
Ngành nông nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới 85% lực lượng lao
động của quốc gia này. Người dân phải đi bộ 3 - 4 giờ mỗi ngày để lấy nước uống và ngay cả
nguồn nước hiếm hoi này cũng đang bị đe dọa.


Nông dân Ethiopia than thở vì hạn hán kéo dài đe dọa an ninh lương thực. Ảnh: WFP
Văn phòng Liên Hợp Quốc về điều phối các vấn đề nhân đạo (UNOCHA) cho biết có
đến 350.000 trẻ em Ethiopia bị suy dinh dưỡng nặng. Chính phủ Ethiopia tính toán cần tới 237

triệu USD trong quy 1/2016 để ổn định an ninh lương thực trong nước.
Có thể nói rằng bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính chất cộng đồng rất
cao. Để bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá
nhân và toàn xã hội. Nếu như, chúng ta có y thức trồng một cây xanh mỗi tuần, nhặt rác thải
mỗi tháng hay một hành động nhỏ hàng ngày là bỏ rát đúng nơi quy định ở gia đình, nhà
trường cũng như ở những nơi công cộng và không sử dụng túi ni lông mỗi năm thì chắc chắn
một điều rằng chính bản thân bạn đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn
xã hội.
Mỗi người chúng ta ngày hôm nay hãy làm những việc nhỏ để góp phần vào những mục
tiêu chung mà con người đang hướng tới đó là giảm đi tác hại của vấn đề biến đổi khí hậu trên
phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính đó là ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc bảo vệ
môi trường trong tình hình hiện nay là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Bởi lẽ, trong thời gian gần đây những thiên tai kinh hoàng đã diễn ra mà nguyên nhân chính là
do con người với những hoạt động đã góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Theo ước tính của các nhà khoa học, cứ mỗi giờ trên Trái Đất lại có tới hàng trăm mét
băng ở Nam Cực tan chảy ra, do đó thời gian mà nước biển ở các đại dương dâng lên ngày
càng rút ngắn lại. Chính vì vậy trong một khoảng thời gian không xa, 1/4 diện tích đất liền trên
Trái Đất sẽ chìm ngập ở dưới đáy biển và một viễn canh khủng khiếp sẽ diễn ra. Hàng chục
triệu người dân trên thế giới sẽ không có đất sinh sống, họ sẽ ồ ạt di cư đến những nơi cao ráo
hơn, những trung tâm đô thị, từ đó gây rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như sức ép dân số,


tệ nạn xã hội, thiếu việc làm và nghiêm trọng hơn đó chính là vấn đề bạo lực, phân biệt chủng
tộc với những người vừa mới di cư đến, một thế giới hòa bình hạnh phúc sẽ không còn nữa mà
thay vào đó là một thế giới của sự tranh chấp về chỗ ở, về những nhu cầu được sống, được tồn
tại.
Là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai nguy hiểm, Việt Nam
được xếp vào năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của vấn đề biến đổi khí hậu.
Chính điều này đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi
trường nhằm hạn chế một phần nào đó những thiệt hại khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra.

Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10
cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa
ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long của nước ta có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng
đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúa lớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ
bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng
khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân, vì vậy là một công dân Việt Nam,
chúng ta càng phải nâng cao y thức bảo vệ môi trường để cứu lấy cuộc sống của chính bản thân
và toàn xã hội.
Trong thời gian gần đây rất nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường của lực lượng
thanh niên đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao y thức của người dân trong việc bảo vệ
môi trường. Những “Ngày chủ nhật xanh”, những hành trình xuyên Việt bằng xe đạp đã góp
phần đánh thức nhận thức về việc bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam, đó là những
hành động nhỏ nhưng mang một y nghĩa vô cùng lớn lao đối với mục tiêu chung của toàn xã
hội.
Chúng ta cũng thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất” – một phong trào
mang một y nghĩa vô cùng thiết thực của nhân dân toàn cầu trong việc góp phần giảm bớt tình
trạng Trái Đất nóng lên. Trong chương trình “Giờ Trái Đất” năm nay với khẩu hiệu “Tắt đèn 60
phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu” đã góp phần giúp cho thế giới tiết kiệm được
hàng ngàn tỉ đồng, riêng đối với Việt Nam chúng ta đã tiết kiệm được 500 triệu đồng. Chỉ có
một giờ đồng hồ thôi nhưng y nghĩa của nó mang lại là vô cùng to lớn, nó đã góp phần nâng
cao y thức của nhân dân Thế Giới về trách nhiệm bảo vệ môi trường và giảm bớt hiện tượng
biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Nếu được, chúng ta có thể nhân rộng từ “Một giờ Trái
Đất”, sang “ 24 giờ Vì Trái Đất”, nếu có sự nhất trí đồng lòng của toàn xã hội thì hiện tượng
biến đổi khí hậu sẽ ngày càng được giảm bớt, cuộc sống của con người sẽ trường tồn mãi mãi.
Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con
người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối
tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.
Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ

nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con
người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.


Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành
hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử ly, răn đe những tổ chức, cá
nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử ly rác thải, phát minh khoa
học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự
hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.


Giải pháp thực hiện từ học sinh

Dán những lưu y thân thiện trong mỗi phòng học để nhắc học sinh và giáo viên tắt đèn
và các thiết bị điện khi không sử dụng.
Rút phích cắm các thiết bị ra khỏi ổ khi không sử dụng.
Đặt máy tính ở chế độ “hibernate” hoặc “sleep” khi không sử dụng. Không nên để chế
độ bảo vệ màn hình, vì chương trình này sẽ tiêu thụ điện nhiều hơn là tiết kiệm điện.
Giữ cửa ra vào và cửa sổ luôn được đóng kín trong mùa đông.
Trong những ngày ấm, có thể mở cửa sổ và cửa ra vào, để đón gió.
Khuyến khích tái sử dụng các vật liệu thân thiện và đặt thùng đựng rác trong các phòng
học. Việc nâng cấp hạ tầng bao gồm toàn bộ nội thất, ngoại thất của tòa nhà như tường, cửa sổ,
sàn nhà, cửa ra vào cũng là các giải pháp để tiết kiệm năng lượng: Sử dụng gạch cách nhiệt để
xây dựng; Sử dụng các cửa ra vào và cửa sổ hiệu năng cao để có thể đóng kính cửa tránh thoát
khí hoặc khí từ ngoài thâm nhập vào; Sử dụng các tấm lợp mát, để giảm bớt năng lượng tích tụ
trên mái nhà, giảm chi phí cho các thiết bị làm mát, sử dụng các lớp phủ đặc biệt hoặc bề mặt
sơn phủ mầu sáng để giảm bức xạ mặt trời và làm giảm nhiệt cho lớp mái che.
Thống kê cho thấy, năng lượng dành cho chiếu sáng chiếm 30% năng lương tiêu thụ
trong trường học. Do đó, điều khiển chiếu sáng hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm ngân sách và nâng
cao hiệu quả chiếu sáng tại các lớp học và các không gian khác trong trường.

Thay thế các đèn ống T12 và các đèn gắn cố định khác bằng các đèn ống hiệu suất cao
T8 hoặc T5 có phản quang và chấn lưu điện tử.
Sử dụng các nguồn sáng trực tiếp hoặc gián tiếp để cung cấp lượng ánh sáng.
Trong các khu vực rộng như: Sảnh, hành làng, phòng thể dục, phòng đa chức năng… có
thể thay thế các đèn halogen bằng các đèn huỳnh quang Cài đặt các bộ điều khiển công suất
chiếu sáng để giảm/tắt chiếu sáng cho những không gian không sử dụng.
Thực hiện bảo dưỡng đều đặn như: Thay thế, lau chùi các bóng đèn theo lịch cố định để
tránh bụi tích tụ và đảm bảo ánh sáng chiếu ra là sáng nhất.
Trang bị đèn LED cho các biển hiệu lối đi, đèn LED tiêu thụ ít năng lượng, có vòng đời
sử dụng lâu hơn, và không mất thời gian bảo dưỡng.
Cuối mỗi buổi học, hãy kiểm tra xem các thiết bị như máy tính, máy in, máy photo và
các thiết bị điện khác đang ở chế độ stand-by đã được tắt hay chưa. Lưu y: một số thiết bị ICT
phải luôn luôn bật như bộ định tuyến VicSmart, CASES và eduPaSS servers


Nhắc nhở các giáo viên và người quản ly canteen tắt hết các thiết bị điện trong canteen,
phòng nhân viên khi không sử dụng.
Nếu như ánh sáng mặt trời đủ chiếu sáng phòng học, hãy tắt các bóng đèn để tiết kiệm
điện.
Kiểm tra tất cả các vòi nước trong trường xem có bị hở van hay không. Nếu các vòi này
bị rò rỉ nước, hãy gọi ngay thợ đến sửa chữa để tiết kiệm nước và tiết kiệm năng lượng.
Thiết lập điểm tái chế ở trong trường học. Nếu ở trường học của bạn đã có một điểm tái
chế, hãy thu gom những đồ vật bạn có thể tái chế như giấy, vỏ hộp nhôm hay chai nhựa . Việc
tái chế giấy, vỏ hộp nhôm và chai nhựa giúp tiết kiệm nguyên liệu thô cũng như năng lượng sử
dụng để tái chế những đồ vật này.

Những sản phẩm tái chế từ học sinh
Đi bộ, đạp xe hay đi học bằng xe buyt nếu có thể. Việc này giúp giảm lượng phát thải
carbon vào trong không khí.
Ngoài việc nhà trường trồng các bồn cây bóng mát, có thể kết hợp trồng các cây chống

côn trùng như cây xả xen với bồn cây bóng mát, vừa tạo cảnh quan lại xua đuổi được các loại
côn trùng mang bệnh truyền nhiễm.
Những hình ảnh về bảo vệ môi trường:


c)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện.

Ứng dụng các kiến thức xây dựng bài trình chiếu power point đã được học, lên các trang
website để tìm những hình ảnh và tư liệu liên quan đến bài thuyết trình
d)

Kết quả thực hiện.

Bài thuyết trình được thầy cô và các bạn đánh giá cao về nội dung và hình thức thực
hiện
e)

Các học liệu được sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề


×