Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thi liên môn học sinh: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ SỰ ĐỘC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẤT BẢO QUẢN TƯƠI HẢI SẢN BIỂN SAU ĐÁNH BẮT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.52 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÌNH QUẢNG NINH
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN
–˜™– & —˜™–

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

- Trường: TH & THCS Đại Thành
- Địa chỉ: Thôn Đoàn Kết – Đại Thành – Tiên Yên – Quảng Ninh
- Điện thoại:
- Email:
- Thông tin về thí sinh:
1. Họ và tên: Tằng Văn Bảo
Ngày sinh 21/01/2002

Lớp 8

2. Họ và tên: Nình A Cấy
Ngày sinh 04/02/2002

Lớp 8

Đại Thành, tháng 11 năm 2015


1. Tên tình huống:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ SỰ ĐỘC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG
CHẤT BẢO QUẢN TƯƠI HẢI SẢN BIỂN SAU ĐÁNH BẮT
2. Mục tiêu:


- Vận dụng kiến thức liên môn đề ra các biện pháp hạn chế sự độc hại của việc
sử dụng chất bảo quản hải sản sau đánh bắt qua đó giúp cho các nhà kinh doanh, các
hộ đánh bắt hải sản và người tiêu dùng hiểu được tác hại của việc sử dụng chất bảo
quản sai quy định ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Giúp người dân biết cách chọn và bảo quản an toàn hải sản.
3. Tổng quan:
a/ Thành lập nhóm nghiên cứu
Gồm 2 thành viên: Tằng Văn Bảo, Nình Văn Cấy (học sinh lớp 8)
b/ Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu qua sách báo,
mạng xã hội
- Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn vào thực
tế đời sống
- Phân tích đánh giá: Phân tích cụ thể tác hại của việc sử dụng chất bảo quản
sai quy định, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề nêu trên.
c/ Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp:
- Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống
- Môn Ngữ văn : Nắm kiến thức về môn Ngữ Văn để sáng tác vè và các kĩ
năng về môn Ngữ văn, Kể chuyện, Thuyết minh, Nghị luận để trình bày bài viết
mạch lạc, lập luận chặt chẽ, ...
- Môn Địa lý: Biết vị trí biển Việt Nam thuận lợi cho ngành đánh bắt hải sản
- Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ về số người biết được tác hại của việc bảo
quản hải sản biển bằng chất độc hại bằng phân u rê.
- Môn Vật lí: Tính chất vật lí của chất bảo quản bị cấm dễ hoà tan trong nước
và làm lạnh môi trường xung quanh.
2


- Môn Công nghệ: Biết cách bảo quản hải sản tươi một cách hợp lí và hiệu
quả

- Môn Hóa học: Các thành phần độc hại của phân u rê khi vào cơ thể.
- Môn sinh: Biết được sự tiêu hoá thức ăn có chứa chất độc hại ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người
- Môn Giáo dục công dân: Giáo dục hành vi, ý thức sử dụng hải sản sạch bảo
vệ sức khoẻ con người
- Môn tin học: Sử dụng trang mạng Google để nghiên cứu vấn đề
d/ Nội dung :
Việt Nam có 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên trải qua 13 vĩ độ vùng
biển đặc quyền kinh tế rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Trong vùng biển Việt nam có
trên 4000 hòn đảo trong đó có nhiều đảo lớn như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Phú
Quốc, ... có cư dân sinh sống rất thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển

Ảnh: Bản đồ vùng biển Việt Nam thuận lợi cho phát triển thuỷ sản

Hải sản biển là nguồn thực phẩm phong phú về chủng loại, bao gồm các
loài cá, tôm, cua, ốc, mực, ... Hải sản không những có hương vị thơm ngon mà còn là
3


nguồn cung cấp nhiều protein, vitamin và các khoáng chất có giá trị dinh dưỡng rất
có lợi cho sức khoẻ con người.
Thông thường, để hải sản tươi ngon các tàu lớn đánh bắt sẽ tiến hành cấp đông
hải sản ở nhiệt độ - 350 C, sau khi sản phẩm đạt chuẩn sẽ được đưa vào bảo quản
trong phòng lạnh - 180 C.
Tuy nhiên, trên thực tế vì lợi nhuận, có những ngư dân đã không đảm bảo việc
cấp đông mà bảo quản hải sản bằng phân urê để giữ thực phẩm tươi lâu và bắt mắt
người tiêu dùng.

Ảnh: phân bón u rê là chất bị cấm trong bảo quản hải sản.


- Phân u rê có 2 loại:
+ Một là urê nội sinh Lượng urê thường trực trong cơ thể người trưởng thành
có khoảng 7g là loại u rê không gây độc hại. Ngoài ra hằng ngày cơ thể vẫn tiếp
nhận khoảng 3g urê qua thức ăn. Như vậy tổng cộng lượng urê thường xuyên có
trong cơ thể khoảng 10g, trong đó trong máu có 0.6 - 1.8 và khoảng 3g trong nước
tiểu.
+ Hai là Urê trong phân bón nông nghiệp: Là một loại tinh thể hình viên tròn
như trứng cá, không mùi và dễ hoà tan trong nước, với công thức hóa học CO(NH 2)2.
Đây là một loại chất độc hại không được phép sử dụng trong chế biến và bảo quản
thực phẩm Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công
nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội): urê là một loại phân bón hóa học dùng
4


trong nông nghiệp, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giá thành rất rẻ
nên không ít người kinh doanh thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê để bảo quản
nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị ươn hỏng.
Vì lợi nhuận, bất chấp việc ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nhiều cơ
sở sản xuất đã sử dụng phân u rê để giữ tươi hải sản bằng nhiều cách. Vì những lí do
đó cho nên chúng em xin đưa ra giải pháp hạn chế sự độc hại từ việc sử dụng phân u
rê trong việc bảo quản hải sản sau đánh bắt.
Hiện nay hải sản ở chợ được bày bán vô cùng đa dạng, vậy đâu là thực phẩm
an toàn cho người sử dụng? Quả thực đây là bài toán khó cho người tiêu dùng.
Thương lái khi nhập hải sản nếu để lâu ngày nếu không bảo quản tốt sẽ bị hư. Do vậy
họ đã có một số cách làm như sau:
Một là: Dựa vào tính chất vật lí dễ hoà tan và làm lạnh môi trường xung quanh
của phân u rê nên thương lái đã pha loãng u rê để ngâm thực phẩm. Trong quá trình
ướp có thể xảy ra quá trình phân hủy thối protein và sự có mặt nitrit (do u rê phân
hủy ra) sẽ dễ tạo thành nitrosamine - Một chất gây ung thư. U-rê có thể sinh ra
ammoniac và axit cyanic gây độc cho người sử dụng.


Ảnh: hải sản bị ướp u rê

Hai là: Trộn U rê vào đá bào nhỏ để ướp thực phẩm. Theo BS Trần Văn Ký Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết. Khi sử dụng phân urê
tẩm ướp, bảo quản hải sản, phân urê sẽ ngấm trực tiếp vào hải sản. Sau đó dù có được
rửa đi rửa lại bao nhiêu lần vẫn không loại bỏ được hết các dẫn xuất độc hại của urê
đã ngấm sâu vào thực phẩm.
5


Chất u rê kể trên đã gây hại cho sức khỏe con người rất nhiều. Hiện nay chưa
có báo cáo cụ thể nào về các bệnh có liên quan đến các sản phẩm chứa chất u rê hoặc
sử dụng chất u rê để bảo quản. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có
chứa chất này thường xuyên và lâu ngày có thể sẽ bị ung thư, song ngộ độc thì không
tránh khỏi: Nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp
cấp cứu không kịp sẽ dẫn đến tử vong.
Mặt khác, nếu không có phương pháp bảo quản tốt làm cho hải sản bị ươn
hỏng, chẳng những không bổ dưỡng mà còn đưa vào cơ thể những chất độc hại như
ptomain (độc tố thối rữa), histamin (chất gây dị ứng), người hít phải các chất này sẽ
ảnh hưởng đến các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, ... và gây ô
nhiễm tới môi trường xung quanh.

Ảnh: Hải sản bảo quản không tốt đã bị ươn hỏng

4. Giải pháp giải quyết tình huống: Việc sử dụng chất u rê để làm lạnh giữ
tươi hải sản nói chung là rất độc hại. Vì thế, sau đây là một số giải pháp để bảo quản
hải sản
4. 1. Giữ tươi hải sản trong gia đình: Có hai nguyên nhân dẫn đến hải sản
tươi bị ươn, hỏng là: do hoạt động của vi khuẩn và thời gian bảo quản lạnh hải sản.
Do vậy để tránh vi khuẩn phát triển làm hỏng hải sản ta có thể làm như sau:

- Hải sản cần làm sạch, rửa và để ráo trước khi cho vào ngăn đá.
- Hộp đựng hải sản phải tuyệt đối kín để dịch trong hộp không chảy ra tủ lạnh.
- Xếp hải sản vừa khít vào hộp đựng để vi khuẩn không theo không khí vào
hộp phá hỏng thực phẩm.

6


- Không được xếp chung hộp hải sản với thịt lợn hoặc gia cầm để tránh lây
nhiễm chéo vi khuẩn.

Ảnh: Không xếp chung hải sản với thịt lợn hoặc gia cầm
vào trong hộp để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn

- Để tránh việc rã đông nhiều lần khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nên chia
hải sản thành từng phần nhỏ phù hợp với từng bữa ăn của gia đình.
- Chỉ nên trữ hải sản tươi tối đa trong vòng 7 ngày. Để tránh hết thời gian bảo
quản hải sản, chúng ta có thể dán một mảnh giấy nhỏ ghi lại thời gian trên vỏ hộp
đựng thực phẩm để tiện sử dụng.
- Thường xuyên lau, dọn vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh mỗi tuần 1 lần bởi vì kế cả
trong ngăn đá vi sinh vật cũng chỉ ở dạng không hoạt động chứ chúng không chết. Do
than củi có khả năng hút ẩm tủ lạnh khá tốt nên ta có thể lấy một ít than củi và nghiền
nát, cho vào túi vải sau đó đặt vào trong ngăn của tủ lạnh. Sau một thời gian khoảng 1
tháng thì nên thay bằng một túi than mới.

Ảnh: Nên đặt vào tủ lạnh 1 túi than củi nghiền nát để diệt vi khuẩn

7



Vài chú ý cho người dân khi chọn mua hải sản sản tươi: Nên quan sát
cách người bán ướp đá cho hải sản. Nếu hải sản tươi, người bán thường bày hàng với
rất nhiều đá để giữ tươi hải sản, còn nếu đã ướp u rê thì không cần ướp với nhiều đá
nữa.
4. 2. Giữ tươi hải sản tại cơ sỏ đánh bắt và kinh doanh: Một trong những
vấn đề nan giải đầu tiên của các cơ sở đánh bắt và kinh doanh đều phải đối mặt là vấn
đề ươn hỏng của hải sản tươi. Đã có nhiều cơ sở kinh doanh và đánh bắt sử dụng hoá
chất rẻ tiền là phân bón u rê để tẩm ướp hải sản. Tuy nhiên, u rê là chất độc đã bị cấm
sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Do vậy chúng ta cần làm lạnh ngay hải sản bằng
việc ướp đá vừa rẻ tiền lại đảm bảo an toàn hải sản.

Ảnh: Ngư dân đánh bắt đang phân loại hải sản để tiến hành ướp đá

Nên dùng đá sạch và nhỏ vì đá to làm nát thực phẩm và có thể làm lạnh cá
chậm hơn. Đặt phần bụng hải sản xuống dưới để tránh nước bẩn chảy vào. Không
xếp hải sản quá chặt làm cho nước đá tan không chảy ra được. Hải sản sẽ đông nhanh
hơn khi nước đá lạnh chảy qua.

Ảnh: Tàu đánh bắt xa bờ đang cấp đông làm lạnh hải sản

8


Hiện nay các cơ sở kinh doanh lớn trước khi cấp đông hải sản họ còn loại vi
khuẩn ra khỏi bề mặt hải sản bằng các bước:
+ Ngâm hải sản trong dung dịch kiềm
+ Rửa nước để loại kiềm ra khỏi bề mặt hải sản
+ Phun dung dịch axit vô cơ (axit axetic; axit citric) lên hải sản
Ưu điểm của cách làm này là không gây độc hại và bảo quản tươi trong thời
gian dài mà vẫn không ngả màu hải sản.

5. Thuyết minh:
- Các tư liệu tham khảo gồm:
1. Sách giáo khoa cấp THCS các môn: Văn, Địa, Sinh, Vật lí, Hoá, Công
nghệ, Giáo dục công dân, ...
2. Các trang mạng xã hội trên công cụ tìm kiếm google
- Thiết bị sử dụng: Máy tính và máy ảnh.
- Các tư liệu tham khảo:
+ Sách giáo khoa cấp THCS
+ Các trang mạng xã hội trên công cụ google.
- Thiết bị sử dụng để giải quyết tình huống: Gồm máy tính và máy ảnh
- Tiến trình thực hiện: Để hoàn thành bài viết, nhóm chúng em đã có ý tưởng
giải quyết vấn đề từ tình hình thực tế này qua các hoạt động sau:
Hoạt động 1 : Chúng em đã lập phiếu điều tra trên 150 hộ gia đình của học
sinh trường TH& THCS Đại Thành - Tiên Yên về hiểu biết của người lớn trong gia
đình về tác hại của việc bảo quản hải sản chứa chất độc hại thì thu được kết quả:
+ 45 gia đình (30% ) biết về tác hại của việc sử dụng phân u rê trong bảo
quản hải sản nhưng chưa có ý thức giảm thiểu trong việc dùng nó.
+ 75 gia đình (50 % ) có biết nhưng còn mơ hồ.
+ 30 gia đình (20%) hoàn toàn không biết tác hại của phân urê trong bảo quản
hải sản.

9


Những con số trên đã nói lên nguyên nhân của việc sử dụng chất bảo quản hải
sản gây độc hại ngày càng gia tăng, qua đó gióng lên hồi chuông báo động về an toàn
thực phẩm.
Hoạt động 2: Đề nghị với thầy giáo chủ nhiệm, lồng ghép trong tiết hoạt động
ngoài giờ để tuyên truyền qua bài vè mà nhóm chúng em tự sáng tác:


Ảnh: Bài vè do hai bạn Nình A Cấy HS lớp 8 tự sáng tác

Hoạt động 3:
Trong góc tuyên truyền của lớp về các vấn đề như: Sức khoẻ, an toàn giao
thông, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng, ...Chúng em còn trang trí
thêm các tư liệu về an toàn hải sản biển để giúp các bạn trong lớp cùng hiểu.

Ảnh: Các bài sưu tầm về an toàn hải sản được dán thêm vào góc tuyên truyền của lớp

10


Bên cạnh đó chúng em còn vận động lớp về tuyên truyền với gia đình về tác
hại của không chỉ hải sản mà tất cả các thực phẩm bị tẩm chất độc hại và biết cách
lựa chọn cũng như bảo quản thực phẩm an toàn cho gia đình.

Ảnh: Bạn Tằng Văn Bảo đang vận động các bạn trong lớp về tuyên truyền với phụ huynh
về vấn đề an toàn khi sử dụng hải sản.

Hoạt động 4: Đề nghị qua với cấp cấp uỷ, chính quyền địa phương thông qua
Ban giám hiệu nhà trường cần đưa ra các bản tin truyền hình hoặc phát thanh nhiều
hơn để vấn đề bảo quản an toàn hải sản được thấm sâu trong nhận thức của mỗi
người dân.

Ảnh: Các trang mạng về vấn đề độc hại trong bảo quản hải sản chúng em đề nghị chính quyền
địa phương phát xen kẽ trong các bản tin thường ngày.

11



6. Ý nghĩa:
Việc nghiên cứu vấn đề về bảo quản hải sản biển sau đánh bắt, đã giúp
chúng em hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức đã học. Không còn hiện tượng học
vẹt mà đã gắn kết việc học đi đôi với hành. Biết tích hợp được nhiều môn học với
nhau, vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn đời sống,
qua đó nâng cao các kĩ năng về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập
cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu.
Việt Nam chúng ta có nguồn hải sản biển vô cùng phong phú không chỉ phục
vụ nhu cầu đời sống mà còn là nguồn hải sản có giá trị trong xuất khẩu, mang lại tiềm
năng lớn về kinh tế mũi nhọn cho nước nhà. Tuy nhiên, các nhà đánh bắt và kinh
doanh lại chưa chú trọng trong việc bảo quản như thế nào để đảm bảo nhu cầu về sức
khỏe cho con người. Việc lạm dụng phân u rê để giữ tươi sản phẩm đã gây nên nhiều
tác hại khôn lường. Chính vì vậy việc tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội về vấn
đề độc hại trong bảo quản hải sản là điều hết sức cần thiết, bởi nếu người tiêu dùng
biết chọn sản phẩm sạch, an toàn cho mình thì những người kinh doanh thiếu trung
thực sẽ khó có cơ hội thực hiện được. Do vậy phương pháp bảo quản hàng hải sản an
toàn và đúng qui định là rất cần thiết. Xin chúc người tiêu dùng luôn sáng suốt và là
những người tiêu dùng thông minh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, có
như vậy thì cuộc sống của chúng ta mới ngày một tốt đẹp hơn!
Nhóm học sinh thực hiện

Tằng Văn Bảo
Nình A Cấy

12



×