TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM
Môn:
Thổ Nhưỡng
GVHD : Nguyễn Trường Ngân
Chuyên đề: Đất xám trên phù sa cổ
Khái niệm – Tổng quan.
Quá trình hình thành – Các nhân tố ảnh hưởng.
Phân bố.
Phân loại.
Các vấn đề phát sinh.
Biện pháp – đề xuất cải tạo.
Khái niệm: (PGS.TS Đỗ Nguyên Hải)
-
Đất xám có tên gọi là
Acrisols bắt nguồi từ
arcis – very acid ( rất chua ).
-
Đây là loại đất có tầng dưới
tầng mặt tích lũy nhiều khoáng
sét hoạt tính thấp và có độ no
bazo thấp. Trong các hệ phân
loại khác Acrisols có thể có
nhiều tên khác nhau như
Red – Yellow Podzolic Soils,
Podzolicos Vermelho-amerelo
…v.v
Tổng quan về đất xám:
-
Hình thành ở nơi có địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi các hạt sét, keo và chất dinh dưỡng diễn ra mạnh mẽ.
-
Một phần đất xám bạc màu phát triển trên các đá mẹ và 1 phần đất phù sa cổ đạt tiêu chuẩn của đất chua, độ no bazo
thấp, hoạt tính thấp.
-
Có tầng đất mặt mỏng, lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát lớn, lượng sét, keo ít. Đất thường bị khô hạn,
chua hoặc rất chua. Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn.
-
Số lượng vi sinh vật trong đất ít. Hoạt động của vi sinh vật trong đất yếu.
Quá trình hình thành và các nhân tố ảnh hưởng
Quá trình hình thành
•
Đất xám có hàm lượng sét ở các tầng đất bên dưới cao hơn so với tầng mặt do kết quả hoạt động của quá trình phát
sinh hình thành đất (đặc trưng bởi sự vận chuyển sét).
•
Do quá trình rửa trôi, trong phẫu diện đất hình thành tầng B tích tụ sét ( tầng B.Argic).
•
Chặt phá rừng bừa bãi trên những diện tích đất dốc làm giảm độ che phủ, mưa lớn tập trung diễn ra tạo dòng chảy bề
mặt mạnh dẫn tới quá trình xói mòn trơ sỏi đá, từ đó là tiền đề cho những vùng hoang hóa. Hậu quả là hình thành
nên những vùng đất xám trên phù sa cổ.
Các quá trình chủ đạo hình thành đất xám:
Tích lũy sắt nhôm
Tích lũy mùn: chủ yếu ở đất xám trên núi ( độ cao trên 700m)
Quá trình Gley: ở 1 số vùng địa hình thấp hoặc biến đổi do trồng lúa nước
Quá trình bạc màu hóa: liên quan đến sự rửa trôi mạnh mẽ trên bề mặt và theo chiều sâu
Quá trình chua hóa do rửa trôi
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng của đất:
Khí hậu
Địa hình
Các nhân
Con
tố
người
Đá mẹ và
mẫu chất
Sinh vật
•
Yếu tố khí hậu: Đặc trưng khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm lượng mưa...
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phong hóa đá, sự thay đổi nhiệt độ tạo sự phá hủy vật lý, lượng mưa và chế độ mưa
ảnh hưởng tới phong hóa vật lý và hóa học. Nhiều quá trình diễn ra trong đất như khoáng hóa, mùn hóa, rửa trôi….
Những vùng nào có lượng mưa lớn hơn bốc hơi, lượng nước sẽ di chuyển trên mặt đất và thấm sâu xuống đất tạo
quá trình xói mòn và rửa trôi. Các nguyên tố kiềm dễ rửa trôi do vậy lượng mưa càng lớn đất bị chua hóa càng mạnh.
•
Yếu tố địa hình: Địa hình cao, dốc thoải nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng là yếu tố đặc trưng
ở những vùng đất xám thuật lợi cho quá trình rửa trôi.
Vùng đồi núi, vùng cao ở đồng bằng quá trình rửa trôi xói mòn diễn ra mạnh. Ngược lại trong các thung lũng ở vùng
đồi núi thấp hoặc vùng trũng ở đồng bằng diễn ra quá trình tích lũy các chất.
•
Yếu tố đá mẹ và mẫu chất: Các đá lộ ra ở phía ngoài của vỏ Trái Đất bị phong hóa liên tục cho ra các sản phẩm
phong hóa và tạo thành mẫu chất.
Được sự tác động của sinh vật, mẫu chất biến đổi dần tạo thành đất. Thành phần khoáng vật, thành phần hóa học
của đá quyết định thành phần mẫu chất, đất và chất lượng đất. Đá bị phá hủy để tạo thành đất gọi là đá mẹ.
•
Yếu tố sinh vật: Tham gia vào quá trình hình thành đất và chất lượng đất có nhiều loại sinh vật khác nhau nhưng
chủ yếu là các thực vật xanh, động vật đất và vi sinh vật đất.
•
Yếu tố tác động của con người:
- Không sử dụng phân bón hoặc sử dụng phân bón không hợp lý làm đất mất cân bằng dinh dưỡng, phá hủy kết
cấu, chất dinh dưỡng của đất giảm mạnh.
- Dân số tăng, đô thị hóa Nhu cầu đất tăng dẫn đến phá rừng bừa bãi làm xói mòn, rửa trôi đất bị suy thoái.
Phân bố: (nguồn: Based on the WRB and FAO Unesco Soil Map of the World)
Đất xám trên thế giới có diện tích khoảng 7 tỉ ha chiếm hơn 7% diện tích đất toàn thế giới.
Phân bố chủ yếu ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như các nước ở Đông Nam Á, miền Nam Hoa Kỳ, phía
Đông và Tây Phi, Nam Mỹ với diện tích như sau:
Khu vực
Diện tích ( nghìn ha )
Tỉ lệ (%)
Châu Âu
4170
0.42
Bắc và Trung Á
148241
14.87
Nam và Đông Nam Á
263005
26.39
Châu Úc
32482
3.26
Bắc Mỹ
114813
11.52
Nam và Trung Mỹ
341161
34.23
Châu Phi
92728
9.3
Tổng
996600
100
Phân loại: (theo FAO)
•
Đất xám bạc màu _ Haplic Acrisols
•
Đất xám có tầng loang lổ- Đất xám phù sa cổ _ Plinthic Acrisols
•
Đất xám glay _ Glayic Acrisols
•
Đất xám feralit _ Ferralic Acrisols
•
Đất xám mùn trên núi _ Humic Acrisols
a. Đất xám bạc màu _ Haplic Acrisols
•
Đất xám bạc màu chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá macma axit, đá cát. Phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên, Trung du Bắc Bộ.
•
Phân bố nhiều ở nơi có địa hình bằng thoải, thoáng khí, thoát nước dễ.
•
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ xốp 43% - 45% , sức chứa ẩm đồng ruộng 27 – 31% , độ thấm nước lớp đất mặt
68 mm/giờ, ở lớp đất sâu là 25mm/giờ.
a. Đất xám bạc màu _ Haplic Acrisols
•
Có phản ứng đất chua vừa đến rất chua , nghèo
cation trao đổi ( Ca
2+
+ Mg
2+
), hàm lượng mùn
tầng đất mặt từ nghèo đến rất nghèo, mức phân giải
chất hữu cơ mạnh, các chất tổng số và dễ tiêu
nghèo, độ no bazơ thấp ( < 50%)
Đất xám bạc màu là loại đất chua nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn và xói mòn mạnh. Thích hợp trồng các loại
cây trồng cạn như: khoai lang, sắn, đậu đỗ, rau quả, lúa cạn, cao su, điều ...
b. Đất xám glây _ Gleyic Acrisols
•
Diện tích 101 471 ha. Phân bố tập trung ở Trung du Bắc Bộ , Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, ở địa hình bậc thang,
bằng thấp, ít thoát nước, có thể bị chịu ảnh hưởng của nước mặt và nước ngầm nhiều tháng liên tục trong năm
•
Đơn vị đất xám glây chia ra 7 đơn vị đất phụ: đất xám glây nông, sâu, đá ong sâu, kết von nông, nông cơ giới nhẹ,
sâu cơ giới nhẹ và kết von sâu cơ giới nhẹ.
•
Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình . Phẫu diện đất có tầng đế cày và tầng glây rõ. Phản ứng của đất rất
chua, nghèo mùn, độ no bazo và dung tích hấp thu thấp. Nghèo chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu.
b. Đất xám glây _ Gleyic Acrisols
Trồng các loại cây như lúa nước, cây ăn quả, cần bố trí mùa vụ hợp lí tránh ngập úng trong mùa mưa
c. Đất xám có tầng loang lổ- Đất xám phù sa cổ _ Plinthic Acrisols
•
Diện tích 221360 ha, phân bố tập trung ở Trung du Bắc Bộ. Đa số diện tích nằm ở địa hình bằng, thoải hoặc lượn
sóng.
•
Đất hình thành do sản phẩm phong hóa của đá mẹ granit nên thành phần khoáng của đất chủ yếu là thạch anh,
kaolinit, haloizit, gơtit. Thành phần tổng số chủ yếu là SO 2 và các sesquioxyt.
•
Một số tính chất vật lý tầng đất mặt: thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, độ xốp trung bình < 40% , sức chứa
ẩm cực đại 28 – 31% , phẫu diện đất thường có tầng kết von đá ong ở độ sâu hơn 50 cm.
•
Đất có phản ứng chua vừa đến rất chua, nghèo mùn (< 1%) , độ no bazo và dung tích hấp thu thấp, nghèo các chất
dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu .
c. Đất xám có tầng loang lổ- Đất xám phù sa cổ _ Plinthic Acrisols
Đây là loại đất không tốt lắm cho nông nghiệp, thường
canh tác một vụ lúa, một vụ màu hoặc trồng hai vụ màu, có
nơi trồng hai vụ lúa một vụ màu nếu có hệ thống tưới tiêu
tốt, cung cấp đủ nước cho mùa vụ. Để sử dụng có hiệu quả
loại đất này cần giải quyết đồng bộ các khâu: trồng cây phủ
đất, giữ ẩm nhất là vào mùa khô, bón nhiều phân hữu cơ,
bón cân đối các loại phân khoáng, chú ý bón sâu, bón nhiều
lần. Bố trí các cây trồng vừa chịu hạn, vừa cho hiệu quả
kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ đất và sử dụng đất lâu
bền.
d. Đất xám mùn trên núi _ Humicacrisols
•
Diện tích 3.139.285. Phân bố tập trung ở độ cao 700-1700-1800m so với mặt nứơc biển ở địa hình chia cắt ,dốc
nhiều ,tầng đất thường không dày. Loại đất này phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, vùng núi trung bình
với nền nhiệt độ thấp và độ ẩm cao hơn so với vùng đồi,núi thấp hơn 700m.
•
Đặc điểm cơ bản của đất xám
mùn trên núi là có hàm lượng
chất hữu cơ cao,quá trình feralit
yếu nên hiếm thấy hiện tượng
kết von, đá ong.
d. Đất xám mùn trên núi _ Humicacrisols
•
Đất xám mùn trên núi có thể chia ra 3 đơn vị dất phụ:
+ Đất xám mùn trên núi trên đất sét và biến chất.
+ Đất xám mùn trên núi trên đá macma axit và đá cát.
+ Đất xám mùn trên núi trên đá macma bazơ và trung tính .
Hiện nay đã đã có nhiều mô hình sản xuất đất bền
vững theo phương phức nông lâm hoặc lâm nông kết
hợp trên đất xám mùn trên núi.Ngoài việc phát cây
rừng với nhiều đặc sản như pơmu ,quế,... còn làm
tăng diện tích cây ăn quả ,cây công nghiệp các loại
e. Đất xám feralit _ Ferralic Acrisols
•
Diện tích 14.789.505 ha. Đất hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt, dốc nhiều, trên sản phẩm phong hóa của
đá mẹ giàu secqui oxyt.
•
Đất có phản ứng chua, xốp, hàm lượng mùn trung bình, dung tích hấp thu trung bình, nghèo cation trao đổi, độ no
bazo thấp, nghèo các chất dinh dưỡng dễ tiêu.
•
Chia ra làm 5 đơn vị phụ :
+ Đất feralit trên phiến thạch sét
+ Đất feralit trên đá macma axit
+ Đất feralit trên đá cát
+ Đất feralit trên phù sa cổ
+ Đất feralit biển đổi do trồng lúa
e. Đất xám feralit _ Ferralic Acrisols
Đây là loại đất tốt ở trung du miền núi , thích hợp sử dụng vào nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái
Các vấn đề phát sinh
•
Xảy ra quá trình rửa trôi lâu ngày làm mất đi các chất màu đất trở nên nghèo, hình thành đất xám bạc màu, đất có
màu trắng hoặc trắng xám, xám tro; tỷ lệ mùa thấp; đất có phản ứng rất chua, nghèo NPK, thành phần cơ giới từ cát
đến cát pha, thịt nhẹ.
•
Đất có phản ứng chua, càng ở dưới sâu càng chua, chất hữu cơ đã nghèo lại có tốc độ phân giải nhanh
•
Các chất dinh dưỡng cần cho cây trồng đều nghèo nàn.
Các biện pháp cải tạo đất xám
•
Bón vôi : có tác dụng nâng cao
pH và cải tạo lý tính của đất.
•
Cày sâu được xem như phương
pháp cơ bản để cải tạo loại đất này.
•
Nghiên cứu chế độ tưới hợp lý,
nếu không tưới sẽ làm cho đất bạc
màu thêm.
•
Căn cứ từng chân ruộng thấp,
cao xây dựng hệ thống luân canh cải tạo thích hợp.
Các biện pháp cải tạo đất xám
•
Ruộng bậc thang , trồng cây theo đường đồng mức, xây dựng bờ vực thưa, hạn chế quá trình rửa trôi.