Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi việt nam trong khối aec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.95 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN: CƠ

HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH CHĂN
NUÔI VIỆT NAM TRONG KHỐI AEC

GVHD: Ths. Trần Minh Trí
Thực hiện: Nhóm 15


I. MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển nhanh và mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Đối với nước ta ngành
chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế.
Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu con người về các sản phẩm chăn nuôi cũng tăng cao. Tiềm năng
phát triển của ngành chăn nuôi là vô cùng thuận lợi.
Cuối năm 2015 Việt Nam chính thức tham gia vào AEC, đây là một điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt
Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi tham gia vào AEC
ngành chăn nuôi nước ta cũng gặp không ít khó khăn và thách thức. Để ngành chăn nuôi thực sự phát
triển chúng ta cần xác định đúng hướng đi trong thời gian sắp tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực trạng, thuận lợi và thách thức của ngành chăn nuôi Việt Nam khi tham gia vào AEC.
3. Phạm vi nghiên cứu
Ngành chăn nuôi ở Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tổng hợp – phân tích
+ Phương pháp so sánh:
Là phương pháp đơn giản và đựơc sử dụng nhiều nhất để thấy được mức độ biến động và xu hướng
phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.




II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC AEC
1. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam
1.1 Khí hậu: Các gia súc gia cầm cần có các yếu tố khí hậu tốt sau đây:
Nhiệt độ: Thích hợp từ 22-32 0C, biến thiên nhiệt độ cao nhất, thấp nhất trong ngày khoảng 10
0C hoặc ít hơn.
- Trên 35 0C gia súc, gia cầm có nguy cơ say sóng chết đột ngột.
- Dưới 15 0C heo, bò, gà cũng có nguy cơ chết nhanh.
- Qúa nóng, quá lạnh làm suy yếu sức đề kháng, vật nuôi dễ bị mầm bệnh tấn công gây thành bệnh
dịch, chết hàng loạt.
Ẩm độ: độ ẩm thích hợp cho chăn nuôi từ 70-80% (quá ẩm) hay dưới (70%), quá khô cũng làm
tổn hại cho vật nuôi.
Vận tốc gió là yếu tố giúp thông thoáng chuồng trại, nhưng cũng gây khô hạn lốc xoáy phá hỏng
công trình chuồng trại. Gió phù hợp từ cấp 2-3 (0,5 -1 m/s)
Quang kỳ: Số giờ chiếu sáng của mặt trời thích hợp cho chăn nuôi cần đạt 12 giờ/ngày đến 16
giờ/ngày. Chuồng trại thích hợp sẽ hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của khí hậu. Ngoài ra vùng chăn
nuôi phải không có rung chấn, động đất dưới 3 độ richter, không có mưa lớn, lũ quét,bảo lớn, sóng
thần, sạt lở đất, mưa đá…
1.2 Nguồn thức ăn và nước dồi dào:
Thức ăn: Phải có đẩy đủ các loại thức ăn dành cho chăn nuôi: Thức ăn tự nhiên, thức ăn tổng hợp,
các phụ gia dành cho thức ăn chăn nuôi. Nước: Vật nuôi cần nước để ăn uống tắm mát, vệ sinh
chuồng trại.
Nước cần đủ số lượng và chất lượng, cần khảo sát số lượng và chất lượng vào thời điểm khô hạn
nhất trong năm ở vùng chăn nuôi. Cần biết trữ lượng nước bơm sử dụng trong ngày, trong tháng
và kiểm tra hàm lượng chát khoáng hòa tan như canxi (Ca), phosphore (P), Natri (Na), Sắt (Fe),
Đồng (Cu),…không có chất khoáng độc với hàm lượng cao như cadmium, thủy ngân (Hg), chì
(Pb), Arsenic (AS)…hàm lượng vi sinh vật có hại thấp nhất hoặc không có. Các chất khoáng dù là
yếu tố dinh dưỡng nhưng với hàm lượng cao cũng gây độc cho gia súc, gia cầm
1.3 Đất đai, thổ nhưỡng:

Cần có diện tích đủ phát triển trong tương lai, đất không chứa các khoáng độc gây ô nhiễm nguồn
nước và gây ngộ độc cho vật nuôi.
Nuôi bò cần có đất để làm đồng cỏ chăn thả hoặc cắt cỏ, phải có đủ nước tưới để cung cấp đủ cỏ
mùa khô (hoặc dư ở mùa mưa để làm cỏ khô, cỏ ủ). Đất phải không ngập nước hoặc quá khô tránh
sạt lở, sụt lún, đầm lầy. Thiếu cỏ, thiếu thức ăn mùa khô cũng làm vật nuôi chậm lớn giảm năng
suất (sữa, thịt, trứng) và dễ bị dịch bệnh tấn công hao hụt đàn thú nuôi.
Nếu có quy hoạch rừng nhân tạo, có thể phát triển đồng cỏ dưới tán cây để chăn thả gia súc, vừa
có lợi cho gia súc vừa có phân bón cho cây rừng phát triển tốt. Cần có giống cỏ thích hợp để phát
triển đồng cỏ. Cần có đất trồng cây thức ăn gia súc như bắp, lúa, lúa mì, khoai,… để ít tốn chi phí
nhập khẩu.


2. Vai trò ngành chăn nuôi
a) Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao( thịt, trứng, sữa) cho đời sống

con nười

Khi kinh tế càng phát triển, mức sống con người cần được nâng cao . Trong điều kiện lao động của
nền kinh tế và trình độ công nghiệp hóa hiện đại hóa cao thì hoạt động về trí óc càng cao thì nhu cầu về
thực phẩm động vật càng cao và ngành chăn nuôi đáp ứng được điều đó...
b)chăn nuôi là nguồn cung cấp nghiên liệu cho các ngành công nghiệp.
Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nghiên liệu từ chăn nuôi.
c)chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo
chăn nuôi cung cấp sức kéo cho canh tác , khai thác lâm sản , đi lại, vận chuyển hàng hóa trên các vùng
núi cao .... Ngày nay tuy nhu cầu về sức kéo trong việc sản xuất hay cày cuốc có giảm đi nhưng ở những
vùng sâu vùng xa vẫn cần sức kéo của gia xúc để phục vụ việc vận chuyển đi lại tại những địa hình hiểm
trở...
d) chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn nuôi trồng thủy sản.
Trong sản xuất nuông nghiệp hướng đến bền vững không thể kể đến vai trò của phân bón hữu cơ nhận
được từ chăn nuôi. Phân chuồng có tỷ lệ NPK cao và cân đối , biết chế biến và sử dụng hợp lý sẽ mang lại

nguồn lợi lớn về năng suất cây trồng...
e) chăn nuôi cũng là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững , tạo việc làm , hóp
phần xóa đói giảm nghèo .
3. Thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam
Sản lượng gia súc, gia cầm
1.10.2015

1.4.2015

1/10/2015

2,521,609.0
399,103.7

2,548,976.3
204,626.0

2,523,660
391,853

Tăng,
giảm
20142013
-37,930
3,590

85,494.7

85,658.7


49,977.3

85,776.6

164

Con

5,156,727.0

5,234,298.0

5,314,894.6

77,571

Đơn vị tính
Tổng số Trâu
Số con xuất chuồng
Sản lượng thịt xuất
chuồng
Tổng số Bò

1/10/2013

1/10/2014

Con
Con


2,559,539.0
395,514.0

Tấn

Số con xuất chuồng
Sản lượng thịt xuất
chuồng
Bò sữa
Bò cái sữa
Sản lượng sữa

Con

1,510,623.6

1,537,714.4

988,739.8

5,367,078
1,567,420.
3

Tấn
Con
Con
TÊn

285,442.1

186,388.0
103,456.0
456,391.9

292,900.5
227,625.0
124,713.0
549,532.8

179,810.1
253,695.5
140,461.0
355,227.6

299,324.3
275,328
156,986
723,153.2

7,458
41,237
21,257
93,141

Tổng số Lợn
Trong đó Nái
Lợn thịt

Con
Con

Con

26,264,408.5
3,910,035.0
22,278,640.0

26,761,576.8 27,237,763.8
3,913,921.5 4,072,560.4
22,779,642.7 23,101,336.4

27,751,010
4,058,446
23,622,978

497,168
3,886
501,003

27,091


Lợn đực giống
Số con lợn thịt xuất
chuồng
Sản lượng thịt xuất
chuồng
Số con lợn sữa xuất
chuồng
SL lợn sữa xuất
chuồng

Tổng số gia cầm
I. Gà
Trong đó gà công
nghiệp
Gà thịt
Trong đó gà công
nghiệp
Gà đẻ trứng
Trong đó gà công
nghiệp
Số con xuất chuồng
Trong đó gà công
nghiệp
SL thịt gà hơi xuất
chuồng
Trong đó gà công
nghiệp
Số trứnggà
Trong đó gà công
nghiệp
II. Vịt
Vịt thịt
Vịt đẻ trứng
Số con xuất chuồng
SL thịt vịt hơi xuất
chuồng
Số trứng vịt

Con


75,733.5

68,012.6

63,867.0

69,586

Con

48,303,782.1

Tấn

3,228,670.0

3,351,075.4

2,054,904.8

Con

3,978,681.2

3,232,410.4

Tấn

24,807.8


1000 con
1000 con

-7,721
1,101,37
5

47,202,406.7 26,965,635.4

1,601,051.4

50,960,488
3,491,634.
4
3,070,526.
7

-746,271

25,713.1

12,307.7

27,842.1

905

317,696.1
234,509.4


327,696.5
246,027.9

327,149.8
244,452.8

341,906
259,295

10,000
11,518

1000 con
1000 con

70,689.2
182,121.7

73,273.6
191,046.3

44,632.6
189,036.2

75,045
199,529

2,584
8,925


1000 con
1000 con

51,034.0
52,387.7

52,101.7
54,941.6

21,462.6
55,416.7

52,683
59,767

1,068
2,554

1000 con
1000 con

19,655.3
372,479.3

21,172.0
377,524.4

21,462.6
208,879.0


22,362
388,777

1,517
5,045

1000 con

147,498.2

144,660.5

65,814.0

127,190

-2,838

Tấn

640,453.3

677,058.9

391,473.1

700,873

36,606


Tấn
1000 quả

319,179.7
4,202,391.6

334,073.8
4,728,432.8

152,913.7
2,835,431.6

290,825
5,106,903

14,894
526,041

1000 quả
1000 con
1000 con
1000 con
1000 con

2,390,004.1
69,137.3
40,688.3
28,449.1
81,256.2


2,804,824.8
68,407.4
40,068.6
28,338.9
81,287.7

1,662,168.2
69,709.4
40,962.5
28,747.0
49,964.8

3,127,596
69,547
45,904
23,643
101,932

414,821
-730
-620
-110
32

Tấn
1000 quả

144,873.6
3,350,290.5


150,119.9
3,448,673.5

97,965.4
2,098,453.6

156,458
3,683,742

5,246
98,383

122,405

Nguồn: />
Chăn nuôi trâu, bò:
Chăn nuôi trâu bò chưa phát triển mạnh, phân bố chủ yêu tại Nghệ An, Hòa Bình, Bình Định, Vĩnh
Phúc và khu vực Tây Nguyên
Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 2,58 triệu
con trâu, tương đương cùng kỳ năm trước; 5,18 triệu con bò, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn
chung số lượng trâu giảm chủ yếu do hiệu quả chăn nuôi thấp và diện tích chăn thảbị thu hẹp; riêng đàn


bò sữa tiếp tục tăng, đạt 200,4 nghìn con, tăng 26 nghìn con (+14%) so cùng kỳ. Sản lượng thịt trâu, bò 6
tháng đầu năm đạt xấp xỉ cùng kỳ. Sản lượng sữa bò đạt 265,4 nghìn tấn, tăng 19,2% so cùng kỳ năm
trước.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt bò của Việt Nam vào
khoảng 408 nghìn tấn, tăng 2 nghìn tấn so với năm 2013. Sản lượng thịt bò của Việt Nam năm 2014 dự
kiến ở mức 393 nghìn tấn và để đáp ứng đủ nhu cầu cần phải nhập khẩu ít nhất 15 nghìn tấn.
Chăn nuôi lợn:

Chăn nuôi lợn phát triển mạnh với nhiều trang trại tập trung tại các tỉnh thành Đồng Nai, Long An,
Đăk Lak, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc,…Trong đó Đồng Nai có tổng đàn heo lớn nhất cả
nước.
Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, cả nước có 26,39 triệu
con lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ. Hiện tại chăn nuôi lợn khá thuận lợi do giá lợn hơi tăng và dịch
lợn tai xanh không xảy ra đã kích thích người chăn nuôi đầu tư tái đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất
chuồng 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước.
Theo USDA, năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam vào khoảng 2,245 triệu tấn, tăng
1,8% so với năm 2013. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 2,26 triệu USD, đảm
bảo cho Việt Nam xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt lợn.
Chăn nuôi gia cầm:
Chăn nuôi gia cầm phát triển khá mạnh tập trung tại các tỉnh Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Đồng
Nai,….
Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, tổng số gia cầm của cả
nước có 314,4 triệu con, tăng 0,7% so cùng kỳ năm 2013. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước
tính bằng 442,8 nghìn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng trứng gia cầm đạt 4.543 triệu
quả, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo USDA, năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam vào khoảng 825 nghìn tấn, tăng 4,2%
so với năm 2013. Sản lượng thịt gà của Việt Nam sẽ vào khoảng 393 nghìn tấn, do đó để có thể đáp ứng
đủ nhu cầu tiêu thụ nước ta cần phải nhập khẩu ít nhất 50 nghìn tấn.


Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hiện nay phổ biến nhất vẫn là trang trại quy mô chăn
nuôi theo hộ gia đình, nên đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê
cho thấy: Trong số 4.131,6 ngàn hộ nuôi lợn thì số hộ nuôi quy mô nhỏ (<10 lợn/hộ) chiếm tới 86,4%


tổng số hộ, nhưng chỉ sản xuất 34,2% tổng sản lượng thịt lợn. Còn về gia cầm: tổng số 7.864,7 ngàn hộ,
số hộ nuôi quy mô (< 100 con gia cầm/hộ) chiếm tới 89,62%, nhưng chỉ sản xuất 30% tổng sản lượng thịt
gia cầm. Thực tiễn đã chứng minh, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ thường chịu rủi ro rất cao do không

được kiểm soát và hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bện, giá cả, thiếu kỹ thuật chăn nuôi, thường chỉ dựa
vào kinh nghiệm tích lũy và it được tập huấn, phổ biến các kiến thức, hướng dẫn mới về chăn nuôi, không
có sự am hiểu cơ bản về VSATTP. Ngoài ra, chăn nuôi tại Việt Nam theo cả phương thức trang trại và quy
mô hộ gia đình vẫn chưa tạo được vùng hàng hóa tập trung, chưa chú trọng đến việc xây dựng quy trình
sản xuất theo chuỗi để giảm chi phí, giá thành, nâng cao lợi nhuận.
Xuất khẩu
Theo Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu thịt trong 5 tháng đầu năm 2014 nhìn chung khá ổn định. Trị giá xuất
khẩu các tháng đạt từ 3,8 – 4,5 triệu USD, cho thấy mức độ dao động khá thấp nếu so với giai đoạn cùng
kỳ các năm gần đây. Tính chung 5 tháng đầu năm 2014, trị giá xuất khẩu thịt đạt 20,92 triệu USD, giảm,
chỉ giảm nhẹ gần 2,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Kim ngạch xuất khẩu thịt các tháng, năm 2012 – 2014 (USD)

Nguồn: TCHQ
Thịt lợn (dạng tươi, ướp lạnh, đông lạnh) vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: 5 tháng đầu năm 2014 đạt
trị giá 14,46 triệu USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 69,1% tổng trị giá xuất khẩu thịt
các loại.
Nếu như trong những năm qua, thịt lợn là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng chi phối trong khi xuất khẩu
các loại thịt khác rất hạn chế thì đến năm nay đã xuất hiện một điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu thịt
gia cầm (chủ yếu là thịt gà). Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu thịt gà đều tăng mạnh
gấp nhiều lần so với các tháng cùng kỳ năm 2013. Tính chung 5 tháng đầu năm 2014, trị giá xuất khẩu
thịt gà đạt 2,22 triệu USD, tăng 576% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 10,6% tổng trị giá xuất khẩu thịt
các loại.
Về thị trường 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam xuất khẩu thịt chủ yếu sang các thị trường: Hồng Kông,
Trung Quốc và Malaysia, với tỷ trọng kim ngạch lần lượt 58,8%, 18,9% và 10,6%. Xuất khẩu tới
Singapore - một trong các thị trường nhập khẩu nhiều thịt từ Việt Nam trong các năm qua – đã sụt giảm
mạnh từ 1,4 triệu USD trong năm 2013 xuống còn 260 nghìn USD trong 5 tháng đầu năm nay (tỷ trọng
chỉ chiếm 1%).
Nhập khẩu
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trị giá nhập khẩu thịt cả nước trong 5 tháng đầu năm 2014 đều tăng
so với các tháng cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, tháng 1/2014 đạt 18,16 triệu USD, tăng 16,5$; tháng 2/2014

đạt 16,98 triệu USD, tăng 90,8%; tháng 3/2014 đạt 19,54 triệu USD, tăng 4,8%; tháng 4/2014 đạt 15,89
triệu USD, tăng 13,9% và tháng 5/2014 đạt 18,68 triệu USD, tăng 51,8%. Tính chung 5 tháng đầu năm
2014, trị giá nhập khẩu thịt đạt 89,25 triệu USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2013.


Trị giá nhập khẩu thịt các tháng năm 2012 – 2014 (USD)

Nguồn: TCHQ
Về chủng loại, thịt gia cầm là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm 2014, đạt
36,26 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 45,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt các
loại. Tiếp đến là thịt trâu bò, với trị giá đạt 35,84 triệu USD, tăng mạnh 51% so với cùng kỳ năm 2013 và
chiếm tỷ trọng kim ngạch 40,2%. Trong đó, nhập khẩu thịt bò dạng đông lạnh chiếm khoảng 92% và nhập
khẩu dạng tươi sống chỉ chiếm 8%. Nhập khẩu thịt lợn đạt 2,63 triệu USD, tăng nhẹ 6,2% so với cùng kỳ,
chiếm tỷ trọng chỉ khoảng 3%. Nhập khẩu thịt chế biến các loại đạt trị giá 1,14 triệu USD, tăng gần gấp
hai lần so với mức 0,62 triệu USD của cùng kỳ năm 2013.
Về thị trường, Mỹ vẫn là đối tác nhập khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2014, với
trị giá đạt 28,17 triệu USD, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là Ấn Độ, với trị giá đạt
26,8 triệu USD, tang 58,3% so với cùng kỳ. Các thị trường cung cấp thịt đáng chú ý khác gồm: Braxin
(10,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12%), Úc (9,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 10%) và Hàn Quốc (3,96 triệu
USD, chiếm tỷ trọng 4%).
Giá thịt năm 2014
Sau gần 2 năm khủng hoảng nặng nề khiến doanh nghiệp làm giống, người chăn nuôi lao đao, gần 3 tháng
trở lại đây, thị trường chăn nuôi trong nước ổn định tích cực. Tương quan cung – cầu thịt thực phẩm trong
nước vẫn đảm bảo. Theo tổng cục Thống kê, tổng đàn gia súc gia cầm và lượng thịt hơi trong nửa đầu
năm 2014 ít thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau quãng thời gian giảm thấp cuối quý I/2014, giá cả thịt thực phẩm đã nhanh chóng phục hồi trở lại
trong quý II. Bước sang quý III (tháng 7/2014), nhìn chung giá thịt lợn trong xu hướng tăng cao, trong khi
thịt gà và thịt bò tương đối ổn định.
4. Vấn đề đầu vào
Về đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam: Đầu vào còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Khâu sản

xuất giống, người chăn nuôi vẫn trong tình trạng khan hiếm con giống (nhất là con giống có chất lượng),
giá cao khiến việc khôi phục đàn gia súc, gia cầm trong giai đoạn vừa qua gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh
đó, tuy nguồn con giống nhập khẩu có chất lượng tốt nhưng phải đảm bảo các quy trình kỹ thuật chăn
nuôi hiện đại mới phát triển tốt. Trong khi đó, các trang trại của Việt Nam quy mô nhỏ, những tiêu chuẩn
kỹ thuật về chuồng trại thiếu đồng bộ gây khó khăn cho việc vệ sinh, sát trùng, áp dụng các biện pháp vệ
sinh an toàn sinh học trong phòng trị bệnh và không phù hợp cho việc áp dũng kỹ thuật tiên tiến trong


quản lý chăm sóc theo đàn. Bên cạnh đó, năm 2014, Việt Nam đã nhập 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại
để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (trong đó có 5,368 triệu tấn thức ăn giàu đạm, 5,913 triệu
tấn nguyên liệu giàu năng lượng và gần 400 tấn nguyên liệu thức ăn bổ sung). Kim ngạch nhập khẩu là
4,8 tỷ USD. Thời gian gần đây, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như:
khô dầu đậu tương, bột thịt-xương, bột cá; riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập 100%. Theo Liên minh
Nông nghiệp, hiện nay 80% các loại vacxin được phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ
17 quốc gia trên thế giới.
Về thị trường đầu ra đối với các sản phẩm của ngành chăn nuôi: Theo điều tra của Liên minh Nông
nghiệp, hiện nay hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm thấp đang cung cấp
ra thị trường gần 70% sản phẩm thịt. Trong khi đó, chăn nuôi thương mại quy mô lớn, công nghệ hiện
đại, an toàn thực phẩm cao chỉ mới cung cấp trên 15% lượng thịt cho tiêu dùng. Công nghệ chế biến bảo
quản thịt sau giết mổ còn yếu, các phương tiện vận chuyển thịt sau giết mổ và các quầy bán thịt, sản phẩm
chăn nuôi tại chợ đa số chưa đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên nhân do thiếu sự liên kết
giữa các trang trại, hộ chăn nuôi với các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, do thiếu sự liên kết hợp tác nên
giá cả nguyên liệu không ổn định, gây khó khăn không chỉ cho các nhà máy chế biến mà còn cho cả nông
dân không muốn đầu tư tái đàn.
3. Chăn nuôi trong khu vực aec
Nhìn chung các ngành chăn nuôi ở các nước Asean chưa thực sự phát triển, mặc dù tổng số đàn gia súc
gia cầm rất lớn nhưng hình thức chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán. Thức ăn chăn nuôi vẫn lệ thuộc vào
nhập khẩu, duy chỉ có Thái Lan là phát triển mạnh về ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
+ Trâu bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan
+ Lợn được nuôi nhiều tại Thái Lan, Phi-lip-pin, Việt Nam

+ Gia cầm được nuôi nhiều ở Việt Nam, Thái Lan


III. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
1. Lịch sử hình thành
- Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định
hướng phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN (ASEAN Economic Community);
- Ý tưởng được tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tháng 10/2003, thể hiện trong Tuyên bố
Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II). Theo đó, ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu
hình thành một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng
đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã
hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC);
- Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tháng 1/2007 các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời
hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ 2020 xuống 2015. AEC, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính
thức được thành lập vào ngày 31/12/2015 khi bản tuyên bố thành lập có hiệu lực.
2. Mục tiêu
Bốn mục tiêu, cũng là bốn yếu tố cấu thành AEC, bao gồm:
- Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng
hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao
động có tay nghề;
- Một khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo
hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử;
- Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN;
- Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối
tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).
3. Các hiệp định chính trong AEC
Dưới đây là tóm tắt một số Hiệp định thương mại được ký kết trong khuôn khổ ASEAN và hướng tới mục
tiêu thực hiện AEC.
3.1 Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN (ATIGA) Trong số các FTA màViệt Nam đã ký kết, các

cam kết về cắt giảm thuế quan trong ASEAN là cao nhất và nhanh nhất
3.2 Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS) các cam kết về dịch vụ trong ASEAN đều tương tự
mức cam kết trong WTO, trong một số gói cam kết dịch vụ gần đây của ASEAN, mức độ cam kết đã bắt
đầu cao hơn so với WTO nhưng không nhiều và cũng phù hợp với mức độ mở cửa thực tế về dịch vụ
của Việt Nam.


3.3 Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) các cam kết về đầu tư trong ASEAN toàn diện hơn
trong WTO và các FTA đã ký của Việt Nam nhưng cũng phù hợp với các quy định về đầu tư trong pháp
luật Việt Nam (việc thực thi các cam kết về đầu tư trong ASEAN không buộc Việt Nam phải sửa đổi pháp
luật trong nước)
* Cơ hội và thách thức do AEC mang lại
Khi các mục tiêu của AEC được hoàn tất, AEC sẽ mang lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế và các
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là:
- AEC mở ra một khu vực thị trường chung rộng lớn: với gần 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển
trong nội khối, AEC tạo ra một khu vực thị trường hàng hóa chung giữa các nước ASEAN, mở ra cơ hội
làm ăn kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp trong khu vực;
- AEC mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam : môi trường kinh doanh được mở rộng theo
hướng minh bạch và bình đẳng hơn sẽ là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài không những từ các nước
ASEAN mà cả từ các nước ngoại khối, đặc biệt là các nước đối tác FTA của ASEAN vào Việt Nam để
tham gia và chuỗi giá trị khu vực;
- AEC tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệpViệt Nam: tham gia vào một sân
chơi chung và chịu áp lực cạnh tranh từ các đối tác khu vực cả về trình độ quản lý, công nghệ và nhân lực
sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tự cải tổ, thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại
và phát triển.
- AEC tạo ra khí thế và động lực cho doanh nghiệp: Với tinh thần chuẩn bị cho việc hình thành AEC vào
cuối năm 2015 và những trông đợi về một khu vực thị trường chung năng động với nhiều cơ hội mở ra,
các doanh nghiệp Việt Nam dường như đã được thức tỉnh để chuẩn bị tư thế và hành tranh cho tiến trình
hội nhập mạnh mẽ sắp tới.
* Thách thức

- Thách thức lớn nhất trong AEC đối với Việt Nam hiện tại là sức ép cạnh tranh từ hàng hóa từ các nước
ASEAN: với cơ cấu sản phẩm tương đối giống nhau ở cả 10 nước ASEAN, việc mở cửa thị trường sẽ tạo
ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có sức cạnh
tranh yếu và ở các ngành vốn được bảo hộ cao từ trước tới nay.
Trong tương lai, khi các mục tiêu AEC được hoàn tất, những sức ép từ các khía cạnh khác sẽ xuất hiện,
thách thức vì vậy sẽ mở rộng ra các vấn đề khác như:
- Thách thức về dịch vụ: Nếu mục tiêu tự do lưu chuyển dịch vụ trong AEC được hiện thực hóa, các
doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ chắc chắn sẽ bị đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
hơn nhiều (bởi hiện nay các rào cản/điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài vào Việt Nam vẫn
còn tương đối cao, do đó doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam hiện đang được “bao bọc” khá kỹ lưỡng trong
nhiều lĩnh vực dịch vụ)


IV. THÁCH THỨC CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM

1. Ngành chăn nuôi của Việt Nam tồn tại nhiều yếu kém
Đánh giá một cách tổng quan, hiện ngành chăn nuôi còn rất nhiều yếu kém:
• Trước hết là đầu vào thức ăn phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu, dẫn tới chi phí sản xuất cao. Trong
khi, đối với chăn nuôi thì giá thành thức ăn đã chiếm tới 65-70% chi phí. So với các nước trong
khu vực, giá thành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 10%.


Tiếp đó là vấn đề kiểm soát dịch bệnh chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù đa số các bệnh đều đã được
kiểm soát nhưng một số loại dịch bệnh như lở mồm long móng, cúm gia cầm vẫn hoành hành, gây
nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi.



Vấn đề về con giống cũng là một trong những điểm yếu cố hữu của ngành chăn nuôi Việt Nam. Sự
phát triển nâng cao chất lượng con giống tại Việt Nam quá chậm so với thế giới. Cụ thể như, trong

khi lợn giống tại các nước sinh sản đạt 25-26 con/lứa thì Việt Nam vẫn cứ ì ạch ở mức 17-20 con.



Về cách thức tổ chức ngành chăn nuôi: Quy mô còn manh mún, thiếu tính liên kết giữa khâu sản
xuất và thị trường tiêu thụ nên hiệu quả kinh tế không cao.



Bên cạnh đó, tình trạng giết mổ chủ yếu là thủ công, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
cũng góp phần làm giảm giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi. Hiện nay, giết mổ công nghiệp,
bán công nghiệp còn khá ít, chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng lượng thịt.



Vấn đề quản lý môi trường cũng đáng được quan tâm hơn nữa.

Ngành chăn nuôi trong khối AEC tuy chưa thực sự phát triển nhưng khi tham gia vào khối AEC ngành
chăn nuôi Việt Nam cũng đương đầu với sự cạnh tranh không hề nhỏ từ sản phẩm chăn nuôi của những
nước trong khu vực.

2. Giải pháp giúp ngành chăn nuôi có thể đương đầu với sự cạnh tranh:
Trong thời gian tới, cần tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Trong đó, tập trung cao nhất vào
hai khía cạnh là nâng cao chất lượng con giống kể cả sản xuất nông hộ lẫn sản xuất trang trại, song song
với đó là tạo ra hành lang pháp lý, hàng rào kỹ thuật để tăng cường quản lý các loại giống đang lưu hành
trên địa bàn cả nước.
Ngoài ra, cần có những biện pháp nhằm động viên, thúc đẩy DN, cơ quan nghiên cứu khoa học nghiên
cứu chọn tạo giống và nhập các loại giống tiên tiến trên thế giới về để lai tạo ra bộ giống tốt, tạo điều kiện
từng bước giúp sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam có sức cạnh tranh tốt hơn




V. KẾT LUẬN
Tham gia vào AEC là một cơ hội tốt để ngành chăn nuôi và nền kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy
nhiên để thực sự vững mạnh ngành chăn nuôi cần có phương hướng phát triển thích hợp, giảm chi phí sản
xuất bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng quy mô chăn nuôi. Bên cạnh đó kỹ thuật
giống và công tác phòng chống dịch bệnh cũng cần được quan tâm đẩy mạnh. Nhà nước cần có sự quan
tâm khuyến khích nhiều hơn để giúp các đơn vị chăn nuôi có thêm điều kiện phát triển.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
/> /> /> />


×