Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

commen law chế đinh đặc thù – chế định ủy thác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.78 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

LUẬT SO SÁNH
CHUYÊN ĐỀ: COMMEN LAW
CHẾ ĐINH ĐẶC THÙ – CHẾ ĐỊNH ỦY THÁC
GVHD: NGUYỄN ANH THƯ


3.3 Chế định đặc
3.3.1 Khái niệm

thù - Chế định ủy thác

Trust là chế định đặc thù của dòng họ common law. Trust là một giao dịch pháp lý
qua đó, một người (gọi là người lập trust hay settlor) chuyển giao một hoặc nhiều tài sản
của mình cho một người khác (gọi là người nhận trust hay trustee) để người sau này sử
dụng, định đoạt vì lợi ích của một người khác nữa (gọi là người hưởng thụ hay
beneficciary) hay vì mục đích gì đó phù hợp với pháp luật, do người lập trust xác định
trước.
Chế định ủy thác là một chế định đặc thù được khởi nguồn từ nước Anh, do quá
trình đi xâm chiếm thuộc địa. Vì vậy với những vùng đất đai rộng lớn của các nước thuộc
địa, thì cách duy nhất mà nước Anh có thể quản lí tốt là phải ủy thác công việc.
Đây là một giao dịch đặc biệt có nguồn góc từ luật Anh và được phổ biến trong
luật hiện đại của hầu hết các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa pháp lý anglo-saxon.
3.3.2

Đặc điểm

Chế định ủy thác sẽ đảm bảo công bằng cho người ủy thác và người được ủy thác


(là hành vi bảo đảm công bằng xã hội bằng cách ngăn chặn những hành vi của các cá
nhân với dụng ý giữ lại nhằm chiếm đoạt tiền hoặc những lợi ích vật chất khác trái với
lương tâm và giáo lí)
Chế định ủy thác trở thành một chế định tiêu biểu của dòng họ Common law và là
một chế định đặc thù của HTPL Anh (vì nó được khởi nguồn từ Anh).
3.3.3


Phân loại trust.
Trust pháp định:

Đây là các trust được thiết lập theo quy định của luật trong các trường hợp được luật dự
kiến. Một số ví dụ trong luật của Anh:
Nếu di sản có nhiều người thừa kế, thì phải có vai trò của trustee mỗi khi cần bán một
bất động sản thuộc di sản;
Người thi hành di chúc đóng vai trò của một trustee mỗi khi tiến hành bán một tài sản
nào đó thuộc di sản;
Việc chuyển giao một bất động sản thuộc di sản, trong tình trạng sở hữu chung theo
phần, cho những người đồng thừa kế mà trong đó có một người chưa thành niên phải dẫn

2
GVHD: NGUYỄN ANH THƯ


đến việc thiết lập một trust có đối tượng là bất động sản đó, nhằm bảo vệ quyền lợi quyền
lợi của người thừa kế chưa thành niên.


Trust rõ ràng:
Là các trust được thiết lập theo ý chí của một người có tài sản.


VD: Một người anh chuyển giao một số tiền cho em trai của mình để người sau
này sử dụng vào việc trang trãi chi phí học tập cho con của người sau này.
Một người không có con lập di chúc quyết định chuyển giao toàn bộ tài sản của
mình sau khi chết cho người vợ góa và người sau này được toàn quyền sử dụng, định
đoạt các tài sản ấy với điều kiện chuyển giao tất cả những gì còn lại, sau khi người sau
này chết, cho một trong những người cháu trai của người lập di chúc.

Dựa vào 2 trường hợp để xác định:
TH1: Tùy theo người lập trust còn sống hay chết :
- Trust lập lúc còn sống (luôn chịu sự chi phối của những quy định khắt khe về
hình thức và nội dung hơn nhiều so với trust di chúc).
- Trust di chúc.

TH2: Tùy theo đặc điểm của người thụ hưởng:
- Trust tư nhân: có người thụ hưởng là một hoặc nhiều tư nhân được chỉ định rõ.
- Trust công cộng: có người thụ hưởng là công chúng, là một bộ phận của xã hội
gồm những con người vô danh, thuộc một giai tầng xã hội hay thuộc một giới nghề
nghiệp nào đó được xác định. ( trust này mang tính chất từ thiện và được đăng kí vào một
sổ từ thiện để chịu sự giám sát của quyền lực công cộng trong quá trình thực hiện.)



Trust mập mờ:
Là loại trust phát sinh từ ý chí được suy đoán của người có tài sản.
Học thuyết pháp lý chia làm 3 nhóm:

Trust mập mờ đích thực: Là loại trust phát sinh từ một giao dịch mà các bên gán
cho một tên hoặc thậm chí không đặc tên.
3

GVHD: NGUYỄN ANH THƯ


VD: Một người mắc nợ thỏa thuận với chủ nợ rằng người mắc nợ sẽ chuyển giao
cho chủ nợ một tài sản đặc định của mình cho chủ nợ sau khi người mắc nợ chết. Khi đó,
người mắc nợ được suy đoán có các quyền và nghĩa vụ như một trustee trong quan hệ với
chủ nợ đối với tài sản liên quan.
Trust hệ quả: Là loại trust phát sinh do hiệu lực của một giao dịch khác như là hệ
quả pháp lí tự nhiên của giao dịch đó.
VD: Một người mua một tài sản (gọi là A) dưới danh nghĩa của một người khác,
nếu không có ý định tặng cho, thì người đã bỏ tiền ra mua tài sản là người thực sự có
quyền thụ hưởng tài sản, còn người đứng tên mua tài sản (gọi là B) chỉ là một trustee
được phỏng đoán. Giải pháp này cho phép, trong trường hợp khi B có quan hệ yêu đương
lăng nhăng, gia đình của A tiến hành một vụ kiện đòi trả lại tài sản liên quan cho gia đình
sau khi A chết. Tuy nhiên, sự suy đoán có thể bị đảo ngược: người bị coi là trustee (B) có
quyền chứng minh rằng mình không phải đơn giản là một trustee mà là người thật sự có
quyền đối với tài sản.
Trust hệ quả cũng có thể phát sinh từ một trust không hoàn hảo: người lập trust
chuyển giao tài sản cho người nhận trust rồi lại chết mà chưa kịp chỉ định người thụ
hưởng tài sản, khi đó người nhận trust đảm nhận vai trò của trustee đối với tài sản liên
quan, vì lợi ích của di sản của người lập trust.
Trust diễn dịch: Là trust phát sinh hiệu lực không theo ý chí của trustee, thậm chí
chống lại ý chí đó.
VD: Thay vì bán tài sản vì lợi ích của trust, người này bán tài sản của trust để thu
lợi riêng. Giả sử tài sản thuộc loại vật đặc định, việc một người biết rõ một tài sản của
trust được bán một cách gian lận mà vẫn chấp nhận mua có thể khiến cho người mua theo
yêu cầu của người thụ hưởng trust, bị Tòa án buộc trở thành một trustee bắt đắt dĩ đối với
tài sản đó.

4

GVHD: NGUYỄN ANH THƯ


3.3.4 Tư cách chủ thể và quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể tham gia vào chế
định.
Người lập trust:



Là người tạo ra trust bằng ý chí của mình. Bằng sự bày tỏ ý chí đơn phương, người
lập trust chuyển giao một hoặc nhiều tài sản của mình cho người nhận trust.
Ý chí đó được ghi nhận dưới hình thức như một chúc thư, một hợp đồng tặng cho
hoặc một giao dịch đơn phương.
Điều kiện chủ thể:
Là người có năng lực hành vi và có tài sản cũng như quyền định đoạt tài sản của
mình.
Phân loại: có 2 loại
Người lập đồng thời là người nhận: Là về phương diện vật chất, tài sản không
được chuyển giao từ một người này sang người khác; nhưng về mặt pháp lý: trước đây
được đặt dưới quyền của chủ sở hữu, nay tài sản cũng được đặt dưới quyền của đúng
người đó, nhưng lại mang tư cách của người nhận trust.
Người lập và người nhận là 2 chủ thể khác nhau: Là người lập trust phải thực
hiện giao dịch chuyển giao tài sản:
Tài sản là một số tiền được chuyển bằng cách trao tay hoặc chuyển khoản và việc
chuyển giao được hoàn tất khi người nhận hoặc tài sản của người này đã nhận được số
tiền.
Tài sản là một động sản được chuyển giao bằng cách giao nhận về phương diện
vật chất hoặc coi như đã được chuyển giao hiệu lực của một cam kết chuyển giao đơn
phương mà người chuyển giao không có quyền hủy bỏ.
Tài sản là cổ phần có ghi tên được chuyển giao bằng cách sang tên trên sổ đăng kí

cổ phần.
Tài sản là một bất động sản thì các quyền được chuyển giao bằng cách sang tên
trên sổ đăng kí bất động sản.

5
GVHD: NGUYỄN ANH THƯ




Người nhận trust:

Là nhân vật trung tâm, sự tồn tại của người này là điều kiện cần thiết chủ yếu cho
sự vận hành của trust.
Điều kiện chủ thể: Là người có năng lực hành vi.
Điều kiện tham gia chế định: Người nhận được cử theo ý chí của người lập hoặc
theo quyết định của Tòa án.
Quyền :
- Từ chối: Trả lời từ chối: việc từ chối phải được xác lập trước khi người này chấp

thuận trust, nếu đã chấp nhận, thì chỉ có thể từ chối theo thủ tục từ nhiệm. Việc từ chối
phải được thực hiện trong thời gian hợp lý theo đánh giá của thẩm phán. Việc từ chối có
thể được ghi thành văn bản của người được chỉ định, người đại diện hoặc luật sư của
người này. Việc từ chối có thể ghi nhận từ thái độ thụ động của người được chỉ định.
Trong trường hợp người được chỉ định mua lại tài sản trust thì bằng hành động đó người
được chỉ định đã từ chối nhận trust vì người chỉ định không được mua tài sản trust.
- Đồng ý: Trả lời đồng ý: có thể biểu lộ một cách rõ ràng bằng một tuyên bố miệng
hoặc tuyên bố viết, nhưng trong đa số trường hợp người nhận trust bày tỏ sự chấp thuận
qua tái độ cư xử. Nghĩa là, người nhận trust thực hiện một hành vi nào đó thể hiện quyền
sở hữu với tài sản trust là đã chấp thuận trust hoặc người được chỉ định nhận trust không

phản đối khi người khác nói rằng tài sản trust thuộc về mình hoặc nhân danh mình thu
hoa lợi, lợi tức từ tài sản liên quan. Về luật, người nhận trust luôn được suy đoán là chấp
thuận, nếu không muốn thực hiện nhiệm vụ trustee phải chứng minh rằng mình đã từ
chối.

6
GVHD: NGUYỄN ANH THƯ


Nghĩa vụ khi đã tham gia:
- Người này có nghĩa vụ quản lí, khai thác các tài sản ấy với sự chu đáo và thận
trọng
- Nghĩa vụ tôn trọng các điều khoản của trust: Người nhận trust phải tự mình thực
hiện việc điều hành trust (trong một số trường hợp: điều 25 đạo luật trustee năm 1925 thì
người nhận trust có thể ủy thác không quá 12 tháng cho người khác thay mình thực hiện
cng việc liên quan đến điều hành trust).
- Không có quyền tự ý sửa đổi các điều khoản của trust (có trường hợp, người
nhận cũng có thể chủ động yêu cầu Tòa án thay đổi nội dung của trust trong những
trường hợp đặc biệt mang tính chất khẩn cấp, khi cần phải bảo tồn một tài sản hoặc một
quyền, và chỉ liên quan đến các giao dịch mang tính chất quản lí)
- Khi có hành vi vi phạm: Nếu người nhận trust vi phạm các nghĩa vụ của mình
thì người lập trust có quyền cách chức người này và chỉ định người nhận trust thay thế .
Trách nhiệm của người nhận trust: trustee phải chịu trách nhiệm với người thụ
hưởng về những thiệt hại gây ra cho người này (kể cả trường hợp người lập đồng thời là
người nhận trust). Khi bị quy trách nhiệm, người nhận trust phải bồi thường những thiệt
hại đã gây ra cho trust, nếu thu được các lợi ích mà lợi ich có được do vi phạm nghĩa vụ
với trust thì trustee phải hoàn trả lợi ích này cho trust. Ngoài ra, người nhận trust còn có
trách nhiệm với những người nhận trust khác. Theo đó, người nhận trust mà biết có hành
vi hoặc chuẩn bị có hành vi vi phạm nghĩa vụ người nhận trust thì phải có phản ứng, nếu
không sẽ bị coi là không tận tụy trong công việc và phải chịu trách nhiệm.


7
GVHD: NGUYỄN ANH THƯ




Người thụ hưởng: Là đối tượng của trust
Điều kiện chủ thể: Cá nhân và tổ chức đang còn tồn tại.
Phân loại và quyền, nghĩa vụ đi kèm:

Trường hợp 1: người nhận trust chiếm đoạt tài sản của trust. Khi đó người thụ hưởng có
quyền đòi lại tài sản bị chiếm đoạt. Người thụ hưởng có một quyền ưu tiên so với các chủ
nợ không có bảo đảm của người nhận trust đối với tài sản được đòi lại, ngay cả trong
trường hợp người nhận trust ở trong tình trạng chịu sự thanh toán của tư pháp. Tài sản
được đòi lại có thể là tài sản nguyên thủy của trust nhưng cũng có thể là tài sản thay thế.
Tất nhiên, người thụ hưởng chỉ có quyền ưu tiên đối với tài sản khi đã chứng minh được
tài sản đó là của trust hoặc là tài sản mà người nhận trust có được nhờ chuyển nhượng
một hoặc nhiều tài sản của trust.
VD: nếu người nhận trust lấy tiền của trust để mua cho mình một căn nhà, thì người thụ
hưởng có thểđòi lại căn nhà.
Trường hợp 2: Người nhận trust làm lẫn lộn nhiều tiền của trust và tiền riêng của mình.
Án lệ nói rằng trong trường hợp này những khoản chi từ tài sản của người nhận trust
được coi như những khoản chi bằng tiền của riêng người nhận trust: người thụ hưởng
được ưu tiên nhận dạng số tiền của trust từ tồn khoản của trương mục. Tuy nhiên, nếu
tiền của trương mục được chi trả cho một vụ mua tài sản và giá trị tài sản đến một lúc nào
đó lại cao hơn số tiền mua, thì người thụ hưởng được quyền đòi cho mình phần chênh
lệch giá trị.

8

GVHD: NGUYỄN ANH THƯ


Trường hợp 3: Người nhận trust làm lẫn lộn tiền của nhiều trusts. Khi đó án lệ có quy tắc
“first in, first out” (vào trước thì ra trước).
VD: Một người nhận trust làm lẫn lộn tiền của 3 trusts khác nhau, theo thứ tự thời gian:
trust A có 200k, trust B có 200k, trust C có 300k. Người nhận trust dùng 200k để thanh
toán án phí cho một vụ án nào đó, 300k để mua một số cổ phiếu sau này có giá trị lên tới
600k. Theo quy tắc trên, thì khi thanh lí các trust, trust A sẽ mất trắng, trust B nhận được
số cổ phiếu trị giá 400k, trust C nhận được số cổ phiếu còn lại cùng với 200k tồn trong tài
khoản.
Trường hợp 4: Một người thứ 3 làm lẫn lộn một cách vô tình tiền của trust và tiền của
riêng mình.
VD: Một người bán cho người nhận trust một món đồ và người người nhận trust trả tiền
bằng cách trích từ ngân quỹ của trust .
Các quyền yêu cầu của người thụ hưởng :Các quyền này cho phép người thụ
hưởng bảo vệ quyền lợi của mình. Nhất là trong các trường hợp không có điều kiện hoặc
không thể thực hiện quyền đeo đuổi .
Yêu cầu của người thụ hưởng phần lớn tương ứng với các nghĩa vụ của người nhận
trust và mục đích chính là yêu cầu người nhận trust phải thấy sự cần thiết, đi đúng đường
trong việc thực hiện trust; tách biệt việc quản lí tài sản của trust với tài sản riêng. Nghiêm
túc tận tụy trong việc bảo vệ tài sản của trust; báo cáo đúng kỳ .

9
GVHD: NGUYỄN ANH THƯ


Ngoài ra còn một số yêu cầu :
Quyền yêu cầu đối với người thứ 3: Người thụ có quyền yêu cầu người thứ 3 có hành vi
gây thiệt hại cho mình hoặc trust. Trong trường hợp vì lí do gì đó mà không thể thực hiện

quyền đeo đuổi. Tuy nhiên, điều kiện cần thiết là thiệt hại không có nguồn gốc từ mối
quan hệ kết ước giữa trust và người thứ 3. Vì theo common law, người nhận trust mới là
chủ sỡ hữu tài sản, người thụ hưởng không là gì cả.
Người thụ hưởng chỉ có quyền yêu cầu đối với người thứ 3 về những thiệt hại có nguồn
gốc từ quan hệ kết ước đó.
Quyền yêu cầu liên quan đến trust : Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thay đổi nội dung
trust , đặc biệt là yêu cầu Tòa án cho phép người nhận trust xác lập giao dịch mà trước
đó, người nhận trust không được cho phép .
Quyền yêu cầu đối với người nhận trust : Người thụ hưởng nhân danh trust, chứ không
phải nhân danh chính mình, khi yêu cầu người nhận trust bồi thường những thiệt hại mà
sau này gây cho trust .
Trong trường hợp người nhận trust tỏ ra không có năng lực . Người thụ hưởng có quyền
cách chức người nhận trust .

10
GVHD: NGUYỄN ANH THƯ




So sánh Trust và Hợp đồng (trong luật VN)

Trust có nghĩa là một giao dịch pháp lý qua đó một người gọi là người lập trust chuyển
giao một hoặc nhiều tài sản của mình cho một người khác gọi là người nhận trust để người sau
này sử dụng định đoạt vì lợi ích của một người khác nữa gọi là người hưởng thụ hay vì múc đích
gì đó phù hợp với pháp luật do người lập trust xác định trước.
Hợp đồng: Điều 385 BLDS năm 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.
Vậy trust và hợp đồng có gì giống và khác nhau?
Giống nhau:

Đó là sự tin tưởng giữa các bên (trust ủy thác: là sự tin tưởng giữa người lập di chúc và
người được ủy thác. Hợp đồng là sự tin tưởng và thỏa thuận giữa các bên nhằm bảo vệ quyền lợi
và lợi ích liên quan).
Khác nhau:
(đối với trust theo ủy thác: Quyền lợi và nghĩa vụ thuộc về người thứ 3 người này thậm
chí không được đề cập đến trong di chúc. Đối với hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ phải được ghi
nhận cụ thể giữa các bên có liên quan).

11
GVHD: NGUYỄN ANH THƯ




Phân biệt: trust và các chế định trong BLDS như: đại diện, thừa kế,
tặng cho…
Trust

Các chế định trong BLDS:
Đại diện, thừa kế, tặng cho,…
Chủ thể thứ 3 Chính là tài sản trong quan hệ Chủ thể là người thụ hưởng
trong quan hệ trust
trust
Chủ thể là Người lập trust có thể đồng Người nhận ủy quyền, người
người sáng lập thời là người nhận trust. Khi đó nhận thừa kế, người nhận tài
trust/ Người ủy ta nói rằng tài sản không cần sản tặng cho không thể đồng
quyền, người lập được chuyển giao về phương thời là người ủy quyền, người
di chúc, tặng cho. diện vật chất từ một người này lập di chúc, người tặng cho
sang một người khác, nhưng được.
phải được chuyển giao về

phương diện pháp lý: trước đây
được đặt dưới quyền của chủ sở
hữu, nay tài sản cũng được đặt
dưới quyền của đúng con người
đó, nhưng lại mang tư cách
người nhận trust.
Người nhận trust/ Người nhận trust là chủ sở hữu Người nhận ủy quyền không
Người nhận ủy đối với các tài sản của trust. phải là chủ sở hữu đối với các
quyền,
Được sử dụng, định đoạt tài sản tài sản ủy quyền.
trust nhưng phải đem lại lợi ích
cho người thụ hưởng trust.
Người thụ hưởng Người thụ hưởng là đối tượng Người nhận thừa kế, người
trust/Người nhận của trust. Có trường hợp trust nhận tặng cho là chủ sở hữu đối
thừa kế, người không có người thụ hưởng; khi với các tài sản sau khi nhận
nhận tặng cho.
đó, mục đích của trust chính là thừa kế, nhận tặng cho.
đối tượng của nó.
Nguồn tìm kiếm:
Giáo trình luật so sánh PGS.TS: Nguyễn Ngọc Điện.

12
GVHD: NGUYỄN ANH THƯ



×