i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nội dung luận văn là kết quả của sự tìm tịi, nghiên
cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ với thực tiễn. Các số liệu trong
luận văn là trung thực không sao chép từ bất cứ luận văn hoặc đề tài nghiên
cứu nào trước đó.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Trần Tuấn Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình theo học chương trình cao học ngành Kinh tế nông nghiệp
của Trường Đại học Lâm nghiệp và nhất là trong thời gian nghiên cứu, hoàn thiện
luận văn ngày hôm nay là kết quả của một quá trình học tập cùng với sự say mê và
dày cơng nghiên cứu của bản thân mình. Nhưng để tơi có được kết quả này là nhờ
sự giảng dạy, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cơ Trường Đại học Lâm nghiệp và
sự ủng hộ của các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau Đại học,
các giảng viên của trường Đại học Lâm nghiệp đã giảng dạy và tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong khóa học và trong q trình thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo TS. Nguyễn Thị Hải
Ninh, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình hồn thiện luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp của
cơ quan phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Mỹ Đức, Ban quản lý Khu
Di tích và Thắng cảnh Hương Sơn để hoàn thành tốt luận văn này.
Và trong thời gian học tập cũng như thời gian làm luận văn, tôi nhận
được sự cộng tác chân thành của các học viên cùng học và tôi xin được gửi lời
cám ơn tới họ về sự cộng tác và giúp đỡ trong thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ tơi
trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Trần Tuấn Anh
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ................................................................................vii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU
LỊCH .....................................................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về điểm du lịch và phát triển dịch vụ du lịch .......................................4
1.1.1. Điểm du lịch ...............................................................................................................4
1.1.2. Sản phẩm, dịch vụ Du lịch ......................................................................................10
1.1.3. Phát triển dịch vụ du lịch .........................................................................................18
1.2. Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ du lịch trên thế giới và ở Việt Nam.............21
1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ du lịch một số nước trên thế giới ..................21
1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ du lịch ở một số địa phương trong nước ......27
1.2.3. Bài học rút ra cho khu di tích tích và thắng cảnh Hương Sơn huyện Mỹ Đức
thành phố Hà Nội ...............................................................................................................30
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................33
2.1. Giới thiệu tổng quan về khu Di tích và thắng cảnh Hương Sơn – Mỹ Đức – Tp. Hà
Nội .......................................................................................................................................33
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên...............................................................................33
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển khu Di tích và thắng cảnh Hương Sơn – Mỹ
Đức – Tp. Hà Nội ...............................................................................................................34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương
Sơn.......................................................................................................................................36
iv
2.1.4. Đánh giá chung về khu Di tích và thắng cảnh Hương Sơn...................................37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................40
2.2.1. Khung logic nghiên cứu ..........................................................................................40
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................................................42
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................42
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..................................................................42
2.2.5. Phương pháp IPA (Importance – Performance Analysis) ....................................43
2.2.6. Phương pháp SWOT ...............................................................................................44
2.2.7. Phương pháp chuyên gia .........................................................................................44
2.2.8. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ........................................................44
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................47
3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn –
Mỹ Đức – thành phố Hà Nội.............................................................................................47
3.1.1. Phương diện tổ chức quản lý và hoạt động khai thác kinh doanh du lịch tại khu di
tích và thắng cảnh Hương sơn ...........................................................................................47
3.1.2. Kết quả hoạt động du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn ...................48
3.1.3. Thực trạng quản lý các loại hình dịch vụ................................................................54
3.1.4. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao nhận thức cộng
đồng .....................................................................................................................................58
3.1.5. Công tác tuyên truyền quảng bá..............................................................................59
3.1.6. Công tác quản lý tài ngun mơi trường tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn 60
3.1.7. Quản lý về trật tự an ninh xã hội .............................................................................62
3.2. Đánh giá môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch đối với khu di tích và thắng cảnh
Hương Sơn – Mỹ Đức – thành phố Hà Nội .....................................................................63
3.2.1. Những điểm mạnh (S) .............................................................................................63
3.2.2. Những điểm yếu (W)...............................................................................................65
3.2.3. Những cơ hội (O) .....................................................................................................66
v
3.2.4. Những thách thức (T) ..............................................................................................68
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng
cảnh Hương Sơn – Mỹ Đức – thành phố Hà Nội ............................................................69
3.3.1. Quan điểm của chính quyền địa phương đối với sự phát triển dịch vụ du lịch ...69
3.3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh
Hương Sơn..........................................................................................................................71
KẾT LUẬN ........................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa đầy đủ các từ viết tắt
BQL
Ban Quản lý
CSHT
Cơ sở hạ tầng
CSLT
Cơ sở lưu trú
DL
Dịch lịch
DT -TC
Di tích - thắng cảnh
DV
Dịch vụ
IPA
Importance-Performance Analysis
KT-XH
Kinh tế xã hội
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở VHTT&DL
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
SWOT
UBND
UNESCO
Strength Weakness Opportunity Threat - Ma trận phân
tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Ủy Ban Nhân Dân
Tổ chức, Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp
Quốc
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
STT
2.1
Tên bảng
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh
Hương Sơn
Trang
37
3.1
Số lượng khách du lịch đến khu di tích thắng cảnh Hương Sơn
49
3.2
Doanh thu Du lịch của khu di tích thắng cảnh Hương Sơn
51
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
Số lao động và thu nhập bình qn của lao động ở Khu di
tích thắng cảnh Hương Sơn
Tình hình thu ngân sách khu DTTC Hương Sơn
Cơ cấu vé thắng cảnh và vé đò ở khu di tích thắng cảnh
Hương Sơn
Số lượng vé cáp treo giai đoạn năm 2010-2014
Số lượng CSLT tại Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn giai
đoạn 2010-2014
Mức độ quan trọng và mức độ thể hiện trong mơ hình IPA
52
54
55
56
57
74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, những quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn
hóa, di tích… thường tập trung chú trọng trong việc xây dựng phát triển du lịch.
Việt Nam chúng ta cũng vậy, với những điều kiện ưu đãi về tự nhiên địa lý, với
bề dày lịch sử dựng nước và chống ngoại xâm, với nền văn hóa đa dạng, phong
phú giàu tiềm năng du lịch… chúng ta có thể trở thành một cường quốc du lịch
của thế giới trong tương lai. Những năm gần đây với sự phát triển khá nhanh của
ngành du lịch Việt Nam đã từng bước khẳng định là điểm đến lý tưởng của
nhiều du khách trong và ngoài nước. Nhu cầu đi du lịch của người dân trong
nước cũng như tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Nhu cầu đi
du lịch khơng cịn đơn thuần là đi nghỉ dưỡng mà cịn có thêm nhu cầu đi thưởng
ngoạn, khám phá, học hỏi, nghiên cứu… nhằm tăng thêm vốn kiến thức và thỏa
mãn nhu cầu hưởng thụ về mặt tinh thần.
Để phát du lịch, các nước thường tập trung xây dựng những điểm đến du
lịch có danh tiếng và thương hiệu trên thị trường du lịch khu vực và quốc tế.
Việt Nam tự hào giàu tiềm năng du lịch, nhưng các điểm đến du lịch vẫn nghèo
nàn, thơ sơ và có nhiều vấn đề bất cập. Điểm đến du lịch Hương Sơn thuộc
Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, cách Trung tâm Hà Nội khoảng 50Km về
phía Nam. Từ lâu Hương Sơn được du khách biết đến với lễ hội Chùa Hương,
một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất Việt Nam cùng hệ thống các cơng
trình kiến trúc phật giáo cổ kết hợp hài hòa với những hang động, thung lũng
suối đã tạo nên một khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở Khu Di tích và Thắng cảnh
Hương Sơn phát triển rất mạnh đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội ở Hương Sơn nói riêng và huyện Mỹ Đức nói
chung. Tuy vậy, sự phát triển đang dần bộc lộ ra những bất cập thể hiện qua
một loạt các hiện tượng tiêu cực như việc xây dựng trái phép, vệ sinh môi
2
trường, dịch vụ, hàng quán phát triển tràn lan không theo quy hoạch, hoạt
động thuyền đò thiếu tổ chức... tất cả đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững Hương Sơn và cho thấy cần có một số giải pháp phát triển dịch vụ du
lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố
Hà Nội.
Với những đòi hỏi ngày càng cao hơn về du lịch, chúng ta cần phải
có những chiến lược phù hợp với điều kiện sẵn có của mình. Sự lớn mạnh
của ngành du lịch Việt Nam trong tương lai luôn gắn chặt với sự lớn mạnh
du lịch tại nhiều địa phương trong cả nước. Với xu hướng phát triển đó,
khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội
cũng cần phải có chiến lược cụ thể trong việc phát triển dịch vụ du lịch tại
khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, để tạo tiền đề cho sự phát triển
ngành, thu hút được nhiều du khách đến thăm quan trong những năm tiếp
theo. Do đó, tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp phát triển dịch
vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức Thành phố Hà Nội ” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ du lịch tại khu di
tích và thắng cảnh Hương Sơn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ du lịch tại khu Di tích và Thắng
cảnh Hương Sơn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao khả
năng thu hút và phục vụ khách du lịch với chất lượng cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ
du lịch.
- Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng
cảnh Hương Sơn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội.
3
- Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về dịch vụ du
lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ du lịch tại khu di
tích và thắng cảnh Hương Sơn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội, góp phần
nâng cao khả năng thu hút và phục vụ khách du lịch với chất lượng cao hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp phát triển phát triển dịch vụ du lịch tại khu Di tích và
thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại khu di tích và thắng
cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
* Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 2010-2014, thời gian
điều tra từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ du lịch.
- Thực trạng hoạt động dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh
Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về dịch vụ du lịch tại
khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và
thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, góp phần nâng
cao khả năng thu hút và phục vụ khách du lịch với chất lượng cao hơn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, phần nội dung chính của
luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ du lịch.
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về điểm du lịch và phát triển dịch vụ du lịch
1.1.1. Điểm du lịch
1.1.1.1. Quan niệm về điểm du lịch (Tourism Destination)
Du lịch là hoạt động có hướng đích khơng gian. Người đi du lịch rời khỏi cư
trú của mình để đến nơi khác – một địa điểm cụ thể để thỏa mãn nhu cầu theo mục
đích chuyến đi. Trên phương diện địa lý điểm đến du lịch được xác định theo phạm
vi không gian lãnh thổ. Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà một du khách đang
thực hiện hành trình đến đó tùy theo mục đích chuyến đi của người đó.
Điểm du lịch đóng vai trị quan trọng và quyết định đến sự phát triển du
lịch của một đất nước, một địa phương. Điểm du lịch là nơi tạo ra sức thu hút
đối với khách du lịch ở trong nước và ở nước ngoài. Điểm du lịch có tính hấp
dẫn và có sức thu hút khách du lịch càng cao thì lượng khách du lịch trong
nước và quốc tế đến càng lớn. Dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách tiêu thụ
càng nhiều về số lượng, đa dạng về cơ cấu và chủng loại, chất lượng cao thì
doanh thu càng lớn và hiệu quả kinh tế - xã hội càng cao.
Điểm du lịch là nơi đón tiếp và phục vụ khách du lịch trong thời gian
họ nghỉ ngơi và tham quan du lịch tại điểm đến du lịch này. Nơi mở rộng
được các hoạt động dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch, thực
hiện "xuất khẩu vơ hình" các tài ngun du lịch và "xuất khẩu tại chỗ" dịch vụ
và hàng hoá của địa phương với mục tiêu thu được nhiều ngoại tệ và tạo ra
nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.
1.1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm du lịch
Từ góc độ chung, có thể cho rằng điểm là tập trung các tiện nghi và
dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách. Hầu hết các điểm du
lịch bao gồm một hạt nhân cùng các yếu tố sau:
5
- Điểm hấp dẫn du lịch: Các điểm hấp dẫn của một điểm đến du lịch dù
mang đặc điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng đều
gây ra động lực ban đầu cho sự đến thăm của khách du lịch.
- Giao thông đi lại: Giao thông vận chuyển khách ở điểm đến sẽ làm
tăng thêm chất lượng của điểm đến. Các kinh nghiệm cho thấy, sự phát triển
và duy trì giao thơng có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là
điểm cho sự căn bản của thành công của các điểm đến.
- Nơi ăn nghỉ: Các dịch vụ lưu trú của điểm đến khơng chỉ cung cấp nơi
ăn nghỉ mang tính chất giải trí mà cịn được tạo cảm giác chung về sự tiếp đãi
cuồng nhiệt và ấn tượng khó quên về món ăn và đặc sản địa phương.
- Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Du khách đòi hỏi một loạt các tiện
nghi, phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại điểm đến du lịch.
1.1.1.3. Hậu cần phục vụ khách du lịch tại một điểm du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), “có khoảng 70 dịch vụ trực
tiếp liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch, ngồi ra có khoảng 70 hoạt
động khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch” tại các điểm du
lịch. Theo sự phân loại của Tổ chức Du lịch thế giới những sản phẩm đặc
trưng và các hoạt động đặc trưng của ngành du lịch bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng đón tiếp khách: đó là hệ thống đường bộ, sân bay, bến
cảng, ga xe lửa, bến đỗ xe ôtô. Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp
điện năng.
- Các loại phương tiện vận chuyển khách du lịch: Thuyền đò, cáp treo,
xe điện,...
- Các loại cơ sở lưu trú: khách sạn các loại, motel, bungalows, biệt thự,
nhà khách, nhà nghỉ giá bình dân và sang trọng.
- Các loại cơ sở phục vụ ăn: nhà hàng các loại Âu, á,..
- Các loại cơ sở phục vụ uống: Bar, Cafeteria, pub, club,...
6
- Các loại cơ sở tham quan: Các điểm du lịch như hang động, hệ thống
đình, đền, chùa ...
- Các loại cơ sở phục vụ giải trí: vũ trường, casino, nhà biểu diễn
ca nhạc, các loại hình nghệ thuật, rạp chiếu phim, rạp xiếc...
- Các loại cơ sở phục vụ thể thao: sân tenis, sân cầu lông, sân tập golf,
sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ..., bể bơi. Các cơ sở cho thuê phương tiện
thể thao: thuyền, xe đạp, mô tô, ôtô...
- Các cơ sở bán hàng lưu niệm và các loại hàng hoá khác cho khách du lịch.
Các cơ sở dịch vụ tại điểm đến hoặc điểm du lịch rất phong phú và đa
dạng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thị trường và nhu cầu của khách cũng như các
cơ chế, chính sách, luật pháp của nhà nước quy định trong hoạt động kinh
doanh du lịch.
1.1.1.4. Vị trí và vai trò của điểm đến du lịch trong phát triển du lịch
* Vị trí của điểm đến du lịch
Theo quan niệm của điểm đến du lịch được trình bày ở trên, ta thấy vị
trí của điểm du lịch đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động du lịch, nó
quyết định đến hình thức chuyến đi, loại hình du lịch, mục đích chuyến đi
và sản phẩm du lịch mang tên gắn liền với vị trí của điểm du lịch đó.
- Vị trí của điểm du lịch quyết định hình thức chuyến đi, loại hình du lịch:
Vị trí điểm du lịch trong một quốc gia cho chúng ta tạo ra loại hình,
hình thức du lịch nội địa, như chúng ta là người Việt, các vị trí điểm du lịch
nằm trong phạm vi quốc gia Việt Nam (như Hà Nội, Hạ Long, Sài Gịn, Phú
Quốc...) loại hình này là du lịch nội địa. Vị trí điểm du lịch gần nơi xuất phát
cho phép người đi du lịch sử dụng ngắn ngày hay dài ngày, nó tạo ra cho
chuyến đi là loại hình du lịch ngắn ngày hay dài ngày (Như chúng ta xuất phát
từ Hà Nội đi Hạ Long quãng đường ngắn, cho phép dịch chuyển thời gian từ
nơi xuất phát đến vị trí điểm đến ngắn hay chúng ta thực hiện hành trình
7
xuyên việt dọc theo chiều dài của Việt Nam thực hiện trong một hành trình
dài, mất nhiều thời gian).
Vị trí điểm du lịch nằm ngoài quốc gia của điểm xuất phát, cho
chúng ta loại hình, hình thức du lịch là đi du lịch quốc tế (như các điểm đến là
Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore...)
- Vị trí điểm du lịch tạo ra mục đích của chuyến đi:
Vị trí điểm du lịch là du lịch biển thì du khách thực hiện hành trình đó
là du lịch biển. Ví dụ chúng ta đến với biển Sầm Sơn, Của Lị.... mục đích của
chuyến đi thuần túy là đi tham quan du lịch biển, đi vào mùa hè. Chuyến đi
thưởng thức khí hậu cảnh quan đặc trưng như đi Sa Pa, Đà Lạt... Chuyến đi
đến các điểm đặc trưng như các đấu trường thể thao thường dành cho các
chương trình du lịch đặc trưng kết hợp với du lịch thi đấu thể thao như các đại
hội thể thao lớn tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
Vị trí điểm là các suối nước khống nóng dùng để chữa bệnh thì du
khách sẽ có chuyến đi du lịch với mục đích là chữa bệnh nghỉ dưỡng như:
suối khống nóng Kim Bơi, Kênh Gà...
Vị trí điểm là các di tích lịch sử, các cơng trình văn hóa tài nguyên
nhân văn.... cho ta thấy mục đích chuyến đi là tham quan tài nguyên du lịch
nhân văn. Bên cạnh đó, khách du lịch tập trung vào nghiên cứu tài nguyên tại
điểm đến, nghiên cứu và học tập.
Vị trí của điểm tham quan kết hợp cùng với hội nghị hội thảo, chúng ta
gọi mục đích chuyến đi ấy là sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo hay còn gọi
là du lịch Mice. Sản phẩm du lịch mang tên gắn liền với vị trí của điểm du
lịch đó: khách du lịch đến với biển mang tên du lịch biển (biển Cửa Lò, biển
Phan hiết...); khách du lịch đến với Tây Bắc thường là du lịch văn hóa bản
địa, du lịch thăm lại chiến trường xưa như: khách đến với Điện Biên Phủ,
chiến trường Quảng Trị, căn cứ địa cách mạng... hay du lịch ra nước ngoài
như đến Thái Lan, Trung Quốc, các nước Châu Âu....
8
Như vậy, vị trí điểm du lịch có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình
phát triển du lịch khơng chỉ của Việt Nam mà cịn của tất cả các quốc gia phát
triển du lịch và lấy du lịch là ngành kinh tế dịch vụ chủ đạo chiến lược.
* Vai trò của điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch đóng vai trị rất lớn trong việc tạo ra sản phẩm du
lịch; tạo ra các giá trị khai thác du lịch, dịch chuyển kinh tế, vật chất, tinh thần
và nguồn lao động cho nơi có điểm; tạo ra giá trị hưởng thụ và ý nghĩa cho du
khách sử dụng chuyến đi.
- Tạo ra sản phẩm du lịch
+ Sản phẩm chủ đạo: Điểm du lịch đóng vai trị làm sản phẩm chủ đạo
cho chuyến đi, nó quyết định chính các dịch vụ mà du khách được hưởng và
sử dụng trong chuyến đi như đi du lịch biển thì bãi biển tại nơi đến là mục
đích và sản phẩm chính của chuyến đi (bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Cửa Lò,
Mũi Né...).
+ Sản phẩm bổ sung: điểm du lịch tạo ra sản phẩm bổ sung trong
chuyến đi, du khách có thể kết hợp tham quan ngay trong chuyến đi, những
điểm đó khơng đóng vai trị quan trọng, mục đích chủ đạo trong chuyến đi
danh thắng quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh - điểm này đóng vai trị là sản
phẩm phụ bổ sung sản phẩm chính du lịch bãi biển Cửa Lị).
+ Sản phẩm truyền thống quốc tế: Điểm là các quốc gia ngoài lãnh
thổ Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapo... Nói đến du
lịch Thái Lan các chương trình du lịch quốc tế truyền thống là đi Bangkoc
-Pattaya; đi Trung Quốc: Bắc Kinh - Thượng Hải hay Quảng Châu - Thâm
Quyến...
+ Sản phẩm hỗn hợp: Điểm du lịch tạo nên các sản phẩm du lịch hỗn
hợp (sản phẩm chính, sản phẩm phụ) làm cho chuyến đi đa dạng, du khách
được hưởng thụ các dịch vụ trong chuyến đi (hành trình du lịch xuyên Việt
9
dọc theo chiều dài đất nước hình chữ S của Việt Nam, du khách được thưởng
thức hỗn hợp các sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch Việt Nam).
+ Sản phẩm du lịch tự nhiên, nhân văn và phi vật thể: Điểm du lịch
được khai thác từ các tài nguyên tự nhiên thì cho chúng ta các sản phẩm du
lịch tự nhiên như các bãi biển, các hồ nước, các vườn quốc gia, các cảnh quan
thiên nhiên hấp dẫn...
Điểm là các tài nguyên du lịch nhân văn như di tích lịch sử văn hóa,
đình, đền, miếu mạo hay các tác phẩm văn hoc nghệ thuật, các cơng trình kiến
trúc độc đáo... được khai thác vào mục đích tham quan du lịch. Người ta gọi
là sản phẩm du lịch nhân văn.
Điểm là các tài nguyên du lịch phi vật thể, du khách được thưởng thức
các sản phẩm du lịch phi vật thể mà chỉ ở đó du khách mới được thụ hưởng
sản phẩm du lịch đó (chúng ta đến Cố đô Huế - du khách tham quan và
thưởng thức Di sản văn hóa thế giới phi vật thể Nhã nhạc Cung Đình Huế,
Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây ngun, thưởng thức làn điệu quan Họ
Bắc Ninh hay các nét đẹp văn hóa dân tộc ít người vùng Tây Bắc...).
- Tạo ra các giá trị khai thác du lịch, dịch chuyển kinh tế, vật chất, tinh
thần và nguồn lao động cho nơi có điểm du lịch.
Mỗi một điểm đến được đưa vào khai thác du lịch, nó có ý nghĩa rất
quan trọng cho điểm du lịch đó. Nó mang lại các giá trị kinh tế dịch vụ du lịch
khác từ hoạt đơng du lịch, nó làm cho kinh tế khu vực đó thay đổi; vật chất và
tinh thần của người dân tại điểm du lịch cũng thay đổi phát triển, lao động tại
vùng có nhiều cơng ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều
ngành nghề cho lao động tại địa phương, nguời dân được hưởng lợi từ việc
kinh doanh khai thác tài nguyên làm du lịch đó.
- Tạo ra giá trị hưởng thụ và ý nghĩa cho du khách sử dụng chuyến đi.
Du khách đến các điểm tham quan được thưởng thức, khám phá tìm về
điểm du lịch, hiểu về nó, mở rộng cảm quan của mình về tài nguyên, con
10
người và vốn văn hóa hay thưởng thức ẩm thực đặc trưng tại điểm đến, mang
lại một ý nghĩa quan trọng cho du khách khi đến đó tham quan (du khách đến
Cố Đơ Huế - ngồi các giá tri lịch sử kiến trúc, ý nghĩa lịch sử của một Cố Đơ
xưa, q khách cịn được thưởng thức các loại ẩm thực Huế; du khách tham
quan miệt vườn sông nước Cửu Long, ngoài khám phá ẩm thực.
Bên cạnh những giá trị tích cực của điểm du lịch mang lại cho chính
nơi khai thác du lịch thì nó cũng tạo ra các tác động tiêu cực. Nên điểm du
lịch, nếu như các địa phương nơi có điểm du lịch khơng có chiến lược phát
triển du lịch bền vững sẽ làm xã hội tại đó bị phân hóa theo chiều khơng tích
cực, văn hóa bị phá vỡ truyền thống, mơi trường bị ơ nhiễm, cảnh quan bị
xâm hại, tệ nạn xã hội phát triển nhanh, trong quá trình phát triển đặt ra cho
chúng ta nhiều thách thức, làm thế nào vừa bảo tồn vừa phát triển cho điểm
du lịch.
1.1.2. Sản phẩm, dịch vụ Du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch
được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với
việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,
một vùng hay một quốc gia nào đó [6].
Như vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộ
phận sau (xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến đi du
lịch):
- Dịch vụ vận chuyển;
- Dịch vụ lưu trú, ăn nuống;
- Dịch vụ tham quan, giải trí;
- Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm;
- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
11
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): Sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du
lịch.
Theo Điều 4 – khoản 11 – Luật Du lịch Việt Nam (2005): Dịch vụ du
lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí, thơng tin, hướng dẫn và dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch [4].
1.1.2.2. Phân loại
Có hai loại sản phẩm du lịch cơ bản:
- Sản phẩm du lịch hữu hình, tồn tại ở dạng vật thể: Ví dụ: Đồ lưu
niệm, các món ăn, đồ uống khách du lịch sử dụng trong nhà hàng,... Sản phẩm
dạng này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sản phẩm du lịch nói chung.
- Sản phẩm du lịch vơ hình, tồn tại ở dạng phi vật thể và chỉ có thể biết
được thơng qua cảm nhận của khách du lịch. Dạng sản phẩm này mang tính
dịch vụ bao gồm:
+ Dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung ở các cơ sở lưu trú;
+ Các dịch vụ của các tổ chức du lịch;
+ Dịch vụ giải trí cơng cộng ở các cơ sở du lịch;
+ Dịch vụ lưu trú chữa bệnh và các dịch vụ tắm nghỉ gắn liền với nó;
+ Dịch vụ của các cơ sở thể thao;
+ Các dịch vụ vận tải du lịch;
+ Các dịch vụ và hàng hóa được bán ở cơ sở Du lịch ngồi dịch cơ bản:
làm đẹp,cắt tóc...
1.1.2.3. Đặc điểm
a) Đối với sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch tồn tại ở dạng vơ hình (phi vật thể) là chủ yếu. Thành
phần dịch vụ trong sản phẩm du lịch thường chiếm tới 80-90% về giá trị, còn
sản phẩm là hàng hóa chiếm tỷ trọng khá nhỏ
12
Sản phẩm du lịch được tạo ra căn bản nhờ yếu tố tài nguyên du lịch, vì
vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Khác với sản phẩm của
các hàng hóa tiêu dùng thơng thường, sản phẩm du lịch chỉ có thể ở tại chỗ,
khách du lịch bắt buộc phải tìm đến nơi có sản phẩm du lịch. Đặc điểm này
cho thấy sản phẩm du lịch là rất đặc biệt nhưng cũng là một trong những
nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ
sản phẩm.
Phần lớn quá trình tạo ra sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm trong hoạt
động du lịch là trung nhau về cả không gia cũng như thời gian. Sản phẩm du
lịch không thể lưu kho, cất trữ như sản phẩm của các hàng hóa thơng thường.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn, mà có
thể chỉ tập trung vào một thời điểm nhất định như cuối tuần (với hoạt động du
lịch cuối tuần), trong ngày (với hoạn động phục vụ ăn uống trong nhà hàng),
trong mùa (với các sản phẩm du lịch ở các địa phương có mùa du lịch),... Do
đó, hoạt động du lịch thường mang tính mùa vụ khá rõ rệt và đây cũng là một
trong những khó khăn lớn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh.
b) Đặc điểm của dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch có những đặc điểm như tính phi vật chất, tính trùng khớp
thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch, tính khơng chuyển đổi quyền
sở hữu dịch vụ, đặc tính của khách hàng khi tham gia tiêu dùng sản phẩm du lịch,
tính tổng hợp cao [6]... Dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết từng đặc tính của
dịch vụ du lịch.
- Tính phi vật chất. Đây là tính chất quan trọng nhất của sản xuất dịch
vụ du lịch. Tính phi vật chất đã làm cho du khách khơng thể nhìn thấy hay thử
nghiệm sản phẩm từ trước. Khách du lịch chỉ có thể được sử dụng sản phẩm
dịch vụ du lịch khi học chính thức bắt đầu mua sản phẩm và thông qua cảm
nhận của họ, sản phẩm du lịch phi vật chất đó là hồn hảo, tốt hay không tốt.
13
Đánh giá qua cảm nhận của khách hoàn toàn do cảm nhận chủ quan hay
khách quan của khách du lịch. Đó là đặc tính rất đặc biệt, cho nên đối với du
khách thì dịch vụ du lịch là trừu tượng khi mà họ chưa một lần tiêu dùng nó.
Dịch vụ du lịch luôn được sử dụng song hành, đồng thời với những sản
phẩm vật chất nhưng khơng thay đổi tính phi vật chất của mình, vì vậy, du
khách rất khó đánh giá dịch vụ.
Từ đặc điểm này, nhà cung ứng dịch vụ du lịch phải cung cấp đầy đủ
các thông tin nhấn mạnh tính lợi ích của dịch vụ mà khơng đơn thuần là mơ tả
dịch vụ, từ đó làm cho du khách quyết định mua dịch vụ của mình.
- Tính trùng khớp thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch. Đây
là một đặc điểm hết sức quan trọng, thể hiện sự khác biệt giữa dịch vụ và
hàng hố. Đối với hàng hóa (vật chất) thơng thường thì quá trình sản xuất và
tiêu dùng là tách rời nhay, không cùng trong một thời điểm. Người ta có thể
sản xuất hàng hóa ở một nơi khác và ở một thời gian khác với nơi bán và tiêu
dùng.
Còn đối với dịch vụ du lịch thì gần như thời gian sản xuất ra sản phẩm
du lịch trùng khớp với thời gian tiêu dùng sản phẩm. Bản thân sản phẩm du
lịch cũng mang tính vơ hình, phi vật chất nên không thể đem sản phẩm du lịch
bán từ nơi này sang nơi khác như các hàng hóa vật chất thơng thường mà
chúng ra vẫn luôn tiêu dùng hàng ngày. Do tính đồng thời, trùng khớp như
trên nên sản phẩm dịch vụ du lịch khơng thể lưu kho được. Ví dụ như một
chương trình du lịch 3 ngày 2 đêm được chào bán cho khách du lịch thì thời
gian ấy chính là lúc sản phẩm du lịch vừa được hình thành đồng thời với hành
trình của khách và cảm nhận của khách về chất lượng sản phẩm.
Dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung - cầu cũng
không thể tách rời nhau. Vì vậy việc tạo ra sự ăn khớp giữa cung và cầu trong
du lịch là hết sức quan trọng.