Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn các xã miền núi của huyện thạch thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.55 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

KIỀU XUÂN CHIẾN

GIảI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC XÃ MIỀN NÚI CỦA HUYỆN THẠCH THẤT

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Hà Nội, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên


cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Kiều Xuân Chiến


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, Tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá
nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm Nghiệp,
Phòng kinh tế, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Giáo viên hướng dẫn TS.Bùi Thị Minh Nguyệtvà các thầy cô giáo đã
trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phòng kinh tế
và các chủ trang trại tại các xã miền núi huyện Thạch Thất.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2015

Tác giả luận văn

Kiều Xuân Chiến


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI................................................................................................ 4
1.1. Một số vần đề chung về kinh tế trang trại ................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về trang trại, kinh tế trang trại ............................................. 4
1.1.2. Đặc trưng của kinh tế trang trại ............................................................ 5
1.1.3. Các loại hình trang trại ......................................................................... 8
1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại ................................................................. 9
1.1.5. Chỉ tiêu đánh giá kinh tế trang trại. ....................................................... 9
1.2. Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại ......................................... 10
1.2.1. Khái niệm về phát triển kinh tế trang trại ............................................ 10
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại ....................... 12

1.2.3. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại .................................... 15
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ....................................... 16
1.3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới.............................................. 16
1.3.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam về phát triển kinh tế trang trại .................... 17
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNGPHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 25
2.1. Đặc điểm cơ bản địa bàn huyện Thạch Thất .......................................... 25
2.2. Đặc điểm cơ bản của các xã miền núi của huyện Thạch Thất ................ 26
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 26
2.2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ...................................................................... 31


iv

2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế trang trại các xã
Miền núi của huyện Thạch Thất ................................................................... 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 39
2.3.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu ............................................... 39
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................. 40
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất của trang trại: ........................ 40
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 42
3.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại chung trên địa bàn huyện Thạch
Thất .............................................................................................................. 42
3.1.1. Tình hình chung về phát triển trang trại tại Huyện .............................. 42
3.1.2. Việc thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển trang trại tại
huyện Thạch Thất ......................................................................................... 44
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại các xã miền núi của huyện
Thạch Thất ................................................................................................... 46
3.2.1. Thực trạng phát triển về số lượng, đặc điểm và loại hình kinh tế trang
trại. ............................................................................................................... 46

3.2.2. Thực trạng phát triển về quy mô, trình độ sản xuất của các trang trại . 48
3.3. Những ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các nhân tố sản xuất
tại các xã miền núi của huyện Thạch Thất .................................................... 70
3.3.1. Những ảnh hưởng và chỉ tiêu hiệu quả nhân tố bên trong trang trại. ... 70
3.3.2. Các yếu tố bên ngoài .......................................................................... 73
3.4. Các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn các xã miền núi
của huyện Thạch Thất .................................................................................. 76
3.4.1. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế trang trại ............................ 76
3.4.2. Một số giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn các
xã miền núi của huyện Thạch Thất. .............................................................. 77
KẾT LUẬN .................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đạt hóa

GO


Giá trị sản xuất

VA

Giá trị gia tăng

TW

Trung ương

VAC

Vườn ao chuồng

VACR

Vường ao chuồng rừng

TT

Trang trại

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân



vi

DANH MỤC BẢNG
STT
2.1
2.2

Tên bảng
Số liệu dân cư của 3 xã năm 2014
Giá trị sản xuất năm 2014 của 03 xã Tiến Xuân, Yên Bình,
Yên Trung

Trang
30
33

2.3

Tổng giá trị sản xuất từ 2012 đến 2014 của các xã

34

2.4

Thu nhập bình quân đầu người 2012 đến 2014 của 03 xã

35


3.1

Số lượng trang trại trên địa bàn 03 xã

44

3.2

Số lượng trang trại chăn nuôi và SXKD tổng hợp

46

3.3

Quy mô đất theo loại hình trang trại giai đoạn 2012 -2014

47

3.4

Quy mô đất trang trại trên địa bàn các xã miền núi Thạch Thất

50

3.5

Quy mô đất trang trại 3 xã phân theo mục đích sử dụng
năm 2014

52


3.6

Thành phần, trình độ, độ tuổi chủ trang trại

54

3.7

Số lượng lao động trong trang trại năm 2014

55

3.8

Thành phần, trình độ lao động của trang trại

56

3.9

Vốn đầu tư trên địa bàn các xã miền núi huyện Thạch Thất

59

3.10

Vốn của từng loại hình trang trại năm 2014

61


3.11

Bảng phân loại mục đích sử dụng vốn đầu tư của trang trại

62

3.12

Bảng đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của Trang trại

63

3.13

Đánh giá hiệu quả với trang trại sản xuất kinh doanh tổng
hợp và trang trại chăn nuôi

65

3.14

Hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất

68

3.15

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu


69

3.16

Ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả sản xuất

70

3.17

Hiệu quả sản xuất của lao động trong trang trại

70


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Diện tích đất trang trại từ năm 2012 – 2014

48


3.2

Diện tích đất từng loại hình trang trại 2012 – 2014

49

3.3

Thành phần dân tộc người lao động

57

3.4

Trình độ chuyên môn người lao động năm 2014

57


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông
nghiệp, nông thôn hiện nay. Sự phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác
thêm nguồn vốn trong dân, mở mang, khai thác phần diện tích đất trống, đồi
núi trọc, nhất là ở khu vực miền núi, tạo thêm việc làm cho người lao động
nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hóa, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn tạo ra sự cân
bằng sinh thái, bảo vệ môi trường nhằm phát triển một cách bền vững. Một số

trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt và các sản phẩm mang
nét đặc trưng của vùng.
Cùng với sự phát triển kinh tế nông nghiệp chung của Hà Nội, kinh tế
trang trại của huyện Thạch Thất nói chung và kinh tế trang trại của các xã
miền núi huyện Thạch Thất nói riêng đã có những bước phát triển nhanh
chóng trong những năm vừa qua. Các xã miền núi của huyện Thạch Thất bao
gồm 03 xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung được sát nhập về từ huyện
Lương Sơn – Hòa Bình là một bộ phận quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của huyện Thạch Thất, nơi cung cấp lương thực,thực phẩm, các sản phẩm lâm
nghiệp đáp ứng nhu cầu của huyện cũng như các khu vực lân cận.
Tại các xã miền núi của huyện Thạch Thất hội tụ nhiều điều kiện để
phát triển kinh tế trang trại như: diện tích đất tập trung lớn, lực lượng lao
động dồi dào, sức khỏe tốt, phát triển kinh tế trang trại được chính quyền
quan tâm, giúp đỡ, cơ sở hạ tầng tốt như có các tuyến đường giao thông quan
trọng chạy qua thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, đất đai phù hợp trồng
nhiều loại cây… Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì nơi đây cũng còn gặp
phải một số khó khăn để phát triển kinh tế trang trại như: việc tiếp cận với
khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, việc tiêu thụ sản phẩm còn bị phụ thuộc


2

các đầu mối thu mua, lao động trình độ còn thấp và chưa được qua đào tạo, số
lượng vốn được vay không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất quy mô lớn.
Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm
giúp đỡ bằng các chính sách hợp lý để khai thác một cách có hiệu quả tương
xứng với tiềm năng của địa phương. Vì vậy em chọn đề tài: “Giải pháp phát
triển kinh tế trang trại trên địa bàn các xã miền núi của huyện Thạch
Thất”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát:Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại, từ
đó đề ra giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
các xã miền núi của huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về kinh
tế trang trại.
+ Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại các xã miền
núi của huyện Thạch Thất – TP Hà Nội.
+ Tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế
trang trại trên địa bàn.
+ Đưa ra những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế trang
trại trên địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại các
xã miền núi của huyện Thạch Thất.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang
trại, những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế trang trại tại các huyện
miền núi huyệnThạch Thất – TP Hà Nội.


3

+ Phạm vi về không gian: Các trang trại trên địa bàn các xã miền núi
gồm 03 xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Thạch Thất.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập chung nghiên cứu sự phát triển kinh
tế trang trại các xã miền núi của huyện Thạch Thất trong khoảng thời gian từ
năm 2012 đến năm 2014.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn trang trại về phát triển kinh tế trang trại.

- Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại các xã miền núi
của huyện Thạch Thất.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại tại
các xã miền núi của huyện Thạch Thất.
- Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại tại các xã miền
núi của huyện Thạch Thất.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINHTẾ TRANG TRẠI

1.1. Một số vần đề chung về kinh tế trang trại
1.1.1. Khái niệm về trang trại, kinh tế trang trại
*Khái niệm về trang trại: Trên thế giới người ta thường dùng các
thuật ngữ: Ferme (Tiếng Pháp), Farm (tiếng Anh)...., được hiểu chung là nông
dân- trang trại gia đình có gắn với ruộng đất để tiến hành các hoạt động sản
xuất nông nghiệp”.[6]
Trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoáphát triển trên cơ
sở kinh tế hộ nhưng ở qui mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn vềcả vốn và
kỹthuật, có thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loại sản phẩm
hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường.
*Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000: “Kinh tế trang
trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn chủ
yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản
xuất trong lĩnh vực trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, gắn
sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ, hải sản”.[7]
Còn rất nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều khái

niệm khác nhau nhưng tựu chung vẫn thống nhất cho rằng, trang trại là một
hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá ở mức cao hơn kinh tế hộ về cả quy mô,
lẫn hình thức quản lý. Hơn nữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
khác ở các hộ gia đình thì mục đích chủ yếu là tự sản tự tiêu, nhưng mục đích
của người chủ trangtrại lại chủyếu là sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị
trường, có quan hệ chặt chẽ và phản ứng nhanh nhạy với thị trường. Còn một
phần nhỏ sản phẩm làm ra phục vụ ngược trở lại cho sản xuất và tiêu dùng.


5

1.1.2.Đặc trưng của kinh tế trang trại
Một là: mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất sản phẩm
hàng hoá nông nghiệp theo nhu cầu thị trường.
Sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống tựcung, tựcấp chỉgiải
quyết nhu cầu của chính người sản xuất, lượng sản phẩm dư thừa đem bán
trên thị trường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với khối lượng nông sản mà họ
sản xuất ra. Các hộ nông dân cũng cố gắng bán bất kỳ thứ nông sản nào do
chính bản thân họ sản xuất ra – giai đoạn này gọi là thương mại hoá sản
phẩm. Sau đó, hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị trường - đó
là giai đoạn sản xuất hàng hoá của hộ đã đạt tới một trình độ cao để thích ứng
với nhu cầu của thị trường. Tới khi sản xuất hàng hoá khu vực nông thôn đã
đạt đến một cấp độ cao hơn, một bộ phận hộ nông dân đã phát triển đến hình
thức sản xuất theo mô hình trang trại. Thể hiện:
- Số lượng hàng hoá được sản xuất nhiều hơn, tỷ trọng hàng hoá trong
tổng khối lượng nông sản chiếm tỷ trọng lớn, nghĩa là nông sản được tiêu thụ
với quy mô lớn hơn. Quá trình sản xuất này đã phân hoá một số hộ đã tích
tụruộng đất, đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất thay vì tự túc.Với những nông
hộcó chăn nuôi, quy mô đàn cũng lớn hơn nhiều.
- Chất lượng hàng hoá:tốt hơn, đảm bảo cả vềsự an toàn, vệ sinh trong

sản xuất nông sản, chất lượng dịch vụ cung cấp nông sản cũng tốt hơn, đạt tới
quá trình marketing sản phẩm, chứ không còn là giai đoạn thương mại hoá
nông sản, là giai đoạn người sản xuất cốgắng bán bất cứthứ gì mà họsản xuất
được, chứ không bán loại nông sản do yêu cầu thị trường.
- Cơ cấu sản phẩm: nông sản được cung cấp theo hướng chuyên môn
hoá theo vùng sản xuất, bởi vì ngoài tác động của thông tin thị trường, sản
phẩm nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên, chính vì
thế, các trang trại sản xuất cũng phải tuân thủ điều kiện tự nhiên của vùng.


6

Tuy vậy, họ cố gắng lựa chọn những nông sản được coi là thế mạnh của vùng
màhọ đang tiến hành sản xuất.Sựlựa chọn này tạo cho các trang trại lợi thế,
được gọi là lợi thế so sánh. Vì vậy, muốn sản xuất hàng hoá phải đi sâu vào
chuyên môn hoá, nhưng phải kết hợp với phát triển tổng hợp mới khai thác
được mọi nguồnlực của vùng, đồng thời còn hạn chế được các rủi ro như
thiên tai, dịch bệnh, sự biến động của thị trường.
Hai là: Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một người chủ độc lập.
Người chủ trang trại là người nắm giữ quyền sở hữu về tài sản, nếu như
nắm quyền sử dụng tài sản, thì tài sản này có thể được hình thành dưới hình
thức vốn góp hoặc đi thuê tài sản tài chính, như vậy xét dưới góc độ là tài sản
của trang trại, thì những tài sản này dù được hình thành bằng cách nào, nó vẫn
thuộc quyền sử dụng của trang trại, có thể tạo ra lợi ích về kinh tế trong tương
lai. Đứng trên khía cạnh của quan hệ sản xuất, người chủ trang trại là người
có quyền định đoạt việc phân phối sản phẩm do trang trại mình sản xuất ra.
Ba là: Trong các trang trại, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất
được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng
hoá.

Sự phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình tích tụ vốn và
tậptrung đất. Nông hộ phải tập trung đất đai với quy mô nhất định, mới có
điều kiện sản xuất hàng hoá và một lượng vốn nhất định. Việc phân phối, giao
đất cho người sử dụng sẽ khắc phục được tình trạng đất đai phân tán, manh
mún. Thông qua chuyển đổi ruộng đất, sẽ dẫn đến tích tụ tập trung để sản xuất
ngày càng nhiều sản phẩm và sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, sẽ tích luỹ tái sản
xuất.
Bốn là: kinh tế trang trại có cách thức tổchức và quản lý sản xuất tiến
bộ dựa trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ


7

thuật, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp
cận thị trường.
Dưới góc độ kỹ thuật canh tác, trang trại là đơn vị sản xuất hàng hoá
ápdụng một cách tích cực những tiến bộ của khoa học công nghệ để thâm
canh,tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; nhờ đó, sản phẩm sản xuất ra mới
đảm bảo tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu, thoả mãn nhu cầu thị trường, từ
đó tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm, từ đó làm cho năng suất lao động của
trang trại cao hơn hẳn so với phương thức sản xuất của các hộ.
Năm là: Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý,
có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh
doanh.
Trước hết, xin nói về công tác điều hành, kế hoạch hoá, tổ chức kiểm
tra, đánh giá hoạt động sản xuất được các chủ trang trại chú ý, hoạt động sản
xuất hàng hoá của trang trại không thể theo một tư duy sản xuất theo kiểu tự
cung, tự cấp. Do đó, trang trại phải đặt ra cho mình câu hỏi sản xuất nông sản
gì để đáp ứng nhu cầu thị trường; kỹ thuật canh tác nào sẽ được lựa chọn áp
dụng cho công việc sản xuất tại trang trại; việc phân bố nguồn lực lao

động vào hoạt động sản xuất ra sao, số lượng cần bao nhiêu? Hoặc là phân
phối lượng vốn của trang trại được đầu tư cho tài sản lưu động là bao nhiêu,
trong đó dưới các dạng tiền mặt là bao nhiêu, dưới dạng dự trữ vật tư là bao
nhiêu?…là một công việc của người chủ trang trại, nó đòi hỏi phải có hạch
toán một cách đầy đủ, bởi mọi chi phí phát sinh không ghi chép, theo dõi sẽ
không thể kiểm soát, và như vậy, công việc hạch toán không tốt có thể dẫn
đến kết quả sản xuất kinhdoanh của trang trại được đánh giá một cách sai
lệch, thiếu khách quan.
Sáu là: Các trang trại đều có thuê mướn lao động.
Sản xuất trong trang trại đã vượt quá quy mô sản xuất gia đình nông hộ,
như trên đã nói, quy mô sản xuất của trang trại đã lớn: đó là quy mô tư liệu


8

sảnxuất tăng lên rất lớn: diện tích sản xuất, số lượng trang thiết bị sản xuất….
cũng như quy mô khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ cũng lớn hơn.
Chính vì vậy, sốlaođộng có tính chất gia đình của chủ trang trại là không thể
đảm đương được. Ngay cả trường hợp đổi công cũng không phải là giải pháp
khả thi. Vì vậy thuê lao động là đặc trưng của trang trại.
1.1.3. Các loại hình trang trại
* Phân loại trang trại
Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ
NôngNghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại. Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản
xuất như sau:
(1). Trang trại trồng trọt
(2). Trang trại chăn nuôi
(3). Trang trại lâm nghiệp
(4). Trang trại nuôi trồng thuỷ sản

(5). Trang trại SXKD tổng hợp.
b. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
(1). Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp
phải đạt:
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng
ĐôngNam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
(2). Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóatừ 1.000
triệu đồng/năm trở lên.
(3). Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha
và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.


9

1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại
- Về kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo bước chuyển biến cơ bản về giá
trị sản phẩm hàng hoá, thunhập của trang trại vượt trội hơn hẳn so với kinh tế
hộ, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung, thúc đẩy quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi các loại
giống cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao.
- Về xã hội: Thu hút được một lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn
tham gia vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu ở
nông thôn, giải quyết việc làm tăng thu nhập, giảm sức ép di cư tự do từ nông
thôn ra thành thị.
- Về môi trường: Phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa rất lớn trong
vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.5. Chỉ tiêu đánh giá kinh tế trang trại.
- Chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO)
GO là toàn bộ của cải vật chất được tạo ra trong một thời kỳ hay một chu kỳ

sản cuất nhất định. Đối với trang trại người ta thường tính cho 01 năm.
GO = ∑PiQi
Trong đó:

Pi là giá trị sản phẩm i.
Qi là sản lượng sản phẩm i

- Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA)
VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản
ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
trang trại trong một thời gian hay một chu kỳ sản xuất
VA = GO – IC
IC là chi phí trung gian, IC = ∑Ci
IC là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và các dịch vụ được sử
dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại.


10

Hay: VA = V + C + M
Trong đó:

V: là cho phí lao động sống
C: là giá trị hoàn vốn cố định
M: là giá trị thặng dư

- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh phản ánh hiệu quả sản xuất trên chi phí của trang
trại bỏ ra.
HLN = LN/IC

Trong đó : LN : Lợi nhuận thu được trong kỳ
- Năng suất đất, chi phí trên diện tích đất
+ Năng suất đất = GO/ S
+ Chi phí diện tích đất = IC/S
Trong đó:S là diện tích đất của trang trại
- Hiệu quả sử dụng lao động và năng suất lao động.
+ Năng suất lao động = GO/ SLĐ
Trong đó: SLĐ là số lượng LĐ của trang trại.
+ Lợi nhuận trên lao động= LN/ SLĐ
1.2. Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại
1.2.1. Khái niệm về phát triển kinh tế trang trại
Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển:
- Theo Raaman Weitz:"Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội"
- Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm phát triển với ý nghĩa rộng
hơn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị
của con người, đó là "sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các
quyền tự do công dân đểcủng cốniềm tin trong cuộc sống của con người
trong các mối quan hệ với nhà nước, với cộng đồng”.


11

Nhìn chung các ý kiến đều nhất trí cho rằng mục tiêu chung của phát
triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền
tự do công dân của mọi người dân.
Phát triển kinh tế hiểu một cách chung nhất là một quá trình lớn lên hay
tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã

hội.
Từ các quan niệm trên ta thấy vấn đề cơ bản nhất của phát triển kinh
tếlà: sự tăng thêm về khối lượng sản phẩm, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về
cơcấu kinh tế - xã hội; sự tăng thêm về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu
kinh tế - xã hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương
đối của lượng và chất. Sự phát triển là một quá trình tiến hoá theo thời gian do
những nhân tố nội tại của bản thân nền kinh tế quyết định.
- Phát triển kinh tế trang trại:
Phát triển kinh tế trang trại là quá trình tăng cường các yếu tốvật chất
của trang trại cảvề mặt sốlượng và chất lượng, đồng thời là quá trình giải
quyết hài hoà hơn các mối quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của trang trại. Phát triển kinh tế trang trại phải được đặt trong mối
quan hệ hài hoà với yếu tố xã hội và bảo vệ môi trường là cơ sở bảo đảm cho
sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại.
Tóm lại, phát triển kinh tế trang trại là hình thức phát triển nông
nghiệp hàng hoá. Phát triển kinh tế trang trại không chỉ tăng về số lượng mà
còn tăng cả về chất lượng các trang trại, bảo đảm sự phát triển kinh tế
theohướng chuyên môn hoá, ở đó diễn ra sự phân công lao động mạnh mẽ,
mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như bảo đảm việc khai thác và sử dụng
nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Phát triển kinh tế
trang trại là phát triển nền nông nghiệp hợp lý, tiên tiến và hiện đại.


12

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
1.2.2.1. Các nhân tố bên trong
* Tăng cường các yếu tố thể hiện phát triển quy mô của trang trại
Kinh tế trang trại phát triển hay không được thể hiện thông qua quy mô
sản xuất kinh doanh của trang trại ngày càng được mở rộng. Các yếu tố cơ

bản của sản xuất được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.
Thứ nhất là yếu tố đất đai: Sau một thời gian hoạt động kinh doanh quy
mô đất đai của trang trại sẽ được phát triển thêm về mặt diện tích, đồng thời
chất lượng các loại đất đai không ngừng được cải thiện, độ màu mỡ của đất
đai ngày càng tăng lên.
Thứ hai là yếu tố lao động: lao động của trang trại ngày càng tăng lên
cả về số lượng và chất lượng, nó phản ánh sự phát triển ngày càng nhanh của
kinh tế trang trại. Trang trại ngày càng sử dụng nhiều lao động hơn với sự đòi
hỏi ngày càng cao hơn về trình độ, kỹ năng và tay nghề của lao động, nhu cầu
về lao động của các trang trại ngày càng đa dạng hơn, đòi hỏi tính chuyên
nghiệp ngày càng cao hơn.
Thứ ba là vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại: Vốn là
yếutố vật chất hết sức quan trọng cho sản xuất. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh,
trang trại có vốn tích luỹ nhiều hơn, mức độ đầu tư cho sản xuất ngày càng
lớn hơn chứng tỏ sự phát triển của kinh tế trang trại ngày càng rõ rệt. Vốn đầu
tư ngàycàng lớn thể hiện sức mạnh kinh tế của trang trại.Vốn đầu tư được thể
hiệndưới hình thức là những tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị, các
công trình phục vụ sản xuất kinh doanh và các loại tài sản lưu động khác. Các
yếu tốvật chất này càng nhiều và chất lượng càng cao, cànghiện đại thì càng
chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại.
Thứ tư là trình độ công nghệ và các biện pháp kỹ thuật mới được ứng
dụng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Mức độ


13

đầutư công nghệ và trình độ công nghệ được các trang trại đưa vào sử dụng
càng cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi, ngành
nghềdịch vụ được áp dụng ngày càng nhiều sẽ là những yếu tố có tính quyết
định đến năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi, và trực tiếp ảnh

hưởng đến chất lượng sản phẩm của trang trại, một yếu tố tạo nên sức mạnh
cạnh tranh của kinh tế trang trại trên thương trường.
Thứ năm là cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất, mức độ chuyên
môn hoá, trình độ sản xuất hàng hoá.... của trang trại. Đây là những yếu tố thể
hiện sự tăng cường vềmặt chất lượng trong quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế trang trại.
Thứ sáu là trình độ chủ trang trại và các điều kiện khác.Việc quản lý
sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại trên thực tế là quản lý một doanh
nghiệp.Vì vậy, chủ trang trại phải có trình độquản lý, điều hành sản xuất kinh
doanh để đảm bảo cho trang trại hoạt động có hiệu quả. Trong nền kinh tế tiểu
nông, chỉ cần có những người nông dân, chủ hộ cần cù lao động, còn trong
kinh tế thị trường lại cần có những chủ trang trại đồng thời là chủ doanh
nghiệp năng động, đủ năng lực điều hành quản lý trang trại đạt hiệu quả cao.
Năng lực quản lý điều hành của chủ trang trại thể hiện ở khả năng về quản lý
tư liệu sản xuất, quản lý lao động, quản lý vốn sản xuất kinh doanh, quản lý
điều hành, xây dựng kế hoạch, quy hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm.
Tài liệu thống kê ở các nước trong khu vực cũng cho thấy trình độ học vấn
chuyên môn của chủ trang trại tỷ lệthuận với hiệu quảsản xuất kinh doanh, thu
nhập của các trang trại.
* Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại
Năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, các loại sản phẩm
ngành nghề, dịch vụ... ngày càng tăng lên. Giá trị sản lượng, giá trị sản lượng
hàng hoá, doanh thu, thu nhập của trang trại là những chỉ tiêu kết quả nói lên
sựphát triển của kinh tế trang trại.


14

Phát triển kinh tế trang trại là quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất
kinhdoanh của các trang trại như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, mức tích luỹ

hàngnăm của trang trại, mức sống và thu nhập của các thành viên trang trại,
tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội.
* Giải quyết hài hoà các lợi ích:
Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhànước, bảo đảm lợi ích của chủ
trang trại, của người lao động, của cộng đồng,chú trọng đến bảo vệ môi sinh,
môi trường, phong tục tập quán, truyền thống, tăng việc làm và những vấn đề
kinh tế xã hội khác trong nông thôn.
1.2.2.2 Các nhân tố bên ngoài
* Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển của
kinh tế trang trại.Trong những năm qua nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đã
được áp dụng mạnh mẽ và nhanh chóng vào trong nông nghiệp. Nhờ sự
pháttriển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá như là yếu
tố đầu vào cho sản xuất của các trang trại đó là các loại vật tư, phân bón,
giống.Số cây con các loại, máy móc thiết bị...Chính những yếu tố đầu
vào có chấtlượng tốt đã tạo ra một khả năng to lớn góp phần tăng năng suất,
sản lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.Số lượng trang trại ngày
càng tăng lên trong đó có nhiều trang trại đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, kinh doanh những loại cây trồng vật nuôi, những loại sản
phẩm mới có năng suất và chất lượng cao hơn và do đó làm tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các trang trại một cách rõ rệt.
* Chính sách của nhà nước
Chính sách của Nhà nước là yếu tố quan

trọng

nhằm tạo điều

kiệnthuận lợi chosự ra đời và phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh
trong nông nghiệp, trong đó hình thức kinh tế trang trại được khuyến

khíchphát triển mạnh mẽ. Thực tế cho thấy các trang trại ở các nước tiên tiến


15

pháttriển mạnh mẽ không chỉ vì trình độ sản xuất kinh doanh của trang trại
mà một yếu tố hết sức quan trọng đó là có sự tác động và hỗ trợ mạnh mẽ của
các chính sách tích cực từ Nhà nước đặc biệt là các chính sách về đất đai,
chính sách vềđầu tư, chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ khác, ở nước ta
trong những năm gần đây nhờ những chính sách cụ thể của Nhà nước đã góp
phần tăngnhanh cả về số lượng và chất lượng các loại hình kinh tế trang trại.
Các chủtrang trại đã mạnh dạn đầu tư vào việc hình thành và phát triển kinh tế
trangtrại với nhiều loại hình trang trại khác nhau.
1.2.3. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại
1.2.3.1. Tình hình phát triển về số lượng
Phát triển số lượng trang trại là việc gia tăng số lượng cơ sở trang
trại qua các năm theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước.
1.2.3.2. Tình hình phát triển về quy mô và trình độ sản xuất
Nguồn lực đất đai: Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng
lao động của các trang trại, khi quy mô đất đai gia tăng thì khả năng phát triển
của trang trại cũng tăng lên cao.
Nguồn nhân lực: Nâng cao kiến thức và khả năng lao động của
chủ trang trại và người lao động là cơ sở để đẩy mạnh phát triển trang trại,
đểphát triển mạnh về nguồn nhân lực cho trang trại thì có 2 yêu tố đó là phát
triểnvề số lượng và trình độ của cao động cho hoạt động sản xuất.
Nguồn lực tài chính: Cụ thể đó là quy mô về vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế trang trại, nguồn vốn là nhân tố cơ bản và ảnh hưởng lớn đến việc mở
rộng quy mô phát triển của trang trại. Nâng cao khả năng huy động vốn và
khả năng tự tài trợ của trang trại là hướng mở cho việc phát triển kinh tế
trang trại.

Các điều kiện cơ sở vật chất: Nâng cao các điều kiện cơ sở vật chất tức
là nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị, cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản;


16

Nguồn lực về khoa học - công nghệ: Nâng cao trình độ khoa học và
công nghệ, khả năng tiếp cận máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến của
thế giới và đặc biệt là khả năng tự sáng tạo ra 6 máy móc thiết bị phục vụ cho
sản xuất kinh doanh của trang trại.
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại
1.3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
* Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu âu
Châu Âu cái nôi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, đã xuất
hiện hình thức tổ chức sản xuất kinh tế trang trại, thay thế cho hình thức kinh
tế tiểu nông và hình thức điền trang của chế độ phong kiến. Nước Anh đầu thế
kỷ XVII có sự tập trung ruộngđất đã hình thành nên những trang trại tập
trung trên quy mô rộng lớn, cùng với việc sử dụng lao động làm thuê. Mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở đây giống như mô hình hoạt
động ở các công xưởng. Thực tế cho thấy sản xuất nông nghiệp tập trung lớn
về quy mô là sử dụng nhiều lao động làm thuê, đã không mang lại hiệu quả
kinh tế cao bằng các trang trại vừa và nhỏ. Tiếp theo Nước Anh là các nước
Pháp, Hà Lan, Đan Mạch… Kinh tế trang trại cũng được phát triển mạnh tạo
ra nhiều nông sản hàng hoá. Nước Anh năm 1950 có 543.000 trang trại đến
năm 1957 còn có 25.400, Nước Pháp năm 1955 có 2.285.000 trang trại đến
năm 1993 chỉ còn 801.400. Diện tích bình quân của các trang trại qua các
năm có xu hướng tăng lên như: ở Anh năm 1950 diện tích bình quân một
trang trại là 36ha, năm 1987 là 71ha. ở Pháp năm 1955 là 14ha đến năm 1993
là 35ha, Cộng hoà liên bang Đức năm 1949 là 11ha năm 1985 là 15ha, Hà

Lan năm 1960 là 7ha đến năm 1987 là 16ha.
* Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu á.
Ở châu Á, chế độ phong kiến kéo dài cho nên kinh tế trang trại sản xuất
hàng hoá ra đời chậm hơn. Tuy vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sự


17

xâm nhập của tư bản phương tây vào các Nước Châu á, cùng với việc xâm
nhập của phương thức sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa, đã làm nẩy sinh
hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh
tế trang trại ở các nước trên thế giới đã có sự biến động lớn về quy mô, số
lượng và cơ cấu trang trại. “Đặc biệt các nước vùng Đông Á như: Đài Loan
0,047 ha/người, Malaixia 0,25ha/người, Hàn Quốc 0,053ha/người,Nhật Bản
0,035 ha/người…. Các nước châu á có nền kinh tế phát triển như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan sự phát triển kinh tế trang trại cũng theo quy luật, số
lượng trang trại giảm và quy mô diện tích tăng. Ví dụ: ởNhật bản năm 1950
sốlượng trang trại là 6.176.000 trang trại đến năm 1993 chỉ còn 3.691.000
trang trại và diện tích bình quân năm 1950 là 0,8ha, năm 1993 tăng lên là
1,38ha”.
1.3.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam về phát triển kinh tế trang trại
1.3.2.1. Lịch sử phát triển kinh tế trang trai ở Việt Nam
- Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ phong kiến: “Trong thời kỳ này đã
có chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lậpcác đồn điền, doanh điền được
biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như:điền trang, điền doanh, thái ấp”.
Kinh tế trang trại Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc: “Mục đích chủ yếu của
thực dân Pháp thời kỳ này là khai thác thuộc địa, cho nên thực dân Pháp đã
ban hành một số chính sách như: chính sách ruộng đất, chính sách thuế, nhằm
thiết lập các đồn điền để tăng sức sản xuất ở khu vực thuộc địa. Năm 1927 chỉ
riêng ở Bắc kỳ đã có tới 155 đồn điền rộng từ 200ha đến hơn 8.500ha.Nam

Kỳ và Cao nguyên Trung Kỳ, nhiều tên thực dân đã có những đồn điền rộng
hàng vạn ha. Đến năm 1930, số ruộng đất do thực dân Pháp hiếm để lập đồn
điền đã lên tới 1,2 triệu ha tương đương khoảng 1/4 diện tích đất canh tác của
ta lúc bấy giờ.


×