1.
Cơ sở lý luận
1.1. Lí luận của Mác
1.1.1. Vai trò của quần chúng
1.1.1.1. Khái niệm
• Là những người lao động, sản xuất ra của cải vật chất và của cải tinh thần,
chủ yếu duy trì cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
• Là những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức bóc lột, đối
kháng với nhân dân và chống lại các kẻ thù xâm
• Là những giai cấp, những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông
qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội
1.1.1.2. Vai trò
a) Quần chúng nhân dân là lực lượng sản suất cơ bản của xã hội
- Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần
thiết, mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất.
Lực lượng sản xuất cơ bản là dông đảo quần chúng nhân dân lao động
bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc.
- Cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Song vai trò của khoa học chỉ có thể phát
huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất
là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của
thời đại kinh tế tri thức. Điều đó khẳng định rằng hoạt động sản xuất của
quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát
triển của xã hội.
b) Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã
hội
- Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà
không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ
bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách
mạng xã hội
- Nguyên nhân khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp trong các xã hội có
giai cấp đối kháng là do mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất phát
triển mang tính chất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã trờ nên lạc hậu so với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
Quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa tinh
thần của xã hội
- Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa
học, nghệ thuật, văn học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào hoạt
động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học,
quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức...
Vấn đề đoàn kết của Mác
c)
1.1.2.
Khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, do C.Mác và Ph. Ăng-ghen nêu lên
trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848 chính là kết quả của cả một quá
trình nghiên cứu và hình thành luận thuyết cách mạng.
-
-
-
1.2.
1.2.1.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Ph. Ăng-ghen đã cùng
với Mác bàn về vấn đề nhà nước vô sản với các dân tộc; xem xét vấn đề
dân tộc dưới góc độ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai
cấp tư sản để tiến tới thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân
tộc: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền,
phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc , phải tự mình trở thành dân
tộc…”.
Để có sự bình đẳng, đoàn kết thật sự, chặt chẽ và lâu dài giữa các dân
tộc, sứ mệnh lịch sử cao cả của giai cấp công nhân là người lãnh đạo
quần chúng làm cách mạng vô sản thì phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra, bất
bình đẳng, áp bức dân tộc, xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc
này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ, cùng xây dựng xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa.
Trong lúc chủ nghĩa tư bản đang phát triển ở giai đoạn “cực thịnh”, giai
cấp công nhân bị bóc lột đến cùng cực thì cách mạng vô sản chỉ có thể
thành công một khi giai cấp vô sản ở tất cả các nước phải đồng tâm, hiệp
lực một lòng, liên hiệp lại với nhau. Sự đối kháng giữa các giai cấp trong
nội bộ quốc gia, dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc
cũng đồng thời mất theo.
=>> Những tư tưởng, quan điểm trên đây của Ph. Ăng-ghen và Mác đã
đặt nền móng cho việc nhận thức và giải quyết vấn đề bình đẳng, đoàn
kết giữa các dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung cương lĩnh
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các
dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: các dân tộc lớn
hay nhỏ không phân biệt trình độ cao hay thấp đều có nghĩa vụ và
quyền lợi ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc
lợi và đi áp bức dân tộc khác.
Trong một quốc gia nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được
pháp luật bảo vệ ngang nhau; khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh
tế, văn hóa giữa các dân tộc lịch sử để lại.
Trên phạm vu giữa các quốc gia – dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân
tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, gắn liền với
cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, chống sự áp bức bóc lột
của các nước tư bản phát triển với các nước chậm phát triển về kinh tế.
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở thực hiện quyền dân tộc tự
quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
1.2.2.
Các dân tộc được quyền tự quyết: Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của
dân tộc mình: quyền quyết định chế độ chính trị – xã hội và con đường phát triển
của dân tộc mình; quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành một quốc gia dân
tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc; quyền tự nguyện hiệp lại với các dân tộc
khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có sức mạnh chống nguy cơ xâm lược tư
bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển quốc gia, dân tộc.
Khi giải quyết quyền tự quyết của các dân tộc cần đứng vững trên lập trường của
giai cấp công nhân ủng hộ các phong trào đấu tranh tiến bộ phù hợp với lợi ích
chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên quyết đấu tranh
chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài “dân tộc
tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
1.2.3.
Liên hiệp công nhân giữa các dân tộc
Đó là sự đoàn kết của giai cấp công nhân các dân tộc trên toàn thế giới để đấu
tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, nhằm hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đó là tư tưởng cơ bản trong Cương lĩnh, nó
phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân. Điều đó xuất phát tư bản chất
quốc tế, tinh thần quốc tế vô sản của giai cấp công nhân giải phóng dân tộc mình
và giải phóng các dân tộc khác cùng cảnh ngộ; do chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư
sản trong các nước tư bản cấu kết nhau, bắt tay nhau chống lại phong trào công
nhân, phong trào cách mạng. Do đó, giai cấp công nhân phải đoàn kết liên hiệp lại
với nhau để đấu tranh chống lại chúng. Vì vậy đoàn kết giai cấp công nhân giữa
các quốc gia dân tộc là nhân tố quan trọng để giải quyết các vấn đề dân tộc .
Hồ Chí Minh đã vận dụng cương lĩnh như thế nào
1.2.4.
Hồ Chí Minh đã vận dụng tư tưởng dân tộc của V.I.Lê nin thành đường lối đại
đoàn kết toàn dân, mang tính nhân dân.
-
-
-
-
2.
Năm 1941, khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Người đã chỉ rõ: “ Chúng ta
phải đoàn kết toàn dân để đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống
nòi ra khỏi nước sôi, lửa bỏng”.
1941-1945: Người tập trung vào việc thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn
kết sĩ, công, nông, thương và các tầng lớp yêu nước trên tinh thần đại đoàn kết dân
tộc.
1946: Trong thư gửi Đại hội dân tộc thiểu số ở miền nam, Hồ Chí Minh viết: “
Giang sơn và Chính phủ là Giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta…chúng ta
phải yêu nhau, kính trọng nhau, giúp đỡ nhau. Sông có thể cạn, núi có thể mòn
nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.
Quân điểm dân tộc gắn với nhân dân cũng được Người vận dụng vào nguyên tắc
xây dựng Đảng. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng, trong Báo cáo chính trị người đã
nêu rõ tính chất của Đảng ta: “ Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”
Truyền thống dân tộc
2.1. Cơ sở kinh tế
2.1.1. Lực lượng sản xuất
Các yếu tố (nhân tố) tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (trong
đó, công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên
của con người) và người lao động (trong đó năng lực sáng tạo của nó là yếu tố đặc
biệt quan trọng). Nó bao gồm người lao động với một thể lực, tri thức, kỹ năng lao
động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động nhất định và tư
liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động
của con người kết hợp với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tạo thành
lực lượng sản xuất.
2.1.2. Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ
trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của
quá trình sản xuất đó.
- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX:
+Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX: Trong quá trình hoạt động
sản xuất, LLSX không ngưng được hoàn thiện và phát triển mà trước hết là phát
triển công cụ sản xuất. Đến một trình độ nhất định, tính chất của LLSX thay đổi về
cơ bản khi đó QHSX cũ lỗi thời trở thành vật cản đối với sự phát triển của LLSX.
Đến một mức độ nhất định QHSX ấy bị phá vỡ để xác lập một kiểu QHSX mới cao
hơn tư đó một phương thức sản xuất mới ra đời, một hình thái kinh tế xã hội mới
xuất hiện.
+ Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX:
* Khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó góp phần thúc đẩy
LLSX phát triển.
*Khi không phù hợp nó sẽ kìm hãm LLSX: QHSX đã lỗi thời trước trình độ phát
triển của LLSX, QHSX xác lập một cách duy ý chí đi quá xa so với LLSX.
- Vai trò quyết định của LLSX với QHSX:
+ Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là trạng thái mà trong đó, quan hệ sản
xuất là "hình thức phát triển" của lực lượng sản xuất.
+ Song, sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định lại làm
cho quan hệ tư chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành trở thành "xiềng xích" của lực
lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự
phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất, thúc
đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan
hệ sản xuất mới cũng cónghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản
xuất mới ra đời thay thế.
+ LLSX quyết định QHSX, vì:
* LLSX là yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất, là nội dung của quá trình sản
xuất, còn QHSX là yếu tố phụ thuộc vào LLSX, nó là hình thức xã hội của sản xuất
nên có tính chất tương đối ổn định, có xu hướng lạc hậu hơn so với sự phát triển
của LLSX.
* LLSX phát triển làm cho QHSX hình thành, biến đổi, phát triển cho phù hợp
với nó. Sự phù hợp của LLSX với QHSX là động lực làm cho LLSX phát triển.
* Mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX cũ được giải quyết bằng cách thay thế
QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp với LLSX. Trong xã hội có đối kháng giai cấp,
mâu thuẫn này được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách
mạng xã hội.
2.1.3. Phương thức sản xuất
•
Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lua nước
•
Đặc trưng: Lao động của con người phải phụ thuộc vào yếu tố thời tiết
( chống thiên tai, bão lũ,…)
•
Nhân dân cùng nhau sản xuất thu hoạch mùa màng. Người dân hợp lại đắp
đê, làm thủy lợi, bảo vệ mùa màng
2.1.4. Chế độ đồn điền
•
Là đất canh tác không thuộc sở hữu của một cá nhân hay đoàn thể nào mà là
thuộc của chung của một làng
»Cần sự góp sức của một lực lượng đông đảo nhân dân lao động
»Trong nền nông nghiệp lúa nước, chế độ công điền tạo nên truyền thống đoàn kết
dân tộc.
2.2. Cơ sở chính trị
2.1.1. Lãnh thổ
a. Khái niệm:
• Là toàn bộ bao gồm hết các vùng đất và vùng nước (nước sông hồ trong vùng
đất và vùng nước biển), vùng trời, khoảng không và lòng đất nằm trên, dưới vùng
đất và vùng nước đó của một quốc gia, kể cả những vùng đã thực hiện chủ quyền
hoặc trong vòng tranh chấp.
• Bao gồm: + Lãnh thổ phụ thuộc một quốc gia
+ Lãnh thổ bên trong Quốc gia
b. Lịch sử giữ nước chống giặc ngoại xâm, bảo về chủ quyền lãnh thổ.
• Nước ta có vị trí địa chiến lược trong khu vực, nên trong lịch sử thường xuyên bị
các thế lực ngoại bang nhòm ngó, thôn tính xâm lược với các mục đích khác nhau.
Vì thế, lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, dựng nước gắn liền với giữ
nước và nó đã trở thành quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta.
• Các cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ trong lịch sử
+Tư thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của
bọnphong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành.
+Tư năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương
Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là
thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết
thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các
chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại
quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân
Thanh…
+ đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
• Thời gian qua, sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên
biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở
thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, bao hàm cả việc đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tình hình phức
tạp ở Biển Đông để kích động, phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước
láng giềng, mà điển hình là vụ Trung Quốc đưa giàn khoanHải Dương 981 vào sâu
trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (năm 2014).
Trước yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng
ta nhận thức sâu sắc và thể hiện rõ quan điểm về phát triển kinh tế độc lập tự chủ,
kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình phát triển và hội nhập
quốc tế. Quan điểm đó được thể hiện tập trung trong các nghị quyết, chỉ thị như:
Nghị quyết 03/-NQ/TW ngày 6-5-1993 của Bộ Chính trị (khóa VII) về “Một số
nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”; Chỉ thị 20-CT/TW
ngày 22-9-1997 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
theo hướng CNH,…
Đoàn kết chống giặc ngoại xâm, đập tan âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch
trong và ngoài nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ luôn là mục tiêu hàng đầu của toàn
dân tộc
2.2.2. Chủ nghĩa yêu nước
• Cùng với sự tiến triển của lịch sử Việt Nam, tinh thần yêu nước Việt Nam trở
thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng
mạnh mẽ thúc đẩy biết bao nhiêu thế hệkiên cường và dũng cảm hi sinh để giành
lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người.
• Tinh thần yêu nước Việt Nam: được bắt nguồn tư những tình cảm bình dị, đơn sơ
của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người
thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc.
Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát
triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn
được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân
tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ
không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam.
Trong khoảng thời gian tư thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc
ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh
chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có
một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với
những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Chínhtinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân
tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc
chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ
lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn
Việt Nam.
Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân
vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản
thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành
lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để có thể thấy rằng,
tư tưởng yêu nước không phải là một triết lý để án đàm, nó là kim chỉ nam cho
hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc ta tiến lên.
2.3. Cơ sở văn hóa- xã hội
2.3.1. Bản sắc văn hóa
- Nước ta mang đậm dấu ấn cấu trúc xã hội truyền thống: gia đình gắn với cộng
đồng làng xã, gắn với cộng đồng cả nước( Nhà-Làng-Nước), Bản chất của kết cấu
xã hội này là sự hình thành tư tưởng cộng đồng, yêu thương, đoàn kết, đùm bọc,
hoà hợp với nhau; là sự gắn kết giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng và cái chung
để chống chọi với thiên tai và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm tưng tấc đất thiêng
liêng của Tổ quốc.Hồ Chí Minh kế thưa 4 chữ “ đồng” ( đồng tình, đồng sức, đồng
lòng, đồng minh). Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã tư lâu sống với nhau
có tình có nghĩa. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định: “Hồ Chí Minh là người
Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết’’
-Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện
độc đáo của văn hoá đạo đức thông qua cách ứng xử, nếp sống, lối sinh hoạt mang
tính cộng đồng “mình vì mọi người’’
- Trong bữa ăn gia đình, người Việt rất tôn trọng nhau và thể hiện một không khí
hoà đồng. Mọi người cùng ngồi xếp chân bằng tròn quanh chiếc mâm tròn và cùng
gắp chung các thức ăn có trong mâm, chấm chung một bát nước chấm. Chiếc mâm
mang hình tròn thể hiện được sự gắn kết, san sẻ ngọt bùi. Bát nước chấm được để
chính giữa mâm để mọi người cùng chấm thể hiện tinh thần đoàn kết, tất cả là
người một nhà.
► Hình ảnh mâm cơm chính là hình ảnh đặc trưng nhất cho truyền thống của dân
tộc ta: đoàn kết ngay tư trong mỗi một gia đình- làng xã và lan rộng ra cả đất nước,
dân tộc
-Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau
Ảnh hưởng tư phương đông:
Nho giáo:
Nho giáo là học thuyết về đạo đức và phép ứng xử, triết lý hành động, lý tưởng về
một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền
thống hiếu học trong dân.Tuy nhiên Hồ Chí Minh cũng phê phán những tiêu cực
trong tư tưởng Nho giáo như bảo vệ chế độ phong kiến, trọng nam khinh nữ chỉ đề
cao việc đọc sách…
Phật giáo:
Phật giáo cũng đề cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi
trọng lao động. Phật giáo có tư tưởng tư bi, bác ái, đề cao đạo đức. Phật giáo vào
Việt Nam kết hợp với chủ nghĩa yêu nước sống gắn bó với dân, hoà vào cộng đồng
chống kẻ thù chung của dân tộc là chủ nghĩa thực dân
Ảnh hưởng tư phương tây
Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng
phương Tây như:tư tưởng tự do, bình đẳng trong “Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền” của Đại cách mạng Pháp 1791; tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự
do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ 1776.
2.3.2. Ngôn ngữ
-Văn tự: chữ Hán- chữ Nôm- chữ Quốc ngữ
- Việt Nam có hệ thống chữ viết riêng
- Thời điểm này hơn 90% dân số mù chữ. Nên mục tiêu quan trọng bây giờ của đất
nước là xóa nạn mù chữ
3. Cơ sở thực tiễn
3.1. Thế giới
3.1.1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền:
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
( CNTB- TDCT) và chủ nghĩa tư bản độc quyền ( CNTB- ĐQ). Giai đoạn độc
quyền là sự kế tục trực tiếp giai đoạn tự do cạnh tranh trong cùng một phương thức
sản xuất TBCN
Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổ
chức độc quyền. Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh
vực của nền kinh tế. Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng
chưa thật lớn. Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được
nhân lên nhanh chóng và tưng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn nền kinh tế.
Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới của
chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu
hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và
chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa
tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tư bản chưa thực sự sâu sắc nên
quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuận bình quân, còn trong chủ
nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợi nhuận độc quyền. Sự ra
đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của chủ
nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến
tướng của quy luật giá trị thặng dư.
2.Ảnh hưởng của CNTB độc quyền:
Việc chuyển tư giai đoạn cạnh tranh tự do sang cạnh tranh độc quyền đã gây nên sự
xâu xé, tranh giành thuộc địa giữa ác nước tư bản. Đồng thời, năng suất được nâng
cao do sự tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật dẫn đến khủng hoảng thưa trong các
nước tư bản. Do đó chúng cần thêm thị trường. Để mở rộng thị trường, các nước tư
bản đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Để thoát khỏi ách thống trị của các nước tư bản , Việt Nam chỉ còn cách tận dụng
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
3.2. Trong nước
- Chính sách chia để trị của thực dân Pháp
+ Chúng thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi
kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia
để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới.
+ Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân
tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các
dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
- Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
và thực dân Pháp càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân
tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình
thức.
- Điều đó trực tiếp tác động đến ý thức đoàn kết dân tộc, các giai cấp đoàn kết lại
bảo vệ quyền lợi của mình và quyền lợi của dân tộc đất nước. Nếu muốn chiến
thắng hực dân Pháp không có cách nào khác ngoài cách đoàn kết lại với nhau.
4. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
4.1. Đoàn kết quốc tế
4.1.1. Nhận định của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
a) Vai trò của đoàn kết quốc tế
• Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời
đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
• Sau khi đi qua 3 nước Pháp, Mĩ, Anh Bác đã nhận ra trên thế giới này chỉ có 2
giống người: Thống trị và bị thống trị; Bóc lột và bị bóc lột.
• Người nhận thấy: chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ
thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới. => đoàn kết, nhất trí “ bốn
phương vô sản đều là anh em”
• Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sản các nước, đoàn kết giữa các đảng Cộng
sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn xuất phát tư tính tất yếu về vai trò của
giai cấp vô sản trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ tư chủ nghĩa tư bản lên
CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
• Đoàn kết quốc tế cao đẹp theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn được thể hiện sâu
sắc ở mối tình đoàn kết đặc biệt giữa ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia.
• Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế cao đẹp còn được thể hiện phong
phú, rộng lớn ở tình đoàn kết giữa Việt Nam với nhân dân tiến bộ thế giới.
• Liên minh giữa lao động các nước thuộc địa và các nước chính quốc: Chỉ có
lien minh mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nên chiến thắng
b) Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện
thắng lợi các mục tiêu cách mạng
Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động là thời đại có những biến đổi cực
kỳ to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó nổi bật lên hai
sự kiện quan trọng:
Một là, chủ nghĩa tư bản đã tư giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa, đã hình thành hệ thống thuộc địa của chúng;
Hai là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại
mới – thời đại quá độ tư chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới. Trong thời đại đó các dân tộc không thể tồn tại biệt lập, vận mệnh
của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của loài người
Trong thời đại mới, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng “công cuộc giải phóng
các nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản”,
rằng “cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với
giai cấp vô sản của các nước đế quốc để chống kẻ thù chung”.
4.1.2. Hồ Chí Minh đã làm gì để góp phần đoàn kết quốc tế
•
Để xây dựng khối đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh yêu cầu các Đảng Cộng sản phải
chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc;
phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản
cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước mình. Người luôn khẳng định:
“Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc
phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”
Tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương hướng cho
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời Người cũng tìm thấy một lực lượng
ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, đảm
bảo cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà đi đến thắng lợi vẻ vang. Đó là phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế; là Liên Xô và sau này là các nước XHCN; là
Quốc tế III và sau này là Cục thông tin quốc tế.
+ Thực tế, Người nhận thấy, chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế,
là kẻ thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới. Vì vậy, chỉ có sự đoàn kết, nhất
trí, đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động thế giới theo tinh thần “bốn phương
vô sản đều là anh em” mới có thể thắng được những âm mưu thâm độc của chủ
nghĩa thực dân.
+ Ra đi tìm đường cứu nước tư một nước nô lệ nên trái tim Người cùng nhịp đập với
nổi thống khổ của các dân tộc khác cùng hoàn cảnh với dân tộc mình.
+ Tư sớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra âm mưu chia rẽ dân tộc để dễ bề cai trị của
các nước đế quốc, tạo sự thù ghét, đối kháng dân tộc, chủng tộc,… nhằm làm suy
yếu sức mạnh của các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Người đề nghị Quốc tế cộng sản phải làm sao cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau,
xích lại gần nhau (“làm cho các dân tộc thuộc địa, tư trước đến nay vẫn cách biệt
nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương
Đông tương lai, khố liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô
sản”) và bằng mọi cách phải làm cho “đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc
mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự
sau này”
4.2. Đoàn kết trong nước
4.2.1. Nguyên nhân vì sao phải đoàn kết
- Vì Bác có lòng tin, trong mỗi người dân đều tồn tại lòng yêu nước, vì sự độc lập, vì
thống nhất Đất nước, vì cuộc sống tự do, hạnh phúc của Nhân dân, mọi người dân
phải đoàn kết.
- Vì được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của
nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người
- Đoàn kết làm ra sức mạnh, đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi, là then chốt
của thành công là nguồn gốc của thắng lợi
4.2.2. Đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc
Đoàn kết quyết định thành công cách mạng. Vì đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then
chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh,
muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống nhất.Chủ tịch Hồ
Chí Minh xác định nền tảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là liên minh công –
nông –tri thức.
Giai cấp công nhân có vị trí trung tâm trong xã hội bởi là giai cấp đại diện cho
phương thức sản xuất tiến bộ nhất,là giai cấp có sứ mệnh lịch sử thông qua Đảng của
mình lãnh đạo cách mạng và toàn xã hội. Song để hoàn thành được sứ mệnh đó, giai
cấp công nhân cần lôi cuốn, tập hợp cácgiai cấp, tầng lớp nhân dân lao động và cả
dân tộc đứng lên làm cách mạng.Giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo
nhất trong xã hội, được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là “đồng minh chắc chắn
nhất của giai cấp công nhân” và là “quân chủ lực của cách mạng”. Người chỉ rõ:Giai
cấp nông dân, trong đó bần nông và trung nông là đội quân chủ lực của kháng chiến
và của cách mạng dân chủ mới.Ở nông thôn, bần nông là lớp người đông nhất và
nghèo khổ nhất. Họ bị địa chủ phong kiến bóc lột tàn tệ. Bần nông hăng hái kháng
chiến, hăng hái cách mạng và rất mong muốn thực hiện chính sách dân cày có ruộng.
Vì vậy,họ là đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân.Trung nônglà lớp
người mình cày ruộng của mình, cũng không phải làm thuê cho ai. Họ cũng bị địa
chủ, bọn cho vay nặng lãi và bọn đế quốc áp bức bóc lột. Thực hiện chính sách “dân
cày có ruộng” thì họ cũng có lợi. Cho nên họ cũng hăng hái kháng chiến, hăng hái
cách mạng. Vì vậy, họ là đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân. Trong cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giai cấp nông dân là quân chủ lực của cách
mạng, vì họ là lớp người đông nhất trong nhân dân. Nông dân Việt Nam có tinh thần
cách mạng. Tuy vậy, họ không thể là lực lượng lãnh đạo cách mạng vì họ không gắn
liền với một phương thức sản xuất mới và không có hệ tư tưởng độc lập. Họ cũng
không có khả năng tự xây dựng một chế độ xã hội mới. Vì hoàn cảnh kinh tế lạc hậu,
mà nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu. Cho nên giai cấp công nhân
phải đoàn kết họ, giúp tổ chức họ, và lãnh đạo họ, thì họ là một lực lượng rất to lớn
vững chắc, trở thành lien minh công nông Kế thưa tư tưởng truyền thống của dân
tộc, Hồ Chí Minh sớm đánh giá cao vai trò của trí thức. Tư buổi đầu hoạt động cách
mạng, Người xác định trí thức là tầng lớp hàng đầu trong xã hội Việt Nam và ủng
hộ những hoạt động yêu nước của họ: Tố cáo những âm mưu, tội ác của chủ nghĩa
thực dân đối với tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, học sinh; Quan tâm thức tỉnh tinh thần
dân tộc, lòng yêu nước ở trí thức; Vạch trần âm mưu chia rẽ của bọn đế quốc, phong
kiến đối với tầng lớp trí thức nước ta.
Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước. Người chỉ rõ,Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết
hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Thành
phần chủ chốt trong Đảng là các phần tử ưu tú trong giai cấp công nhân, nông dân và
tầng lớp trí thức trong các phong trào yêu nước và cách mạng. Đảng ta là Đảng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày
và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực
phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Đảng là bộ đội tiền tiến của nhân dân lao động (công
nhân, nông dân và lao động trí óc)
Sách lược vắn tắt của Đảng chỉ rõ:
- Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận
giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng
- Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày
nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến
- Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi
ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia
- Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân
Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp
Hồ Chí Minh đã vạch ra nhiệm vụ vận động công nhân, nông dân, trí thức đoàn kết
lại đứng lên làm cách mạng. Với các chính sách:Công nông trí thức hoá; Trí thức
công nông hoá(anh em trí thức cũng biết trọng lao động, cũng biết làm lao động, hợp
thành một khối với công nông, nâng cao trình độ công nông về văn hóa, lý
luận),Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò là tổ chức xây dựng và lãnh đạo khối liên
minh công - nông - trí. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, liên minh giai cấp công nhân,
nông dân và đội ngũ trí thức đóng vai trò nòng cốt của khối đại đoàn đoàn kết toàn
dân tộc trong quá trình đấu tranh giành và giữ chính quyền của cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân.