Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nho trên địa bàn huyện ninh phước tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

PHẠM TẤN PHƢƠNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT NHO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH PHƢỚC
TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

PHẠM TẤN PHƢƠNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT NHO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NINH PHƢỚC
TỈNH NINH THUẬN


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. CHU TIẾN QUANG

Đồng Nai, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
TP.HCM, Ngày 26 tháng 07 năm 2014
Học viên thực hiện

Phạm Tấn Phƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ và gia đình, những ngƣời
đã sinh thành, nuôi nấng và tạo điều kiện cho tôi có ngày hôm nay.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp;
Khoa Sau Đại học và quý thầy cô Khoa Kinh tế của trƣờng đã tận tình giảng dạy
và tạo cơ hội cho chúng tôi có điều kiện học tập.

Đặc biệt Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy hƣớng dẫn khoa
học PGS.TS.Chu Tiến Quang, đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến những ngƣời đã hỗ trợ tôi thực hiện
luận văn này tại Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Ninh Thuận, UBND huyện Ninh Phƣớc; Phòng Thống kê, Kinh tế
huyện Ninh Phƣớc.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến đồng nghiệp, bạn bè, các anh chị học
viên cao học khóa 18 đã giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện

Phạm Tấn Phƣơng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ ......................................................... x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC
TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NHO CỦA HỘ NÔNG DÂN .............. 7
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân ................ 8
1.2.1. Các khái niệm và vấn đề liên quan .................................................. 8

1.2.1.1. Hộ nông dân ............................................................................... 8
1.2.1.2. Đặc điểm của sản xuất nho ...................................................... 10
1.2.1.3. Khái niệm hiệu quả .................................................................. 13
1.2.1.4. Hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân. ................................. 15
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân....... 18
1.2.2.1. Các chỉ tiêu chí phí và kết quả sản xuất nho của hộ nông dân18
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SX nho của hộ nông dân ........ 20
1.2.2.3. Các loại hình hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân............. 21
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân 21
1.2.4. Ý nghĩa kinh tế của sản xuất nho. ................................................. 24
1.3. Cơ sở thực tiễn - Kinh nghiệm về sản xuất nho có hiệu quả của hộ
nông dân nƣớc ngoài và Việt Nam ....................................................... 26
1.3.1. Nƣớc ngoài. .................................................................................... 26
1.3.2. Ở Việt Nam. ................................................................................... 28


iv
1.3.3. Một số nhận xét tổng quát. ............................................................. 29
CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................ 30
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ninh Phƣớc............ 30
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Ninh Phƣớc: ................................... 30
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ninh Phƣớc: ........................ 32
2.1.2. Thực trạng sản xuất nho của hộ nông dân ở huyện Ninh Phƣớc ... 34
2.1.3. Các chính sách của tỉnh đối với sản xuất nho của tỉnh Ninh Thuận. . 35
2.1.3.1. Chính sách của UBND tỉnh Ninh Thuận về phát triển cây nho .. 35
2.1.3.2. Một số ý kiến của cá nhân và cơ quan quản lý nhà nƣớc về
nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận về phát triển nho. ................................. 36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 37
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, tƣ liệu và số liệu. Gồm:................. 37

2.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu, tƣ liệu ................................................. 41
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NHO CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN NINH
PHƢỚC, TỈNH NINH THUẬN ................................................................... 42
3.1. Thực trạng sản xuất nho của hộ nông dân ở huyện Ninh Phƣớc, tỉnh
Ninh thuận ............................................................................................ 42
3.1.1. Về đất sản xuất nho của hộ nông dân ở các xã nghiên cứu; .......... 42
3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng nho của hộ nông dân huyện Ninh
Phƣớc từ 1985 đến nay ............................................................................ 43
3.1.3. Cơ cấu giống nho và kỹ thuật trồng nho của hộ nông dân ............ 44
3.1.3.1. Cơ cấu giống nho: .................................................................... 44
3.1.3.2. Kỹ thuật trồng nho của hộ nông dân: ...................................... 44
3.1.4. Bảo quản, chế biến và kênh tiêu thụ nho của hộ nông dân ............ 48
3.1.4.1. Về bảo quản và chế biến .......................................................... 48


v
3.1.4.2. Các kênh tiêu thụ sản phẩm nho của hộ nông dân .................. 49
3.2. Thực trạng chí phí, kết quả và hiệu quả sản xuất nho của hộ nông
dân qua điều tra của luận văn ............................................................... 52
3.2.1. Chi phí và kết quả trồng nho ......................................................... 52
3.2.1.1. Về chi phí kiến thiết cơ bản (bao gồm các khoản chi vào trồng
mới đến năm thu hoạch đầu tiên) tại các nhóm hộ ở 3 xã, thị trấn....... 52
3.2.1.2. Chi phí và kết quả sản xuất nho hàng năm trong thời kỳ kinh
doanh theo quy mô sản xuất của hộ nông dân ...................................... 54
3.2.1.3. Chi phí và kết quả sản xuất nho toàn chu kỳ 11 năm sản xuất
theo quy mô sản xuất của hộ nông dân ................................................. 60
3.2.1.4. Hiệu quả sản xuất nho toàn chu kỳ 11 năm của các nhóm hộ trồng
nho ......................................................................................................... 62
3.2.2. So sánh hiệu quả sản xuất nho giữa các nhóm hộ trồng nho. ........ 63

3.2.2.1. So sánh hiệu quả sản xuất nho giữa nhóm hộ lớn với nhóm
trung bình và nhỏ chung cho 3 xã ......................................................... 63
3.2.2.2. So sánh hiệu quả sản xuất nho giữa các hộ quy mô lớn ở 3 xã. .. 65
3.2.2.3. So sánh hiệu quả sản xuất nho giữa các nhóm hộ có quy mô
trung bình ở 3 xã nghiên cứu. ............................................................... 66
3.2.2.4. So sánh hiệu quả sản xuất nho giữa các hộ có quy mô nhỏ ở 3
xã nghiên cứu. ....................................................................................... 68
3.2.2.5. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất nho của các nhóm hộ
nông dân theo quy mô:lớn, trung bình, nhỏ ở 3 xã điều tra ................ 69
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất nho của hộ .. 71
3.3.1. Ảnh hƣởng của nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên .......................... 71
3.3.2. Ảnh hƣởng của nhóm nhân tố kỹ thuật và công nghệ. .................. 72
3.3.3. Ảnh hƣởng của nhân tố giống nho ................................................. 74
3.3.4. Ảnh hƣởng của nhân tố quy mô sản xuất ....................................... 74


vi
3.3.5. Ảnh hƣởng của nhân tố vốn và cách thức đầu tƣ. .......................... 74
3.3.6. Ảnh hƣởng của nhân tố trình độ ngƣời lao động ........................... 76
3.4. Phân tích một số mô hình hộ nông dân sản xuất nho hiệu quả cao ở
3 xã nghiên cứu .................................................................................... 76
3.4.1. Mô hình sản xuất nho kết hợp chăn nuôi cừu. ............................... 77
3.4.2. Mô hình sử dụng tốt lao động gia đình trong sản xuất nho của hộ
nông dân Trần Văn Thái........................................................................... 79
3.4.3. Mô hình sản xuất nho sạch của hộ nông dân Trần Văn Hớn ......... 80
3.4.4. Đánh giá chung về các mô hình sản xuất nho hiệu quả đã điều tra81
3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân
trên địa bàn huyện Ninh Phƣớc ............................................................ 81
3.5.1. Thuận lợi và khó khăn của hộ nông dân trong việc nâng cao hiệu
quả sản xuất nho ....................................................................................... 81

3.5.1.1. Những thuận lợi đối với hộ trồng nho, gồm: ........................... 81
3.5.1.2. Những khó khăn đối với hộ trồng nho..................................... 81
3.5.2. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng của lãnh đạo Đảng và Chính
quyền huyện Ninh Phƣớc về phát triển nho trên địa bàn ......................... 82
3.5.2.1. Quan điểm phát triển sản xuất nho của huyện Ninh Phƣớc .... 82
3.5.2.2. Mục tiêu phát triển ................................................................... 83
3.5.2.3. Định hƣớng phát triển nho của huyện Ninh Phƣớc ................. 83
3.5.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân
trên địa bàn huyện Ninh Phƣớc ................................................................ 84
3.5.3.1. Một số giải pháp chung đối với sản xuất nho tại huyện Ninh
Phƣớc. ................................................................................................... 84
3.5.3.2. Giải pháp cụ thể theo nhu cầu của các nhóm hộ nông dân theo
quy mô diện tích sản xuất nho .............................................................. 88
3.5.3.3. Giải pháp cụ thể đối với các xã trồng nho. .............................. 91


vii
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 94
1. Kết luận ............................................................................................ 94
2. Một số kiến nghị ............................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 102


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CC

Cơ cấu


DNTN TM&DV Doanh nghiệp Tƣ nhân Thƣơng mại và Dịch vụ
DT

Diện tích

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQSX

Hiệu quả sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội


NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

Năng suất

TKKD

Thời kỳ kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin cơ bản về 120 hộ trồng nho đã điều tra năm 2012 ................40
Bảng 3.1. Diện tích đất sản xuất cây ăn quả ở 3 xã điều tra.....................................42
Bảng 3.2. Diện tích và năng suất nho giai đoạn 2010-2012 huyện Ninh Phƣớc ...43
Bảng 3.3: Giá các loại sản phẩm nho trên địa bàn huyện qua các năm 20102012 ......................................................................................................... 49
Bảng 3.4. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản (trong 12 tháng đầu trồng mới) .........53
Bảng 3.5. Chi phí , kết quả SX nho của 3 nhóm hộ theo diện tích năm 2012 .....54

Bảng 3.6. Chi phí, kết quả SX nho của nhóm hộ quy mô lớn ở 3 xã năm 2012....56
Bảng 3.7. Chi phí, kết quả SX nho của nhóm hộ quy mô trung bình năm 2012 ...58
Bảng 3.8. Chi phí, kết quả SX nho của nhóm hộ quy mô nhỏ năm 2012 ..............59
Bảng 3.9. Chi phí, kết quả SX nho của 3 nhóm hộ cho toàn chu kỳ 11 năm sản
xuất năm 2012 ..............................................................................................................60
Bảng 3.10. Hiệu quả sản xuất nho của 3 nhóm hộ toàn chu kỳ 11 năm sản xuất
nho năm 2012 ...............................................................................................................62
Bảng 3.11. Hiệu quả sản xuất nho ở các nhóm hộ theo quy mô năm 2012. ..........63
Bảng 3.12. Hiệu quả SX nho của các hộ quy mô lớn ở 3 xã năm 2012 .................65
Bảng 3.13. Hiệu quả SX nho của nhóm hộ quy mô trung bình ở 3 xã năm 2012 .66
Bảng 3.14. Kết quả sản xuất nho của nhóm hộ quy mô nhỏ ở 3 xã điều tra,
năm 2012 ................................................................................................. 68
Bảng 3.15. Tổng hợp hiệu quả SX nho theo chỉ tiêu lợi nhuận (Pr) của các nhóm
hộ theo quy mô ở 3 xã điều tra...................................................................................69
Bảng 3.16: Kinh nghiệm trồng nho của các nhóm hộ nông dân năm 2012 ...........73
Bảng 3.17. Nguồn vốn sản xuất của các nhóm hộ năm 2012 ..................................75


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ
Hình 1.1. Hình ảnh nho Red Cardinal đang chín bói tại vƣờn nho Ninh Thuận. ..25
Hình 1.2. Hình ảnh nho Red Cardinal chuẩn bị thu hoạch tại Vƣờn nho Ninh
Thuận.............................................................................................................................25
Hình 3.1. Nông dân Nguyễn Thanh Tuấn đang chăm sóc vƣờn nho.....................78
Hình 3.2. Ảnh vƣờn nho kết hợp chuồng nuôi dê...................................................78
Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính huyện Ninh Phƣớc..................................................31
Sơ đồ 3.1: Kênh tiêu thụ nho ở huyện Ninh Phƣớc ..................................................50
Sơ đồ 3.2. Mô hình sản xuất nho kết hợp chăn nuôi hiệu quả của hộ anh Tuấn....77
Sơ đồ 3.3. Mô hình sản xuất nho sạch hiệu quả của hộ nông Trần Văn Hớn ........80



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây nho (Vitis vinifera) thuộc họ nho (Ampelidae) có nguồn gốc ở các
miền ôn đới khô Âu - Á (Acmêni - Iran), ngoài ra còn có các giống nho khác
gốc ở Châu Mỹ. Theo B.Aubert nho là một trong những cây lâu năm có tính
thích ứng cao nhất. Các chuyên gia Philippines năm 1975 đã viết “Nghề trồng
nho không còn là một độc quyền của các nƣớc ôn đới nữa”. [13]
Nho là cây dạng dây leo thân gỗ, quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300
quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ tía hay trắng. Khi chín, quả nho có
thể ăn tƣơi hoặc đƣợc sấy khô để làm nho khô, cũng nhƣ đƣợc dùng để sản
xuất các loại rƣợu vang, thạch nho, nƣớc quả, dầu hạt nho.
Kết quả phân tích thành phần quả nho thì trong 100g phần ăn đƣợc có
chứa 0,5g protein; 9mg canxi; 0,6mg sắt; 50 đơn vị Quốc tế vitamin A; 0,10
mg B1 và 4mg vitamin C. Nếu xét về góc độ thực phẩm thì nho đạt trung bình
về protein, tƣơng đối khá về vitamin B1 còn kém về canxi – vitamin C. Ngoài
ra nho còn chứa một hàm lƣợng lớn polyphenol đây là chất làm hạn chế quá
trình đông vón của tiểu cầu (gây máu đông cục, làm tắc nghẽn thành mạch),
nghĩa là chất ngăn chặn việc sản xuất một loại protein có liên quan đến bệnh
tim mạch, các vấn đề về tim mạch phát sinh khi các tế bào nội mô có nhiệm
vụ cấu thành mạch máu không hoạt động một cách bình thƣờng, chất
polyphenol kích hoạt các tế bào nội mô sản xuất ra nitric oxide, một loại chất
giúp chống lại bệnh tim mạch, duy trì mạch máu khỏe mạnh và ổn định huyết
áp. Nho đƣợc đánh giá là loại trái cây quý và đẹp mắt, ra quả quanh năm và
đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. [13]
Cây nho ƣa khí hậu khô và nắng, độ ẩm không khí thƣờng xuyên thấp,
cần có thời gian khô đủ dài để tích luỹ đƣờng. Nên trồng nho ở những nơi
hứng nắng, tránh những vùng có gió bão gây đổ giàn, dập lá hoặc rụng quả.



2
Tài liệu nghiên cứu của FAO cho biết, toàn thế giới có khoảng 75 triệu
ha nho, khoảng 71 % sản lƣợng nho làm ra đƣợc dùng sản xuất rƣợu vang
(tƣơng đƣơng 65 triệu tấn), 27 % để ăn tƣơi (tƣơng đƣơng 20 triệu tấn) và
2 % đƣợc chế biến làm nho khô.
Nho trồng ở vùng nhiệt đới chỉ để ăn tƣơi vì nấu rƣợu không ngon. Ở
Pháp, nho trồng ở Địa Trung Hải chất lƣợng kém hơn hẳn nho trồng ở các
tỉnh Phía Bắc nhƣ Champague và Bourdogue. [13]
Tại tỉnh Ninh Thuận, cây nho đƣợc phát triển từ nhiều năm qua với
diện tích vào thời điểm cao nhất đạt 2.500 ha. Trong những năm trở lại đây do
nhiều lý do nhƣ: Thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh phát triển, giống và quy
trình sản xuất chậm đƣợc đổi mới, giá nho trên thị trƣờng giảm...dẫn đến
nông dân chặt nho để chuyển sang trồng các loại cây khác, làm giảm diện tích
nho xuống còn 662 ha và tập trung chủ yếu ở các huyện: Ninh Phƣớc, Ninh
Hải và TP. Phan Rang – Tháp Chàm.
Đối với huyện Ninh Phƣớc, Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo phát triển cây
nho trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể là Quyết định số 2484/QĐ-UBND
ngày 7/11/2011 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê
duyệt điều chỉnh kế hoạch tổng thể thực hiện dự án “ Nâng cao chất lƣợng, an
toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển chƣơng trình khí sinh học (QSEAP)
tỉnh Ninh Thuận”; Quyết định số 102/ QĐ-SNNPTNT ngày 24/2/2012 của
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt kế
hoạch năm 2012 Dự án nâng cao chất lƣợng an toàn sản phẩm nông nghiệp và
phát triển chƣơng trình khí sinh học (QSEAP) tỉnh Ninh Thuận; Quyết định
số 560/QD-SNNPTNT ngày 26/10/2012 về việc phê duyệt đề xuất thay thế
giống nho năm 2013; Văn bản số 2406/DANN-QSEAP của Ban quản lý dự
án QSEAP Trung ƣơng ngày 12/11/2012 về việc thay thế giống nho năm
2013 của dự án QSEAP tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, cây nho đã đƣợc



3
Lãnh đạo đảng và Chính quyền huyện xác định là một trong những cây trồng
chủ lực, có vai trò tạo việc làm, thu nhập đối với hộ nông dân toàn huyện.
Theo đó, trong tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 14.498,56 ha thì
diện tích cây ăn quả là 1.351 ha, trong đó diện tích nho 420 ha (chiếm
31,09 % diện tích cây ăn quả), sản lƣợng đạt 4.150 tấn quả tƣơi (năm 2011).
Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện là
1.556.374.000.000 đồng thì giá trị sản xuất nho là 49.800.000.000 đồng,
chiếm tỷ trọng 3%.
Tổng số hộ nông dân đang trồng nho của huyện khoảng 1030 hộ, bình
quân về diện tích mỗi hộ khoảng 1,5 sào nho. Những hộ này đã đầu tƣ tạo
dựng các vƣờn nho hiện đại và kiên cố với số vốn lớn, mong muốn sản xuất
nho lâu dài (bình quân 1 sào nho nông dân đã đầu tƣ 40 triệu đồng từ khi
trồng cho tới mùa thu hoạch đầu tiên), hình thành ngành kinh tế nho của
huyện Ninh Phƣớc.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng
mại thế giới (WTO) vào năm 2007, trên thị trƣờng nội địa Việt Nam đã diễn
ra sự nhập khẩu ồ ạt các loại nông sản hàng hóa nƣớc ngoài, trong đó có nho
quả tƣơi và cạnh tranh gay gắt với nho của nông dân huyện Ninh Phƣớc, làm
giảm giá nho sản xuất tại địa phƣơng và gây ra nhiều khó khăn trong tiêu thụ
nho của hộ trồng nho. Một bộ phận hộ trồng nho không đủ sức cạnh tranh để
tồn tại đã tự phá hủy vƣờn nho của mình để chuyển sang trồng táo và các loại
cây khác. Vì vậy, diện tích nho đã giảm nhanh: năm 2009 còn 710 ha, năm
2010 còn 340 ha, năm 2011 chỉ còn 206 ha1 .Tình trạng nông dân chặt nho
trồng cây khác là không mong muốn và gây áp lực lớn đối với UBND huyện
trong quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

1


Năm 2010 huyện Ninh Phƣớc tách một số xã để thành lập huyện Thuận Nam nên diện tích nho giảm nhanh hơn.


4
Lãnh đạo đảng và Chính quyền huyện Ninh Phƣớc đang phải đối mặt
các câu hỏi là:
i). Hiệu quả sản xuất nho của nông dân ở Ninh Phƣớc nhƣ thế nào?
ii). Nên hay không nên thực hiện hỗ trợ nông dân sản xuất nho, nhằm
giảm thiệt hại cho nông dân và tiếp tục phát triển nho lâu dài?
iii). Giải pháp hỗ trợ nông dân là gì (nếu cần) để vừa giúp nông dân nâng
cao hiệu quả sản xuất nho, vừa phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam và
giúp ngành nho của huyện phát triển thành công trong những năm tới?
Để trả lời thỏa đáng những câu hỏi trên đây cần thiết phải nghiên cứu
công phu ở cả tầm vĩ mô và vi mô về những vấn đề liên quan. Nhận thức
đƣợc sự cần thiết này và với vị trí công tác là cán bộ phụ trách kinh doanh
Phân bón và Thuốc BVTV của Công ty TNHH Việt Hoá Nông, tôi lựa chọn
chủ đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nho của hộ
nông dân trên địa bàn huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận ” để làm đề tài
luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành “Kinh tế Nông nghiệp” tại Trƣờng
đại học Lâm nghiệp với mục đích vừa nâng cao trình độ chuyên môn, vừa
nhằm góp phần trả lời các câu hỏi đặt ra trên đây.
Hy vọng kết quả nghiên cứu luận văn sẽ đáp ứng cả hai mục đích trên
và đóng góp với lãnh đạo Đảng, Chính quyền huyện Ninh Phƣớc một số giải
pháp khả thi nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất nho để phát
triển bền vững, lâu dài trong điều kiện cạnh tranh với nho nhập khẩu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
i). Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
nho của hộ nông dân trên địa bàn huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận.

ii). Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân;


5
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân ở huyện
Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
nho của hộ nông dân ở huyện Ninh Phƣớc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
i). Đối tƣợng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân ở
huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận.
ii). Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu vào những nội dung về: quy mô
sản xuất, chi phí, doanh thu, thu nhập và đặc điểm hộ nông dân... có ảnh
hƣởng đến hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân (dòng nho đỏ Red
Cardinal) ở huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận.
- Phạm vi không gian
Tập trung nghiên cứu tại 3 xã và thị trấn thuộc huyện Ninh Phƣớc gồm:
Phƣớc Dân, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, là những xã có diện tích sản xuất nho
lớn nhất trong huyện.
- Phạm vi thời gian
+ Từ năm 2010-2012 và đến năm 2015.
4. Nội dung của luận văn
- Cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân;.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân ở huyện
Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2010-2012
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nho của hộ nông

dân ở huyện Ninh Phƣớc đến năm 2015.


6
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận, thực tiễn về hiệu quả
sản xuất nho của hộ nông dân
Chƣơng 2: Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu


7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT NHO CỦA HỘ NÔNG DÂN
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả đã khảo cứu một số tài liệu
nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu luận văn nhƣ sau:
i). Sách: “ Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam: Thực trạng và
giải pháp phát triển” do TS. Chu Tiến Quang, Th.S Lƣu Đức Khải biên soạn
năm 2009; Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đã
đề cập một cách toàn diện các vấn đề về: lý luận kinh tế hộ, thực trạng phát
triển kinh tế hộ gia đình trong nông thôn theo đặc điểm nhân khẩu học, quy
mô sản xuất, ngành nghề, thu nhập và theo những khía cạnh khác; nhận diện
những khó khăn, hạn chế; Định hƣớng phát triển kinh tế hộ ở nƣớc ta trong
giai đoạn mới và đề xuất một số giải pháp, chính sách về đất đai, lao động, tín
dụng, đầu tƣ và chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ
nông dân trong những năm tới.
ii). Đề tài khoa học “Thực trạng chuỗi giá trị và các hình thức hợp

đồng tiêu thụ thanh long tỉnh Bình Thuận” do TS.Chu Tiến Quang-Viện
Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng chủ trì thực hiện vào năm 2011 trong
khuôn khổ Dự án CIEM-ADB về “Đánh giá hiệu quả của các cơ chế hợp
đồng trong nông nghiệp và các phƣơng thức cải thiện thực thi hợp đồng” đã
nghiên cứu sâu về hiệu quả sản xuất thanh long của hộ nông dân trong tổng
thể chuỗi giá trị sản phẩm thanh long, nhằm đề xuất giải pháp cải thiện hợp
đồng giữa nông dân với các đối tƣợng thu mua thanh long và đề xuất chính
sách nâng cao hiệu quả sản xuất thanh long của hộ nông dân ở tỉnh Bình
Thuận những năm tới;
iii). Luận văn Ths của Trƣơng Văn Bảo tại Trƣờng đại học Thái
Nguyên đã nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế


8
cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”. Trong đó tác giả
đề cập đến một số vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất, đánh giá thực trạng
phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả nói chung và cây
vải ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang thời gian qua, từ đó đề xuất những giải
pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất vải của huyện Lục
Ngạn từ đó có thể tham khảo cho huyện Ninh Phƣớc.
iv). Báo cáo quy hoạch vùng sản xuất nho an toàn tỉnh Ninh Thuận giai
đoạn 2010 – 2020, trong đó đã chỉ ra rằng nho là cây trồng đem lại thu nhập
cao cho nông dân, năm 2011 năng suất nho Cardinal từ 1,4 -1,7 tấn/sào và lợi
nhuận 180.000.000 đồng/ha/năm. Đem lại cuộc sống khá giả cho một số hộ
nông dân;
Những công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập ở các khía cạnh khác
nhau về kinh tế hộ nông dân và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân trong các
lĩnh vực sản xuất cây ăn quả với các cách tiếp cận và mức độ khác nhau và đã
đƣa ra các phƣơng pháp, cách tính hiệu quả sản xuất các loại cây nhƣ: thanh
long và vải. Kết quả của các nghiên cứu trên đã gợi mở cho Học viên về cách

tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu trong nghiên cứu đề tài luận văn về:
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân
trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận”.
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất nho của hộ nông dân
1.2.1. Các khái niệm và vấn đề liên quan
1.2.1.1. Hộ nông dân
Nhà kinh tế Frank Ellis định nghĩa “ Hộ nông dân là các hộ gia đình làm
nông nghiệp, tụ kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ
yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thƣờng nằm trong hệ thống kinh tế
lớn hơn, nhƣng chủ yếu đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trƣờng và
có xu hƣớng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao” [3, tr.6].


9
Nhà khoa học Traianốp cho rằng “ Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất
ổn định” và Ông coi “ hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ bản để tăng trƣởng và
phát triển nông nghiệp”. Luận điểm này của ông đã đƣợc sử dụng rộng rãi
trong hoạch định chính sách nông nghiệp tại nhiều nƣớc trên thế giới [3,tr.7].
Đồng tình với quan điểm của Traianốp, hai tác giả Mats Lundahl và
Tommy Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh thêm “Hộ nông dân là đơn vị sản
xuất cơ bản” . Chính vì vậy, cải cách quản lý nông nghiệp ở một số nƣớc
trong những thập kỷ gần đây đã lấy hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và
cơ bản trong nông nghiệp, từ đó đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhanh trong
nông nghiệp và phát triển nông thôn. [3,tr.7]
Ở nƣớc ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. GS.TS
Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng “ Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là
hình thức cơ sở kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn”. Viện sĩ Đào Thế
Tuấn (năm 1997) cho rằng “ Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động
nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động
phi nông nghiệp ở nông thôn”. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc trong báo cáo phân

tích điều tra nông nghiệp, nông thôn vào năm 2001 cho rằng “ Hộ nông
nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thƣờng xuyên tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông
nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông
thƣờng nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”. [3,tr.7]
Cuốn sách của TS Chu Tiến Quang và Ths Lƣu Đức Khải đề cập về
kinh tế hộ nhƣ sau: “ Kinh tế hộ là loại hình đơn vị kinh tế cơ sở trong xã hội
dựa trên nền tảng các mối quan hệ gia đình, nảy sinh và thay đổi trong quá
trình phát triển của mỗi nền kinh tế và luôn chứa đựng các mối quan hệ kinh
tế mang tính gia đình đƣợc pháp luật thừa nhận.


10
Trong kinh tế hộ chứa đựng các yếu tố vật chất và các giá trị kinh tế,
các yếu tố vật chất bao gồm: lao động, vốn liếng, đất đai, các tƣ liệu sản xuất
khác, các nguồn thu nhập thuộc sở hữu của các thành viên trong hộ; các giá trị
kinh tế -xã hội nhƣ: kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, bí quyết, tài năng quản
lý, thƣơng hiệu hộ…[6,tr.15-16].
Từ các khái niệm đa dạng trên đây về hộ và kinh tế hộ trong nông
nghiệp, nông thôn, rút ra những đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ trong nông
nghiệp, nông thôn nhƣ sau:
- Là đơn vị kinh tế-xã hội quy mô gia đình ở nông thôn, thực hiện sản
xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập chính từ nghề nông. Ngoài hoạt động
nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ( nhƣ
tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ,...) ở các mức độ khác nhau;
- Là đơn vị kinh tế-xã hội cơ sở, vừa sản xuất vừa tiêu dùng, nhƣng
không thể là một đơn vị kinh tế mang tính “độc lập tuyệt đối và toàn năng”.
Quá trình phát triển kinh tế hộ phụ thuộc nhiều vào các tổ chức kinh tế khác
có liên quan trong nông nghiệp, nông thôn và toàn nền kinh tế quốc dân. Sự
phụ thuộc này sẽ tăng theo mức độ phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại

hoá và kinh tế thị trƣờng theo cả chiều rộng và chiều sâu trong phạm vi một
vùng, một quốc gia và thế giới.2
1.2.1.2. Đặc điểm của sản xuất nho
- Xây dựng giàn nho: Đặc điểm của nghề trồng nho là phải xây dựng
giàn để nho leo lên. Ở các nƣớc ngƣời ta dùng cọc hình chữ T bằng sắt hoặc
bằng bê tông, tay dọc chữ T cắm sâu xuống đất. Giàn nho thông thƣờng gồm
hai hay nhiều hàng cọc. Trên đầu cọc, cao độ 1,8 m - 2,0 m, giăng một giàn dây
thép ngang dọc cho nho leo. Giàn to phải gia cố hàng cọc phía rìa bằng những
thanh gỗ, thanh sắt, sào tre v.v... đủ vững dƣới sức nặng của cành lá và trái nho.
2

Phần 1.2.1.1. Học viên tham khảo trích dẫn từ luận văn: “Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lƣơng
trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế”, tác giả Phạm Anh Ngọc, trang 6 – 7 của luận văn.


11
- Trồng nho: Cây nho ƣa đất tốt, đất tới xốp, có tầng đất mặt sâu, có
điều kiện tƣới tiêu theo đúng yêu cầu sinh học. Mật độ trồng là 2,5 m x 2 m
một cây (2000 cây/ha). Hố đào sâu, bỏ nhiều phân hữu cơ đã hoai mục.
Nho thƣờng đƣợc trồng vào cuối mùa mƣa tháng 12 hoặc tháng 1 năm
sau. Một năm sau tay và cành quả đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ, đại bộ
phận lá đã chín thì cắt để cho ra trái. Cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại các bộ
phận sau: Cành quả để hình thành trái và gỗ mới; Mầm dự trữ ở chân cành
quả để thay thế các cành này vụ sau; Nếu gốc nho đã già, để lại một số cành
gần thân để thay cho những tay đã quá già.
Từ khi cắt đến khi trái chín, giống sớm nhƣ Cardinal cần độ 90 ngày.
Giống muộn nhƣ Ribier cần 120 ngày. Sau khi thu hoạch trái xong, phải để
một thời gian 30 - 40 ngày cho cây nho nghỉ. Hết thời kỳ nghỉ 30 - 40 ngày
này ngọn và cành nách xanh lại, rễ cái ngả màu hồng, rễ con bắt đầu phát
triển dài 1 - 2 cm, lúc này lại có thể cắt ra trái, hoàn thành chu kỳ 1 vụ nho.

Nhƣ vậy thời gian sản xuất một vụ nho tối thiểu phải 4 tháng, và một năm tối
đa có thể thu hoạch 3 vụ, giống Cardinal thỏa mãn đƣợc điều kiện này.
Ba vụ ra trái hiện nay là Đông xuân (tháng 12 – 1), Xuân hè (tháng 4 –
5) và Thu đông (tháng 9 – 10), vụ cuối cùng này cho năng suất thấp nhất vì
tháng 9 - 10 - 11 - 12 là những tháng mƣa nhiều nhất ở Ninh Thuận.
- Cho nho leo và cắt tỉa: Dùng sào tre, hoặc cọc gỗ lớn bằng ngón tay
cái, cắm gần gốc nho, cắm dựng đứng. Chọn trong các ngọn nho ngọn khỏe
nhất buộc cho leo lên giàn. Bao nhiều ngọn phụ, hoặc cành sinh ra sau này cắt
hết, sát đến tận nách lá để có một thân duy nhất to khỏe. Khi ngọn chính đã
lên tới giàn, ngắt búp sinh trƣởng để cho các cành cấp 1 phát triển. Một gốc
nho chỉ để lại một số cành nhất định, phổ biến là 2, 3 cũng có khi là 4 tùy
theo giống nho, trình độ thâm canh, mật độ trồng.
Ngọn của thân chính sau khi vƣơn tới giàn thì ngắt đi. Trong các cành
mọc từ thân ra chọn lấy hai cành khỏe nhất, buộc vào dây thép cho phát triển


12
theo hai hƣớng ngƣợc nhau. Hai cành cấp 1 này sẽ trở thành 2 tay, buộc chặt
vào dây thép bằng một loại dây có thể tự hủy đƣợc (đay, bẹ chuối, vỏ cây leo,
dây ni lông v.v...). Khi tay đã mọc dài 1 - 1,2 m lại bấm ngọn để lại trên mỗi
tay một số cành cấp 2 gọi là cành quả. Cành quả cũng buộc vào dây thép,
tránh gió lay, làm rách lá rụng mắt và không cho đè lên nhau.
- Chăm sóc nho:
+ Làm cỏ và giữ ẩm cho đất: Dƣới tán giàn nho không để cỏ mọc, mặt
đất không phơi nắng, tránh bị mất nƣớc, khô cứng. Khoảng 70% ngƣời trồng
nho ở Nha Hố, huyện Ninh Sơn thƣờng xuyên xới đất mỗi vụ một lần để phá
bỏ một phần bộ rễ cũ, tái tạo bộ rễ mới kết hợp bón phân, trộn đều vào đất.
+ Tƣới: Là một biện pháp kỹ thuật quan trọng đi cùng với bón phân có tính
quyết định tới năng suất nho. Tƣới chỉ cần thiết vào vụ nắng, về mùa mƣa tƣới ít
hơn. Đất thịt tƣới nhiều nƣớc hơn nhƣng số lần tƣới ít thƣờng cách 10 - 15 ngày

tƣới một lần, nhƣng thời kỳ ra hoa quả, sau 7 - 10 ngày đã lại cần tƣới. Đất cát
tƣới lƣợng nƣớc ít hơn nhƣng số lần tƣới phải nhiều hơn, thƣờng 5 - 7 ngày phải
tƣới một lần; khi lá nhiều, ra hoa quả - mỗi lần tƣới chỉ cách nhau 3 đến 5 ngày.3
- Thu hoạch nho:
Sau khi vƣờn nho chín đều khoảng 80%, thì tiến hành thu hoạch lứa
đầu tiên (chỉ cắt những chùm nho mà tỷ lệ quả/chùm đã chín trên 99 % và để
lại những chùm nho còn hơi sống để thu hoạch lứa kế tiếp), dùng kéo cắt sát
đến tận cuốn nho tránh làm xay xát quả nho, thông thƣờng một vƣờn nho
nông dân thu hoạch ba lần, khoảng cách mỗi lứa thu từ 3 – 4 ngày tuỳ theo tỷ
lệ quả nho chín cho đến khi cắt hái hết nho quả.
Nho thu hoạch phải đảm bảo đúng màu sắc và độ đồng đều. Sau khi thu
hoạch tiến hành phân loại dựa vào kích cỡ chùm, màu sắc quả, độ sạch bệnh
theo yêu cầu khách hàng. [13]
3

Kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nho; />

13
- Chu kỳ sản xuất nho. Nho là cây lâu năm, trồng một lần và thu hoạch
trong nhiều năm, cụ thể là: thời gian trồng mới nho mất 1 năm, sau đó thu
hoạch trong 10 năm thì cây nho già cỗi và cho năng suất thấp, nông dân chặt
bỏ để chuyển sang chu kỳ sản xuất sau.
Nhƣ vậy 1 chu kỳ sản xuất nho là 11 năm chia thành 2 giai đoạn gồm:
i). Giai đoạn trồng mới (hay gọi là kiến thiết cơ bản) với thời gian 1
năm: trong thời gian này ngƣời nông dân thực hiện trồng mới nho nhƣ đã
trình bày và xây dựng giàn để nho leo;
ii). Giai đoạn thu hoạch: là giai đoạn cây nho ra trái và ngƣời nông dân
thu hoạch nho tƣơi để tiêu thụ, mỗi năm thu hoạch khoảng 3 vụ (Đông xuân
Xuân hè, và Thu đông) và liên tục trong suốt 10 năm. Năng suất và sản lƣợng
nho thu hoạch trong mỗi năm phụ thuộc vào giống nho đã trồng trong năm

thứ nhất và cách thức chăm sóc nho trong từng năm thu hoạch.
Sau khi chặt bỏ cây nho già cỗi, ngƣời nông dân trồng lại cây nho mới,
sửa lại giàn nho để chuyển sang chu kỳ sản xuất sau.
1.2.1.3. Khái niệm hiệu quả
Cụm từ “hiệu quả” đƣợc sử dụng phổ biến trong đời sống sản xuất-xã
hội. Khi bàn đến một công việc, một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó,
chúng ta thƣờng đặt vấn đề: công việc, sản xuất kinh doanh đó có hiệu quả
hay không hiệu quả?
Vậy hiệu quả là gì?. Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh
tế đã đƣa ra nhiều quan điểm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Luận văn khái quát một số quan điểm khoa học về hiệu quả nhƣ sau:
- Theo quan điểm của Mác: “Hiệu quả” là việc “tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành”,
đó là quy luật về “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay tăng hiệu quả
kinh tế-xã hội. Với ý nghĩa này Mác cho rằng “Nâng cao năng suất lao động


×