Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện dự án KFW6 trên địa bàn huyện tây sơn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN KFW6
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY SƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.62.01.15

Người hướng dẫn: TS. Đinh Đức Thuận

HÀ NỘI, NĂM 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ "Đánh giá kết quả thực hiện dự án KfW6 trên địa
bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định", chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Thị Thu Hiền


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cao học khoá 21, được sự cho
phép của Trường Đại học Lâm nghiệp - Phòng Đào tạo sau đại học tôi đã thực
hiện đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện dự án KfW6 trên địa bàn huyện
Tây Sơn, tỉnh Bình Định”. Nhân dịp hoàn thành đề tài, tôi xin chân thành cảm
ơn Phòng Đào tạo sau đại học, các Thầy Cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu trong quá trình học tập tại trường. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Đinh Đức Thuận người hướng dẫn
khoa học, đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện bản luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Phòng Đào tạo Sau đại học, đặc
biệt trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Thiết đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý dự án KfW6 các
cấp, bà con nhân dân trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định các bạn bè,
đồng nghiệp tại Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp và gia đình đã động viên,
giúp đỡ và cho những ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ còn hạn
chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của quý Thầy cô giáo, các nhà
khoa học và bạn bè đồng nghiệp để Đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Thị Thu Hiền


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan……………………………………………………….……..…...i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục các từ viết tắt………………………………………….……….......v
Danh mục các bảng………………………………………………….……....vii
Danh mục các hình…………………………………………………………viii
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………...………….......1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm về dự án đầu tư ....................................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới…………………………………………………………………...5
1.1.2. Ở Việt Nam…………………………………………………………………….6
1.2. Đánh giá kết quả, hiệu quả dự án ………………………………………..7
1.2.1. Trên thế giới……………………………………………………………..…….9
1.2.2. Ở Việt Nam……………………………………………………………………10
1.3. Phân loại dự án và dự án ODA………………………………………….17
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 20
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 20
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 23
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm của tự nhiên, kinh tế xã hội ................... 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 26
2.2.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận của đề tài .................................. 26

2.2.2. Phương pháp kế thừa số liệu .............................................................. 27
2.2.3. Phương pháp điều tra hiện trường...................................................... 28
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................. 30


iv

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 31
3.1. Khái quát về Dự án KfW6 và kết quả thực hiện tại huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định..................................................................................................... 31
3.1.1. Khái quát về Dự án KfW6 ................................................................... 31
3.1.2. Kết quả thực hiện dự án tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ............... 34
3.2. Đánh giá tác động của dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
vùng dự án tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ............................................. 47
3.2.1. Đánh giá tác động về mặt kinh tế của dự án........................................ 47
3.2.1.2. Tác động của dự án trong việc thay đổi cơ cấu thu nhập ................. 48
3.2.2. Đánh giá tác động về mặt xã hội của dự án ......................................... 53
3.2.3. Đánh giá tác động về mặt môi trường sinh thái của dự án................... 58
3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và tổng kết một số bài
học kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai dự án KfW6 tại vùng dự án huyện
Tây Sơn, tỉnh Bình Định .............................................................................. 62
3.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ............................ 62
3.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện dự án
KfW6 tại vùng dự án..................................................................................... 66
3.3.2.1. Trong hoạt động thiết lập rừng ........................................................ 67
3.4. Đề xuất một số giải pháp duy trì và mở rộng thành quả của dự án KfW6
tại vùng dự án huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ............................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa

BQLDA

Ban quản lý dự án

ESIA

Đánh giá tác động Môi trường

FFG

Nhóm nông dân trồng rừng

IMA

Giám sát đánh giá tác động

IRR

Tỷ lệ hoàn vốn nội tại

KNXTTSTN


Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

KfW

Ngân hàng tái thiết Đức

LKHPTRTB

Lập kế hoạch phát triển rừng thôn bản

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NGO

Tổ chức phi Chính phủ

NPV

Giá trị ròng hiện tại

PPM

Ma trận kế hoạch dự án

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất


ĐTLĐ

Điều tra lập địa

TKTGCN

Tài khoản tiền gửi cá nhân

TN - MT

Tài nguyên môi trường

VSG

Nhóm hỗ trợ thôn bản

TW

Trung ương

CQCQ

Cơ quan chủ quản


vi

NTFP


Lâm sản ngoài gỗ

VPTV

Văn phòng tư vấn

CT 327

Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc

Dự án 661

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

ITTO

Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
Dự án phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn


JBIC

các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng
Ngãi và Phú Yên

KFW6

Dự án: Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển


HTX

Hợp tác xã

VNĐ

Việt Nam Đồng

Euro

Đồng tiền chung châu âu

USD

Đô la mỹ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

Tổng hợp khối lượng các hạng mục của dự án KfW6 đã triển
3.1


khai trên địa bàn 3 xã Tây Phú, Bình Nghi và Tây Thuận,

36

huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tính tới 31/7/2015
3.2
3.3
3.4

Kết quả hỗ trợ kinh phí đầu tư tại vùng dự án huyện Tây Sơn
tỉnh Bình Định tính tới 31/7/2015
Kết quả mở sổ tài khoản tiền gửi cá nhân của các hộ tham gia dự
án tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định từ năm 2006 - 2015
Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại vùng dự án
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tính tới 31/7/2015

42
44
45

Cơ cấu sử dụng đất bình quân của các hộ trước và sau khi tham
3.5

gia dự án KfW6 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giai đoạn

47

2005 – 2015
3.6
3.7


Cơ cấu thu nhập theo nhóm hộ trước và sau dự án tại huyện
Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Cơ cấu chi phí theo nhóm hộ trước và sau dự án tại huyện
Tây Sơn, tỉnh Bình Định

49
52

Thống kê số hộ tham gia dự án KfW6 và số lao động thường
3.8

xuyên được tạo việc làm tại vùng dự án huyện Tây Sơn, tỉnh

54

Bình Định.
3.9
3.10

Mức độ tham gia của nữ giới đối với các công việc của dự án
KfW6 tại vùng dự án huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Các hoạt động phổ cập của Dự án KfW6 tại vùng dự án
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

55
56

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá
3.11 trình triển khai dự án KfW6 cũng như việc duy trì, mở rộng

thành quả của dự án

63


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1

Vị trí địa lý huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

20

2.2
3.1

Sơ đồ các bước giải quyết vấn đề của đề tài
Sơ đồ các bước tổ chức thực hiện dự án KfW6
Hình ảnh một số loài cây được thiết lập tại vùng dự án huyện
Tây Sơn, tỉnh Bình Định
Một số hình ảnh về mô hình quản lý rừng cộng đồng tại vùng
dự án huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định


27
34

3.2.
3.3

38
39

3.4

Một số hình ảnh về đường vận xuất kết hợp PCCCR tại vùng
dự án huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

40

3.5

Một số hình ảnh thành lập HTX Lâm nghiệp Phú Mỹ tại vùng
dự án huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

40

3.6

Một số hình ảnh nhà xưởng sơ chế biến lâm sản tại vùng dự
án huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

41


3.7

Biểu đồ so sánh số tài khoản tiền gửi và tỷ lệ phần trăm số
tiền trong tài khoản tại 3 xã vùng dự án

44

3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16

Biểu đồ so sánh kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất tại 3 xã vùng dự án
Một số hình ảnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
người dân tại 3 xã vùng dự án
Biểu đồ so sánh sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất giữa 2
nhóm hộ có và không tham gia dự án KfW6 trong giai đoạn
2005 - 2015
Biểu đồ so sánh thu nhập của 2 nhóm hộ có và không tham gia
dự án KfW6 ở thời điểm trước và sau khi tham gia dự án
Biểu đồ so sánh chi phí của 2 nhóm hộ có và không tham gia dự
án KfW6 ở thời điểm trước và sau khi tham gia dự án
Đánh giá tác động của dự án tới vấn đề chống xói mòn - sa
mạc hóa và bảo vệ đất

Mức độ bồi lấp đất đá trên diện tích sản xuất của hộ dân
Đánh giá về tác động dự án tới nguồn nước của các hộ dân
Đánh giá chất lượng nguồn nước của các hộ dân

46
46
48
50
53
58
59
60
61


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong nền kinh tế quốc dân, rừng có vai trò đặc biệt quan trọng. Rừng
không chỉ là nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp các sản phẩm gỗ, lâm
đặc sản mà còn có vai trò bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, bảo
tồn nguồn gen cũng như các tác dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của con người.
Dù có vai trò to lớn trong đời sống, nhưng do nhiều nguyên nhân, rừng
Việt Nam đang dần bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Vào giữa thế kỷ
XX diện tích rừng còn khoảng 14 triệu ha, chiếm 43% diện tích đất tự nhiên.
Sau 30 năm chiến tranh, diện tích rừng bị thu hẹp khá nhanh, năm 1976 chỉ còn
11,17 triệu ha (33,8%). Thêm vào đó là sự khó khăn, thiếu thốn về điều kiện
vật chất, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, trình độ dân trí của người dân vùng

rừng núi chưa được quan tâm kịp thời,... cũng góp phần làm cho rừng bị suy
kiệt do phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy. Đầu thập kỷ 90 diện tích rừng đã
giảm đến mức thấp nhất là 9,1 triệu ha chiếm 27,8% diện tích cả nước. Hậu
quả là làm mất cân bằng sinh thái, đất bị xói mòn, bạc màu, hạn hán, lũ lụt,
úng ngập lan tràn nhiều nơi.
Với tiềm năng to lớn về tài nguyên rừng và nguy cơ suy giảm rừng
ngày càng hiện hữu, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang nhận được sự
hỗ trợ phát triển từ chính phủ các nước thông qua các chương trình dự án. Các
dự án đều hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, từ đó
nâng cao mức sống của người dân. Cùng với đó, các dự án được thực hiện
nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, điều hoà nguồn nước tại các vùng được
phục hồi rừng và các khu vực lân cận, điều hoà tiểu khí hậu vùng và tăng tính
đa dạng sinh học.
Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức là một trong các nhà tài trợ có uy tín
đối với dự án đầu tư phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của các


2

dự án KfW trong lĩnh vực lâm nghiệp tại Việt Nam là nhằm nâng cao độ che
phủ của rừng và cải thiện chất lượng môi trường và tiểu vùng khí hậu, điều hoà
nguồn nước và tăng tính đa dạng sinh học ở các vùng sinh thái đang bị đe dọa,
thông qua các hoạt động khôi phục và quản lý rừng bền vững ở các vùng dự án
và các khu vực lân cận, góp phần nâng cao mức sống của người dân chủ yếu
dựa vào rừng thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập gắn với công tác bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên. Các diện tích rừng đã được thiết lập (bao gồm rừng trồng
mới và rừng khoanh nuôi tái sinh) và rừng tự nhiên giao cho cộng đồng dân cư
thôn vừa phải bảo đảm đạt mục tiêu bảo vệ môi trường (chỉ tiêu về độ che phủ)
vừa đảm bảo lợi dụng rừng hiệu quả nhất cho mục tiêu kinh tế.
Dự án “Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên” gọi tắt là Dự án KfW6 là một
trong các dự án được sự tài trợ của Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức thông
qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) triển khai giai đoạn từ năm 2005 đến năm
2015 trên địa 04 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Mục
tiêu của dự án KfW6 nâng cao mức sống của người dân chủ yếu dựa vào rừng
thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên, điều hoà nguồn nước tại các vùng được phục hồi rừng và các khu vực
lân cận, điều hoà tiểu khí hậu vùng và tăng tính đa dạng sinh học.
Đến nay, Dự án đã đi vào giai đoạn kết thúc. Bên cạnh những thành
quả to lớn mà Dự án đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá
trình triển khai thực hiện. Do đó, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả
thực hiện Dự án KfW6 trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định” có ý
nghĩa lớn trong việc tổng kết công tác đầu tư trồng và khôi phục lại những
diện tích rừng đã bị suy thoái trên địa bàn nghiên cứu là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả thực hiện của dự án KfW6 trên địa bàn huyện Tây


3

Sơn, tỉnh Bình Định làm cơ sở đề xuất giải pháp duy trì, phát huy hiệu quả
của dự án, góp phần vào việc bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Bình Định.
- Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá kết quả và
tác động của dự án tại Việt nam.
Đánh giá kết quả thực hiện của dự án KfW6 tại huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định; làm rõ kết quả, tồn tại hạn chế và bài học kinh nghiệm.
Đề xuất giải pháp nhằm duy trì, phát huy kết quả của dự án, góp phần
vào việc bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Tây Sơn nói riêng, tỉnh Bình

Định nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động, các kết quả thực hiện của dự án KfW6 tại huyện Tây
Sơn, tỉnh Bình Định.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu quá trình và kết quả thực hiện dự án
KfW6 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn 3 xã Tây
Phú, Bình Nghi và Tây Thuận của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá kết quả thực hiện dự án KfW6 giai
đoạn 2005 - 2015 trên địa bàn 3 xã Tây Phú, Bình Nghi và Tây Thuận của
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
4. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về Dự án KfW6 và kết quả thực hiện tại huyện Tây Sơn,
tỉnh Bình Định.
- Đánh giá tác động của dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường vùng dự án tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và tổng kết một số


4

bài học kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai dự án KfW6 tại vùng dự án
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Đề xuất một số giải pháp duy trì và mở rộng thành quả của dự án
KfW6 tại vùng dự án huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
5. Kết cấu của luận văn
Trang bìa
Lời cam đoan

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Đặt vấn đề
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về dự án đầu tư
Trong lý thuyết cũng như trong quản lý kinh tế hiện nay còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau về dự án. Tùy mục đích nghiên cứu, mỗi quan
điểm về dự án xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau.

1.1.1. Trên thế giới
Theo từ điển tiếng Anh Oxford: “Dự án là một chuỗi các sự việc tiếp
nối được thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn và ngân sách xác định
nhằm xác định mục tiêu là đạt được kết quả duy nhất nhưng được xác định rõ”.
Theo Ngân hàng thế giới - World Bank: Dự án là tổng thể những chính
sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định;

Định nghĩa về dự án của David Jary và Julia Jury trong từ điển xã hội
học như sau: Những kế hoạch của địa phương được thiết lập với mục đích hỗ
trợ các hành động cộng đồng và phát triển cộng đồng. Theo định nghĩa này có
thể hiểu Dự án là một kế hoạch can thiệp có mục tiêu, nội dung, thời gian,
nhân lực và tài chính cụ thể. Dự án là sự hợp tác của các lực lượng xã hội bên
ngoài và bên trong cộng đồng. Với cách hiểu như trên thì thước đo sự thành
công của dự án không chỉ là việc hoàn thành các hoạt động có tính kỹ thuật
(đầu tư cái gì, cho ai, bao nhiêu, như thế nào) mà nó có góp phần gì vào quá
trình chuyển biến xã hội tại cộng đồng.
Theo J. Price Gittinger (1982) trong nghiên cứu “Phân tích kinh tế các
dự án nông nghiệp”, khái niệm dự án được đặt trong một hệ thống quản lý
nguồn lực đầu vào và giám sát đánh giá kết quả đầu ra theo một trình tự và
không gian hoạt động nhất định. Từ đó dự án được định nghĩa theo ba quan
điểm: (1) Dự án là sự sắp xếp có hệ thống các nguồn dự trữ cho đầu tư, các
nguồn dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích, đánh giá, thực thi và tiến hành


6

như một đơn vị độc lập; (2) Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ
nhất trong một kế hoạch hay một chương trình, được chuẩn bị và thực thi như
một thể độc lập và thống nhất; (3) Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự
trữ được sử dụng tốt nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi dự án kết thúc [27].

1.1.2. Ở Việt Nam
Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam thuật ngữ Dự án được dùng rộng
rãi, tuy nhiên chỉ mới phổ biến trong vài thập kỷ gần đây.
Theo đại bách khoa toàn thư: Dự án (Project) là điều người ta có ý định
làm hay đặt kế hoạch cho một ý đồ, một quá trình hành động…
- Dự án là một nỗ lực tổng hợp bao gồm các nhiệm vụ có liên quan với

nhau được thực hiện trong giới hạn về thời gian, ngân sách và với một mục
tiêu được định nghĩa một cách rõ ràng. Dự án là một tập hợp có tổ chức các
hoạt động và các quy trình đã được tạo ra để thực hiện các mục tiêu riêng biệt
trong các giới hạn về nguồn lực, ngân sách và các kỳ hạn đã được xác định trước.
Theo Viện quản trị Dự án: Dự án là một nỗ lực nhất thời được thực
hiện để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ độc nhất vô nhị.
Trong một số tài liệu và các tác phẩm của các tác giả Nguyễn Thị
Oanh, Tô Huy Hợp, Lương Hồng Quang, tài liệu hướng dẫn đánh giá tác
động môi trường (Nhà xuất bản Xây Dựng - 2008), đều đưa ra các định nghĩa
về dự án. Nhìn chung, các khái niệm đều mang những nét chung là thể hiện
thống nhất về sự can thiệp của con người trong tổ chức, kế hoạch dự án để có
được những mục tiêu mong muốn.
Theo Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (MPI) thì “Dự án là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng
về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào
đó trong một khoảng thời gian xác định”. Cũng theo MPI thì “Dự án đầu tư là


7

một hệ thống các thuyết minh được trình bày một cách chi tiết, có luận cứ các
giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt tới mục tiêu cao nhất của chủ trương đầu tư”.
Mặc dù có sự khác nhau về cách định nghĩa Dự án, nhưng các tác giả
đều thống nhất cho rằng: Dự án là một tập hợp các hoạt động có kế hoạch
định trước với một nguồn tài lực dự kiến trước nhằm đạt được một hoặc một
số mục tiêu định trước trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. Mục
tiêu của Dự án đều là tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành động, thay đổi
điều kiện sống của cộng đồng trên cả ba mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
1.2. Đánh giá kết quả, hiệu quả dự án

Đánh giá dự án là một nhiệm vụ nằm trong các chuỗi hoạt động của dự
án. Tùy thuộc mục tiêu đánh giá mà có quy mô thực hiện đánh giá khác nhau.
Đánh giá giai đoạn hoặc là đánh giá định kỳ là nhằm rà soát, so sánh nhiệm
vụ, mục tiêu theo một kế hoạch nào đó đồng thời dự đoán hiệu quả trong
tương lai.
Tất cả các giai đoạn trong chu trình dự án đều có mối liên quan chặt
chẽ với nhau để tạo thành một chu trình hoàn chỉnh. Do đó các bài học kinh
nghiệm từ những dự án đã thực hiện trước đây có thể được áp dụng cho các
dự án sắp tới, ngay từ giai đoạn lập kế hoạch.
Đánh giá là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ dự án, được tiến hành sau
khi thực hiện dự án, nhằm đánh giá làm rõ những thành công, thất bại và rút
ra những bài học kinh nghiệm để quản lý các dự án khác trong tương lai. Cần
phải tiến hành đánh giá dựa trên các nét cơ bản sau:
(i) Dự án có đạt được mục tiêu trực tiếp đề ra hay không?
(ii) Dự án có góp phần vào tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc
dân hay không? Mức độ đóng góp là bao nhiêu?
(iii) Hiệu quả của việc đạt được các mục tiêu đó ra sao?
(iv) Những bài học cần rút ra?


8

"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến những khả năng phát triển để thoả
mãn mọi nhu cầu của những thế hệ tiếp theo", (WCED, 1987)
Phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường sống. Đó không chỉ
là sự phát triển nền kinh tế, văn hoá, xã hội một cách vững chắc nhờ khoa học
công nghệ tiên tiến mà còn đảm bảo ổn định, cải thiện những điều kiện tự
nhiên mà con người đang sống trong đó và chính sự phát triển đang dựa vào

đó để ổn định bền vững. Do đó, trong mỗi hoàn cảnh môi trường và nguồn tài
nguyên cụ thể, con người phải tìm ra các hướng phát triển tối ưu của mình.
Trong những hướng đó bao gồm sự phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế,
xã hội và môi trường, sự hiểu biết các hệ thống kinh tế, xã hội và sinh thái
cũng như quan hệ phức tạp giữa các hệ thống đó, nhằm bảo đảm mọi lợi ích
xã hội không bị suy giảm. Để đạt được điều đó, cách tiếp cận phổ biến và
khoa học nhất hiện nay là: tiếp cận sinh thái, tiếp cận kinh tế và tiếp cận
mang tính đạo đức xã hội.
Đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo - trong đó
có tài nguyên sinh vật rừng và đất rừng, khái niệm sử dụng bền vững bao gồm
5 thuộc tính, đó là tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tính bảo vệ, tính lâu
bền và tính chấp nhận.
Như vậy, so sánh những thuộc tính của dự án với phát triển cho thấy:
bền vững không chỉ là thuộc tính của các dự án mà còn là mục tiêu hướng tới
của các dự án trong thời kỳ hiện nay. Chính vì vậy, dự án và công tác đánh
giá dự án tùy thuộc vào từng lĩnh vực với các quy định riêng nhưng đều dựa
vào các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường và tổng hợp các tiêu chí đó là
sự phát triển bền vững của chính dự án và đối tượng của dự án [12].


9

1.2.1. Trên thế giới
Theo lý thuyết về đánh giá dự án thì tại các công trình nghiên cứu của
một số tác giả như: L.Therse Barker, Who, Jim Woodhill Gittinger, Dixon và
Hufschmidt…, đã thể hiện đánh giá liên quan đến việc đo lường, so sánh và
đưa ra những nhận định về kết quả của hệ thống các hoạt động dự án, so sánh
kết quả với mục tiêu đề ra ban đầu. Đối với một dự án, đánh giá còn là xem
xét một cách logic có hệ thống nhằm xác định tính hiệu quả, mức độ thành
công của dự án, tác động đến các mặt của đời sống xã hội và tự nhiên. Hoạt

động đánh giá là một công tác được triển khai khi đã có một số các hoạt động
chính của dự án diễn ra theo định kỳ hay gọi cách khác là đánh giá giai đoạn,
hoặc khi tổng thể các hoạt động của dự án đã chấm dứt [32].
Joachimtheis, Heather, M.Grady đã phân loại đánh giá dự án bao gồm
đánh giá tiến trình và đánh giá mục tiêu. Đánh giá mục tiêu là xem xét, so
sánh tính hiệu quả của dự án có đạt được mục tiêu hay không. Đánh giá tiến
trình là công việc ngoài sự xem xét các nội dung của dự án để đạt được mục tiêu
thì còn xem xét tiến độ thực hiện dự án theo từng công đoạn của thời gian [28].
Để đánh giá dự án, người ta sử dụng nhiều phương pháp thực hiện như
điều tra khảo sát (servey), phỏng vấn (interview), thảo luận nhóm (focus
group), phương pháp phỏng vấn, phương pháp động não… tất cả các nội dung
của hoạt động đánh giá có ý nghĩa quan trọng nhằm điều chỉnh, sửa đổi để
phù hợp khách quan với tình hình thực tế trong quá trình thực hiện dự án.
Đánh giá tác động của dự án là những việc làm để xem xét một cách
toàn diện về các tác động của nó làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội và tự nhiên mà cụ thể là kinh tế, xã hội và môi trường đã định
trước ở mục tiêu của dự án. Về phương pháp đánh giá tác động dự án tùy
thuộc loại dự án mà có phương pháp phù hợp. Theo FAO thì đánh giá tác
động của dự án về mặt kinh tế thường tập trung phân tích lợi ích và chi phí xã
hội nên các lợi ích và các chi phí xã hội phải tính suốt cả thời gian mà sản


10

phẩm dự án chưa có đoạn kết như dự án trồng rừng phải sau một thời gian
nhất định mới có sản phẩm của rừng [12].
Nhưng nhìn chung, để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của dự án thì
tổng mức đầu tư khi bắt đầu triển khai dự án đến khi có sản phẩm đầu ra ở
điểm kết thúc dự án và mức chiết khấu nguồn đầu tư.
Đánh giá tác động liên quan về xã hội, H.M Gregersen và Brooks nêu

rằng: bất cứ khi nào có một sự thay đổi phát sinh qua một dự án như tạo việc
làm mới, tăng diện tích canh tác, năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm tăng
lên… thì quá trình đánh giá không những phải xác định phần lợi ích gia tăng
mà còn xác định các yếu tố lợi ích liên quan xã hội, nếu chỉ căn cứ vào tiền mặt
luân chuyển trong quá trình thực hiện dự án thì đây là một phân tích đánh giá
tài chính đơn thuần chứ không phải một đánh giá kinh tế mang tính xã hội.
Về môi trường UNEP, đã xây dựng bản hướng đánh giá tác động môi
trường của các dự án phát triển. Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm dự báo
các tác động môi trường của một dự án, thể hiện sự ảnh hưởng của kết quả về
các hoạt động của dự án đối với môi trường.

1.2.2. Ở Việt Nam
Hàng loạt các công trình về đánh giá hiệu quả và tác động của các dự
án, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp của Việt Nam đã được các
nhà nghiên cứu thực hiện trong những năm qua, nhất là trong thời gian gần
đây khi mà xu thế quản lý rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn
cầu đòi hỏi tất cả các nước phải giám sát chặt chẽ các tác động từ các hoạt
động dự án mang lại.
Nhóm chuyên gia của chương trình phát triển Nông thôn miền núi Việt
Nam - Thụy Điển (MRDP - Mountainous Rrural Devenlopment Programe) và
viện điều tra quy hoạch rừng đã nghiên cứu sự thay đổi của thảm thực vật và
độ che phủ rừng trong giai đoạn 10 năm (1989 - 1998), trên địa bàn 5 tỉnh Lào
Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang” Nghiên cứu đã đánh giá


11

sự thay đổi chung của 5 tỉnh và đánh giá chi tiết sự thay đổi của 20 xã trong đó
có 10 xã được sự hỗ trợ của chương trình Hợp tác xã Lâm nghiệp (FCP Forestry Cooperation Program) và 10 xã ngoài 2 chương trình đó.
Trong báo cáo đánh giá tác động “Dự án lâm nghiệp xã hội sông Đà

trong chương trình hợp tác kỹ thuật Việt Đức đối với hệ thống canh tác trên
địa bàn các huyện Yên châu Tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu”,
do Annette Luibrand (2000), thông qua phương pháp điều tra hộ gia đình đã
tiến hành đánh giá tác động của Dự án đến phương pháp canh tác của các hộ
nông dân trên các loại hình sử dụng đất mà gia đình hiện có.
Nghiên cứu tác động “Công tác giao đất đến một số yếu tố kinh tế, xã
hội ở cấp gia đình” thuộc Dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà - chương trình
hợp tác kỹ thuật Việt - Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn các huyện
Yên Châu tỉnh Sơn La và huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu”. Scott Fritzen đã đi
sâu vào việc phân tích một số mô hình sử dụng đất cấp thôn và hộ gia đình,
phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp của các hộ gia
đình, đánh giá chiến lược phát triển kinh tế hộ, sản xuất cấp thôn và tác động
của công tác giao đất do Dự án thực hiện đến đời sống kinh tế xã hội của các
hộ gia đình về các mặt chủ yếu như cơ cấu thu nhập, chi phí, khả năng tiếp
cận thị trường.
Đoàn Hoài Nam (1996) với công trình “Bước đầu đánh giá hiệu quả
kinh tế, sinh thái của một số mô hình rừng trồng tại Yên Hưng - Hàm Yên Tuyên Quang” đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp về mặt kinh tế, sinh thái, tuy
nhiên hiệu quả xã hội vẫn chưa được đánh giá.
Đỗ Doãn Triệu (1997) đã đề cập đến phương pháp phân tích hiệu quả
đầu tư các dự án trồng rừng và phân biệt được sự khác nhau giữa phân tích tài
chính và kinh tế của dự án. Toàn bộ nội dung này được giới thiệu trong bài
giảng “Đánh giá kinh tế các dự án đầu tư trồng rừng trong cơ chế thị trường” do
chính tác giả biên soạn [24].


12

Cao Danh Thịnh (1998) đã đề cập đến vấn đề định lượng các chỉ tiêu
đánh giá thông qua các trọng số trong việc tính toán hiệu quả tổng hợp kinh tế
- môi trường. Theo tác giả thì phương pháp tính trọng số bằng tương quan cho độ

chính xác cao nhất [22].
Trong báo cáo tổng kết đề án “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
kinh tế xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng lòng hồ huyện
Mộc Châu tỉnh Sơn La”, Đỗ Đức Bảo và cộng sự đã sử dụng phương pháp ma
trận môi trường để đánh giá tác động của các loại hình canh tác và phương án
canh tác lâm nghiệp ở vùng lòng hồ Huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Các loại
hình canh tác được đánh giá bao gồm: vườn tạp, cây ăn quả, Nông lâm kết
hợp, rừng tự nhiên... Trong phương pháp ma trận môi trường, việc phân tích
số liệu dược thể hiện thông qua các hàng và các cột (hàng - các chỉ tiêu đánh
giá; cột - trị số của chỉ tiêu đánh giá). Bằng phương pháp này có thể đưa ra
hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau thuộc các lĩnh vực chịu tác động như: kinh tế,
xã hội và môi trường. Những tác động cụ thể của từng hoạt động của từng
phương án được đánh giá qua tổng điểm, mức tổng điểm càng cao thì dự án
càng có hiệu quả. Tuy nhiên, chính tác giả cũng thừa nhận rằng phương pháp
ma trận môi trường là phương pháp “bán định hướng” và chỉ mang tính tương
đối bởi vì việc cho điểm phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan. Yếu tố này chủ
yếu dựa vào trình độ và kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu. Mặc dù vậy đây
là phương pháp đơn giản dễ vận dụng nên cho đến nay nó vẫn được sử dụng
phổ biến trong nhiều nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.
Khi nghiên cứu “Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện mô hình trang trại
lâm nghiệp hộ gia đình tại Lục Ngạn - Bắc Giang”, Trần Ngọc Bình đã phân
tích đánh giá hiệu quả của các mô hình trang trại đến việc phát triển kinh tế,
xã hội và môi trường sinh thái trong khu vực. Nhưng để đánh giá, tác giả chỉ
sử dụng một chỉ tiêu phân loại kinh tế hộ gia đình nên tính mức độ thuyết
phục của đề tài còn chưa cao.


13

Tháng 5/1997 Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và

công nghệ đã đưa ra “Báo cáo nghiên cứu ban đầu về tác động kinh tế xã hội
trực tiếp của Dự án khu Công nghiệp cao Hà Nội tại 5 xã thuộc tỉnh Hà Tây”,
Báo cáo nghiên cứu đề cập chủ yếu đến việc khảo sát hiện trạng và chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của địa phương đến năm 2010, đồng thời dự kiến một
số tác động chính khi dự án triển khai trên địa bàn. Báo cáo nghiên cứu cũng
đưa ra một số khuyến nghị trong quá trình thực hiện để phát huy tối đa các tác
động tích cực, hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực của Dự án đến đời sống
kinh tế xã hội trong vùng.
Trong nghiên cứu “Đánh giá tác động Dự án hồ chứa nước Nàng Hươm
- Xã Mường Nhà huyện Điện Biên tỉnh Lai Châu”, Vũ Thị Lộc, đã tiến hành
phân tích những ảnh hưởng của Dự án đến khả năng mở rộng diện tích, thay
đổi hệ số sử dụng đất nông nghiệp và vấn đề ổn định dân cư vùng dự án.
Theo Vũ Nhâm có 10 bước công việc tiến hành trước khi đánh giá dự
án và một số công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế cho các dự
án trồng rừng gỗ nguyên liệu được tiến hành vào thập kỷ 90 như: Năm 1990,
Per - H. Stahl, chuyên gia về lâm sinh học cùng với nhà kinh tế học Heime
Krekula, đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh
rừng bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy tại khu Công nghiệp giấy Bãi Bằng
- Phú Thọ. Trong công trình này, các tác giả nói trên chủ yếu đề cập đến các
chỉ tiêu NPV, IRR còn các chỉ tiêu về môi trường - sinh thái và xã hội thì mới
được đề cập một cách sơ bộ, chưa đi sâu phân tích kỹ nên cuối cùng trong kết
quả các tác giả chỉ mới đưa ra những dự đoán chung chung [18].
“Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm
thực tiễn” (Năm 1994), Lê Thạc Cán, đã có công trình tạo cơ sở khoa học cho
các nhà nghiên cứu về môi trường thực hiện những nghiên cứu tiếp theo.
Trần Hữu Dào (1995) đã đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường của mô hình trồng Quế thâm canh, thuần loài, quy mô hộ gia đình tại


14


huyện Văn Yên - Yên Bái. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về cơ chế đầu tư và
quản lý chưa làm sáng tỏ và các chỉ tiêu xã hội và môi trường những năm đó
còn để ngỏ cần nghiên cứu tiếp [9].
“Bảo vệ đất và đa dạng sinh học trong các Dự án trồng rừng bảo vệ môi
trường” (1994) Hoàng Xuân Tý, đã tiến hành những nghiên cứu về kinh tế,
môi trường. Tuy nhiên trong các phân tích và đánh giá, tác giả thường thiên
về một mặt hoặc là kinh tế hoặc là môi trường hay xã hội mà không đánh giá
một cách toàn diện các mặt trên.
Năm 2000, Hubertus Kraienhorst, TS. Ulrich Apel và các cộng sự đã
nghiên cứu đánh giá Dự án KfW1, thông qua kết quả khảo sát tại hiện trường,
nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá kết quả thực hiện các Dự án, phân tích
ưu nhược điểm của các hoạt động, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện Dự án. Báo cáo đánh giá cũng đã nêu bật những
thành công của dự án tại 2 tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, trong đó nhấn mạnh:
i) Đã góp phần đưa độ che phủ bình quân của các xã vùng dự án từ 15% đến
36%; ii) Tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế hộ cho một bộ phận dân
cư miền núi; iii) Mô hình hỗ trợ công lao động thông qua tài khoản tiền gửi
(TKTG) tỏ ra rất hữu hiệu trong việc quản lý nguồn vốn của dự án đúng mục
tiêu và là đòn bẩy kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy các hộ nông dân
tham gia trồng rừng; iv) Nhận thức của nông dân cũng được thay đổi khi được
tiếp cận với những kiến thức về một nền lâm nghiệp bền vững; v) Về môi
trường còn quá sớm để đưa ra nhận định một cách chính xác và có định
lượng, tuy nhiên đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực trong cải thiện môi
trường tại khu vực: nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất dồi dào hơn, chim
và thú nhỏ đã xuất hiện trở lại trong các khu rừng trồng, cây tái sinh đã bắt
đầu xuất hiện trên các lập địa xấu mà trước khi trồng rừng không có… Đồng
thời tác giả cũng nhấn mạnh tính rủi ro cao khi mà 84% diện tích rừng trồng
(lập địa D) của dự án là cây thông Mã vĩ, sẽ vấp phải những vấn đề: cháy, sâu



15

bệnh, đơn điệu về sản phẩm, cần phải có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh
phù hợp.
Gần đây, Phạm Xuân Thịnh (2002) nghiên cứu “Đánh giá tác động của
dự án KFW1 tại vùng dự án xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
Công trình đã đánh giá tác động của dự án trên các mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Quá trình đánh giá đã sử dụng các chỉ tiêu, chỉ báo có sự so sánh các
lĩnh vực trước và sau dự án. Tuy nhiên, việc đánh giá mới chỉ dừng lại ở mặt
tích cực, còn mặt tiêu cực của dự án chưa thấy tác giả đề cập đến [23].
Việc đánh giá tác động của dự án trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi
trường cũng được các tác giả Đàm Đình Hùng (2003), Lại Thị Nhu (2004),
Nguyễn Xuân Sơn (2005), Hoàng Phú Mỹ (2008), Nguyễn Hoàng Linh (2008),
thực hiện. Trong quá trình đánh giá, các tác giả này đã sử dụng các chỉ tiêu, chỉ
báo có sự so sánh các lĩnh vực trước và sau dự án. Nhìn chung những nghiên cứu
này đã đánh giá được tác động tổng hợp của một số dự án trên cả 3 lĩnh vực kinh
tế, xã hội và môi trường, tuy nhiên phạm vi đánh giá của các tác giả cũng có sự
khác nhau và đều chưa làm rõ những ảnh hưởng của cơ chế đầu tư và cơ chế
quản lý [13], [14], [17], [19], [21].
Nguyễn Xuân Sơn (2005) với công trình “Đánh giá tác động của dự án
lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An đến vùng đệm Vườn
Quốc gia Pù Mát”. Ngoài việc đánh giá tác động của dự án trên 3 lĩnh vực
kinh tế, xã hội, môi trường, tác giả còn phân tích được hiệu quả kinh tế của
một số cây trồng dài ngày, tuy nhiên tác giả chỉ đánh giá với chu kỳ 5 năm là
chưa hợp lý, chưa thấy hết được những tác động mà các loài cây trồng có thể
mang lại [21] .
Cao Lâm Anh (2007) đã đánh giá tác động của dự án trồng rừng
KFW4, đến sinh kế của người dân vùng dự án huyện Thạch Thành tỉnh Thanh
Hóa. Nghiên cứu này đã đề cập đến lý thuyết tác động trên cơ sở đưa ra các

giả thuyết tác động cùng các chỉ số, chỉ báo tác động. Tuy nhiên, tác giả mới


16

chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của dự án đến sinh kế của người dân mà
chưa đề cập đến việc đánh giá hiệu quả, hiệu suất, tính thích hợp và khả năng
duy trì dự án, mặt khác việc đánh giá mới chỉ ở giai đoạn trước mắt mà chưa
phân tích được những tác động lâu dài trong cả chu kỳ của dự án [1], [15].
Trương Tất Đơ (2009) đã tiến hành đánh giá tác động xã hội của công
tác quản lý rừng tại lâm trường Văn Chấn tỉnh Yên Bái, đây có thể xem là
công trình đầu tiên đi sâu về đánh giá tác động xã hội trong công tác quản lý
rừng, tác giả đã phân tích kỹ mối quan hệ tác động qua lại giữa cộng đồng, địa
phương với hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường; chỉ ra sự phù hợp
và chưa phù hợp của từng tiêu chí, chỉ số về mặt xã hội theo tiêu chuẩn trong
bộ tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp
nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí về mặt xã hội để tiến tới QLRBV và cấp chứng
chỉ rừng cho Lâm trường trên cơ sở những dự báo về sự biến đổi của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, những tác động về mặt kinh tế, môi trường có ảnh hưởng
qua lại đến những tác động về mặt xã hội nhưng chưa được tác giả quan tâm,
đánh giá [11].
Vào năm 2004 và 2007, TS. Ulrich Apel và các cộng sự đã thực hiện
cuộc đánh giá cuối kỳ đối với 2 dự án “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang,
Quảng Ninh và Lạng Sơn - KfW3” và “Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang và
Quảng Ninh - KfW3 pha 2”. Trong các báo cáo đã nêu rõ: Ngoài những thành
quả nổi bật đã đạt được giống như dự án KfW1 trước đây về: độ che phủ, bảo
vệ nguồn nước va chống xói mòn, góp phần phát triển kinh tế xã hội; báo cáo
cũng nhận định: ở cả 2 dự án tính chất phát triển bền vững của các dự án KfW
được củng cố hơn; những tác động tích cực tới môi trường, tới sự phát triển
kinh tế và ổn định xã hội đã thể hiện ngày rõ nét bởi các tác động của dự án
đã mang lại. Những tiềm năng rủi ro đã nêu trong các báo cáo đánh giá về dự

án KfW1 và KfW2 (Trồng rừng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng
Trị” đã được 2 dự án KfW3 và KfW3 pha 2 cải thiện hoặc hạn chế như: Tăng


×