Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cải xà lách xoong tại thị xã bình minh tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHAN QUỐC THÁI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT CẢI XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

ĐỒNG NAI - 2014


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHAN QUỐC THÁI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT CẢI XÀ LÁCH XOONG TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH
TỈNH VĨNH LONG


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS.LÊ TẤN NGHIÊM

ĐỒNG NAI, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Phan Quốc Thái


ii

LỜI CÁM ƠN

Qua hai năm học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp, em đã được quý
Thầy, Cô trang bị rất nhiều kiến thức bổ ích về kinh tế nông nghiệp thông qua sự

giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy, Cô. Qua khóa học này, em đã
học được cả về lý thuyết và chứng minh thực tiễn về những kiến thức kinh tễ xã hội. Những kiến thức bổ ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em trưởng thành
và thành công trong tương lai.
Bằng tất cả lòng biết ơn và kính trọng, em xin gửi đến quý Thầy, Cô
trường Đại học Lâm nghiệp, trường Đại học Cần Thơ lời biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất. Đặc biệt em chân thành cảm ơn thầy Lê Tấn Nghiêm đã nhiệt tình
hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể Cô, Chú, Anh, Chị phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thông thị xã Bình Minh, Chi cục Thống kê thị
xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
em thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ............................................................................................................ i
Lời cám ơn .............................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh mục các bảng ..............................................................................................viii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị .................................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................ 2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 2
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU ....................................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về sản xuất nông nghiệp ......................................................... 4
1.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp............................................................. 4
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ........................................................ 5
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ................... 8
1.1.5. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả trong sản xuất .............................................. 9
1.2. Lược khảo tài liệu nghiên cứu........................................................................ 11
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 16
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ..................................................... 16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long .......................... 16
2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 16


iv

2.1.1.2. Địa hình.............................................................................................. 18
2.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 18
2.1.1.4. Sông ngòi ............................................................................................ 18
2.1.2. Điều kiện inh tế - xã hội của thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long ........... 18
2.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu ..................................... 19
2.2.1. Giới thiệu về cải xà lách xoong ............................................................. 19
2.2.2. Sơ lược về sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh ...................... 20
2.2.3. Hiệu quả kinh tế từ việc sản xuất cải xà lách xoong.............................. 21
2.2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng xà lách xoong qua các năm ................. 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 24
2.3.1. Định nghĩa các thuật ngữ ..................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 25
2.3.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu................................................... 25

2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .................................................... 26
2.3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 27
2.3.2.4. Phương pháp phân tích ........................................................................ 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 32
3.1 Thực trạng sản xuất cải xà lách xoong của nông hộ tại thị xã Bình Minh tỉnh
Vĩnh Long ............................................................................................................ 32
3.1.1. Đặc điểm chung của nông hộ trồng cải XLX trong mẫu điều tra ......... 32
3.1.1.1. Về độ tuổi của chủ hộ......................................................................... 32
3.1.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................. 33
3.1.1.3. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ ...................................................... 34
3.1.1.4. Số nhân khẩu của nông hộ ................................................................. 35
3.1.1.5. Về số người tham gia trồng cải xà lách xoong .................................. 36
3.1.1.6. Diện tích đất trồng XLX của hộ ......................................................... 37
3.1.1.7. Thời vụ và chu kỳ sống của cây cải XLX .......................................... 39
3.1.1.8. Phương tiện trang bị phục vụ cho sản xuất cải xà lách xoong.......... 40


v

3.1.2. Một số lý do lựa chọn trồng cây cải xà lách xoong của nông hộ tại thị
xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long .............................................................................. 40
3.1.3. Tình hình thiêu thụ sản phẩm cải xà lách xoong của nông hộ tại thị xã
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long ................................................................................... 41
3.1.3.1. Đối tượng bán sản phẩm .................................................................... 41
3.1.3.2. Hình thức thanh toán ......................................................................... 42
3.1.3.3. Sản lượng, giá bán cải và thu nhập từ trồng xà lách xoong của nông
hộ tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long ............................................................... 42
3.1.3.4. Thu nhập ròng (lợi nhuận) của hộ từ hoạt động XLX ....................... 43
3.1.4. Tập huấn khoa học kỹ thuật vào sản xuất cải xà lách xoong ................ 44
3.1.5. Tình hình tham gia hợp tác xã của nông hộ .......................................... 45

3.1.6. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ XLX ................ 46
3.1.7. Nhận định về sự phát triển của mô hình ............................................... 47
3.1.8. Những thay đổi sắp tới của hộ để phát triển mô hình XLX .................. 48
3.2. Phân tích hiệu quả sản xuất cải xà lách xoong của nông hộ tại thị xã Bình
Minh tỉnh Vĩnh Long ........................................................................................... 49
3.2.1. Phân tích các loại chi phí trồng cải xà lách xoong của nông hộ ........... 49
3.2.1.1. Chi phí giống ...................................................................................... 50
3.2.1.2. Chi phí vật tư nông nghiệp ................................................................. 50
3.2.1.3. Chi phí thuê lao động ......................................................................... 51
3.2.1.4. Chi phí nhiên liệu ............................................................................... 51
3.2.1.5. Chi phí khấu hao ................................................................................ 52
3.2.1.6. Chi phí khác ....................................................................................... 52
3.2.1.7. Lao động gia đình và chi phí lao động gia đình ................................ 52
3.2.1.8. Tổng chi phí sản xuất ......................................................................... 53
3.2.1.9. Cơ cấu các khoảng chi phí trong sản xuất XLX ................................ 53
3.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất cải xà lách xoong của nông hộ tại thị xã
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long ................................................................................... 54


vi

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng cải xà
lách xoong tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long ................................................. 57
3.2.4. Kết quả mô hình .................................................................................... 57
3.3. Giải phap nâng cao hiệu quả sản xuất cái xà lách xoong tại thị xã Bình
Minh tỉnh Vĩnh Long ........................................................................................... 60
3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................................... 60
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cải xà lách xoong tại thị xã Bình
Minh ..................................................................................................................... 61
3.3.2.1. Giải pháp về sản xuất ........................................................................ 61

3.3.2.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ ........................................................ 63
3.3.2.3. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng .............................. 65
3.3.2.4. Giải pháp về đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất ............................. 66
3.3.2.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................ 67
3.3.2.6. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước ............................................... 68
3.3.2.7. Liên kết chặt chẽ Bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ XLX ............... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 72
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 72
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 75
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
HTX: Hợp tác xã
KIP: phỏng vấn người am hiểu
PRA: đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
RAT: rau an toàn
Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TPCT: Thành phố Cần Thơ
TTNK: Trung tâm khuyến nông
XLX: xà lách xoong


viii


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích, năng suất, sản lượng xà lách xoong thị xã Bình
Minh giai đoạn 2011 – 2013

22

3.1

Tuổi của chủ hộ trồng XLX

32

3.2

Trình độ học vấn của chủ hộ

33

3.3

Kinh nghiệp sản xuất của chủ hộ


34

3.4

Nhân khẩu và lao động của hộ trồng XLX

35

3.5

Lao động của nông hộ trồng XLX

36

3.6

Lao động tham gia trồng XLX

37

3.7

Diện tích đất trồng XLX của hộ

38

3.8

Thời vụ và chu kỳ trồng XLX của nông hộ


39

3.9

Lý do chọn mô hình trồng XLX

40

3.10

Đối tượng bán sản phẩm

41

3.11

Sản lượng, giá bán và thu nhập từ hoạt động trồng XLX

42

3.12

Tỷ lệ hộ có tham dự tập huấn

44

3.13

Nội dung được tập huấn


44

3.14

Những hiệu quả khi ứng dụng kiến thức tập huấn

45

3.15

Lợi ích khi tham gia HTX

45

3.16

Khó khăn trong sản xuất

46

3.17

Lý do mô hình XLX tiếp tục phát triển

47

3.18

Những thay đổi sắp tới của nông hộ


48


ix

3.19

Chi phí sản xuất bình quân trên 1.000m2/vụ

49

3.20

Ngày công và chi phí lao động gia đình

52

3.21

Hiệu quả sản xuất cải XLX

54

3.22

Lợi nhuận bình quân/năm của hộ trồng XLX

56


3.23

Ý nghĩa của các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập
ròng

58


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long

17

2.2

Cải xà lách xoong tại Bình Minh

20


2.3

Diện tích, năng suất XLX giai đoạn 2011 – 2013

23

3.1

Thu nhập ròng từ XLX của nông hộ

43

3.2

Cơ cấu (%) các khoản mục chi phí xản xuất XLX

53


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp với đa dạng cây
trồng, vật nuôi. Trong đó diện tích sản xuất hoa màu chiếm tỷ trọng lớn trong hệ
thống nông nghiệp. Cải xà lách xoong (XLX) là một trong những loại hoa màu
có chất lượng, được ưa chuộng và trồng nhiều tỉnh Vĩnh Long đặc biệt là tại thị
xã Bình Minh.
Trong nhiều năm qua sản xuất cải xà lách xoong đã đạt được những tiến

bộ đáng kể, góp phần đa dạng hoá cơ cấu cây trồng trong nền nông nghiệp của
địa phương nói riêng và cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cải
thiện đời sống cho nhiều hộ dân sản xuất cải xà lách xoong. Với lợi thế địa hình
bằng phẳng, đất đai phì nhiêu cùng với việc ứng dụng biện pháp kỹ thuật mới
vào sản xuất, những năm qua sản lượng cải xà lách xoong được ổn định cung cấp
cho nhu cầu tiêu thụ trên cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất hiệu quả
cao, đem lại lợi nhuận cho nhiều hộ nông dân thì vẫn còn không ít hộ sản xuất
kém hiệu quả, mất mùa do chăm sóc, bón phân, phun thuốc không đúng kỹ thuật
khiến cho việc canh tác cải xà lách xoong chưa phát huy được hiệu quả vốn có
của nó. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu một cách toàn diện các biện pháp kỹ
thuật, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình sản xuất, cũng như
vấn đề chăm sóc để nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân trên một đơn
vị diện tích. Trước tình hình đó, “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cải xà
lách xoong tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long” là cần thiết để đánh giá được
thực trạng sản xuất cải xà lách xoong hiện nay tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh
Long, khẳng định hiệu quả mà loại cây màu này mang lại cho nền kinh tế nói


2

chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cải xà lách xoong của các hộ nông dân
trên địa bàn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu tổng quát
Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất xà lách xoong, xác định
các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất cải xà lách xoong tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất cải xà lách xoong của các hộ
nông dân tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long;
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cải xà lách xoong
tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hiện trạng sản xuất và nguồn lực đầu tư của mô hình canh tác như thế nào?
- Mô hình mang lại hiệu quả cho người dân sản xuất như thế nào?
- Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả sản xuất cải xà lách xoong?
- Những thuận lợi và trở ngại trong sản xuất là gì?
- Giải pháp nào cần thiết để khai thác thế mạnh trong sản xuất của mô hình?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản
xuất cải xà lách xoong trong quá trình canh tác.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:


3

+ Về nội dung: Đánh giá thực trạng của nông hộ sản xuất cải xà lách
xoong trên địa bàn, xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất cải xà
lách xoong, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cải xà lách xoong.
+ Về không gian: nghiên cứu trên 2 địa bàn cấp xã thuộc thị xã Bình Minh
tỉnh Vĩnh Long.
+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng sản xuất cải xà lách xoong giai đoạn
2011 – 2013.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương và kết luận - kiến nghị.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu và phương pháp

nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận - Kiến nghị.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Khái niệm về sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất dựa vào
quy luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực,
thực phẩm. Theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp và ngư
nghiệp.
Phát triển nông nghiệp hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt, quyết định
sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nói riêng của nhiều quốc gia. Đặc
biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng
góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc
dân càng to lớn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu cải
thiện một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Từ đó cho
thấy vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam.
1.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp
Vai trò đó được thể hiện qua các điểm sau:
Thứ nhất, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu
dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc
dân và đời sống xã hội.
Thứ hai, nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các

ngành công nghiệp khác.


5

Thứ ba, nông nghiệp giúp phát triển thị trường nội địa. Việc tiêu dùng của
người nông dân và mạng dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng
hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu
sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu
cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình phát
triển kinh tế.
Thứ tư, nông nghiệp cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế. Cụ thể như năm
2011, xuất khẩu sản phẩm ngành nông nghiệp đạt tới 25 tỷ USD, với mức xuất
siêu 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu của cả nước.
Thứ năm, nông nghiệp cung cấp nguồn lực cho các ngành kinh tế khác.
Thông qua nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhập
khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp, Nhà nước sẽ thu được một nguồn ngân sách
lớn, dùng đầu tư cho phát triển kinh tế.
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội.
Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác
không thể có đó là:
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc biệt trên cho thấy
ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng ở
mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết – khí hậu rất khác nhau.
Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các
địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng
không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng v.v… trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử



6

dụng đất. Do điều kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm
cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét. Đặc điểm này đòi hỏi quá trình tổ
chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế – kỹ thuật
sau đây:
- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thuỷ sản trên phạm
vi cả nước cũng như tính vùng để qui hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vật
nuôi cho phù hợp.
- Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật
phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng.
- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khu
vực nhất định.
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội
dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông v.v… đất
đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống
đường giao thông v.v… để con người điều khiển các máy móc, các phương tiện
vận tải hoạt động.
Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất
chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con
người không thể tăng thêm, theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruống đất
là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất
nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên về nông sản phẩm của loài người. Chính vì thế
trong quá trình sử dụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế
việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo



7

và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều
sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật
nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định
(sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh,
mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát
triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây
trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản
thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản
xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống
cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các
giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống
mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng
địa phương.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình nhất
của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt quá trình sản xuất nông nghiệp là quá
trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian
hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng
hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ trong nông
nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách
hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại
cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ
khác nhau. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng – loại cây xanh có
vai trò cực kỳ to lớn là sinh vật có khả năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng
lượng mặt trời để biến từ chất vô cơ thành chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn cơ bản


8


cho con người và vật nuôi. Như vậy, tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối
với nông dân. Tạo hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông
nghiệp, như: ánh sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không khí. Lợi thế tự nhiên đã
ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra những
nông sản với chi phí thấp chất lượng. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng
vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc
những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm
cỏ, tưới tiêu v.v… Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng
về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý, cung ứng vật tư –
kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng thời phải coi trọng
việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở
những thời kỳ nông nhàn.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp được chia
thành 2 nhóm yếu tố cơ bản là nhóm yếu tố tự nhiên và nhóm yếu tố về kinh tế xã hội.
Nhóm yếu tố tự nhiên: Yếu tố tự nhiên là cơ sở tự nhiên để phát triển và
phân bố nông nghiệp. Nhóm yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về đất, khí hậu –
nước và sinh vật.
- Đất: bao gồm các yếu tố như quỹ đấ t, tính chấ t đấ t và độ phì của đất. Về cơ
bản, các yếu tố này ảnh hưởng tới quy mô sản xuấ t, cơ cấ u và phân bố , năng
suấ t.
- Khí hậu - nước: bao gồm chế đô ̣ nhiê ̣t, độ ẩ m, các điề u kiêṇ thời tiế t và
nguồn nước…Yếu tố này ảnh hưởng tới thời vu ̣, cơ cấ u cây trồ ng, vâ ̣t nuôi, khả
năng xen canh tăng vu ̣, tính ổ n đinh
̣ hay bấ p bênh của SX NN.


9


- Sinh vật, bao gồm các yếu tố về: loài cây, con; đồ ng cỏ; nguồ n thức ăn tự
nhiên. Đây là cơ sở tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi và cơ sở thức ăn cho
gia súc.
Nhân tố kinh tế - xã hội: nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội bao gồm các
yếu tố như: dân cư, lao động; tiến bộ khoa học kỹ thuật; sở hữu ruộng đất và thị
trường tiêu thụ.
- Dân cư lao đô ̣ng: dân cư và lao động là lực lươ ̣ng sản xuất trực tiế p và là
nguồ n tiêu thu ̣ nông sản. Do đó, dân cư và lao động ảnh hưởng tới cơ cấ u và sự
phân bố cây trồ ng.
- Tiế n bô ̣ khoa học kỹ thuật: bao gồm các tiến bộ trong việc áp dụng cơ giới
hóa, thủy lơ ̣i hóa, hóa ho ̣c hóa, cách mạnh xanh về công nghê ̣ sinh ho ̣c. Các yếu
tố này giúp chủ đô ̣ng trong sản xuấ t, nâng cao năng suấ t, chấ t lươ ̣ng và sản
lươ ̣ng.
- Sở hữu ruô ̣ng đấ t: các vấn đề về quan hê ̣ sở hữu Nhà nước, tâ ̣p thể , tư nhân
về ruô ̣ng đấ t ảnh hưởng tới con đường phát triể n nông nghiệp, các hiǹ h thức tổ
chức lañ h thổ nông nghiệp.
- Thi ̣ trường tiêu thu ̣: đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thị trường tiêu thụ có ảnh
hưởng tới giá cả nông sản, điề u tiế t sản xuấ t nông nghiệp.
1.1.5. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả trong sản xuất
 Khái niệm hiệu quả: Hiệu quả là sự so sánh giữa chi phí đầu tư với các
giá trị của đầu ra, viêc̣ tố i đa hóa thu nhâ ̣p và hoă ̣c là tối thiểu hóa chi phí, là mối
tương quan giữa viêc̣ sử dụng nguồn lực và tỷ lê ̣ đầu ra, đầu vào. Hiệu quả là
việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao
nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất


10

với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Hiệu quả là tỷ

lệ giữa kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra.
 Hiệu quả kỹ thuật: đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm
nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thật ra, hiệu
quả kỹ thuật được xem là một phần nhỏ của hiệu quả kinh tế. Bởi vì, muốn công
ty đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết họ phải có được hiệu quả kỹ thuật.
 Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người
tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm, dịch vụ mà
người tiêu dùng cần nhất hay nói cách khác các nguồn lực phải được phân phối
sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. Tuy nhiên, trong hiệu
quả phân phối rõ ràng rằng không thể tăng lợi ích của nhóm người này mà không
làm giảm lợi ích của nhóm người khác. Nhìn chung, trong sản xuất kinh doanh
thì hiệu quả phân phối xảy ra khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu
dùng sẵn sàng trả bằng với chi phí của các nguồn lực dùng để sản xuất (giá bằng
với chi phí biên).
 Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hay
hiệu quả doanh nghiệp: là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh
nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có lợi ích kinh tế.
 Hiệu quả tài chính: các dòng tiền lưu chuyển ra và vào dự án, quản lý tài
chính dự án là quản lý các dòng tiền này. Dòng tiền là cái được ghi sổ sách, và là
cái thấy được. Khi nói chi phí lao động về mặt tài chính là người ta nói về tổng
số tiền lương phải trả cho lao động trong suốt quá trình dự án. Nói dự án đạt
được hiệu quả tài chính là nói tổng giá trị hiện tại của doanh thu dự án lớn hơn
tổng giá trị hiện tại của chi phí dự án.


11

 Hiệu quả kinh tế quốc dân còn đợc gọi là hiệu quả KT-XH: là hiệu quả
tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể của hiệu quả KTXH là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì vậy những lợi ích

và chi phí được xem xét trong hiệu quả KT-XH xuất phát từ quan điểm toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
 Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng
kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, biểu hiện tính hữu hiệu về kinh tế của
việc sử dụng các vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh, nó chỉ ra
mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mang lại với chi phí bằng tiền trong mỗi kỳ kinh
doanh. Lợi ích kinh tế lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
1.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Axis, 2005, “Chuỗi giá trị ngành hàng rau quả ở tỉnh Hà Tây”; Kết quả
nghiên cứu cho thấy: (i) thị trường tiêu thụ ngắn, tập trung trong nội tỉnh, các
kênh dài tại các tỉnh xa như Miền Trung, Miền Nam chưa phát triển; (ii) thị
trường phát triển dựa trên hệ thống tư thương chưa có sự tham gia của Nhà nước;
(iii) việc sản xuất, thương mại của các tác nhân vẫn còn lệ thuộc thị trường; (iv)
giá cả bất ổn. Các giải pháp nhóm nghiên cứu đưa ra: (i) Quy hoạch tổ chức lại
sản xuất từng loại cụ thể cho phù hợp cho từng địa bàn; (ii) tổ chức sản xuất mô
hình kiểm tra tính phù hợp để nhân rộng; (iii) cải thiện hệ thống thủy lợi; (iv) hỗ
trợ vốn, khuyến khích sản xuất theo dạng trang trại; (v) Đưa ra các chính sách
thương mại khuyến khích các công ty tham gia; (vi) tổ chức sản xuất theo hướng
liên kết bao tiêu sản phẩm với hợp đồng cụ thể.
Axis, 2005,“Kết quả thảo luận với nhóm trồng rau an toàn ở thành phố
Cần Thơ”, với phương pháp thảo luận nhóm cho thấy, nông dân đang triển khai
trồng rau an toàn, tuy nhiên diện tích trồng rau còn rất nhỏ so với trái cây, chưa


12

qui hoạch thành khu vực rộng, diện tích trung bình của một hộ trồng rau từ 200500m2. Bên cạnh đó, kinh nghiệm canh tác rau còn thấp, chủ yếu tập trung ở
nhóm có từ 1-5 năm kinh nghiệm, hầu như chưa hộ nông dân nào đạt tiêu chuẩn
rau an toàn cho đến thời điểm cuối 2004. Kết quả nghiên cứu này cho thấy hiện

nay các hộ nông dân Cần Thơ đang trồng nhiều các loại rau ăn lá, rau gia vị (rau
thơm, ngò rí, húng cây, xà lách, tần ô v.v…) và rau ăn quả (mướp, bí, dưa leo,
chanh, cà chua v.v…). Ngoại trừ một số loại rau quả như cà chua, đậu côve
v.v…thường được dành riêng đất cho việc trồng, các loại khác được trồng chủ
yếu xen canh với cây lúa (2 lúa 1 màu). Việc thu hoạch rau trong một năm của
nông dân Cần Thơ trung bình từ 3 đến 6 lần/năm (tuỳ loại rau trồng), tập trung
vào tháng 3-4 và tháng 8-9 Âm lịch.
Nguyễn Văn Thuận, 2008, “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu
dùng sản phẩm rau an toàn tại thành phố Cần Thơ”. Đề tài nghiên cứu được
tiến hành dựa trên việc phỏng vấn trực tiếp 100 người hiện đang có tiêu dùng rau
an toàn (RAT), đồng thời thông qua phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia
(PRA) để thu thập những thông tin chung về thực trạng sản xuất và tiêu dùng
RAT trên địa bàn thành phố Cần Thơ (TPCT). Đối tượng cung cấp thông tin
trong PRA là các bộ địa phương và cán bộ ngành nông nghiệp của TPCT. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng, TPCT chưa có vùng chuyên canh sản xuất RAT, hầu
hết RAT hiện tại chỉ được trồng bởi những nông hộ sản xuất nhỏ, lẻ. Tuy nhiên,
có một số nơi hình thành những câu lạc bộ sản xuất và cung cấp RAT cho các
siêu thị Metro và CoopMart (như ở Long Tuyền, Bình Thủy). Hệ thống phân
phối RAT còn rất hạn chế, chủ yêu hiện nay RAT chỉ được phân phối thông qua
hệ thống siêu thị. Hiện tại, nhu cầu sử dụng RAT của người dân tương đối cao.
Tuy nhiên, do giá cả cao so với rau thông thường nên phần lớn người tiêu dùng


13

RAT hiện tại chỉ giới hạn ở những hộ gia đình có thu nhập tương đối cao. Ngoài
ra, lòng tin của người tiêu dùng đối với tính an toàn của RAT cũng chưa thật sự
cao lắm do phần lớn RAT hiện nay đang được phân phối trên thị trường chưa có
nhãn hiệu. Thuận lợi lớn nhất của việc sản xuất RAT ở TPCT là dân cư sống ở
vùng thành phố cao và có hệ thống siêu thị, chợ tương đối hoàn chỉnh. Tuy

nhiên, sản xuất với qui mô nhỏ, lẻ, năng lực nối kết thị trường của người trồng
được xem là khó khăn lớn hiện nay để phát triển ngành RAT ở TPCT, đồng thời,
có ba yếu tố có ảnh hưởng ý nghĩa đến lượng RAT được sử dụng: (i) khoảng
cách mua hàng; (ii) lòng tin của khách hàng; (iii) tính sẵn có của sản phẩm RAT.
Để thúc đẩy phát triển ngành RAT ở TPCT, một số giải pháp được đưa ra: (i) tổ
chức thêm điểm bán hàng và đa dạng hoá tác nhân phân phối trên địa bàn TPCT
để tạo sự thuận tiện hơn cho người tiêu dùng trong việc mua hàng; (ii) các nhà
phân phối, nhà sản xuất nên kết hợp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhằm
tăng lòng tin của khách hàng; (iii) tổ chức lại sản xuất theo hình thức tổ/nhóm
hợp tác, câu lạc bộ hoặc hợp tác xã, đồng thời tăng cường việc nối kết với những
nhà phân phối để tạo sự ổn định trong sản xuất và tiêu thụ RAT.
Phạm Hải Bửu, Nguyễn Văn Sánh, Dương Ngọc Thành & CTV, 2007,
“Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết
sản xuất rau an toàn cung cấp cho các siêu thị tại thành phố Cần Thơ” được
thực hiện thông qua phương pháp PRA và phỏng vấn người trồng rau tại vùng
trồng rau Long Tuyền, bao gồm những hộ đã tham gia hợp tác xã (HTX) sản
xuất và những hộ chưa tham gia HTX. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động
sản xuất của nhóm hộ đã tham gia HTX mang lại hiệu quả cao hơn so với nhóm
hộ chưa tham gia HTX. Lợi nhuận thu được của những hộ trong HTX là 33,61
triệu

đồng/1000m2/năm



nhóm

hộ

ngoài


HTX



28,42

triệu


×