Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Sự tiếp nối của thể loại truyền kỳ và kỳ án trong văn học việt nam 1932 – 1945 qua một số tác giả tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=======================

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

SỰ TIẾP NỐI CỦA THỂ LOẠI TRUYỀN KỲ VÀ
KỲ ÁN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1932 – 1945
QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=======================

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

SỰ TIẾP NỐI CỦA THỂ LOẠI TRUYỀN KỲ VÀ
KỲ ÁN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1932 – 1945
QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyênngành: VănhọcViệt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xuân Thạch


HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự động viên, giúp
đỡ của các giảng viên Khoa Văn học và nhiều cá nhân và tập thể.
Trƣớc hết, tôi xin cảm ơn PGS. TS Phạm Xuân Thạch đã hƣớng dẫn tôi thực
hiện nghiên cứu của mình, tôn trọng ý kiến cá nhân của tôi cũng nhƣ đƣa ra
nhiều lời khuyên chân thành và bổ ích trong quá trình hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn các giảng viên Cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam khóa
2013- 2015 đã giảng dạy cho tôi nhiều bài học, kiến thức bổ ích.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và bảo vệ.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bè bạn và tập thể lãnh đạo, cán
bộ, phóng viên, nhân viên Ban Tuyên truyền Lý luận Báo Nhân dân đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình vừa qua.
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về toàn bộ sai sót trong nội dung và
hình thức đƣợc trình bày trong Luận văn Sự tiếp nối của thể loại truyền kỳ và kỳ
án trong văn học Việt Nam 1932 – 1945 qua một số tác giả tiêu biểu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 7
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................... 11
4 Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................... 18

6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 18
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................... 20
1.1 Tiến trình hình thành, khái niệm, đặc trƣng của truyền kỳ trung đại và
ảnh hƣởng của thể loại này trong văn học hiện đại ................................. 20
1. 2 Tiến trình hình thành, khái niệm, đặc trƣng của kỳ án trung đại và
ảnh hƣởng của thể loại này trong văn học hiện đại ................................. 28
1.3 Ngôn ngữ sáng tác của truyền kỳ và kỳ án giai đoạn 1932 - 1945 .... 33
TIỂU KẾT.................................................................................................. 39
CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI TRUYỀN KỲ TRONG
GIAI ĐOẠN 1932 -1945............................................................................ 40
2. 1 Đề tài, chủ đề của truyền kỳ giai đoạn 1932 – 1945......................... 40
2. 1. 1 Đề tài của truyền kỳ giai đoạn 1932 - 1945 ............................... 40
2. 1. 2 Chủ đề của truyền kỳ trong giai đoạn 1932 - 1945 ................... 44
2. 2 Hệ thống nhân vật trong các tác phẩm truyền kỳ giai đoạn 1932 - 1945 47
2.3 Ngƣời kể chuyện và kết cấu tác phẩm ............................................... 55
2. 4 Không gian và thời gian trong thể loại truyền kỳ giai đoạn 1932 – 1945. 61
TIỂU KẾT.................................................................................................. 75
CHƢƠNG 3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI KỲ ÁN GIAI
ĐOẠN 1932 – 1945 .................................................................................... 76
1


3.1 Đề tài, chủ đề trong các tác phẩm kỳ án giai đoạn 1932 – 1945 ....... 76
3. 2 Vai trò của tuyến truyện và điểm nhìn trong các tác phẩm kỳ án .... 80
3. 3 Các kiểu nhân vật trong kỳ án giai đoạn 1932 - 1945 ...................... 86
3.4 Ảnh hƣởng của kỳ án đến các thể tài lịch sử, trinh thám giai đoạn
1932 – 1945 .............................................................................................. 93
TIỂU KẾT.................................................................................................. 98
CHƢƠNG 4 QUAN NIỆM TÁC GIẢ TRONG CÁC TÁC PHẨM
TRUYỀN KỲ VÀ KỲ ÁN GIAI ĐOẠN 1932 - 1945 ........................... 100

4. 1 Mối tƣơng quan giữa tác giả và xu hƣớng sáng tác truyền kỳ và kỳ án
trong các trào lƣu văn học giai đoạn 1932 - 1945 ................................. 100
4.2 Vai trò, ảnh hƣởng của thị trƣờng văn học với các sáng tác truyền kỳ
và kỳ án giai đoạn 1932 - 1945 .............................................................. 106
4.3 Quan niệm của nhà văn trong các sáng tác truyền kỳ và kỳ án giai
đoạn 1932 – 1945 ................................................................................... 111
TIỂU KẾT................................................................................................ 119
KẾT LUẬN .............................................................................................. 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 125

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, giai đoạn 1932 – 1945 là thời kỳ rực rỡ của văn học Việt Nam để
lại nhiều thành tựu lớn và có giá trị hàng đầu đối với tiến trình phát triển của văn
học dân tộc, thay đổi hoàn toàn hệ hình văn học Việt Nam mƣời thế kỷ trƣớc đó.
Trong đó, bên cạnh những thành tựu của thơ mới, văn trần thuật cũng có những
bƣớc đột phá quan trọng, góp phần kiến tạo, định hình nên nền văn học Việt Nam
hiện đại khi đóng góp hàng chục tác giả tiếng tăm, hàng trăm tác phẩm mà giá trị
đã đƣợc khẳng định bằng sự yêu thích của nhiều thế hệ độc giả. Tuy nhiên, trải
qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nhiều nhà văn
trong đội ngũ sáng tác từ thời kỳ trƣớc cùng với thế hệ ngƣời viết mới đƣợc vận
động tham gia tích cực vào “mặt trận văn hóa, văn nghệ” kéo theo sự khẳng định
vai trò của nền văn học cách mạng trong bối cảnh mới với “cƣơng lĩnh” là
phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa; dẫn đến hệ quả là những thay
đổi to lớn về mặt mỹ học tiếp nhận, thi pháp văn xuôi song song với tình trạng
một khối lƣợng không nhỏ của di sản văn chƣơng sáng tác trong giai đoạn 1932 1945 không đƣợc quan tâm, đánh giá xứng đáng với giá trị thực của chúng. Thêm
nữa, do nhiều nguyên nhân khách, di sản văn chƣơng này chƣa đƣợc tìm hiểu,

nghiên cứu một cách đúng mức với vai trò và tầm ảnh hƣởng của nó trong không
gian văn chƣơng, nghệ thuật 1932 - 1945. Điều này đòi hỏi việc sƣu tầm, nghiên
cứu và công bố văn bản phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, liên tục.
Thực ra, công việc này đã đƣợc thực hiện đơn lẻ từ lâu và đã đạt đƣợc ít nhiều
thành tựu quý báu, tuy nhiên chúng chƣa toàn diện, triệt để mà minh chứng rõ
ràng nhất là nhiều đối tƣợng/ vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ, nghiên cứu dang dở. Các
tác phẩm truyền kỳ và kỳ án hiện đại đƣợc sáng tác trong giai đoạn 1932 – 1945
nằm trong số các đối tƣợng/ vấn đề nhƣ vậy.
Nhắc đến thể văn trần thuật giai đoạn 1932 – 1945, các nhà nghiên cứu
thƣờng đề cập đến các tác phẩm văn học tiêu biểu cho ba trào lƣu văn học lãng
mạn; văn học hiện thực phê phán; văn học yêu nƣớc và cách mạng nhƣng ít chú ý

3


tới mảng văn học bình dân, văn chƣơng tiêu thụ mà truyền kỳ và kỳ án có thể
xem là những đại diện tiêu biểu. Trong khi đó, thể loại truyền kỳ và kỳ án có thể
xem là hiện tƣợng văn học đặc biệt khi chúng đã hiện diện trong văn học trung
đại với nhiều danh tác nhƣ Thánh tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Điểu thám kỳ
án vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển thay vì biến mất trong thị trƣờng văn học hiện
đại nửa đầu thế kỷ XX. Thậm chí, hai thể loại này không chỉ lƣu truyền rộng rãi
trong tầng lớp bình dân mà còn thu hút sự quan tâm, chú ý từ các nhà văn lớn
đƣơng thời nhƣ Khái Hƣng, Thế Lữ, Lƣu Trọng Lƣ cho tới giới phê bình nhƣ
Trƣơng Tửu, Vũ Ngọc Phan, Dƣơng Quảng Hàm vv. Từ thập niên 90 của thế kỷ
trƣớc, cũng nhƣ nhiều tác phẩm thuộc trào lƣu văn học lãng mạn, văn học hiện
thực phê phán, nhiều tác phẩm truyền kỳ và kỳ án hiện đại nói riêng, văn chƣơng
bình dân nói chung đã bắt đầu đƣợc tái bản nhƣng không thực sự thu hút đƣợc sự
quan tâm từ ngƣời đọc. Điều này phản ánh một quy luật khách quan trong mỹ
học tiếp nhận, là hệ quả tất yếu của những tác phẩm văn chƣơng tiêu thụ vốn có
tuổi đời rất ngắn và lệ thuộc vào nhu cầu của độc giả. Tuy nhiên, với các nhà

nghiên cứu văn học, việc bỏ qua đối tƣợng/ vấn đề thị trƣờng văn học nói chung,
các tác phẩm truyền kỳ và kỳ án nói riêng sẽ dẫn đến những ngộ nhận không thể
tránh khỏi khi đánh giá tiến trình văn học Việt Nam thời kỳ 1900 – 1945. Không
những vậy, việc xây dựng lịch sử văn học nhƣ lịch sử của các giá trị văn chƣơng
đỉnh cao, nối tiếp nhau nhƣ những biểu đồ tăng tiến vô hình chung đã làm giản
hóa bối cảnh phức tạp và đầy biến động của thể văn trần thuật trong giai đoạn
này. Mặt khác, lối nghiên cứu này cũng phủ nhận sự tồn tại và sức sống lâu bền
của các thể loại văn học truyền thống nhƣ truyền kỳ và kỳ án, trong đời sống văn
chƣơng hiện đại bên cạnh những dòng sách thị trƣờng khác nhƣ kiếm hiệp, phiêu
lƣu, ái tình vv nhất là trong bối cảnh nhiều nhà văn lớn đƣơng thời nhƣ Khái
Hƣng, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Lƣu Trọng Lƣ đều để lại nhiều dấu ấn trong hai
thể loại này. Từ năm 1986 đến nay, trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những sáng
tác văn chƣơng theo cảm thức hiện đại, hậu hiện đại, sự quay về truyền thống,
chịu ảnh hƣởng từ văn chƣơng truyền thống cũng đƣợc ghi nhận qua các sáng tác

4


của Hòa Vang và phần nào từ Nguyễn Huy Thiệp, Trần Thùy Mai. Điều này ít
nhiều phản ánh tính tiếp nối, kế thừa của văn học Việt Nam từ trung –cận đại đến
hiện đại.
Nhƣ vậy, trong giai đoạn 1932 – 1945, sự tồn tại của truyền kỳ và kỳ án đã
chứng minh chúng có những đặc trƣng về mặt nội dung, thi pháp, giá trị nghệ
thuật độc đáo đủ sức cạnh tranh với các thể loại đƣơng thịnh hành khác. Cá biệt,
Trƣơng Tửu thậm chí còn ca tụng những áng văn chƣơng mang nhiều màu sắc cổ
này nhƣ một biểu hiện của tinh thần hiện đại, tiến bộ khi đối sánh với các tác
phẩm nổi tiếng đƣơng thời của Khái Hƣng, Nhất Linh, Thạch Lam dẫn đến cuộc
tranh luận văn chƣơng kéo dài trên các mặt báo văn học trong cả một thời gian
dài. Thế nhƣng vẫn còn có những khoảng trống rất lớn khi nghiên cứu sự hình
thành và phát triển của hai thể loại văn học này nhất là khả năng biến đổi và thích

ứng của chúng trong môi trƣờng văn học hiện đại để kịp phù hợp nhu cầu của
ngƣời đọc. Trong những năm qua, bên cạnh những công trình, chuyên luận
nghiên cứu thể loại truyền kỳ và kỳ án trong văn học trung đại, một số tác giả
tiêu biểu cho hai thể loại này nhƣ Lan Khai, Phạm Cao Củng, Thế Lữ, Nguyễn
Tuân đã bƣớc đầu đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu để chỉ ra các ảnh hƣởng từ văn học
kỳ ảo, trinh thám phƣơng Tây. Tuy nhiên, lại chƣa có nghiên cứu nào trình bày
về “dòng chảy” của truyền kỳ và kỳ án từ văn học trung đại sang văn học hiện
đại. Từ những nguyên nhân đó, luận văn của chúng tôi đặt ra vấn đề Sự tiếp nối
của thể loại truyền kỳ và kỳ án trong Văn học Việt Nam 1932 -1945 qua một số
tác giả tiêu biểu nhằm trình bày một hiện tƣợng/ vấn đề văn học tuy không còn
“mới” nhƣng lại chƣa từng đƣợc quan sát, nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể
và đầy đủ.
Trong hai thể loại trên nếu nhƣ “truyền kỳ” là một khái niệm quen thuộc,
không xa lạ trong giới nghiên cứu thì “kỳ án” là khái niệm đƣợc chúng tôi đặt ra,
có nội hàm là những tác phẩm văn chƣơng có yếu tố trinh thám trong văn học
cận, hiện đại. Nhắc đến dòng truyện mang khuynh hƣớng kỳ ảo tồn tại xuyên
suốt từ văn học trung đại đến văn học hiện đại giai đoạn 1900 – 1945, các nhà

5


nghiên cứu gần nhƣ mới chỉ tìm hiểu, tranh luận về nguồn gốc, đặc điểm của các
tác phẩm truyền kỳ, nhƣng lại không hề chú ý tới thể loại “kỳ án”. Điều này, xuất
phát từ những mối tƣơng quan, gần gũi của hai thể loại văn học này. Trong luận
văn Sự tiếp nối của thể loại truyền kỳ và kỳ án trong văn học Việt Nam 1932 –
1945, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, phân tích các tác phẩm văn học thuộc
truyền kỳ và kỳ án hiện đại nhằm cung cấp các gợi ý để có thể xác định rõ hơn
nguồn gốc, đặc điểm của hai thể loại văn học này.
Hiện nay, xu hƣớng nghiên cứu văn học liên ngành, dƣới các góc độ khác
nhau (trần thuật học, mỹ học tiếp nhận, liên văn bản, tâm phân học, văn học…)

đang khá thịnh hành. Truyền kỳ và kỳ án hiện đại là các hiện tƣợng, trƣờng hợp
văn học khá đặc biệt khi bối cảnh phát triển của nó có tính liên tục, kế thừa từ
thời kỳ trung đại sang hiện đại. Do đó, việc nghiên cứu các đối tƣợng văn học
trên nếu chỉ dừng lại từ vấn đề thể loại văn học, tác giả văn học sẽ không tránh
khỏi việc bỏ sót, bỏ lọt các giá trị. Bởi vậy, luận văn của chúng tôi cũng đƣợc
triển khai theo hƣớng nghiên cứu liên ngành, tiếp cận văn bản qua nhiều góc độ
nhằm tạo ra các góc nhìn và kết quả mới. Trong thời gian qua, hiện tƣợng nhiều
nhà xuất bản, công ty truyền thông nhƣ NXB Văn học, NXB Hà Nội, Nhã Nam,
Tao Đàn bất ngờ thành công trong việc giới thiệu và phát hành lại nhiều tác
phẩm văn học kinh điển trong đó có các tác phẩm mang khuynh hƣớng truyền kỳ
nhƣ Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội (Nguyễn Bính), Thuốc mê (Thâm
Tâm), Truyện đường rừng (Lan Khai), Ai hát giữa rừng khuya (Tchya) hay kỳ
án nhƣ Vàng và máu (Thế Lữ) hoặc sáng tác văn học mang khuynh hƣớng truyền
kỳ nhƣ Đại Nam dị truyện (Phan Cuồng) đòi hỏi sự cần thiết của nghiên cứu liên
ngành hơn bao giờ hết. Ngoài ra, nghiên cứu sự tiếp nối của thể loại truyền kỳ và
kỳ án trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 cũng góp phần hiểu thêm
về một số tác giả - nhà văn tài năng (từng sáng tác truyền kỳ và kỳ án) nhƣng
chƣa đƣợc soi chiếu, nhìn nhận đầy đủ nhƣ Lƣu Trọng Lƣ, Nam Cao, Nguyễn
Tuân, Thanh Tịnh, Khái Hƣng bên cạnh các tác giả đã thành danh trong các thể
loại này nhƣ Thế Lữ, Lan Khai, Tchya, Phạm Cao Củng vv cũng nhƣ trình bày

6


đƣợc tiến trình hình thành, phát triển của văn trần thuật, tƣ tƣởng văn học, lịch sử
văn học Việt Nam thời trung đại từ các phân nhánh của nó là truyền kỳ và kỳ án.
Chúng tôi hy vọng qua những phân tích, cách đọc mới đối với các tác phẩm
truyền kỳ và kỳ án sẽ góp một phần công sức của mình trong nghiên cứu lịch sử
văn học hiện đại nói chung, giai đoạn 1932 – 1945 đầy biến động nói riêng.
Đồng thời, khơi gợi, mở ra một mảng văn học chƣa đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu

một cách đầy đủ. Tuy nhiên cũng vì vậy, chúng tôi không thể tránh khỏi những
hạn chế chủ quan và khách quan do trình độ, năng lực hạn chế của ngƣời viết.
Bởi vậy, những sai sót trong luận văn là điều không thể tránh khỏi.
2. Lịch sử vấn đề
Truyền kỳ và kỳ án là những thể loại văn học mang tính khu vực, ra đời ở
Trung Quốc nhƣng nhanh chóng lan rộng ra các nƣớc đồng văn nhƣ Nhật Bản,
Cao Ly (Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay) và Việt Nam. Tuy nhiên, cần khẳng
định rằng, tuy là một thể loại ngoại nhập nhƣng để có một sức sống lâu dài, ổn
định trong nền văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, các sáng tác truyền
kỳ và kỳ án với sức sáng tạo của những tác giả Việt Nam đã dần thoát khỏi “cái
bóng” của những tác phẩm Trung Quốc. Trong bối cảnh hiện đại khi văn học
Việt Nam đi từ nền văn học mang tính khu vực sang nền văn học thế giới, truyền
kỳ và kỳ án cũng đứng trƣớc những thách thức mới. Song bên cạnh việc giữ lại
đƣợc một bộ phận ngƣời đọc vốn có niềm say mê với văn chƣơng cổ, truyền kỳ
và kỳ án đã có những sự thay đổi, hiện đại hóa nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu của
các đối tƣợng độc giả mới.Cũng phải nhấn mạnh rằng, việc thay đổi ngôn ngữ
sáng tác từ chữ hán sang chữ quốc ngữ cũng đánh dấu một bƣớc ngoặt của hai
thể loại văn học này. Bên cạnh việc dịch các tác phẩm truyền kỳ và kỳ án trung
đại của Trung Quốc, Việt Nam từ chữ hán sang chữ quốc ngữ, có thể thấy các
sáng tác mới của đội ngũ tác giả thế hệ sau ngày càng chiếm đƣợc chỗ đứng
trong lòng ngƣời đọc. Xét từ một lịch sử hình thành, phát triển phức tạp của
truyền kỳ và kỳ án nhƣ vậy, việc tìm hiểu lịch sử sƣu tập – nghiên cứu – tiếp
nhận hai thể loại truyền kỳ và kỳ án là tƣơng đối đồ sộ. Bởi vậy, chúng tôi chỉ
trình bày lịch sử vấn đề này trên những nét lớn.

7


Trƣớc hết, cần phải khẳng định do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan, các tác phẩm truyền kỳ và kỳ án trung đại của Việt Nam gần nhƣ không

còn bản gốc. Chính vì vậy, bản thân việc sƣu tập của các nhà nho thế hệ sau đã
có thể xem là những tiền đề đầu tiên về nghiên cứu truyền kỳ và kỳ án. Hiểu theo
ý nghĩa này, những công trình nhƣ Hoàng Việt thi tuyển (Bùi Huy Bích), Kiến
văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú) cho
đến những sƣu tầm văn bản nhƣ Truyền kỳ mạn lục tân biên của Vũ Khâm Lâm,
Tang thương ngẫu lục của Kiều Ánh Mậu vv có thể xem là những công trình
nghiên cứu đầu tiên về thể loại truyền kỳ và kỳ án. Tuy nhiên, các công trình này
mới chỉ nghiên cứu thân thế, sự nghiệp tác giả và trình bày khái lƣợc về toàn bộ
tác phẩm, nhƣng không có những nghiên cứu phân tích cụ thể. Đó là hạn chế
chung của một thời đại văn học không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở các nƣớc
đồng văn.
Bƣớc vào thời kỳ hiện đại, truyền kỳ và kỳ án một lần nữa trở thành đối
tƣợng/ vấn đề nghiên cứu của nhà lịch sử văn học. Trong đó, trƣớc năm 1945,
truyền kỳ và kỳ án đã lần lƣợt đƣợc các công trình nhƣ Việt văn hợp tuyển giảng
của Nguyễn Hữu Tiến, Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính vv cho tới Việt Nam
văn học sử yếu của Dƣơng Quảng Hàm. Dẫu vậy, các công trình này hầu hết mới
chỉ dừng ở tiến trình khảo sát, dịch thuật lại các quan niệm của các nhà nho – nhà
văn trung đại hơn là đƣa ra những cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu mới.
Trong đó, nhấn mạnh, đề cao hƣớng nghiên cứu hiện tƣợng thay vì nghiên cứu
theo thể loại văn học. Cũng vì lý do đó, Truyền kỳ mạn lục có thể xem là một
điển phạm hóa hình thành theo hƣớng nghiên cứu này. Giai đoạn 1945 đến nay
chứng kiến những đột phá trong nghiên cứu truyền kỳ và kỳ án. Trong đó, có
những hƣớng nghiên cứu chính sau: Hƣớng nghiên cứu thứ nhất, đặt truyền kỳ và
kỳ án vào khung nghiên cứu thể loại của văn học phƣơng Tây. Từ đó, các nhà
nghiên cứu đại diện là Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân (miền Bắc XHCN) và
Nghiêm Toản, Phạm Thế Ngũ (miền Nam) đặt các tác phẩm thuộc hai thể loại
này vào loại hình “truyện ký” gồm các tác phẩm “có tính chất văn học chứ không

8



phải một công trình ghi chép (…) có tính chất siêu nhân, hoang đƣờng, có phần
xa lạ với truyền thống „quái, lực, loạn, thần‟ của nhà nho (…) nhƣng về thực chất
thì lại phản ánh đƣợc những phần sâu sắc của hiện thực đƣơng thời” [28, tr.506].
Nguyễn Đăng Na xếp các tác phẩm truyền kỳ và kỳ án vào loại thể “truyện ngắn”
là tiền đề hình thành các tự sự quy mô lớn nhƣ tiểu thuyết chƣơng hồi lịch sử
trong thời kỳ sau của văn học trung đại. Hạn chế của hƣớng nghiên cứu này là
không quan tâm nhiều tới nghệ thuật sáng tác mà chỉ chú trọng tìm hiểu, phân
tích các “giá trị hiện thực” hay vị trí thể loại trong tiến trình văn học. Dẫu vậy là
những nhà nghiên cứu xuất sắc, nhiều nhà nghiên cứu trong đó tiêu biểu là Bùi
Duy Tân đã nhận ra những nét đẹp khác của các tác phẩm truyền kỳ và kỳ án đó
là “không bị gò bó trong khuôn khổ cứng nhắc của lễ giáo”[28,tr.518]. Hƣớng
nghiên cứu thứ hai, nghiên cứu truyền kỳ dựa trên các đặc điểm của thi pháp
sáng tác mà đại diện tiêu biểu là Vũ Thanh. Thay vì tập trung nghiên cứu các
“giá trị hiện thực”, trong tiểu luận Dư ba của thể loại truyền kỳ trong văn học
hiện đại và nhiều công trình khác, Vũ Thanh tập trung hƣớng đến việc tìm ra
những đặc trƣng riêng làm nền sự khác biệt của thể loại truyền kỳ và kỳ án (ông
gọi chung đây là dòng truyện kỳ ảo) với các sáng tác văn học cùng thời kỳ. Đi xa
hơn các nhà nghiên cứu trƣớc đó, Vũ Thanh đã khái quát lại lịch sử hình thành và
phát triển của truyện kỳ ảo trong văn học Việt Nam trung đại. Trong đó, ông
nhấn mạnh sự tách biệt của dòng văn học này từ ghi chép, sƣu tầm đơn thuần
thành sáng tác văn chƣơng; từ việc tôn trọng hiện thực, bó buộc vào các tài liệu
lịch sử trở thành các tác phẩm văn chƣơng mang có giá trị nghệ thuật, mang màu
sắc huyền ảo, thơ mộng. Tuy nhiên là một nhà nghiên cứu văn học sử, Vũ Thanh
chƣa quan tâm nhiều tới việc trình bày định nghĩa kỳ ảo cũng nhƣ vai trò của yếu
tố kỳ ảo trong các sáng tác truyền kỳ trung đại.
Có thể thấy, hai hƣớng nghiên cứu này đều có những ƣu điểm và hạn chế
khác nhau và đối tƣợng/ vấn đề nghiên cứu chỉ dừng lại ở các sáng tác văn học
trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX và chƣa có liên hệ với các sáng tác hiện đại.


9


Vấn đề/ hiện tƣợng truyền kỳ và kỳ án hiện đại lần đầu tiên đƣợc đặt ra trong
tác phẩm Nhà văn hiện đại (1942) của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Tuy có
nhiều hạn chế về thao tác, phƣơng pháp nghiên cứu, đánh giá tác giả, tác phẩm
nhất là việc giới hạn nhà văn, nhà thơ trong một phong cách, thể loại cố định, Vũ
Ngọc Phan đã có những phát hiện khá đặc sắc khi gọi những tác phẩm của Lan
Khai, Tchya, Thế Lữ là Tiểu thuyết truyền kỳ. Trong đó, ông định nghĩa truyền
kỳ hiện đại là “những truyện khác thƣờng, nếu không phải là hoang đƣờng thì
cũng là những việc không phải hằng ngày trông thấy, những truyện ấy lại không
có ý khuyên răn ngƣời đời hay làm cho ngƣời ta cảm động, mà chủ ý của tác giả
là kích thích sự tò mò, tƣởng tƣợng của ngƣời đọc” [14, tr.775]. Tuy nhiên, Vũ
Ngọc Phan cũng nhấn mạnh “cái thế giới ma trong tƣởng tƣợng của các nhà văn
“không còn giống cái thế giới ma trong những truyện cổ”. Thay vào đó họ “đã
muốn nƣơng tựa vào khoa học để giảng giải những chuyện ma quỷ” [14, tr. 804].
Trong công trình Văn học Việt Nam hiện đại, Trƣơng Tửu lại cho rằng các sáng
tác văn học trên là các nhà văn “tả cảnh”. Khái niệm “tả cảnh” của Trƣơng Tửu
phần nào đó mang nét nghĩa tƣơng đƣơng với thuật ngữ “mimesis” khi ông cho
rằng “phận sự của nhà tiểu thuyết tóm lại chỉ lả tả và thuật (…) theo nguyên lý ấy
văn liệu chỉ có hai thứ: 1 thiên nhiên, 2 xã hội”. Nhìn từ vấn đề thi pháp, Trƣơng
Tửu nhận ra ba nhà văn Thế Lữ, Lan Khai, Lƣu Trọng Lƣ tuy đều là những nhà
văn “tả cảnh” nhƣng lại có những khác biệt rõ rệt trong phƣơng pháp sáng tác.
Tuy không làm rõ vấn đề ảnh hƣởng của văn chƣơng cổ trong các sáng tác của ba
nhà văn này nhƣng Trƣơng Tửu đã cung cấp những phƣơng diện khác cho ngƣời
đọc nhận ra sự mới mẻ, tiến bộ sau bề ngoài “các cảnh cổ lỗi, những nhân vật thô
sơ, man dã” (từ dùng của Trƣơng Tửu) đƣợc các tiểu thuyết này thuật lại.
Trong giai đoạn 1945 – 1975, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan, những sáng tác hiện đại mang khuynh hƣớng truyền kỳ và kỳ án không
đƣợc phát hành, nghiên cứu, tìm hiểu tại miền Bắc XHCN. Tại Miền Nam Việt

Nam, dƣới Chế độ Việt Nam Cộng Hòa, các sáng tác này tuy tiếp tục đƣợc một
số nhà sách nhƣ Hƣơng Lan, Ngày Nay, Nguyễn Đình Vƣợng vv xuất bản nhƣng

10


không thu hút đƣợc sự chú ý, quan tâm nhƣ giai đoạn trƣớc. Từ hai thập niên trở
lại đây, nhiều tác giả, tác phẩm văn học trong giai đoạn 1900 – 1945 mới bắt đầu
đƣợc tái bản, nghiên cứu và khẳng định lại vị trí trong sự phát triển của văn học
Việt Nam hiện đại. Những tác giả và tác phẩm mang khuynh hƣớng truyền kỳ và
kỳ án nhƣ Lan Khai, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Phạm Cao Củng vv bắt đầu nhận
đƣợc nhiều sự quan tâm từ giới nghiên cứu, phê bình. Tuy nhiên, những công
trình này mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định lại vai trò của các nhà văn này trong
tiến trình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, công bố các sáng tác mới đƣợc tìm thấy,
ảnh hƣởng của văn học phƣơng Tây trong các sáng tác giai đoạn này mà chƣa có sự liên
kết với các thể loại truyền thống của văn học Việt Nam trung đại.
Nhƣ vậy, có thể nhận thấy chƣa có công trình nghiên cứu văn học nào thực
sự dẫn giải về sự tiếp nổi của thể loại truyền kỳ và kỳ án trong Văn học Việt
Nam 1932 – 1945 mà chỉ có các gợi mở, lƣu ý từ các nhà khoa học tiền bối. Bên
cạnh đó, vấn đề văn bản cũng là một thách thức không nhỏ trong quá trình hoàn
thành luận văn của chúng tôi khi quá trình tái bản các tác phẩm văn chƣơng
mang khuynh hƣớng truyền kỳ và kỳ án còn chƣa thực sự chuyên nghiệp, bài bản
so với các công trình sƣu tầm tiểu thuyết, truyện ngắn khác của giai đoạn này.
Tuy nhiên, chúng vẫn là những cứ liệu bổ ích, quan trọng giúp chúng tôi hoàn
thành luận văn này.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn hƣớng tới việc khảo sát, tìm hiểu và chứng minh về vai trò và tầm
ảnh hƣởng của thể loại truyền kỳ và kỳ án nói chung; truyền kỳ và kỳ án hiện đại
nói riêng trong dòng chảy văn học Việt Nam từ thời kỳ trung- cận đại đến hiện

đại. Từ đó, chỉ ra sức sống lâu bền của thể loại truyền kỳ và kỳ án nói chung
trong thị trƣờng văn học giai đoạn 1932 – 1945, sự “hiện đại” hóa của hai thể
loại văn học này nhằm phù hợp với đối tƣợng độc giả mới. Bên cạnh đó, tuy là
các sáng tác mang khuynh hƣớng bình dân nhƣng nhiều tác phẩm truyền kỳ và
kỳ án hiện đại cũng gửi gắm những ƣu tƣ, dồn nén của các nhà văn trƣớc bối

11


cảnh nƣớc mất, nhà tan. Thông qua những tác phẩm mang vỏ bọc “dị đoan,
hoang đƣờng” (từ dùng của Trƣơng Tửu), họ đã chuyển đến ngƣời đọc nhiều
thông điệp mang giá trị sâu sắc.
3. 2 Đối tƣợng nghiên cứu
Trƣớc hết, cần phải khẳng định một thị trƣờng văn học cơ bản đã đƣợc hình
thành tại Việt Nam và đạt đƣợc nhiều thành tựu trong giai đoạn 1932 – 1945.
Trong một thị trƣờng đầy biến động với yêu cầu phân hóa và đa dạng từ phía độc
giả, phong cách, đề tài, chủ đề sáng tác của nhà văn vì vậy cũng hết sức phức tạp.
Viết về Lan Khai, Vũ Ngọc Phan từng nhận xét: “Nếu theo những sách xuất bản
hàng năm, ngƣời ta thấy mới đầu Lan Khai rất ham viết những thuyết lịch sử; rồi
những tiểu thuyết lịch sử của ông thƣa dần để nhƣờng chỗ cho những tập tiểu
thuyết đƣờng rừng, làm cho ông nổi tiếng một hồi và đƣợc ngƣời ta gán cho ông
cái tên “nhà tiểu thuyết đƣờng rừng”. [14, tr.790- tr.791]. Hiện tƣợng thể nghiệm
phong cách nhƣ Lan Khai không phải trƣờng hợp ngoại biệt của văn học Việt
Nam trong giai đoạn này
Bởi vậy, là một nghiên cứu về thể loại văn học, chúng tôi không đi sâu làm
rõ toàn bộ khối lƣợng tác phẩm trong giai đoạn 1932 – 1945 của các tác giả.
Thay vào đó, chúng tôi chỉ khảo sát, nghiên cứu các tác phẩm đi theo khuynh
hƣớng truyền kỳ và kỳ án của các nhà văn Việt Nam trong giai đoạn này. Mặt
khác, do tình trạng lý luận, phê bình không song hành với sáng tác văn học dẫn
đến hệ quả là nhiều tác phẩm văn học đƣợc gọi theo nhiều thể loại khác nhau một

cách tùy tiện theo chủ trƣơng từ phía tác giả và nhà sách. Trong khi đó, chúng tôi
thực hiện quá trình khảo sát, phân tích tác phẩm theo tiêu chí đặc trƣng thể loại.
Bởi vậy, không tránh khỏi có sự khác biệt về phân loại tác phẩm giữa luận văn
của chúng tôi với các công trình nghiên cứu, khảo sát trƣớc đó.
Cuối cùng, trong phạm vi của đề tài, đối tƣợng/ vấn đề nghiên cứu của chúng
tôi tập trung vào các sáng tác truyền kỳ và kỳ án làm nên tên tuổi của một số nhà
văn trong thời kỳ này nhƣ: Thế Lữ, Lan Khai, Tchya, Lƣu Trọng Lƣ, Phạm Cao
Củng và Nguyễn Tuân. Đối với các tác giả khác từng thể nghiệm hai thể loại này

12


nhƣ trƣờng hợp của Thanh Tịnh, Nam Cao, Bùi Hiển, Khái Hƣng, chúng tôi sẽ
cố gắng phân tích, đề cập tùy theo tầm ảnh hƣởng của những sáng tác này trong
trƣờng văn học Việt Nam 1900 – 1945, cũng nhƣ giá trị của chúng đối với sự
nghiệp văn học của họ.
3. 3 Phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi là các sáng tác thuộc thể
loại truyền kỳ và kỳ án. Chính xác hơn, là các sáng tác mang khuynh hƣớng hai
thể loại này trong giai đoạn 1932 – 1945. Bởi vậy, việc tái hiện sự phát triển của
hai thể loại này trong giai đoạn 1932 – 1945 đƣợc xem là “xƣơng sống” của luận
văn. Tuy nhiên, do tính chất giao thời và liên văn bản của hai thể loại văn học
này, chúng tôi có tham khảo, khảo sát những tác phẩm văn học truyền kỳ và kỳ
án trung đại của Việt Nam và Trung Quốc nhƣ những dẫn chứng quan trọng bổ
sung cho các luận điểm của luận văn.
4 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình
Phƣơng pháp loại hình là một trong những phƣơng pháp tổng quan, có thể
đƣợc áp dụng cho nhiều bộ môn của ngành nghiên cứu văn học trong đó có lịch
sử văn học. Theo Nguyễn Văn Dân: “Trong thực tiễn nghiên cứu khoa học, có

những hiện tƣợng nếu chỉ đƣợc nghiên cứu một cách riêng biệt, thì ta khó có thể
xác định đƣợc danh tính và giá trị của nó, bởi lẽ ta không có đƣợc các tiêu chuẩn
và hệ quy chiếu của nó để dựa vào mà đánh giá nó. Đặc biệt là đối với những
hiện tƣợng mới, nếu ta xác định đƣợc loại hình của nó, thì ta chỉ việc lấy các tiêu
chuẩn và ý nghĩa của loại hình đó để gán cho nó là có thể dễ dàng đánh giá đƣợc
giá trị của nó. Nếu không xác định đƣợc loại hình của nó, thì ta sẽ suốt đời loay
hoay với nó nhƣ đứng trƣớc một con vật lạ mà không biết gọi tên nó là gì, và nhƣ
thế thì dĩ nhiên ta không thể biết đƣợc nó có ý nghĩa và giá trị gì đối với ta” [13,
tr. 334].
Trƣớc năm 1945, trong công trình Nhà văn Việt Nam hiện đại, Vũ Ngọc
Phan đã rất tinh tế khi so sánh những sáng tác của Lan Khai, Tchya, Thế Lữ có

13


sự tƣơng đồng với thể loại truyền kỳ vốn thịnh hành trong bộ phận văn học chữ
hán từ nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, Vũ Ngọc Phan lại không hề giới thuyết chặt
chẽ dẫn đến sự lầm lẫn giữa nhiều thể loại, tiểu loại văn học: truyền kỳ và kỳ án,
trinh thám, truyện kỳ ảo, kinh dị vv.
Trong Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX, Vũ Thanh có tham vọng trình bày
truyền kỳ nhƣ một tiểu loại văn học nằm trong dòng chảy của truyện kỳ ảo Việt
Nam. Tuy nhiên có thể thấy, tác giả đã có sự nhầm lẫn về mặt thuật ngữ giữa hai
khái niệm “kỳ ảo” và “huyền ảo”. Trong đó, khái niệm “kỳ ảo” vốn dùng để định
nghĩa dòng văn học thịnh hành ở phƣơng Tây nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX. Mặc dù, chúng có những đặc điểm tƣơng đồng với nhiều loại hình văn học
phƣơng Tây và phƣơng Đông tiền hiện đại nhƣ tiểu thuyết Gothic, truyền kỳ
nhƣng về cơ bản “kỳ ảo” là một hiện tƣợng văn học mới với tiêu chí đánh giá, hệ
quy chiếu khác biệt hoàn toàn với các thể văn trƣớc đây mà chúng tôi sẽ trình
bày ở những phần sau ở luận văn.
Nhƣ vậy, trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam, truyền kỳ và kỳ án vốn

không phải là hai đối tƣợng/ vấn đề văn học mới mẻ tuy nhiên lại chƣa đƣợc tìm
hiểu, định nghĩa một cách rõ ràng, hoàn chỉnh. Cá biệt trong các công trình Quá
trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Phan Cự Đệ
không công nhận hai loại hình văn học này thay vào đó ông quy giản chúng là
những thể tài, chủ đề sáng tác của một số nhà văn tiền chiến nhƣ Lan Khai, Thế Lữ.
Từ kết quả thực tiễn của các nhà nghiên cứu đi trƣớc và tính phức tạp của hai
đối tƣợng/ vấn đề văn học là truyền kỳ và kỳ án nhất là quá trình chuyển mình
của chúng trong giai đoạn văn học 1932 - 1945, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu
loại hình là phƣơng pháp cần thiết và hiệu quả nhằm nắm bắt hai hiện tƣợng văn
học này một cách cụ thể, bao quát.
- Phương pháp văn hóa học
Văn hóa học mới đƣợc hình thành và phát triển vào đầu thế kỷ XX. Phƣơng
pháp văn hóa học là phƣơng pháp nghiên cứu, khám phá vai trò của văn hóa
trong tác phẩm văn học, vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa để lý giải

14


văn học. Ở Việt Nam, phƣơng pháp văn hóa học trong lĩnh vực nghiên cứu van
học hiện đại đã có mầm mống xuất hiện từ thập niên 40 của thế kỷ XX với đại
diện tiêu biểu là Trƣơng Tửu với các tác phẩm nhƣ Văn học Việt Nam hiện đại,
Kinh thi Việt Nam. Trong đó công trình Văn học Việt Nam hiện đại của Trƣơng
Tửu có thể xem là một tác phẩm nghiên cứu, phê bình văn học thành công khi áp
dụng phƣơng pháp nghiên cứu văn hóa lịch sử từ H. Taine để phân tích hiện
tƣợng sáng tác truyện truyền kỳ và kỳ án của Thế Lữ, Lan Khai và Lƣu Trọng
Lƣ. Dù cách đặt vấn đề, tiếp cận vấn đề cùng nhiều phân tích của Trƣơng Tửu
còn mang tính khiên cƣỡng, áp đặt hơn là từ những kết quả thu đƣợc qua nội
dung văn bản song có thể nhận thấy, bằng tam giác lịch sử - con ngƣời – tác
phẩm của Taine, Trƣơng Tửu đã nhận ra đƣợc nét đặc sắc của ba tác giả Thế Lữ,
Lan Khai, Lƣu Trọng Lƣ. Ông cho rằng tuy chủ đề tác phẩm của ba nhà văn này

đều là những chuyện hoang đƣờng, kỳ dị nhƣng quan niệm sáng tác của họ lại vô
cùng riêng biệt. Đó cũng là ƣu điểm của văn hóa học so với các phƣơng pháp
nhƣ loại hình học, cấu trúc vốn chỉ quan tâm đến bộ khung, hình thức văn bản
mà ít quan tâm đến toàn bộ giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Xuyên suốt thời kỳ trung đại, truyền kỳ và kỳ án là hai thể loại văn học có sự
phát triển tƣơng đối ổn định trong nền văn học chữ Hán tại các quốc gia Trung
Quốc, Nhật Bản, Cao Ly và Việt Nam. Vốn là một thể loại có chức năng ghi
chép lại các hiện tƣợng, sự kiện bên ngoài chính sử, các tác phẩm truyền kỳ và
kỳ án đƣợc xem nhƣ một sự bổ sung lý tƣởng cho những khuất tất mà sử gia vì
nhiều lý do chƣa trình bày một cách cụ thể, đầy đủ. Đó là lý do mặc dù ở Việt
Nam có nhiều tác phẩm đƣợc xếp vào truyền kỳ nhƣ Truyền kỳ tân phả, Tang
thương ngẫu lục, Công dư tiệp ký vv nhƣng chỉ Truyền kỳ mạn lục đƣợc xếp vào
“thiên cổ kỳ văn” cũng vì tác phẩm này đã vƣợt khỏi giá trị của những ghi chép
để đến với giá trị của một tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy
rằng, Truyền kỳ mạn lục cũng nhƣ Tiễn đăng tân thoại, Kim ngao tân thoại hay
Già tì tử đều đƣợc các nhà nho đƣơng thời cho tới các nhà nghiên cứu văn học
ngày nay đề cao về giá trị hiện thực, phê phán sự thối nát trong xã hội phong

15


kiến, ca ngợi các giá trị tự do, nhân bản vv. Chúng cũng là những đặc trƣng khi
nói về thể loại văn học này trƣớc thế kỷ XIX. Dẫu vậy, sự tồn tại của truyền kỳ
và kỳ án trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trong một bối cảnh văn hóa
có sự chuyển đổi, khác biệt rõ rệt với các giai đoạn văn học trƣớc cho thấy ý
nghĩa, giá trị của chúng bắt buộc cũng phải có sự tiếp biến để phù hợp, thích ứng
với hoàn cảnh mới. Trong giai đoạn 1932 – 1945, truyền kỳ và kỳ án vẫn tiếp tục
phát triển song song với nhiều thể loại văn học thịnh hành ở phƣơng Tây thậm
chí đƣợc nhiều nhà văn ƣa chuộng xem nhƣ phong cách chủ đạo của mình nhƣ
Tchya, Nguyễn Tuân. Điều này vừa minh chứng cho giá trị tồn tại lâu bền của

các thể loại văn học cổ trong không gian văn học hiện đại nhƣng mặt khác cũng
phản ánh sự khác biệt trong nhận thức, quan niệm sáng tác của các nhà văn
đƣơng thời. Văn hóa học đƣợc xem là một phƣơng pháp hữu hiệu để đi tìm, chú
giải, phân tích những căn nguyên đó.
- Phương pháp xã hội học
Xã hội học là khoa học nghiên cứu các hiện tƣợng/ vấn đề mang tính chất xã
hội. Chính xác hơn là khoa học nghiên cứu về xã hội con ngƣời và về các sự việc
xã hội [13, tr. 208]. Nằm trong bộ môn xã hội học, xã hội học văn học là một
khoa học phát triển và bắt đầu đạt đƣợc nhiều thành tựu kể từ thập niên 50 của
thế kỷ trƣớc cho đến nay. Trong đó có ba khuynh hƣớng nghiên cứu chính. Một
là khuynh hƣớng coi văn học là một đối tƣợng mang tính chất xã hội. Theo đó, nhà
nghiên cứu từ góc độ xã hội học tiến hành điều tra hiện tƣợng/ vấn đề văn học.
Khuynh hƣớng thứ hai và thứ ba là xã hội học sáng tác và xã hội học tiếp nhận là hai
phƣơng pháp đƣợc các nhà nghiên cứu văn học sử dụng phổ biến hiện nay.
Trong đó, phƣơng pháp xã hội học sáng tác là phƣơng pháp nghiên cứu sự
tác động của xã hội đến sáng tác văn học mà nhà nhà nghiên cứu nổi tiếng đầu
tiên cần phải nhắc đến là L. Goldmann với vấn đề cấu trúc phát sinh trong văn
học. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu văn học Goldman chƣa đề cập đến khâu
tiếp nhận văn học bởi vậy xã hội học văn học của ông chủ yếu vẫn là xã hội học

16


sáng tác hay nói cách khác là ảnh hƣởng của xã hội, cơ sở của xã hội đến việc
sáng tác văn học.
Ngƣợc lại, xã hội học tiếp nhận hay phƣơng pháp mỹ học tiếp nhận là khoa
học nghiên cứu môi quan hệ giữa tam giác tác giả, tác phẩm với độc giả. Với
khoa học này, vai trò của độc giả - đối tƣợng tiếp nhận văn học đƣợc đề cao, nhìn
nhận trong vị trí xứng đáng. Nhà nghiên cứu nổi bật của trƣờng phái này là Hans
Robert Jauss khi ông cho rằng khoa nghiên cứu văn học trƣớc đây mới chỉ quan

tâm tới các vấn đề tiền văn học cho tới khâu sáng tác, nhƣng ít chú tâm tới quá
trình tiếp nhận văn bản. Thế nhƣng, chính sự tiếp nhận của độc giả đã góp phần
hoàn thiện tác phẩm. Nói một cách khác, văn bản sáng tác của tác giả mới chỉ là
một bộ khung mà từ đó ngƣời đọc sẽ hoàn thiện theo khả năng của mình. Từ
Jauss, nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa thêm các khái niệm khác nhằm hoàn thiện
phƣơng pháp nghiên cứu này.
Tại Việt Nam, Trƣơng Đăng Dung và Đỗ Lai Thúy là những nhà nghiên cứu
đầu tiên truyền bá và ứng dụng phƣơng pháp mỹ học tiếp nhận trong nghiên cứu
tác phẩm văn học một cách hiệu quả. Nhất là công trình Hé gương cho người
đọc, Đỗ Lai Thúy đã trình bày nhiều cách phân tích tác phẩm đối với nhiều văn
bản tƣởng nhƣ đã quá quen thuộc, không còn vấn đề phân tích, phê bình nhƣ Thơ
Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm khúc của Ôn Nhƣ Hầu vv.
Từ hiện tƣợng/ vấn đề truyền kỳ và kỳ án, chúng tôi nhận thấy lịch sử phát
triển của hai thể loại này có nhiều biến động. Trong đó, sự tồn tại của một thị
trƣờng văn học giai đoạn 1932 - 1945 cho phép các thể loại văn học cũ phát triển
song song với các trào lƣu văn học đƣơng đại. Tuy nhiên, khi đội ngũ tác giả và
cộng đồng tiếp nhận có sự biến động, thay đổi. Bản thân những sáng tác văn học
mới dù mang khuynh hƣớng, chịu sự ảnh hƣởng của các tác phẩm văn học trung
– cận đại nhƣng nội dung vẫn hàm chứa những ý nghĩa mới.
Các thao tác nghiên cứu
- Thao tác phân tích: Là thao tác chính để làm rõ các đặc trƣng của thể loại
truyền kỳ và kỳ án hiện đại trong giai đoạn 1932 – 1945

17


- Thao tác so sánh: nhằm chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt giữa thể loại
truyền kỳ và kỳ án hiện đại với các sáng tác truyền thống. Bên cạnh đó, thao tác
này đƣợc chúng tôi sử dụng để làm rõ tầm ảnh hƣởng của các thể loại văn học
phƣơng Tây nhƣ trinh thám, kỳ ảo trong các sáng tác truyền kỳ và kỳ án hiện đại.

- Thao tác mô tả: là một thao tác chúng tôi cho là cần thiết. Nhất là đối với
một số hiện tƣợng văn học ít đƣợc nhắc đến hoặc chƣa đƣợc phân tích, nghiên
cứu, tìm hiểu cụ thể.
- Thao tác thống kê: là thao tác bổ trợ, tăng phần chính xác trong luận văn
của chúng tôi
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam (1900 – 1945) tuy chỉ diễn ra trong
một khoảng thời gian ngắn so với tiến trình hình thành và phát triển văn học
trung đại kéo dài 10 thế kỷ tuy nhiên lại ẩn chứa nhiều vấn đề/ đối tƣợng vô cùng
phức tạp. Không ngoa, khi nhiều nhà nghiên cứu nhận định không gian văn học
Việt Nam (1900 – 1945) nhƣ một “phòng thí nghiệm khổng lồ” (từ dùng của
Phạm Xuân Thạch) với một đội ngũ nhà văn đông đảo, nhiều thể loại văn học
“cũ” và “mới” đồng thời hiện diện, phát triển. Truyền kỳ và kỳ án hiện đại có thể
xem là một mảng, khối trong không gian văn học Việt nam (1900 – 1945), là một
minh chứng cho quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam từ nền tảng nội
tại, trƣớc đó. Bởi vậy, nghiên cứu về truyền kỳ và kỳ án hiện đại không chỉ
tái hiện một mảng văn học chƣa đƣợc nhìn nhận, đánh giá cụ thể mà còn góp
phần khẳng định tầm quan trọng của quá trình hiện đại hóa văn học Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XX.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn đƣợc cấu trúc thành 4 chƣơng
Chương 1 Những vấn đề chung
Trong chƣơng này, chúng tôi tập trung làm rõ các khái niệm truyền kỳ và kỳ
án, sự hình thành và phát triển của truyền kỳ và kỳ án trong văn xuôi trung đại
Việt Nam và trong giai đoạn giao thời 3 thập niên đầu thế kỷ XX.

18


Chương 2 Đặc điểm của thể loại kỳ án trong giai đoạn 1932 – 1945

Trong chƣơng này, chúng tôi tập trung làm rõ những đặc điểm chính của thể
loại truyền kỳ trong giai đoạn 1932 - 1945 về mặt đề tài, chủ đề, nhân vật cũng
nhƣ kết cấu. Từ đó, chỉ ra sự những nét mới của thể loại văn học này trong giai
đoạn 1932 – 1945
Chương 3 Đặc điểm của thể loại kỳ án trong giai đoạn 1932 – 1945
Trong chƣơng này, chúng tôi tập trung làm rõ những đặc điểm chính của thể
loại kỳ án trong giai đoạn 1932 – 1945 về mặt đề tài, chủ đề, nhân vật cũng nhƣ
tầm ảnh hƣởng của thể loại văn chƣơng này đối với một số dòng văn chƣơng
hiện đại nhƣ trinh thám, lịch sử.
Chương 4 Quan niệm của tác giả trong các sáng tác truyền kỳ và kỳ án giai
đoạn 1932 – 1945
Trong chƣơng này, chúng tôi tập trung làm rõ những sự ảnh hƣởng của giai
cấp, xã hội đã chi phối nhà văn trong các sáng tác truyền kỳ và kỳ án. Ngƣợc lại,
ý thức cá nhân của nhà văn cũng tác động đáng kể tới những sáng tác văn học
thƣờng bị xem nhẹ là dòng văn chƣơng bình dân, thị trƣờng này.

19


CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tiến trình hình thành, khái niệm, đặc trƣng của truyền kỳ trung đại
và ảnh hƣởng của thể loại này trong văn học hiện đại
Truyền kỳ là một thể loại mang tính khu vực, ra đời tại Trung Hoa nhƣng
nhanh chóng lan rộng ra các nƣớc thuộc khu vực Đông Á và Việt Nam. Theo
Lịch sử Văn học Trung Quốc (Viên Hành Bái chủ biên), tên gọi của thể loại này
có thể xuất phát từ nhan đề của tác phẩm Truyền kỳ của Bùi Hinh, thời Vãn
Đƣờng. Tuy có lịch sử phát triển và suy tàn trong thời kỳ nhà Đƣờng – một
khoảng thời gian ngắn nếu đối sánh với lịch sử văn học Trung Quốc nhƣng thực
tế tiền đề của thể loại văn học này là u linh, chí quái, chí dị đã đƣợc hình thành từ
thời Ngụy – Tấn. Mặc dù chỉ thịnh hành trong thời nhà Đƣờng, các tác giả vẫn

kịp để lại nhiều tác phẩm truyền kỳ có giá trị cả về nội dụng lẫn nghệ thuật. Đại
bộ phận các tác phẩm truyền kỳ thời Đƣờng còn đƣợc sƣu tầm, lƣu giữ trong bộ
sách Thái bình quảng ký đƣợc biên soạn đầu thời Tống.
Ở Việt Nam, những tác phẩm truyền kỳ đầu tiên đƣợc ghi nhận có niên đại vào
khoảng thế kỷ XV nhƣ Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Lan Trì kiến văn lục,
Truyền kỳ Tân phả, Tang thương ngẫu lục. Nhƣ vậy, sự hình thành và phát triển
truyền kỳ ở Việt Nam diễn ra khá muộn màng so với quê hƣơng của thể loại này. Giải
thích về vấn đề này, Vũ Thanh đƣa ra giả thuyết “truyện kỳ ảo Việt Nam không lập
tức tiếp thu truyền kỳ Đƣờng Tống – giai đoạn đỉnh cao của truyền kỳ Trung Quốc,
mà lại phải đi lại còn đƣờng mòn mà văn học Trung Quốc đã trải qua, bắt đầu tƣ u
linh, chí quái. Rõ ràng ở đây có vấn đề tiếp nhận, nhu cầu tiếp nhận. Cái mới, cái lạ
cần phải có một cơ sở xã hội nhất định, một môi trƣờng văn hóa thuận lợi mới có thể
nảy nở và phát triển. Văn xuôi tự sự Việt Nam mới bắt đầu phát triển, văn học dân
gian bản địa và nền móng văn hóa bản địa vẫn còn đậm nét, tính tự sự của nền văn
xuôi non trẻ này còn chƣa phát triển, trong khi lối tƣ duy ảnh hƣởng của văn hóa dân
gian, đặc biệt của thần thoại, của cổ tích còn rất mạnh, vì vậy việc tiếp thu cũng mới
chỉ dừng lại ở mức độ truyện chí quái vừa mới thoát thai từ thần thoại, truyền thuyết,
dã sử… mà chƣa vƣơn tới cấp độ truyền kỳ, chí dị”. [70, tr. 737].

20


Trong quá trình du nhập các tác phẩm văn học nƣớc ngoài, không thể tránh
khỏi tình trạng sao chép, mô phỏng. Thể loại truyền kỳ cũng không ngoại lệ mà
đại diện tiêu biểu nhất chính là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Tự). Song
cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng bản thân quá trình tiếp nhận, bản địa hóa, sự
khác biệt về lịch đại cùng ý thức sáng tạo của Nguyễn Dữ đã khiến cho tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục do ông chấp bút có những giá trị độc đáo về cả nội dung cùng
nghệ thuật. Cũng cần nhấn mạnh sự sao phỏng các tác phẩm truyền kỳ không
diễn ra thƣờng xuyên, theo trào lƣu mà theo sự ngẫu hứng, cảm xúc của tác giả.

Ngay cả trƣờng hợp Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh vốn là một tác phẩm đƣợc
ƣa chuộng trong văn học Trung Quốc từ thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, trong những
khảo sát nghiên cứu văn học trung đại sớm nhất của Việt Nam nhƣ Việt hán văn
khảo, Phan Kế Bính cho rằng đây là một tác phẩm có hại. Tiến trình dịch và phát
hành Liêu trai chí dị tại Việt Nam cũng tƣơng đối phức tạp và bản dịch đầy đủ
nhất của Cao Tự Thanh chỉ mới đƣợc hoàn thành và xuất bản năm 2005 tuy rằng
bộ truyện này đã lần đƣợc dịch lẻ tẻ trên Nông Cổ mín đàn từ năm 1901, đƣợc
“tiếp sức” bởi nhiều nhà văn, nhà văn hóa nổi tiếng nhƣ Tản Đà, Nguyễn Đỗ
Mục, Đào Trinh Nhất vv đăng tải thành sách lẻ và nhiều ấn phẩm báo chí tại ba
miền Bắc – Trung – Nam .
Mặc dù, trải quá tiến trình tiếp nhận, bản địa hóa theo một trật tự có phần
khác biệt và chậm trễ hơn so với thể loại truyền kỳ tại Trung Quốc, truyền kỳ
Việt Nam vẫn mang những đặc trƣng của thể loại này. Về mặt định nghĩa, các
nhà nghiên cứu văn học sử Trung Quốc nhận định truyền kỳ là một loại tiểu
thuyết văn ngôn (cụm từ tiểu thuyết ở đây đƣợc hiểu là các tự sự, truyện đƣợc
hiểu rộng rãi tại Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly và Việt Nam cho đến nửa đầu thế
kỷ XX khác với cách hiểu tiểu thuyết là một tác phẩm tự sự có dung lƣợng lớn,
có chung một chủ đề, với nhiều nhân vật hoạt động trong phạm vi lịch sử, xã hội,
môi trƣờng rộng lớn).
Khác với các thể loại văn học khác, đề tài của truyền kỳ tƣơng đối phong phú
và đa dạng lấy cảm hứng từ câu chuyện lịch sử nhƣ Câu chuyện ở đền Hạng

21


Vương; vay mƣợn các truyện ngụ ngôn, điển tích trong các tác phẩm kinh điển
nhƣ Lưỡng Phật đấu thuyết ký (Bài ký hai Phật cãi nhau), Giao thư lục (Bức thư
của con muỗi); đề tài tình yêu nhƣ Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, Truyện oan nghiệt
của Đào Thị; đề tài lấy cảm hứng từ truyện dân gian, cổ tích nhƣ Truyện người con
gái Nam Xương; Người nghĩa phụ ở Khoái Châu; đề tài lấy từ cảm hứng từ hiện

thực cuộc sống nhƣ các tác phẩm thuộc Tang thương ngẫu lục; Công dư tiệp ký.
Về mặt thi pháp, kỹ thuật miêu tả của truyền kỳ tƣơng đối sinh động, tỉ mỉ so
với các thể loại văn chƣơng đƣơng thời. Tuy không tránh khỏi nhiều tác phẩm
còn mang tính chất ghi chép, hơn là sáng tác văn chƣơng nhƣ Tang thương ngẫu
lục, Truyền kỳ tân phả nhƣng những áng văn trong Thánh Tông di thảo, Truyền
kỳ mạn lục thật xứng đáng với danh hiệu “thiên cổ kỳ bút”. Nhìn chung, văn
chƣơng truyền kỳ đƣợc viết theo lối đăng đối, vẫn chứa nhiều các yếu tố ƣớc lệ
thay vì mô tả, sao phỏng hiện thực nhƣ văn chƣơng hiện đại.
Nhìn từ các đặc điểm trên có thể thấy “truyền kỳ” có nhiều điểm tƣơng đồng
với loại thể “truyện ngắn” hiện đại. Tuy nhiên, hai khái niệm này không đồng
nhất nhƣ một số nhận xét của các nhà nghiên cứu văn học sử nhƣ Đinh Gia
Khánh, Bùi Duy Tân, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Đăng Na. Khái niệm truyền kỳ
mang nội hàm hẹp hơn so với loại thể truyện ngắn chỉ các “tiểu thuyết văn ngôn”
có chứa yếu tố “kỳ” nhƣ Doãn Sự Lộ đời Tống nhận định “dùng lời đăng đối để
tả phong cảnh, đời lấy làm lạ”. Mặc dù, nhiều tác phẩm truyền kỳ có chứa đựng
yếu tố hiện thực, hoặc ám chỉ hiện thực tồn tại trong xã hội song chúng vẫn là
những tác phẩm đƣợc viết bằng bút pháp “kỳ” với nhiều yếu tố thần linh, ma
quái, siêu nhiên, hoang đƣờng, có phần xa lạ với truyền thống bất ngữ “quái, lực,
loạn, thần” theo tinh thần Nho giáo nhƣ chính các tác giả viết nên chúng nhận
định “những truyện huyền bí thuộc thuyết nhà Phật, ngƣời quân tử không nên nói
đến” [44, tr.24]; “chƣa rõ thuyết nào đúng, nên xin chép cả hai vào đây” [44,
tr.61]. Các tác giả truyền kỳ đều phủ nhận ý thức sáng tạo của mình nhƣ Bùi Duy
Tân nhận định “ông (tác giả) muốn phân bua với độc giả rằng trƣớc tác của mình
không phải sách có tính chất nghiêm trang nhƣ thực lục, liệt truyện, rằng đây chỉ

22


×