Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Bước tiến triển của quan hệ việt nam trung quốc những năm đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 89 trang )

Đại học quốc gia hà nội

Tr-ờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn



cao thị thu trang

B-ớc tiến triển của Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
những năm đầu thế kỷ XXI

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40

Luận văn thạc sỹ quốc tế học

Ng-ời H-ớng dẫn khoa học:

PGS. Nguyễn Huy Quý

Hà Nội: 2010
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông; hai dân tộc
Hoa - Việt có mối quan hệ truyền thống, láng giềng trải mấy nghìn năm lịch sử, đặc biệt là quan
hệ hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước của nhân dân hai nước. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam kết
thúc vào năm 1975, do nhiều nguyên nhân, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc chuyển vào giai đoạn


không bình thường, đỉnh cao là chiến tranh biên giới năm 1979. Cuối những năm 80 của thế kỷ
XX, tình hình quốc tế và khu vực thay đổi, chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc tiến tới bình thường hoá vào tháng 11 năm 1991. Vào những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ
hữu nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc bước vào thời kỳ phát triển ổn định tương đối và đạt
được nhiều kết quả.
Việt Nam và Trung Quốc - hai nước XHCN, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có nhiều
tiếng nói chung về mặt ý thức hệ, nền văn hoá có nhiều điểm tương đồng. Đồng thời, Việt Nam Trung Quốc là những nước đang phát triển, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, đang tiến hành
đổi mới và cải cách mở cửa. Trải qua 30 năm cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển
mạnh mẽ, đã trở thành một cường quốc cả về chính trị lẫn kinh tế. Việc phát triển quan hệ láng
giềng hợp tác, hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc không những tạo điều kiện thuận lợi để giải
quyết các vấn đề còn tồn đọng giữa hai nước, mà còn tạo ra môi trường quốc tế tốt đẹp cho giữ
vững sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế của mỗi nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
thì việc tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi nhằm giữ vững ổn định và phát triển đất nước trở nên
vô cùng cần thiết. Bước sang thế kỷ XXI, trong những năm qua quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
đã có sự phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại,
duy trì môi trường hoà bình, ổn định cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Mặt khác, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cũng đang đứng trước những vấn đề cần giải
quyết do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh như về kinh tế - thương mại, biên giới lãnh thổ, an ninh
quốc phòng... Đánh giá quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI và
triển vọng trong những năm tới là vấn đề cần nghiên cứu để góp phần tạo luận cứ khoa học cho
việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ với Trung Quốc.
Chính vì những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Bước tiến triển của quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành
2


Quan hệ quốc tế. Việc tiến hành đề tài này thực sự là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
đối với tình hình Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã có rất nhiều tài liệu, bài viết, công trình khoa học
trong và ngoài nước đề cập đến, nhất là nguồn tư liệu trong nước. Quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc những năm đầu thế kỷ XXI đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu (bài báo,
khóa luận tốt nghiệp Đại học, luận văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ, hội thảo khoa học); nhưng
những công trình đó hoặc là viết về thời gian sau bình thường hóa (1991), hoặc nghiên cứu một số
lĩnh vực riêng biệt. Những công trình này chúng tôi sẽ liệt kê trong phần “Danh mục tài liệu tham khảo”.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu trước đây, đề tài này sẽ tập
trung nghiên cứu bước tiến triển trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI,
cụ thể là giai đoạn từ năm 2001 - 2009 và dự báo triển vọng về quan hệ hai nước những năm tiếp theo.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá và hệ thống hoá những yếu
tố cơ bản tác động và thực trạng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Đồng thời, dự báo triển vọng quan hệ Việt - Trung trong thập kỷ tới. Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến
nghị mang tính giải pháp, góp phần luận cứ khoa học phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta.
Luận văn cũng nhằm mục đích cung cấp những thông tin tư liệu và những nhận định đánh giá làm
tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu về quan hệ quốc tế, trước hết là về quan hệ
Việt - Trung.
* Nhiệm vụ: Để thực hiện được những mục đích nêu trên, Luận văn triển khai các nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
Một là: Làm rõ những yếu tố cơ bản tác động tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những
năm đầu thế kỷ XXI. Thực trạng quan hệ Việt – Trung lúc kết thúc thế kỷ XX, tình hình quốc tế và khu
vực, tình hình Trung Quốc và Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI.
Hai là: Phân tích thực trạng, chính sách đối ngoại của hai nước về quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc trong giai đoạn hiện nay.
Ba là: Dự báo triển vọng và đưa ra khuyến nghị mang tính giải pháp về chính sách đối
ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong thời gian tới.
* Phạm vi nghiên cứu:
3



Về thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng của quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2009; dự báo triển vọng và nêu khuyến nghị về quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2010 đến năm 2020.
Về nội dung:
- Luận văn phân tích, hệ thống hoá các yếu tố tác động đến mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009.
- Đề tài tập trung nghiên cứu bối cảnh quốc tế, khu vực; chính sách đối ngoại của Việt Nam, của
Trung Quốc và một số lĩnh vực chủ yếu (chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hoá - khoa học kỹ
thuật - du lịch, an ninh - quốc phòng) của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ
XXI.
- Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, dự báo triển vọng và đề xuất một số
giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong
những năm tiếp theo của thế kỷ XXI.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, Luận văn sẽ vận dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin về
nghiên cứu quốc tế.
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài và để hoàn thành Luận văn, tác giả đã sử dụng phương
pháp lịch sử, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, dự báo; kết hợp với phương pháp nghiên cứu
lý luận quan hệ quốc tế. Đồng thời, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học trong và ngoài nước có liên quan tới nội dung của đề tài.
5. Cấu trúc Luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của Luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Những yếu tố cơ bản tác động đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm
đầu thế kỷ XXI.
Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI.
Chương 3: Triển vọng quan hệ Việt - Trung và khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc trong những năm tới.


4


Chng 1
NHNG YU T C BN TC NG N
QUAN H VIT NAM - TRUNG QUC NHNG NM U TH K XXI
1.1. Nhỡn li quan h Vit Nam - Trung Quc t sau bỡnh thng húa (1991-2000)
Cú th núi, mi nm u sau khi quan h hai nc bỡnh thng hoỏ, quan h Vit Nam Trung Quc ó phỏt trin trờn tt c cỏc lnh vc chớnh tr, kinh t, vn hoỏ, giỏo dc... vi nhng
kt qu tt p. c bit l hai nc ó gii quyt c hai vn do lch s li l phõn gii
trờn t lin v trong Vnh Bc B.
V chớnh tr, hng nm hai bờn tin hnh cỏc cuc trao i gia nhng nh lónh o cao cp
nht. Hai bờn ó ra nguyờn tc chung trong quan h gia hai nc l lỏng ging thõn thin, n
nh lõu di, hp tỏc ton din, hng ti tng lai. Da trờn c s 5 nguyờn tc chung sng ho
bỡnh (tụn trng ch quyn v ton vn lónh th ca nhau; khụng xõm phm ln nhau; khụng can
thip vo cụng vic ni b ca nhau; bỡnh ng cựng cú li, chung sng ho bỡnh) hai bờn ó tin
hnh hp tỏc mi mt kinh t - vn hoỏ - khoa hc - giỏo dc...
Ngoi cỏc cuc thm ving chớnh thc ca cỏc on cp cao, cỏc on i biu cỏc ngnh
a phng, cỏc on th, t chc xó hi cng cú s trao i, giao lu nhm tng cng hiu bit
ln nhau. Qua ú, nhõn dõn hai nc cú thờm hiu bit v nhau, v tỡnh hỡnh kinh t - xó hi ca
nhau, gúp phn tht cht tỡnh hu ngh gia hai nc. Nm 1999, Tổng Bí thư hai Đảng đã xác
định phương châm 16 ch phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI là: lỏng ging thõn
thin, n nh lõu di, hp tỏc ton din, hng ti tng lai. Điều này phù hợp với lợi ích căn bản
5


của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Để
thực hiện có hiệu quả phương châm chỉ đạo 16 chữ, không ngừng thúc đẩy quan hệ hai nước bước
sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21; nm 2000, hai nc ó ra Tuyờn b v hp tỏc
ton din Vit Nam - Trung Quc: hai bờn khẳng định lại, tiếp tục căn cứ theo tôn chỉ và
nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc

quan hệ quốc tế đã được thừa nhận, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển toàn diện. Đảng Cộng
sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị trên
cơ sở các nguyên tắc: độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau(*) và đồng ý tăng cường và mở rộng hợp tác trong mọi lĩnh vực
V quan h kinh t: Thng mi v u t gia hai nc phỏt trin mnh m. S khai thụng
ca tuyn ng st, ng bin v hng khụng ó gúp phn quan trng cho s phỏt trin mi
quan h kinh t - thng mi gia hai nc. V thng mi song phng, kim ngch mu dch
gia hai nc cú s tng trng ỏng k, nm 1991 ch cú trờn 32 triu USD, n nm 1999 ó
tng lờn 1318 triu USD, riờng trong nm 2000 tng lờn 2.466 triu USD. Trong cuc hi m
gia Th tng Phan Vn Khi v Th tng Trung Quc Chung Dung C nhõn dp Th tng
sang thm Trung Quc thỏng 9/2000, hai Th tng ó nht trớ y mnh hn na trao i kinh t
- thng mi trong nhng nm ti, nõng tng kinh ngch xut nhp khu tng trờn 2 t USD. Phớa
Trung Quc khuyn khớch cỏc doanh nghip cú thc lc, cú tớn nhim khai thỏc th trng Vit
Nam vi chớnh sỏch u ói v ng h v tin vn. Cụng tỏc xut nhp khu cỏc mt hng truyn
thng gia hai nc s c tng cng. Vic buụn bỏn qua biờn gii c chn chnh qun lý
cht ch.
Tuyờn b chung gia Vit Nam v Trung Quc nm 1999 khng nh: trờn nguyờn tc bỡnh
ng cựng cú li, chỳ trng hiu qu v cht lng, hỡnh thc a dng, cựng nhau phỏt trin, hai
bờn quyt tõm cựng n lc phỏt huy hn na vai trũ ch o ca cỏc cụng ty ln, m rng mu
dch vi khi lng v kim ngch ln, khuyn khớch v ng h cỏc doanh nghip ca hai bờn
trin khai hp tỏc cỏc d ỏn ln, to iu kin thun li h u t ln nhau; thỳc y mu dch
biờn gii hai nc phỏt trin lnh mnh cú trt t. Nh vy, vic m rng hp tỏc kinh t - thng
mi gia hai nc cũn nhiu tim nng to ln v trin vng sỏng sa.
S phỏt trin quan h chớnh tr - thng mi ó gúp phn thỳc y quan h hp tỏc v vn
hoỏ, giỏo dc, th thao v du lch Vit Nam v Trung Quc ngy cng phỏt trin, tr thnh cỏc
hot ng thng xuyờn th hin tỡnh hu ngh gia hai nc. Hai bờn tin hnh trao i cỏc on
ngh thut biu din, phi hp trong hp ng du lch; tng cng cỏc hot ng tuyờn truyn v
(*) Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Hoa, ký tại Bắc Kinh này 25 tháng 12 năm 2000

6



nc ny ti nc kia. T ú, nhõn dõn hai nc cú thờm s hiu bit v nhau, cng c thờm mt
bc tỡnh hu ngh gia hai nc. Hai bờn cũn tin hnh cỏc hot ng trao i v hot ng hp
tỏc v giỏo dc nh tao i lu hc sinh, thc tp sinh, cựng nhau nghiờn cu v cỏc vn hai
bờn cựng quan tõm.
Thnh tu c bit quan trng trong mi nm u sau khi quan h Vit - Trung c bỡnh
thng hoỏ l hai bờn ó ký Hip c v biờn gii trờn b (1999), Hip nh phõn gii Vnh Bc
B (nm 2000), Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ (2000). Vic ký kt cỏc Hip nh ny
có ý nghĩa lịch sử sâu rộng, sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn
diện giữa hai nước phát triển mạnh hơn nữa trong thế kỷ XXI.
Trong cỏc vn do lch s li gia Vit Nam v Trung Quc cú ba vn liờn quan n biờn
gii lónh th. ú l: xỏc nh ng biờn gii trong t lin; phõn nh Vnh Bc B v vn bin
ụng (vn Hong Sa, Trng Sa cng nh vựng c quyn kinh t, thm lc a ca Vit Nam). Sau
nhiu vũng m phỏn cỏc cp v gii quyt cỏc vn tranh chp biờn gii lónh th, hai nc ó tỡm
c ting núi chung, t c nhng kt qu ỏng ghi nhn.
Vn biờn gii trờn t lin: Biờn gii Vit - Trung tn ti nhiu tranh chp, hn 100
im, gõy khú khn cho quan h hai nc, c bit l giao lu gia cỏc tnh vựng biờn. Theo tho
thun ca lónh o cp cao, hai nc ó khn trng m phỏn, gii quyt vn biờn gii trờn
t liờn trc nm 2000. Sau 6 vũng m phỏn cp Chớnh ph, 16 vũng m phỏn cp chuyờn
viờn, ngy 30 thỏng 12 nm 1999, ti H Ni, Hip c v biờn gii trờn t lin gia Vit Nam
v Trung Quc ó c B trng ngoi giao hai nc ký kt, to c s cho vic thc hin phõn
gii cm mc xỏc nh biờn gii v thỳc y hot ng trao i thng mi, c bit l hot ng
mu biờn. n cui nm 2008, hai bờn ó hon thnh phõn gii cm mc trờn ton tuyn biờn gii
t lin theo ỳng k hoch v thi gian ra.
V vn tranh chp Vnh Bc B: L ni cú ngun ti nguyờn thiờn nhiờn phong phỳ,
c bit l hi sn v du m, l ca ngừ giao lu hng hi ln, Vnh Bc B cú v trớ chin lc
quan trng i vi Vit Nam v Trung Quc v kinh t, quc phũng v an ninh. Khu vc ny
cng ó tng chng kin hp tỏc ca hai nc ỏnh bt thu hi sn, nghiờn cu khoa hc nhng
nm 1960s. Mc dự ngay sau khi Hip nh Paris v Vit Nam c ký kt nm 1973, Vit Nam

ó ch ng ngh m phỏn phõn nh Vnh Bc B nhng do lp trng ca hai nc khỏc xa
nhau, m phỏn khụng i n kt qu, t ú gõy nờn s khụng rừ rng v ch phỏp lý ca
Vnh, nh hng n quan h hai nc. Sau khi bỡnh thng hoỏ quan h nm 1991, hai nc ó
ký Tho thun v nhng nguyờn tc c bn gii quyt vn biờn gii lónh th nm 1993, to
c s phỏp lý mang tớnh nguyờn tc cho vic gii quyt v sau. Hai nc ó thng nht s ỏp
7


dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến hoàn
cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”. Trải qua 7 vòng đàm phán cấp
Chính phủ, 3 cuộc gặp không chính thức cấp trưởng đoàn đoàn đàm phán cấp Chính phủ, 18 vòng
đám phán cấp chuyên viên nhóm cộng tác liên hợp, 10 vòng họp tổ chuyên gia đo vẽ phục vụ
phân vịnh và xây dựng tổng đồ Vịnh Bắc Bộ(*)… hai nước đã chính thức ký kết Hiệp định phân
định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ
năm 2000 tạo điều kiện thuận lợi duy trì ổn định, quản lý, phát triển và hợp tác quốc tế trong
Vịnh. “Đây là thành tựu của hai nước, là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước phát triển
mới hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước láng giềng”(**)
Còn về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông (Trung Quốc gọi là “Nam Hải”) với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa), do nhiều nguyên nhân hai bên chưa đi đến những giải pháp để giải
quyết tranh chấp ngoài việc cam kết sẽ tiếp tục giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà
bình.
Trong thời điểm giao thừa giữa hai thế kỷ, lãnh đạo hai nước đã ra “Tuyên bố về hợp tác
toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa” tạo tinh thần hữu nghị và cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác giữa hai nước
trong những năm đầu thế kỷ XXI.
1.2. Bối cảnh lịch sử những năm đầu thế kỷ XXI

1.2.1. Tình hình thế giới và khu vực
1.2.1.1. Tình hình thế giới
Nhân loại kết thúc thế kỷ XX - thế kỷ ghi đậm nét trong lịch sử những dấu ấn cực kỳ sâu sắc, loài

người bước vào thế kỷ XXI với những thời cơ và thách thức lớn. Bức tranh kinh tế - chính trị thế giới có
nhiều nét tương phản. Đại hội IX (2001) của Đảng đã dự báo những diễn biến quốc tế trong thế kỷ XXI,
nhất là những biến động của tình hình thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Bước vào năm 2001,
tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng và phức tạp, tạo thành những xu thế tác động mạnh
đến các quốc gia trên thế giới.
Trước hết, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều
kỳ tích đã và đang tác động đến tất cả các lĩnh vực đời sống mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế
(*)

Nguồn: Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam

(**) Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sang dự
lễ trao đổi Thư phê chuẩn Hiệp định phân xác định Bắc Bộ ngày 01/7/2004

8


đương đại. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là ở chỗ: Khoa
học đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất, thúc đẩy sự hình thành và
phát triển của nền kinh tế tri thức, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các
lĩnh vực đời sống xã hội. Nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển biến đổi nhanh chóng
thành nền kinh tế tri thức, tức nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức; tri thức chiếm tỷ trọng lớn
trong giá trị tổng sản phẩm xã hội. Vì vậy, tri thức và sở hữu trí tuệ, trình độ làm chủ thông tin, tri
thức có vai trò ngày càng quan trọng và ý nghĩa đến sự phát triển. Mặt khác, cách mạng khoa học
công nghệ vừa tạo thời cơ song cũng tạo những thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia dân tộc,
nhất là những nước nghèo, lạc hậu đứng trước cơ hội phát triển hoặc tụt hậu, lệ thuộc bên ngoài.
Thứ hai, xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ tác động đến mọi quốc gia, dân tộc trên thế
giới, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên tính tuỳ thuộc lẫn nhau cùng phát triển ngày càng
tăng. Tính thẩm thấu lẫn nhau của các nền kinh tế cũng gia tăng. Nền sản xuất thế giới mang tính
toàn cầu, phân công lao động quốc tế đã đạt đến trình độ ngày càng cao. Trong quá trình toàn cầu

hoá, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế và khu vực phát triển mạnh, dẫn đến việc hình thành các tổ
chức và cơ chế kinh tế, thương mại, tài chính có tính chất toàn cầu và khu vực như: Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh
Châu Âu (EU), Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN)...
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế chứa đựng những mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có
mặt tiêu cực. Toàn cầu hoá tạo cơ hội phát triển nhất là về kinh tế như: gia tăng luồng chuyển
giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hoá, trí tuệ, củng cố cơ chế quốc
tế, tăng cường hữu nghị và xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Mặt khác, toàn cầu hoá cũng tạo ra
những nguy cơ to lớn: Toàn cầu hoá kinh tế hiện nay thực chất bị chủ nghĩa tư bản chi phối, gia
tăng sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, nguy cơ suy thoái truyền thống,
bản sắc dân tộc, nguy cơ mất độc lập chủ quyền và quốc tế hoá các tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Ba là, cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội đang diễn ra sôi nổi. Đầu thế kỷ XXI, hợp tác, đấu tranh cho hoà bình, ổn định trên thế
giới vẫn là một xu thế lớn và có những bước phát triển mới. Tiếp nối đà của những năm trước,
hợp tác trong những năm đầu thế kỷ XXI diễn ra một cách phổ biến trên tất cả các lĩnh vực, được
tăng cường cả nội dung và hình thức. Hợp tác song phương và đa phương giữa các nước trên lĩnh
vực kinh tế nhằm chống mặt trái của toàn cầu hoá, chống tự do hoá kinh tế vì lợi ích riêng của các
nước tư bản, trên lĩnh vực chính trị - an ninh nhằm chống khủng bố, chống chiến tranh và chạy
đua vũ trang; trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhằm chống những căn bệnh thế kỷ, đói nghèo,
chống thiên tai và bảo vệ môi trường. Tất cả các hoạt động này đang diễn ra cả bề rộng lẫn chiều
9


sâu. Từ Liên Hợp Quốc đến các tổ chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn khu vực Đông Nam Á (ARF), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), Liên minh Châu Âu (EU), Tổ chức Liên minh và hợp tác Châu Âu (OSCE), Tổ
chức thống nhất Châu Phi (OAU), các tổ chức khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê... đều mở các hội
nghị, ra các nghị quyết và thông qua nhiều hình thức hợp tác toàn diện [17] . Tại các hội nghị và
trong các nghị quyết này, hợp tác kinh tế và hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố được nhấn mạnh

và là đặc điểm nổi bật của những năm đầu thế kỷ XXI.
Ngày nay, các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau
vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc thêm. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt
với nội dung và hình thức mới.
Chủ nghĩa tư bản trong những thập kỷ gần đây do lợi dụng được những thành tựu của cách
mạng khoa học và công nghệ, cùng với những biện pháp điều chỉnh hợp lý về kinh tế, xã hội nên
đã tạo ra bước phát triển mới về kinh tế, khoa học - công nghệ. Chủ nghĩa tư bản đang chiếm ưu
thế về vốn, khoa học - công nghệ, thị trường song không thể điều hoà được và khắc phục nổi
những mâu thuẫn trong lòng nó. Những mâu thuẫn xã hội, giai cấp, dân tộc, tôn giáo... tiếp tục
diễn ra trong lòng chủ nghĩa tư bản. Sự vận động của những mâu thuẫn này sẽ quyết định số phận
của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản, đứng đầu là Mỹ, sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ, cục diện chính trị thế giới thay đổi, đã và đang thực hiện âm mưu bá chủ thế
giới, áp đặt mô hình kinh tế - xã hội, tự do dân chủ Mỹ cho các dân tộc khác. Đặc biệt sau sự kiện
11/9/2001 ở Mỹ, Mỹ và các đồng minh tiến hành chiến tranh ở Áp-gha-ni-xtan, I-rắc dưới chiêu
bài chống khủng bố quốc tế, lợi dụng và phớt lờ vai trò của Liên Hợp Quốc, thực hiện chiến lược
“đánh đòn phủ đầu” đã và đang vi phạm nguyên tắc quốc tế cơ bản, can thiệp vào công việc nội
bộ của một số nước có chủ quyền. Những hành động hiếu chiến của Mỹ đã, đang đe doạ nền an
ninh chung của nhân loại và của các dân tộc, dấy lên phong trào bảo vệ hoà bình, chống chiến
tranh, phong trào đấu tranh chống toàn cầu hoá vì dân sinh, dân chủ phát triển ở nhiều nơi. Hoà
bình và phát triển là mệnh lệnh của thời đại ngày nay.
Bốn là, thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường, hạn chế sự
bùng nổ dân số, đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo, chống nạn khủng bố, tội phạm quốc tế, môi
trường sinh thái... Những vấn đề này đã và đang đe doạ sự tồn tại và phát triển bền vững của
nhân loại. Không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được nếu không có sự hợp tác
song phương và đa phương trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, phát triển vì lợi ích chung. Ngày nay,
môi trường sống của con người đang bị phá huỷ nghiêm trọng, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm
không khí, phá huỷ tần ôzôn, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan do trái đất nóng lên, cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên, rừng bị tàn phá nghiêm trọng, động thực vật sống cạn kiệt, tình trạng bệnh tật,
10



mưa axít, thiên tai xảy ra ở nhiều nơi... đã và đang đe doạ đến cuộc sống con người. Môi trường sống
bị phá huỷ, trong lúc đó dân số gia tăng và vượt quá khả năng của nền kinh tế, của trữ lượng tài
nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, bệnh tật hiểm nghèo (HIV, AIDS, ung thư...) chưa khắc phục được
thì tệ nạn xã hội, nguy cơ chiến tranh hạt nhân, khủng bố quốc tế lan tràn nhiều nơi đe doạ trực tiếp
đến cuộc sống của nhân loại. Đây là những vấn đề có tính toàn cầu cấp bách, không chỉ của riêng ai,
đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng quốc tế hãy hành động
vì chính bản thân chúng ta, để có cuộc sống bền vững hơn.
Năm là, các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn ngày càng trở thành nhân tố rất quan
trọng đối với sự phát triển của tình hình thế giới. Căn cứ và sức mạnh tổng hợp và ảnh hưởng
thực tế, các nước lớn hiện là: Mỹ, Canađa, Braxin, Nga, Đức, Anh, Pháp, Ytalia, Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ. 11 nước lớn chiếm 1/3 lãnh thổ và hơn 1/2 dân số, 70% GDP thế giới. Các
nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thế
giới. Quan hệ giữa các nước lớn gồm nhiều loại: đồng minh, liên kết, không liên kết, đối tác, đối
thủ, đối thủ tiềm tàng... hết sức phức tạp. Có thể nói rằng, quan hệ giữa các nước lớn những năm
đầu thế kỷ đã diễn ra với những xu thế trái ngược nhau, nhưng không loại trừ mà bổ sung cho
nhau: xu thế tăng cường đối thoại, hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích chung và
lợi ích mỗi nước tránh xung đột, đối đầu; xu hướng cạnh tranh, đấu tranh ngày càng quyết liệt
hơn.
Hoa Kỳ vẫn là siêu cường duy nhất, đang thực thi chiến lược thế giới đơn cực với mục tiêu
làm bá chủ toàn cầu; đa số các nước lớn còn lại chủ trương trật tự thế giới đa cực. Một số nước
lớn mâu thuẫn với Mỹ song phải dựa vào Mỹ để phát triển kinh tế, duy trì an ninh; vì thế trong
quan hệ với Mỹ họ tránh xung đột, đối đầu với Mỹ. Hiện nay và trong vài thập kỷ tới Mỹ vẫn là
siêu cường duy nhất với ưu thế toàn diện về kinh tế, khoa học công nghệ và quân sự. Tuy nhiên,
Mỹ cũng có những hạn chế, phải đối phó với nhiều thách thức trong và ngoài nước. Sự bùng nổ
khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và việc Mỹ sa lầy trong chiến tranh ở Irap và Afghanistan đã
phản ánh xu thế suy giảm vị thế của Mỹ trong cán cân so sánh lực lượng giữa các nước lớn trên
toàn cầu, buộc chính quyền mới của Tổng thống Obama phải có những điều chỉnh mới trong
đường lối đối nội và đối ngoại. Trong khi đó, các cường quốc khác, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ
đang nổi lên rất nhanh. Đặc biệt, Trung Quốc là quốc gia với tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ và

có ảnh hưởng ngày càng lớn trên toàn cầu đang làm suy yếu vị trí siêu cường của Mỹ. Mối quan
hệ Mỹ - Trung có tầm quan trọng đặc biệt đối với thế giới hiện tại cũng như trong tương lai.
Như vậy, những đặc điểm và xu thế của tình hình thế giới luôn vận động đan xen giữa thời
cơ và thách thức, tác động mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam trên tất cả các phương diện từ tầm
vĩ mô đến vi mô, từ chính trị tư tưởng đến kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc gia, truyền
11


thống, bản sắc dân tộc và môi trường sinh thái. Do đó, Đảng ta chỉ rõ “Nắm bắt cơ hội, vượt qua
thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng
và nhân dân ta. Thế kỷ XX là thế kỷ đấu tranh oanh liệt và chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta.
Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đưa nước ta sánh vai với các nước phát triển trên
thế giới”[89].
1.2.1.2. Tình hình khu vực
Việt Nam - Trung Quốc nằm ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là một khu vực năng
động nhất về phát triển kinh tế. Trong hơn mười năm qua, kinh tế khu vực này đã tăng trưởng gần
50%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế các khu vực khác. Đặc biệt, khu vực Đông Á
đã trở thành khu vực có tiềm năng và sức tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế thế giới [75].
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng tăng. Xu thế hợp tác, liên kết trong khu vực
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt về kinh tế. Điều này thể hiện qua sự ra đời của hàng loạt các tổ chức
trong khu vực như Diễn đàn khu vực (ARF); sự mở rộng của ASEAN song song với việc thành
lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); sự ra đời của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC); sự hình thành cơ chế hợp tác ASEAN - Đông Bắc Á theo mô hình
ASEAN + 1, ASEAN + 3; Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)...
Tuy nhiên, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực chứa nhiều mâu thuẫn và
nhân tố gây mất ổn định. Đây là một khu vực rất đa dạng về văn hoá, tôn giáo, chế độ chính trị xã hội, trình độ phát triển. Đó là một nhân tố tiềm ẩn sự bất ổn định ở khu vực. Bên cạnh đó, sự
phát triển nhanh của các nền kinh tế lớn trong khu vực những năm đầu thế kỷ XXI cũng chứa
đựng những nguy cơ của sự phát triển nóng, thiếu bền vững ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển chung của các nền kinh tế khác trong khu vực. Châu Á - Thái Bình Dương từng là trận tuyến
nóng bỏng trong chiến tranh lạnh nên khu vực phải đối mặt với nhiều vấn đề di sản của chiến

tranh như khoảng trống quyền lực; những điểm nóng; xung đột sắc tộc, tôn giáo; sự nghi kỵ lẫn
nhau giữa các quốc gia... ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia, sự ổn định và phát triển của toàn
khu vực. Hơn thế nữa, sau sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ, quan hệ giữa các nước lớn có thay đổi lớn
do sự điều chỉnh chiến lược trong chính sách đối ngoại - vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau và
việc khu vực có sự hội tụ của hầu hết các nước lớn đã tạo ra thuận lợi cũng như thách thức cho
các nước trong khu vực. Nổi bật trong số những điểm nóng đó là vấn đề hạt nhân trên bán đảo
Triều Tiên, vấn đề Đài Loan trong mối quan hệ giữa các nước lớn như cặp quan hệ Trung - Mỹ,
Trung - Nhật,... hay vấn đề tranh chấp Biển Đông là một trong những sự kiện gây nhiều tranh cãi,
gây mất đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các nước xung quanh biển Đông,
trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.
12


Các nước ASEAN ngày càng có tiếng nói quan trọng trong khu vực thể hiện ngày càng tích
cực của tổ chức này trong việc giải quyết các vấn đề khu vực. ASEAN đóng vai trò quan trọng
trong sự hình thành và phát triển của Diễn đàn khu vực (ARF), có vai trò tích cực trong việc giải
quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông giữa các nước trong khu vực. Với phương cách làm việc
của mình các nước ASEAN tạo ra thói quen đối thoại, tiếp xúc trong khu vực, nhằm tăng cường hiểu biết,
xây dựng lòng tin giữa các quốc gia ở Đông Nam Á. Đồng thời, qua đó làm giảm sự nghi kỵ lẫn nhau giữa
các nước và làm suy giảm ý chí dùng vũ lực trong khu vực.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, dưới tác
động của cách mạng khoa học công nghệ, của xu thế toàn cầu hoá kinh tế, cạnh tranh, hợp tác và phụ thuộc
lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ vẫn diễn
ra ở nhiều nơi song hợp tác vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội vẫn
là xu thế lớn. Sự phát triển của xu thế đa cực hoá thế giới và toàn cầu hoà kinh tế đã mang lại cơ hội và điều
kiện có lợi cho hoà bình và phát triển thế giới. CNXH tạm thời lâm vào thoái trào; song những bài học
thành công và thất bại, cùng với khát vọng và thức tỉnh của các dân tộc XHCN có điều kiện, khả năng và sẽ
tạo ra bước phát triển mới trong thế kỷ XXI. Chính vì vậy, các nước XHCN, các nước đang phát triển đều
đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Nắm bắt được những thanh đổi đó, để đáp ứng yêu cầu của tình hình
mới, tranh thủ cơ hội và đối phó với thách thức, Việt Nam cũng như Trung Quốc đều đã có những điều

chỉnh trong chính sách đối nội, đối ngoại, nhằm hiện thực hoá những mục tiêu chiến lược của mình trong
thế kỷ XXI.
1.2.2. Tình hình trong nước và chính sách đối ngoại của Việt Nam, Trung Quốc
1.2.2.1. Tình hình Việt Nam và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc
* Tình hình Việt Nam
Công cuộc đổi mới đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã giành được nhiều thành tựu to lớn. Bước vào thế
kỷ XXI đối mặt với vô vàn thách thức lớn ở trong nước và trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt
Nam vẫn duy trì đường lối lãnh đạo, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển trên mọi
lĩnh vực và hội nhập tương đối sâu rộng vào đời sống quốc tế.
Về kinh tế, hiện nay nền kinh tế nước ta là một trong những nền kinh tế “mở”, gắn kết với
nền kinh tế thế giới vào loại hàng đầu thế giới. Kinh ngạch xuất - nhập khẩu bằng khoảng gần
140% GDP (so với 56,9% của Trung Quốc, 58,5% của Nga, cao nhất trong ASEAN, chỉ sau
Xinh-ga-po); ODA và FDI đóng góp khoảng trên dưới 30% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội.
13


Từ tháng 01/2007, Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới với hơn 150 thành viên, chiếm hơn 90% dân số thế giới,
95% GDP và thương mại toàn cầu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam, đánh dấu một
mốc mới rất quan trọng trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế: từ hội nhập ở cấp khu vực
(ASEAN năm 1995) đến cấp độ liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) và đến cấp độ
toàn cầu hiện nay.
Về chính trị, nhờ thắng lợi của hơn 20 năm đổi mới, dựa trên chính sách đối ngoại đúng
đắn, chúng ta có quan hệ hoà bình, hữu nghị rộng lớn trong quan hệ quốc tế, giữ vững môi trường
hoà bình [97]. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao trên 170 nước trên thế giới, có quan
hệ bình thường với tất cả các nước lớn và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới, đưa các
quan hệ trên vào xu thế ổn định lâu dài, dựa trên các thoả thuận đã được ký kết. Hơn thế nữa, Việt
Nam đã là thành viên và tích cực đóng góp vào hoạt động của các tổ chức khu vực và quốc tế như

Liên Hợp Quốc, WTO, ASEAN, APEC, ASEM, tham gia các cam kết xây dựng thị trường tự do
khu vực ASEAN (AFTA), Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN (ACFTA). Đặc biệt, Việt
Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 20082009 với số phiếu cao đã thể hiện sự tín nhiệm và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Do vậy, uy tín và vị thế của Việt Nam trên thế giới và khu vực không ngừng tăng lên. Điều đó đã
tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta tiếp tục đổi mới giúp phát triển kinh tế, ổn định xã hội;
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn, đó là biểu hiện
xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại. Điều này thể hiện ở việc chưa nhận thức rõ được
định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, trong đó yêu cầu giữ vững vai trò chủ đạo của nền
kinh tế nhà nước, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế
quốc dân. Quá nhấn mạnh các chỉ tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh tế, chưa quán triệt đầy đủ
việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển,
tăng cường kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì
mục tiêu phát triển con người. Đồng thời, các thế lực thù địch đang ngày đêm âm mưu thực hiện
“diễn biến hòa bình”, lợi dụng sự mất cảnh giác của nhân dân gây bạo loạn, làm mất trật tự xã
hội, bất ổn chính trị; chúng sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế
độ chính trị nước ta... Vì vậy, song song với tập trung phát triển kinh tế chúng ta phải nêu cao tinh
thần cảnh giác, tích cực, tự giác học tập lý luận chính trị, đường lối, quan điểm của Đảng. Tích
cực trau dồi, cập nhật kiến thức mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đặc biệt, cuộc khủng
hoảng tài chính nổ ra trên thế giới vào cuối năm 2007 đã ảnh hưởng hầu hết đến nền kinh tế của
các quốc gia trên thế giới, Việt Nam không ngoài tầm ảnh hưởng. Vì vậy, Việt Nam cần có những

14


biện pháp phù hợp để vượt qua khủng hoảng kinh tế, duy trì tốc độ phát triển, đảm bảo đời sống
nhân dân.
Về công tác đối ngoại, tháng 8/1988, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VI, đã
thông qua Nghị quyết số 13-NQ/TW về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới.
Đây là mốc quan trọng thể hiện sự đổi mới tư duy trên lĩnh vực đối ngoại. Với chủ đề “giữ vững

hoà bình, phát triển kinh tế“, nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao phục vụ ổn định chính trị, ưu tiên
phát triển kinh tế hàng đầu, đồng thời bảo vệ Tổ quốc, nhấn mạnh quan điểm kết hợp sức mạnh
của thời đại trong điều kiện của tình hình thế giới thay đổi. Việt Nam bắt đầu điều chỉnh quan hệ
với các nước xung quanh, nhất là quan hệ với Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm đưa đất
nước thoát khỏi tình trạng khó khăn và củng cố uy tín của mình. Năm 1991, Việt Nam và Trung
Quốc bình thường hoá quan hệ, bước đầu mở ra những trang mới trong quan hệ Trung - Việt
những năm tiếp theo. Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đây được coi là một
mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam. Đồng thời, quan hệ Việt – Trung sau
sự kiện này được phát triển hơn nữa trong khuôn khổ ASEAN. Năm 2000, hai nước kỷ niệm 10
năm bình thường hoá quan hệ, hai bên khẳng định lại sự cần thiết và lợi ích cơ bản của quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc. Chính vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX họp tháng 4/2001 đã
khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương
hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế và Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”[90]. Đại hội đầu tiên
của thế kỷ XXI, chúng ta đã có bổ sung, nhấn mạnh tư cách đối tác tin cậy là để cam kết, khẳng
định một lần nữa nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tính hiệu quả của các hoạt động đối ngoại,
hợp tác. Một nét mới trong nội dung công tác đối ngoại so với thời kỳ trước là Đại hội khẳng định
mạnh mẽ việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội
lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng XHCN và đề ra
nhiệm vụ đối ngoại là “tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo các điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đảm bảo độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung
của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [90]. Đồng thời,
Đại hội cũng nhấn mạnh một phương hướng quan trọng hàng đầu trong hoạt động đối ngoại của
Đảng, Nhà nước ta hiện nay là: “coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước xã
hội chủ nghĩa và các nước láng giềng”[90]. Đây là cơ sở thúc đẩy sự phát triển quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc lên bước mới và toàn diện hơn.
Để khẳng định lại nhiệm vụ công tác đối ngoại giai đoạn đầu của thế kỷ XXI, Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X họp tháng 4/2006 tiếp tục xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương

15


hoá, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời
mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”[91]. Như vậy
nhiệm vụ công tác đối ngoại những năm đầu thế kỷ XXI vẫn tiếp tục giữ vững môi trường hoà
bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời góp phần tích
cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ
xã hội.

Là một thành viên của ASEAN - một tổ chức khu vực rất thành công,
phát triển năng động, hợp tác chặt chẽ, có quan hệ đối tác mật thiết với nhiều
quốc gia và tổ chức quan trọng hàng đầu thế giới; Việt Nam có vai trò ngày
càng quan trọng phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức này, đặc biệt là vai
trò của Việt Nam trong xử lý mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc - Việt
Nam. Trung Quốc và ASEAN có cơ chế đối thoại trao đổi nhiều tầng nấc
tương đối hoàn thiện, Việt Nam - một thành viên của ASEAN - là cơ hội để
lãnh đạo hai nước Việt Nam và Trung Quốc tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc cũng
tăng lên tương ứng, khiến cho những người quyết sách cao nhất của hai bên
có cơ hội hơn trong việc trao đổi ý kiến về những vấn đề quan hệ song
phương và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm một cách trực tiếp, tăng cường
sự hiểu biết lẫn nhau, mở rộng nhận thức chung. Đồng thời, Khu mậu dịch
tự do Trung Quốc - ASEAN sẽ trở thành khu mậu dịch lớn thứ ba trên thế
giới sau khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ, khu mậu dịch tự do EU, và sẽ trở thành
một trong những khu vực có nền kinh tế năng động nhất trên thế giới. Khó
có thể đánh giá hết những cơ hội mà khu mậu dịch tự do có dân số đông dân
nhất thế giới này ấp ủ. Đối với Việt Nam mà nói, đây chắc chắn cũng là một
cơ hội tuyệt vời. Đặc biệt, với Chương trình thu hoạch sớm giữa Trung Quốc

và ASEAN, cùng với việc thuế xuất hàng nhập khẩu giữa Trung Quốc với
các nước ASEAN sẽ dần giảm xuống, thì đây là cơ hội tốt cho quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn.
16


Vị thế của Việt Nam không ngừng tăng lên, nhưng Việt Nam chưa có vai
trò quyết định đối với các vấn đề khu vực. Hiện nay Việt Nam phải đối mặt với
không ít khó khăn và bất ổn bắt nguồn từ những tranh chấp lãnh thổ với các
nước trong khu vực, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Tranh chấp quần đảo
Trường Sa luôn là trở ngại trong phát triển quan hệ hai nước Việt - Trung, cũng
như kìm hãm sự phát triển của quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Việc đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa
hai nước sẽ hoá giải các nguy cơ, trở lực trong quan hệ với Trung Quốc. Hơn
nữa, Trung Quốc là một nước lớn đang trỗi dậy mạnh mẽ, là nước vượt qua cơn
khủng hoảng kinh tế toàn cầu sớm trên thế giới, giữ vững được tốc độ tăng
trưởng kinh tế; việc tăng cường và phát triển quan hệ với Trung Quốc là một
biện pháp nhằm nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường
quốc tế... Thực tế trong những năm qua, lãnh đạo đất nước ta đã có những chủ
trương đúng đắn khắc phục những vấn đề còn tồn tại, tăng cường hơn nữa mối
quan hệ truyền thống hữu nghị Việt - Trung.
* Vị trí của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước đang phát triển, cùng xây dựng CNXH, đều do Đảng
Cộng sản lãnh đạo, đều đang tiến hành “đổi mới”, “cải cách mở cửa”. Hai nước đều cần có một
môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.
Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam có mấy ưu tiên, một là ưu tiên phát triển quan hệ với
các nước láng giềng, hai là ưu tiên phát triển quan hệ với các nước lớn, ba là ưu tiên phát triển
quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, bốn là ưu tiên phát triển quan hệ với các nước bạn bè
truyền thống. Trong cả bốn ưu tiên này thì Trung Quốc hội tụ tất cả các yếu tố trên. Chính vì vậy,
có thể nói xuất phát từ lợi ích quốc gia và dân tộc chúng ta không thể không phát triển tốt quan hệ

với Trung Quốc. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, Trung Quốc vươn lên trở thành một cường
quốc kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc hiện đang đứng thứ ba trên thế giới với tốc độ phát triển
kinh tế rất cao. Vị thế, vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế không ngừng
được nâng cao. Cùng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, hầu hết các quốc gia trong khu
vực đang nhìn nhận Trung Quốc như một đầu tàu dẫn dắt kinh tế đối với các nước [100]; Việt
Nam đương nhiên không nằm ngoài xu thế đó. Phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện với Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có một môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã
17


hội trong nước. Ngoài ra, Trung Quốc là một nước XHCN, tiến hành cải cách mở cửa sớm hơn
Việt Nam 10 năm, có nhiều kinh nghiệm quý báu trong xây dựng Đảng, quản lý đất nước - là một
đối tác để chúng ta tham khảo, thực hiện mục tiêu phát triển của mình.
Do yêu cầu của công cuộc Đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
với mục tiêu “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
[90] như đã đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Việt Nam rất coi trọng việc phát triển
quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại “hai bên cùng có lợi” với các nước trong khu vực và trên thế
giới, trong đó có Trung Quốc, nước láng giềng lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, một nước đã thu
được những thành tựu quan trọng và kinh nghiệm quý báu trong cải cách kinh tế mở cửa đối
ngoại. Quả thực, Trung Quốc là một thị trường rộng lớn và tiềm năng trong khu vực; hơn nữa, đối
với Việt Nam, Trung Quốc còn là một thị trường tương đối dễ thâm nhập. Ví dụ, trong trao đổi
thương mại, một số sản phẩm của Việt Nam không xuất được sang thị trường khác nhưng lại có
thể xuất sang thị trường Trung Quốc vì các sản phẩm như nông sản, lâm hải sản của Việt Nam rất
được người Trung Quốc ưu thích. Việt Nam cũng cần nhập từ Trung Quốc vật tư, nguyên liệu,
máy móc... để phục vụ các ngành kinh tế quốc dân với chi phí vận chuyển rẻ hơn việc nhập từ
nước khác (vì đường vận chuyển gần hơn). Trong công cuộc Đổi mới của nước ta mà trọng tâm là
đổi mới kinh tế thì rõ ràng không thể không coi trọng thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc là láng giềng của Việt Nam và luôn là nước có ảnh hưởng quan trọng trong
khu vực. Những năm thập niên đầu thế kỷ, Trung Quốc ngày càng vươn lên mạnh mẽ với tốc độ
phát triển kinh tế cao, đang là một cường quốc có ảnh hưởng trong khu vực và xa hơn nữa là

cường quốc thế giới với uy tín và ảnh hưởng trên trường quốc tế ngày càng tăng. Trung Quốc
cũng là đối tác, bạn hàng chiến lược và là đối tượng cần tranh thủ của nhiều quốc gia lớn nhỏ trên
thế giới. Chính vì vậy, Trung Quốc có vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của
Việt Nam (thể hiện ở vai trò của nước láng giềng, nước lớn).
Trung Quốc với tư cách là nước láng giềng: Việt Nam ta có câu “bán anh em xa, mua láng
giềng gần”, “nước xa không cứu được lửa gần”, thể hiện tầm quan trọng của người láng giềng.
Trong quan hệ quốc tế, những câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị. Láng giềng chính là môi trường
an ninh bên ngoài của quốc gia, mọi sự ổn định hay bất ổn định ở láng giềng đều có ảnh hưởng
nhất định đến an ninh quốc gia. Một quốc gia muốn ổn định, phát triển thì phải “nội yên, ngoại
tĩnh” theo câu nói của Hồ Chủ Tịch. Nếu môi trường bên ngoài mà bất ổn thì bên trong sẽ khó có
thể ổn định được.
Sự gần gũi về địa lý giữa các nước láng giềng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, vận
chuyển, thông thương, giao lưu... Điều này rất có ý nghĩa trong quan hệ mọi mặt giữa hai nước

18


láng giềng gần nhau; đặc biệt là quan hệ kinh tế, buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung
Quốc là một thị trường có sức tiêu thụ lớn hàng hoá đủ chủng loại. Hiện Việt Nam đang xuất
khẩu các mặt hàng nông sản (vốn là lợi thế lớn nhất của Việt Nam) sang Trung Quốc như rau quả
nhiệt đới, hải sản khô, thực phẩm chế biến... Trung Quốc cũng đã đạt được nhiều thành công
trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hoá - giáo dục... mà Việt Nam có thể học hỏi được. Với
mục tiêu cơ bản là nhằm duy trì môi trường quốc tế hoà bình, ổn định phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước, tạo thế quốc tế cho ta trong mối quan hệ đa dạng, đa phương với tất cả
các nước trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã xác định mục tiêu cụ thể trong quan hệ với Trung
Quốc những năm đầu thế kỷ mới là “tiếp tục phát triển toàn diện quan hệ hai nước” và “không
ngừng thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ XXI” [70].
Trung Quốc với tư cách là một nước lớn: Lịch sử hơn 50 năm qua cho thấy các nước lớn
luôn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, chúng ta càng cần có quan hệ với các nước lớn,

những nước có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Trung Quốc là một trong những
nước lớn mà Việt Nam đặc biệt quan tâm. Hơn nữa, Trung Quốc là một nước lớn đang trỗi dậy
mạnh mẽ, tăng cường và phát triển quan hệ với Trung Quốc là một biện pháp nhằm nâng cao uy
tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Trung Quốc giữ vai trò là một “chỗ dựa
tâm lý” cân bằng sức mạnh cho Việt Nam trong hội nhập khu vực và quốc tế.
Như vậy, mục tiêu cơ bản trong quan hệ với Trung Quốc là nhằm “duy trì môi trường quốc
tế hoà bình, ổn định” phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, “tạo thế quốc tế cho ta trong mối
quan hệ đa dạng, đa phương với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế”. Đây là mục tiêu lâu dài
và nhất quán trong chính sách của ta đối với Trung Quốc khi hai nước bình thường hoá quan hệ
tới nay. Để thực hiện mục tiêu này, ta đã xác định mục tiêu cụ thể cần thực hiện trong giai đoạn
đầu thế kỷ mới là: “tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển toàn diện” và “không ngừng thúc
đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ XXI” [70].
1.2.2.2. Tình hình Trung Quốc và vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Trung
Quốc
* Tình hình Trung Quốc
Mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc trong thế kỷ XXI là tập trung phát triển đất nước, phấn
đấu đến khoảng giữa thế kỷ hoàn thành hiện đại hoá đất nước, trở thành một quốc gia phát triển.
Để thực hiện mục tiêu trên, Trung Quốc có yêu cầu ổn định tình hình ở cả trong nước và trên thế
giới để tập trung phát triển kinh tế. Chính vì vậy, Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản
Trung Quốc lần thứ XVI (năm 2002) đã nhấn mạnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong
19


những năm đầu của thế kỷ mới là: “Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao hoà bình, độc
lập, tự chủ. Tôn chỉ mục đích là bảo vệ hoà bình thế giới, thúc đẩy phát triển chung. Cùng với
cộng đồng quốc tế tích cực thúc đẩy đa cực hoá thế giới, thúc đẩy các lực lượng cùng tồn tại hoà
dịu, duy trì ổn định cộng đồng quốc tế. Thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế phát triển theo hướng có lợi
cho việc thực hiện cùng phồn vinh, giành lợi tránh hại, làm cho các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển đều được lợi trong toàn cầu hoá kinh tế” [41]
Như vậy, bước sang thế kỷ XXI, ngoại giao Trung Quốc luôn nhấn mạnh hoà bình và phát

triển. Những bước tiến lớn của ngoại giao Trung Quốc là từ chính sách ngoại giao “nước lớn” đến
ngoại giao của một “nước lớn có trách nhiệm” [41]. Trung Quốc coi giai đoạn đầu của thế kỷ
XXI là thời cơ tốt nhất để phát triển xây dựng hiện đại hoá, tiến tới là một quốc gia phát triển
trung bình vào khoảng giữa thế kỷ. Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc rất cần có môi
trường bên ngoài hoà bình, ổn định. Vì vậy, Trung Quốc tiến hành ngoại giao toàn phương vị, coi
trọng quan hệ với các nước lớn chủ yếu, quan hệ hữu hảo với các quốc gia xung quanh và trong
khu vực.
Sau 30 năm tiến hành cải cách mở cửa đối ngoại, Trung Quốc đã tạo được nền tảng vững
chắc với tốc độ phát triển kinh tế cao, duy trì được sự ổn định chính trị và giành được những
thành tựu to lớn trên lĩnh vực đối ngoại. Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế đang phát triển, là
nước XHCN lớn nhất trên thế giới. Nếu như trước kia, Trung Quốc chỉ tập trung vào các hoạt
động ngoại giao song phương, thì nay cùng với sự lớn mạnh về kinh tế và trưởng thành về chính
trị, Trung Quốc ngày càng mở rộng quan hệ đa phương và khẳng định vai trò của mình trong các
diễn đàn khu vực, tổ chức quốc tế. Trung Quốc đã cải thiện và thiết lập quan hệ hợp tác với các
nước lớn, mở rộng quan hệ với các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Mỹ La tinh. Ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc có vai trò quan trọng. Là một bên đối thoại chính thức
của ASEAN, là thành viên tích cực của cơ chế ASEAN + 3, tổ chức APEC và diễn đàn ARF,
ASEM. Phát huy vai trò là Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung
Quốc đã ủng hộ các nước đang phát triển nhằm xây dựng một trật tự kinh tế, chính trị mới công
bằng và bình đẳng hơn, cổ vũ cho các hoạt động trao đổi hợp tác kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa
học kỹ thuật giữa các nước và khu vực trên thế giới. Trung Quốc đã phát huy vai trò tích cực của
một nước lớn trong khu vực, đóng góp ý kiến nhằm tăng cường hợp tác khu vực trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng. Trung Quốc tiếp tục hợp tác với các nước chủ chốt trong
khu vực xử lý các vấn đề phát sinh tại các điểm nóng, góp phần giữ gìn hoà bình, ổn định ở khu
vực Đông Á và Châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc cho rằng: một trong những phương pháp
tốt nhất để tạo ảnh hưởng chính trị khu vực là tạo cho mình một ảnh hưởng “nước lớn có trách
nhiệm” [41].

20



Trong quan hệ ngoại giao với các nước lớn, Trung Quốc giành quan tâm đặc biệt xử lý các
vấn đề trong quan hệ với Nga và Mỹ; đặc biệt sau sự kiện 11/9/2001. Với Mỹ, Trung Quốc có thể
lợi dụng Mỹ có yêu cầu lập liên minh quốc tế chống khủng bố để nâng cao vị thế của mình trong
quan hệ với Mỹ và phát huy vai trò nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, mặt khác
làm dịu đi những bất đồng với Mỹ trong các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, nhân quyền... Quan
trọng hơn, Trung Quốc coi quan hệ Trung - Mỹ là “trục chính” trong chiến lược ngoại giao của
Trung Quốc và đây là nhân tố quyết định tương lai của khu vực và thế giới. Chính vì vậy, Trung
Quốc chủ trương ưu tiên cải thiện quan hệ với Mỹ để giữ vững cái “trục chính” này. Với Nga, về
lâu dài Trung Quốc tăng cường hoạt động với Nga trong quan hệ song phương và thông qua “Tổ
chức Hợp tác Thượng hải (SCO)” nhằm đẩy mạnh về an ninh, chống khủng bố, phối hợp lập
trường đối với các vấn đề mang tính toàn cầu. Trung Quốc tiếp tục hợp tác với Nga theo tinh thần
quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, nhằm tạo thế đối trọng với Mỹ, mặt khác để phân hoá quan hệ
giữa Nga và Mỹ đang có xu hướng tiến triển. Hơn nữa, trong quan hệ với các nước lớn thì Nga có
một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, vì Nga là nước
láng giềng lớn nhất và mạnh nhất của Trung Quốc. Xét về khía cạnh năng lực và ảnh hưởng, Nga
có vị trí nổi bật trong chiến lược phát triển quan hệ với các nước xung quanh của Trung Quốc.
Xét về môi trường xung quanh của Trung Quốc, ý nghĩa thực chất của Nga đối với Trung Quốc là
rất lớn. Nga là bộ phận hợp thành cơ bản trong số các nước xung quanh ở phía Bắc của Trung
Quốc, ngoài ra còn có Mông Cổ, Kazakhistan, Kirgizia và Tatgikistan nhưng đối với những nước
này thì Nga vẫn là nước có ảnh hưởng về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Vì vậy, quan
hệ ổn định với Nga có ý nghĩa then chốt trong việc ổn định khu vực phía Bắc của Trung Quốc, và
như vậy tại khu vực phía Bắc Trung Quốc, Nga đang ở tầng thứ nhất trong chiến lược với các
nước xung quanh của Trung Quốc.
Cùng với chính sách ngoại giao toàn phương vị, ngoại giao láng giềng hữu hảo của Trung
Quốc đã và đang có những bước phát triển quan trọng, có nhiều hứa hẹn và giành được lòng tin,
giảm bớt ngờ vực của các nước ASEAN láng giềng đối với Trung Quốc. Báo cáo chính trị tại Đại
hội lần thứ XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002 đã chỉ rõ: “Hoà bình và phát triển là
chủ đề hiện nay. Chúng ta sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị láng giềng, kiên trì thân thiện
với các nước láng giềng, lấy các nước láng giềng làm đối tác, tăng cường hợp tác khu vực, đưa

quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước xung quanh phát triển lên một trình độ mới” [93]. Chính
trong quá trình triển khai chính sách với các nước láng giềng, Trung Quốc đã có những bước đi
chủ động và đầy sáng tạo. Mở đầu chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc đặt ra trong
thời kỳ mới là Trung Quốc giải quyết quan hệ với Nga - một quốc gia được coi vừa là nước lớn,
vừa là láng giềng lớn của Trung Quốc. Tiếp đến Trung Quốc có quan hệ hữu hảo với Nhật; phát
triển quan hệ hữu nghị với các quốc gia Đông Bắc Á, với Ấn Độ và các nước Nam Á. Sau khi đã
21


cơ bản giải quyết được mối quan hệ với các nước láng giềng phía Bắc, Đông và Tây Nam, thì vấn
đề Đông Nam Á đã trở thành hướng đột phá tiếp theo để mở đường cho Trung Quốc đi vào khu
vực, đi ra thế giới. Về mặt chính trị, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được coi là
chỗ dựa quan trọng hàng đầu để Trung Quốc bảo vệ quyền lợi chủ quyền, phát huy vai trò quốc tế
[41]. Tháng 10-2003, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo dự Hội nghị cấp cao Trung

Quố c-

ASEAN đã trin
̀ h bày chin
́ h sách ngoa ̣i giao "láng giềng thân thiện , làm yên láng giềng , làm giàu
cho láng giề ng", tuyên bố Trung Quố c chiń h thức tham gia "Hiê ̣p ước láng giề ng hữu nghi ,̣ thân
thiê ̣n và hơ ̣p tác Đông Nam Á ", trở thành nước đối thoại của ASEAN đầu tiên tham gia Hiệp ước
này. Hai bên còn ký "Tuyên bố chung về quan hê ̣ đố i tác chiế n lươ ̣c hướng tới hoà bình và phồ n
thịnh Trung Quốc -ASEAN", làm cho Trung Quốc trở thành đối tác chiến l

ược đầu tiên của

ASEAN, ASEAN trở thành tổ chức khu vực đầ u tiên xây dựng quan hê ̣ đố i tác chiế n lươ ̣c với
Trung Quố c . Thêm vào đó, quan điểm mới về an ninh của Trung Quốc là an ninh hợp tác và
phương châm “hoà bình phát triển” hiện nay được các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam

đều đặt hy vọng vào một Trung Quốc phát triển, hợp tác hữu nghị, đóng góp cho hoà bình và phát
triển trong khu vực để cùng phát triển, cùng phồn vinh.
* Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc chịu sự chi phối của các nhân tố truyền thống tư
tưởng và tình hình nội bộ Trung Quốc, vì vậy từng bước xác lập ảnh hưởng ở Việt Nam là một
nội dung thực hiện “chính sách nước lớn’’ của nước này. Việt Nam là một nước láng giềng chung
đường biên giới trên bộ lẫn trên biển và nằm trên bán đảo Đông Dương nối các nước Đông Nam
Á hải đảo với phần lục địa của Trung Quốc. Do đó, chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam
không nằm ngoài chính sách của Trung Quốc đối với khu vực. Tuy nhiên, do Việt Nam có một số
điểm riêng và vị trí chiến lược đặc biệt ở Đông Nam Á nên chính sách của Trung Quốc đối với
Việt Nam cũng có một số nét đáng chú ý và chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại
của Trung Quốc. Lịch sử 1.000 năm Bắc thuộc cho thấy Trung Quốc luôn muốn mở rộng con
đường xuống phía Nam tới các nước Đông Nam Á khác. Việt Nam được coi là tấm bình phong
đảm bảo an ninh phía Nam Trung Quốc và là cửa ngõ trong chiến lược tiến xuống phía Nam, từ
đó vươn ra Châu Á - Thái Bình Dương, thế giới của Trung Quốc. Hơn nữa, Việt Nam cũng là một
trong những cửa ngõ ra biển Đông thuận lợi cho Trung Quốc trong việc thúc đẩy buôn bán với
các nước Nam Thái Bình Dương. Mặc dầu chính sách Trung Quốc áp dụng đối với Việt Nam
theo từng giai đoạn không giống nhau, nhưng mục tiêu cơ bản của họ vẫn giữ Việt Nam nằm
trong tầm khống chế. Việt Nam quá mạnh hay quá yếu đều ảnh hưởng đến Trung Quốc. Trung
Quốc không mong muốn có một quốc gia láng giềng quá mạnh, dễ đe doạ an ninh, nhưng cũng
không muốn Việt Nam quá yếu, dễ bị nhân tố bên ngoài lợi dụng gây bất ổn an ninh phương Nam
22


của Trung Quốc. Trung Quốc chủ trương xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị với Việt Nam,
nhằm đảm bảo an ninh cho mình trước các mối đe doạ khác.
Trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc chủ trương quan hệ hợp tác ổn định với
Việt Nam nhằm mục tiêu “ngoại giao dầu lửa”. Cùng với sự phát triển kinh tế cao với tốc độ
trung bình hàng năm 8-10% hiện nay, nhu cầu nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc ngày càng
tăng; năm 2005, mức độ lệ thuộc vào nhập khẩu dầu của Trung Quốc khoảng 30-35% [104]. Dự

tính đến năm 2010, Trung Quốc sẽ thiếu hơn 100 triệu tấn dầu và lệ thuộc 40-45% vào lượng dầu
nhập khẩu từ nước ngoài, khí đốt tự nhiên sẽ thiếu khoảng trên 30 tỷ m3; năm 2020 sẽ phải nhập
khẩu 200 triệu tấn dầu, mức độ lệ thuộc vào nhập khẩu là 50%. Vì thế số lượng lớn dầu thô sẽ
phải dựa vào nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam nằm trên tuyến
đường giao thông huyết mạch giữa Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi có nhiều
tuyến đường ống dẫn dầu chạy qua. Ổn định quan hệ với Việt Nam cũng là phương cách Trung
Quốc đảm bảo an ninh dầu lửa của mình. Việc giải quyết vấn đề biển Đông, hay chí ít là “tạm gác
tranh chấp, cùng nhau khai thác “ở nơi được xem là trữ lượng dầu mỏ lớn là một trong những
mục tiêu lớn trong quá trình xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác với Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc muốn quan hệ với Việt Nam để mở rộng thị trường,
tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Trung Quốc phát triển. Đối với Trung Quốc, khi tiến trình cải
cách - mở cửa của Trung Quốc chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ hơn, nước này cũng có
nhu cầu thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam. Trước hết, bởi vì Việt Nam
là một thị trường không nhỏ với gần 90 triệu dân, có khả năng tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng và
sản phẩm công nghiệp nhẹ do Trung Quốc sản xuất. Do đó, sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho các
doanh nghiệp Trung Quốc. Việt Nam có nguồn tài nguyên khá phong phú, Trung Quốc có thể
nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong nước như gỗ, than đá... Hơn nữa, Việt Nam còn là cửa ngõ
đi ra biển, thông thương hàng hải quốc tế qua các tuyến đường biển quan trọng, các hải cảng lớn,
từ đây hàng hoá của Trung Quốc có thể đi sâu vào thị trường khu vực Đông Nam Á và phát triển
kinh tế khu vực biên giới của Trung Quốc. Trung Quốc đã nhìn thấy lợi ích thiết thực trong việc
giao lưu buôn bán và thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, đặc biệt là quan hệ mậu dịch qua
biên giới với Việt Nam. Hơn nữa, vị thế của Việt Nam trong khu vực ngày một nâng cao. Việt
Nam là một nước lớn trong khối ASEAN, vai trò và tiếng nói ngày càng được củng cố, do đó
quan hệ hợp tác ổn định và toàn diện với Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho Trung Quốc vừa thực
hiện chính sách khu vực của mình, vừa tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp ở khu vực. Đối với các
nước trong khu vực, cùng với những tuyên bố về “trỗi dậy hoà bình” việc xây dựng quan hệ đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt hoài nghi của các
nước láng giềng xung quanh về “chính sách bá quyền” của Trung Quốc, cũng như gây lại lòng tin
và tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
23



Hiện nay, trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phối hợp
cùng nhau giải quyết như: vấn đề buôn lậu qua biên giới, tội phạm buôn bán ma tuý... Đặc biệt, giữa hai
nước những bất đồng trên một số vấn đề liên qua đến lãnh thổ quốc gia như vấn đề hải đảo. Mặc dù đều
có thiện chí giải quyết các vấn đề trên một cách hoà bình, nhưng quan điểm của hai nước còn khác nhau
nên chưa tìm được tiếng nói chung. Do đó, Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam, vừa gây
sức ép với Việt Nam để Việt Nam nhượng bộ, qua đó tác động đến các nước đang có tranh chấp lãnh thổ
với Trung Quốc. Chính vì vậy, Việt Nam luôn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc và quan hệ với Việt Nam được Trung Quốc coi là mối quan hệ đặc biệt, ưu tiên trong chính
sách đối ngoại của mình.
* Tiểu kết chương 1
Quan hệ Việt - Trung thời kỳ 10 năm đầu sau bình thường hoá và bối cảnh thế giới, khu
vực những năm đầu thế kỷ XXI vận động theo hướng đan xen giữa thời cơ và thách thức là những
nhân tố tác động mạnh mẽ tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực, từ chính
trị, xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng... Trong mối quan hệ này còn tồn tại nhiều vấn đề do lịch
sử để lại cũng như vấn đề mới nảy sinh; hai nước cần có nhận thức chung nhằm tránh sự tác động
tiêu cực của những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Trong quan hệ quốc
tế, tất cả các quốc gia đều quan tới lợi ích của mình, nhưng đồng thời phải tôn trọng lợi ích của
các đối tác. Trung Quốc và Việt Nam hiện đều thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá về
đối tác, da dạng hoá về phương thức hợp tác. Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn đặt quan
hệ Việt - Trung ở vị trí ưu tiên, luôn nhất trí với quan điểm “một nước Trung Quốc”, đồng thời,
Trung Quốc cũng xác định Việt Nam là một trong những nước ưu tiên trong chính sách đối ngoại
của mình.
Có thể nói rằng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bước sang thế kỷ XXI đang đứng trước
những thời cơ và thách thức mới do điều kiện thế giới cũng như bản thân chính sách đối ngoại
của mỗi nước. Vì vậy, đòi hỏi hai nước cần có tư duy và phương thức mới, phù hợp với nội dung
của quan hệ song phương, đa phương trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực.

Chương 2

QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1. Những thành tựu đạt được
24


2.1.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
* Các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc
Tháng 11/1991: hai nước bình thường hóa quan hệ. Từ đó đến nay quan hệ chính trị - ngoại
giao giữa Việt Nam và Trung Quốc được củng cố và không ngừng phát triển. Có thể thấy rằng,
quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn những năm cuối của thế kỷ
XX đã đạt được những tiến bộ quan trọng, đặt cơ sở cho tăng cường niềm tin lẫn nhau, tạo đà cho
quan hệ chính trị phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, về mặt
ngoại giao, hai nước vẫn duy trì các cuộc thăm viếng lẫn nhau của các nhà lãnh đạo hai nước.
Thời kỳ này quan hệ giữa hai nước đã phát triển nhanh trên tất cả các mặt và được nâng lên một
tầm cao mới như Tuyên bố chung của hai nước năm 2000. Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư
Giang Trạch Dân năm 2002, các nhà lãnh đạo hai bên đã đạt được nhận thức chung trong trao đổi
các vấn đề liên quan, tức là mở rộng và đi sâu vào hợp tác kinh tế, tiếp tục đàm phán đẩy nhanh
công tác phân chia, cắm mốc đường biên giới trên bộ, trao đổi những kinh nghiệm lý luận về xây
dựng chủ nghĩa xã hội, tăng cường hợp tác, giao lưu trên các mặt ngoại giao, quốc phòng, an
ninh... Các chuyến thăm cấp cao thường xuyên của lãnh đạo hai nước tăng mạnh so với các giai
đoạn trước, đặc biệt từ năm 2004 đến nay đã trở thành những sự kiện hiếm thấy trong lịch sử
quan hệ hai nước và cũng hiếm thấy trong lịch sử quan hệ ngoại giao trên thế giới. Tính trung
bình, hàng năm có ít nhất 3 đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước hoặc Chính phủ, Quốc
hội sang thăm lẫn nhau và thảo luận những vấn đề mà hai nước cùng quan tâm, ký kết các hiệp
định song phương. Bên cạnh đó, hai bên đã thiết lập thêm hai lãnh sự quán tại Côn Minh - Vân Nam vào
ngày 30/4/2004 và tại Nam Ninh - Quảng Tây vài ngày 2/5/2004 để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
hai nước trong việc làm các thủ tục giấy tờ liên quan.
Có thể nói rằng, những năm gần đây, lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì đều đặn các chuyến
thăm và gặp gỡ bên lề Hội nghị quốc tế. Tổng Bí Thư của hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và

Đảng Cộng sản Việt Nam đã thăm viếng lẫn nhau thương xuyên từ sau ngày bình thường hoá,
nhất là những năm thập kỷ đầu của thế kỷ 21 như năm 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2008, 2009.
Đặc biệt, năm 2007 liên tục có các chuyến thăm Trung Quốc của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (3-2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (4-2007) và Chủ
tịch nước Nguyễn Minh Triết (5-2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (4/2007); Uỷ viên
BCT, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (6/2007). Năm 2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
dự Lễ Khai mạc Olympic Bắc Kinh (8-2008), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và dự Hội nghị
cấp cao ASEM (10/2008). Phía Trung Quốc có chuyến thăm của Uỷ viên Quốc vụ viện Trung
Quốc Đường Gia Triền (tháng 11/2006); chuyến thăm của đoàn Uỷ viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh
Khang (10-2008) và một số đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, lãnh đạo các ban ngành địa phương
25


×