Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

báo cáo thực tập công ty điện lực bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.19 KB, 12 trang )

Báo cáo thực tập

Lời cảm ơn
Điện Lực Bình Dương là đơn vị trực thuộc Công Ty Điện Lực II.
Nhiệm vụ chính của Điện Lực Bình Dương là quản lý vận hành sửa chữa
lưới trạm và nhận thầu thi công các cộng trình điện. Đại tu sửa lưới trạm và
sửa chữa điện cho khách hàng.
Em là sinh viên ngành hệ thống điện Trường Cao Đẳng Điện Lực
TPHCM, niên khóa 2010- 2013 đã được đưa về thực tập tại Điện Lực Bình
Dương. Được sự hướng dẫn của các anh chị ở phòng KHKT, phòng Điều
Độ, cũng như tổ KT của chinh nhánh điện đã góp phần cho em hoàn thành
thời gian thực tậptheo đúng tiến độ quy định.
Với điều kiện hiện có ở Điện Lực Bình Dương đã đáp ứng hầu hết nội
dung thực tập do nhà trường đề ra. Đồng thời Điện Lực Bình Dương tạo mọi
điều kiện thuận lợi để em làm quen và tiếp xúc với công việc chuyên môn
mà điện lực đã đảm trách.
Trong quá trình thực tập tại Điện Lực Bình Dương đã giúp em cũng
cố và bổ sung kiến thức chuyên môn, giải quyết được những thắc mắc,
những điều còn chưa hiểu rõ trong thời gian thực tập tại trường. Đồng thời
học tập được tác phong, phong cách làm việc, cùng với sự giúp đỡ tương trợ
nhau trong công việc, hài hòa, thoải mái, trao đổi về chuyên môn của các
anh chị.
Để tổng kết quá trình thực tập của mình, em viết bài báo cáo này dựa
trên cơ sở hiểu biết của mình cùng với đề cương ở trường và sự giúp đỡ của
các anh chị tại các phòng KHKT, phòng Điều Độ cũng như tổ KT của chi
nhánh điện kết hợp với thực tế công việc và tra cứu tham khảo thêm tài liệu
tại các phòng và chi nhánh điện.
Do trình độ và thời gian thực tập của em còn hạn chế nên nội dung bài
báo cáo còn chưa đầy đủ và sâu sắc lắm. Tuy vậy cũng có đủ cơ sở để hoàn
chỉnh kiến thức của mình, đồng thời giảm đi bỡ ngỡ sau khi ra trường đến
nhận công tác ở đơn vị mới.


Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Điện Lực Bình Dương cùng
các anh, chị tại các phòng KHKT, phòng Điều Độ cũng như tổ KT chi nhánh
điện đã giành thời gian truyền đạt những kiến thức và bằng kinh nghiệm
thực tế tích lũy được trong thời gian công tác đã hướng dẫn giúp em hoàn
thành xong công việc thực tập tại đơn vị Bình Dương.
Chi Nhánh Điện

Điện Lực Bình Dương

Trang 1


Báo cáo thực tập

Đề cương thực tập tại điện lực và chi nhánh điện
(hệ cao đẳng)
1. Khái quát về tổ chức, chức năng nhiệm vụ sự phối hợp hoạt động giữa
các tổ kỹ thuật, điều độ, mắc điện, tổ quản lý đường dây và trạm ở
điện lực hoặc chi nhánh điện.
2. Nắm được nội dung công tác cụ thể của tổ kỹ thuật, tổ điều độ, quy
trình hoạt động giữa điều độ Công Ty, điều độ Điện Lực, điều độ Chi
Nhánh.
3. Nắm được nội dung công tác thiết lập một đồ án thiết kế cho các công
trình: xây dựng mới, đại tu cải tạo lưới điện hiện hữu (đường dây và
trạm) bao gồm các khâu khảo sát, thiết kế, lập dự án, trình duyệt tổ
chức thi công, nghiệm thu.
4. Nắm được công tác quản ký, vận hành, đại tu, sữa chữa đường dây
trung hạ thế, máy biến áp, tram phân phối, thuộc chức năng quản lý
của chi nhánh.
5. Tìm hiểu thực tế tổn thất điện năng và tổn thất điện áp của chi nhánh,

các biện pháp giảm tổn thất điện năng, điện áp mà điện lực và chi
nhánh điện đang áp dụng.
6. Tìm hiểu và viết báo cáo nội dung công tác an toàn, sáng kiến của
Điện Lực, chi nhánh, báo cáo quy trình công tác của các tổ quản lý
lưới điện khi công tác trên đường dây có điện ( phiếu công tác, phiếu
thao tác, công tác giám sát an toàn, làm tiếp địa, àn giao hiện trường,
tái lập hiện trường…).
7. Nắm được nội dung công tác của tổ quản lý đường dây và tram của
chi nhánh, các biện pháp an toàn khi thi công. Tham gia các công
đoạn trong quá trình thi công xây lắp, sữa chữa hệ thống đường dây và
trạm trong địa bàn chi nhánh quản lý.
8. Tìm hiểu một số công tác ở thí nghiệm:
 Phương pháp đo điện trở đất. các trị số quy định của điện trở
đất với từng phương pháp nối đất và các biện pháp giảm điện
trở đất khi điện trở đất vượt quá trị số quy định.
 Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại chống
sét (LA) hiện có trên lưới điện 15KV, 22KV. Các biện pháp thí
nghiệm kiểm tra LA.

Trang 1


Báo cáo thực tập

 Tìm hiểu cấu tạo các loại máy biến thế phân phối 1 pha và 3
pha trên lưới 15KV. Phương pháp xác định cực tính mày biến
thế 1 pha. Các cách đấu ghép máy biến thế 1 pha.
 Xác định các thông số kỹ thuật cũa máy biến thế
 Tìm hiểu cấu tạo và sự hoạt động của FCO. Cách tính toán chọn
cỡ dây chì ảo vệ.

9. Nội dung thực tập ở phòng KT và Điều Độ Điện Lực.
 Tìm hiểu chức năng và sự phối hợp của điều độ công ty, điều độ
sở và điều độ chi nhánh.
 Các biện pháp giảm tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trong
lưới phân phối.
 Tìm hiểu cấu tạo tụ bù 15KV. Tính toán chọn dung lượng bù và
xác định vị trí đặt tụ trên lưới điện 15KV.
 Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trên lưới điện.
 Tìm hiểu nội dung công tác thiết kế lưới điện. các iện pháp thực
hiện và nội dung chi tiết.
10.Nội dung thực tập ở đội xây dựng
 Tìm hiểu và gọi tên các phụ kiện trên lưới điện 15KV.
 Tìm hiểu các công tác tổ chức thi công.
 Tập leo trụ và lắp đà, lắp thiết bị điện.
 Đấu dây máy iến thế.
 Tham gia đội thi công để tìm hiểu quá trình xây dựng trạm và
đường dây.
11.Nội dung thực tập ở trạm biến áp 110KV.
 Tìm hiểu trạm biến áp.
 Tìm hiểu các thiết bị trong trạm.
12.Tìm hiểu về quy trình vận hành trạm biến áp.

Trang 1


Báo cáo thực tập

Giới thiệu chung về Điện Lực Bình Dương
I/ Lịch Sử
Điện Lực Bình Dương là đơn vị chịu trách nhiệm phân phối điện năng trên

toàn tỉnh Bình Dương có tư cách pháp nhân và phụ thuộc theo sự phâp cấp
ủy quyền của công ty Điện Lực II thực hiện hạch toán kinh tế phụ thuộc
trong công ty Điện Lực II, có con dấu riêng và được mở tài khoản ngân hàng
và ký hợp đồng kinh tế theo phân cấp của công ty phù hợp với chức năng
quy định.
Trước 1975 Điện Lực Bình Dương là trung tâm phân phối điện với quy mô
nhỏ và thuộc chế độ cũ với tên gọi trung tâm Điện Lực Bình Dương vừa
mang tính chất quản lý, vừa mang tính chất kinh doanh và trực thuộc công ty
Điện Lực II ( Điện Lực Miền Nam) với tên gọi sở Điện Lực Sông Bé, với
tên gọi này sở Điện Lực Sông Bé phát triển ngày càng cao góp phần không ít
vào kinh tế của tỉnh, nhiều năm liền đạt được thành tích cao đáp ứng nhu cầu
đời sống của dân trong tỉnh. Ngày 8/3/1996 Sở Điện Lực Sông Bé đổi tên
thành Điện Lực Sông Bé để phù hợp với tính chất chức năng nhiệm vụ của
mình theo quyết định 239DVN/TCCP của tổng công ty Điện Lực Việt Nam.
Đến ngày 1/1/1997 tỉnh sông bé được tách thành Bình Dường và Bình
Phước, ngày 1/4/1997 Điện Lực Sông Bé đổi tên thành Điện Lực Bình
Dương cho đến ngày nay.
Ngành nghề kinh doanh tại Điện Lực Bình Dương gồm:
• Kinh doanh điện năng
• Xây dựng cải tạo lưới điện phân phối
• Thiết kế lưới điện phân phối
• Giám sát thi công các công trình
• Kinh doanh viễn thông và công nghệ thông tin
• giao dịch chứng khoáng
• Hoạt động sản xuất kinh doanh các dịch vụ khác theo giấy phép hành
nghề kinh doanh
II/ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1) Chức năng
• quản lý vận hành, xây dựng cải tạo, sữa chữa lưới điện và
nguồn điện trong tỉnh theo kế hoạch của công ty Điện Lực II.

Tham gia trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển
lưới điện phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
Trang 1


Báo cáo thực tập

• Thiết kế lưới điện phân phối, tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ theo giấy phép kinh doanh.
• Quản lý sử dụng toàn bộ tài sản, lưới điện, nguồn điện, vốn do
công ty Điện Lực II giao.
2) Nhiệm vụ
• Điện Lực Bình Dương chịu trách nhiệm phân phối điện năng
trên địa àn tỉnh Bình Dương.
• Tổ chức thực hiện công tác kinh doanh điện, chống thất thu
điện năng làm giảm điện năng.
• Tổ chức công tác vận hành, mua bán điện theo kế hoạch của
công ty, gia công cơ khí sữa chữa, đại tu thiết bị điện, máy iến
thế, sữa chữa các loại điện kế.
• Cải tạo mở rộng lưới điện nông thôn.
• Khảo sát thiết kế nhận thầu thi công xây dựng đường dây và
trạm.
• Tổ chức và thực hiện pháp lệnh, quy trình quy phạm an toàn
lao động trong sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản.
3) Quyền hạn
• Được sử dụng con dấu riêng, được giao dịch chứng khoáng
• Được mở tài khoản, hợp đồng kinh tế theo phân cấp
• Đề ra các chỉ tiêu hoạt động sàn xuất kinh doanh. Nghiên cứu
khoa học

• Đóng cắt điện ở bất cứ vị trí nào trên địa bàn Bình Dương
thuộc công ty quản lý.

III/ Sơ đồ cấu trúc

Trang 1


Báo cáo thực tập

ĐẢNG ỦY

PGĐ. KINH DANH

PGĐ. XÂY DỰNG CƠ BẢN

P.TTBV - PHÁP CHẾ
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
P. KINH DOANH
P. QUẢN LÝ XÂY DỰNG
P. VẬT TƯ
P. VT - CNTT
P. KẾ HOẠCH
P. KTSX
PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN
P. KT - AN TOÀN
P. ĐIỀU ĐỘ
ĐL THUẬN AN
ĐL THỊ XÃ TDM

ĐL TÂN UYÊN
ĐL DĨ AN
ĐL DẦU TIẾNG
ĐL PHÚ GIÁO
ĐL BẾN CÁT

TỔ
KIỂM
ĐỊNH
ĐIỆN
KẾ

TỔ
ĐIỆN
LẠC
AN

TỔ ĐIỆN
THƯỜNG
TÂN

TỔ ĐIỆN
TP
KHÁNH
Trang 1

TỔ
ĐIỆN
MINH
HÒA


TỔ
ĐIỆN
LAI
UYÊN

TỔ
ĐIỆN
AN
TÂY

CÔNG ĐOÀN

PGĐ.KỸ THUẬT

GIÁM ĐỐC


Báo cáo thực tập

Giới thiệu phòng kế hoạch kỹ thuật
I/ chức năng
Tham mưu cho lãnh đạo điện lực trong công tác kế hoạch SXKD
chính(SXKD điện và viễn thông), kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch
SXKD khác.
Tham mưu giúp lãnh đạo điện lực chỉ đạo điều hành công tác quản lý kỹ
thuật, quản lý vận hành nguồn và lưới điện; công tác sữa chữa lớn; công tác
sáng kiến, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào
các hoạt động sản xuất kinh doanh của điện lực.
II/ nhiệm vụ

1/công tác kế hoạch:
Chủ trì giải quyết các công tác:
1.1- Trong công tác SXKD chính: (phòng KHKT chủ trì có sự tham gia
phối hợp của các đơn vị trực thuộc điện lực)
1.2- Trong kế hoạch SXKD khác: (phòng KHKT chủ trì có sự tham gia
phối hợp của các phòng điện lực)
1.3- Tham gia, theo dỗi quy hoạch điện lực, phát triển lưới điện. (phòng
KHKT chủ trì có sự tham gia phối hợp của các phòng ban, các đơn vị
trực thuộc).
1.4- Xem xét trình phê duyệt phương án đấu nối và cấp phụ tải các công
trình điện,. trên cơ sở đó, giám sát tình hình gia tăng phụ tải của các
khu vực, kiến nghị đầu tư và báo cáo tập đoàn, công ty theo quy định.
(phòng KHKT chủ trì có sự tham gia phối hợp của các phòng ban,
các đơn vị trực thuộc).
1.5- Làm đầu mối trong việc tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài nước
đến làm việc với điện lực về mục đích hợp tác, đầu tư. (phòng kế
hoạch chủ trì có sự tham gia phối hợp của các phòng ban).
1.6- Biên soạn các quy định, hướng dẫn về công tác kế hoạch, các kế
hoạch về đầu tư xây dựng và phát triển khách hàng. Tham gia biên
soạn các quy định trong công tác SXKD chính và SXKD khác.
(phòng KHKT chủ trì có sự tham gia phối hợp của các phòng ban).
1.7- Thực hiện báo cáo cho lãnh đạo điện lực và cơ quan cấp trên việc thực
hiện các mặt kế hoạch SXKD,ĐTXD, SCL.
Tham gia giải quyết các công tác:
1.8- Tham gia cùng phòng KD&ĐNT, TCKT theo dõi tình hình thực hiện
các chỉ tiêu KD,KTKT( phòng chủ trì:phòng KHKT).

Trang 1



Báo cáo thực tập

1.9- Tham gia cùng phòng QLXD: biên sọan hướng dẫn, các quy định
trong công tác SCL và ĐTXD, thảm định các công trình đầu tư xây
dựng và SCL theo phân cấp ( phòng chủ trì: phòng QLXD).
1.10- Tham gia cùng các phòng VT&CNTT, QLXD thẩm định các công
trình, dự án viễn thông ( phòng chủ trì:phòng VT&CNTT).
1.11- Tham gia cùng phòng TCLĐ, TCKT trong việc xác định khối lượng
tài sản quản lý vận hành tăng trong năm để thẩm định định mức lao
động và xét giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị. ( phòng chủ trì:
phòng TCKT).
1.12- Tham gia cùng phòng QLXD đôn đốc Ban A, các đơn vị thực hiện
đúng tiến độ đầu tư xây dựng, SCL ( phòng chủ trì: phòng QLXD).
1.13- Áp dụng có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 và thường xuyên cải tiến liên tục hệ thống (phòng chủ trì:
TCLĐ).
1.14- Tham gia chấm điểm thi đua đối với các đơn vị trực thuộc ( phòng
chủ trì : phòng TCLĐ).
1.15- Lập báo cáo công tác định kỳ, báo cáo sơ kết, tổng kết của điện lực.
(phòng chủ trì : KHKT).
2/ công tác kỹ thuật sản xuất:
Chủ trì giải quyết các công tác:
2-1. Xây dựng, thảm tra, xét duyệt và đề xuất giao các chỉ tiêu về tỉ lệ điện
dùng để phân phối điện, suất hao nhiên liệu, điện tự dùng để sản xuất điện
cho các đơn vị trực thuộc.( phòng tham gia: KD&ĐNT chịu trách nhiệm về
khâu tổn thất kinh doanh).
2-2. Điều tra sự cố lưới, nguồn điện nghiêm trọngtheo phân cấp của công ty.
Thống kê phân tích tình hình sự cố lưới điện, nguồn điện và đưa ra các biện
pháp khắc phục và ngăn ngừa. (đơn vị tham gia: P. KTAT, P. Điều Độ).
2-3. Hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho VTTB, thiết kế, thi

công, vận hành, thí nghiệm, nghiệm thu, bản giao công trìnhSCL và ĐTXD.
( phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan).
2-4. Theo dõi phụ tải của lưới điện trung hạ thế để đề xuất chống quá tài,
điều chỉnh cấu trúc lưới điện.
2-5. Áp dụng công nghệ thông tin và tiến bộ khoa học kỹ thuậttrong công tác
quản lý kỹ thuật.
2-6. Tổ chức các khóa bồ dưỡng chuyên đề, các hội thảo khoa học về kỹ
thuật công nghệ mới.
2-7. Quản lý công tác môi trường các công trình điện.
2-8. kiểm tra công tác sữa chữa lớn.
2-9. kiểm tra và báo cáo công tác quản lý kỹ thuật.

Trang 1


Báo cáo thực tập

2-10. thõa thuận các thiết kế kỹ thuật công trình của khách hàng theo phân
cấp.
2-11. Chuẩn bị các nội dung họp giao ban sản xuất theo phân công của lãnh
đạo điện lực.
2-12. Thực hiện các công tác khác theo phân công của lãnh đạo điện lực.
Tham gia giải quyết các công tác:
2-13. Nhiệm thu các công trình điện.( đơn vị chủ trì: CTHĐ nghiệm thu).
2-14. Kiểm tra sát hạch điều độ viên lưới điện, trưởng phiên, phụ phiên
thuộc các đơn vị.(phòng chủ trì: TCLĐ).
2-15. Tham gia hội đồng thanh lý tài sản.(phòng chủ trì: TCKT).
2-16. Phòng chống lụt bão và bảo hộ lao động. (phòng chủ trì:
KTAT&BHLĐ).
2-17. tham gia đoàn kiểm tra của điện lực đối với các đơn vị trực thuộc.

3-18. Áp dụng có hiệu lực HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và
thường xuyên cải tiến liên tục hệ thống. (phòng chủ trì: TCLĐ).
III/ Tổ chức và phân công:
1/trưởng phòng:
- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của phòng KHKT
theo chức năng nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
điện lực về việc điều hành của mình.
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo điện lực và trước pháp luật về các ý kiến
tham mưu đề xuất của phòng KHHT.
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn nhân viên thuộc phòng KHKT triển khai thực
hiện các mặt công tác chuyên môn nghiệp vụ theo đúng các chế độ quy định
của nhà nước và ngành điện.
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo hoạt động của các tổ KH-KT. Tổ thiết kế dự
án.
2/phó phòng;
- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành trong lĩnh vực quản lý kĩ thuật, chịu
trách nhiệm trước lãnh đạo phòng và lãnh đạo điện lực về việc điều hành của
mình cũng như mọi mặt hoạt động quản lý kỹ thuật của toàn điện lực.
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo điện lực và trước pháp luật về các ý kiến
tham mưu đề xuất trực tiếp của mình.
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn nhân viên thuộc phòng KHKT triển khai
thực hiện các mặt công tác chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực phân công
theo đúng các chế độ quy định của nhà nước và ngành điện.
- Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo hoạt động của các tổ kỹ thuật lưới điện, nhóm
giám sát và quyết toán dự án TXTDM, nhóm giám sát các công trình điện
110KV.

Trang 1



Báo cáo thực tập

3/các tổ chuyên môn nghiệp vụ:
3-1 Tổ kế hoạch thống kê:
3-1-1 Cán bộ lập kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển phụ tải
3-1-2 Cán bộ lập kế hoạch SCL lưới điện
3-1-3 Cán bộ kế hoạch thống kê, kiêm nhiệm: cán bộ theo dõi tiếp nhận
khách hàng.
3-1-4 Cán bộ báo cáo thống kê; kiêm nhiệm nhân viên văn thư
3-1-5 Cán bộ kế hoạch tổng hợp
3-2 Tổ thiết kế dự toán:
3-2-1 Cán bộ giao tiếp khách hàng
3-2-2 Cán bộ quản lý hợp đồng
3-2-3 Cán bộ khảo sát thiết kế dự toán (4 ngươi).
3-3 Tổ kỹ thuật lưới điện :
3-3-1 Cán bộ quản lý lưới điện; kiêm nhiệm: cán bộ theo dõi tổn thất
điện năng
3-3-2 Cán bộ quản lý lưới điện; kiêm nhiệm cán bộ quản lý tai sản về
mặt kỹ thuật
3-3-3 Cán bộ quản lý lưới điện; kiêm nhiệm cán bộ quản lý MBA, theo
dõi chung công tác SCTX lưới điện
3-3-4 Cán bộ quản lý lưới điện; kiêm nhiệm cán bộ kỹ thuật lưới điện
3-3-5 Cán bộ quản lý lưới điện; kiêm nhiệm cán bộ kỹ thuật vận hành
lưới điện
3-3-6 Cán bộ quản lý lưới điện; kiêm nhiệm cán bộ theo dõi công tác
kiểm tra thí nghiệm định kỳ, chuyên gia tổ đấu thầu
3-3-7 Cán bộ quản lý lưới điện; kiêm nhiệm chuyên gia tổ đấu thầu
3-3-8 Cán bộ quản lý lưới điện; kiêm nhiệm cán bộ đào tạo bồi huấn và
theo dõi sáng kiến.


Trang 1


Báo cáo thực tập

Giới thiệu phòng Điều Độ
TRƯỞNG PHÒNG ĐIỀU ĐỘ

NHÂN
VIÊN
PHƯƠNG
PHỨC

TỔ
TRƯỞNG
VẬN
HÀNH

NHÂN
VIÊN
TỔNG
HỢP BÁO CÁO

NHÂN
VIÊN
THÔNG
TIN LIÊN
LẠC &
MÁY TÍNH


NHÂN
VIÊN TÍNH
TOÁN
RƠLE &
BẢO VỆ TƯ
ĐỘNG

TRƯỞNG CA TRỰC 1

PHỤ CA TRỰC 1

TRƯỞNG CA TRỰC 2

PHỤ CA TRỰC 2

TRƯỞNG CA TRỰC 3

PHỤ CA TRỰC 3

TRƯỞNG CA TRỰC 4

PHỤ CA TRỰC 4

I/ chức năng nhiệm vụ:
*chủ trì giải quyết công tác (có sự phối hợp của các đơn vị trực thuộc điện
lực)
1. Chỉ huy điều độ lưới điện phân phối nhằm mục đích cung cấp điện an
toàn, liên tục, ổn định, chất lượng đảm bảo và kinh tế.

Trang 1

TRƯỞNG PHÒNG ĐIỀU ĐỘ


Báo cáo thực tập

2.

Lập sơ đồ kết dây cơ bản của lưới điện phân phối thuộc quyền điều
khiển.
3. Lập phương thức vận hành hàng ngày
4. Điều chỉnh nguồn công suất vô công, nấp phân áp của máy biến áp
trong lưới điện thuộc quyền điều khiển để giữ điện áp các điểm nút theo
quy định của cấp điều độ HTĐ miền.
5. Theo dõi, kiểm tra việc chỉ định và sự hoạt động của các bộ tự động sa
thải phụ tải theo tần số trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều
khiển theo mức yêu cầu của cấp điều độ HTĐ miền.
6. Tính toán và chỉ định relay bảo vệ và tự động trên lưới điện phân phối
thuộc quyền điều khiển.
7. Tính toán tổn thất điện năng và đề ra các biện pháp giảm tổn thất điện
năng trong lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.
8. chỉ huy thao tác và xử lý sự cố trong lưới điện phân phối thuộc quyền
điều khiển.
9. Tham gia phân tích, tìm nguyên nhân các sự cố trong lưới điện phân
phối thuộc quyền điều khiển và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
10. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện các chức danh của cấp điều
độ lưới điện phân phối.
11. Tổng kết báo cáo và cung cấp số liệu theo yêu cầu của công ty Điện
Lực II và cấp điện HTĐ miền.
12. Theo dõi tình hình lưới điện phân phối, báo cáo với công ty Điện Lực II
các trường hợp đường dây, trạm biến áp bị quá tải để đưa vào chương

trình chống quá tải.
13. Quản lý toàn bộ hệ thồng thông tin liên lạc lập kế hoạch sữa chữa , bảo
dưỡng, đảm bảo công tác thông tin liên lạc được thông suốt.
14. Xây dựng chương trình nội dung đào tạo cán bộ điều độ của điện lực
Bình Dương.
* Quyền hạn của phòng Điều Độ:
1. Được quyền đề nghị thay đổi kết cấu của lưới điện, các trang bị thông
tin liên lạc cần thiết để đảm bảo lưới điện vận hành ổn định, kinh tế.
2. Được quyền tham gia xét duyệt nhiệm vụ thiết kế, đề án thiết kế, nghiệm
thu các công trình xây dựng mới và đại tu cải tạo lưới điện.
3. được quyền kiểm tra các chi nhánh về việc thực hiện các mệnh lệnh của
điều độ, việc chấp hành các quy trình điều độ vận hành và xử lý sự cố.
4. Có quyền đình chỉ điều độ viên, hay vận hành viên chi nhánh điện đang
công tác trong ca nếu thấy trái với quy định của điều độ, trái với quy trình
quy phạm, sau đó báo cáo ngay với giám đốc.

Trang 1



×