Tải bản đầy đủ (.ppt) (83 trang)

Chương 3 thuế giá trị gia tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.99 KB, 83 trang )

Nội dung
I. Tổng quan về thuế GTGT
1. Khái niệm
2. Lịch sử hình thành và phát triển
3. Đặc điểm của thuế GTGT
4. Phương pháp tính thuế
II. Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam


BÀI GIẢNG THUẾ
Chương 3
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


I. Tổng quan về thuế giá trị gia tăng
1. Khái niệm :
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián
thu, đánh trên giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ trong quá trình từ
khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.


1. Khái niệm :
• Giá trị gia tăng là giá trị mà người
sản xuất, kinh doanh tạo thêm cho
sản phẩm, dịch vụ của mình trên
cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất
đầu vào của khâu trước như :
nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch
vụ…




1. Khái niệm
• Theo Marx, giá trị gia tăng là giá trị
mới sáng tạo trong giá trị của hàng
hóa, dịch vụ : v+ m, trong đó v là
tiền công, m là lợi nhuận.
• Giá trị gia tăng = Giá bán hàng hóa,
dịch vụ - chi phí trung gian


1. Khái niệm
Ví dụ : Giả sử trong nền kinh tế chỉ có 5 người sản
xuất, sản phẩm làm ra ở mỗi khâu đều được sử
dụng hết cho tiêu dùng cuối cùng hoặc dùng làm
sản phẩm trung gian cho khâu sản xuất nào đó
( không có tồn kho),khâu trồng lúa và mía không
sử dụng chi phí trung gian.
• Người trồng mía : Mía sản xuất trị giá 100.000
triệu đồng, bán toàn bộ cho người làm đường
• Người trồng lúa : Lúa sản xuất trị giá 200.000 triệu
đồng, bán cho người làm bột 100.000 triệu, cho
tiêu dùng cuối cùng :100.000 triệu.


• Người SX đường: Mua 100.000 triệu đồng mía để
sản xuất đường trị giá 150.000 triệu, bán cho
người làm bánh:100.000 triệu, cho tiêu dùng cuối
cùng : 50.000 triệu.
• Người SX bột : Mua 100.000 triệu đồng lúa để sản

xuất bột trị giá 120.000 đồng, bán cho người làm
bánh : 80.000 triệu, cho tiêu dùng cuối cùng :
40.000 triệu.
• Người làm bánh : Mua 80.000 triệu đồng bột và
100.000 triệu đồng đường để sản xuất bánh trị giá
250.000 triệu đồng, bán toàn bộ cho người tiêu
dùng cuối cùng.
Yêu cầu: Xác định giá trị gia tăng và thuế GTGT
phải nộp, biết thuế suất thuế GTGTlà 10%


• Sơ đồ GTGT
0

Mía SX
100

100

Lúa SX
200

Tiêu dùng
100

100
Bánh Sx
250

Tiêu dùng

50

Tiêu dùng
0

0

Đường SX
150

100

Bột Sx
120

Tiêu dùng
40

80

Tiêu dùng
250


Bảng tính thuế giá trị gia tăng
Chi tiêu

Mía

GTGT


Lúa

Đường Bột

Bánh Cộng

100 200

50

20

70

440

Thuế
GTGT

10

20

5

2

7


44

GTSPTD
cuối cùng

0

100

50

40

250

440

Thuế
GTGT

0

10

5

4

25


44


• Nhận xét :
• 1. Thuế giá trị gia tăng có thể thu theo từng
khâu hoặc thu ở khâu tiêu dùng cuối cùng,
dù thu theo cách nào thì tổng số thuế thu
được cũng bằng nhau.
• 2. Người tiêu dùng là người gánh chịu thuế
giá trị gia tăng, các cơ sở sản xuất kinh
doanh chỉ thu hộ thuế cho nhà nước.


2. Lịch sử hình thành và phát triển của thuế giá trị
gia tăng
• Thuế GTGT xuất hiện đầu tiên tại Pháp vào năm
1954
• Tại châu Á thuế GTGT trở thành sắc thuế phổ biến
: Hàn Quốc ( 1977), PhiLipines, Nhật (1988), Thái
Lan (1992).
• Tại Việt Nam, Luật thuế GTGT được Quốc hội
thông qua vào ngày 10 / 0 5 / 1997, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/ 01 / 1999 thay thế cho thuế
doanh thu.


3.Ưu điểm của thuế giá trị gia tăng
• Thứ nhất : So với thuế doanh thu, thuế giá trị gia
tăng tránh được tình trạng thuế đánh chồng lên
thuế, do vậy nó góp phần khuyến khích chuyên

môn hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm. Chống lại
khuynh hướng doanh nghiệp hợp nhất theo chiều
dọc.
• Thứ hai. Thuế giá trị gia tăng thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu, vì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có thuế
suất 0%, hơn nữa doanh nghiệp xuất khẩu được
hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào.


3.Ưu điểm của thuế giá trị gia tăng
• Thứ ba. Thuế giá trị gia tăng được thu theo từng
khâu, thu thuế khâu sau có thể kiểm tra việc nộp
thuế ở khâu trước, do vậy thuế GTGT đảm bảo
nguồn thu kịp thời cho Ngân sách Nhà nước và
hạn chế tình trạng thất thu thuế.
• Thứ tư. Thuế giá trị gia tăng thúc đẩy sử dụng hóa
đơn trong giao dịch thương mại.


4. Phương pháp tính thuế
4.1 Phương pháp kế toán
Thuế GTGT phải nộp = ( Lợi nhuận + Tiền công) *
Thuế suất
• Ưu điểm : Chi phí cho việc thu và nộp thuế thấp.
• Nhược điểm:
+ Có thể gây hiểu lầm là doanh nghiệp phải chịu 2
lần thuế thu nhập.
+ Việc tập trung thuế vào ngân sách bị chậm.



4.2 Phương pháp hóa đơn
VAT phải nộp = VAT đầu ra –VAT đầu vào
• VAT đầu ra = Doanh số bán ra * Thuế suất đầu
ra
• VAT đầu vào = Doanh số mua vào * Thuế suất
đầu vào
• Doanh số bán ra là tổng giá trị hàng hóa, dịch
vụ đã tiêu thụ trong kỳ, tính theo giá bán chưa
có VAT.
• Doanh số mua vào là tổng giá trị nguyên vật
liệu, hàng hóa, dịch vụ mua vào để sản xuất
hàng hóa, dịch vụ bán ra, tính theo giá mua
chưa có VAT


II . Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
1.Đối tượng chịu thuế
Đối tương chịu thuế giá trị gia tăng
là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho
sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở
Việt Nam, trừ các đối tượng không
thuộc diện chịu thuế dưới đây.


2.

Đối tương không thuộc diên chịu
thuế GTGT
2.1 Hàng hóa là sản phẩm trồng trọt,

chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi
trồng, đánh bắt chưa chế biến
thành sản phẩm khác hoặc mới qua
sơ chế do các tổ chức , cá nhân tự
sản xuất bán ra. Ví dụ : thóc mới
được sấy khô, đậu mới tách vỏ,
tôm, cá mới được ướp đá.


2. Đối tương không thuộc diên chịu
thuế GTGT
• 2.2. Sản phẩm là giống vật nuôi,
giống cây trồng ( cây giống, con
giống, hạt giống, phôi, vật liệu di
truyền…)
• 2.3. Muối bao gồm cả muối sản xuất
từ nước biển, muối mỏ tự nhiên.
• 2.5. Nhà thuộc sở hữu Nhà nước
bán cho người đang thuê.


2. Đối tương không thuộc diên chịu thuế GTGT
• 2.5. Dịch vụ tín dụng và quĩ đầu tư bao gồm: dịch
vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và
giấy tờ có giá, môi giới chứng khoán, tự doanh,
bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư
vấn đầu tư chứng khoán…
• 2.6. Dịch vụ bảo hiểm : bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
• 2.7. Các dịch vụ công cộng, y tế, văn hóa, giáo

dục, đào tạo, thông tin đại chúng


2. Đối tương không thuộc diên chịu thuế GTGT
• 2. 8. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, vật tư trong
nươc chưa sản xuất được, nhập khẩu trong các
trường hợp :
• Sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa
học, phát triển công nghệ
• Sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai
thác dầu mỏ, khí đốt.
2.9. Hàng hóa là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ
an ninh, quốc phòng.


2. Đối tương không thuộc diên chịu thuế GTGT

2.10. Hàng hóa chuyển khẩu, quá
cảnh, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái
nhập, nguyên liệu nhập khẩu để gia
công cho nước ngoài.
2.11. Chuyển giao công nghệ, chuyển
nhượng quyền sở hữu trí tuệ.


2. Đối tương không thuộc diên chịu thuế
GTGT
2.12. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và
vàng chưa chế tác thành đồ trang sức, sản
phẩm mỹ nghệ.

2.13. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên,
khoáng sản khai thác, chưa qua chế biến.
2.14. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế
cho các bộ phận trên cơ thể người bệnh.


3. Đối tượng nộp thuế :
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
gồm :
- Các tổ chức, cá nhân có hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT trên lãnh thổ
Việt Nam, không phân biệt nghành
nghề, sở hữu, hình thức kinh
doanh.
- Các tổ chức, cá nhân có nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT


• 4 Cơ sở tính thuế
• 4.1. Giá tính thuế
+ Đối với hàng hóa dịch vụ do cơ sở sản xuất,
kinh doanh bán ra :
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, nếu
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì
giá tính thuế là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc
biệt, nhưng chưa có thuế GTGT
• Chú ý : Giá tính thuế bao gồm cả các khoản phụ
thu và phí thu thêm ngoài giá bán, trường hợp cơ
sở giảm giá hoặc chiết khấu cho người mua thì

giá tính thuế là giá bán đã chiết khấu hoặc đã
giảm.


• 4.1. Giá tính thuế
Ví dụ 1. Cơ sở A bán 5.000 đôi giày thể thao, giá
bán chưa thuế GTGT : 500.000 đồng/ đôi, thuế suất
thuế GTGT : 10% vậy
• Giá tính thuế GTGT là : 5.000 x 500.000 = 2.500
triệu
• Thuế GTGT = 2.500 * 10% = 250 triệu
• Giá thanh toán của lô hàng :
2.500 + 250= 2.750 triệu


×