Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH một thành viên phân đạm và hoá chất hà bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.79 KB, 5 trang )

Đề tài: Hãy phân tích thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tại tổ chức mà anh(chị) đang làm việc. Trên cơ sở đó, hãy nêu
những hạn chế và đề xuất một số giải pháp khắc phục
I. Lời nói đầu
Trong thời kỳ toàn cầu hoá hiện nay, sự cạnh tranh của các Công ty trong
nước ngày càng khốc liệt và khó khăn. Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh
tranh với các công ty nước, mà còn phải cạnh tranh với nhiều công ty nước ngoài
có kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường. Để có thể cạnh tranh thành công,
việc quan tâm, đầu tư đúng mức vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực là vấn đề then chốt.
Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo hiện nay của nước ta vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước. Điều này được thể
hiện rõ trong vấn đề đào tạo và quản trị nguồn nhân lực cho hệ thống các doanh
nghiệp kể cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Vậy thực trạng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hiện nay như thế nào? ở một
số ngành sinh viên có cơ hội đến các công ty, xỉ nghiệp để tham quan, thực tập
nghề nghiệp, điều này làm cho sinh viên hiểu biết được phần nào về công việc
mình có thể sẽ làm trong tương lai giúp họ có ý tưởng để chọn nơi làm việc phù
hợp với ngành học và nguyện vọng cá nhân, tuy nhiên trong những năm qua vấn
đề này chưa được quan tâm đúng mức. Nhà trường chưa thực sự có chương trình
liên kết với các doanh nghiệp để thiết kế những chương trình đào tạo sát với thực
tế theo nhu cầu của doanh nghiệp. Chính vì không nắm được yêu cầu cụ thể nên
chương trình đào tạo mà đặc biệt là đào tạo trong khối kỹ thuật thường mang tính
dàn trải, không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu chuyên môn do công ty bố trí do đó
khi được tuyển dụng vào doanh nghiệp thường phải mất một thời gian làm quen
với công việc hoặc phải qua đào tạo lại. Vấn đề này đặt ra cho doanh nghiệp một
bài toán: Phải chăng để phát triển nguồn nhân lực phục vụ lâu dài cho doanh
nghiệp của mình thì chính họ cần chủ động xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực
cho mình bắt đầu từ việc liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, trường
nghề để có thể cung cấp nhân lực cho doanh nghiệp sau này để có một lộ trình



đào tạo khoa học, hiệu quả.
Để hiểu rõ vấn đề này xin lấy một số ví dụ về giải pháp phát triển nguồn
nhân lực của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc.
Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc
(Hanichemco) được khánh thành từ năm 1977 đến nay Công ty đã có 32 năm
xây dựng và trưởng thành. Hiện nay, Công ty có 18 phòng chức năng và 12
xưởng, phân xưởng trực tiếp sản xuất, thực hiện nhiệm vụ sản xuất điện, phân
bón (Urê), và một số bán sản phẩm là amôniắc lỏng, CO2 lỏng rắn, lưu huỳnh…
Hanichemco hiện nay sử dụng 1940 lao động, trong đó có 1532 là công
nhân kỹ thuật, 403 người có trình độ đại học và 05 người có trình độ trên đại
học. Trong các năm tiếp theo, Công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, phát triển thêm
một số sản phẩm mới. Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, nâng
cao khả năng cạnh tranh, ngoài việc đầu tư nâng cấp đổi mới trang thiết bị, công
nghệ… bài toán “nguồn nhân lực” cũng đang được đặt ra ngày càng bức thiết.
Hiện trạng nguồn nhân lực tại Hanichemco năm 2009:
Về cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của
công ty hiện tại có 265 người tuổi đời bình quân 41, số nà y hầu hết được đào tạo
có hệ thống về khoa học kỹ thuật, chuyên ngành được đào tạo và bồi dưỡng kiến
thức về quản trị kinh doanh, đấu thầu, đầu tư, lý luận chính trị, ngoại ngữ. Tuy
vậy, cán bộ của công ty vẫn thiếu về chất lượng so với yêu cầu phát triển của
công ty. Một thực tế nữa là số cán bộ của công ty có khả năng thông thạo ngoại
ngữ, khả năng ứng dụng tin học trong quản lý còn hạn chế dẫn đến năng lực tổ
chức quản lý điều hành chưa cao. Về cán bộ trẻ có tuổi đời dưới 45 là 144 người,
đây chính là nguồn cán bộ kế cận cho tương lai tuy nhiên chưa được bồi dưỡng,
bổ sung cập nhật kiến thức và phương pháp quản lý hiện đại kịp thời.
Về công nhân kỹ thuật, đây chính là nguồn nhân lực quan trọng góp phần
sản xuất ổn định, an toàn, hiệu quả của công ty. Số người có trình độ đại học, cao
đẳng, trung cấp là 241 người, đào tạo nghề là 1200 người, đào tạo tại sản xuất là
210 người. Nhìn chung đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty đã đáp ứng được

yêu cầu của sản xuất kinh doanh của công ty, nhưng do số người có trình độ từ
trung cấp trở lên còn chiếm số lượng nhỏ, khoảng 14% nên khả năng tiếp nhận
công nghệ mới còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật thợ bậc


cao đang có sự thiếu hụt nghiêm trọng lúc đó hệ thống đào tạo cao đẳng, trung
cấp, nghề vẫn còn những hạn chế nhất định như quy mô đào tạo nhỏ, lẻ, chắp vá
và manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở sản xuất với dây chuyền
sản xuất hiện đại, tự động hoá của công ty. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã
làm gì để giữ ổn định được sản xuất và phát triển mở rộng công ty trong tương
lai?
Theo Quyết định của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đến tháng 1/2014,
Công ty sẽ đưa dây chuyền sản xuất 320.000 tấn Urê/năm vào sản xuất, lúc đó sẽ
cần tới khoảng 500 công nhân kỹ thuật lành nghề . Để thực hiện thành công dự
án, vấn đề ưu tiên hàng đầu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực để
đẩy mạnh tiến độ của dự án, bổ sung nguồn nhân lực mới, đào tạo trực tiếp tại
dây chuyền hiện có.
+ Thành lập Ban quản lý dự án:
Để công tác triển khai dự án mới hiệu quả, Công ty xây dựng phương án
số 392/PA-ĐHB ngày 24/3/2008 thành lập Ban quản lý dự án với mô hình quản
lý mới: Tổng giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Ban quản lý trực tiếp quản lý
Ban dự án, Phó giám đốc Ban quản lý trực tiếp quản lý 04 phòng trực thuộc Ban
là phòng Kỹ thuật, Phòng Kinh tế Kế hoạch, phòng Kế toán Tài chính và phòng
Tổ chức Hành chính.
Song song với việc xây dựng Ban quản lý dự án là việc chỉ đạo việc xây
dựng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn để tạo cơ sở pháp lý cho Ban quản lý thực
hiện nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện dự án, công ty đã gửi 120
lượt cán bộ làm dự án đi học các lớp đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ như: Giám sát thi công các công trình xây dựng, bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý dự án và thanh quyết toán các công trình xây dựng; định giá xây dựng, kỹ

năng thanh toán bằng LC và tạo lập kiểm tra chứng từ thanh toán UCP, quản lý
dự án và nghiệm thu hoàn công….
+ Đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật mới:
Công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật - nguồn nhân lực
được coi là chiến lược phát triển của Hanichemco. Công ty đã xây dựng kế hoạch
và chính sách cụ thể đối với từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng (cán bộ quản lý,
cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ kinh tế, nghiệp vụ kỹ thuật, công nhân lành
nghề…). Yêu cầu đặt ra cho ban giám đốc là phải có trình độ chuyên môn đại


học, có bằng thạc sỹ về quản trị kinh doanh, và cao cấp lý luận chính trị. Đối với
cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn đại học và trung cấp lý luận chính trị
trở lên thông qua các loại hình đào tạo như đào tạo tập trung, tại chức. Năm 2006
và 2008 kết hợp với trường chính trị tỉnh để mở 02 lớp trung cấp lý luận chính trị
để bồi dưỡng trình độ lý luận cho 120 cán bộ trẻ có năng lực và triển vọng. Năm
2007, công ty kết hợp với trường cao đẳng sư phạm Bắc giang để mở 04 lớp Anh
văn cho 120 cán bộ viên chức trong công ty.
Bên cạnh đó, công ty rất coi trọng kỹ sư thực hành và công nhân lành
nghề, thợ bậc cao. Năm 2006, công ty kết hợp với trung tâm thí nghiệm điện I Hà
Nội để đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ “Hiệu chỉnh lò hơi” cho 35 cán bộ, công
nhân kỹ thuật. Năm 2008 công ty gửi 08 công nhân viên chức đi học đại học
chuyên ngành Nhiệt, xây dựng tại trường đại học điện lực Hà Nội, trường đại học
xây dựng Hà Nội. Năm 2009, công ty tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo
“Hiệu chỉnh tuabin” cho 29 cán bộ, công nhân kỹ thuật để nâng cao tay nghề đáp
ứng yêu cầu phát triển của Công ty.
Để bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, hằng năm công
ty giao cho các cán bộ kỹ thuật tổ chức các lớp học cho CNKT trong diện thi
nâng lương để họ rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin về
công nghệ mới, qua đó cũng rèn luyện kỹ năng, năng lực chuyên môn cho các
cán bộ trẻ. Qua các lớp học này, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, và công nhân trực tiếp

sản xuất cũng có dịp để trao đổi kinh nghiệm và bổ sung kiến thức thực hành, lý
thuyết cho nhau.
Để có kết quả sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước và giữ ổn
định được sản xuất trong điều kiện giá nguyên nhiên vật liệu chủ yếu là than luôn
liên tục tăng cao, công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược đúng đắn là đầu
tư vào con người - nguồn nhân lực để phát huy thế mạnh của công ty là kinh
nghiệm kết hợp với việc cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới để áp dụng vào
sản xuất góp phần giảm định mức tiêu hao, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường. Trong 04 năm từ 2006 đến 2009, bằng năng lực sáng
tạo của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật đã tiết kiệm được
16.000 tấn than cục cho sản xuất, giảm định định mức tiêu hao than cục từ 1,475
tấn than cục/1 tấn Urê sản phẩm xuống còn 1,28 tấn than cục/1 tấn Urê.
Với đặc thù là ngành công nghiệp mũi nhọn để duy trì an ninh lương thực


của đất nước, trong khi trong nước chưa có nhà máy nào sản xuất Urê, Công ty
đã có chính sách tạo điều kiện cho các cán bộ kỹ thuật tự tìm tòi, học hỏi kỹ
thuật, công nghệ của nước phát triển hơn như Trung quốc để phát triển sản xuất
của mình. Trong những năm qua, công ty đã cử nhiều đoàn cán bộ sang các nhà
máy của Trung quốc để học tập, đưa công nghệ mới vào áp dụng cho dây chuyền
sản xuất công ty. Từ đó công ty đã có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất
phân bón góp phần xây dựng và phát triển công ty và các nhà máy trong nước
như: Dây chuyền sản xuất điện đạm tại Phú Mỹ, dây chuyền sản xuất điện đạm
Ninh Bình, dây chuyền sản xuất DAP tại Hải Phòng.
Với tất cả những thành công đó cho thấy Hanichemco đã và đang quyết
tâm thực hiện và sẽ thực hiện thành công chiến lược xây dựng và phát triển để trở
thành công ty dẫn đầu trong Tổng công ty Hoá chất Việt Nam – Vinachem bắt
đầu từ việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực - yếu tố quyết định đến sự
thành bại của doanh nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Giáo trình môn học Quản trị nguồn nhân lực – ĐH Griggs.
- Kỹ năng hướng dẫn nhân sự - ĐH Harward
- Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng - Trần Văn Tùng.
- www.doanhnhan360.com



×