Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.64 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TỐNG THỊ HỒNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN
ĐỔI THỬA ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TỐNG THỊ HỒNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN
ĐỔI THỬA ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ MINH CHÍNH

Hà Nội, 2012


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Tống Thị Hồng

năm 2012



ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
lý luận và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế của bản thân. Những kiến thức mà
các thầy cô giáo truyền đạt đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều
cá nhân cũng như các tổ chức, cơ quan. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Ban chủ nhiệm khoa sau đại học, toàn thể các thầy cô giáo trong khoa kinh tế,
phòng thống kê nông nghiệp huyện Kim Sơn, cùng toàn thể các cá nhân, tổ
chức khác và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn nhất tới thầy giáo TS. Lê
Minh Chính, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
làm luận văn.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2012

Tác giả luận văn

Tống Thị Hồng


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................ii

Mục lục .........................................................................................................iii
Danh mục các bảng ........................................................................................ v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................... 4
1.1 Cơ sở lý luận về tích tụ tập trung đất đai trong nông nghiệp.................. 4
1.1.1. Khái niệm về tích tụ và tập trung ruộng đất, tác động.................... 4
1.1.2 Thị trường đất đai trong nông nghiệp ............................................ 6
1.1.3 Tác động của dồn điền, đổi thửa đến quyết định sản xuất và sản
xuất nông nghiệp của nông hộ ................................................................. 6
1.2 Những ảnh hưởng do tình trạng manh mún ruộng đất gây ra đối với
nông nghiệp ................................................................................................ 7
1.3 Quá trình tích tụ và tập trung đất đai trong nông nghiệp của một số nước
trên thế giới và Việt Nam............................................................................ 9
1.4 Các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên
quan đến tập trung ruộng đất..................................................................... 14
1.5 Dồn điền đổi thửa hướng đi tất yếu ..................................................... 16
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 20
2.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Kim Sơn.................................................. 20
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................ 20
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................ 21
2.2- Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 25


iv
2.2.1- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát............................. 25
2.2.2- Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 26
2.2.3- Phương pháp xử lý số liệu ........................................................... 26
2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài.................................... 26
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 28

3.1- Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa tại huyện Kim sơn.................. 28
3.1.1- Các thông tin chung về chính sách dồn điền đổi thửa ở huyện..... 28
3.1.2 Kết quả của dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Sơn........................... 33
3.1.3 Sự thay đổi diện tích đất canh tác của huyện sau dồn điền đổi thửa . 36
3.1.4- Tình hình dồn điền đổi thửa ở các xã điều tra ............................. 37
3.2. Thực trạng dồn điền đổi thửa ở các hộ điều tra................................... 42
3.2.1 Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra.................................. 42
3.2.2 Quỹ đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra................................... 45
3.2.3 Quá trình dồn điền đổi thửa của nhóm hộ điều tra........................ 49
3.2.4 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra trước và sau
dồn điền đổi thửa................................................................................... 51
3.2.5- Tác động của dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông hộ ................ 57
3.2.6- Một số vấn đề khó khăn và nảy sinh trong dồn điền đổi thửa....... 68
3.3 Đánh giá chung về quá trình dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Sơn....... 70
3.4- Định hướng và giải pháp.................................................................... 72
3.4.1 Định hướng................................................................................... 72
3.4.2 Giải pháp...................................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
1.1
1.2

Tên bảng
Diện tích và số thửa ruộng của mỗi hộ nông dân Trung Quốc
Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước


1.3

Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH

13

2.1
2.2

Đặc điểm thời tiết khí hậu của huyện Kim Sơn
Tình hình biến động đất đai, dân số và kết quả sản xuất kinh
doanh của huyện Kim Sơn (2005 – 2007)

23
25

2.6
3.1

Số hộ được lựa chọn ở các xã điều tra
Thực trạng ruộng đất của huyện sau khi giao đất năm 1993

25
29

3.2
3.3

Tổng hợp kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Sơn

Sự thay đổi đất canh tác của huyện sau khi dồn điền đổi thửa

35
37

3.4

Tình hình dồn điền đổi thửa ở các xã điều tra

38

3.5
3.6

Một số kết quả của dồn điển đổi thửa ở các xã điều tra
Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra

40
43

3.7
3.8

Diện tích các loại bình quân của nhóm hộ điều tra
Sự tham gia của các hộ điều tra trong quá trình dồn điền đổi thửa

46
50

3.9


Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra trước và
sau dồn đổi

52

3.10

54

3.11
3.12

hay đổi cơ cấu các loại đất nông nghiệp trước và sau dồn đổi ở
các nhóm hộ điều tra
Sự thay đổi diện tích đất canh tác của nhóm hộ điều tra
Sự thay đổi cơ cấu cây trồng sau dồn điền đổi thửa

3.13
3.14

Quyết định đầu tư máy móc sau khi dồn điền đổi thửa
Tác động về mức cơ giới hoá sau đồn điền đổi thửa năm 2007

59
60

3.15

Mức độ đầu tư, chi phí của các hộ trên 1 sào lúa trước và sau dồn

điền đổi thửa
Kết quả giá trị sản xuất của ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra
Tình hình cơ cấu lao động của nhóm hộ điều tra trước và sau khi
dồn đổi

62

3.16
3.17

Trang
10
12

56
58

64
66


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là loại tài nguyên vô cùng quý giá, trong sản xuất nông nghiệp
ruộng đất là tư liệu sản xuất rất quan trọng và đặc biệt không gì thay thế được.
Hiệu quả ruộng đất của hộ sử dụng đất đai đang là vấn đề cấp bách và lâu dài
của nước ta, đặc biệt là trong tình trạng hiện nay khi mà dân số ngày càng
tăng còn diện tích đất thì đang bị thu hẹp. Đất đai không chỉ là một mảng

riêng biệt mà nó còn ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội. Do đó việc quản lý sử
dụng đất đai hết sức nhạy cảm và luôn phát sinh những vấn đề phức tạp.
Trong quá trình đổi mới hội nhập kinh tế Đảng ta xác định công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung cơ
bản của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là tạo điều kiện thuận lợi để nông
dân thực hiện đầy đủ đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai, khuyến
khích nông dân thực hiện “dồn điền, đổi thửa” trên cơ sở tự nguyện, nông
dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp cổ phần tham gia phát
triển sản xuất, phục vụ tốt cho công cuộc cơ khí hoá nông nghiệp cho mỗi địa
phương. Dồn điền đổi thửa đã tạo ra bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi.
Nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới với 7,5 triệu
tấn năm 2011.
Tuy nhiên vấn đề ruộng đất đang bộc lộ những tồn tại những nảy sinh
mới cản trở sự phát triển. Đó là tình trạng đất đai manh mún, phân tán đã hạn
chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá, thuỷ lợi, đầu tư... dẫn
đến năng suất lao động và năng suất đất đai thấp. Thấy được những hạn chế đó
nhiều hộ đã tự đổi ruộng cho nhau, có hộ đã đi mua, đi thuê và đấu thầu của hộ
khác để ruộng của hộ mình rộng hơn. Việc tập trung ruộng đất giúp người sản
xuất thuận tiện hơn trong đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy chuyển đổi


2
ruộng đất, chống manh mún phân tán, tạo ra ô thửa lớn là việc làm cần thiết,
tạo tiền đề cho thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH nông thôn. Nhận biết rõ được
những hạn chế đó nhiều địa phương đã thực hiện theo nghị quyết của Đảng
thực hiện các phong trào khuyến khích các hộ nông dân dồn đổi ruộng ô thửa
nhỏ thành ruộng ô thửa lớn dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND các
cấp. Những địa phương đi đầu trong phong trào này có thể kể đến như: Thanh
Hoá, Hà Tây, Hà Nam, Bắc Ninh,... cho đến nay, phong trào dồn điền đổi thửa

đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong cả nước và được ủng hộ đồng tình của đông
đảo các hộ dân. Tuy chưa có sự chỉ đạo của UBND huyện nhưng nhiều hộ
trong huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã tiến hành đổi dồn điền đổi thửa hưởng
ứng phong trào chung của cả nước.
Để hiểu rõ hơn về những tác động của việc dồn điền đổi thửa tới việc
sản xuất nông nghiệp trong cả nước nói chung và sản xuất nông nghiệp ở
huyện Kim Sơn nói riêng. Đặc biệt là với mong muốn đưa ra bằng chứng cho
thấy việc dồn điền đổi thửa đem lại lợi ích như thế nào để từ đó chính quyền
huyện Kim Sơn có thể tiến hành phong trào đồng loạt trên địa bàn huyện tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử
dụng đất Nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”
2- Mục tiêu nghiên cứu.
-

Mục tiêu tổng quát
Đánh giá ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử
dụng đất Nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.

-

Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tích tụ
và tập trung đất đai trong nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất trong nông
nghiệp.


3
+ Đánh giá kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn huyện Kim Sơn.
+ Đánh giá tác động chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp trên địa bàn huyện.
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Tính hình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất sau
dồn điền đổi thửa.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
+Phạm vi về nội dung: Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân.
+ Phạm vi hiệu quả kinh tế của sử dụng đất Nông nghiệp.
+Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và đi sâu cụ thể vào một số xã điển hình.
+Phạm vi về thời gian:
Tiến hành nghiên cứu về tình hình dồn điền đổi thửa của huyện Kim
Sơn – Ninh Bình từ năm thực hiện chính sách đến 2011, trong đó tình hình
đất đai của nhóm hộ trước và sau dồn điền đổi thửa.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận về tích tụ tập trung đất đai trong nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về tích tụ và tập trung ruộng đất, tác động
Khi nghiên cứu về “tích luỹ tư bản”, một khái niệm trong lý luận của
chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng: tích luỹ tư bản là đầu tư tăng thêm vào tư bản
đã có, làm cho tổng số tư bản tăng lên. Quá trình làm cho quy mô tư bản tăng
lên được thực hiện bằng hai phương thức tích tụ tư bản và tập trung tư bản.
“Tích tụ tư bản là làm cho quy mô tư bản xã hội tăng lên nhờ có tích
luỹ tư bản cá biệt”.
“Tập trung tư bản là hợp nhất một số tư bản cá biệt đã có thành một tư

bản lớn hơn, thông qua việc các nhà tư bản thôn tính nhau hay liên doanh, liên
kết với nhau” .
Hai phương thức này đều làm tăng quy mô tư bản, chúng có liên quan
chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau.
Như vậy, tập trung đất đai trong nông nghiệp là phương thức làm tăng
quy mô diện tích của thửa đất và chủ thể sử dụng đất thông qua các hoạt động
dẫn tới tập trung ruộng đất như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, thuê lại
đất, thừa kế, thế chấp...
Hay nói cách khác, tập trung ruộng đất là việc sát nhập hoặc hợp nhất
ruộng đất của những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành
một chủ sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra
theo hai con đường: một là hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn
thành một chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn. Con đường này được thực hiện thông
qua việc xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp ở nước ta trước đây.
Hai là, con đường sát nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt để


5
tạo ra quy mô lớn hơn. Con đường này được thực hiện thông qua biện pháp
tước đoạt hoặc chuyển nhượng mua bán ruộng đất. Con đường này diễn ra
mạnh mẽ ở các nước tư bản.
Việc tập trung ruộng đất vào tay chủ sở hữu mới tạo ra kết quả hai mặt
là: Một mặt làm cho một bộ phận nông dân trở thành không có ruộng đất,
buộc họ phải đi làm thuê hoặc rời quê hương tìm kế sinh nhai. Mặt khác, tạo
cho chủ đất có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đầu tư thâm canh
tăng năng suất cây trồng, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các
kinh tế ngành khác, mà trước hết là công nghiệp.
Ở nước ta, việc tập trung ruộng đất diễn ra do một số nguyên nhân sau:
- Một số hộ làm ăn khá giả, có vốn, có trình độ kỹ thuật và quản lý kinh
doanh muốn có thêm đất đai để sản xuất.

- Một số hộ do yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn
không hiệu quả, không đảm bảo được cuộc sống trên ruộng đất được giao nên
chuyển nhượng, cho thuê để đáp ứng yêu cầu trước mắt hoặc chuyển sang để
làm các ngành nghề khác.
Mặt khác, trong luật đất đai hiện hành của nước ta đã và đang tạo ra
hành lang pháp lý cho quá trình tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
Đó chính là việc xác định chế độ sử dụng đất:
- Chủ thể sử dụng đất: là những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà
nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng.
- Khách thể của quyền sử dụng đất: là một vùng nhất định mà Nhà
nước giao cho các chủ thể sử dụng đất.
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất: là việc ''đổi đất lấy đất'' giữa các chủ
thể sử dụng đất được Nhà nước giao đất để sử dụng nhằm mục đích chủ yếu
là tổ chức lại sản xuất cho phù hợp, khắc phục tình trạng đất đai manh mún,
phân tán như hiện nay.


6
- Cho thuê đất: là một dạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thời
hạn, bên thuê đất phải trả cho bên cho thuê đất một khoản tiền nhất định để
được quyền sử dụng.
- Thế chấp quyền sử dụng đất: là hoạt động trong quan hệ tín dụng, từ đó
các chủ thể sử dụng đất thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất
thuê lại tổ chức tín dụng để vay vốn sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
- Cho thuê lại đất: là một dạng của chuyển nhượng lại quyền sử dụng
đất khi người đi thuê cho người thuê lại.
1.1.2 Thị trường đất đai trong nông nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố của quá trình sản xuất đều trở
nên có giá. Vì vậy, đất đai với tư cách là một yếu tố quan trọng của quá trình

sản xuất, thì nó có giá là điều hiển nhiên. Như vậy, trong điều kiện của kinh tế
thị trường, đất đai trở thành đối tượng của sự mua bán, chuyển nhượng, cầm
cố, thuê mướn. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2004
của Chính phủ đã quy định các chủ thể sử dụng đất có thể chuyển đổi, thế
chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt, là một
trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Trên thị trường, nó là loại
hàng hoá đặc biệt. ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
thống nhất quản lý, vì vậy việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
đều được thông qua nhà nước. Vì thế đất đai là hàng hoá, do vậy nó cũng phải
tuân theo quy luật cung- cầu như những hàng hoá khác.
1.1.3 Tác động của dồn điền, đổi thửa đến quyết định sản xuất và sản xuất
nông nghiệp của nông hộ
Dồn điền đổi thửa phát huy được tính tự chủ của đơn vị kinh tế hộ nông
dân trong việc ra các quyết định sản xuất nông nghiệp. Đó chính là sự tăng


7
quy mô sản xuất, đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật để làm tăng giá trị và hiệu quả sử dụng đất, thâm canh tăng
vụ, tăng năng suất... Khi dồn điền đổi thửa tiến hành sẽ có các ô thửa lớn, diện
tích được tập trung lại thành vùng, các hộ dân có kế hoạch bố trí cơ cấu sản xuất,
cơ cấu thời vụ, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đồng
ruộng, tăng năng suất và chất lượng, đưa thu nhập ngày công lao động cao, đưa
nền nông nghiệp nước ta thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung,
quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và có khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Dồn điền, đổi thửa đã làm thay đổi cách nghĩ, cánh làm, tập quán
trước đây của người nông dân quen canh tác trên thửa đất nhỏ, chần chừ, do dự, ỷ
lại không muốn đầu tư thâm canh. Khi có ô thửa ruộng lớn, thì nếp nghĩ của họ
thay đổi cho phù hợp với tiến trình của công nghiệp hoá nông nghiệp. Hộ nông

dân có vốn sẽ đầu tư cơ giới hoá các khâu trong sản xuất, góp phần giải phóng sức
lao động.
Dồn điền đổi thửa là điều kiện tốt cho việc phân bổ lại lực lượng lao động
trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong công
nghiệp ngành nghề, dịch vụ nông thôn và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp
thuần tuý. Đồng thời còn là điều kiện tốt cho việc phát triển và hiện đại hoá
ngành nghề; thủ công - mỹ nghệ, công nghiệp trong nông thôn (củng cố, phát
huy ngành nghề truyền thống, phát triển ngành nghề mới. Dồn điền đổi thửa
là điều kiện tốt cho các loại hình HTX kinh tế, dịch vụ phát triển.
1.2 Những ảnh hưởng do tình trạng manh mún ruộng đất gây ra đối với
nông nghiệp
Quy mô ruộng đất manh mún gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Hạn
chế khả năng áp dụng cơ giới hoá nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, thực hiện thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Từ đó
dẫn đến không giảm được chi phí lao động đầu vào.


8
Mảnh ruộng quá nhỏ khiến nông dân ít nghĩ đến việc đầu tư các tiến bộ
khoa học kỹ thuật để tăng năng suất. Theo họ, có đầu tư tiến bộ khoa học kỹ
thuật năng suất có thể tăng nhưng trên diện tích quá nhỏ thì sản lượng tăng
không đáng kể. Mảnh ruộng nhỏ, nhiều mảnh lại phân tán điều này làm tăng
rất nhiều công thăm đồng, vận chuyển phân bón và thu hoạch, mặt khác nông
dân không muốn trồng cây hàng hoá do phải tăng công bảo vệ.
Nhiều mảnh ruộng dẫn tới lãng phí đất canh tác do phải làm nhiều bờ
ngăn. Tính trung bình vùng ĐBSH mất khoảng 2,4 - 4% đất canh tác dùng để
đắp bờ vùng, bờ thửa. Ô thửa của các hộ năm phân tán, xen kẽ giữa các ô thửa
của hộ khác, gây khó khăn lớn cho việc tưới tiêu, do ở thời điểm này hộ cần
tưới nhiều, trong khi hộ khác lại cần tiêu nước. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân chính hạn chế khả năng tự chủ của các hộ trong việc chuyển đổi

cơ cấu cây trồng sang những loại hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao hơn, hoặc
phù hợp với điều kiện canh tác của mình hơn. Gây sự phức tạp tốn kém trong
công tác quản lý ruộng đất, xây dựng hồ sơ địa chính (chi tăng từ 35%-50%
nếu như ruộng đất vẫn còn manh mún), dễ phát sinh tiêu cực trong quản lý đất
đai. Hạn chế các quyền sử dụng đất của hộ nông dân và không phù hợp với
sản xuất hàng hoá. Công tác quy hoạch lại đồng ruộng (giao thông, thuỷ lợi,
cải tạo đất,...) bị hạn chế, không thực hiện được toàn diện triệt để.
Sau hội nghị chuyên đề về chuyển đổi ruộng đất do Tổng cục Địa chính
tổ chức lần 1 vào tháng 7/1997 tại Hà Nội, tổ chức lần 2 tại Hà Tây vào tháng
8/1998 cho đến nay các các tỉnh đã có phong trào chuyển đổi ruộng đất, dồn
điền đổi thửa ngày càng phát triển sâu rộng hơn. Có thể thấy được những ảnh
hưởng của việc dồn điền đổi thửa như ở Hải Dương, đã tác động tích cực đối
với nhiều mặt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đây là
điều kiện để hợp tác kinh tế nảy nở: từ mô hình tổ hợp tác, mô hình doanh
nghiệp nông nghiệp đến hợp tác kinh tế vùng, tiểu vùng. Từ đó đẩy hoạt động


9
chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đầu tư và xúc tiến thị trường tiêu thụ cho sản
xuất nông sản hàng hoá. Sau dồn điền, đổi thửa các vùng chuyên canh lớn
hình thành đồng thời với tăng cường hợp tác vùng sẽ hạn chế được nhiều cơ
sở chế biến ra đời không gắn với vùng nguyên liệu và ngược lại.
1.3 Quá trình tích tụ và tập trung đất đai trong nông nghiệp của một số
nước trên thế giới và Việt Nam
* ở Trung Quốc: Vào những năm cuối của thập kỷ 70, Trung Quốc đã
tiến hành công cuộc cải cách kinh tế mà trước tiên là cuộc cải cách nông thôn,
xoá bỏ chế độ sở hữu tập thể, vì vậy mà loại hình kinh tế HTX không còn mà
thay vào đó là hình thức khoán đến hộ, theo đó đất đai từ sở hữu HTX chuyển
thành sở hữu của thôn còn quyền sử dụng đất được giao cho hộ. Cuộc cải cách
này đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển nông nghiệp. Người nông dân được

quyền tự chủ trong quản lý, sử dụng và lựa chọn phương án sử dụng đất, Vì vậy
nông nghiệp Trung Quốc đã có bước phát triển kỳ diệu. Tuy nhiên đến năm
1990 thì tốc độ phát triển của nông nghiệp Trung Quốc lại giảm, điều này do
hình thức khoán đến hộ không còn phát huy tác dụng và bắt đầu bộc lộ những
hạn chế. Điều này do có sự xuất hiện của thửa ruộng nhỏ và manh mún khi giao
chia cho từng hộ gia đình. Quá trình giao chia coi “chủ nghĩa bình quân và công
bằng” như là nguyên tắc bất di bất dịch. Tuy nhiên do dân số đông và diện tích
hạn chế nên diện tích đất cấp cho mỗi hộ gia đình là rất nhỏ, manh mún và rải
rác ở khắp nơi trong làng, điều này được minh chứng qua bảng 1.1.
Như vậy, vào giữa những năm 80 thì phương thức khoán đến hộ đã bộc
lộ những hạn chế và cản trở đối với phát triển sản xuất nông nghiệp. Chính vì
vậy Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách nông
thôn bằng việc xây dựng các mô hình thử nghiệm theo quy mô huyện, từ đó
sẽ tổng kết, đúc rút vào lựa chọn mô hình thành công nhất để nhân rộng.


10
Bảng 1.1 Diện tích và số thửa ruộng của mỗi hộ nông dân Trung Quốc
Năm

Diện tích
canh tác/ hộ (ha)

Số thửa ruộng/hộ

Diện tích trung
bình/thửa(ha)

1986


0,446

5,85

0,08

1988

0,466

5,67

0,078

1990

0,420

5,52

0,076

1998

0,470

3,02

0,18


(Nguồn: Bộ nông nghiệp Trung Quốc, 2000)
Trong các mô hình thử nghiệm, thì mô hình được coi là thành công
nhất là ở huyện Pindu và đã được nhân rộng trên quy mô toàn quốc. Theo mô
hình này, hay mô hình ''hệ thống hai loại đất'' chia diện tích đất canh tác của
thôn thành hai phần: một phần đất sản xuất lương thực, phần còn lại được sử
dụng cho ký hợp đồng. Sản xuất lương thực để đảm bảo nhu cầu lương thực
của hộ gia đình còn đất hợp đồng để làm kinh tế.
Như vậy, từ những năm 1978 Trung Quốc đã tiến hành cải cách theo
thể chế kinh tế nông thôn, thực hiện hình thức kinh doanh khoán sản lượng
đến từng hộ nông dân thực chất là khoán ruộng đất, thực hiện công việc thiết
kế lại đồng ruộng thông qua dồn đổi ruộng giữa các hộ, bước đầu “mềm hoá”
hình thức chuyển đổi nông nghiệp trong nông thôn, đồng thời cho phép hộ
nông dân được quyền góp cổ phần bằng ruông đất vào các tổ chức sản xuất
kinh doanh nông nghiệp trên cơ sở chế độ cổ phần. Hiện nay Trung Quốc mỗi
hộ có khoảng 0,5 ha chia làm 3-4 mảnh, các hộ đang tiến hành đổi ruộng cho
nhau để có ruộng liền khoảnh.
* ở Nhật Bản: Trước năm 1960, mỗi hộ nông dân Nhật Bản có nhiều
thửa ruộng với diện tích bình quân từ 500m2 - 1000 m2. Nhật Bản đã nhận
thấy được những hạn chế do tình trạng manh mún, phân tán đất đai trong sản
xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng lao động thủ công


11
và sức kéo gia súc. Thu nhập giữa lao động nông nghiệp và lao động của các
ngành khác có sự chênh lệnh đáng kể. Để chấn hưng nông nghiệp, năm 1961
Chính phủ Nhật Bản đã ban hành luật cơ bản về nông nghiệp với ba mục tiêu
là: rộng, chắc chắn và sâu. Để đạt được mục tiêu đặt ra, Nhật Bản đã tiến
hành chuyển đổi ruộng đất từ các thửa nhỏ ở xa nhau thành những ô thửa
ruộng có quy mô lớn, trong việc chuyển đổi thì đứng trên ba giác độ: cùng giá
trị, cùng vị trí và cùng diện tích, trong đó giá trị là yếu tố chính. Yêu cầu một

thửa ruộng sau khi chuyển đổi phải đạt diện tích tối thiểu 3000 m2 nhưng phải
tiếp giáp với mương, máng, đường giao thông. Quá trình chuyển đổi này kéo
dài từ 5- 6 năm, hình thức thực hiện chuyển đổi là do tổ hợp cộng đồng nông
nghiệp từ 15 hộ trở lên đứng ra xin phép và Uỷ ban nông nghiệp cấp tỉnh có
quyền cho phép. Kết quả của quá trình chuyển đổi này là mỗi hộ bình quân có
1,8 thửa trên hộ. Việc chuyển đổi xử lý đất nông nghiệp đã làm tăng năng suất
của máy móc nông nghiệp, tăng sức sản xuất của đất đai, làm tăng năng suất
lao động của nông dân, tạo điều kiện phát triển hàng hoá để nâng cao sức
cạnh tranh của nông nghiệp. Hiện nay việc chuyển đổi xử lý ruộng đất được
tiếp tục khuyếch trương lên, diện tích mỗi thửa là 10.000 m2 - 20.000m2.
* ở Mỹ: Tuy tỷ trọng giá trị sản lượng các sản phẩm nông nghiệp trong
tổng sản phẩm quốc dân không đáng kể (khoảng 2%) nhưng Chính phủ Mỹ
vẫn rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Chính phủ cấp đất cho hộ và đồng
thời cho phép mua bán hoặc thuê đất để hình thành trang trại. Sản phẩm nông
nghiệp chủ yếu do 2,2 triệu trang trại sản xuất ra, trong đó có trang trại gia đình
(có quy mô 180-200 ha) chiếm gần 90%. Do quy mô các trang trại loại này nhỏ
nên chỉ chiếm khoảng 65% diện tích canh tác, các trang trại liên doanh và hợp
doanh chiếm hơn 10%, có quy mô bình quân khoảng 800-900ha. Có khoảng
20% nông trại đã sử dụng máy tính hiện đại để lập chương trình phát triển sản
xuất cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Việc tích tụ và tập trung ruộng đất để đi


12
vào công nghiệp hoá và tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất lượng nông sản và giá
thành ở nước Mỹ.
*Tình hình manh mún ruộng đất ở Việt Nam.
Luật Đất đai năm 1999 và được sửa đổi bổ sung năm 2003 đã thực hiện
công bằng xã hội, sau đó là Nghị Định 64/CP của Chính phủ ngày 27/09/1993
và gần đây là về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; theo phương châm có tốt,

có xấu, có xa, có gần,... Điều này đã làm cho số thửa ruộng tăng lên đáng kể.
Số thửa sau khi giao đất theo Nghị Định 64/CP ở một số địa phương đã tăng
lên gấp 2 lần so với khi thực hiện khoán theo Chỉ thị 100/CT-TW.
Bảng 1.2 Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước
Tổng số thửa/hộ
TT

Diện tích bình quân (m2)/
thửa

Vùng
Trung

Cá biệt

Đất lúa

Đất rau

10-20

25

150-300

100-150

bình
1


Trung du miền núi Bắc bộ

2

Đồng bằng sông Hồng

7

25

300-400

100-150

3

Duyên hải bắc trung bộ

7-10

30

300-500

200-300

4

Duyên hải Nam trung bộ


5-10

30

300-1000

200-1000

5

Tây nguyên

5

25

200-500

1000-5000

6

Đồng Nam bộ

4

15

1000-3000


1000-5000

7

Đồng bằng sông cửu long

3

10

3000-5000

500-1000

(Nguồn Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003)
Theo số liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cả nước hiện có khoảng
7.843 ha đất nông nghiệp chia thành 75 triệu mảnh cho 10.824 nghìn hộ. Tính
trung bình cả nước, một hộ sử dụng 0,72ha đất nông nghiệp và diện tích mỗi
mảnh là một 1.045m2. Nhưng nếu chỉ xét riêng khu vực miền Bắc thường từ
13-25 thửa, ngay trên một số đồng một hộ cũng có nhiều thửa. Có thể nói đó


13
là một thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là theo hướng sản
xuất hàng hoá.
Kết quả điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cũng đã
phản ánh rõ mức độ manh mún đất nông nghiệp ở 7 tỉnh thuộc vùng đồng
bằng sông Hồng. Qua bảng ta thấy tỉnh Nam Định có tổng số thửa trung bình
nhỏ nhất là 5,7 thửa/hộ có thể thấy tỉnh Nam Định diện tích đất nông nghiệp
khác đồng đều về chất đất, diện tích các thửa tương đối cao 288 m2/thửa.

Trong khi ở tỉnh Hải Dương trung bình là 11 thửa/hộ và diện tích trung bình
252 m2/thửa.
Bảng 1.3 Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH
Diện tích

Tổng số thửa/hộ
TT

bình quân m2/thửa

Tỉnh
ít nhất

Nhiều

Trung

Nhỏ

Lớn

Trung

nhất

bình

nhất

nhất


bình

1

Hà Tây

3

29

9,5

20

700

216

2

Hải Phòng

5

18

7

20


1736

253

3

Hải Dương

9

17

11

10

2461

252

4

Vĩnh Phúc

7,1

47

9


10

5868

228

5

Nam Định

3,1

19

5,7

10

1000

288

6

Hà Nam

7

37


8,2

14

1265

296

7

Ninh Bình

3,3

24

8

5

4224

305

(Nguồn: Kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp,
năm 2002)
*Nguyên nhân của tình trạng manh mún ruộng đất ở Việt Nam.
Nguyên nhân đầu tiên, quan trọng nhất dẫn đến tình trạng manh mún
ruộng đất ở Việt Nam phải kể đến là sự phức tạp trong địa hình, địa mạo đất

đai ở mỗi địa phương và một độ dân số. Do được khai phá từ rất sớm, ruộng


14
đất của các làng, xã đã bị các đê phân cắt thành ô thửa có địa hình cao thấp
khác nhau. Mỗi làng, mỗi xã đều có ruộng cao, ruộng thấp khác nhau và
ruộng vàn khá phức tạp. Nguyên nhân thứ 2 là chế độ thừa kế bằng cách chia
đều ruộng đất cho tất cả con cái, ở Việt Nam ruộng đất của bố mẹ thường chia
đều cho tất cả các con cái sau khi tách từ ở chung ra ở riêng. Nguyên nhân thứ
3 phải kể đến tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Nhìn chung do quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại đứng trước mỗi thay đổi, nhất là
những thay đổi liên quan đến ruộng đất. Kết quả điều tra của trung tâm Khoa
học xã hội và Nhân văn Quốc gia năm 2001 cho thấy ở đồng bằng có đến
86,5% số hộ được hỏi không muốn điều chỉnh lại ruộng đất cho phù hợp với
sản xuất. Và nguyên nhân cuối cùng mà hầu như tất cả những ai quan tâm đến
sự manh mún ruộng đất đều nhất trí, đó là nguyên nhân liên quan đến phương
pháp chia ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu, có xa, có gần, có
thấp, có cao khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao quyền sử
dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ nông dân. Việc chia nhỏ các
ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã góp phần không nhỏ làm tăng tình
trạng manh mún ruộng đất ở Việt Nam.
1.4 Các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên
quan đến tập trung ruộng đất
- Nghị quyết 06 của Bộ chính trị, tháng 11/1999 đã xác định “về tích tụ
ruộng đất, việc chuyển nhượng quyền sử dụng, tích tụ và tập trung ruộng đất
là hiện tượng sẽ diễn ra trong trong quá trình phát triển nông nghiệp lên sản
xuất hàng hoá lớn. Việc tích tụ và tập trung ruộng đất phải được kiểm soát,
quản lý chặt chẽ của Nhà nước”.
- Đai hội lần thứ VII- 6/1991 đã xác định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước thống nhất quản lý và giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài''.

- Hội nghị trung ương 2 khoá VII tháng 3/1992: “Quyết định việc chuyển


15
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất phải được
pháp luật quy định cụ thể theo hướng khuyến khích nông dân an tâm đấu tư kinh
doanh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điều kiện từng bước tích tụ ruộng đất
trong giới hạn hợp lý để phát triển sản xuất hàng hoá, đi đôi với mở rộng phân
công lao động và phân bố lao động gắn với quá trình. Quy định rõ các điều kiện
cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ngăn chặn tình trạng người sống
bằng nghề nông không còn ruộng đất, người mua quyền sử dụng ruộng đất không
phải để sản xuất mà là để buôn bán ruộng đất, phát canh thu tô. Mức tập trung đất
và một số hộ cũng phải qui định giới hạn tối đa tuỳ theo vùng và loại đất”.
Từ những chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước đã thể chế hoá
bằng những văn bản pháp luật cụ thể:
- Hiến pháp năm 1992 đã công bố “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo qui hoạch và pháp luật”.
- Tại điều I của luật đất đai 2003, đã qui định “Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”.
Nhà nước giao đất cho (các tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước, chính
trị,xã hội,đơn vị lực lượng vũ trang), hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất lâu
dài. Ngoài ra, Nhà nước còn cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê đất.
Nghi định 64/CP của Chính phủ ban hành ngày 27/9/1993 “về việc giao đất
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông
nghiệp trong đó đã qui định rõ các nguyên tắc giao đất, đối tượng được giao đất,
thời hạn giao đất và hạn mức đất dược giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”.
Trong chương II của bộ luật dân sự về “Hợp đồng chuyển đổi quyền sử
dụng” từ điều 699 đến điều 704 đã qui định rõ về việc thực hiện chuyển đổi
quyền sử dụng đất như:
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất; điều kiện chuyển đổi quyền sử

dụng đất; hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ của các


16
bên chuyển đổi quyền sử dụng đất.
- Điều 102, Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 29/10/2004
về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003 “ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất nông nghiệp do Nhà nước giao đất hoặc chuyển đổi, nhận chuển nhượng,
nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì được
chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân khác
trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo
chủ trương chung về “dồn điền đổi thửa” thì không phải nộp thuế thu nhập từ
việc chuyền quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính.
Như vậy có thể nói, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của
Nhà nước về việc chuyển đổi ruộng đất thực hiện “dồn điền đổi thửa” trong
nông nghiệp đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho việc tích tụ và tập trung
đất đai. Tuy nhiên, văn bản pháp luật ban hành chậm. Bên cạnh đó Chính phủ
chưa có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể đối với các tỉnh, thành phố để
hướng dẫn nông dân thực hiện chuyển đổi ruộng đất, thực hiện dồn điền đổi
thửa mà để các tỉnh thành phố thấy cần thiết thì triển khai.
1.5 Dồn điền đổi thửa hướng đi tất yếu
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đang là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm hình thành nên nông nghiệp hàng
hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng, góp
phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của
thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong thời toàn cầu hóa thị
trường. Trong bối cảnh hiện nay, không còn sự lựa chọn nào khác, dồn điền
đổi thửa là hướng đi tất yếu để đưa nền nông nghiệp vốn manh mún, nhỏ lẻ
thực sự trở thành một ngành sản xuất hàng hoá, quy mô lớn. Hơn 10 năm dồn

điền đổi thửa, từ ý tưởng manh nha ban đầu rồi trở thành chủ trương lớn, từ


17
nỗ lực vượt qua nhiều quan ngại, đến lúc đạt được những thành quả bước đầu,
tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những vùng chuyên canh lớn. Tuy vậy, xung
quanh nó vẫn còn không ít vấn đề...
Thời hội nhập, nông dân có 3 cái được. Thứ nhất, thị trường nông sản
rộng mở, hàng hóa có thể bán trong nước và 149 thành viên khác trong WTO.
Thứ hai, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, đặc biệt là vào lĩnh
vực nông nghiệp, nhờ vậy sẽ thúc đẩy nhanh nền nông nghiệp nước nhà. Thứ
ba, bà con nông dân sẽ có dịp tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn và sâu rộng hơn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dù khoa học kỹ thuật hiện đại có
cung cấp những giống cây – con mới, thì cũng khó có thể làm thay đổi cục
diện nền nông nghiệp lạc hậu và bộ mặt chậm phát triển của nông thôn Việt
Nam. Một nền sản xuất nông nghiệp đang ở trình độ thấp, cách làm manh
mún, tư tưởng tiểu nông..., nguy cơ trên sẽ đẩy nền nông nghiệp đi xuống,
đến mức không đủ sức cạnh tranh. Vì vậy, phải có những “luồng sinh khí
mới” mới có thể làm “thay da đổi thịt” cho khu vực có tới 2/3 dân số đang
sinh sống này. Chính vì thế, việc tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất
để “làm ăn lớn” là xu hướng tất yếu và là sự vận động đúng quy luật, đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ phát triển
Thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ, Khoán 10 với cách làm cơ bản
là “có ruộng tốt, ruộng xấu, có gần, có xa, có cao, có thấp” phần nào đã tạo sự
công bằng trong việc giao đất cho nhân dân sản xuất ổn định lâu dài. Nhưng
chính tư tưởng “hoa thơm mỗi người hưởng một tí” là thủ phạm khiến ruộng
đất Việt Nam bị chia ra khoảng 75 triệu thửa, tức là bình quân mỗi hộ gia
đình sẽ có khoảng 6,8 thửa đất. Thời mới, chúng ta hô hào quy hoạch vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, lập các trang trại và vận động nông dân sản xuất

theo hướng hàng hóa. Song thực tế ruộng đất ở nông thôn, miền núi mỗi hộ


18
đều có năm, bảy mảnh đầu làng cuối xã, thổ nhưỡng khác nhau, rất manh
mún, làm sao có thể sản xuất được chuyên canh cây trồng với số lượng lớn,
cây có giá trị kinh tế đủ tiêu chuẩn về chất lượng, giá thành hạ… đáp ứng yêu
cầu thị trường và tham gia xuất khẩu?
Để vươn tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đủ sức cạnh tranh
trong tương lai thì lại cần phải phấn đấu loại bỏ dần tư tưởng sản xuất tiểu
nông, nhỏ lẻ. Công tác DĐĐT rất quan trọng, tạo “bước đệm” để sản xuất
nông nghiệp nâng cao giá trị, tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng,
khai thác hết tiềm năng của mỗi địa phương. Nhưng nếu chỉ làm bằng khẩu
hiệu mà không có những giải pháp cụ thể, kịp thời thì mục tiêu sẽ khó thành
hiện thực. Và nếu không đẩy mạnh việc quy hoạch, DĐĐT, thay đổi cơ cấu
cây trồng để sản xuất hàng hóa quy mô lớn thì công cuộc CNH, HĐH nông
nghiệp vẫn chỉ nằm trên “bàn giấy”. Việc Dồn điền - tích tụ ruộng đất ở các
nước phát triển, có nền sản xuất lớn đã trở thành “điển hình” tạo cho họ thành
tựu lớn trong ứng dụng công nghệ, tiến bộ KHKT, cho năng suất, chất lượng
tốt. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đồng thời là nước có nền sản
xuất nông nghiệp lớn. Không những thế, đây còn là quốc gia được đánh giá
cao nhất thế giới về “nền văn minh trang trại”. Nông nghiệp của họ trở thành
ngành kinh doanh lớn nhất thế giới hiện nay.
Nền kinh tế Việt Nam đã thực sự hội nhập sâu trong nền kinh tế thế
giới. Tức là sự cạnh tranh trong sản xuất ngày càng được đẩy lên cao. Việc
DĐĐT, tích tụ ruộng đất đối với nền sản xuất nông nghiệp hơn lúc nào hết rất
cần được chỉ đạo quyết liệt, làm cho được. Có như vậy, chúng ta mới đi đến
chuyên canh sản xuất được, đưa máy móc, thiết bị hiện đại, đi cùng việc ứng
dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, tạo ra hướng làm ăn mới theo phương
thức sản xuất hàng hóa. Bởi vì, sản xuất thời hội nhập là làm ra các sản phẩm

hàng hóa tốt, giá thành thấp và quan trọng hơn là làm ra “cái mà thị trường


×