Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh của tổng công ty TNHH một thành viên nước sạch hà đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 117 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
ghi rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao.
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Hồng Cường


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý
luận và tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế của bản thân. Những kiến thức mà các thầy
cô giáo truyền đạt đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của rất
nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc
tới Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Sau Đại học cùng toàn thể
các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế , trường đại học Lâm Nghiệp, đặc biệt là Thây
giáo TS. Nguyễn Nghĩa Biên, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình làm đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô
giáo trong hội đồng bảo vệ luận văn nay cũng như gia đình, bạn bè đã đến động viên
tinh thần cho tôi ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn./.


Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Hồng Cường


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh m ục các từ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục các bảng .................................................................................................. vii
Danh mục các hình .................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH NƯỚC
SẠCH ........................................................................................................................10
1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch ..............10
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về sản xuất kinh doanh và phát triển kinh doanh
nước sạch ...........................................................................................................10
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về nước và nước sạch. ..........................................21
1.1.3. Cơ sở thực tiễn về sản xuất kinh doanh nước sạch. .................................32
Chương 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN NƯỚC SẠCH HÀ ĐÔNG.........................................37
2.1. Đặc điểm chung của Tổng Công ty và địa bàn nghiên cứu ............................37
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty .............................37
2.1.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu mở rộng ....................................................40

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và lao động của Tổng Công ty .........................48
2.1.4. Tình hình cung cấp nước sạch của Tổng Công ty nước sạch Hà Đông. .......53
2.1.5. Tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật của Tổng Công ty. .............................56
2.2. Tình hình tài sản và tài chính của doanh nghiệp ............................................58
2.2.1 Thực trạng về tài sản cố định ....................................................................58
2.3 Thực trạng SXKD nước sạch của Tæng Công ty ............................................63
2.3.1 Thực trạng sản xuất...................................................................................63


iv

2.3.2. Thực trạng nước thất thoát .......................................................................69
2.3.3. Thực trạng tiêu thụ nước sạch .................................................................72
2.3.4. Thực trạng về kinh doanh nước sạch .......................................................73
2.3.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước sạch
của Tổng Công ty...............................................................................................76
2.4. Đánh giá về kết quả SXKD nước sạch của Tổng Công ty .............................78
2.4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh nước sạch của Tổng Công ty.....................78
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
SXKD NƯỚC SẠCH TẠI TỔNG CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NƯỚC
SẠCH HÀ ĐÔNG .....................................................................................................85
3.1. Quan điểm về phát triển SXKD nước sạch ....................................................85
3.1.1. Quan điểm của Chính phủ và các Bộ liên quan .......................................85
3.1.2. Quan điểm của thành phố Hà Nội............................................................86
3.2. Môc tiêu phát triển SXKD nước sạch của Tổng Công ty TNHH một thành
viên nước sạch Hà Đông. ......................................................................................86
3.3. Định hướng giải pháp thực hiện ....................................................................86
3.3.1. Đổi mới tổ chức quản lý từ Tæng Công ty TNHH một thành viên nước
sạch Hà Đông sang Công ty Cổ phần vào năm 2013. .......................................86
3.3.2. Huy động mọi nguồn lực đầu tư ..............................................................86

3.3.3. Phát triển khách hàng, mở rộng thị trường cấp nước ..............................87
3.3.4. Thực hiện công tác chống thất thoát, giảm thất thoát nước .....................88
3.3.5. Duy trì và nâng hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008...88
3.3.6. Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên .......................................................88
3.3.7. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ...................................................88
3.4. Nhóm giải pháp thứ nhất: ...............................................................................89
3.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp..........................................................................89
3.4.2. Thực hiện giải pháp .................................................................................89
3.4.3. Hiệu quả của giải pháp ............................................................................91
3.5. Nhóm giải pháp thứ 2 .....................................................................................94


v

3.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp..........................................................................94
3.5.2. Thực hiện giải pháp .................................................................................94
3.5.3. Hiệu quả của giải pháp ............................................................................96
3.6. Nhóm giải pháp thứ 3:Giải pháp chống thất thoát nước ................................99
3.6.1. Căn cứ đề xuất giải pháp..........................................................................99
3.6.2. Thực hiện giải pháp .................................................................................99
3.6.3. Hiệu quả giải pháp ...................................................................................99
3.7. Nhóm giải pháp thứ 4 ...................................................................................100
3.7.1. Sắp xếp bộ máy tổ chức phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện tại
của Việt Nam ...................................................................................................100
3.7.2. Xây dựng quy chế quản lý cho phù hợp với cơ chế thị trường .............100
3.7.3. Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, tiêu chuẩn hóa cán bộ .................101
3.7.4. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quản lý .......................101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt
Tổng Công ty

Viết đầy đủ
Tổng Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành
viên nước sạch Hà Đông

XN
NXB
SXKD

Xí nghiệp
Nhà xuất bản
Sản xuất kinh doanh

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

WB

Ngân hàng thế giới



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
1.1
1.2

1.3

Khung giá tiêu thu nước sinh hoạt (Chưa có VAT)
Các loại bệnh thường xảy ra và lây lan do không sử dụng
nguồn nước hợp vệ sinh ở Việt Nam.
Các loại bệnh nhiễm trùng đường ruột và thời gian tồn tại của
các vi khuẩn trong nước

Trang
18
24

25

1.4

Nhu cầu sử dụng nước của người dân tại các đô thị

26

1.5


Nhu cầu dùng nước hộ gia đình

27

1.6

Định mức dùng nước sinh hoạt cho công nhân trong khi làm việc

27

1.7

Tiêu chuẩn sử dụng nước cho chữa cháy

28

1.8

Tỷ lệ cấp nước ở một số nước trên thế giới năm 2008.

33

1.9

Giá tiêu thụ nước sạch tại khu vực năm 2010.

36

2.1


Kinh tế địa phương

43

2.2

Dự báo dân số khu vực nghiên cứu

45

2.3

Kết quả điều tra nhu cầu nước sạch năm 2011

46

2.4

Mẫu nước địa bàn nghiên cứu

46

2.5

Phân loại trình độ lao động

51

2.6


Quy hoạch sử dụng nguồn nước của Tæng Công ty

54

2.7

Giá trị tài sản cố định qua các năm

58

2.8

Các số liệu cơ bản để đánh giá tình hình tài chính

59

2.9

Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính

61

2.10

Sản lượng sản xuất nước bình quân một ngày đêm (XN số 1)

63

2.11


Sản lượng nước bình quân một ngày đêm (XN số 2)

64

2.12

Sản lượng nước bình quân một ngày đêm (XN số 3)

64

2.13

Sản lượng nước thương phẩm bình quân toàn Tổng Công ty

65

2.14

Chi phí trực tiếp và chi phí chung nước thương phẩm (Giá
thành sản xuất)

66


viii

2.15

Chi phí bán hàng chi phí Quản lý doanh nghiệp


67

2.16

Giá thành toàn bộ nước thương phẩm do Tổng Công ty sản xuất

68

2.17

Thống kê sản lượng nước thất thoát toàn Tổng Công ty

70

Sản lượng nước tiêu thụ bình quân toàn Tổng Công ty theo
2.18

thời điểm trong ngày của năm 2011 (không tính lượng nước

73

của XN Phú Xuyên và Đan Phượng)
2.19

Giá tiêu thụ nước sạch thực tế theo đối tượng 2008-2011

74

2.20


Kết quả sản xuất kinh doanh nước sạch

78

2.21

Chỉ tiêu Hiệu quả kinh doanh

79

2.22

Ma trận SWOT phát triển SXKD của Tæng công ty

84

3.1

Nguồn vốn đầu tư

90

3.2

Giá nước bình quân khu vực nông thôn, huyện thị

92

3.3

3.4
3.5

. Dự kiến tăng dân số và hộ dân cho Quận Hà Đông và 6 xã
Thanh Oai, 3 xã Hoài Đức từ 2012 – 2015
Khách hàng chưa khai thác, tiếp cận của các đối tượng khác
Dự kiến lượng khách hàng đạt được từ năm 2012-2015 của
Công ty

96
97
98


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước

26

1.2


Phân bố của nước trên trái đất

29

2.1

Giá trị kinh tế địa phương

43

2.2

Giá trị kinh tế địa phương

44

2.3

Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty năm 2011

62

2.4

Tỷ lệ nước thất thoát toàn Tổng Công ty qua các năm (ĐVT:%)

71



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần phát triển sản xuất và
kinh doanh có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại, duy trì của
mỗi doanh nghiệp.
Nghiên cứu phát triển sản xuất kinh doanh là vấn đề rất cần thiết cho tất
cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo ra của
cải vật chất phục vụ đời sống con người. Việt Nam là một nước đang trong đà
hội nhập và phát triển nơi thị trường tương đối ổn định nhưng nền kinh tế vẫn
còn ở mức thấp so với thế giới và một số nước trong khu vực, nơi có nhiều
doanh nghiệp cùng tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng
hóa. Nhìn chung các doanh nghiệp đã và đang nhận thức đúng đắn tầm quan
trọng của việc nghiên cứu thực tế của phát triển sản xuất kinh doanh là cần
thiết. Từ đó tìm ra các giải pháp trong quản lý, trong sản xuất kinh doanh linh
hoạt, hiệu quả. Chỉ có hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì mới có
thể đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường,
đủ điều kiện tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh, cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp nhiều hơn cho
ngân sách Nhà nước…
Những năm qua chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ đã mang
lại những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, văn
minh. Cùng với các ngành kinh tế trọng điểm, Chính phủ ®· vµ ®ang ưu tiên
các chương trình cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu vực đô thị và nông
thôn trong toàn quốc như giao thông, điện và các công trình cấp nước… nhằm
nâng cao điều kiện đời sống của người dân, phát triển kinh tế xã hội, cuốn hút
được các nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.



2

* Cp nc l mt ngnh h tng c s k thut quan trng trong vic
nõng cao sc khe cng ng c Chớnh ph coi nh mt ngnh cn quc k
dõn sinh. Mc tiờu Chớnh ph ch rừ n nm 2012 cung cp nc nc
sch cho khu vc ụ th v 85% nc cho khu cụng nghip v dõn c vựng
nụng thụn,[ 20 ].
Tng Cụng ty TNHH mt thnh viờn nc sch H ụng hot ng
nhiu nm trong lnh vc sn xut kinh doanh nc sch. Nm 2009, sau khi
sỏt nhp Hà Tây với H Ni, H ụng tr thnh mt qun trc thuc thnh
ph H Ni m rng. L mt qun trng yu thuc vựng kinh t trng im
ó v ang trờn phỏt trin theo hng cụng nghip húa, hin i húa vi
din tớch 47.531km2, dõn s 257.380 ngi. Hin nc sch ca TổngCụng
ty sn xut ra ch ỏp ng cho khong 220.773 ngi, t t l khong 85%
tng dõn s 17 Phng, xó ca qun. Cỏc h ó c dựng nc sch m
bo v s lng v cht lng ch yu nm khu vc trung tõm qun, cũn li
mt s phng, xó mi sỏt nhp v v vựng huyn th lõn cn, s lng c
tip cn vi nc sch hoc c s dng cũn rt ớt.[12]
Nh vy, nhu cu c s dng nc sch l rt ln. Để nm bt c
nhu cu th trng ang cn và có những giải pháp phát triển sản xuất kinh
doanh n-ớc sạch phù hợp tụi chn ti Gii phỏp phỏt trin sn xut kinh
doanh ti Tng Cụng ty TNHH mt thnh viờn nc sch H ụng để
nghiên cứu.
2. Mc tiờu nghiờn cu ti.
2.1. Mc tiờu chung
Trờn c s nghiờn cu thc trng sn xut kinh doanh ca Tng Cụng
ty, tài đ-a ra mt s gii phỏp phỏt trin sn xut kinh doanh nc sch
ỏp ng nhu cu tiờu dựng ca khỏch hng trờn a bn qun H ụng v cỏc
huyn Hoi c, Thanh Oai nhm thc hin xó hi húa nc sch vựng nụng
thụn theo ch trng ca Chớnh ph.



3

2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn vÒ sản xuất
kinh doanh nước sạch.
Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh nước sạch của Tổng
Công ty và những yếu tố ảnh hưởng.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất kinh doanh
nước sạch của Tổng Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các vấn đề liên quan đến phát
triển sản xuất kinh doanh nước sạch trên địa bàn cung cấp nước của quận Hà
Đông và một số huyện thị.
3.1.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
+ Nghiên cứu những vấn đề sản xuất kinh doanh nước sạch của Tổng
Công ty.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu chủ yếu trong quận
Hà Đông và địa bàn mở rộng mạng lưới cấp nước tại một số xã huyện Thanh
Oai và Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu về sản xuất kinh doanh nước sạch của
Tổng Công ty từ năm 2008 – 2011, số liệu điều tra n¨m 2011.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về kinh doanh nước sạch trên thế giới,
trong khu vực và Việt Nam
- Quy định, cơ chế chính sách hiện nay về kinh doanh nước sạch ở Việt
Nam.

- Các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp nước sạch của Tổng
Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Đông đến năm 2015 và các yếu
tố ảnh hưởng.


4

- Điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với kinh doanh
nước sạch của Tổng Công ty.
- Các giải pháp đề xuất, kiến nghị.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
* Thu thập tài liệu thứ cấp: Từ thông tư, nghị định của Chính phủ và cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước. Các nghiên cứu của tổ chức, các cá nhân,
ban ngành về sản xuất kinh doanh và phát triển sản xuất kinh doanh nước
sạch, qua các nguồn thông tin đã được đăng tải như sách, báo,tài liệu trong
báo cáo sản xuất, lao động, tổ chức của Tæng Công ty, tài liệu hội nghị, học
tập chuyên ngành và qua Internet về phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch
của Thành Phố Hà Nội, cũng như số liệu các quận huyện đã cung cấp.
* Thu thập tài liệu sơ cấp: Là do người thu nhập tự tu nhập bằng
phương pháp phỏng ván trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra dạng hỏi và trả lời
ví dụ: Phương pháp điều tra khách hàng sử dụng: Dïng phiÕu ®iÒu tra phỏng
vấn điểm của 30 hộ gia đình huyện Hoài Đức và 60 hộ gia đình của Huyện
Thanh Oai về nhu cầu nước sạch và một số chỉ tiêu khác.
5.2 Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê: Dùng phương pháp này để phân tích các số
liệu, tình hình biến động của hiện tượng qua các giai đoạn, thời gian về mức
độ hiện tượng đó, số tương đối, số bình quân, từ đó đưa ra kết luận phù hợp.
Số liệu này sẽ được thể hiện bằng các dạng khác nhau như biểu đồ hình cột,
hình bánh… Tùy thuộc vào số liệu và yêu cầu cần thiết để thực hiện kết quả.

b. Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh của thời điểm, thời gian
đã đúc kết, phương án tốt nhất cho việc nghiên cứu đề tài.
c. Phương pháp dự báo


5

+Từ việc phân tích thực trạng SXKD nước sạch của Tæng Công ty
TNHH một thành viên nước sạch Hà Đông từ năm 2008 đến năm 2011 và xu
hướng phát triển kinh doanh nước sạch để từ đó đưa ra giải pháp phát triển
sản xuất kinh doanh.
+Sự chính xác trong dự báo sẽ đem lại thành công hay thất bại trong
quá trình nghiên cứu đầu tư và phát triển
d. Sử dụng ma trận SWOT phân tích, phát triển sản xuất kinh doanh sản
phẩm nước sạch.
SWOT dùng là công cụ để phân tích và tìm ra những giải pháp tối ưu
cho phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch của Tổng Công ty.
SWOT là từ viết tắt của Strengths có nghĩa là những mặt mạnh.
Weaknesses: Những mặt yếu
Opportunites: Cơ hội bên ngoài
Threat: Các nguy cơ bên ngoài
Để áp dụng được mô hình SWOT cần xây dựng các ma trận cơ hội,
nguy cơ nhằm tìm ra các tác động ảnh hưởng để có giải pháp tối ưu. Mặt
khác, ma trận đánh giá mặt mạnh, mặt yếu (những yếu tố bên trong) để xây
dựng các giải pháp khả thi.


6

Sơ đồ 1.1. Ma trận cơ hội

Sự tác động cơ hội

Cao

Trung bình

Thấp

Xác xuất tận
Cao

dụng cơ hội

Trung bình
Thấp
Miền ưu tiên cao

Miền ưu tiên trung bình

Miền ưu tiên thấp

Sơ đồ 1.2 : Ma trận nguy cơ
Sự tác động của nguy cơ
Hiểm
nghèo

Nguy kịch

Nghiêm


Nhẹ

trọng

X ác xuất
xuất hiện
nguy cơ

Cao
Trung
bình
Thấp

Mức khẩn cấp

Mức cao

Mứctrung bình

Mức thấp


7

Phân tích SWOT: Cần dựa trên một số sơ đồ đơn giản của việc phân loại tất
cả nhân tố có ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lại của ngành, được chia
thành:
- Những nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong có tác động.
- Những nhân tố có tác động tốt và nhân tố có tác động xấu.
Như vậy:

+ Những nhân tố bên ngoài có lợi là những cơ hội.
+ Những nhân tố bên ngoài không có lợi là nguy cơ.
+ Những nhân tố bên trong có lợi là mặt mạnh.
+ Những nhân tố không có lợi bên trong là mặt yếu.
- Phân tích SWOT dựa trên sự nhận biết 4 nhóm nhân tố, dựa vào mô tả
ảnh hưởng của chúng đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng
sản xuất kinh doanh làm mạnh lên hay yếu đi, sự tác động lẫn nhau của các cơ
hội và nguy cơ với những mặt mạnh, mặt yếu của tình hình sản xuất kinh
doanh có được sẽ cho chúng ta xác định được vị thế của Tổng Công ty, đồng
thời tìm ra được giải pháp toàn diện nhất.
Biểu đồ phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh
doanh trong phân tích SWOT như bảng sau.
Bảng các nhân tố trong phân tích SWOT
Ảnh hưởng

Có lợi

Không có lợi

Bên ngoài

Những cơ hội

Những nguy cơ

Bên trong

Những mặt mạnh

Những mặt yếu


Môi trường

Mô hình ma trận SWOT là những phối hợp có hệ thống các cặp tương
ứng với các nhân tố nói trên tạo ra các cặp phối hợp lôgic như mô tả trong
bảng…


8

Bảng: Ma trận SWOT
Những cơ hội (O)

Những nguy cơ (T)

O1

T1

O2

T2

Những điểm mạnh

Phối hợp SO

Phối hợp ST

(S)


Sử dụng những điểm mạnh

Sử dụng những điểm

S1

để tận dụng cơ hội

mạnh để vượt qua

SWOT

những nguy cơ đe dọa

S2
Những mặt yếu (W)

Phối hợp WO

Phối hợp WT

W1

Tận dụng cơ hội để khắc

Giảm thiểu điểm yếu để

W2


phục điểm yếu

tìm cách tránh, hạn chế
nguy cơ

Việc sử dụng SWOT cũng như các công cụ kỹ thuật, mô hình hay các
phương pháp tổng hợp là rất cần thiết đối với quá trình phát triển sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ cho việc tìm ra lựa chọn các quyết định và giải pháp.
5.3. Một số câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất kinh doanh nước sạch của Tổng C«ng ty 1 thành
viên nước sạch Hà Đông.
+ Thực trạng mô hình quản lý
+ Thực trạng trình độ lao động
+ Thực trạng Máy móc thiết bị công nghệ
+ Thực trạng tài chính (vốn, nguồn vốn chi phí sản xuất ….)
+ Tình hình tiêu thụ và thị trường
- Từ đó tìm ra các tiêu chí và giải pháp:
+ Sản phẩm đã đáp ứng về được nhu cầu khách hàng chưa?
+ Sản lượng nước sản xuất ra có tương ứng với sản lượng nước tiêu thụ
không? lý do tìm giải pháp khắc phục.


9

+ Chất lượng sản phẩm sản xuất ra thế nào? Có đủ tiêu chuẩn dùng cho
ăn, uống sinh hoạt được không?
+ Các vấn đề liên quan đến mở rộng mạng lưới kinh doanh nước sạch.
Đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào? Hiệu quả ra sao ?
+ Giá tiền nước có đủ bù đắp cho giá thành sản xuất hay không? Khả
năng thanh toán cửa người tiêu dùng?

+ Nguyên nhân của việc thất thoát nước? Giải pháp chủ yếu thế nào?
+ Nguồn vốn thực hiện các dự án nước sạch như thế nào ?
+ Mô hình quản lý tổ chức công ty đã phù hợp tình hình hiện tại của đất
nước và của nghành chưa? Nếu chưa chuyển đổi ra sao cho phù hợp.
5.4. Hệ thống c¸c chỉ tiêu
Luận văn sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản phục vụ việc nghiên cứu đề
tài, cụ thể:
- Sản lượng sản xuất của Tổng công ty và các xí nghiệp trực thuộc
- Chỉ tiêu sản lượng nước tiêu thụ (m3)
- chỉ tiêu khách hàng và cơ cấu khách hàng
- Chỉ tiêu lượng nước thất thoát (%)
- Chi phí cho sản xuất 1m3 nước thương phẩm (đ/m3)
- Giá thành toàn bộ cho 1m3 nước tiêu thụ (đ/m3)
- Giá bán nước (đ/m3)
- Doanh thu từ sản phẩm sản xuất và kinh doanh nước sạch (VNĐ)
- Lợi nhuận từ kinh doanh nước sạch (VNĐ)
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu kết luận.Luận văn bao gồm các chương sau :
Chương 1: Tổng quan về phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch.
Chương 2: Thực trạng SXKD của Tổng Công ty TNHH một thành
viên nước sạch Hà Đông.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh
doanh nước sạch.


10

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
NƯỚC SẠCH

1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về sản xuất kinh doanh và phát triển kinh
doanh nước sạch
1.1.1.1. Khái niệm về sản xuất kinh doanh và phát triển kinh doanh nước sạch.
a. Sản xuất kinh doanh nước sạch.
- Sản xuất (theo từ điển bách khoa toàn thư) là quá trình con người sáng
tạo ra tư liệu vật chất (gồm vật phẩm, năng lượng, dịch vụ) thích hợp với nhu
cầu con người và xã hội, là cơ sở phát triển của loài người.[20]
- Kinh doanh (theo từ điển bách khoa toàn thư) là phương thức hoạt
động kinh tế trong điều kiện tồn tại kinh tế hàng hóa, gồm tổng thể những
phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực
hiện các hoạt động kinh tế của mình (gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải,
thương mại và dịch vụ…) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với quy
luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời nhiều nhất.[20]
- Khái niệm về phát triển sản xuất kinh doanh (theo từ điển
Sciteclabs.com) phát triển sản xuất kinh doanh là tập hợp những nỗ lực, cố
gắng để xác định, nghiên cứu, phân tích, sản xuất và đưa ra thị trường các
dịch vụ mới, việc phát triển sản xuất kinh doanh tập trung vào việc thực hiện
kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh thông qua việc đầu tư các nguồn lực
và công nghệ sản xuất sản phẩm vào các công ty, cùng với việc thiết lập các
mối quan hệ chiến lược khi cần thiết.
1.1.1.2. Phân loại sản xuất kinh doanh theo tính chất.
Trong sản xuất kinh doanh có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp tập
trung xây dựng cho mình một hình thái kinh doanh cụ thể nhưng dưới đây là
một số loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu.


11

- Sản xuất kinh doanh theo chủ trương pháp luật: Sự ổn định của hệ

thống chính trị, sự nhất quán trong đường lối chủ trương của Đảng và Nhà
nước luôn là tiền đề cho sự phát triển mở rộng các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, tìm cách nâng cao
sức cạnh tranh trên thị trường.
Môi trường này tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp thông qua các công cụ pháp luật, các văn bản dưới luật, tạo
ra một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực của mình. Chủ trương và pháp luật không chỉ tác động lên ngành
nghề, mặt hàng sản xuất, phương thức sản xuất kinh doanh cũng có thể thu
hẹp hoặc kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng
đây lại là môi trường ổn định khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền
vững hơn.
- Sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà
nước: Tùy thuộc nhu cầu thị trường và khả năng thực tế của doanh nghiệp để
sản xuất những loại sản phẩm có thể tiêu thụ trên thị trường và không vi phạm
pháp luật. Đây là một loại hình sản xuất kinh doanh linh hoạt nhất, phù hợp
nhất với nền kinh tế thị trường nó thể hiện cao tính cạnh tranh, không có sự
bao cấp của Nhà nước, giúp doanh nghiệp tự tìm tòi mọi biện pháp để thúc
đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nhằm tồn tại và đứng
vững trên thị trường.
- Sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Chính
sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đã được nêu ra từ lâu, nó là quá
trình tự nhiên và không thể khác được trên con đường phát triển của đất nước.
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Xu hướng phát triển khoa học kỹ
thuật với những công nghệ, phương tiện tiên tiến trên thế giới cũng như trong
nước ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tức là ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các sản phẩm



12

được đổi mới, sản phẩm được cải tiến, nguyên vật liệu mới ra đời thay thế
một số nguyên vật liệu cũ lạc hậu, các quy trình công nghệ năng suất, chất
lượng, hiệu quả hơn sẽ là những cơ hội cho những doanh nghiệp biết đầu tư
công nghệ phù hợp với trình độ của doanh nghiệp.
- Sản xuất kinh doanh theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về hiện trạng doanh nghiệp môi trường
hoạt động để đề ra xác đáng, chiến lược, giải pháp để thực hiện mục tiêu đề
ra, các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược phát triển cho từng thời kỳ.
Mục đích của việc này mang lại rất nhiều điều thuận lợi cho doanh nghiệp
mình, đánh giá đúng thời điểm tấn công hay rút lui. Đây là mấu chốt trong
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được mục tiêu đề ra.
- Sản xuất kinh doanh theo định hướng của Nhà nước: Là loại hình sản
xuất kinh doanh theo sự chỉ định của Nhà nước, thường đối với những loại
hình sản phẩm đặc biệt cần có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước như: sản
xuất kinh doanh điện, sản xuất kinh doanh tiền, sản xuất kinh doanh nước
sạch, sản xuất kinh doanh các sản phẩm thiết bị thuộc lĩnh vực y tế - quân
sự… Đối với loại hình sản xuất kinh doanh này thường không có tính cạnh
tranh cao cho nên không thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh. Kế hoạch sản
xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu Nhà nước giao, vì vậy dẫn tới
các doanh nghiệp hoạt động mang tính thụ động. Gần đây Chính phủ đã nới
lỏng một số quy định nhằm mục đích để các công ty nước sạch được chủ
động hơn trogn sản xuất kinh doanh nước sạch mang tính bền vững.
- Sản xuất kinh doanh theo nhu cầu thị trường: Sự tồn tại của doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa được xác định lợi nhuận bởi hàng hóa
tạo ra, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội, từ quan điểm
định hướng của Nhà nước có những mặt hàng cung cấp phục vụ nhu cầu
mang ý nghĩa chính trị, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước.



13

1.1.1.3. Vai trò của sản xuất kinh doanh nước sạch đối với sự phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh nước ta đang tích cực và chủ động hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sản xuất kinh doanh đóng một vai trò đặc
biệt qua trọng, sản xuất kinh doanh hiệu quả tạo ra nhiều của cải vật chất có
chất lượng sẽ đưa nền kinh tế đất nước đứng ngang tầm các nước trong khu
vực và trên thế giới.
1.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nước sạch
- Chính sách: Với mỗi loại hình sản xuất kinh doanh thì có các chính
sách quy định cụ thể, đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển sản xuất kinh
doanh theo đúng pháp luật của Nhà nước. Ở nước ta, hiện nay các doanh
nghiệp tuân thủ theo luật doanh nghiệp, tạo cho các doanh nghiệp trong nước
có một sân chơi lành mạnh trong việc sản xuất kinh doanh hiệu quả các mặt
hàng thiết yếu cho xã hội.
Mặt khác, Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) thì việc ban hành các chính sách phù hợp, lâu dài, nhất quán
sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững và có thể
cạnh tranh các mặt hàng cùng chủng loại trong khu vực và trên thế giới.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Mỗi loại hình sản xuất kinh doanh đều
có một mặt hàng riêng và một thị trường dành cho nó. Các mặt hàng mang
tính đặc biệt ít có sự cạnh tranh gay gắt như: nước sạch, điện và một số sản
phẩm khác. Tuy nhiên, không vì thế mà doanh nghiệp không quan tâm đến
chất lượng và giá thành sản phẩm, sự cạnh tranh lành mạnh của địa bàn kinh
doanh và những cơ chế đầu tư, ưu đãi khách hàng cũng là một trong những
nghệ thuật nhà sản xuất kinh doanh cần biết đến.
Với việc gia nhập thành viên chính thức của Tổ chức thương mại
(WTO) đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam một thị trường tiêu thụ sản
phẩm rộng lớn nhưng cũng đòi hỏi mang tính cạnh tranh khốc liệt hơn rất



14

nhiều. Nếu doanh nghiệp không có bản lĩnh và khả năng thực sự thì các doanh
nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp bởi các Công ty nước ngoài.
- Điều kiện địa lý khu vực cung cấp sản phẩm: Điều kiện địa lý, địa
hình kết hợp với môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thời tiết, khí hậu,
mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên… là các nhân tố ngoại ứng có ảnh hưởng sâu
sắc đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Các loại hình tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến tiến độ, năng suất, chất
lượng và giá thành sản phẩm sản xuất ra. Vị trí địa lý có liên quan đến các
khâu quan trọng như sản xuất, giao dịch, vận chuyển có một vị trí thuận lợi
gần nguồn cung ứng thị trường, cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống đường xá,
giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, ngân hàng, tín dụng, điện, nước…) sẽ
là ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Tình trạng môi
trường, các vấn đề xử lý phế thải, ô nhiễm… đều có tác động nhất định đến
kinh doanh và sản xuất, môi trường trong sạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tận dụng được những ưu điểm, địa
hình và hạn chế những nhược điểm để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong
kinh doanh.
1.1.1.5. Phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch
a. Sự cần thiết sản xuất kinh doanh nước sạch
- Cùng với sự phát triển của đất nước và sự tiến bộ của xã hội loài
người, đáp ứng được mong mỏi của người dân nhất là vùng nông thôn Việt
Nam.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ và kinh doanh nước sạch, tăng lợi ích về
kinh tế cho Nhà nước và doanh nghiệp, duy trì và phát triển của nhà sản xuất
cung ứng.



15

- Cải thiện môi trường sống, nâng cao đời sống và sức khỏe cộng đồng,
giảm thiểu các bệnh do nước mang lại cho con người. Sử dụng đủ nước sạch
theo tiêu chuẩn quy định tại Việt Nam, thể hiện mức sống của người dân được
nâng cao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.
b. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch.
* Nhân tố kinh tế của nhà sản xuất cung cấp và đối tượng sử dụng
- Về phía đối tượng sử dụng:
+ Mức sống: Theo số liệu điều tra sơ bộ năm 2011 thì mức thu nhập
GPP trung bình người dân Việt Nam vào khoảng 1.300 USD/người, tức là vào
khoảng 26 triệu đồng/năm tương đương 2.166.000 đồng/người/tháng. Với
khoản thu nhập như vậy họ còn phải chi tiêu rất nhiều khoản khác nhau như
ăn uống, sinh hoạt, học hành và các nhu cầu xã hội khác[8].
+ Nhận thức: Việc nhìn nhận của con người về nước sạch và vệ sinh
môi trường còn rất nhiều hạn chế, nhất là khu vực vùng nông thôn. Theo cách
hiểu của người dân, nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận và do tự
nhiên ban tặng cho con người đã được dùng qua nhiều thế hệ bằng các nguồn
nước khác nhau như ao, hồ, sông, suối, giếng, nước mưa… Với họ đã khẳng
định nguồn nước này đã được ông cha họ sử dụng dùng trong ăn uống, sinh
hoạt từ bao đời nay mà không cần qua xử lý, không cần chịu sự quản lý của ai
mà vẫn khỏe mạnh. Với họ không ai làm ra nước, vì vậy không có sự mua bán
như các loại hàng hóa khác, họ có quyền khai thác và sử dụng thoải mái.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tật từ nước mang lại
khó được đẩy lùi và là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, làm cạn kiệt và
thay nguồn cung cấp nước của hiện tại và tương lai.
+ Tập quán sinh hoạt: Việt Nam đa số người dân có tập quán sinh hoạt
làng xã từ nhiều đời nay. Vì vậy, tập quán trong việc sử dụng nước vẫn còn

ảnh hưởng khá rõ nét. Đa số người dân không có khái niệm đúng đắn về nước
sạch và sử dụng nước sạch. Cách đánh giá, nhận biết về nước và sử dụng


16

nước sạch không dựa vào khoa học mà chỉ dựa vào kinh nghiệm và cảm quan.
Vì vậy, rất nhiều người cho rằng nước mưa, nước giếng, nước suối… mà
trong, không bị vẩn đục là nước sạch và dùng được. Sử dụng loại nước này đã
trở thành thói quen từ trước đến nay, nhất là khu vực vùng nông thôn với biểu
tượng cây đa - bến nước - sân đình, giếng làng, ao làng… là những nơi đến
lấy nước về để sinh hoạt mà còn là nơi giao lưu làng xã.
* Nhân tố kinh tế của nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ.
- Về phía người cung cấp nước sạch:
+ Khả năng về vốn: Để xây dựng một hệ thống cấp nước hiện đại và
hoàn chỉnh là vô cùng tốn kém. Khả năng về vốn của các công ty cấp nước
không thể đầu tư các dây truyền mới và hiện đại. Đa phần các công ty kinh
doanh nước sạch đều phải tận dụng dây truyền sản xuất và dây truyền dẫn cũ
nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí khấu hao để doanh nghiệp từng bước củng
cố lại. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ và đường ống cũ nát dẫn đến tiêu
tốn điện năng và tình trạng thất thoát nước phổ biến trên các doanh nghiệp là
rất cao so với quy định của Nhà nước.
+ Khả năng cung cấp nước: Từ vấn đề đầu tư xây dựng, cải tạo công
nghệ và mở rộng mạng lưới cung cấp nước chậm, hoặc không thể đầu tư đồng
bộ vì vậy đã không thể cung cấp nước đầy đủ cho số lượng khách hàng sẵn có
và số lượng khách hàng tương lai. Đặt các đối tượng có nhu cầu sử dụng nước
sạch phải tự tìm cho mình một nguồn nước khác từ tự khai thác hay sử dụng
nước của một vài trạm cấp nước tư nhân. Nếu không kịp thời đầu tư, nâng
cấp, mở rộng thì một thời gian không xa sẽ mất rất nhiều địa bàn và khách
hàng sử dụng nước.

+ Khả năng đầu tư mới hoặc cải tạo: Cùng với sự phát triển của đất
nước, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu, Đảng và Nhà nước có
định hướng và cơ chế cho các công ty cấp nước để phát triển sản xuất kinh
doanh nước sạch, hoàn thiện nâng cấp dây truyền cấp nước đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Để có vốn thực hiện các Công ty cấp nước đều thông qua các nguồn


×