Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp nhằm phát triển cây bưởi trên địa bàn tỉnh vĩnh long theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẶNG XUÂN YẾN

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÂY BƯỞI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
: 603110

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ MINH CHÍNH

Đồng Nai, 2012


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong


bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Ngày 12 tháng 04 năm 2012
Tác giả

Đặng Xuân Yến


iii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Lê Minh
Chính. Người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn tốt nghiệp.
Ngoài ra trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các Thầy cô và cán bộ Khoa Kinh tế
Nông Nghiệp và- Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Các
Thầy, cô giáo của Trường Cao Đẳng Cơ Điện và Nông Nghiệp Nam Bộ (nơi
liên kết đào tạo); sự chia sẻ thông tin, kiến thức của các đồng nghiệp, đối tác
và bạn bè. Đặc biệt, các anh chị ở Phòng nông nghiệp huyện Bình Minh,
UBND các xã Mỹ Hòa, Đồng Bình, thuận An đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình thâm nhập thực tế. và hợp tác của các nông hộ
trồng bưởi trong quá trình trả lời phỏng vấn làm nền tảng thực tế cho đề tài.
Bên cạnh đó, Gia đình và người thân đã luôn động viên tôi, giúp tôi vượt qua
được mọi khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi người!
Cần Thơ, ngày 12 tháng 04 năm 2012
Tác giả

Đặng Xuân Yến



iv

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
1. Sự cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................... 3
Chương 1 ............................................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 4
1. 1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 4
1.1.1 Lý thuyết về phát triển kinh tế ............................................................................... 4
1.1.1.1 Lý thuyết về phát triển ....................................................................................... 4
1.1.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững ...................................................................... 4
1.1.1.3 Nội dung chủ yếu về phát triển bền vững .......................................................... 5
1.1.2 Lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững ...................................................... 8
1.1.2.1 Các yếu tố chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững ............................ 8
1.1.2.2 Mối liên hệ Phát triển nông nghiệp bền vững ................................................. 10
1.1.2.3 Ý nghĩa của việc phát triển cây ăn trái bền vững ............................................ 10
1.1.2.4 Mô hình “sản xuất bưởi theo GlobalGap” ...................................................... 11
1.2 Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu ................................................. 19
1.2.1 Trên thế giới ........................................................................................................ 19
1.2.2 Một số kết quả nghiên cứu trong nước ............................................................... 20
Chương 2 ............................................................................................................................. 22
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH LONG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 22
2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Vĩnh Long ........................................................................ 22
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 22

2.1.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................... 22
2.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn ............................................................................. 23
2.1.1.3 Dân số và lao động .......................................................................................... 24
2.1.2 Điều kiện kinh tế ................................................................................................. 24
2.1.2.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp ........................................................................... 24
2.1.2.2 Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ................................................... 26
2.1.2.3 Thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch .......................................................... 27
2.1.3 Cơ sở hạ tầng xã hội ........................................................................................... 28
2.1.4 Một số thuận lợi, khó khăn chung của điều kiện tự nhiên xã hội đối với tình hình
phát triển cây ăn trái ở tỉnh Vĩnh Long ....................................................................... 28
2.1.4.1 Nhân tố thuận lợi ............................................................................................. 28
2.1.4.2 Các nhân tố hạn chế ........................................................................................ 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 30
2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ................................................... 30
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 30
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 31
Chương 3 ............................................................................................................................. 33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 33
3.1 Phân tích thực trạng tình hình cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ....................... 33
3.1.1 Một số nhân tố sản xuất, phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ....... 33
3.1.1.1 Đặc điểm của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu ...................................... 33
3.1.1.2 Diện tích trồng bưởi của tỉnh.......................................................................... 37
3.1.1.3 Năng suất ......................................................................................................... 40


v
3.1.1.4 Sản lượng ......................................................................................................... 41
3.1.1.5 Giới thiệu về cây bưởi ...................................................................................... 41
- Giống & đặc điểm bưởi Vĩnh Long........................................................................... 41
- Quy trình trồng bưởi .................................................................................................. 43

- Mùa vụ ....................................................................................................................... 43
3.1.1.6 Tình hình áp dụng khoa học kĩ thuật của các hộ sản xuất bưởi trên địa bàn
nghiên cứu hiện nay ..................................................................................................... 44
- Nguồn thông tin về khoa học kỹ thuật....................................................................... 44
- Các mô hình khoa học kỹ thuật đang áp dụng ở địa bàn nghiên cứu ........................ 45
- Tham gia tập huấn của các nông hộ sản xuất ............................................................ 48
3.1.1.7 Cách bảo quản, chế biến.................................................................................. 49
- Cách bao quản ........................................................................................................... 49
- Chế biến ..................................................................................................................... 50
3.1.1.8 Thực trạng thu mua và thị trường tiêu thụ bưởi hiện nay ............................... 50
* Thực trạng thu mua ................................................................................................... 50
* Thị trường tiêu thụ .................................................................................................... 52
3.1.2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bưởi trên địa bàn vùng
nghiên cứu........................................................................................................................ 53
3.1.2.1 Ý nghĩa các hệ số ............................................................................................. 53
3.1.2.2 Kiểm định mô hình ........................................................................................... 54
3.1.2.3 Kiểm định từng biến trong mô hình ................................................................. 54
3.1.2.4 Viết phương trình hồi qui và giải thích phương trình hồi qui tương quan đa
biến............................................................................................................................... 56
3.1.3 So sánh hiệu quả của việc sản xuất bưởi giữa nông hộ sản xuất áp dụng
“globalgap” và không áp dụng ....................................................................................... 59
3.1.3.1 So sánh chi phí đầu vào của hai mô hình ........................................................ 59
3.1.3.2 So sánh kết quả đầu ra của hai mô hình .......................................................... 62
3.2 Tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển cây bưởi theo hướng bền vững
“GlobalGap” ........................................................................................................................ 65
3.3 Một số giải pháp nhăm phát triển cây bưởi theo hướng bền vững “Global Gap” ..... 67
3.3.1 Giải pháp về sản xuất ............................................................................................. 67
3.3.2 Giải pháp về thị trường, giá cả ............................................................................... 71
3.3.3 Giải pháp về hỗ trợ vốn .......................................................................................... 73
3.3.4 Quy hoạch vùng ...................................................................................................... 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 75
Kết luận ............................................................................................................................ 75
Kiến nghị.......................................................................................................................... 76
* Đối với nông dân .......................................................................................................... 76
* Đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan .............................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 79
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 1


vi

a/ Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

STT

Nội dung ký hiệu, chữ viết đầy đủ

Ký hiệu tắt trong
đề tài

01

Bảo vệ thực vật

BVTV

02

Doanh thu trên chi phí


DT/CP

03

Doanh nghiệp tư nhân

DNTN

04

Đồng bằng sông cửu long

ĐBSCL

05

Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội

GDP

06

Good Agriculture Practires - Gap

Global Gap

07

Tổng sản phẩm quốc dân


GNP

08

Hợp tác xã

HTX

09

Chỉ số phát triển con người

HDI

10

Intergraded Pest Management

IPM

11

Intergraded Crop Management

ICM

12

Kế hoạch


KH

13

Lợi nhuận trên doanh thu

LN/DT

14

Lợi nhuận trên chi phí

LN/CP

15

Môi trường

MT

16

Maximum Residue Limits

MRL

17

Sản xuất


SX

18

Thành Phố Cần Thơ

TP. CT

19

Thành Phố Hồ Chí Minh

TP. HCM

20

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

21

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

22

The World Trade Organization


WTO


vii

b/ Danh mục các bảng
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Diện tích qua các năm

21

Bảng 2.2

Sản lượng qua các năm

21

Bảng 2.3

Số lượng gia súc gia cầm qua các năm

22


Bảng 3.1

Tổng hợp thông tin về nông hộ sản xuất ở tỉnh Vĩnh Long

29

Bảng 3.2

Số lao động trong gia đình tham gia trực tiếp vào sản xuất bưởi

30

Bảng 3.3

Trình độ của các nông hộ tham gia sản xuất bưởi

32

Bảng 3.4

Diện tích trồng bưởi diễn biến qua các năm

34

Bảng 3.5

Diện tích trồng bưởi phân theo đơn vị hành chính

35


Bảng 3.6

Diện tích trồng bưởi của các nông hộ

35

Bảng 3.7

Diễn biến năng suất bưởi qua các năm

36

Bảng 3.8

Diễn biến sản lượng bưởi qua các năm

37

Bảng 3.9

So sánh đặc điểm bưởi Năm Roi và Da Xanh

38

Bảng 3.10

Nguồn thông tin về khoa học kỹ thuật của các nông hộ

40


Bảng 3.11

Các mô hình khoa học kỹ thuật được nông hộ áp dụng sản xuất

41

Bảng 3.12

Tổng hợp các chỉ số

49

Bảng 3.13

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng bưởi

51

Bảng 3.14

Tổng hợp chi phí trung bình giữa hai mô hình sản xuất có áp dụng và
không áp dụng ( GlobalGap)

55

Bảng 3.15

So sánh các yếu tố đầu ra của hai mô hình sản xuất có áp dụng và
không áp dụng ( GlobalGap)


59


viii

c/ Danh mục các hĩnh vẽ
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long

18

Hình 3.1

Cơ cấu lao động khâu chăm sóc vườn cây

31

Hình 3.2

Cơ cấu nguồn vốn sản xuất


33

Hình 3.3

Tỷ trọng tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật của các nông hộ

44

Hình 3.4

Chi phí đầu vào của hai mô hình sản xuất có áp dụng và không
áp dụng ( GlobalGap)

58


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp, với gần 80% dân số sống ở vùng nông
thôn. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lương
thực, tạo việc làm và thu nhập, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Vì thế, phát triển nông nghiệp và nông thôn được xem là cơ sở, nền tảng đã
thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển và đóng góp một phần đáng kể trong
tổng thu nhập quốc dân. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long được xem là
vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của cả nước. Ngoài những nông sản
như : lúa, thủy hải sản…thì phát triển mặt hàng cây ăn trái là một tiềm năng
đáng để quan tâm. Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm của Đồng bằng sông
Cửu Long, có lợi thế về điều kiện tự nhiên, các yếu tố về nhân văn, có nhiều

thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới. Trong nhiều loại trái
cây đặc sản của tỉnh thì cây Bưởi là mặt hàng đặc sản của Vĩnh Long.
Bưởi Vĩnh Long có chất lượng thơm ngon, dễ trồng lại có thêm sự hỗ trợ
của chính quyền địa phương, nhất là sự tham gia của các nhà khoa học
(trường đại học Cần Thơ và viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam) nên
bưởi Vĩnh Long đã và đang có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường.
Bưởi Bình Minh đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn GlobalGap cho một
số hộ trông bưởi của HTX bưởi Mỹ Hòa, đây cũng là một kết quả đáng khích
lệ. Tuy nhiên hiện nay tình hình các nhà vười ở tỉnh phát triển tự phát, chưa
định hướng một cách rõ ràng. Sự phát triển của ngành thiếu ổn định và bền
vững. Tiêu thụ bưởi vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống thị trường tiêu thụ sản
phẩm bưởi đang tồn tại những điểm yếu, chất lượng sản phẩm kém và không
đồng đều. Vì thế có tính chất bao trùm là thiếu liên kết ngành một cách có
hiệu quả đã làm giảm khả năng cạnh tranh của mặt hàng bưởi không những
trên thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường nội địa.


2

Chính vì vậy, việc phân tích thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp phát
triển cây bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là vô cùng cấp bách. Đó chính là lý
do để tác giả chọn đề tài: “Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững”. (GlobalGap)
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi nhằm đề xuất giải
pháp phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa các vấn đề khoa học về phát triển khi đánh giá tăng
trưởng, phát triển kinh tế nói chung và theo quan điểm bền vững.

+ Áp dụng phương pháp hồi quy để đánh hiệu quả của hai mô hình sản
xuất bưởi áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap và không áp dụng tiêu chuẩn
GlobalGap của nông hộ.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long theo hướng bền vững.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các nông hộ sản xuất bưởi ở tỉnh Vĩnh
Long.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian
Không gian nghiên cứu của đề tài này là xã Mỹ Hòa, xã Đông Bình,
xã Thuận An của huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
+ Phạm vi về thời gian
Các số liệu chung được tập hợp trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011.
Các số liệu điều tra kinh tế hộ thực hiện trong năm 2011.


3

+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long.
Đánh giá thực trạng sản xuất và phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Đưa ra quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển cây Bưởi.
Đề xuất giải pháp phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo
hướng bền vững.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sơ lý luận
Việc phân tích rõ khái niệm, vai trò, nội dung của phát triển kinh tế - xã
hội và lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững đó là cơ sở lý luận quan

trọng giúp tác giả xây dựng những giải pháp phát triển cây bưởi trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long theo hướng bền vững.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu
+ Các chính sách kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung còn kém hiệu lực
hoạt động, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trung ương nhằm
tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi
+ Kim ngạch xuất khẩu của trái cây Việt Nam chưa tương xứng với tiềm
năng
+ Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh long
còn manh mún, kỹ thuật chăm sóc bưởi chưa đạt theo tiêu chuẩn và khâu bảo
quản, chế biến và tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Lý thuyết về phát triển kinh tế
1.1.1.1 Lý thuyết về phát triển
Trong thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội, “Phát triển” được biểu
hiện dưới nhiều quan niệm và trạng thái khác nhau; song tựu chung lại “Phát
triển” được hiểu là một thuật ngữ chứa đựng các chỉ tiêu phản ánh kết quả gia
tăng, tiến bộ, sau quá trình vận động biến đổi của một hay nhiều hoạt động
Kinh tế - Xã hội trong một giai đoạn, một thời kỳ nhất định.
Phát triển kinh tế là kết quả gia tăng về số lượng, quy mô sản xuất, thị
trường tiêu thụ, sự tiến bộ về chất lượng, cơ cấu kinh tế xã hội.
Phát triển là một khái niệm chung song mỗi chủ thể kinh tế, hoạt động
kinh tế đều có riêng một tiêu trí phát triển dựa theo khả năng, trình độ và công
nghệ của từng chủ thể.

Kết quả phát triển Kinh tế - Xã hội mang lưỡng tính, gồm cả chủ quan và
khách quan vì: Khi một chủ thể kinh tế xây dựng kế hoạch phát triển đều phải
căn cứ vào các điều kiện chủ quan, khách quan ở quá khứ, hiện tại và tương
lai, đồng thời trong quá trình vận động biến đổi chúng luôn ảnh hưởng và chi
phối một cách chặt chẽ với nhau; mặt khác, trong mối liên hệ xã hội chủ thể
này luôn là yếu tố khách quan của chủ thể kia.
1.1.1.2 Khái niệm về phát triển bền vững
Phát triển kinh tế là phương thức duy nhất và là điều kiện cơ bản để đạt
tới cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của tất cả các dân tộc trên khắp thế giới.
Nhưng trong quá trình phát triển hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình
thì con người lại luôn tạo nên sự mâu thuẫn giữa các nhu cầu của chính mình.
Chẳng hạn con người vừa cần có củi để đun nấu và sưởi ấm lại vừa rất cần


5

có rừng để bảo vệ đất khỏi xói mòn, bảo vệ nguồn nước ngầm và phòng, chống
nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng.
Từ những mâu thuẫn đó vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nhân
loại phải đối mặt với nhiều thách thức rất to lớn về các vấn đề kinh tế, xã hội và
môi trường mang tính toàn cầu đó là:
Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; sự gia tăng dân số quá nhanh
và hàng loạt những vấn đề xã hội khác nảy sinh; nạn ô nhiễm môi trường và
biến đổi khí hậu trái đất làm suy giảm, thủng tầng ô zôn dẫn tới hiện tượng
hiện tượng Elninô, Lanina xẩy ra thường xuyên và ngày càng dữ dội hơn.
Những thách thức nêu trên gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế và đe doạ sự
tồn tại không phải chỉ của từng quốc gia riêng lẻ mà của cả cộng đồng quốc tế.
Năm 1980, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên
nhiên đã đưa ra “Chiến lược bảo toàn thế giới” với mục tiêu tổng thể là “đạt
được sự phát triển bền vững, cách bảo vệ các tài nguyên sống”.

Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta’ của Hội đồng thế
giới về MT và phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, đã đưa ra khái niệm
“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện
tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai
sau”. Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển được tổ chức ở
Cộng hoà Nam Phi đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có
sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 03 mặt của sự phát triển, đó là: Phát triển
kinh tế; Phát triển xã hội; Bảo vệ môi trường.
1.1.1.3 Nội dung chủ yếu về phát triển bền vững
- Phát triển bền vững về kinh tế:
Phát triển kinh tế bền vững là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế
được thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài và sự thay đổi
về chất theo hướng tiến bộ của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao


6

động, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế -xã hội và MT sống.
Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về qui mô sản
lượng hàng hoá và dịch vụ trong một thời kì nhất định (thường là một năm).
Người ta thường dùng các thước đo: Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và
tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tính mức tăng trưởng tuyệt đối trên phạm vi nền
kinh tế quốc dân hay theo mức hình quân đầu người về giá trị tổng sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ trong một năm.
Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiến bộ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ có nghĩa là:
Trong một thời kỳ, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng của ngành nông nghiệp, công
nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng giá trị và lao động của ngành dịch vụ ngày
càng tăng nhanh và chiếm ưu thế. Nếu tăng trưởng kinh tế không dựa trên cơ
sở chuyển dịch có cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, mà chủ yếu dựa vào khai

thác tài nguyên và bán sản phẩm thô thì không thể có phát triển bền vững
(trường hợp một số nước vùng Trung Đông tăng trưởng kinh tế dựa vào bán
dầu mỏ).
Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu, đồng
thời phải làm tăng năng lực nội sinh. Năng lực nội sinh được thể hiện ở những
chỉ tiêu như: Chất lượng nguồn nhân lực, năng lực sáng tạo, công nghệ quốc gia,
mức độ tích luỹ của nền kinh tế; mức độ hoàn thiện, hiện đại của hệ thống kết
cấu hạ tầng.
- Phát triển bền vững về xã hội:
Tăng trưởng kinh tế phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
Có việc làm thì người lao động mới có quyền, thu nhập và các điều kiện
tự hoàn thiện nhân cách của chính mình. Người lao động nếu không có việc
làm, bị thất nghiệp sẽ không có thu nhập, dễ này sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã
hội. Các cụ xưa đã có câu: “nhàn cư vi bất thiện”. Theo qui luật Okun, cứ 1%


7

thất nghiệp tăng thêm ngoài thất nghiệp tự nhiên, thì sẽ làm mất đi 2% GDP
Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo, bởi xoá đói giảm
nghèo làm tăng năng lực SX cho người nghèo, thông qua nâng cao kiến
thức, trình độ cho người nghèo, hỗ trợ vốn cho người nghèo. Xoá đói giảm
nghèo còn tạo ta mặt bằng xã hội phát triển tương đối đồng đều, đảm bảo an
sinh xã hội, đó là một điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững.
Tăng trưởng kinh tế phải hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống dân
cư như: thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ bình quân, tỷ lệ trẻ em sơ sinh
tử vong, tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ Bác sĩ trên 1000
dân, tỷ lệ dân số được dùng nước sạch, tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ trẻ em
trong độ tuổi được đi học...Liên hợp quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con
người (HDI), là chỉ số tổng hợp của ba chỉ số cơ bản: thu nhập bình quân đầu

người, chỉ số về giáo dục (tỷ lệ % người lớn biết chữ) và chỉ số về y tế (tuổi
thọ bình quân).
- Phát triển bền vững về môi trường:
Trong thực tế, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhiều doanh
nghiệp, nhiều quốc gia đã không không chỉ khai thác cạn kiệt tài nguyên mà
còn thải ra môi trường nhiều chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước, đất,
không khí...; làm mất cân bằng sinh thái, mất đi sự đa dạng sinh học, biến đổi
khí hậu trái đất...; đe doạ trực tiếp cuộc sống của con người hiện tại chứ chưa
nói đến của thế hệ tương lai. Vì vậy, nội dung của phát triển bền vững về môi
trường là sự tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm môi trường, không huỷ
hoại môi trường:
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với nuôi dưỡng và cải thiện chất lượng
môi trường, nghĩa là: Bảo vệ rừng và trồng từng mới, trồng cây phân tán,
trồng cây ăn trái…chống sói mòn, tăng độ phì cho đất.
Trong sản xuất, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường; sáng tạo


8

ra nhiều vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống; sử dụng vật tư, nguyên liệu
vào sản xuất khoa học và hợp lý để bảo vệ lý tính, hoá tính của đất, tài nguyên
nước; bảo vệ nguồn lợi hải sản….
Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng tiết
kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên:
Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên
có nghĩa là: phải có kế hoạch lựa chọn, cân nhắc khi quyết định khai thác tài
nguyên, xét cả về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Với lịch sử hình thành và khái niệm đã nêu ở trên, phát triển bền vững
không đưa ra một khuôn mẫu chung nào đó để áp dụng cho tất cả các quốc gia,
vùng lãnh thổ, điạ phương, mà phải thay đổi theo từng thời kỳ, từng vùng lãnh

thổ, từng nền văn hoá từng hoàn cảnh kinh tế -xã hội cụ thể.
1.1.2 Lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.2.1 Các yếu tố chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững
- Lao động: Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đồng thời
lợi ích của sự phát triển. Suy cho cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho con người. Nói đến nhân tố lao động thì phải
quan tâm đến cả hai mặt số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực.
- Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên là yếu tố tạo cơ
sở cho việc phát triển các ngành, cho quá trình tích luỹ vốn; đồng thời cũng là
đối tượng sản xuất nông nghiệp. Cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh
trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên, trải rộng trên một phạm vi
không gian rộng lớn. Cho nên chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lớn vào
điều kiện tự nhiên.
- Kinh tế (vốn đầu tư): Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản,
quan trọng đối với mọi hoạt động của một nền kinh tế. Vốn là chìa khoá đối
với sự phát triển bởi lẽ phát triển về bản chất được coi là vấn đề bảo đảm đủ


9

các nguồn vốn đầu tư để đạt được một mục tiêu tăng trưởng. Thiếu vốn, sử
dụng vốn kém hiệu quả được đánh giá là một cản trở quan trọng nhất đối với
việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và bố trí kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tích
luỹ vốn là điều mấu chốt của sự phát triển song tỷ lệ tích luỹ cao có thể không
có tác dụng lớn đối với tăng trưởng, tạo ta ít công ăn việc làm và không cải
thiện được phân phối thu nhập khi nguồn vốn đó bị phân tán vào những dự án
có năng suất lao động thấp. Một cơ cấu SX thiếu vốn sẽ không có điều kiện
để phát triển . - Khoa học và công nghệ: Sự phát triển kinh tế luôn gắn liền với
những thành tựu khoa học kỹ thuật. Những phát minh, sáng chế khi được ứng
dụng vào sản xuất đã giảm thiểu lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho

người lao động; tăng năng suất lao động, tạo sự tăng trưởng nhanh, góp phần
tác động mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế của xã hội hiện tại.
Trong những năm gần đây, nông nghiệp được quan tâm ứng dụng nhiều
tiến bộ tiến bộ khoa hoặc công nghệ vào sản xuất như: công nghệ sinh học, di
truyền học, biến đổi gien… Những thành tựu khoa học công nghệ mới đã giúp
sản xuất nông nghiệp có được những bước nhẩy vọt về hiệu quả kinh tế, tạo
điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới. - Chính
sách pháp luật của Nhà nước: Ở mỗi thời kỳ, nền kinh tế của mỗi nước đều
vận hành theo một cơ chế nhất định. Sau đại hội lần thứ VI của Đảng, nền kinh
tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế hỗn hợp “nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định
hướng XHCN”. Trên thực tế, qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã thu
được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Điều đó đã khảng định
chính sách pháp luật của Nhà nước có một vi trò đặc biệt quan trọng với sự phát
triển của nền kinh tế, sự đặc biệt đó thể hiện bằng các chính sách vĩ mô, tạo hành
lang pháp lý cho các thành phần kinh tế hiệu chỉnh khối lượng, phương hướng
sản xuất một cách phù hợp với sức cạnh tranh của sản phẩm và mức cung, cầu


10

của thị trường. Hoặc các chính sách vi mô điều tiết, hỗ trợ của chính phủ nhằm
tạo cơ hội và điều kiện phát triển một cách cân đối giữa các vùng miền, các
ngành thiết yếu.
1.1.2.2 Mối liên hệ Phát triển nông nghiệp bền vững
“Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu
tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự
nhiên – con người và đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho
người dân nông thôn’’. Theo đó, có ba mối liên hệ ràng buộc trong hệ thống
nông nghiệp phát triển bền vững:

- Mối liên hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp và môi trường tự nhiên. trong
mối liên hệ nay, phát triển nông nghiệp bền vững yêu cầu trong khi sử dụng các
phương thức sản xuất tiến bộ để thực hiện tăng trưởng nông nghiệp thì phải đảm
bảo không làm suy thoái cân bằng sinh thái của môi trường tự nhiên.
- Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và sự đói nghèo nông
thôn. phát triển bền vững yêu cầu phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng
trưởng sản xuất với việc cải thiện đời sống nhân dân nông thôn thông qua thu hút
được việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp và xóa đói giảm nghèo.
- Mối liên hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp và môi trường con người ở
nông thôn. Mối liên hệ ràng buộc này đòi hỏi tăng trưởng sản xuất phải đi đôi
với việc cải thiện tình trạng sức khỏe – dinh dưỡng, trình độ văn hóa cho người
dân nông thôn.
Các mối liên hệ và hệ thống chính sách nhăm thúc đẩy phát triển nông
nghiệp bền vững
1.1.2.3 Ý nghĩa của việc phát triển cây ăn trái bền vững
Phát triển bền vững cây ăn trái giữ một vai trò quan trọng, không thể tách
rời trong phát triển nông nghiệp bền vững. Sản xuất và phát triển cây ăn trái đã
chuyển hoá được những khó khăn về địa hình thổ nhưỡng của một vùng đất


11

thành tiềm năng lợi thế mang lại lợi ích cho con người, trong khi loại đất đó
nếu trồng những cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế thấp hoặc không
mang lại hiệu quả kinh tế.
Sản xuất và phát triển cây ăn trái là điều kiện tạo ra việc làm và thu nhập
cho người lao động, tăng trưởng GDP, từng bước góp phần phát triển công
nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và đô thị hoá nông thôn. Đồng thời
tham gia tích cực vào chương trình quốc gia về phủ xanh đất trống đồi trọc,
tăng độ che phủ đất, cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái.

1.1.2.4 Mô hình “sản xuất bưởi theo GlobalGap”
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những
nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn,
sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất
độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời
sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
+ Là một tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận trên toàn cầu trong lĩnh
vực Nông nghiệp.
+ Tổ chức phi lợi nhuận FoodPLUS là đại diện pháp nhân cho ban hành
chính GlobalGap.
+ GlobalGap cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ
ba.
+ GlobalGap là công cụ giữa các doanh nghiệp, không trực tiếp tới người
tiêu dùng.
+ GlobalGap bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc
sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói,
tồn trữ, vệ sinh vườn cây và vận chuyển sản phẩm,… nhằm phát triển nền
nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:


12

+ An toàn cho thực phẩm
+ An toàn cho người sản xuất
+ Bảo vệ môi trường
+ Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm
Đây là tiêu chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của
dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị trang trại, ương nuôi đến khâu
thu hoạch, chế biến, tồn trữ. (Bao gồm những yếu tố liên quan đến sản xuất

như môi trường, các loại thuốc, hóa chất sử dụng, bao bì và ngay cả điều kiện
làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại). Đây chính là tiêu
chuẩn đảm bảo cho sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam xâm nhập thị trường
thế giới trong thời kỳ hội nhập WTO.
Để cung cấp sản phẩm đạt chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đòi
hỏi những người tạo ra sản phẩm phải hiểu biết và áp dụng tốt tiêu chuẩn này
để tạo ra sản phẩm chất lượng.
Bước 1: Chuẩn bị cơ sở vật chất
- Vị trí trại sản xuất
+ Các trại nuôi giống phải ở gần nguồn nước (gần sông) và có vị trí
giao thông thuận lợi.
+ Kết cấu đất vững chắc, ngăn chặn sự rò rỉ, không bị sạt lở.
+ Đất không bị nhiễm phèn nặng.
- Cơ sở hạ tầng
+ Cơ sở xây dựng nên có diện tích tối thiểu là 1 ha, trong đó diện tích
ương và khu vực xử lý nước cấp - thoát tối thiểu chiếm 60%.
+ Các khu vực tại trại giống: Ao ương, nuôi, khu vực xử lý nước cấp nước thải, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà nghỉ phải được bố trí thuận tiện cho quá
trình sản xuất và đảm bảo an toàn dịch bệnh.
- Cơ sở vật chất


13

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho hoạt động nuôi trồng thủy sản: Kính hiển vi,
bộ test kiểm tra yếu tố môi trường,…
- Nhân sự
+ Cán bộ kỹ thuật của trại giống phải có giấy chứng nhận đã qua đào
tạo hoặc bằng cấp chuyên môn về sản xuất giống hay kỹ thuật nuôi thủy sản.
+ Công nhân kỹ thuật cũng phải được tập huấn kỹ thuật.
- Vệ sinh

Khu vực trại giống luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không nuôi gia súc, gia
cầm, phòng trừ được địch hại (chuột, ếch, …)
Bước 2: Xây dựng bộ tài liệu “ Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
Global GAP ”
Tài liệu gồm các quy trình:
- Xây dựng kế hoạch HACCP
Dựa trên kế hoạch HACCP tổng thể (12 bước và 7 nguyên tắc) để xây dựng
kế hoạch HACCP phù hợp cho mỗi đơn vị muốn được chứng nhận.
- Xây dựng sổ tay chất lượng
Nhằm xác định và mô tả hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở được tổ chức
sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP nhằm tạo ra sản phẩm vệ sinh, an
toàn, chất lượng luôn luôn đạt và vượt qua yêu cầu của khách hàng. Thông
qua đó, sẽ xây dựng một thương hiệu thủy sản được Quốc tế công nhận và
người tiêu dùng ưa chuộng. Từ đó, sản phẩm thủy sản sẽ tăng sức cạnh tranh
và thực sự hội nhập kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, sổ tay chất lượng còn thể hiện trách nhiệm, quyền hạn và mối
quan hệ của các bộ phận, nhận diện các quá trình và phương pháp thực hiện
nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn GLOBAL GAP, cách thức đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng cũng như đáp ứng các yêu cầu của luật định.
- Xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu


14

Mục đích để thực hiện và kiểm soát các loại tài liệu có liên quan ảnh hưởng
đến chất lượng, nhằm đảm bảo cung cấp các tài liệu thích hợp, cần thiết, rõ
ràng, dễ hiểu đến đúng người sử dụng.
- Xây dựng quy trình kiểm soát hồ sơ
Mục đích để đưa ra cách thực hiện việc kiểm soát, nhận biết, bảo vệ, bảo
quản, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.

- Xây dựng quy trình khắc phục phòng ngừa
Mục đích để khắc phục và phòng ngừa loại bỏ các nguyên nhân không phù
hợp để ngăn ngừa sự tái diễn, đảm bảo sự khắc phục và phòng ngừa có hiệu
quả nhằm cung cấp việc cải tiến tiến hệ thống chất lượng.
- Xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm
Nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm được truy tìm chính xác, rõ ràng, mọi lúc,
mọi nơi để xử lý kịp thời khi cần thiết.
- Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
Để cải tiến và đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng của các cơ sở sản xuất
được liên tục và phù hợp với kế hoạch đặt ra.
- Xây dựng quy trình đào tạo
Nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, hoàn thiện kỹ năng của từng thành viên,
nhằm đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global
GAP.
- Xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn SSOP
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng cho hệ thống sản xuất.
- An toàn về nguồn nước
- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Kiểm soát dịch bệnh và động vật gây hại.
- Vệ sinh khu vực sản xuất và trang thiết bị dụng cụ
- Biểu mẫu xử lý hóa chất rò rỉ


15

- Xây dựng quy trình sản xuất
Nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đạt chất lượng và uy tín.
Quy trình này mô tả toàn bộ công đoạn quy trình .
- Xây dựng quy trình hiệu chuẩn
Mục đích nhằm điều chỉnh trang thiết bị đo lường đạt chỉ số theo đúng chuẩn

mực quy định.
- Xây dựng quy trình quy định mua hàng hoá
Để đảm bảo chất lượng hàng hoá mua vào đúng theo yêu cầu sử dụng trong
hoạt động sản xuất giống cá tra.
- Xây dựng quy trình xem xét hệ thống
Nhằm xem xét hệ thống quản lý chất lượng, khi có những thay đổi lớn ảnh
hưởng đến an toàn và chất lượng thực phẩm để bảo đảm nó luôn phù hợp,
thỏa đáng và có hiệu lực.
- Xây dựng quy trình khiếu nại khách hàng
Nhằm mục đích xem xét và khắc phục những nguyên nhân trực tiếp gây nên
sự không phù hợp cho sản phẩm, có thể ngăn ngừa tái xảy ra trong quá trình
sản xuất.
- Xây dựng quy trình đánh giá môi trường, rủi ro
Nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, an toàn cho sản
phẩm và cho sản xuất:
An toàn lao động: Mất điện, điện giật, bão lũ, cháy nổ,…
An toàn cho sản phẩm: Cá thất thoát, thức ăn ẩm mốc, kháng sinh cấm từ
nguồn nước bên ngoài vào.
- Xây dựng thủ tục quản lý an ninh
Nhằm tổ chức quản lý an ninh và phòng ngừa các sự cố nhằm bảo vệ an toàn
tính mạng con người, người ra vào trại, tài sản, hệ thống tài liệu, thư tín, cá
nuôi của trại.


16

- Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất
Nhằm hệ thống tất cả các biểu mẫu ghi chép, sổ nhật ký này bao gồm tất cả
các thông số kỹ thuật cần theo dõi trong suốt quá trình sản xuất.
- Sổ tổng hợp các biểu mẫu mua hàng hóa và SSOP

Nhằm hệ thống tất cả các hồ sơ liên quan đến an toàn vệ sinh và nguyên vật
liệu mua vào.
Bước 3: Vận hành vào sản xuất
a. Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP và kế
hoạch HACCP để kiểm soát quá trình sản xuất
* Kiểm soát đầu vào
- Nguồn nước sử dụng: Nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi có qua
ao lắng và được xử lý nhằm hạn chế mầm bệnh.
- Cá bột, hoặc cá giống: Được mua từ cơ sở có uy tín, đạt tiêu chuẩn
chất lượng và có qua kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền giúp chọn được
con giống chất lượng. Đồng thời có thể truy xuất được nguồn gốc dễ dàng.
- Thuốc, hoá chất, thức ăn được mua từ các nhà cung cấp có công bố
chất lượng, có theo dõi quá trình nhập xuất, hạn sử dụng, bao bì, có nhà kho
chứa an toàn, có bảng hướng dẫn sử dụng thuốc, hóa chất; có biện pháp xử lý
khi hóa chất bị rò rỉ hay rơi vào mắt,...
*Kiểm soát an toàn lao động
- Cơ sở cần trang bị bình phòng cháy chữa cháy.
- Đối với người lao động cơ sở cần áp dụng các chính sách về an toàn
sức khỏe cho người lao động: Có hợp đồng lao động và bảo hiểm cho họ, có
trang bị đồ bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ, có chỗ ăn, chỗ ở hợp vệ
sinh,...Ngoài ra, cơ sở có trang bị tủ thuốc y tế, danh bạ điện thoại các nơi cấp
cứu gần nhất khi xảy ra sự cố.
* Kiểm soát trong quá trình sản xuất


17

- Định kỳ vệ sinh khu vực sản xuất và trang thiết bị sử dụng để diệt
mầm bệnh.
- Kiểm soát động vật gây hại

- Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao ương và kiểm tra ký
sinh trùng trên cá.
- Định kỳ theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức
ăn cho phù hợp nhằm hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường.
- Quản lý được chất thải: Rác thải, bùn đáy ao, bao thuốc, bao thức ăn,
cá chết cần có biện pháp phân loại rác thải và xử lý phù hợp…..
* Kiểm soát đầu ra: sản phẩm là cá bột, cá giống, cá thịt
- Cá bột: Kiểm dịch trước khi xuất bán.
- Cá giống, cá thịt: Trước khi xuất bán phải kiểm tra tình trạng sức
khỏe và dư lượng kháng sinh của cá.
b. Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ: Sổ nhật ký theo dõi quá trình
sản xuất, hồ sơ vệ sinh SSOP, hồ sơ theo dõi nhập xuất hàng hóa,…
Bước 4: Đánh giá sơ bộ
Đánh giá nội bộ là đánh giá chéo giữa các cơ sở sản xuất. Gồm các bước:
- Lập danh sách các cơ sở đánh giá.
- Gởi thông báo, lịch đánh giá nội bộ (nội dung, thành phần, thời
gian…).
- Làm việc với chủ cơ sở sản xuất.
- Kiểm tra hồ sơ ghi chép.
- Kiểm tra cơ sở sản xuất.
- Báo cáo kết quả đánh giá với Trưởng ban Global GAP (nhận xét, đề
nghị).
- Trưởng ban quyết định có kế hoạch điều chỉnh lại kế hoạch cho phù
hợp (khi phát hiện chưa phù hợp).


×