BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------
ĐỖ VIỆT DŨNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hà Nội, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------
ĐỖ VIỆT DŨNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60620115
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VÕ ĐỊNH
Hà Nội, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là do bản thân tôi
thu thập và điều tra, hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về
các số liệu được sử dụng trong luận văn của mình./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả
Đỗ Việt Dũng
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn hai năm được học tập, rèn luyện, nghiên cứu tại lớp KTNN
K20A1.2, Trường Đại học Lâm nghiệp, đây có thể nói là một cơ hội để tôi
được tham gia học tập, nghiên cứu khoa học tại một môi trường rất tốt, bản
thân tôi đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức lý luận về quản lý kinh tế... đồng
thời tôi được sự hướng dẫn của các Giáo sư, PGS, Tiến sĩ, thầy cô giáo để tôi
chọn đề tài viết luận văn tốt nghiệp cuối khóa “Giải pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Kinh tế nông nghiệp.
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo TS. Nguyễn Võ Định
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, trong khoa
đào tạo sau đại học, tập thể, cán bộ công nhân viên - Trường Đại học Lâm nghiệp
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ chuyên môn Xí
nghiệp ĐTPT thủy lợi huyện Chương Mỹ, các phòng ban của huyện Chương
Mỹ - Thành phố Hà Nội, Đảng ủy - UBND - HTX NN các xã trên địa bàn
nghiên cứu, các hộ gia đình, người dân địa phương trên địa bàn nghiên cứu,
các bạn đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập tại địa phương để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình,
người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả
Đỗ Việt Dũng
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi
Danh mục các bảng ........................................................................................ viii
Danh mục các hình ............................................................................................ x
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ..................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi ........................ 4
1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm sử dụng các công trình thủy lợi ............................................ 11
1.1.3. Hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi ............................................. 18
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sử dụng các công trình thủy lợi ..... 25
1.2. Kinh nghiệm sử dụng công trình thuỷ lợi trên thế giới và ở Việt Nam ... 27
1.2.1. Kinh nghiệm sử dụng công trình thuỷ lợi ở một số nước trên thế giới 27
1.2.2. Kinh nghiệm sử dụng công trình thuỷ lợi ở Việt Nam ......................... 32
1.3. Tổng quan về công trình nghiên cứu có liên quan ................................... 38
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 41
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội .................. 41
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 41
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ ...................................... 48
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 57
iv
2.2.1. Khung phân tích đề tài .......................................................................... 57
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 57
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 60
2.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ......................................... 61
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 61
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu số lượng ......................................................................... 61
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế ........................................... 62
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 63
3.1. Thực trạng sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013 .......................................................... 63
3.1.1. Hệ thống công trình thủy lợi của huyện Chương Mỹ ........................... 63
3.1.2 Thực trạng bố trí các công trình thủy lợi .............................................. 65
3.1.3. Thực trạng sử dụng các công trình thủy lợi .......................................... 66
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi ở các điểm điều tra
năm 2013 ......................................................................................................... 75
3.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng các công trình thủy lợi của điểm điều tra . 75
3.2.2. Tình hình tưới tiêu nước của các trạm thủy lợi trong vùng nghiên cứu...... 77
3.2.3. Đánh giá kết quả sử dụng các công trình thủy lợi ................................ 78
3.3. Phân tích hiệu quả khai thác sử dụng các công trình thủy lợi ở các trạm
điều tra ............................................................................................................. 85
3.3.1. Chi phí sản xuất ..................................................................................... 85
3.3.2 Giá thành sản phẩm tưới tiêu nước ở cụm nghiên cứu ......................... 87
3.3.3. Đánh giá kết quả sử dụng CTTN trên địa bàn huyện .......................... 89
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các công trình
thủy lợi ............................................................................................................ 91
3.4.1. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sử dụng CTTL của huyện ..... 91
3.4.2. Ảnh hưởng của chính sách miễn thu thủy lợi phí ................................. 94
v
3.4.3. Ảnh hưỏng mức độ cung cấp và sử dụng nước tưới tiêu ...................... 95
3.4.4. Ảnh hưởng của vốn đầu tư thuỷ lợi tới tăng trưởng nông nghiệp ....... 96
3.4.5. Mối liên hệ giữa hiệu quả quản lý thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp.................................................... 99
3.4.6. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần giải quyết ...................... 100
3.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi tại
huyện Chương Mỹ - Hà Nội. ........................................................................ 102
3.5.1. Các quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi
trên địa bàn huyện ......................................................................................... 102
3.5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian tới ............. 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt
Giải thích các chữ viết tắt
CTTL
Công trình thủy lợi
DNTL
Doanh nghiệp thủy lợi
BCKT
Báo cáo kế toán
TC/CĐKT
Tài chính/ Chế độ kế toán
NĐ-CP
Nghị định – Chính phủ
KTCTTL
Khai thác công trình thủy lợi
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND – HĐND
Ủy ban nhân dân – Hội đồng nhân dân
TCHTDN
Tổ chức hợp tác dùng nước
HTX
Hợp tác xã
GS. TSKH
Giáo sư tiến sỹ khoa học
PGS. TS
Phó giáo sư tiến sỹ
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
CT-TNHH
Công ty - trách nhiệm hữu hạn
ĐTPTTL
Đầu tư phát triển thủy lợi
CSLL-TT
Cơ sở lý luận – thực tiễn
HTTL
Hệ thống thủy lợi
HQSDCTTL
Hiệu quả sử dụng công trình thủy lợi
CSLL
Cơ sở lý luận
KQSDHTTL
Kết quả sử dụng hệ thống thủy lợi
PHSD
Phương hướng sử dụng
PHGP
Phương hướng giải pháp
vii
KQHĐ
Kết quả hoạch định
GPKTTCQL
Giải pháp kỹ thuật tổ chức quản lý
ĐVT
Đơn vị tính
QLKT
Quản lý kỹ thuật
HTXDVNN
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CT
Công trình
Tr.đ
Triệu đồng
BQC
Bình quân chung
TSCĐ
GTSL
Tài sản cố định
Giá trị sản lượng
GTSXNN
Giá trị sản xuất nông nghiệp
DNTL
Doanh nghiệp thủy lợi
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
2.1
Bảng thống kê các nhóm đất của huyện Chương Mỹ năm 2013
47
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3.1
3.2
3.3
Tình hình dân số và lao động của huyện Chương Mỹ thời kỳ
2011 – 2013
Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Chương Mỹ năm 2013
Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Chương Mỹ
từ năm 2011- 2013
Năng suất bình quân một số cây trồng chính
của huyện Chương Mỹ gia đoạn 2011 - 2013
Mẫu điều tra nghiên cứu đề tài năm 2013
Công trình thủy lợi huyện Chương Mỹ
giai đoạn 2011- 2013
Tình hình quản lý và sử dụng các công trình thủy nông huyện
Chương Mỹ năm 2013
Tình hình quản lý, sử dụng các hệ thống kênh mương
của huyện Chương Mỹ
49
50
52
54
60
66
67
69
3.4
Tình hình duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thủy lợi
72
3.5
Kết quả tưới tiêu của các hệ thống thủy nông Chương Mỹ
74
3.6
3.7
3.8
3.9
Tình hình sử dụng các công trình thủy nông ở 3 vùng nghiên
cứu năm 2013
Tình hình tưới tiêu nước phục vụ cây trồng vùng nghiên cứu
Kết quả đầu tư kiên cố hóa kênh mương của 3 cụm nghiên cứu
giai đoạn 2011-2013
Kết quả tại các khu vực đã cứng hóa kênh mương của 3 cụm
nghiên cứu
76
78
79
82
ix
3.10 Một số chỉ tiêu của các hộ điều tra tại cụm nghiên cứu
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
Tình hình chi phí sản xuất của xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy
lợi Chương Mỹ
Giá thành sản phẩm nước tưới tiêu
tại cụm nghiên cứu năm 2013
Mức tăng giá trị sản lượng nông nghiệp của
Huyện chương Mỹ giai đoạn 2011- 2013
Ý kiến về mức miễn thu thủy lợi phí ở
các đối tượng nghiên cứu
Ý kiến của các hộ sử dụng nước và cán bộ quản lý tưới tiêu
nước vùng nghiên cứu
Giá trị sản xuất nông nghiệp và vốn đầu tư
cho thủy lợi ở huyện Chương Mỹ
83
87
88
89
94
95
97
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
2.1 Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ năm 2013
41
2.2 Cơ cấu sử dụng đất huyện Chương Mỹ năm 2013
51
2.3 Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện 2011 -2013
53
3.1 Tỷ lệ diện tích đất được tưới trước và sau cứng hóa kênh mương
84
3.2 Năng suất lúa trước và sau cứng hóa
85
3.3 Tỷ lệ mức tăng GTSL nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013
90
3.4 Đánh giá của hộ sử dụng nước về quản lý, phục vụ tưới tiêu
95
3.5 Đánh giá của cán bộ quản lý đối với hộ dùng nước tưới tiêu
96
3.6 Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư thủy lợi và GTSXNN
98
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020; muốn vậy trước hết nông nghiệp và nông
thôn phải phát triển lên một trình độ mới bằng việc đổi mới cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích, ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ; phát triển công nghiệp, dịch vụ, các làng nghề ở nông
thôn, tạo nhiều việc làm mới, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống của người dân
ngày càng cao, đưa nông thôn tiến gần với thành thị.
Trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi luôn được coi là biện pháp hàng
đầu trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng. Ở Việt Nam,
Chính phủ đã đầu tư một lượng lớn ngân sách vào việc xây dựng các công
trình thuỷ lợi vừa và nhỏ và giao các công trình này cho các Công ty Khai
thác công trình thuỷ lợi quản lý để vận hành công trình và cung cấp nước cho
nông dân sản xuất nông nghiệp
Để đáp ứng mục tiêu đó, công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông-lâmngư - nghiệp, sinh hoạt nông thôn, phục vụ nước cho các ngành sản xuất khác
đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu mới. Trong các nội
dung đó, nổi lên hàng đầu là việc bảo tưới tiêu hợp lý cho khoảng 4 triệu ha đất
có điều kiện sản xuất lúa, giữ vững an ninh lương thực, phục vụ chủ động cho 3
triệu ha cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và 1,2 triệu ha cây công nghiệp
hàng năm; cung cấp nước cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng
nghề nông thôn, cung cấp nước sạch cho cư dân; đảm bảo nước sạch cho các
vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, xử lý nước thải các làng nghề, các cơ sở
sản xuất công nghiệp dịch vụ ở nông thôn đảm bảo môi trường.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, là điều kiện để khai thác và sử dụng tài nguyên khác và
2
là nguyên liệu không thể thay thế của các ngành kinh tế. Tài nguyên nước
luôn vận động và luân hồi nhưng hạn chế và không đều. Trong những năm
qua, nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nước ta còn nhiều bất cập,
chúng ta thực sự chưa chủ động phục vụ cho đời sống dân sinh và các ngành
sản xuất khác được đầy đủ, kịp thời, còn nhiều lãng phí. Một trong những
nguyên nhân quan trọng của vấn đề đó là do công tác quản lý và sử dụng hệ
thống công trình thuỷ lợi chưa có hiệu quả.
Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đầu tư
rất lớn vào các công trình thủy lợi lớn nhỏ. Các công trình thủy lợi trên địa
bàn huyện ngoài việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp đã có nhiều cố gắng
và đạt nhiều thành tựu, mà còn đảm bảo việc cắt lũ, điều hòa dòng chảy để
cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ các ngành nghề cho người dân địa phương
và các khu công nghiệp có nhiều kết quả. Nhưng hệ thống công trình thủy lợi
trên địa bàn huyện Chương Mỹ quản lý đang còn nhiều tồn tại. Nước phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp chưa chủ động, nước cung cấp cho sinh hoạt và khu
công nghiệp, các ngành nghề chưa thật sự đầy đủ, kịp thời, chưa khai thác hết
khả năng của các công trình thủy lợi. Vì vậy để phát huy hiệu quả các công
trình thủy lợi đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn nước em lựa chọn nghiên cứu
đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi trên
địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn,
luận văn đi vào đánh giá thực trạng sử dụng các công trình thủy lợi của huyện
Chương Mỹ để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công
trình thủy lợi trên địa bàn huyện
3
- Mục tiêu cụ thể:
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của về hiệu
quả sử dụng hiệu quả các công trình thủy lợi.
Phân tích đánh giá đúng thực trạng hiệu quả sử dụng các công trình thủy
lợi trên địa bàn huyện Chương Mỹ, từ đó chỉ ra được nguyên nhân ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Chương
Mỹ - thành phố Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về nội dung: Đánh giá về thực trạng và đề ra giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi về không gian: Các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2010 đến
năm 2012, số liệu khảo sát năm 2013, dự kiến đến năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả, hiệu quả sử dụng
các công trình thủy lợi.
- Đánh giá đúng thực trạng hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi
trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các công
trình thủy lợi trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về thủy lợi
Thủy lợi trong nông nghiệp là các hoạt động kinh tế - kỹ thuật liên
quan đến tài nguyên nước được dùng trong nông nghiệp. Điểm quan trọng của
thủy lợi trong nông nghiệp là sử dụng hợp lý nguồn nước để có năng suất cây
trồng và năng suất vật nuôi cao. Những biện pháp khai thác nước bao gồm
khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua hệ thống bơm hoặc cung cấp
nước tự chảy. Như vậy, Thủy lợi được hiểu là những hoạt động liên quan đến
ý thức con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phục
vụ lợi ích của mình.
Công trình thuỷ lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng
chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Công
trình thuỷ lợi bao gồm trạm bơm, máy bơm, kênh mương, hồ, đập dâng cống
qua đê,...
Công tác thuỷ lợi là tổng hợp các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ
các nguồn nước trên mặt và nước ngầm, đấu tranh phòng chống và hạn chế
những thiệt hại do nước gây ra đối với kinh tế quốc dân và dân sinh, đồng
thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thuỷ lợi là quá trình làm tăng
khả năng hoạt động tưới tiêu của công trình bằng các biện pháp như tu sửa,
lắp đặt thêm máy móc, thiết bị, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật mới trong
lĩnh vực thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của công trình...
5
1.1.1.2. Hệ thống các công trình thủy lợi
Về hệ thống các công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi,
công trình tưới tiêu trên đồng ruộng, cho đến nay chưa có một quy định thống
nhất về quy mô các công trình thuỷ lợi. Theo quy mô phục vụ, mức vốn đầu
tư, người ta thường phân chia thuỷ lợi thành 3 cấp: lớn, vừa và nhỏ.
Về hệ thống thủy lợi là tập hợp các công trình làm nhiệm vụ lấy nước
từ nguồn nước, dẫn vào đồng ruộng tưới cho cây trồng và tiêu hết lượng nước
thừa trên đồng ruộng, bao gồm công trình lấy nước, hệ thống kênh mương lấy
nước tưới tiêu và các công trình phục vụ trên hệ thống đó.
Sản phẩm của công trình thủy lợi là nước tưới.
Công trình đầu mối của hệ thống tưới là công trình lấy nước cho nguồn
nước tưới trong nông nghiệp có thể là nước sông ngòi, nước trong các hồ
chứa, nước thải của các thành phố, các nhà máy công nông nghiệp đã qua xử
lý và nước ngầm ở dưới đất.
Hệ thống tưới làm nhiệm vụ vận chuyển nước từ công trình đầu mối về
phân phối cho hệ thống điều tiết nước mặt ruộng trên từng cánh đồng trong
khu vực tưới. Hệ thống tiêu làm nhiệm vụ vận chuyển nước thừa trên mặt
ruộng và cả khu dân sinh do tưới hoặc do mưa gây nên, ra khu vực chứa
nước.
Theo tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kênh tưới Việt Nam TCVN 4118-85,
hệ thống kênh tưới được phân ra như sau:
Dẫn nước từ nguồn đến kênh cấp 1 gọi là kênh đầu mối; Lấy nước từ
kênh đầu mối phân phối nước cho kênh cấp 2 gọi là kênh cấp 1; Lấy nước từ
kênh nhánh cấp 1 phân phối cho kênh nhánh cấp 3 gọi là kênh cấp 2; Lấy
nước từ kênh nhánh cấp 2 phân phối cho cấp kênh cuối cùng gọi là kênh cấp
3; Nước tưới cho khoảnh ruộng, thửa ruộng gọi là kênh nội đồng hay kênh
nhánh cấp 4.
6
1.1.1.3. Phân loại hệ thống thủy lợi
Tùy theo nhu cầu sử dụng và các yếu tố tự nhiên như chế độ thủy văn
nguồn nước, điều kiện địa chất, địa hình, vật liệu xây dựng v.v..., công trình
thủy lợi gồm nhiều loại khác nhau với qui mô và tính chất rất khác nhau.
Người ta có thể phân loại công trình thủy lợi theo một số mặt đặc trưng.
a. Theo nhiệm vụ và chức năng: Công trình thủy lợi được chia thành 4
nhóm chính là: Công trình dâng nước; Công trình lấy nước; Công trình dẫn
nước; Công trình tháo nước, xả nước.
- Công trình dâng nước có chức năng tạo ra sự dâng mực nước ở phía
trước nó phục vụ cho các mục tiêu sử dụng khác nhau, ví dụ để dẫn nước tự
chảy vào hệ thống tưới, hoặc để tạo cột nước phát điện. Tùy quy mô dâng
nước, có thể hình thành hồ chứa điều tiết chế độ dòng chảy tự nhiên của sông
suối, hoặc không tạo hồ điều tiết.
- Công trình lấy nước có nhiệm vụ lấy một lượng nước nhất định từ
nguồn nước phục vụ nhu cầu sử dụng của một ngành nào đó như lấy nước
tưới, cấp nước sinh hoạt hoặc cấp nước công nghiệp, lấy nước vào trạm thủy
điện, v.v…
- Công trình dẫn nước có nhiệm vụ chuyển tải nước từ vị trí này đến vị
trí khác.
- Công trình tháo nước được sử dụng để tháo nước thừa từ hồ chứa
(trường hợp này gọi là công trình xả lũ), để kết hợp tháo bùn cát hoặc tháo
cạn hồ chứa.
b. Theo phạm vi và mục tiêu sử dụng: Công trình thủy lợi được chia
thành hai nhóm: Công trình chung và công trình chuyên dụng.
- Công trình chung, cho phép sử dụng cho nhiều ngành, nhiều mục tiêu
khác nhau.
- Công trình chuyên dụng, phục vụ cho một ngành nào đó, ví dụ như
trạm thủy điện (phục vụ cho mục tiêu phát điện), âu thuyền (phục vụ cho giao
thông thủy), hệ thống tưới (phục vụ tưới ruộng), v.v…
7
c. Theo thời gian sử dụng: Trong trường hợp này công trình thủy lợi
được chia thành công trình lâu dài được sử dụng thường xuyên trong suốt quá
trình khai thác và công trình tạm thời chỉ sử dụng trong thời gian thi công
hoặc sửa chữa công trình lâu dài, ví dụ đê quây, công trình dẫn dòng thi công,
v.v…
d. Theo mục đích và tầm quan trọng: Theo mục đích và tầm quan trọng
thì công trình thủy lợi gồm công trình chủ yếu (hay công trình chính) và công
trình thứ yếu (hay công trình phụ).
Công trình thủy lợi chủ yếu là công trình khi sửa chữa hoặc bị hư hỏng
sẽ ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của hệ thống sử dụng nước.
Công trình thủy lợi thứ yếu là công trình khi bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng
đến sự làm việc bình thường của các công trình thủy chủ yếu nhưng không
gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Từ những đặc điểm trên cho thấy: công trình thủy lợi không đơn thuần
mang tính kinh tế, kỹ thuật, mà còn mang tính chính trị, xã hội. Vì vậy việc
đầu tư xây dựng và quản lý, bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi phải có sự
tham gia của người dân (PIM), thông qua việc thực hiện chủ trương “Nhà
nước và nhân dân cùng làm”.
1.1.1.4. Tác dụng của hệ thống thủy lợi
Đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động tưới tiêu là phụ thuộc rất lớn
vào tự nhiên nên kết quả và chi phí luôn biến động, biến đổi theo từng vụ,
từng năm với mức chênh lệch rất lớn trong khi đó diện tích phục vụ lại không
thay đổi mấy. Với những năm thời tiết thuận lợi mưa thuận gió hoà thì doanh
nghiệp hoạt động ít và chi phí giảm. Ngược lại những năm thời tiết khó khăn,
khắc nghiệt, doanh nghiệp hoạt động nhiều, chi phí tăng nhưng lại có thể mất
mùa, do đó doanh thu bị giảm hoặc thất thu. Vì vậy chi phí của công ty
thường biến động theo thời tiết nhưng thuỷ lợi phí chỉ tính cho năm thời tiết
8
ôn hoà do vậy nhiều khi hiệu quả mang lại thấp, thậm chí còn bị thất thoát lớn
không hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ tương đối dài, công ty phải cung
cấp dịch vụ tưới tiêu ngay từ khi bắt đầu sản xuất và trong suốt chu kỳ sinh
trưởng phát triển của cây trồng nhưng thuỷ lợi phí lại chỉ được thu vào cuối
mỗi vụ thu hoạch mà nguồn thu lại chưa được tính đúng, tính đủ, còn phải thu
theo chính sách có phần trợ cấp cho nông nghiệp. Hơn nữa các chi phí của
công ty thủy lợi cho sản xuất như: điện, thiết bị phụ tùng thay thế…đều phải
mua theo giá cả ngoài thị trường, trong khi đó nguồn thu chính của công ty là
thuỷ lợi phí lại phải cố định theo chính sách của nhà nước.
Kết quả hoạt động sản xuất còn được đánh giá gián tiếp thông qua kết
quả của sản xuất nông nghiệp và các ngành khác do đó nhiều khi chưa phản
ánh đúng hiệu quả thực của hoạt động tưới tiêu. Hiệu quả mang lại vừa trực
tiếp, vừa gián tiếp, có hiệu quả mang lại không thể tính ra được bằng tiền.
Ngoài tính khoa học, kỹ thuật thì trong công tác quản lý hệ thống thủy
lợi còn mang tính quần chúng. Đơn vị quản lý phải dựa vào dân, vào chính
quyền địa phương để làm tốt việc điều hành tưới tiêu, thu thuỷ lợi phí, tu
dưỡng, bảo dưỡng, bảo vệ công trình... Do đó đơn vị quản lý không những
phải làm tốt công tác chuyên môn mà còn phải làm tốt công tác vận động
quần chúng cùng tham gia quản lý khai thác và bảo vệ công trình.
Sản phẩm của thủy lợi là nước, nó được sản xuất ra ở các công trình
thủy lợi và được vận chuyển trên kênh mương để tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp, cho các ngành kinh tế khác và dân sinh trong toàn huyện nên nó
có đầy đủ các thuộc tính của một loại hàng hoá. Sở dĩ nó là một loại hàng hoá
vì nó tồn tại dưới hình thái vật lý và thỏa mãn đầy đủ cả 2 thuộc tính của hàng
hoá là có giá trị và giá trị sử dụng, sản xuất ra cũng để trao đổi, mua bán trên
thị trường. Sản phẩm nước tưới tiêu có giá trị vì nó cũng được kết tinh từ hao
9
phí lao động sống và lao động vật hoá, nó có giá tri sử dụng vì khi sử dụng nó
cũng làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và được trao đổi trên thị
trường giữa người mua và người bán nhưng do quá trình khai thác, sử dụng
nước có những đặc thù riêng biệt nên nó là một loại “hàng hoá đặc biệt”.
1.1.1.5. Các phương pháp tưới tiêu
Hiện nay tất cả các phương pháp tưới, tiêu đều tổ chức theo nguyên tắc
là phải dựa trên chế độ canh tác nông nghiệp, chế độ thuỷ văn và điều kiện địa
hình thổ nhưỡng của từng khu vực.
a. Các phương pháp tưới
Phương pháp tưới là cách đưa nước vào ruộng để biến nước đó thành
nguồn nước trong đất cung cấp cho cây trồng. Các phương pháp tưới được
xây dựng sao cho cây trồng phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao
và đất đai ngày càng được cải tạo. Hiện nay có 3 phương pháp tưới đó là: tưới
mặt đất, tưới mưa phun và tưới ngầm.
(1) Tưới mặt đất
Tưới mặt đất là phương pháp dùng một mạng lưới kênh mương bố trí
trên mặt đất để đưa nước vào mặt ruộng cho nước ngấm xuống đất, biến thành
nước trong đất cung cấp cho cây trồng. Nó bao gồm các cách tưới như: tưới
giải, tưới rãnh và tưới ngập. Phương pháp tưới này có ưu điểm là không cần
sử dụng năng lượng, tầng đất mặt ruộng được ngấm nước tương đối đều và
sâu. Do đó tưới mặt đất là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định như: muốn tưới được tốt phải
có nguồn nước dồi dào, phải chuẩn bị mặt ruộng thật chu đáo, có khi phải tiến
hành san bằng mặt ruộng, nếu địa hình quá phức tạp, độ dốc quá lớn không
san bằng mặt ruộng được thì hiệu quả tưới rất thấp. Tưới mặt đất đòi hỏi có
một hệ thống điều tiết nước mặt ruộng tương đối dày, nên tốn nhiều diện tích
đất làm giảm hệ số sử dụng ruộng đất.
10
(2). Tưới phun mưa
Tưới phun mưa là phương pháp tưới cung cấp nước cho cây trồng dưới
dạng mưa nhân tạo bằng các thiết bị riêng gọi là máy phun mưa. Tưới phun
mưa đươc áp dụng từ đầu thế kỷ XX và sau đó phát triển rất nhanh vì so với
tưới mặt đất nó có nhiều ưu điểm hơn. Tưới phun mưa là một trong các phương
pháp tưới hiện đại, có thể đáp ứng đầy đủ các yếu tố cơ bản về cung cấp nước
cho cây trồng, cải tạo đất và cơ giới hoá công tác tưới tiêu ở trình độ cao.
Tưới phun mưa đưa lại hiệu quả rất tốt ở những vùng có chế độ tưới
không thường xuyên, chỉ cần tưới trong một thời gian nhất định trong năm. Ở
những vùng đất mặn và ở những vùng trồng màu có mức nước sông ngầm
nông, áp dụng phương pháp tưới phun mưa sẽ hạn chế được việc bốc nước lên
mặt đất và nâng cao mức nước ngầm. Ở những vùng đồi và ở những nơi có độ
dốc lớn, địa hình phức tạp, nếu áp dụng phương pháp tưới phun mưa sẽ đưa
lại hiệu ích tốt vì không phải san bằng mặt ruộng mà chất lượng tưới vẫn cao.
Tuy nhiên do kỹ thuật tưới yêu cầu máy móc thiết bị tưới có giá thành cao,
nên việc áp dụng kỹ thuật tưới này còn hạn chế.
(3). Tuới ngầm
Tưới ngầm là phương pháp tưới dùng thiết bị đặt ngầm trong đất để đưa
nước cung cấp cho cây trồng từ dưới đất lên. Nước tưới được đưa vào ống có
đục lỗ chôn dưới mặt ruộng, ở một độ sâu nhất định và nhờ áp lực nhất định
nước đó được phun lên làm ẩm tầng đất nuôi cây tạo thành nước trong đất và
cung cấp cho cây trồng.
Ở nước ta đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp tưới này ở một số
nơi, như trung tâm nghiên cứu thủy lợi Bắc bộ – Thường Tín – Hà Đông…
tuy nhiên do đặc điểm của phương pháp tưới này là vốn đầu tư rất lớn, khó
khăn về quản lý, bảo dưỡng… nên việc áp dụng nó ở nước ta còn rất hạn chế
không được phổ biến mới chỉ dừng lại ở việc thử nghiệm theo dự án nhỏ.
11
b. Các phương pháp tiêu
Châu thổ sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mưa lớn thường tập trung vào mùa mưa, địa hình bằng phẳng và hệ thống
sông dày đặc có chế độ dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa vùng thượng
lưu, dễ bị lũ và khó tiêu thoát nên thường gây ngập úng nội đồng. Để giải
quyết tốt vấn đề tiêu nước thì phải quán triệt phương châm: “rải nước, chôn
nước, tháo nước có kế hoạch”. Nó được xây dựng từ đặc điểm tình hình tiêu
nước của ta như: Lượng mưa lớn và phân bố không đều; địa hình phức tạp,
khu cao và khu thấp xen kẽ nhau, lượng mưa từ khu cao có khả năng tập trung
nhanh vào khu thấp; trong khu vực tiêu có nhiều loại cây trồng khác nhau
mang những tính chất và yêu cầu tiêu khác nhau.
Rải nước là nguyên tắc cao tiêu cao, thấp tiêu thấp, nước ở đâu tiêu ở
đấy chứ không tập trung vào khu trũng, để tránh gây thêm mức độ căng thẳng
của việc tiêu nước những vùng trũng. Tập trung nước vào công trình tiêu đầu
mối chứ không cho chảy tràn lan từ chổ này sang chỗ khác. Rải nước có ý
nghĩa là lợi dụng khả năng chịu ngập của lúa để tạo nên thời gian tiêu lớn hơn
thời gian mưa và do đó hệ số tiêu sẽ nhỏ xuống.
Chôn nước là lợi dụng các khu có khả năng trữ nước như hồ ao, kênh
mương… để trữ bớt một phần lượng mưa rồi tiêu dần vào các thời gian sau
mưa hoặc vào các thời gian tiêu nước không căng thẳng để giảm nhỏ hệ số
tiêu nước trong thời gian tiêu nước căng thẳng.
Tháo nước có kế hoạch nhằm tạo ra các điều kiện cơ bản để đảm bảo
việc thực hiện các phương châm tiêu nước “rải, chôn nước” đã nêu ở trên.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý tiêu nước. Nhiệm vụ
này đòi hỏi phải có một mạng lưới kênh mương, công trình thật hoàn chỉnh và
một kế hoạch tháo nước thật chi tiết.
1.1.2. Đặc điểm sử dụng các công trình thủy lợi
1.1.2.1. Hoạt động thủy lợi mang tính hệ thống cao
Hoạt động thủy lợi là quản lý khai thác công trình thủy lợi diễn ra trong
phạm vi rộng do công trình mang tính hệ thống, nó bao gồm nhiều loại công
12
trình có liên hệ mật thiết với nhau và yêu cầu đồng bộ. Một hệ thống công
trình phải bao gồm: công trình đầu mối (hồ, đập, trạm bơm điện), kênh dẫn
cấp I, cấp II, cấp III và kênh nội đồng, trên các tuyến kênh có các cống lấy
nước cửa đóng mở... tuỳ khả năng nguồn nước của từng công trình đầu mối
mà quy định phạm vi phục vụ, có thể phục vụ cho 1 xã, 1 huyện hoặc liên xã,
liên huyện, liên tỉnh. Một yêu cầu có tính chất bắt buộc là không đươc chia
cắt hệ thống, một công trình không thể do nhiều nơi quản lý khai thác vì nếu
chia cắt như vậy sẽ không thể điều hành được nên một doanh nghiệp độc lập
quản lý ít nhất là một hệ thống công trình. Tính hệ thống này chi phối đến
việc tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp trong một địa phương, một vùng lãnh
thổ, có thể thành lập công ty thủy lợi huyện, liên huyện hoặc công ty thủy lợi
tỉnh, tuỳ thuộc điều kiện cụ thể về trình độ quản lý của cán bộ, đặc điểm công
trình, tính hoàn chỉnh của công trình để chọn mô hình tổ chức cho phù hợp
song luôn luôn phải bảo đảm tính hệ thống.
Trong mỗi hệ thống vừa có đơn vị (bộ phận) đảm nhận sản xuất theo
dạng khai thác nguồn nước, đó là công trình đầu mối, vừa có đơn vị chuyển
tải sản phẩm đến nơi tiêu thụ theo hệ thống kênh, vừa có đơn vị đảm nhận tiêu
thụ sản phẩm. Đây chính là các khâu trong tổ chức điều hành quản lý khai
thác của một DNTL. Muốn đạt hiệu quả cao phải chỉ đạo thực hiện tốt ở các
khâu, muốn thu tốt thủy lợi phí phải tưới tiêu tốt hoặc tưới tiêu tốt để thu tốt.
Do tính hệ thống cao nên trong khi xây dựng công trình mới phải được
hoàn thiện đồng bộ mới phát huy tối đa năng lực thiết kế của công trình, trong
quản lý khai thác phải có kế hoạch tu sửa thường xuyên và sửa chữa lớn kịp
thời để duy trì năng lực đồng bộ. Trong thực tế hiện nay một trong những
nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của công trình thấp là do khi xây dựng chưa
hoàn chỉnh đồng bộ và trong quá trình khai thác chưa được tu bổ khôi phục
kịp thời.
13
Các hệ thống thủy lợi đều phục vụ đa mục tiêu (ít nhất là 2 mục tiêu trở
lên), trong đó có tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công
nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất đai,
môi trường, sinh thái…
Mặt khác, vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thường rất lớn. Tùy
theo điều kiện cụ thể ở từng vùng, để có công trình khép kín trên diện tích 1
ha được tưới thì bình quân phải đầu tư thấp nhất 30-50 triệu đồng, cao nhất
100-200 triệu đồng.
Công trình thuỷ lợi muốn phát huy hiệu quả cao phải được xây dựng
đồng bộ, khép kín từ đầu mối (phần do Nhà nước đầu tư) đến tận ruộng (phần
do dân nhân tự đóng góp xây dựng).
1.1.2.2. Hoạt động của các doanh nghiệp thủy lợi chịu ảnh hưởng lớn của
điều kiện tự nhiên
Hệ thống công trình thuỷ lợi nằm rải rác ngoài trời, trải trên diện rộng,
có khi qua các khu dân cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu tác
động trực tiếp của con người (người dân).
Điều kiện tự nhiên không hoàn toàn thuận lợi cho sản xuất và đời sống
của con người. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là quá trình đấu
tranh cải tạo tự nhiên, vận dụng các quy luật tự nhiên để phục vụ cho đời sống
con người. Hoạt động khai thác CTTL là một trong những hoạt động vận
dụng các quy luật tự nhiên, cải tạo tự nhiên, khắc phục hậu quả do thiên nhiên
gây ra, do đó chịu sự chi phối ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên.
Trước hết ta thấy từ khi bắt đầu xây dựng CTTL đã phải căn cứ vào
điều kiện: khí hậu, địa hình, thủy văn ở từng vùng, từng địa phương để có các
giải pháp công trình thích hợp, vùng miền núi lợi dụng độ cao để xây dựng hồ
chứa nước đập dâng, ở miền xuôi xây dựng các trạm bơm điện. Các CTTL đa
số nằm ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường mưa nắng, luôn