Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tự chủ tài chính tại viện khoa học lâm nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.83 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

NGUYỄN LÂM TUẤN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH TẠI VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Học viên thực hiện

Nguyễn Lâm Tuấn


ii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian 2 năm học tập ở Trường Đại học Lâm nghiệp, em
đã được Quý Thầy, Cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp nói chung và
Khoa Sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp nói riêng truyền đạt những kiến
thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá cả về lý thuyết và thực
tiễn. Những kiến thức hữu ích đó sẽ là hành trang giúp em trưởng thành và tự
tin thực hiện công việc chuyên môn ngày càng tốt hơn và có hiệu quả hơn.
Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến Quý Thầy, Cô giáo của
Trường Đại học Lâm nghiệp lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt em xin chân thành
cảm ơn TS. Nguyễn Văn Hà đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình và
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành Luận văn
tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Lâm đặc sản, lãnh đạo các Phòng, Ban của Viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam và toàn thể bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực hiện mặc dù đã nỗ lực cố gắng làm việc hết mình.
Song do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của Quý thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp và xin
chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện

Nguyễn Lâm Tuấn


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 3
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG CÁC ĐƠN VỊ HCSN................... 5
1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và quản lý
tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ . 5
1.1.1. Nghiên cứu khoa học và vấn đề đầu tư ở Việt Nam ......................... 5
1.1.2. Thực trạng cơ chế quản lý khoa học và công nghệ......................... 13
1.1.3. Quản lý khoa học và công nghệ ..................................................... 19
1.2. Nội dung cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN ...................... 21
1.2.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính.................................................. 21
1.2.2. Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính .................................... 22
1.2.3. Nguồn tài chính và nội dung chi của tổ chức khoa học và công nghệ
công lập................................................................................................... 22
1.2. 4. Các nguyên tắc cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức
khoa học và công nghệ công lập. ............................................................. 26



iv

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ tài chính ........................... 31
1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn.................. 32
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT
NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 34
2.1. Khái quát về Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam........................... 34
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lâm nghiệp ............................ 35
2.1.2. Tài sản của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ........................ 36
2.1.3. Những thành tựu nghiên cứu khoa học chủ yếu giai đoạn 2006 –
2010 ........................................................................................................ 39
2.1.4. Những thành tựu trong công tác đào tạo sau đại học giai đoạn 2006
– 2010 ..................................................................................................... 45
2.1.5. Những thành tựu trong công tác thông tin tư liệu giai đoạn 2006 –
2010 ........................................................................................................ 48
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 48
2.2.1. Phương pháp kế thừa ..................................................................... 48
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................ 49
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 49
2.2.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia................................... 50
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 51
3.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ,
sản xuất và dịch vụ trong giai đoạn 2006-20010 của Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam ......................................................................................... 51
3.1.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN do cơ quan Nhà nước giao .. 51
3.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN khác và kết quả thực hiện sản
xuất kinh doanh dịch vụ .......................................................................... 53
3.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động NCKH và phát triển
công nghệ tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010. 57
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán...................................... 57



v

3.2.2. Thực trạng việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam ..................................................................................... 58
3.2.2.1. Đối với nguồn tài chính từ Ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp cho
hoạt động KH&CN của Viện................................................................... 60
3.2.2.2. Đối với nguồn tài chính huy động khác ...................................... 62
3.2.3. Thực trạng sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động Nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ tại Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 63
3.3. Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính hoạt động Nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ tại Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam......... 66
3.3.1. Thành quả đạt được: ...................................................................... 66
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu:.................................................. 70
3.4. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính hoạt động
NCKH và phát triển công nghệ nhằm nâng cao khả năng tự chủ tài chính
tại Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.................................................... 76
3.4.1. Chiến lược phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ tại Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam và sự cần thiết hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính. ................................................................. 76
3.4.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính hoạt động
NCKH và phát triển công nghệ tại Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 82
3.4.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính hoạt động NCKH và
phát triển công nghệ nhằm nâng cao khả năng tự chủ tài chính tại Viện
khoa học lâm nghiệp Việt Nam ............................................................... 85
3.4.4. Kiến nghị........................................................................................... 93
KẾT LUẬN................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

CBVC

Cán bộ viên chức

CP

Chính phủ

GIS

Geographical Information System (Hệ thống thông tin địa lí)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)



Hợp đồng


HCSN

Hành chính sự nghiệp

ISI

Viện thông tin khoa học

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KHSX

Khoa học sản xuất

KT

Kỹ thuật

KHLNVN

Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NSNN


Ngân sách nhà nước

NC KHLN

Nghiên cứu khoa học lâm nghiệp

NCTN

Nghiên cứu thực nghiệm

NC&UDKT

Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật

NCS

Nghiên cứu sinh

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PGS

Phó giáo sư

R&D

Nghiên cứu và triển khai


TS

Tiến sĩ

ThS

Thạc sĩ

TT

Trung tâm

TSCĐ

Tài sản cố định

XDCB

Xây dựng cơ bản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
1.1

1.2

Tên bảng

Số lượng bài báo từ một số nước Đông Nam Á công bố trên
các tạp chí khoa học quốc tế
Năng suất khoa học (bài báo) tính trên dân số, tổng sản lượng
quốc gia (GDP) và mức độ đầu tư vào KH&CN

Trang
7

8

1.3

Bài báo dùng nguồn nội lực phân chia theo ngành, 1995 2004

12

2.1

Cơ cấu cán bộ của Viện năm 2010

35

2.2

Diện tích đất hiện có đến năm 2010 của toàn Viện

37

2.3
2.4

3.1
3.2
3.3

Tổng hợp diện tích nhà làm việc, cơ sở sản xuất thực nghiệm
và dịch vụ toàn Viện năm 2010
Kết quả đào tạo sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2006 – 2010
Tổng hợp số lượng nhiệm vụ khoa học công nghệ và môi
trường được Nhà nước giao giai đoạn 2006-2010
Nhiệm vụ KHCN hợp tác với nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010
Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh
và dịch vụ 5 năm 2006-2010

38
47
52
54
55

Cơ cấu huy động các nguồn tài chính cho hoạt động
3.4

KH&CN giai đoạn 2006- 2010 của Viện Khoa học Lâm

59

nghiệp Việt Nam
3.5

3.6


Tài chính từ NSNN cấp trực tiếp cho hoạt động KH&CN của
Viện Khoa học Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010
Cơ cấu sử dụng tài chính cho hoạt động KH&CN giai đoạn
2006 – 2010

61

63


viii

Số kinh phí và số lượng nhiệm vụ, đề tài, dự án KHCN giai
3.7

đoạn 2006-2010 do Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam

64

thực hiện qua các năm
Số lượng, kinh phí các dự án đầu tư tăng cường năng lực
3.8

nghiên cứu giai đoạn 2006-2010 (tăng cường thiết bị, xây

66

dựng cơ sở hạ tầng) và sửa chữa, xây dựng nhỏ của Viện
3.9

3.10

3.11

Mức thu nhập của cán bộ viên chức qua các năm từ 2006 – 2010
Mức thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức qua các năm
từ 2006 - 2010
Tỷ lệ kinh phí tự trang trải cho hoạt động bộ máy của Viện
giai đoạn 2006 – 2010

68
68

71

Số lượng, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN và hoạt
3.12 động sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ KHCN của Viện
giai đoạn 2006 – 2010

73


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT
1.1
3.1


Tên hình
Số bài báo đã được công bố
Tổng các nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN giai đoạn

Trang
10
60

2006- 2010 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3.2

Kinh phí NSNN cấp cho hoạt động KH&CN của Viện Khoa

61

học Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010
Số lượng nhiệm vụ, đề tài, dự án KHCN giai đoạn 20063.3

2010 do Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện qua
các năm

65


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ đang được các tổ chức
khoa học và công nghệ trong nước chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực

cạnh tranh trong thời hội nhập. Để hoạt động trên thật sự mang lại hiệu quả,
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích các tổ chức khoa học đầu tư
cho Nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ.
Chính phủ đã có Nghị định 115/2005/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 115)
ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học
và công nghệ công lập và Thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTCBNV ngày 5 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành Nghị định này. Theo lộ trình
các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa
học và công nghệ chưa tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên thì chậm
nhất đến tháng 12/2009 phải chuyển đổi tổ chức thành Tổ chức khoa học và
công nghệ tự trang trải kinh phí hay Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
hoặc sáp nhập, giải thể.
Tư tưởng chỉ đạo và đổi mới của Nghị định 115 là Nhà nước giao
quyền tự chủ toàn diện về tổ chức, biên chế, xác định nhiệm vụ và tài chính
cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập với mức tự chủ cao nhất, với
cơ chế thông thoáng nhất. Đây là một Nghị định có rất nhiều điểm tiến bộ
mang tính đột phá. Các tổ chức khoa học và công nghệ được quyền tự chủ,
trong đó có một quyền quan trọng nhất là tự chủ về tài chính.
Theo Nghị định 115, các tổ chức KH&CN còn được quyền sản xuất
kinh doanh như một doanh nghiệp và được hưởng mọi ưu đãi của doanh
nghiệp. Đây là nội dung quan trọng làm cho kết quả nghiên cứu của các viện,
các trung tâm được chuyển giao vào sản xuất kinh doanh theo con đường ngắn


2

nhất, tạo điều kiện cho các nhà khoa học tăng thu nhập của mình cũng như bảo
vệ được quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu do mình làm ra.
Nghị định 115 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã trải qua gần 6 năm thực hiện.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 80/2007/ NĐ-CP ngày 19/5/2007 về

doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Nghị định 96/2010/NĐ-CP về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 quy
định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ
công lập. Mặc dù được đánh giá là khởi đầu trong việc thay đổi cơ chế tài
chính, nhưng thực tế, ngành KH&CN vẫn chưa phát huy được thế mạnh, tạo
bước tăng trưởng nhảy vọt do các vấn đề khoa học được giải quyết theo kiểu
hành chính hóa nên cho đến nay, Nghị định này vẫn chưa thực sự được triển
khai theo đúng tinh thần và lộ trình của nó. Để cho các tổ chức KH&CN có
thời gian chuẩn bị, thời hạn hoàn thành thực hiện Nghị định 115 trên toàn
quốc đã được lùi lại đến đầu năm 2014.
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam là đơn vị nghiên cứu khoa học
đầu ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được phê duyệt chuyển đổi là tổ chức
khoa học và công nghệ tự trang trang kinh phí theo Quyết định số
3281/QĐ/BNN-KHCN ngày 24/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, thời hạn chuyển đổi toàn Viện là từ 01/01/2010. Sau
thời gian chuyển đổi, Viện đã được tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế, tuy
nhiên về tài chính vẫn còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp. Xuất phát
từ lý luận và thực tiễn trên đây, tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm
nâng cao khả năng tự chủ tài chính tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu thực trạng cơ chế quản
lý tài chính tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam và đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao khả năng tự chủ tài chính tại đơn vị này.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ thực trạng cơ chế quản
lý tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị
phương hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao
khả năng tự chủ tài chính trong giai đoạn chuyển đổi theo Nghị định 115.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:
- Làm rõ về mặt lý luận cơ chế quản lý tài chính hoạt động nghiên cứu
khoa học lâm nghiệp.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong hoạt
động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính để
nâng cao khả năng tự chủ tài chính trong giai đoạn chuyển đổi theo Nghị định
115 tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ chế quản lý tài
chính hoạt động nghiên cứu khoa học lâm nghiệp tại Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: tình hình khai thác, sử dụng các nguồn tài
chính tại Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam từ năm 2006 – 2010.


4

4. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về thực trạng hoạt động Nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ, sản xuất và dịch vụ trong giai đoạn 2006 -2010 của Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam.
- Tìm hiểu về cơ chế quản lý tài chính hoạt động Nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 - 2010:

+ Về việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ hoạt động NCKH và
phát triển công nghệ;
+ Về việc sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động NCKH và
phát triển công nghệ.
- Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính hoạt động NCKH và phát
triển công nghệ tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
- Kiến nghị một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý
tài chính nhằm nâng cao khả năng tự chủ tài chính trong giai đoạn chuyển đổi
theo Nghị định 115.


5

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ TRONG CÁC ĐƠN VỊ HCSN
1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và quản lý
tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
1.1.1. Nghiên cứu khoa học và vấn đề đầu tư ở Việt Nam
Đối với các nước phát triển, NCKH là một trong những động lực (cũng
có thể nói là nền tảng) của sự phát triển kinh tế. Đối với các nước đang phát
triển NCKH cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình chuyển
bước thành một nền kinh tế phát triển cao và KH&CN tiên tiến. Singapore,
Đài Loan và Hàn Quốc phát triển như ngày nay là do thành tựu NCKH xuất
phát từ chiến lược đầu tư lâu dài cho NCKH từ những thập niên trước đó. Do
đó, đầu tư cho KH&CN cũng được đánh giá là một “công cụ” quan trọng của
một quốc gia trong môi trường cạnh tranh tri thức ở thời đại “toàn cầu hóa”
như hiện nay.
Không giống như hoạt động sản xuất kỹ nghệ với những sản phẩm vật

chất cụ thể mà công chúng có thể sử dụng được cho cuộc sống hàng ngày, sản
phẩm của NCKH, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản thường mang tính trìu tượng,
ít “gần gũi”, trực tiếp với người tiêu dùng. Trong nhiều trường hợp, thành tựu
của NCKH chỉ thấy được sau khi công trình nghiên cứu kết thúc vài chục
năm. Chẳng hạn, các nhà vật lý học nghiên cứu về khả năng truyền dẫn hình
ảnh qua fibre optics (sợi quang) trong thập niên 50 của thế kỷ trước, những
mãi đến 30 năm sau người ta mới tìm được ứng dụng của thành tựu này qua
việc phát triển các máy nội soi trong y khoa. Tương tự, khám phá về vai trò
của testosterone (một hormone nội tiết) trong thập niên 30 của thế kỷ trước,


6

phải chờ đến 40 năm sau mới tìm thấy ứng dụng trong lâm sàng và chăn nuôi.
Do đó, những thành tựu của NCKH thường không được công chúng ghi nhận
hay để ý đến. Nhưng các nhà đầu tư cho khoa học (như Nhà nước hay các
công ty kỹ nghệ) thì quan tâm đến thành quả khoa học, ít ra là thành quả trong
một giai đoạn ngắn, để có thể hoạch định chính sách và ngân sách.
Một thước đo về thành quả KH&CN của một quốc gia là số lượng bài
báo khoa học và số lần trích dẫn những bài báo đó được công bố trên các tạp
chí khoa học quốc tế có hệ thống bình duyệt. Số lượng bài báo khoa học phản
ánh mức độ đóng góp của hoạt động khoa học của một nước cho tri thức khoa
học toàn cầu. Một nhà khoa học có thể công bố nhiều bài báo, nhưng có thể
những bài báo đó chẳng ai để ý đến hay gây ảnh hưởng gì, cho nên số lần
trích dẫn những bài báo khoa học được xem là phản ánh chất lượng của các
công trình NCKH. Để công trình được công bố trên các tạp chí khoa học, bài
báo phải được ba chuyên gia cùng ngành bình duyệt và chấp nhận cho đăng.
Nếu công trình có ảnh hưởng, bài báo đó sẽ được trích dẫn nhiều lần sau khi
công bố. Hàng năm, tổ chức Thomson Scienentific Information (tổ chức gồm
khoảng 4.000 tạp chí được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận là nghiêm

chỉnh và đáng tin cậy) thu thập tất cả các bài báo trên thế giới, kể cả các chi
tiết như tên và địa chỉ của tác giả, quốc gia, đề tài, lĩnh vực nghiên cứu, năm
công bố, số lần trích dẫn… Dựa vào các số liệu này, chúng ta có thể đánh giá
một phần tình trạng hoạt động NCKH ở nước ta và so sánh với các nước trong
khu vực.
Trong thời gian 10 năm (1996-2005), có 3.456 bài báo khoa học trên
các tạp chí khoa học quốc tế xuất phát từ Việt Nam (Bảng 1.1). Khi so sánh
con số này với các nước trong khu vực cho thấy công suất khoa học ở nước ta
thuộc hàng thấp: Chỉ bằng khoảng 1/5 số bài báo từ Thái Lan (14.594), 1/3
Malaysia (9.742), 1/12 Singapore (39.020) và thấp hơn Indonexia (4.389) và


7

Philipin (3.901). Tuy nhiên, phân tích theo thời kỳ 1996-2000 và 2001-2005
cho thấy một bức tranh tương đối tích cực hơn. So với thời kỳ 1996-2000, số
bài báo trong thời kỳ 2001-2005 tăng khoảng 81% (từ 1.231 lên 2.225 bài),
tương đương với Singapore (80%), nhưng cao hơn Malaysia (62%),
Indonexia (38%) và Philipin (30%) nhưng thấp hơn Thái Lan (105%). Trong
số 3.456 bài báo khoa học của Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc
tế có gần 30% liên quan đến lĩnh vực y sinh học, 11% liên quan đến lĩnh vực
toán học, vật lý (11%), kỹ thuật (10%), nông nghiệp (10%), hóa học (10%),
khoa học vật liệu (7%). Phần còn lại là các bài báo liên quan đến ngành môi
trường học (5%), kinh tế học (3%) và các bộ môn liên ngành (4%).
Bảng 1.1: Số lượng bài báo từ một số nước Đông Nam Á công bố trên các
tạp chí khoa học quốc tế
Nước

Số bài báo 1996-2000


Số bài báo 2001-2006

Việt Nam

1.231

2.225

Thái Lan

4.790

9.804

Malaysia

3.723

6.019

Indonexia

1.847

2.542

Philipin

1.697


2.204

Singapore

13.627

25.393

(Nguồn: Báo Hoạt động khoa học - Bộ KH & CN số 585 Tháng 2.2008)

Đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam còn rất khiêm tốn so với các nước
trong vùng (Bảng 1.2). Trong năm 2006, nước ta đầu tư 428 triệu USD cho
KH&CN, chiếm khoảng 0,17% GDP. Theo số liệu của UNESCO, Singapore
là nước có đầu tư cho KH&CN cao nhất trong khu vực, với 2,2% GDP (tương
đương 3,01 tỷ USD), kế đến là Malaysia 0,5% GDP ( 1,54 tỷ USD), Thái Lan
0,3% GDP (1,79 tỷ USD). Tuy nhiên, tính theo GDP , đầu tư cho KH&CN ở
nước ta vẫn còn cao hơn Indonexia (0,05% GDP) và Philipin (0,12% GDP).


8

Các phân tích trên đây cho thấy sự có mặt hay đóng góp của khoa học
Việt Nam trên trường quốc tế và ngay cả trong khu vực vẫn còn khiêm tốn.
So với Thái Lan, Malaysia và Singapore, số lượng bài báo khoa học từ nước
ta không đáng kể. Tuy nhiên, một xu hướng tích cực hơn là mức độ tăng
trưởng về hoạt động khoa học tăng khá nhanh trong thời gian gần đây. Dựa
vào mối liên hệ giữa số bài báo, số lần trích dẫn và đầu tư cho KH&CN có thể
giải thích rằng sự đóng góp khiêm tốn của Việt Nam là do đầu tư của Nhà
nước cho hoạt động này còn quá thấp.
Bảng 1.2: Năng suất khoa học (bài báo) tính trên dân số, tổng sản lượng

quốc gia (GDP) và mức độ đầu tư vào KH&CN.

Nước

Dân số
trung bình
(1.000
người)

GDP (tỷ
USD)

Đầu tư vào
KH&CN
(triệu USD)

Số bài báo Số bài báo
trên
trên 1 triệu
100.000
USD đầu tư
dân
vào KH&CN

Việt Nam

87.375

251,8


428,1

4

8

Thái Lan

62.828

596,5

1.789,5

23

8

Malaysia

27.122

308,8

1.544,0

36

6


Indonexia

234.694

1.038,0

519,0

2

8

Philipin

88.706

508,0

609,6

4

6

Singapore

4.680

137,8


3.031,6

8.338

13

(Nguồn: Báo Hoạt động khoa học - Bộ KH & CN số 585 Tháng 2.2008)

Một điều rất đáng quan tâm là nền khoa học nước ta hiện nay còn lệ
thuộc rất lớn vào các đồng nghiệp nước ngoài. Theo phân tích của GS Phạm
Duy Hiển, trong số trên 3.000 bài báo từ Việt Nam, chỉ có 25% là do nội lực
tức là do hoàn toàn các nhà khoa học Việt Nam thực hiện, phần còn lại là
đứng tên hay hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài. Trong ngành y sinh
học, một ngành tương đối mạnh ở nước ta thì chỉ có 2% số công trình được
công bố trên các tạp chí quốc tế là do nội lực, 98% còn lại là do hợp tác hay


9

đứng tên chung cùng các nhà khoa học nước ngoài. NCKH ở tầm quốc tế đòi
hỏi các phương tiện khoa học tương đối tiên tiến, đắt tiền. Vì hoàn cảnh kinh
tế, nước ta còn thiếu những phương tiện như thế, và có lẽ đó cũng chính là lời
giải thích tại sao các nhà khoa học trong nước phải hợp tác với các đồng
nghiệp nước ngoài. Nhưng thiếu phương tiện hiện đại chỉ là vấn đề mang tính
“ngoại tại”, còn một nguyên nhân “nội tại” đáng quan tâm hơn là vấn đề nhân
lực. Nước ta vẫn còn thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu, thiếu
các nhà khoa học có kinh nghiệm làm nghiên cứu tầm cỡ quốc tế. Cho nên dù
có phương tiện hiện đại và kinh phí, chưa chắc Việt Nam đã có chuyên gia sử
dụng thiết bị và có khả năng thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu. Vấn đề
này dẫn đến một hệ quả khác là các NCKH từ Việt Nam thiếu “cái mới” và

thiếu phương pháp khoa học. Đây chính là lý do tại sao các nghiên cứu y học
từ Việt Nam ít có khả năng xuất hiện trên các tạp chí y học quốc tế.
Hiện nay, hàng năm ước tính có đến 800.000 bài báo thuộc 21 ngành
KH&CN được công bố trên gần 6.000 tạp chí quốc tế mà ISI đó tập hợp trong
cơ sở dữ liệu của mình cùng với số lần trích dẫn cho từng bài. Đứng đầu là
Mỹ, khoảng 300.000 (vì con số quá lớn nên không thể thống kê thật chính
xác), sau đó đến Nhật (75.000), và các nước tiên tiến có nền khoa học lâu đời
như Đức (66.000), Anh (59.000), Pháp (47.000) hoặc đông dân như Trung
Quốc (57.000).
Mười năm qua (1995-2004), số bài báo khoa học có địa chỉ Việt Nam
xuất hiện trên các tạp chí quốc tế tăng từ 204 bài năm 1995 lên 456 bài năm
2004, cả thảy có 3.236 bài. Nhưng trong số này, hơn 2.400 bài (quá 3/4) là
của các tác giả Việt Nam đứng chung tên với người nước ngoài, chỉ có gần
800 bài là "thuần Việt", được thực hiện chủ yếu bằng nguồn nội lực. Số lượng
quá ít ỏi này lại cứ dẫm chân tại chỗ quanh con số 80 bài mỗi năm suốt thời
gian qua (hình 1).


10

Hình 1.1. Số bài báo đã được công bố

(Nguồn: />Hai ngành toán và vật lý lý thuyết chiếm 54% các bài báo dùng nguồn
nội lực, đó là chưa kể những công trình về toán có mặt trong chuyên ngành
máy tính và cơ học. Số đông tác giả làm việc tại Viện Toán (300 bài) và
Trung tâm Vật lý lý thuyết (131 bài), thuộc Viện KH&CN Việt nam. Có 124
bài về Toán và 31 bài về vật lý lý thuyết lấy địa chỉ từ các trường đại học, đặc
biệt từ những trường ít tên tuổi ở Quy Nhơn, Thái Nguyên v.v... Những con
số này tuy rất ấn tượng, song vẫn chưa tương xứng với lực lượng đội ngũ thầy
giáo rất đông đảo ở nước ta.

Số lần trích dẫn trung bình của những bài báo dùng nguồn nội lực trong
mười năm qua là 1,7 trong khi những bài báo do hợp tác với nước ngoài lên
đến 7,5. Có một nửa số bài báo dùng nguồn nội lực không được ai trích dẫn.


11

Chưa đầy một nửa còn lại thuộc về các ngành thực nghiệm, ứng dụng
và công nghệ đòi hỏi thiết bị, cơ sở vật chất và nhiều người tham gia.
Khác với công trình lý thuyết, một công trình khoa học thực nghiệm
tiến hành ở Việt Nam thường gặp rất nhiều khó khăn khách quan, nên việc
chen chân được trên các tạp chí quốc tế phải xem như một thành công lớn. Vì
thế, rất dễ hiểu tại sao ta có nhiều bài báo lý thuyết hơn thực nghiệm. Song,
bức tranh của ta khác hẳn với các nước xung quanh, nơi mà toán học và vật lý
lý thuyết luôn đứng cuối bảng, phía đầu bảng thường là các khoa học thực
nghiệm, ứng dụng và công nghệ có tác động trực tiếp đến đời sống và những
ngành kinh tế chủ lực của họ.
Trong khi số lượng những bài báo do hợp tác với nước ngoài tăng theo
quy luật hàm mũ, tăng gấp đôi sau 5,5 năm, thì công trình do nội lực hầu như
dẫm chân tại chỗ quanh con số 80 hàng năm. Đặc biệt, chưa thấy rõ dấu ấn
của bước đột phá tăng đầu tư cho KH&CN lên 2% ngân sách nhà nước bắt
đầu từ năm 2000 (các nhà khoa học cũng nên tự đặt câu hỏi cho trách nhiệm
của mình trong vấn đề này).
Những con số trên đây tự nó nói lên bức tranh hoạt động nghiên cứu và
triển khai (R&D) ở nước ta. Những nhà quản lý chắc chắn sẽ rút ra nhiều kết
luận đúng đắn bổ sung vào luận cứ của các chính sách sắp thực thi về đổi mới
cơ chế quản lý KH&CN.


12


Bảng 1.3 Bài báo dùng nguồn nội lực phân chia theo ngành, 1995-2004
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Ngành
Toán học
Vật lý
Lý thuyết
Thực nghiệm
Công nghệ
Khoa học máy tính
Khoa học vật liệu
Y học

Hoá học
Nông nghiệp và nông học
Khoa học polyme
Cơ học
Khoa học xã hội nhân văn
Khoa học môi trường
Sinh học
Các khoa học trái đất
Dược học và dược phẩm
Khoa học quản lý
Các khoa học khác
Tổng cộng

Số bài báo

Từ Viện

Từ trường
đại học

300

144

124

Số lần trích
dẫn trung
bình trong
10 năm

1,4

131
40
42
38
36
36
32
23
19
17
14
13
10
9
1
1
36
798

100
16
25
19
9
28
28
15
14

15
12
13
9
8
0
1

31
24
9
11
27
8
4
8
5
1
2
0
1
1
1
0

2,4
1,6
0,8
1,3
1,8

2,3
1.2
1.7
1,1
2,6
0,2
4,1
1,3
0,5
4
0

456

257

(Nguồn: />
Một trong những lý do của tình trạng khoa học Việt Nam còn quá
khiêm tốn trên trường quốc tế và trong khu vực là các trường đại học và trung
tâm NCKH nước ta chưa có những quy định về chuẩn mực NCKH phù hợp
với các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống đề bạt giáo sư ở nước ta vẫn dựa vào
các tiêu chuẩn nội địa mà không quan tâm đúng mức đến mức độ đóng góp
cho khoa học với công trình đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Đại đa số
các tiến sỹ được đào tạo từ trong nước cũng không hoặc chưa bao giờ có các
bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Ngoài ra, chúng ta có quá
nhiều nhà khoa học với chức danh giáo sư và tiến sỹ nhưng không làm nghiên


13


cứu mà chỉ đảm nhận các chức vụ hành chính. Hệ quả là, tuy trên giấy tờ Việt
Nam có đến 30.000 nhà khoa học, nhưng năng suất khoa học thì quá thấp để
có thể so sánh với các nước trong khu vực, chứ chưa nói đến so sánh với các
nước tiên tiến trên thế giới. Do đó, để nâng cao vị thế khoa học Việt Nam trên
trường quốc tế, Nhà nước cần phải nâng cao hiệu suất đầu tư cho KH&CN,
cải cách hệ thống hoạt động NCKH và bắt đầu bằng việc phát triển các chuẩn
mực cho các nhà khoa học, kể cả tiêu chuẩn giáo sư, sao cho phù hợp với các
chuẩn mực quốc tế và không quá xa rời thực tế ở nước ta.
1.1.2. Thực trạng cơ chế quản lý khoa học và công nghệ
Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ
qua, chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao
đẳng trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn
tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong
đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN
thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động
KH&CN của đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu
tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số
ngành và lĩnh vực.
Thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức
KH&CN với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành
phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà nước; 197 trường đại học
và cao đẳng, trong đó có 30 trường ngoài công lập. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của
các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin
KH&CN, thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số
loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản
xuất - kinh doanh.


14


Mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với sự nỗ lực rất lớn
của Nhà nước, từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH&CN đã đạt
2%, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư
phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước.
Khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần đào tạo và
nâng cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường,
giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, trong những năm qua, cơ chế quản
lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới và đạt được một số kết quả
bước đầu.
Hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN được tổ chức từ trung ương
đến địa phương đã đẩy mạnh phát triển KH&CN, góp phần thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.
Thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các chương trình, đề tài, dự án
KH&CN đã bám sát hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế tuyển
chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN đã bước đầu được thực hiện
theo nguyên tắc dân chủ, công khai.
Hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát
triển đến sản xuất và dịch vụ KH&CN. Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân
trong hoạt động KH&CN bước đầu được tăng cường. Quyền tự chủ về hợp
tác quốc tế của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN được mở rộng.
Vốn huy động cho KH&CN từ các nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất kinh doanh, tín dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng
kể nhờ chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KH&CN. Đã cải tiến
một bước việc cấp phát kinh phí đến nhà khoa học theo hướng giảm bớt các
khâu trung gian .


15

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

được đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội. Các chương trình, đề tài Nhà nước được bố trí tập
trung hơn, khắc phục một bước tình trạng phân tán, dàn trải, cân đối hơn giữa
khoa học tự nhiên và công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn. Cơ chế tuyển
chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo nguyên
tắc cạnh tranh, dân chủ, bình đẳng và công khai bước đầu được áp dụng, góp
phần nâng cao chất lượng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đã từng bước được
đổi mới theo hướng xã hội hóa và gắn kết với sản xuất kinh doanh. Các tổ
chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền thành lập các tổ chức
khoa học và công nghệ. Phạm vi hoạt động của các tổ chức này được mở rộng
từ nghiên cứu, đào tạo, đến sản xuất và dịch vụ khoa học và công nghệ. Đã
xuất hiện nhiều tổ chức khoa học và công nghệ ngoài nhà nước, nhiều cơ sở
sản xuất trong các viện nghiên cứu, trường đại học, góp phần đưa nhanh kết
quả nghiên cứu vào sản xuất.
Cơ chế, chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ đã được đổi
mới theo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trong tổng chi
ngân sách nhà nước và đa dạng hóa nguồn đầu tư phát triển khoa học và công
nghệ. Việc cấp kinh phí đến nhà khoa học đã được cải tiến một bước trên cơ
sở tuyển chọn theo nguyên tắc cạnh tranh và giảm bớt các khâu trung gian
không cần thiết. Quyền tự chủ về tài chính bước đầu được triển khai áp dụng
đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Cơ chế quản lý nhân lực được đổi mới theo hướng mở rộng hơn quyền
chủ động cho cán bộ khoa học và công nghệ trong việc ký kết hợp đồng
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trong hoạt động kiêm nhiệm và


×