Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.07 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH TẠI VĂN
PHÒNG TỔNG CÔNG TY VIỆT NAM.
Trong những năm qua chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty
tuy có sự biến động nhưng từng bước được hạ thấp và thành tựu đó là kết quả
Văn phòng đã áp dụng những biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn phát
triển. Để giảm được chi phí kinh doanh thì cần thực hiện nhiều giải pháp đồng
bộ khác nhau, có sự cố gắng nỗ lực chủ quan của Tổng công ty cũng như sự đổi
mới chỉ đạo quản lý của cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý Nhà
nước.
Dưới đây em xin đưa ra một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh
nhằm nâng cao lợi nhuận.
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2002 - 2005 CỦA VĂN
PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM.
1.1. Phương hướng phát triển của Văn phòng Tổng công ty Thép.
Văn phòng công ty đã xây dựng kế hoạch nhập khẩu và phát triển sản
xuất dài hạn nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu sản phẩm thép của nền kinh tế
quốc dân. Phương hướng phát triển là đầu tư theo chiều sâu, sắp xếp và cải
tạo cơ sở sản xuất hiện có, đầu tư mới vào các nhà máy sản xuất, các mặt hàng
trong nước chưa sản xuất được mà thị trường có nhu cầu như thép tấm, thép
lá cán nguội, tôn mạ thiếc, phôi thép. Giải quyết đồng bộ việc cung cấp phôi
thép và quặng sắt cũng như các công trình hạ tầng cơ sở. Sử dụng công nghệ
hiện đại, tự động hoá ở mức độ cao với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến để
giảm chi phí bằng việc tiết kiệm chi phí nguyên nhiên liệu và đảm bảo các tiêu
chuẩn về môi trường.
Với phương hướng phát triển như trên cơ quan đề ra mục tiêu tăng
trưởng tổng quát như sau:
* Tốc độ tăng trưởng: Thời kỳ 2003 – 2006 tăng bình quân 14,5%/ năm
Thời kỳ 2006 – 2010 tăng trưởng 10%/ năm.
- Nhập khẩu tăng 12,28%/ năm.
- Mục tiêu sản lượng thép cán: Sản xuất Năm 2003 khoảng 782 ngàn
tấn, dự kiến sản lượng thép của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2003 là 910


ngàn tấn.
- Nhập và sản xuất phôi thép: Sẽ đầu tư xây dựng mới khoảng 1-2 cơ sở
sản xuất phôi thép, tăng năng lực sản xuất phôi từ 390 nghìn tấn Năm 2003
lên 1-1,4 triệu tấn năm 2005.
Nhập khẩu phôi thép: Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến
tăng lượng nhập khẩu phôi thép từ 910 ngàn tấn Năm 2003 lên 1,1 triệu tấn
năm 2003.
Để thực hiện các mục tiêu trên: Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến
triển khai trong kế hoạch phát triển tổng thể đã đề ra lộ trình đầu tư phát
triển và đổi mới công nghệ giai đoạn 2003- 2005 như sau:
Đầu tư chiều sâu, xắp xếp và cải tạo các cơ sở sản xuất thép hiện có ở
Công ty Gang thép Thái Nguyên và Công ty Thép Miền Nam.
- Nhà máy cán thép của Công ty Gang Thép Thái Nguyên: Công suất
300.000 tấn/năm thép cây và cuộn cho xây dựng. Năm 2003 đi vào hoạt động.
- Nhà máy cán nguội Phú Mỹ: Công suất 210.000 tấn/năm thép băng cán
nguội. Năm 2004 sẽ đi vào hoạt động.
- Nhà máy thép Phú Mỹ: Công suất 500.000 tấn/năm phôi thép và
400.000 tấn/năm thép cây và cuộn cho xây dựng. Năm 2005 sẽ đi vào hoạt
động.
- Nhà máy cán thép Liên Chiểu (Đà Nẵng): Công suất 250.000 tấn/năm
thép cây và cuộn cho xây dựng. Năm 2004 sẽ đi vào hoạt động.
Nghiên cứu và lập báo cáo khả thi dự án nhà máy sản xuất phôi công
suất 500.000 tấn/năm; nhà máy cán thép tấm nóng công suất 1 triệu tấn/năm;
thép tấm và băng cán nóng, dự án khai thác các mỏ quặng sắt Thạch Khê và
Quý Xa; nhà máy thép liên hợp công suất 4,5 triệu tấn/năm; nhà máy thép đặc
biệt phục vụ cơ khí và quốc phòng.
Cùng với các đối tác nước ngoài xây dựng một số liên doanh như cảng
Thị Vải, nhà máy sản xuất quặng hoàn nguyên dùng khí thiên nhiên.
Giải pháp tạo vốn của Văn phòng Tổng công ty là phát huy vốn tích luỹ
từ kinh doanh, vay vốn tự đầu tư là chính, coi trọng các dự án liên doanh với

nước ngoài khi Việt Nam chưa có điều kiện đầu tư. Vì vậy kinh doanh để có
được lợi nhuận cao tạo điều kiện tích luỹ là một yêu cầu cấp bách của việc
phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, Văn phòng Tổng công ty còn đưa ra mục tiêu kinh doanh
thương mại năm 2003 là:
Kinh doanh phải có lãi nhằm bù đắp lỗ luỹ kế và có tích luỹ, giảm công
nợ khó đòi và bảo toàn vốn. Đồng thời phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể sau:
+ Đảm bảo nguồn phôi ổn định cho các đơn vị SX trực thuộc.
+ Duy trì và phát triển thị phần một số mặt hàng thép thương phẩm
nhập khẩu chủ yếu như thép tấm, lá và thép sản xuất trong nước.
+ Tăng lượng phôi thép cung cấp cho các liên doanh của Tổng công ty.
+ Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu và chuẩn bị các điều kiện
cần thiết cho hội nhập AFTA.
1.2. Thuận lợi và khó khăn khi bước vào kế hoạch giai đoạn 2002-
2005 của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển như đã đề
ra, Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam cũng gặp không ít thuận lợi cũng
như khó khăn. Cụ thể đối với năm 2003, khi bước vào thực hiện kế hoạch, Tổng
công ty có những thuận lợi và khó khăn sau:
Năm 2003 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX,
chiến lược kinh tế- xã hội 10 năm(2001-2010) và kế hoạch 5 năm(2001-2005).
Tình hình kinh tế, xã hội năm 2003 tiếp tục ổn định và có bước phát triển. Các
cơ chế chính sách và giải pháp của Nhà nước và Chính phủ đang phát huy tác
dụng góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước và các hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu; Đổi mới cơ cấu kinh tế, củng cố và phát huy vai trò của doanh
nghiệp Nhà nước tiếp tục bổ sung và hoàn thiện.
Văn phòng Tổng công ty đã phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ kế
hoạch đã đề ra. Các chỉ tiêu về lượng và giá trị đều vượt kế hoạch trên 10% và
tăng trưởng. Kết quả hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận cao vào năm
2003 sẽ là tiền đề cho các năm tiếp theo.

Bên cạnh những thuận lợi, năm 2003 hoạt động kinh doanh của Văn
phòng Tổng công ty còn có nhiều khó khăn trong kinh doanh. Theo dự báo, nhu
cầu tiêu thụ thép nhập khẩu trên thế giới năm 2003 tiếp tục tăng, đặc biệt là
yếu tố thị trường Trung Quốc, do đó giá thép thế giới vẫn giữ ở mức cao và có
thể tiếp tục tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường thép Việt Nam;
nguồn hàng nhập khẩu khó khăn, giá nhập khẩu cao. Bên cạnh đó giá phôi
nhập khẩu cao và Bộ Tài chính có quyết định tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ
7% lên 10% từ 01/01/2003 để hỗ trợ sản xuất trong nước điều đó làm cho giá
thành thép trong nước sẽ dội lên rất cao.
Đối với thép SXTN: Từ tháng 12/2002 sang năm 2003 sẽ có thêm một số
nhà máy cán thép mới đi vào hoạt động, thị trường trong nước sẽ bị chia sẻ
dẫn đến mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, cả trong tiêu thụ sản phẩm và
nguồn cung cấp phôi thép. Thị trường thép tiếp tục tình trạng cung lớn hơn
cầu( lớn hơn khoảng 25%). Vấn đề quản lý chất lượng thép và quản lý nhãn
hiệu hàng hóa chưa được kiểm soát chặt chẽ do đó dẫn đến các doanh nghiệp
tư nhân tiếp tục việc làm thép giả, ăn cắp thương hiệu Thép của các DNNN gây
tổn thất đến các công trình xây dựng cũng như uy tín của các DN sản xuất thép
Nhà nước.
Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu phôi thép( chiếm 70% là phôi thép
nhập khẩu) khiến giá thành sản phẩm trong nước rất bị động đồng thời đây
cũng là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của ngành Thép nước ta. Chỉ
hơn 04 tháng nữa ngành Thép chính thức bước vào lộ trình cắt giảm thuế theo
CEPT/ AFTA, 10% phụ thu thép nhập khẩu bị cắt, 40% thuế nhập khẩu phải
giảm một nửa. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và thương mại ngành
thép phải giảm giá thành hàng hoá đề nâng cao sức cạnh tranh.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH Ở VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG
TY THÉP VIỆT NAM.
2.1. Các giải pháp cụ thể nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Văn
phòng Tổng công ty Thép Việt Nam.
Dựa trên cơ sở khảo sát thực tế và phân tích tình hình thực trạng kinh

doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, đặc biệt là dựa trên những
tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý chi phí rút ra được trong quá trình
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí. Em xin đưa ra một số giải pháp
cụ thể có tính chất khả thi và phù hợp với thực trạng kinh doanh của Văn
phòng Tổng công ty trong thời điểm hiện nay như sau:
2.1.1.Nghiên cứu thị trường.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực lưu thông thì
điều đầu tiên cần quan tâm xem xét đó là thị trường. Vì vậy, công tác điều tra,
nghiên cứu và dự báo thị trường là một mảng quan trọng trong hoạt động
kinh doanh. Văn phòng Tổng công ty cần phải tăng cường hơn nữa công tác
nghiên cứu, dự báo thị trường từ Tổng công ty tới các đơn vị cần bố trí cán bộ
chuyên trách thường xuyên theo dõi một cách có hệ thống các thông tin về thị
trường thép thế giới cũng như trong nước, dự đoán thật sát nhu cầu, thường
xuyên quan hệ ổn định với các đơn vị thành viên để có thể nêu ra dự báo thị
trường, giúp lãnh đạo trong việc ra quyết định về kinh doanh, đồng thời hình
thành cơ sở dữ liệu toàn ngành về thị trường thép của Tổng công ty. Trong đó,
đặc biệt chú ý tới các thông tin về thị trường thép các nước ASEAN, Trung
Quốc, Nga và Ucraina. Thể chế hoá việc trao đổi thông tin về thị trường giữa
Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị đưa hệ thống báo cáo qua mạng vào nề
nếp, sử dụng có hiệu quả trang Web của Tổng công ty.
Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở xác định đầu ra
tương đối vững chắc đảm bảo nhập khẩu thép về Tổng công ty nhằm giảm
được lượng hàng hoá tồn kho và tăng mức lưu chuyển hàng hoá.
Nghiên cứu thị trường cho phép nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu thị hiếu
người tiêu dùng, xác định được các xu hướng, tiên đoán các biến đổi để cho kế
hoạch của đơn vị có sức mạnh cạnh tranh. Bộ phận nghiên cứu thị trường
phải đi sâu vào nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng kịp thời với phương
châm “ Kinh doanh cái mà thị trường cần chứ không phải kinh doanh cái mà ta
có”.
2.1.2. Các biện pháp quản lý lao động.

Nhân tố lao động luôn là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong mọi
chiến lược phát triển kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty. Văn phòng cần
có đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực chuyên môn, trình độ quản lý kinh
doanh năng động, am hiểu thị trường trong nước và ngoài nước, có kinh
nghiệm thực tiến trong kinh doanh, nhạy bén với những thay đổi của thị
trường. Văn phòng cần có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ
cho cán bộ nhân viên.
- Xây dựng các biện pháp thưởng, phạt nghiêm minh với kết quả lao
động mà mỗi người đạt được.
- Xây dựng cơ chế lương và điều kiện làm việc với nhiều ưu đãi để thu
hút nguồn chất xám làm việc cho Tổng công ty.
- Tiếp tục đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên, đưa cán bộ công
nhân viên đi học các lớp nghiệp vụ nâng cao trình độ quản lý, trình độ ngoại
ngữ, tin học( Thương mại điện tử), các kiến thức đại cương về chuyên ngành
luyện kim…để đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường, đáp ứng được yêu
cầu kinh doanh mới.
- Hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý, gọn nhẹ và năng động.
- Bổ nhiệm, tuyển dụng đội ngũ cán bộ và chuyên viên, kỹ sư giỏi tập
trung phục vụ cho quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010 đã được

×