Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ 25 36 tháng tuổi nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.17 KB, 20 trang )

A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I - LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là chìa khoá để tư duy, ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, ngôn ngữ còn là điều kiện không thể thiếu được của xã
hội loài người. Mác – Lê Nin đã nói: “ ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan
trọng nhất của con người”. Thật đúng như vậy ngôn ngữ là phương tiện phản
ánh hiện thực khách quan, không có ngôn ngữ thì không phản ánh được đặc
trưng tâm lý xã hội của con người. Mặt khác ngôn ngữ còn ảnh hưởng đến
việc hình thành tất cả các yếu tố tâm lý của con người.
Giáo dục mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách trẻ em. Trong đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một
nhiệm vụ không thể thiếu đối với các trường mầm non.
Ngôn ngữ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày đối với trẻ. Nếu
thiếu ngôn ngữ trẻ sẽ không giao tiếp được với những người xung quanh và
ngôn ngữ còn giúp trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động nhận thức, giúp trẻ
củng cố các biểu tượng làm phát triển nhận thức đặt nền móng cho sự phát
triển của trẻ sau này.
Cha ông ta từng nói: "trẻ lên ba cả nhà học nói" câu nói đó hoàn toàn
đúng bởi nó chứng minh cho sự phát triển ngôn ngữ nhất là ngôn ngữ nói ở trẻ
tuổi vườn trẻ. Đặc biệt là trẻ 25-36 tháng tuổi, trẻ ở giai đoạn này vùng ngôn
ngữ được hình thành tương đối ổn định, vốn từ của trẻ phát triển rất nhanh, trẻ
có khoảng 500-700 từ. Trẻ biết tập trung chú ý nghe và hiểu được lời người
khác nói và đặc biệt hơn trẻ đã biết trả lời câu hỏi của người lớn và nói được
các câu đơn giản. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng từ, câu của trẻ chưa được
chính xác, trẻ chưa biết dùng từ đúng với nội dung cần diễn đạt, sử dụng câu
thiếu thành phần ngữ pháp, còn sai nhiều về lỗi phát âm như nói ngọng, nói
lắp.
Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, trẻ luôn có nhu
cầu muốn tìm hiểu, tiếp thu và khám phá thế giới xung quanh là nhờ sự giúp
1



đỡ của người lớn. Hơn thế nữa sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở tuổi ấu nhi
qua ảnh hưởng của hoạt động đồ vật. Trong độ tuổi này hoạt động với đồ vật
là hoạt động chủ đạo, việc nắm vững hoạt động với đồ vật và việc giao tiếp
với người lớn tạo ra sự biến đổi đáng kể trong quá trình giao tiếp giữa trẻ với
những người xung quanh. Khi trẻ tiếp xúc với đồ vật, sự vật, hiện tượng kết
hợp với lời nói của người lớn trẻ nắm được khái niệm bản chất của sự vật,
hiện tượng đó trong thế giới xung quanh từ đó trẻ thoả mãn về mặt tinh thần.
Có thể khẳng định ngôn ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vấn đề đặt ra là
người lớn phải giúp trẻ nói đúng ngữ pháp. Vì vậy việc dạy trẻ 25-36 tháng
tuổi nói đúng cấu trúc câu tiếng việt, lời nói có nội dung thông báo rõ ràng, dễ
hiểu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là một việc làm vô cùng quan trọng giúp
trẻ phát âm đúng tiếng mẹ đẻ, nói rõ ràng mạch lạc, từ đó làm giàu vốn từ cho
trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn ở lứa tuổi tiếp theo. Hiểu được ngôn
ngữ có ý nghĩa, vị trí quan trọng như vậy, là một giáo viên mầm non trực tiếp
chăm sóc, giáo dục trẻ 25-36 tháng tuổi bản thân đã vận dụng: “Một số biện
pháp giúp trẻ 25-36 tháng tuổi nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc” góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non.
II. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ DẠY TRẺ NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP, NÓI
MẠCH Ở NHÓM TRẺ 25 - 36 THÁNG TUỔI CỦA TRƯỜNG MẦM NON
THỊ TRẤN VẠN HÀ, THIỆU HÓA, THANH HÓA.

1. Thuận lợi:
Số trẻ trong lớp cùng độ tuổi đa số các cháu không nói ngọng, nói lắp.
Môi trường tiếp xúc của trẻ rộng đa dạng, sinh động, số trẻ nói đúng cấu trúc
ngữ pháp nhiều, trẻ khoẻ mạnh, phát triển thể lực và trí tuệ tốt nên việc dạy trẻ
nói đúng ngữ pháp cũng gặp nhiều thuận lợi.
Phần lớn các bậc phụ huynh đều hiểu rõ về tầm quan trọng của việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết nên việc kết hợp giữa cô và phụ
huynh về việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp rất hiệu quả và thiết thực.


2


Hơn thế nữa bản thân là người yêu nghề mến trẻ, ở lớp có phòng học
riêng, thoáng mát, sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, bàn ghế và mọi đồ dùng phục
vụ sinh hoạt của trẻ đầy đủ. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà
trường và chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên còn có những khó khăn đó là: Thị trấn
Vạn Hà là một thị trấn có tới 90% dân số là nông dân, điều kiện kinh tế khó
khăn, bố mẹ trẻ lo làm ăn kinh tế mà không quan tâm đến việc chăm sóc giáo
dục trẻ. Phần lớn trẻ nhóm tôi phụ trách là con nông thôn các thành viên trong
gia đình đều nói tiếng địa phương do đó đã ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Một
số trẻ khác do bố mẹ nuông chiều con hoặc không quan tâm và cho rằng các
con ăn no mặc ấm, đầy đủ về vật chất là được, để mặc trẻ muốn làm gì thì
làm, nên trẻ nói gì họ cũng cho là được.
Có những phụ huynh cho rằng trẻ nói ngọng là hay hay, ngộ nghĩnh,
đáng yêu nên không sửa sai cho trẻ và không tập cho trẻ nói theo người lớn,
theo mẫu câu đúng nên trẻ nói ngọng lại càng nói ngọng thêm, nói lắp lại nói
lắp thêm. Từ đấy trẻ nói nhiều trở thành thói quen và rất khó sửa sai cho trẻ.
Một số phụ huynh chưa hiểu biết về cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ, chưa hiểu
về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ.
3. Khảo sát chất lượng ban đầu.
Ngay từ đầu năm học tôi được phân công nuôi dạy cháu nhóm 25-36
tháng tuổi, tổng số có 30 cháu trong đó 18 cháu nam và 12 cháu nữ, phần đa
là các cháu lần đầu tiên đi học nên còn khóc và chưa có nề nếp trong sinh
hoạt, trẻ còn nhút nhát, có những trẻ khi đến lớp chỉ ngồi khóc đòi về nhà,
không thích chơi với bạn, ngại giao tiếp, thích ngồi chơi một mình...

Chính vì vậy ngay từ khi mới nhận lớp tôi đã gặp không ít khó khăn
trong việc tổ chức các hoạt động chung, các hoạt động mang tính tập thể và
nhất là trong việc phát triển lời nói cho trẻ. Tuy là một nhóm trẻ nhưng khả
3


năng phát âm của trẻ không đồng đều, có cháu đang còn nói ngọng, nói chưa
rõ ràng hoặc chưa diễn đạt được ý tưởng của mình. Do vậy mà mỗi khi tổ
chức hoạt động nhận biết tập nói, thơ, truyện... tôi gặp nhiều trở ngại khi sắp
xếp chỗ ngồi cho các cháu
Qua thời gian ngắn tiếp xúc với các cháu trong lớp tôi năm được tình
hình thực tế nên đã tiến hành khảo sát trẻ. Cụ thể:
Số trẻ nói đủ

Số trẻ chậm

Số trẻ nói

nói, ít nói

không đúng

Tổng số

Số trẻ nói

câu nhưng

trẻ


đủ từ, đủ

nói lắp, nói

30 cháu

câu
ngọng
Số trẻ % Số trẻ
%
5
16.7
11
36.7

ngữ pháp
Số trẻ
8

%
26.6

Số trẻ
6

%
20

Qua khảo sát tôi thấy số lượng trẻ nói đủ từ còn thấp số trẻ nói ngọng,
nói lắp, ít nói, nói không đúng ngữ pháp, chưa mạch lạc còn nhiều.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1- Xây dựng kế hoạch thực hiện dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc.
2- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 25-36 tháng tuổi để tìm ra những
biện pháp phù hợp.
3- Tổ chức tốt các hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
4- Phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 25 – 36 THÁNG TUỔI NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP,
NÓI MẠCH LẠC.

Xuất phát từ những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ấu nhi. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chúng ta cần phải
dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm

4


lĩnh hội, khám phá thế giới xung quanh. Để làm tốt được việc này chúng ta
thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Ngay từ đầu năm học, qua khảo sát tình hình thực tế tại nhóm trẻ được
phụ trách, tôi đã xây dựng kế hoạch phát triển lời nói cho trẻ trong năm học
như sau:
Tháng 9 – 10/ 2010: Phát triển khả năng nghe hiểu cho trẻ, tôi chú ý chọn
những bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác cho trẻ .
VD: Cho trẻ nghe những bài hát, những câu chuyện, tôi luyện khả năng chú
ý thính giác cho trẻ bằng các bài tập, trò chơi
VD : Trò chơi tai ai thính, ai đoán giỏi.

Tôi cố gắng phát âm đúng, không phát âm sai vì trẻ bắt chước. Sửa sai
các lỗi phát âm cho trẻ khi phát âm ở mọi lúc mọi nơi trong hoạt động hàng
ngày.
Tháng 11- 12: Phát triển làm phong phú vốn từ cho trẻ
Giáo viên cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích các từ khó cho trẻ hiểu và
nhớ. Có những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ.
Ví dụ : Trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật.
Trò chơi ai đoán nhanh.
Trò chơi ai đoán giỏi.
Tháng 1-2/2011: Vẫn thực hiện xuyên xuốt hai nhiệm vụ trên đi sâu vào vấn
đề luyện trí nhớ cho trẻ qua các bài thơ đặc biệt là những câu truyện kể đầy lôi
cuốn và hấp dẫn.
Tháng 3-4-5: Tôi xây dựng trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc
VD: Trẻ nói theo mẫu câu của một trò chơi “có một bác gấu dạo chơi trong
rừng” hoặc nói “trời nắng trời nắng thỏ đi tắm nắng” trẻ nói “vươn vai vươn
vai thỏ rung đôi tai”.
Một khi đã có vốn từ phong phú thì trẻ tự tin trong mọi hoạt động.
Biện pháp 2: Tìm hiểu kỹ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 25-36 tháng tuổi.
5


- Đặc điểm phát âm:
Trẻ 25-36 tháng tuổi có khả năng phát âm được các âm khác nhau chủ
yếu là danh từ người (gọi tên sự vật hiện tượng).
VD: Bố ơi, mẹ ơi, chuối...phát âm chính xác các từ ngữ tuy nhiên vẫn
còn ngọng sinh lý do cơ quan phát âm của trẻ chưa hoàn thiện.
Vốn từ nói của trẻ ở giai đoạn này tăng rất nhanh, ở giai đoạn này vốn từ
của trẻ lên tới 150 từ.
- Cấu trúc ngữ pháp: Đến cuối năm thứ 2 trẻ đã phát âm được một câu
ngắn, đơn giản đầy đủ các thành phần chủ ngữ, vị ngữ gồm 4 – 5 từ.

VD: Cô ơi, con ăn cháo. Cô ơi, con uống nước
Xuất phát từ những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhận thức được điều đó
nên chúng ta phải nói đúng ngữ pháp để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và giúp
trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm lĩnh hội khám phá thế giới xung
quanh.
Biện pháp 3: Bảo vệ bộ máy phát âm cho trẻ 25-36 tháng tuổi.
Là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ chúng ta cần phải luôn tìm cách
bảo vệ bộ máy phát âm cho trẻ. Luôn giữ ấm cho trẻ về mùa đông, mát mẻ về
mùa hè, không mặc quần áo, khăn quàng, mũ, vòng... quá chật làm cho trẻ khó
vận động và khó phát âm. Khi trẻ ngồi học ngủ, ăn...không cho trẻ đối diện
với làn gió của quạt, không bật quạt quá to hoặc ngồi học, ngủ dưới làn gió
lùa, nhất là vào mùa đông gió bấc, không gây tiếng vang quá to làm nhức tai
trẻ hay nói nhỏ quá làm trẻ không nghe được.
Luôn kết hợp cùng với gia đình bảo vệ bộ máy phát âm cho trẻ, chăm
sóc, giáo dục trẻ theo khoa học. Không cho trẻ ăn uống thức ăn quá nóng, thức
ăn quá lạnh, quá cay, quá đắng hoặc quá cứng làm tổn thương đến bộ máy
phát âm của trẻ. Nên cho trẻ ăn uống hợp lý phù hợp với lứa tuổi, thức ăn hợp
vệ sinh, ấm, ngon, mềm... cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và
chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với lứa tuổi nhằm phát triển thể chất và trí tuệ
của trẻ nhằm hoàn thiện và phát triển bộ máy phát âm của trẻ.
6


Luôn kết hợp với gia đình giáo dục, chăm sóc trẻ đảm bảo vệ sinh cá
nhân, rèn luyện và hình thành nền nếp, thói quen văn minh ở trẻ như: dạy trẻ
xúc miệng sau khi ăn, khi ngủ dậy, không ăn bánh, kẹo trước khi đi ngủ,
không cắn vật cứng đưa đồ chơi, tay bẩn vào miệng...
Ngoài ra còn cho trẻ luyện thính giác, ngôn ngữ giúp trẻ nghe âm thanh
nói chung và âm ngôn ngữ nói riêng.
Luyện cơ quan phát âm cho trẻ như vận động môi, răng, lưỡi chuyển động

nhịp nhàng, linh hoạt. Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi ‘’gọi gà’’ cho trẻ bặm hai
môi vào nhau thật chặt và phát âm ‘’bập bập... bập” trò chơi này có tác dụng
luyện môi và răng.
Biện pháp 4 : Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát âm đúng, nói mạch lạc
qua xây dựng mẫu câu đơn giản.
Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu tiếng Việt,
bởi lời nói có nội dung thông báo rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp.
Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với quá trình nhận thức. Bởi vậy
muốn cho trẻ nói đúng ngữ pháp có hiệu quả nhất chúng ta phải có phương
pháp và biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp. Nghĩa là người lớn phải sử
dụng ngôn ngữ thật rõ ràng, đúng với hoàn cảnh giao tiếp, dễ hiểu gần gũi đối
với trẻ, trước tiên phải truyền thụ kiến thức và giúp trẻ lĩnh hội nền văn hoá
văn minh, phải hiểu được thứ tiếng phổ thông để giao tiếp. Vậy giọng nói phải
biểu hiện đầy đủ các mặt của âm thanh, ngôn ngữ, giọng nói biểu hiện tình
cảm của người lớn, luyện giọng cho trẻ là giúp trẻ biểu hiện thái độ, tình cảm
của mình trong lời nói thủ thỉ, âu yếm, âm vang, trầm bổng...
Qua đặc điểm phát âm của trẻ 25-36 tháng tuổi giai đoạn này là ‘phát cảm
ngôn ngữ” chủ yếu là bắt chước người lớn, vì vậy người lớn nên dạy trẻ nói
theo mẫu câu.

7


Chúng ta hướng dẫn trẻ nói theo mô hình câu tiếng Việt có thể là câu đơn,
có thể là câu ghép cũng có thể là câu phức nhưng câu phức trẻ ấu nhi ít khi sử
dụng. Bước đầu dạy trẻ, chúng ta phải có giáo cụ trực quan.
VD: Cô dạy trẻ nhận biết tập nói về con chim thì phải có tranh con chim
đang đậu trên cành cây, cô đưa tranh ra hỏi trẻ: Đây là tranh con gì? Trẻ trả lời
tranh con chim, con chim đang làm gì? Trẻ trả lời: Con chim đang hót. Câu trả

lời của trẻ trong đó: Con chim là chủ ngữ, đang hót là vị ngữ.
Vậy mẫu câu đưa ra phải đầy đủ các thành phần chính. Nội dung thông
báo của câu đưa ra phải rõ ràng, đơn giản dần đến phức tạp nhưng phải hợp
với nhận thức của từng độ tuổi trẻ. Tuy nhiên ở nhà trẻ chỉ sử dụng mô hình
câu đơn là chủ yếu.
Cần luyện phát âm đúng và nói mạch lạc cho trẻ vì trẻ 25-36 tháng tuổi bộ
máy phát âm chưa hoàn thiện, trẻ nói ngọng nhiều. Trong giao tiếp trẻ thường
xuyên diễn đạt ý mình bằng các từ chưa chính xác, các câu chưa mạch lạc, vì
vậy phải áp dụng linh hoạt các phương pháp như: Tập phát âm đúng, nói đúng
tiếng phổ thông khi giao tiếp với trẻ.
VD: Khi phát âm: Cái đuôi - cái đui, con lươn - con lưn, quả chuối - quả
chúi…
Để sửa sai chúng ta tăng cường tập cho trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi, qua
các hoạt động chơi, học, sinh hoạt...
Trong giao tiếp hàng ngày giữa cô với trẻ chúng ta phải, gợi mở, kích
thích để trẻ tự kể chuyện và uốn nắn dần câu, từ của trẻ
VD: Khi quan sát cá bơi tôi hỏi: Con gì đây? Nó đang làm gì? Cá bơi ở
đâu? nuôi cá để làm gì?
Từ đó giúp trẻ phát triển lời nói vừa mở rộng kiến thức cho trẻ và đây
cũng là bước đầu cho trẻ làm quen với cách diễn đạt bằng lời có hệ thống, có
trình tự rõ ràng, song song với việc cho trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc
cần tạo cho trẻ một môi trường ngôn ngữ lành mạnh.

8


Trẻ ở lứa tuổi này đã nói được khá nhiều từ, có thể nói đây là giai đoạn
trẻ làm chủ tiếng nói, không những trẻ tự hiểu lời nói của người lớn mà còn
hành động theo lời của người lớn.
Muốn cho trẻ 25-36 tháng tuổi nói đúng ngữ pháp, phát âm đúng, nói

mạch lạc cô giáo phải xây dựng mẫu câu mà chủ yéu là câu đơn và thường
xuyên cho trẻ tập luyện theo mẫu câu, nếu trẻ nói sai, nói cụt câu thì phải sửa
sai cho trẻ ngay. Dạy trẻ nói theo mẫu câu đơn giản, chúng ta thực hiện như
sau :
- Xây dựng mẫu câu bằng cách đặt câu hỏi, câu hỏi phải đúng cấu trúc ngữ
pháp, đúng mô hình từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
- Tập cho trẻ nói theo mẫu câu nhiều lần hoặc trong lúc trả lời câu hỏi với
các mô hình câu theo nội dung thông báo khác nhau.
Khi trẻ mắc lỗi ngữ pháp cần sửa chữa cho trẻ bằng cách: dùng từ đúng nhắc
trẻ để trẻ sửa lỗi dùng từ đúng. Giảng để trẻ hiểu đúng nghĩa của từ cần dùng
hoặc nhắc lại mẫu câu và yêu cầu trẻ nói lại.
VD: Cô cho trẻ nhận biết tập nói về con gà trống (có tranh con gà trống).
Cô hỏi:

Trẻ trả lời:

Cô có tranh con gì đây?

Con gà trống ạ

Trên đầu con gà trống có cái gì đây?

Trên đầu con gà trống có cái
mào đỏ tươi

Nhưng cũng có trẻ nói: Con gà có cái mào đỏ... thì cô nhắc lại câu đúng
để trẻ nói đúng câu hoặc trẻ muốn uống nước, trẻ nói: uống nước, cô hỏi ai
uống nước? Và cô phải nói trước câu định trả lời cho trẻ nói theo như: Con
phải nói là: Con muốn uống nước và yêu cầu trẻ nhắc lại nhiều lần để lần sau
trẻ nói đúng và rõ ràng, đầy đủ thành phần trong câu hơn.

Nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là dạy trẻ nói theo mô hình câu đơn
Dạy trẻ nói theo mô hình các cụm từ tiếng việt. Nếu trẻ nói tốt cô cho trẻ
nói theo mô hình câu ghép và câu phức nhưng phải xây dựng mẫu câu bằng
cách đặt câu hỏi định hướng mô hình câu và gợi ý trả lời.
9


Nếu là câu đơn cô đưa ra một bộ phận chính trong câu, cô hỏi trẻ để trẻ
thêm vào thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
VD: Con mèo đang làm gì? Trẻ thêm vào con mèo đang ngủ
Nếu cô đưa ra mô hình câu ghép thì cô phải chuẩn bị tranh mang nội dung
phong phú để trẻ được tri giác và trả lời.
VD: Cô cho trẻ tập nói về đề tài gia đình, cô chỉ vào tranh và hỏi
+ Bố cháu đang làm gì? Trẻ trả lời: Bố cháu đang dạy anh Nam học bài.
+ Còn bé Lan đang làm gì? Bé Lan đang múa cho mẹ xem
Nếu cô đưa ra câu phức cho trẻ tập nói thì tranh và hình ảnh phải phong
phú mang nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ.
VD: Cô cho trẻ nhận biết tập nói về cái đồng hồ, cô đưa cái đồng hồ ra
hỏi trẻ: Cái đồng hồ này mặt số bị làm sao? Trẻ trả lời: Cái đồng hồ này mặt
số bị ốm.
Biện pháp 5: Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc thông qua hoạt
động ngoài giờ học, hoạt động chung, tổ chức các giờ chơi.
1. Thông qua các hoạt động ngoài giờ học.
Muốn dạy trẻ 25-36 tháng tuổi nói đúng ngữ pháp, nói rõ ràng, mạch
lạc thì phải lồng tổ chức các loại trò chơi bằng các nội dung phù hợp với lứa
tuổi, phù hợp với đề tài để từ đó dạy trẻ tập nói theo mẫu câu nhằm làm thay
đổi hình thức, gây hứng thú cho trẻ và luyện phát âm, nói đúng ngữ pháp một
cách dễ dàng đáp ứng được yêu cầu của cô đưa ra.
VD: Cô cho trẻ chơi trò chơi hái quả thì phải chuẩn bị một số cây có quả
bằng đồ chơi (cam, táo, lê, na) một số quả thật, chín đảm bảo tính giáo dục và

dinh dưỡng cao.
Cách chơi: Cho trẻ hái quả trên cây theo yêu cầu của cô và yêu cầu trẻ
nói tên quả và một số đặc điểm của các loại quả đó, tác dụng, cách ăn quả...
Chẳng hạn: Cô yêu cầu trẻ hái quả
Cô hỏi trẻ: Quả gì đây?

Trẻ trả lời : Quả cam

Quả cam màu gì?

Quả cam màu xanh
10


Vỏ quả cam như thế nào?

Vỏ quả cam nhẵn

Quả cam hình gì?

Quả cam hình tròn

Tương tự các quả khác cũng yêu cầu trẻ làm như vậy, cuối trò chơi cho trẻ
ăn các loại quả mà trẻ vừa được hái và hỏi trẻ ăn quả gì đấy? có ngon không?
khi ăn quả đó con bỏ gì? Đồng thời giáo dục trẻ cho trẻ biết các loại quả đó ăn
vào thì làm cho da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh.
Không những thế còn phải dạy trẻ nói đúng ngữ pháp qua các hoạt động
khác như: Hoạt động vận động, luyện đọc thơ, ca dao, đồng dao, giờ ăn, giờ
chơi...
VD: Giờ vận động, luyện cho trẻ thổi nơ, thổi cháo khỏi nóng, ngửi hoa...

giúp trẻ hít vào thở ra dần dần lấy hơi khi phát âm hay trò chơi bắt chước
tiếng kêu các con vật gần gũi với trẻ như: Con mèo kêu meo meo, con bò kêu
bò bò bò, con chó sủa gâu gâu gâu...
Tôi đã tạo mọi điều kiện để trẻ tập trung chú ý, luyện khả năng chú ý
như cho trẻ nghe một số hài hát, câu chuyện thông qua các trò chơi.
Tôi cố gắng phát âm đúng vì trẻ sẽ bắt trước theo cô, sửa lỗi phát âm
cho trẻ khi trẻ phát âm sai ở mọi lúc mọi nơi, trong tất cả các hoạt động.
Cô giáo cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích những từ khó cho trẻ hiểu,
luyện cơ quan phát âm cho trẻ như môi, răng, lưỡi.
VD: Cho trẻ chơi trò chơi “gọi gà” cho trẻ bập 2 môi vào nhau thật chặt
và phát âm “bập bập bập”, trò chơi này có tác dụng luyện môi và răng.
Trong giờ hoạt động vui chơi, tôi luôn quan sát các cháu chơi.
VD: Bé Trang đang đẩy xe em bé đi chơi, xe bị lật, em bé bị ngã, tôi
thấy bé Trang bế em lên và miệng lẩm bẩm, tôi liền đến bên và hỏi: “Em bị
làm sao”. Bé Trang trả lời “Em bị ngã u đầu”, tôi hỏi “thế phải làm sao bây
giờ”? xức dầu cho em.
Với biện pháp này tôi thấy trẻ phát triển ngôn ngữ rất nhanh và biết cách
trả lời các tình huống trong khi chơi.

11


Thông qua xem tranh, sách các cháu tự nói rất nhiều với sự hiểu biết của
mình như: về tên các con vật và các đặc điểm của con vật, về tên các đồ dùng
đồ chơi của trẻ. Chính vì đưa hoạt động xem tranh, sách vào hoạt động vui
chơi một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gò bó và đạt hiệu quả rất cao.
Ngoài phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã phát triển cho trẻ kỹ năng xem sách
và lật sách.
Tích cực tổ chức các hoạt đông, động viên khích lệ trẻ tích cực tham gia
các hoạt động, mở rộng phạm vi tiếp xúc cho trẻ nhằm cung cấp những kiến

thức về thế giới xung quanh, cung cấp vốn từ cho trẻ và giúp trẻ tích luỹ kinh
nghiệm sống để trẻ phát triển ngôn ngữ.
2.Thông qua tổ chức hoạt động chung
a. Hoạt động với đồ vật
Như chúng ta đã biết hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi là hoạt động với
đồ vật.Thông qua quá trình hoạt động với đồ vật đồ chơi trẻ muốn tìm hiểu
khám phá tên đặc điểm của nó dưới sự hướng dẫn của người lớn. Trẻ hiểu
được từ ngữ gắn liền với hình ảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng cụ thể.
Ví dụ: trẻ có thể nói từ “đánh trống” nhưng trẻ hiểu được từ đánh trống gắn
liền với hoạt động cụ thể. Dần dần nhờ sự hướng dẫn của cô giáo và của
người lớn trẻ sẻ biết tách từ ngữ ra khỏi tình huống cụ thể.
Sự hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của trẻ được thể hiện khi hành
động với đồ vật trẻ muốn gọi tên đặc điểm của đồ vật, đồ chơi.
VD: Ô tô , búp bê, tàu hoả, con gấu...
Điều đó giúp cho trẻ phát triển khả năng phát âm, trẻ thích thú khi gọi
đúng tên, sự vật hiện tượng mà trẻ được người lớn khen, trong quá trình hoạt
động với đồ vật trẻ được người lớn dạy cho để hiểu được từ ngữ, nhờ vậy mà
vốn từ của trẻ tăng càng nhanh cho nên người ta gọi đây là thời kì phát triển
mạnh mẽ hay còn gọi là thời kì “phát cảm ngôn ngữ’’ tức là ngôn ngữ nói tăng
nhanh. Vì vậy nhờ quá trình hoạt động với đồ vật mà các chức năng tâm lí (tri
giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ) của trẻ được phát triển.
12


b. Thông qua các giờ thơ, truyện:
Những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc. Khi thực hiện
các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, thể loại truyện kể tôi luôn chú
ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sữa sai luyện khả năng
phát âm cho trẻ. Bản thân tôi trước khi tổ chúc hoạt động cũng phải đầu tư
luyện giọng kể, cách sử dụng tranh, sách, rối... giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn

học một cách tốt nhất.
VD: Trẻ nói theo mẫu câu, 1 câu truyện nào đó:
“ Gà con và vịt con rủ nhau đi chơi” (đôi bạn nhỏ) hoặc “nói tiếp câu”.
VD: Cô nói “ Vịt con đã làm gì giúp bạn....” trẻ nói: Gà bị con cáo đuổi
bắt nên vịt đã giúp bạn, hoặc vịt cõng bạn gà bơi ra xa... cô phải chú ý thay
đổi mẫu câu theo từng lứa tuổi, cô cho trẻ chơi từ dễ đến khó. Chúng ta
thường xuyên củng cố kỹ năng nói đúng ngữ pháp, phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo của trẻ.
Trong giờ hoạt động chung: Dạy trẻ nhận biết tập nói từ “ con chó, con
mèo”. Tôi dùng tranh di động, những con chó, con mèo di chuyển sinh động,
vừa xuất hiện nhân vật đã thu hút được trẻ gây hứng thú cho trẻ trong giờ học.
Trẻ rất thích và rất chú ý vì khi con vật di chuyển trẻ được nhìn, được chỉ,
được gọi, được chạy đuổi bắt khi tôi di chuyển các nhân vật.
Tôi thấy biện pháp dùng tranh di động này rất thích hợp cho sự phát triển
lời nói của trẻ nhất là các trẻ nhút thát, chậm phát triển. Biện pháp này còn rất
thuận lợi cho tôi trong việc di chuyển theo ý muốn và cung cấp kiến thức một
cách đầy đủ nhất cho trẻ.
Cho trẻ giao lưu trực tiếp với nhân vật: Tôi sử dụng thùng cát tông khoét lỗ
tròn to, tôi cho trẻ thò tay vào thùng sờ tìm và đoán từng bộ phận của nhân
vật, cho những nhân vật xuất hiện ở những lỗ khác nhau để kích thích trẻ gọi
tên.
VD: Đầu con chó, chuôi con chó ...

13


Sau đó tôi cho trẻ xuất hiện để giao lưu trực tiếp với nhân vật để trẻ được
ôm ấp, vuốt ve và trò chuyện với nhân vật.
Với phương pháp này tôi cung cấp cho trẻ từng bộ phận của nhân vật, còn
tạo được cảm xúc giao lưu và qua đó dạy trẻ kỹ năng bộc lộ cảm xúc của mình

trong khi chơi.
3. Thông qua hoạt động góc:
Qua hoạt động góc tôi thấy viêc phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất có hiệu
quả:
VD: Trước khi cho trẻ vào hoạt động góc tôi kêt hợp với môn âm nhạc
tôi cho trẻ hát một bài hát trong chủ đề sau đó tôi cho trẻ nhận các góc chơi
mà trẻ thích vì lùc này trẻ đã nhận biết được tất cả các góc chơi với sự hướng
dẫn và giới thiệu của cô, khi trẻ đã nhận góc chơi của mình giáo viên đi đến
từng góc chơi để hỏi trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
VD: Ở góc thao tác vai trẻ đang xâu vòng xanh, đỏ tôi nhập vai chơi và
hỏi trẻ:
Bác đang làm gì thế?
Hạt vòng này màu gì?
Bác xâu vòng này tặng ai?
Ở góc bé giở sách tôi cũng nhập vai chơi cùng trẻ và hỏi trẻ
Bác đang làm gì thế ?
Thế trong sách có cái gí?...
Thông qua hoạt động góc mà trẻ có thể phát triển ngôn ngữ, nói rất
nhanh vì trẻ được trả lời các câu hỏi của cô, nếu trả lời sai cô có thể sửa sai
ngay cho trẻ, trẻ nói lại những câu mà cô vừa sửa, trẻ được giao lưu cùng bạn
trong nhóm chơi: VD: Bác mua cái gì thế? bao nhiêu tiền một cái áo?
Cô là người dẫn dắt trẻ tích cực tham gia các hoạt động, chính vì thế
cô phải gây được các tình huống để trẻ hứng thú chơi có như vậy ngôn ngữ
nói của trẻ mới được phát triển.

14


Biện pháp 6: Trang trí lớp học, các góc chơi, làm đồ dùng đồ chơi theo
từng chủ đề.

Dựa vào kế hoạch từng chủ đề để trang trí nhóm lớp cho phù hợp và làm
nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các chủ đề, mỗi chủ đề đều có đồ dùng, đồ
chơi phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi. Hàng tuần, hàng tháng tôi
đều lên kế hoạch làm bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động cụ thể, đồ dùng
đồ chơi nhiều, đẹp thì trẻ với hứng thú và giờ học mới có hiệu quả.
Ở lứa tổi này trẻ chưa nhận biết được mặt chữ vì thế tôi đã dùng cách
trang trí bằng hình ảnh thông qua các hoạt động trong ngày, mọi lúc mọi nơi
để giới thiệu về các góc, giảng giải cho trẻ hiểu về nội dung ở các góc chơi,
sau đó hỏi lại để trẻ trả lời, tuy nhiên không nên hỏi cùng một lúc nhiều câu
hỏi, như thế trẻ sẽ lẫn lộn giữa các góc chơi cô nên đặt câu hỏi về từng góc cụ
thể, sau đó mới giới thiệu về các góc khác.
VD: Góc hoạt động với đồ vật tôi cắt dán hình hai em bé đang ngồi xâu
vòng, xếp hình. Góc thao tác vai tôi dán hình ảnh em bé gái đang ru em búp
bê ngủ, ở phía dưới tôi dùng các loại vật liệu tự làm ra: giường cho em bé ngủ,
bát, thìa ...
Tất cả các hình ảnh phải phản ánh nội dung hoạt động ở các góc chơi,
nhưng cũng phải thật gần gũi với trẻ
Tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ chơi và trang
trí các góc cho đẹp nhằm thu hút trẻ tích cực hoạt động ở các góc
Biện pháp 7: Cô giáo, người lớn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo về
cách nói năng và phát âm theo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt
Để giúp trẻ nói đúng ngữ pháp điều đầu tiên phải hiểu được đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ 25-36 tháng tuổi là hay bắt chước người lớn, vì vậy chúng ta
không nói xuyên tạc theo ý thích của mình khi giao tiếp với trẻ, người lớn
phải nói chuẩn tiếng phổ thông để trẻ bắt chước, nếu người lớn nói sai thì trẻ
cũng nói sai theo.

15



Cô giáo cần phải luôn tạo cho lớp học, giờ học nhẹ nhàng, thoải mái,
không khí ấm cúng, hấp dẫn, sinh động để trẻ học mà chơi- chơi mà học đạt
hiệu quả cao.
Luôn tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, đặc biệt chú ý
đến trẻ có tật bẩm sinh hay bệnh di truyền như : Ngắn lưỡi, dài lưỡi, nói
ngọng, nói lắp, nói nhỏ, ít nói, nói cụt câu, dùng từ không chính xác...để lập ra
kế hoạch luyện phát âm cho trẻ và dạy trẻ nói theo mẫu câu, uốn nắn trẻ
thường xuyên kịp thời ở mọi lúc mọi nơi.
Không nói tục, nói lóng, nói thiếu văn hoá trước mặt trẻ, không nói
những lời không phù hợp với lứa tuổi ấu nhi làm trẻ khó hiểu, đặc biệt phải
nói các câu có đủ thành phần ngữ pháp, nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, gần
gũi với trẻ để trẻ nghe rõ, hiểu nghĩa của từ, không nói quá to hoặc quá nhỏ
làm trẻ nhức tai và nghe không rõ.
Luôn phối hợp với gia đình tạo môi trường giáo dục tốt và chăm sóc tốt
để trẻ phát triển trí tuệ và thể chất tốt.
Khi trẻ nói ngọng, nói lắp, nói cụt câu người lớn cần phải sửa cho trẻ,
cần nhắc lại mẫu câu cho trẻ nói theo nhiều lần.
Cô giáo là người tuyên truyền với các bậc phụ huynh hiểu được tầm
quan trọng của việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và tác hại của việc nói lắp, nói
ngọng.
Trong các trường hợp trên nếu người lớn và cô giáo tích cực, kiên trì
luyện cho trẻ phát âm nói đúng ngữ pháp thì trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ tốt làm
tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ cho lứa tuổi sau này, góp phần hình thành
và phát triển nhân cách cho trẻ.
Biện pháp 8: Phối hợp với phụ huynh cùng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tôi đã thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào các giờ đón, trả trẻ để
thông tin kịp thời tình hình trẻ sinh hoạt ở nhóm để phụ huynh yên tâm, sau đó
sẽ yêu cầu phụ huynh ở nhà cần phải quan tâm đến những gì mà ở lớp trẻ làm
chưa tốt như: cố gắng dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe trẻ nói, khơi
16



gợi cho trẻ kể những điều cô giáo dạy ở trường. Khi trò chuyện với trẻ phải
nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải dễ nghe.
Cha mẹ và người thân khi tiếp xúc với trẻ, cố gắng phát âm đúng,
không phát âm tiếng địa phương trẻ sẽ bắt chước.
VD:

Thịt – Thịch
Chuột – Chột
Hến – Hếnh

Khi thấy trẻ nói ngọng người lớn không được nhắc lại mà phải sửa sai cho
trẻ. Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống, mở rộng những
hiểu biết về môi trường xung quanh cho trẻ, tránh cho trẻ nghe những ngôn
ngữ không chính xác, không cụ thể mang tính trìu tượng.

C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua thời gian nghiên cứu, thực hiện các biện pháp dạy trẻ 25-36 tháng
tuổi nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc ở. Thực tế cho thấy kết quả đạt được
đáng phấn khởi. Cụ thể là:
100% các cháu trong lớp đều ngoan, lễ phép có nền nếp thói quen chào
hỏi, thưa gửi, xin lỗi, cảm ơn đúng với hoàn cảch giao tiếp.
Các giờ học nhận biết tập nói hay giờ nhận biết phân biệt... cô đưa câu
hỏi đàm thoại cùng trẻ, phần đa trẻ trong lớp đã biết trả lời thành thạo câu hỏi
và đủ từ trong câu, các câu trả lời của trẻ mang nội dung thông báo rõ ràng,
mạch lạc biểu cảm đúng cấu trúc ngữ pháp, một số trẻ đã trả lời được câu mở
rộng nhiều thành phần, câu ghép, câu phức.

Sau thời gian thực hiện các biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, trẻ
trong nhóm đã nói đúng câu, sắp xếp các từ trong câu hợp lý, nói được câu
đúng thành phần chính, khắc phục được bệnh nói lắp, nói ngọng, nói cụt câu,
nói thiếu cấu trúc ngữ pháp trong câu ngày càng giảm xuống đáng kể.

17


Trong các giờ hoạt động ngoài trời hay vui chơi ở các góc trẻ đã biết giao
tiếp, xưng hô với nhau rất tình cảm thân thiện, đúng hoàn cảnh, giao tiếp với
nhau bằng các câu từ lô gíc, biểu cảm.
Ngôn ngữ của trẻ phát triển rõ rệt, trẻ dùng từ và câu rất rõ ràng, mang
nội dung thông báo, đúng hoàn cảnh giao tiếp không như giai đoạn đầu trẻ
tranh đồ chơi của nhau, không cho bạn chơi đồ chơi. Khi giao tiếp với người
lớn xung quanh trẻ cũng mạnh dạn, lễ phép và tự giác hơn.
100% các cháu trong lớp có nền nếp thói quen vệ sinh văn minh, có nề
nếp vui chơi, chơi tập, có thói quen lao động tự phục vụ...
Việc tiếp xúc với đồ vật cũng thành thạo khéo léo hơn, khả năng vận động
ngày càng cao, trẻ thuộc nhiều truyện ngắn, nhiều bài thơ, biểu diễn các bài
hát, đọc kể diễn cảm thể hiện hồn nhiên trong sáng.
Việc khám phá và lĩnh hội kiến thức với thế giới xung quanh của trẻ cũng
nhanh hơn và tích luỹ được nhiều vốn từ và kinh nghiệm sống, từ đó trẻ đã
phát triển ngôn ngữ một cách tốt hơn.
* Kết quả khảo sát cuối năm
Số trẻ nói đủ

Số trẻ

Số trẻ nói


Tổng số

Số trẻ nói đủ từ,

câu nhưng nói

chậm nói, ít

không đúng

trẻ

đủ câu

lắp, nói ngọng

nói

ngữ pháp

30 cháu

Số trẻ
22

%
73.3

Số trẻ
8


%
66.7

Số trẻ
0

%
0

Số trẻ
0

%
0

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Như vậy qua quá trình học hỏi, tìm tòi xuất phát từ tầm quan trọng của
việc cho trẻ 25-36 tháng tuổi nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, cô giáo cần
phải tìm hiểu đặc điểm của nhóm, của từng trẻ để tìm ra những biện pháp giáo
dục trẻ một cách tốt nhất. Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy bản thân tôi đã
rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

18


Bản thân cô giáo phải là người yêu nghề mến trẻ cô cần nắm vững
đặcđiểm tâm sinh lý của trẻ để có những phương pháp biện pháp chăm sóc
giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

Cô phải không ngừng nghiên cứu sáng tạo luôn tự rèn luyện bồi dưỡng
kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho mình ngày càng một nâng cao hơn.
Phải thường xuyên dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc bằng nhiều
hình thức thông qua các hoạt động ngoài giờ, tổ chức các giờ chơi để phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
Muốn dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc cô giáo, người lớn là
tấm gương sáng cho trẻ noi theo về cách nói năng và phát âm theo cấu trúc
ngữ pháp tiếng việt.
Hơn thế nữa cô giáo và phụ huynh cần phối kết hợp chặt chẽ để có biện
pháp tốt nhất trọng việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhất là việc giúp trẻ nói
đúng ngữ pháp, nói mạch lạc
Trẻ mầm non là lứa tuổi phát triển toàn diện về mọi mặt, mục tiêu của
giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Vì
vậy nhiệm vụ của chúng ta phải là người cung cấp tri thức, kỹ năng giúp trẻ
phát triển toàn diện về 5 mặt : Đức –Trí – Thể – Mỹ – Lao động.
Đặc biệt ở thời kỳ ấu nhi việc nâng cao khả năng nhận thức năng lực hoạt
động, trí tuệ đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của trẻ, không thể tách rời việc
phát triển ngôn ngữ. Những quá trình tư duy về tri giác, thính giác được phát
triển dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ đồng thời phát triển ngôn ngữ của trẻ chịu
ảnh hưởng của quá trình tâm lý hoá và ngược lại, nhờ có trí tuệ phát triển mà
việc lĩnh hội ý nghĩa của các từ, các câu của trẻ được hoàn thiện hơn.
Và trong thực tế qua khảo sát theo dõi hàng ngày việc trẻ nói đúng ngữ
pháp, nói đúng từ, đúng cụm từ, đủ thành phần cấu trúc trong câu và rõ câu
tiếng việt tăng rõ rệt. Số trẻ nói ngọng, nói lắp, nói thiếu từ giảm xuống đáng
kể, trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, trẻ thích đến lớp nhiều hơn. Bố mẹ trẻ vui vẻ tin
tưởng và yên tâm khi đưa trẻ đến trường, đến lớp.
19


100% trẻ có nề nếp thói quen chào hỏi và thói quen vệ sinh cá nhân, môi

trường tốt, thể hiện được ý thức hình thành nhân cách tốt.
Là giáo viên mầm non, với tất cả nỗ lực của bản thân khi ý thức được
nhiệm vụ của mình đối với yêu cầu của bộ môn và đối với nhu cầu nhận thức
của trẻ, hiện nay tôi đã luôn luôn tự học hỏi, rèn luyện mình để không ngừng
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 25-36 tuổi đặc biệt là giúp trẻ nói
đúng ngữ pháp, nói mạch lạc.
Trên đây là một số kinh nhiệm rút ra từ bản thân trong việc giúp trẻ 2536 tháng tuổi nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc. Với vốn kinh nghiệm ít ỏi của
bản thân và thời gian có hạn, cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy tôi rất mong được sự quan tâm góp ý kiến của Hội đồng khoa học và
bạn bè đồng nghiệp giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại
trường mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vạn Hà, ngày 20 tháng 3 năm 2011
Hội đồng chấm SKKN

Người thực hiện

Trường MN Thị trấn Vạn Hà

Nguyễn Thị Hoa

20



×