Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

skkn một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng tuổi hứng thú với hoạt động âm nhạc trường mầm non phú khương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.42 KB, 5 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………….

1
.
Tên sáng kiến:

Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng hứng thú với hoạt
động âm nhạc

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:
Nhóm 25-36 tháng đa số là trẻ mới đi học nên trẻ chưa được mạnh dạn,
ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn chỉnh… Từ đó dẫn đến khả năng ca hát và hứng
thú với hoạt động âm nhạc của trẻ còn nhiều hạn chế như:
- Trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát
- Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.
- Khi nghe nhạc trẻ chưa thể hiện cảm xúc nên chưa chủ động
nhún nhảy và chưa vỗ tay theo nhịp bài hát
- Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ trong một lớp không đồng
đều do năng khiếu của từng trẻ khác nhau.
3.2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

3.2.1.Mục đích của giải pháp:
- Nhằm giúp trẻ phát triển tốt về lĩnh vực thẩm mỹ và trí tuệ, giúp trẻ


hưng phấn trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động âm nhạc
- Giúp trẻ chủ động hưởng ứng theo khi nghe hát, nghe nhạc.

3.2.2.Nội dung giải pháp:
*Những điểm khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Chọn một nhóm 10 bé có kỹ năng ca hát để luyện tập, khi thấy các bé
đã có cảm giác với âm nhạc sẽ bổ sung thêm 5-6 bé vào nhóm và tiếp tục
luyện tập. Cứ lần lượt như thế cho đến hết lớp.Từ đó tôi có thể thành lập
được nhóm năng khiếu làm nền tảng của nhóm lớp phục vụ cho hoạt động
âm nhạc, phục vụ cho các kịch bản lễ hội của trường, đồng thời cũng giúp
trẻ ở nhóm lớp hứng thú với hoạt động âm nhạc.
Thường xuyên sử dụng đàn trong hoạt động âm nhạc giúp giáo
viên chủ động hơn khi thực hiện hoạt động âm nhạc, giúp trẻ cảm thụ
được bài hát một cách nhẹ nhàng.

Đàn và ghi âm bài hát trẻ đang học và mở cho phụ huynh nghe trong
giờ trả trẻ để giúp phụ huynh hát đúng giai điệu của bài hát. Đàn và ghi vào
đĩa gởi về cho phụ huynh và trẻ cùng luyện tập thêm ở nhà.
Quay phim các tiết mục trẻ biễu diễn văn nghệ và mở lại cho trẻ xem
trong các giờ trả trẻ.
Sáng tạo thêm nhiều trò chơi âm nhạc mới để tổ chức cho trẻ chơi,
giúp trẻ thêm hứng thú.

2

* Các bước thực hiện:
+ Tự nghiên cứu tác phẩm âm nhạc trước khi dạy trẻ:
- Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ tôi tìm hiểu bài hát trên cơ sở đó tôi tập
đàn và luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp nội dung bài
hát. Từ đó tôi luyện kỹ năng ca hát cho trẻ giúp trẻ đạt được sự hứng thú khi

thể hiện và khi nghe các bài hát. Bên cạnh đó tôi có kế hoạch bồi dưỡng cho
những bé có năng khiếu về âm nhạc.
Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, tôi chọn những bài hát
có nội dung gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và
phù hợp với chủ điểm.

+ Luyện cho trẻ kỹ năng nghe nhạc và múa theo nhạc:
- Vào đầu năm học tôi chọn một nhóm 10 bé có kỹ năng ca hát, tôi
cho 10 bé nghe nhạc không lời hoặc có lời tôi nhận thấy các bé vỗ tay theo.
Tôi hướng cho các bé lắc lư theo nhịp bài hát, hưởng ứng theo lời bài hát
bằng một vài động tác mô phỏng. Dạy trẻ biết vận động nhanh khi nghe giai
điệu bài hát có tiết tấu sôi động, biết thể hiện tình cảm bằng ánh mắt điệu bộ
khi nghe các bài hát có giai điệu êm diu, sâu lắng. Tôi còn động viên và
hướng dẫn cho các bé mạnh dạn tự tin khi tham gia biểu diễn văn nghệ. Sau
15 ngày tôi thấy các bé đã có cảm giác với âm nhạc: Bé nghiêng đầu lắc lư
người theo nhịp bài hát, có bé còn tự sáng tạo thêm động tác như lắc tay, vẫy
tay, dậm chân Tiếp theo tôi bổ sung thêm 5-6 bé vào nhóm 10 bé trên và
bắt đầu cho trẻ nghe nhạc. Lúc đầu 5-6 bé mới rất nhút nhát chỉ đứng nghe
thôi. Nhưng qua 1-2 ngày nhờ 10 bé cũ làm nền tảng, các bé mới bắt đầu
hòa nhập vào nhịp điệu của bài hát. Cứ như thế dần dần tôi đưa tất cả các bé
trong lớp vào nhóm âm nhạc trên. Đến đầu học kì II của năm học tất cả các
bé rất thích được nghe nhạc, thích hát và múa theo lời bài hát.Các bé có kỹ
năng về âm nhạc đồng đều hơn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khi tổ chức
các hoạt động âm nhạc cho trẻ
+ Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc:
Trò chơi âm nhạc rèn luyện cho trẻ sự tập trung chú ý cao, chú ý lắng
nghe và hưởng ứng theo nhịp của bài hát đây là một phương pháp hay giúp
trẻ hứng thú và cảm nhận giai điệu của âm nhạc. Do vậy cần phải thường
xuyên sáng tạo thêm nhiều trò chơi âm nhạc mới, lạ, hấp dẫn trẻ để trẻ hứng
thú tham gia vào trò chơi âm nhạc.Ví dụ: Cô vẽ một vòng tròn to ở giữa

lớp, cô mở nhạc và bé đi ở phía ngoài vòng tròn vừa đi vừa nhún nhảy hoặc
cuộn tay theo nhịp bài hát hoặc vẫy tay…. Khi cô tắt nhạc đột ngột trẻ phải
bước nhanh vào vòng tròn. Lúc đầu khi cho trẻ chơi tôi thấy bé không tham
gia tích cực, không hưởng ứng khi nghe nhạc và không biết bước vào vòng
tròn khi tắt nhạc. Tôi kiên trì luyện tập, khoảng một tuần sau tôi thấy trẻ có
tiến bộ hơn: Trẻ hứng thú tham gia chơi, nghe nhạc và bước vào vòng tròn
khi tắt nhạc, có trẻ vừa múa vừa hát theo lời bài hát. Thông qua trò chơi âm
nhạc giúp cho trẻ mau thuộc bài hát, cảm thụ được giai điệu của từng bài
hát, trẻ còn được vận động theo nhạc nhằm giúp cho cơ tay, cơ chân của trẻ
phát triển.
3

Ngoài trò chơi âm nhạc trên tôi còn cho trẻ chơi nhiều trò chơi âm
nhạc khác như: “Tai ai tinh”, “Ai hát hay”, “Ai nhanh hơn”… giúp cho trẻ
hứng thú với hoạt động âm nhạc và thuộc các bài hát nhanh hơn. Trẻ cảm
thụ được âm nhạc thông qua các trò chơi.
+ Dạy trẻ trong hoạt động học:
Trong trường mầm non ca hát là một hoạt động được thực hiện
thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là
cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó còn là nguồn tạo hứng
thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động.
Khi tiến hành hoạt động giáo dục âm nhạc thì cần xây dựng một nội
dung trọng tâm và một nội dung kết hợp, đảm bảo có một nội dung mới và
một nội dung cũ. Nội dung hoạt động nên xây dựng hài hòa giữa động và
tỉnh, giáo viên có thể sử dụng trò chơi, câu đố, bài thơ hoặc trò chuyện với
trẻ về nội dung bài hát có liên quan đến chủ đề một cách nhẹ nhàng, không
áp đặt trẻ chủ yếu là gây hứng thú và cho trẻ có ấn tượng về hoạt động âm
nhạc.
Các hoạt động được tổ chức như:
- Hoạt động nghe nhạc, nghe hát kết hợp với vận động theo nhạc hoặc

trò chơi âm nhạc
- Hoạt động hát kết hợp với vận động theo nhạc hoặc trò chơi âm
nhạc.
- Hoạt động vận động theo nhạc kết hợp với nghe hát.
- Hoạt động biễu diễn văn nghệ theo chủ đề.
Lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu, nên chọn những bài
hát có nội dung gắn với hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với trẻ và
phù hợp với chủ điểm:
Ví dụ: Chủ điểm gia đình chọn các bài hát: Cả nhà thương nhau,
cháu yêu bà, Lời chào buổi sáng, mẹ yêu không nào, Ba ngọn nến lung
linh,Cho con, Múa cho mẹ xem, Bàn tay mẹ
- Chủ điểm động vật chọn các bài hát: Rửa mặt như mèo, Con gà
trống, Cá vàng bơi, Một con vịt, Chú mèo, Gà trống mèo con và cún
con,Là con mèo, Chim bay, Trời nắng trời mưa, Đàn vịt con,Cá vàng
bơi,Con gà con, Đàn gà trong sân
- Chủ điểm các phương tiện giao thông chọn các bài: Lái ô tô, Em
tập lái ô tô, Đoàn tàu nhỏ xíu, đèn đỏ đèn xanh, Đường em đi, Ba em là
công nhân lái xe
+ Sử dụng đàn trong các hoạt động:
- Tôi thường xuyên sử dụng đàn trong các hoạt động của trẻ giúp
chuyển tiếp giữa các hoạt động nhẹ nhàng hơn đồng thời còn giúp trẻ
cảm thụ được giai điệu của bài hát và tạo sự hưng phấn cho trẻ khi
nghe nhạc, từ đó trẻ sẽ có thói quen mỗi khi nghe nhạc thì sẽ hưởng
ứng theo như: Vỗ tay hoặc lắc lư người theo nhịp bài hát hoặc múa,
cuộn tay theo bài hát một cách chủ động.
- Sử dụng đàn còn giúp giáo viên chủ động hơn khi thực hiện
hoạt động âm nhạc vì có một số bài hát không có trong đĩa hoặc các bài
4

hát khó tìm. Đồng thời nốt nhạc khi đàn không có tạp âm và rõ ràng

từng nốt giúp trẻ cảm thụ được bài hát một cách nhẹ nhàng.
+ Cho trẻ biễu diễn văn nghệ:
Để giúp trẻ thêm hứng thú cô có thể đặt tên cho chương trình văn
nghệ phù hợp với chủ điểm như: “Ngày hội đến trường” “Cùng múa hát
mừng xuân” “ Đêm hội trăng rằm”…
Những tiết mục trẻ biểu diễn văn nghệ cô làm thành đĩa và mở
trong giờ trả để trẻ hứng thú với hoạt động biễu diễn văn nghệ hơn.
Ngoài tiết tổng hợp là tiết cho trẻ biễu biễn văn nghệ cô còn tạo điều
kiện cho trẻ biểu diễn văn nghệ ở các giờ hoạt động khác như: Giờ chơi tự
do, giờ sinh hoạt chiều, giờ trả trẻ….để trẻ được thể hiện nhiều bài hát hay,
phong phú và đa dạng về nội dung cũng như về hình thức biễu diễn. Từ đó
trẻ sẽ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên, nhí
nhảnh hơn.
+Phối hợp với phụ huynh:
Đàn và ghi âm lại các bài hát đang dạy cho bé, đến giờ trả trẻ tôi
mở đàn cho phụ huynh nghe giai điệu bài hát bé đang học và còn gợi ý
cho phụ huynh chép lại nội dung bài hát ở “Góc phụ huynh” nhằm giúp
cho phụ huynh hát đúng giai điệu bài hát để về nhà cùng hát với bé
Đàn và ghi vào đĩa những bài hát trong chương trình và gởi về
nhà cho phụ huynh mở cho bé hát ở nhà theo đàn.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà,
cha mẹ có thể cùng trẻ thể hiện bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu
biết về âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc yêu thích.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Các giải pháp trên áp dụng được cho tất cả trẻ lứa tuổi mầm non đặc
biệt là trẻ 25-36 tháng. Phụ huynh và giáo viên trường mầm non nếu vận
dụng linh hoạt và phù hợp và đúng các bước trên sẽ giúp trẻ hứng thú với
hoạt động âm nhạc và sẽ góp phần không nhỏ trong việc giúp trẻ phát triển
toàn diện, đặc biệt là giúp trẻ phát triển thẩm mỹ và trí tuệ.


3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng
giải pháp:
* Về phía trẻ
- 100% trẻ thực sự thích thú khi tham gia vào giáo dục âm nhạc, tích
cực tham gia chơi, chơi thành thạo các trò chơi, trẻ còn thể hiện được kỷ
năng khi vận động theo nhạc tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm
nhạc. Từ đó hoạt động giáo dục âm nhạc đạt chất lượng rất cao, trẻ hứng thú
khi tham gia vào hoạt động âm nhạc
- Trẻ thuộc được nhiều bài hát, hứng thú và hưởng ứng khi nghe các
tác phẩm âm nhạc
* Về phía giáo viên
- Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ.
- Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp tốt và nâng cao kỹ năng của bản
thân khi dạy hoạt động âm nhạc
* Về phía phụ huynh
5

- Phụ huynh có hiểu biết về kiến thức âm nhạc.
- Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt việc luyện kỹ năng ca
hát cho trẻ.
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ và
các tiết mục văn nghệ của lớp.
3.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Tạo điều kiện cho trẻ có đủ khoảng không gian để trẻ được hoạt động tự
do, thoải mái
- Trang bị đủ các loại nhạc cụ âm nhạc cho trẻ sử dụng, nhạc cụ cần đẹp
màu sắc thu hút trẻ, kích thước phù hợp với trẻ và phải đảm bảo an toàn cho trẻ
khi sử dụng.
- Giáo viên phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, có lòng yêu nghề mến
trẻ, có lòng nhiệt tình sáng tạo và có khả năng thu hút trẻ trong mọi hoạt động.

Đồng thời giáo viên cần phải rèn luyện về lĩnh vực âm nhạc như: Hát , đàn.


Vũ Thị Hường
Trường Mầm non Phú Khương, TP
Bến Tre
Giáo viên 8,0đ

×